Tình hình truyền máu sơ sinh tại khoa sơ sinh Từ Dũ năm 2006-2007

Giai đoạn truyền máu sớm ở sơ sinh (dưới 2 tuần tuổi) được coi là có liên quan đến bệnh lý. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ truyền máu dưới 2 tuần tuổi chủ yếu là do mất máu và do thiếu máu huyết tán, chiếm 68,4%, so với 23,7% do thiếu máu sơ sinh non tháng và 7,9% chưa rõ nguyên nhân. Tương tự, nghiên cứu của Esin Yildialdem (2003) tỷ lệ truyền máu dưới 2 tuần tuổi chủ yếu do mất máu và do thiếu máu huyết tán, chiếm 94,5% so với 6,5% chưa rõ nguyên nhân chiếm. Tuy nhiên, chúng tôi có 23,6% trẻ thiếu máu sơ sinh non tháng được truyền máu trong giai đoạn sớm. Ơ trẻ sơ sinh non tháng, bên cạnh sự giảm Hb sau sinh, mất máu do xét nghiệm được cho là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu ở sơ sinh non tháng trong những tuần đầu sau sinh. Nghiên cứu của A M.Miyashiro và cộng sự ở trẻ non tháng cho thấy cứ 1ml máu mất do xét nghiệm thì truyền máu tăng 2,75 lần. Theo chúng tôi, đây là một vấn đề mà trên thực tế vẫn chưa được quan tâm tại các khoa săn sóc sơ sinh tăng cường. Trong giai đoạn truyền máu trễ (sau 2 tuần tuổi) thì liên quan chủ yếu đến thiếu máu sơ sinh non tháng, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là76,2% so với nguyên nhân khác là 23,8%.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình truyền máu sơ sinh tại khoa sơ sinh Từ Dũ năm 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1 TÌNH HÌNH TRUYỀN MÁU SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH TỪ DŨ NĂM 2006-2007 Nguyễn Thị Hoài Hương, Lâm thị Mỹ, Ngô Minh Xuân TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát việc truyền máu cho trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối tượng: trẻ sơ sinh truyền máu lần đầu tại khoa bệnh lý sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ 11-2006 đến 5-2007. Kết quả: Lô nghiên cứu có 59 trẻ sơ sinh truyền máu lần đầu, có 54,2% là trẻ nam và nữ là 47,8%. Có 69,5% là trẻ non tháng và 42,2% trẻ có cân nặng dưới 1500g được truyền máu. Nguyên nhân thiếu máu có 42,2% là thiếu máu non tháng, 40,7% là do nguyên nhân mất máu và 11,8% do bất đồng nhóm máu mẹ con ABO. Mức Hct trung bình trước truyền là 31%. Tỷ lệ sử dụng máu toàn phần trong điều trị thiếu máu là 57,6% so với chế phẩm hồng cầu lắng là 42,2%. Máu truyền chủ yếu là nhóm máu O (chiếm 91,5%). Có 1 ca (1,7%) có biểu hiện nổi đỏ da trong lúc truyền máu, 98,3% các trường hợp còn lại không ghi nhận phản ứng sớm. Kết luận: Trẻ non tháng và cân nặng < 1500g có tỷ lệ truyền máu cao so với nhóm trẻ có tuổi thai và cân nặng lớn hơn. Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu do thiếu máu non tháng. Tỷ lệ sử dụng máu toàn phần cao trong điều trị thiếu máu sơ sinh. Tỷ lệ tai biến sớm do truyền máu ít gặp ở sơ sinh. ABSTRACT NEONATAL RED BLOOD CELL TRANSFUSION IN NEONATALOGY WARD, TU DU HOSPITAL Nguyen Thi Hoai Huong, Lam Thi My, Ngo Minh Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 13 - 16 Objective: To describe red blood cell transfusion at neonatal ward, Tu Du hospital. Methods and subject: Prospective descriptive study. Subject: Neonates received the first red blood cell transfusion from Dec 2006 to May 2007. Results: Of 59 neonates received the first blood transfusion, 54,2% was male and 47,8% was female. Of these, 69,5% was premature and 42,25 was birthweight under 1500 gram. Etiologies of neonatal anemia were premature anemia (42,2%), blood loss (40,7%) and hemolytic anemia due to ABO incompatibility (11,8%). Mean pre-blood transfusion haematocrite was 31%. Whole blood transfusion rate was 57,6% compared with 42,2% of packed red blood cell. Major blood group transfusion was group O (91,5%). There was 1 neonate (1,7%) having red skin rash during transfusion, the rest (98,3%) had no early hazards. Conclusion: Prematurity and birthweight under 1500 gram infants had higher rate of blood transfusion compared with those being elder and heavier. Main cause of anemia was anemia of prematurity. Whole blood rate was high in treatment for neonatal anemia. Early complication was rare in neonatal blood transfusion. ĐẶT VẤN ĐỀ: Truyền máu là điều trị cần thiết ở trẻ sơ sinh thiếu máu nhằm tránh những ảnh hưởng do thiếu máu gây nên. Tuy nhiên, truyền máu luôn mang lại nguy cơ như lây nhiễm viêm gan siêu vi B, C, Cytomegalovirus..., đặc biệt ở trẻ non tháng tăng nguy cơ bệnh lý võng mạc, bệnh phổi mãn tính. Nên truyền máu sơ sinh cần cân nhắc: chỉ định truyền máu, sử dụng chế phẩm máu, giữa hiệu quả truyền máu và tai biến khi truyền * Khoa nhi, bệnh viện Nhân dân Gia Định,** Bộ môn nhi Đại Học Y Dược Tp.HCM Chuyên Đề Nhi Khoa 2 máu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bước đầu về tình hình truyền máu ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát việc truyền máu và hiệu quả sau truyền máu cho trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ tháng 11- 2006 đến tháng 05- 2007. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Phương pháp tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Sơ sinh truyền máu lần đầu tại khoa sơ sinh Từ Dũ từ 11/2006 – 5/2007. Các bước tiến hành Trước khi truyền máu: Ghi nhận tiền căn mẹ, con thông qua bệnh án sản khoa. Khám lâm sàng, sinh hiệu, bệnh lý đi kèm, huyết đồ máu tĩnh mạch ngoại biên, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.. Theo dõi quá trình truyền máu (thể tích máu truyền, chế phẩm máu, nhóm máu truyền, các biến chứng sớm). Sau truyền máu 24 giờ: Khám lâm sàng, sinh hiệu, huyết đồ. Thu thập, xử lý dữ liệu Dữ liệu theo mẫu bệnh án thống nhất. Xử lý: SPSS 10.0 for Windows. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tỷ lệ truyền máu khoa sơ sinh Từ Dũ Năm 2007 có 195 trẻ truyền máu trên 11.700 trẻ nhập khoa sơ sinh Từ Dũ, tỷ lệ truyền máu khoa sơ sinh Từ Dũ là 1,6%. Trong giai đoạn nghiên cứu chúng tôi thu nhập được 59 ca sơ sinh truyền máu lần đầu. Đặc điểm dịch tễ của trẻ sơ sinh được truyền máu Giới tính trẻ truyền máu Phân bố trẻ theo giới tính Đặc điểm Tần số(n=59) Tỷ lệ (%) Nam 32 54,2 Nữ 27 47,8 Trong 59 trẻ được truyền máu, tỷ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh nam và nữ không có sự khác biệt (nam/nữ là 1,2/1). Tương tự với kết quả nghiên cứu của W.Podraza là 1,3/1. Tuổi thai lúc sinh của trẻ với truyền máu Tuổi thai lúc sinh Tần số(n=59) Tỷ lệ (%) <37 tuần 41 69,5 37-42tuần 17 28,8 > 42 tuần 1 1,7 Qua nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có tuổi thai càng thấp thì tỷ lệ truyền máu càng cao. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, trẻ sơ sinh non tháng (< 37 tuần) là 69,5% so với trẻ đủ tháng là 28,8%. Phù hợp với nghiên cứu của Shoo K Lee (1996-1997) tỷ lệ truyền máu ở trẻ non tháng là 95% so với ở trẻ đủ tháng là 5%, của W Podraza (2000-2004) là 88% so với 12%. Theo Esin Yildialdem (2003) khi cân nặng và tuổi thai càng giảm thì số lần truyền máu càng tăng (p< 0,05). Nghiên cứu của A M Miyashiro (2000) thì cứ 1 tuần tuổi thai giảm thì truyền máu tăng 6,1%. Cân nặng lúc sinh của trẻ với truyền máu Cân nặng lúc sinh Tần số(n=59) Tỷ lệ (%) < 1500g 25 42,4 1500-2499g 15 25,4 2500g-3500g 17 28,8 > 3500g 2 3,4 Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có cân nặng lúc sinh (CNLS) < 1500g, có tỷ lệ truyền máu 42,4% cao hơn so với trẻ có các nhóm trẻ có cân nặng lớn hơn: CNLS từ 1500 - 2499g là 25,4%, trẻ có CNLS ≥ 2500g là 28,8% và trẻ có CNLS > 3500g là 3,4%. Phù hợp với nghiên cứu của W.Podraza trên 216 trẻ sơ sinh từ năm 2000 đến 2004 tại các khoa săn sóc sơ sinh tăng cường Balan, cũng cho thấy tỷ lệ truyền máu của trẻ có CNLS < 1500g cao hơn so với trẻ có CNLS từ 1500g - 2499g và trẻ có CNLS ≥ 2500g lần lượt là 57% so với 31% và 12%. Theo Strauss RG thì trẻ có CNLS <1500g có tỷ lệ truyền máu gấp 3 lần so với trẻ có cân nặng lớn hơn. Điều này cho thấy trẻ càng nhẹ cân thì tỷ lệ phải nhận truyền máu trong thời kỳ sơ sinh càng cao. Chuyên Đề Nhi Khoa 3 Đặc điểm lâm sàng trẻ sơ sinh được truyền máu Nguyên nhân thiếu máu của trẻ sơ sinh được truyền máu Nguyên nhân thiếu máu Tần số(n=59) Tỷ lệ(%) Thiếu máu do mất máu 24 40,7 Thiếu máu do tán huyết 7 11,8 Thiếu máu sơ sinh non tháng 25 42,4 Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân 3 5,1 Trong lô nghiên cứu, tỷ lệ trẻ được truyền máu do thiếu máu sơ sinh non tháng chiếm 42,4%, do mất máu chiếm 40,7% và 11,8% là do thiếu máu huyết tán. Thời điểm truyền máu theo các nguyên nhân thiếu máu Thời điểm truyền máu Nguyên nhân thiếu máu Sớm ( ≤ 2tuần) n(%) Trễ ( >2 tuần) n(%) Thiếu máu do mất máu(n=24) 19(50) 5( 23,8) Thiếu máu do tán huyết(n=7) 7(18,4) 0 Thiếu máu sơ sinh non tháng(n=25) 9(23,7) 16(76,2) Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân(n=3) 3(7,9) 0 Giai đoạn truyền máu sớm ở sơ sinh (dưới 2 tuần tuổi) được coi là có liên quan đến bệnh lý. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ truyền máu dưới 2 tuần tuổi chủ yếu là do mất máu và do thiếu máu huyết tán, chiếm 68,4%, so với 23,7% do thiếu máu sơ sinh non tháng và 7,9% chưa rõ nguyên nhân. Tương tự, nghiên cứu của Esin Yildialdem (2003) tỷ lệ truyền máu dưới 2 tuần tuổi chủ yếu do mất máu và do thiếu máu huyết tán, chiếm 94,5% so với 6,5% chưa rõ nguyên nhân chiếm. Tuy nhiên, chúng tôi có 23,6% trẻ thiếu máu sơ sinh non tháng được truyền máu trong giai đoạn sớm. Ơ trẻ sơ sinh non tháng, bên cạnh sự giảm Hb sau sinh, mất máu do xét nghiệm được cho là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu ở sơ sinh non tháng trong những tuần đầu sau sinh. Nghiên cứu của A M.Miyashiro và cộng sự ở trẻ non tháng cho thấy cứ 1ml máu mất do xét nghiệm thì truyền máu tăng 2,75 lần. Theo chúng tôi, đây là một vấn đề mà trên thực tế vẫn chưa được quan tâm tại các khoa săn sóc sơ sinh tăng cường. Trong giai đoạn truyền máu trễ (sau 2 tuần tuổi) thì liên quan chủ yếu đến thiếu máu sơ sinh non tháng, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 76,2% so với nguyên nhân khác là 23,8%. Dung tích hồng cầu trung bình (Hct) trước khi truyền máu Thông số Hct%(± đlc) Hct trung bình trước truyền máu 31±5,2 Cho đến nay, xét nghiệm haematocrite (Hct) ở máu tĩnh mạch ngoại vi vẫn được xem như một chỉ số quan trọng trong chỉ định truyền máu sơ sinh, bởi đây cũng là xét nghiệm thường được làm trên lâm sàng. Chúng tôi có mức Hct trung bình trước truyền máu là 31% (±5,4%). Tương tự như mức Hct trung bình trước truyền của W.Podraza là 33%±0,03% năm 2004. Chế phẩm hồng cầu và tai biến sớm do truyền máu Chế phẩm hồng cầu Chế phẩmhồng cầu Tần số Tỷ lệ(%) Máu toàn phần 34 57,6 Hồng cầu lắng 25 42,4 Tỷ lệ sử dụng máu toàn phần còn cao, chiếm 57,6% so với 42,4% là hồng cầu lắng. Nghiên cứu của Sunday Pam tại Nigeria (2000) máu toàn phần chiếm 3,7% so với 35,7% là hồng cầu lắng. Theo Susan A Galet(2005), máu toàn phần được chỉ định chính ở trẻ sơ sinh là thay máu, mất máu cấp có sốc, phẫu thuật tim. Ngày nay, chỉ định máu toàn phần ngày càng hạn chế. Nhóm máu truyền trên trẻ sơ sinh Nhóm máu truyền Tần số Tỷ lệ(%) Nhóm máu O 54 91,5 Nhóm máu khác O 5 8,5 Trong nghiên cứu, tỷ lệ dùng máu O chiếm 91,5% so với nhóm máu khác là 8,5%. So với Ira A.Shulman (2003) tỷ lệ dùng máu nhóm O là 100%, của Sunday Pam (2000) là 38,1% so với nhóm máu khác là 61,9%. Sự khác biệt trong các tỷ lệ sử dụng máu O trong điều trị thiếu máu sơ sinh cho thấy vẫn tồn tại quan điểm khác nhau trong chọn nhóm máu truyền cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc dùng duy nhất máu O trong Chuyên Đề Nhi Khoa 4 truyền máu thể tích nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể có những bất lợi như: gây lãng phí máu; phản ứng huyết tán trẻ sơ sinh là hiếm; tạo nên một kiểu nhóm máu hỗn hợp; truyền một loại máu O có thể dễ dàng cho quản lý nhưng lại làm gia tăng giá thành. Tai biến sớm do truyền máu Tai biến sớm Tần số(n=59) Tỷ lệ(%) Không có phản ứng 58 98,3 Dị ứng nổi đỏ da 1 1,7 Chúng tôi có 1/59 trường hợp, chiếm tỷ lệ 1,7%, với biểu hiện duy nhất bị dị ứng nổi đỏ da khi truyền máu. Nghiên cứu của Boo Ny (1998, n=117) tại bệnh viện phụ sản Malaysia cho thấy phản ứng truyền máu ở trẻ sơ sinh ít gặp, có 2,7%, trẻ có phản ứng sốt không do huyết tán. Năm 2003 SHOT ghi nhận các phản ứng truyền máu trên người lớn là 86 trường hợp, trong khi đó trên trẻ sơ sinh được ghi nhận có 6 trường hợp. Sự đáp ứng với truyền máu Sự thay đổi của nhịp tim trung bình, nhịp thở trung bình và Hct trung bình(TB) ở trẻ có kèm suy hô hấp Thông số Trước truyền máu Sau truyền máu p Nhịp tim trungbình(lần/phút) 151,8 137,3 0,001 Nhịp thở trung bình(lần/phút) 59,1 54,2 0,220 Hct trung bình(%) 34,9 45,3 0,001 Sự thay đổi nhịp tim trung bình, nhịp thở trung bình và Hct trung bình ở trẻ không kèm suy hô hấp Thông số Trước truyền máu Sau truyền máu p Nhịp tim trung bình (lần/phút) 145,1 128,7 0,000 Nhịp thở trung bình (lần/phút) 50,8 42,1 0,001 Hct trung bình (%) 29,4 40,4 0,003 Trên trẻ có kèm suy hô hấp, có sự giảm nhịp tim trung bình trước và sau truyền máu (151,8 lần/phút so với 137,3 lần/phút, với p <0,05) nhưng nhịp thở trung bình trước và sau truyền máu không có sự khác biệt (59,1lần/phút so với 54,2lần/phút với p >0,05). Mức Hct trung bình sau truyền tăng 29,7% so với mức Hct trung bình trước truyền, với p> 0,05. Trên nhóm trẻ không có suy hô hấp cho thấy: có giảm nhịp thở trung bình, nhịp tim trung bình trước và sau truyền máu (50,8 lần/phút so với 46,1 lần/phút và 145,1lần/phút so với 128,7lần/phút) với p < 0,05. Sự gia tăng của Hct trung bình sau truyền là 27,2% so với mức Hct trung bình trước truyền máu (p<0,05). KẾT LUẬN Trẻ non tháng, nhẹ cân có tỷ lệ truyền máu cao. Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu là do thiếu máu non tháng. Tỷ lệ sử dụng máu toàn phần còn cao. KIẾN NGHỊ Nghiên cứu áp dụng các biện pháp nhằm giảm truyền máu do thiếu máu non tháng. Việc sử dụng máu toàn phần còn cao trong nghiên cứu của chúng tôi nên có thể xem xét để hạn chế sử dụng máu toàn phần trong truyền máu thể tích nhỏ ở trẻ sơ sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Annamarie Bain, Susan Blackburn (2004) “Issues in Transfusion Preterm Infants in the NICU”.J Perinat Neonat Nurs. Vol (18):170-182. 2. Canadian Pediatric Society Fetus and Newborn Committee (1992)”Guidelines for transfusion of erythrocytes to neonatal and premature infant”.CMAJ; 147:1781-1786. 3. Ellen M.Bifano,MD(2000)” Traditional and Nontraditional approaches to the prevention and treatment of neonatal anemia”. NeoReviews;Vol (1):69 -73. 4. Fetus and Newborn Committee, Canadian Paediatric Society(2002) “Red blood cell transfusions in newborn infants: Revised guidelines”.Paediatrics & Child Health; 7(8): 553-558. 5. H V New (2006). “ Peadiatric transfusion”. Vox Sanguinis; 90:1- 9. 6. Heather Hume (1997)”Red blood cell transfusion for preterm infant. The role of evidence-based medicine”. Semin in Perinatology; Vol (21): 8-19. 7. MatthewJ.Bizzarro,MD, Eve Colson,MD (2004)”Differential diagnosis and manegement of anemia in newborn”. Pediatr Clin N Am; 51:1087-1107. 8. Ohls R K (2007) ”Transfusions in the preterm infant”.NeoReviews; 8:377-386. 9. Susan A Galet,MD; Magali J Fontaine (2006)”Hazards of neonatal blood transfusion”. NeoReviews; Vol (7):69-75. 10. Susan A.Galel,MD (2005) ”Selection of blood component for neonatal transfusion”. NeoReviews; Vol (6):351-355. Chuyên Đề Nhi Khoa 5 Chuyên Đề Nhi Khoa 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_truyen_mau_so_sinh_tai_khoa_so_sinh_tu_du_nam_2006.pdf
Tài liệu liên quan