Tính thời vụ trong du lịch ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Phát triển không gian du lịch - Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch nhằm thu hút đón tiếp du khách về với thị xã Cửa Lò. Đặc biệt là liên kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành trong tỉnh và vùng lân cận. - Mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trong đó chú trọng loại hình lưu trú nghỉ dưỡng chất lượng cao ở khu vực trung tâm thị xã với đa dạng dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của du khách. - Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống. Hình thành chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu, đặc biệt là xây dựng nhiều nhà hàng có mô hình văn minh. - Tiếp tục mở rộng không gian du lịch về phía Tây đường Bình Minh và phía Nam Quảng trường. Dọc theo đường Bình Minh tiếp tục xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống như: tắm biển, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, các nhà hàng ăn uống

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính thời vụ trong du lịch ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 16 TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN SEASONALITY IN TOURISM IN THE CUA LO TOWN, NGHE AN PROVINCE Trần Thị Hồng, Nguyễn Thanh Tưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Email: nguyenthanhtuongdn@gmail.com TÓM TẮT Thời gian qua, du lịch ở thị xã Cửa Lò đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn nhiều bất cập, như tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức, lực lượng lao động du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, hoạt động lữ hành còn bộc lộ nhiều yếu kém; khai thác du lịch phần nhiều còn ở du lịch dạng tự nhiên, đặc biệt là du lịch còn mang tính thời vụ nên doanh thu của ngành chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của du lịch trong thời gian qua... Bài viết này nhằm mục đích phân tích những biểu hiện và nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch ở thị xã Cửa Lò, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, kéo dài tính thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành du lịch trong thời gian đến. Từ khóa: tính thời vụ; tiềm năng du lịch; tính thời vụ trong du lịch; ngành du lịch; Cửa Lò. ABSTRACT Recently, tourism in the Cua Lo town has experienced significant growth. However, tourism are still facing many shortcomings, such as tourism with great potential but lack of proper investment , insufficient tourism workforce in terms of quantity and quality, weaknesses of travel activities; tourism investment focusing mainly on nature – based tourism, especially seasonal tourism. These bring this sector low revenue leading to a great reverse impact on the growth of tourism in recent years ... This article aims to analyze the expression and factors affecting the seasonality of tourism in the Cua Lo town and propose solutions to extend the seasonality, improving the efficiency of tourism in the coming years. Key words: seasonality; tourism potential; the seasonality in tourism; the tourism industry; Cua Lo. 1. Đặt vấn đề Khi mùa mưa bão ở thị xã Cửa Lò bắt đầu thì cũng là lúc ngành du lịch thể hiện rõ tính thời vụ của mình. Bãi biển thưa thớt người; phần lớn các khu du lịch thường được xây dựng phù hợp với đón khách ngoài trời trở nên lặng lẽ; các khách sạn, nhất là khách sạn ven biển liên tục thông báo sụt giảm công suất phòng. Các công ty du lịch ví von gọi tháng 9 đến tháng 12 là mùa “ngồi chơi xơi nước”, vì hầu hết lượng khách nội địa gần như đã dồn chương trình du lịch của mình vào mùa hè, còn mùa khách quốc tế lại chưa bắt đầu. Ở nhiều hãng lữ hành, lượng khách đăng ký tour du lịch đến Cửa Lò sụt giảm nghiêm trọng. Việc nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch, từ đó có thể tìm ra hướng giải quyết cho bài toán “thời vụ” ở thị xã Cửa Lò, để đưa du lịch Cửa Lò phát triển mạnh mẽ và hướng tới du lịch 4 mùa. 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 2.1. Biểu hiện của tính thời vụ trong du lịch ở thị xã Cửa Lò 2.1.1. Lượng khách du lịch Trong những năm qua, lượng khách đến du lịch tại tỉnh Nghệ An nói chung và thị xã Cửa Lò nói riêng đều có xu hướng tăng lên và có thể nói là tăng nhanh. Năm 2005 là 540.000 lượt khách và năm 2012 là 1.934.200 lượt khách (tăng 3,6 lần so với năm 2005). Tuy nhiên, lượng khách đến thị xã Cửa Lò có sự khác nhau giữa các tháng trong năm. Chính vụ của du lịch tại thị xã Cửa Lò là từ tháng 4 đến tháng 9 có sự gia tăng nhanh về số lượng khách. Đây chính là thời điểm mà cường độ hoạt động kinh doanh du lịch cao nhất. Tháng 7 là đỉnh vụ với các chỉ tiêu tăng trưởng cao nhất. Một điều cũng dễ nhận thấy là trong các tháng của TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 17 chính vụ vẫn có sự thay đổi khá lớn về số lượng khách và doanh thu, giữa các tháng có sự chênh lệch về hai chỉ tiêu này là đáng kể. Khoảng thời gian trước và sau chính vụ vẫn tồn tại hoạt động du lịch nhưng nhỏ bé và không đáng kể so với các tháng trong chính vụ. Bảng 1. Sự biến đổi số lượng khách theo các tháng trong năm 2012 ở thị xã Cửa Lò [2] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượt khách (nghìn lượt) 8,15 14,75 10,25 112,4 224,1 420 633,5 302,0 131,1 55,75 7,15 6,2 Tỷ lệ (%) 0,5 0,8 0,6 5,8 11,6 21,7 32,7 15,7 6,8 2,9 0,5 0,4 2.1.2. Chi tiêu của khách du lịch Bảng 2. Lượng chi tiêu của khách du lịch đến thị xã Cửa Lò giai đoạn 2005 – 2012 [3] (Đơn vị : Tỷ đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chi tiêu của khách 122,5 160 256 270 283 301 343 381 Lượng chi tiêu của khách du lịch đến thị xã Cửa Lò giai đoạn 2005 – 2012 có xu hướng tăng và tăng nhanh (từ 122,5 lên 381 tỉ đồng). Hiện nay trung bình mỗi ngày một khách quốc tế đến thị xã Cửa Lò chi tiêu khoảng 80 USD, khách nội địa khoảng 520.000 VNĐ (tương đương với 26 USD). Tuy nhiên, mức độ chi tiêu của khách du lịch có sự khác nhau giữa các tháng trong năm. Bảng 3. Chi tiêu của khách đến thị xã Cửa Lò các tháng trong năm 2012 [4] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượt khách (nghìn lượt) 8,15 14,75 10,25 112,4 224,1 420 633,5 302 131,1 55,75 7,15 6,2 Chi tiêu (tỷ đồng) 1,4 2,8 1,4 15,7 36 78 82 43 14 5,7 1,4 1,4 Tỷ lệ (%) 0,4 1 0,4 5,5 12,7 27,6 29 15,2 4,9 2 0,4 0,4 Lượng tiền chi tiêu của khách du lịch cũng chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 4 – 9 chiếm khoảng 90% lượng chi tiêu của cả năm. Vì thời gian này, lượng khách đến thị xã Cửa Lò rất nhiều. Ngoài ra, các ngày nghỉ lễ tập trung chủ yếu vào mùa hè như là 30/4, 1/5, 1/6. Vào mùa hè, ngoài việc tham gia các loại hình như nghỉ dưỡng, tắm biển thì du khách cũng có cơ hội tham gia các loại hình thể thao như đua thuyền, leo núi hay tham gia vào một số lễ hội như là lễ hội sông nước Cửa Lò, do vậy mà đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến đây. 2.1.3. Doanh thu du lịch Bảng 4. Doanh thu từ hoạt động du lịch ở thị xã Cửa Lò giai đoạn 2005 – 2012 [3] (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu từ lưu trú 43,5 62,8 87,3 90 95 210 275 309 Doanh thu từ ăn uống 64,8 79,9 123,6 130 135 346 456 545 Doanh thu khác 14,2 17,3 45,1 50 55 169 189 266 UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 18 Tổng doanh thu 122,5 160 256 270 285 725 920 1120 Doanh thu từ dịch vụ ăn uống hàng năm vẫn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu từ kinh doanh du lịch. Các dịch vụ khác như chụp ảnh, cho thuê phao bơi, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, tuy có phát triển những vẫn còn rất hạn chế. Điều đó chứng tỏ hoạt động dịch vụ phụ trợ trực tiếp ở thị xã Cửa Lò chưa phát triển tốt để đáp ứng nhu cầu du khách. Do vậy, số ngày lưu trú của du khách tương đối ngắn (trung bình 2,2 ngày) nên doanh thu từ các cơ sở lưu trú chưa cao so với khả năng cung cấp. Trong kinh doanh du lịch, các loại hình dịch vụ như nhà hàng, dịch vụ kinh doanh hàng hải sản, đồ lưu niệm phần lớn đều có lãi, riêng dịch vụ kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn do mang tính thời vụ cao, khấu hao tài sản lớn nên có một số cơ sở lỗ vốn hoặc không có lãi. Bảng 5. Tỷ lệ doanh thu từ du lịch các tháng trong năm 2012 ở thị xã Cửa Lò [2] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tỉ lệ (%) 1,1 1,2 1,4 2,7 12,2 22,6 42,5 11,2 2,6 0,4 0,9 1,2 Xét trong cùng một năm thì giữa hai chỉ tiêu doanh thu và số lượng khách có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện sự thay đổi của yếu tố này đều gắn chặt đến sự thay đổi của yếu tố kia. Doanh thu từ du lịch chủ yếu là vào mùa hè, còn vào mùa đông thì doanh thu ít hơn. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi lượng khách du lịch trong năm. 2.1.4. Nguồn lao động trong du lịch Năm 2012, thị xã Cửa Lò có 6.500 lao động tham gia vào hoạt động du lịch (tăng thêm 300 người so với năm 2011). Trong đó, lao động nữ chiếm 45% trong tổng số lao động, lao động thường xuyên chiếm gần 55%, lao động thời vụ chiếm 45%. Trình độ nguồn lao động có sự khác nhau: trình độ đại học còn thấp chỉ có 5,2%, cao đẳng 1,3%, trung cấp 17%, sơ cấp 3,8% và chưa qua đào tạo chiếm đến 72,7%. Nguồn lao động trong ngành du lịch ở thị xã Cửa Lò chỉ tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Các tháng còn lại nguồn lao động ít hơn. Điều này phù hợp với sự thay đổi của lượng khách du lịch qua các tháng. Những tháng có lượng khách du lịch đông thì nguồn lao động đông như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh du lịch và ngược lại. Tuy nhiên, do tính thời vụ sâu sắc nên ngoài thời vụ du lịch thì người lao động thất nghiệp là rất lớn. 2.1.5. Cơ sở lưu trú Có thể nhận thấy, hệ thống cơ sở lưu trú ở thị xã Cửa Lò có những thời điểm phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ tính riêng trong hai năm 2005 và 2006 chỉ có 25 cơ sở được xây mới đưa vào kinh doanh, nhưng đến năm 2012 đã có tới 246 cơ sở lưu trú. Số cơ sở này tập trung chủ yếu ở địa bàn phường Thu Thủy, số ít phân bố rải rác ở một số địa phương khác (Phường Nghi Hải, Nghi Hồ). Tuy nhiên, công suất sử dụng buồng phòng của các cơ sở lưu trú này còn rất thấp, đặc biệt là vào mùa đông chỉ đạt khoảng 12%. Bảng 6. Công suất sử dụng phòng các tháng trong năm 2012 ở thị xã Cửa Lò [3] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tỉ lệ (%) 0,7 1,1 1 4,4 10,3 22,5 35,2 14,1 6,5 3 0,8 0,4 Công suất sử dụng buồng phòng có mối quan hệ chặt chẽ với lượng khách du lịch trong năm tại thị xã Cửa Lò, vào các tháng mùa hè (mùa du lịch) công suất sử dụng buồng phòng cao hơn TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 19 các tháng còn lại. Do thời điểm này, lượng khách du lịch đến thị xã Cửa Lò rất đông, kéo theo đó là nhu cầu về lưu trú lớn. Ngược lại, các tháng còn lại (ngoài thời vụ du lịch), lượng khách đến du lịch lại ít hơn, do vậy mà công suất sử dụng buồng phòng ít hơn. 2.2. Nguyên nhân dẫn đến tính thời vụ trong du lịch ở thị xã Cửa Lò - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính thời vụ trong du lịch. Trước hết phải kể đến điều kiện thời tiết, khí hậu. Với mùa mưa kéo dài làm cho lượng khách đến thị xã Cửa Lò sụt giảm mạnh, đặc biệt là du lịch biển mới chỉ khai thác được một mùa (từ tháng 4 đến tháng đầu tháng 9). Từ cuối tháng 9 đến tháng 12 là thời gian mà vùng biển miền Trung thường có những trận bão lớn, biển không còn trong xanh, hiền hòa nữa, do vậy mà lượng khách du lịch giảm xuống. Đặc điểm khí hậu này đã gây thiệt hại không chỉ với ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của toàn vùng và nó là nguyên nhân chính gây nên tính thời vụ cho du lịch miền Trung và miền Bắc. - Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng nhưng chưa được khai thác tốt lợi thế, mới chỉ đầu tư xây dựng và tôn tạo được một số khu du lịch, khai thác theo thời vụ. - Thị xã Cửa Lò chưa có các khu resort, khách sạn cao cấp. Mặc dù số lượng cơ sở lưu trú tăng mạnh, nhưng phần lớn quy mô nhỏ, chất lượng yếu kém, phân bố chưa hợp lý. Chất lượng các dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, sản phẩm dịch vụ bổ sung nghèo nàn. Bên cạnh đó còn thiếu các trang thiết bị tắm biển cao cấp để phục vụ khách tắm nắng, tắm biển, và các sản phẩm du lịch phụ trợ khác. Hoạt động lữ hành kém, còn mang tính tự phát, chương trình tour du lịch chưa hấp dẫn hoặc chưa đủ khả năng tổ chức tốt các tour du lịch sinh thái, sông nước, văn hóa độc đáo vốn có ở Nghệ An. - Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch chưa cao, chưa có các công trình vui chơi giải trí trong nhà, chưa có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo mang tính đặc trưng tạo được dấu ấn riêng cho du lịch thị xã Cửa Lò. Một số di tích văn hóa chưa được tôn tạo hoặc đã tôn tạo nhưng chưa đúng mức, chưa thực sự tạo được bản sắc riêng để thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu. - Mặc dù công tác xúc tiến, phát triển du lịch đạt được những kết quả nhất định và đang từng bước đẩy mạnh xúc tiến ở các thị trường du lịch trọng điểm, tham gia các sự kiện du lịch, hội chợ, hội thảo du lịch. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực, đặc biệt là kinh phí nên quy mô và chất lượng các hoạt động xúc tiến, phát triển du lịch còn hạn chế, công tác quảng bá hình ảnh du lịch thị xã Cửa Lò chưa được thực hiện liên tục để tiếp cận và khai thác các thị trường khách trọng điểm. - Hoạt động phát triển du lịch ở thị xã Cửa Lò còn phụ thuộc vào thời gian nhàn rỗi của du khách là rất lớn [1] [2]: + Các tháng 1, 2, 3 và 4: là khoảng thời gian trước mùa vụ chính cho nên lượng du khách đến đây còn ít hơn mùa chính và cường độ hoạt động du lịch của thị xã Cửa Lò cũng yếu hơn. Tuy nhiên sang tháng 4 thì lượng khách tăng khá nhanh, cường độ hoạt động tương đối mạnh nhưng còn ở mức chưa cao. Do lúc này lượng học sinh, sinh viên và giáo viên ở các trường của các khu vực lân cận còn chưa được nghỉ hè và lại đang trong thời kỳ thi cử, cho nên lượng khách du lịch đến đây chủ yếu là vào các ngày nghỉ cuối tuần, du lịch trong ngày. Hai ngày lễ 30/4 và 1/5 cùng những ngày cuối tuần liền kề là những ngày đỉnh điểm, lượng khách rất đông. + Vào tháng 5, 6, 7 và 8: khách du lịch tăng nhanh và cường độ hoạt động đạt đến mức cao nhất vào tháng 7. Do lúc này lượng học sinh, sinh viên và giáo viên đã và đang được nghỉ hè nên họ có rất nhiều thời gian rỗi để tổ chức các chuyến du lịch của mình. Đặc biệt vào tháng 7 các học sinh sau khi đã thi tốt nghiệp và thi vào đại học xong, họ muốn được nghỉ ngơi sau những ngày tháng học tập vất vả và họ có rất nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Ngoài ra, vào thời gian này, lượng khách du lịch lưu trú tại các cơ sở lưu trú cũng tăng lên cả về số lượng khách và số ngày nghỉ của khách. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 20 Đây cũng là thời điểm các công ty, các doanh nghiệp, các cơ quan và các tổ chức kinh tế - xã hội cũng thường tổ chức cho các cán bộ công nhân viên của mình đi nghỉ dưỡng để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mới, các chu kỳ kinh doanh mới... Chính vì vậy mà thời gian này lượng khách tập trung đến thị xã Cửa Lò rất đông. + Tháng 9, 10 và 11: lượng khách du lịch bắt đầu có xu hướng giảm do lúc này lượng học sinh, sinh viên bước vào năm học mới, giáo viên đã bắt đầu giảng dạy nên thời gian rỗi sẽ ít đi dẫn đến lượng du khách giảm. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho kinh doanh du lịch của cho nên khách đi du lịch có xu hướng giảm khá nhanh. + Tháng 12: là tháng gần với ngày Tết cổ truyền của cả dân tộc nên hoạt động của con người trở nên sôi nổi hơn. Chính vì vậy, người dân ít có thời gian rãnh rỗi cho các hoạt động du lịch và lượng khách đi du lịch theo loại hình nghỉ dưỡng, tắm biển là rất ít. Ngoài ra, đây là khoảng thời gian mà Bắc Trung Bộ đang là mùa đông, khí hậu trở nên lạnh giá không thuận lợi cho việc đi du lịch. 2.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở thị xã Cửa Lò 2.3.1. Nâng cao năng lực quản lí của chính quyền địa phương - Tăng cường sự phối hợp của Chi hội du lịch, Công an, Đội thanh tra đô thị, Đội an ninh du lịch các phường trong quản lí hoạt động du lịch, xử lí nghiêm vi phạm chủ trương “5 không”, đặc biệt là bán hàng rong, xe ô tô dừng, đỗ không đúng nơi quy định - Đối với các ki-ốt kinh doanh trên bãi biển, không nên tổ chức đấu thầu, mà thực hiện theo hình thức định giá và bốc thăm, cách làm này sẽ tránh tình trạng đẩy giá thầu lên cao, làm người kinh doanh phải nâng giá bán, sẽ giảm du khách. Khi giá bán các sản phẩm du lịch giảm thì lượng khách du lịch sẽ đến đông hơn, thu nhập của những người dân cũng sẽ tăng lên, như vậy chúng ta cùng đạt được hai mục tiêu. 2.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch - Phần lớn người làm du lịch ở Cửa Lò đều xuất thân từ nông, ngư nghiệp. Hàng năm, nên tổ chức các lớp tập huấn văn hoá giao tiếp và nghiệp vụ quản lý, kinh doanh cho cán bộ và người dân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ; Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho một số lao động trong ngành, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, nhu cầu hội nhập quốc tế của du lịch. - Liên kết các đơn vị để hỗ trợ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trong vấn đề này thì Cửa Lò rất thuận lợi bởi vì hiện tại trên địa bàn đã có trường Trung cấp tư thục du lịch miền Trung và trường Cao đẳng nghề du lịch thương mại Nghệ An chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Một số đơn vị cũng đang có kế hoạch mở trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề ở Cửa Lò. Trường Đại học tư thục công nghệ Vạn Xuân ở Nghi Hương với quy mô đào tạo là 6500 sinh viên/ khóa học cũng đã đi vào ổn định. Việc thu hút các trường Đại học về Cửa Lò không những tăng dân số cơ học cho thị xã mà còn giúp Cửa Lò sớm thực hiện được vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động trong ngành du lịch. - Đầu mỗi mùa du lịch, nên tổ chức tập huấn ngắn hạn (có thể chỉ 1 ngày) nghiệp vụ du lịch cho tất cả chủ nhà hàng và nhân viên phục vụ, vì thực tế nhân viên ở Cửa Lò còn quá chậm, thiếu tính chuyên nghiệp gây mất cảm tình đối với du khách. 2.3.3. Giải pháp về đầu tư - Chỉnh trang đô thị, nâng cấp lại các ki-ốt kinh doanh và một số điểm dịch vụ thương mại, các biển quảng cáo ở khu trung tâm thị xã và trên các trục đường. - Đầu tư nâng cấp các công trình trọng điểm phục vụ du lịch, đặc biệt là khu vực trung tâm du lịch, các tuyến đường nội thị; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch tại Đảo Ngư và xây dựng một thủy cung nhỏ để khách du TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 21 lịch có thể vừa được tham quan tìm hiểu vừa được học tập, nghiên cứu và để hoạt động này có thể diễn ra suốt năm. - Xây dựng một đến hai khu mua sắm; đầu tư xây dựng một khu vui chơi, giải trí tổng hợp như khu “Đại Nam” thu nhỏ của tỉnh Bình Dương hay một “Đầm Sen” của thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích thu hút khách du lịch khi đến thị xã Cửa Lò, ngoài việc nghỉ mát, vui chơi giải trí, còn có thể mua được các sản phẩm mình yêu thích và đặc biệt là kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch. 2.3.4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ - Phát triển mạnh hệ thống du lịch biển, du lịch sinh thái có khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển. Khai thác hệ thống du lịch biển đảo Lan Châu phục vụ phát triển du lịch. - Hướng tới du lịch 4 mùa: Về mùa xuân có thể đầu tư khai thác du lịch văn hoá bởi thị xã Cửa Lò còn là địa danh có nhiều lễ hội, di tích lịch sử văn hoá và đền chùa. Tiêu biểu như lễ hội đền Vạn Lộc nơi thờ thái úy quận công Nguyễn Sư Hồi - người có công lớn trong việc chiêu dân lập ấp, khai phá ruộng đất và phát triển ngành nghề tạo nên làng Vạn Lộc xưa và nay là phường Nghi Tân. Du khách có thể ra thăm đảo Ngư nơi thờ phật và Hoàng Tá Thổn - một danh tướng thời Trần có nhiều chiến công hiển hách trên biển, được tạo dựng cách đây mấy trăm năm. Từ thị xã Cửa Lò, du khách có thể đi tham quan các đền thờ, các điểm du lịch văn hoá nổi tiếng của Nghệ An và khu vực. Mùa hè sẽ tập trung chủ yếu vào tắm biển, nghỉ dưỡng. Mùa thu và mùa đông có thể đầu tư vào văn hóa, du lịch ẩm thực - thế mạnh của biển Cửa Lò. - Khi đến với Cửa Lò, du khách thường tham gia vào loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển mà ít có cơ hội tham gia vào du lịch văn hóa, tâm linh tại đây. Vì thế mà khách du lịch thường đến vào mùa hè, điều đó làm cho mùa du lịch ngắn. Như vậy, muốn kéo dài thời vụ du lịch, thị xã Cửa Lò cần có định hướng cụ thể về phát triển du lịch văn hóa tâm linh, gắn du lịch với các lễ hội, dựa vào các địa danh đã có như đền Vạn Lộc, chùa Đảo Ngư, khai thác các di tích, nét văn hóa khác của vùng biển Cửa Lò, Cửa Hội như truyền thuyết các làng chài, 2.3.5. Phát triển thị trường khách du lịch - Tiếp tục khai thác nguồn khách du lịch trong tỉnh, nhất là nguồn khách tại các khu công nghiệp, công ty, cơ quan, trường học. - Phát huy lợi thế khu du lịch biển đảo theo quy hoạch của tỉnh phê duyệt. Tích cực và chủ động khai thác nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tiếp cận khai thác nguồn khách du lịch đầy tiềm năng tại phía Nam. - Chủ động liên kết với các đơn vị lữ hành, khai thác nguồn khách hướng về cội nguồn của kiều bào, khách quốc tế truyền thống: Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các nước ASEAN theo tuyến hành lang Đông – Tây 2.3.6. Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn ngoài mùa du lịch [2] Ngoài mùa du lịch, các công ty lữ hành nên xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh để làm phong phú, hấp dẫn chuyến du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra quanh năm. Một số tuyến du lịch mà các công ty lữ hành nên tập trung đầu tư và khai thác phát triển: - Tour du lịch Cửa Lò - thành phố Vinh: để tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa như: Đền Hồng Sơn, thành cổ Vinh, phượng hoàng Trung Đô nơi vua Quang Trung đã dừng chân và xây dựng trước khi tiến quân ra Bắc, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng quân khu IV. - Tour du lịch Cửa Lò - Kim Liên - Nam Đàn: tham quan cụm di tích lịch sử, văn hóa Kim Liên bao gồm quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan - mẫu thân Bác Hồ trên núi Đại Huệ - Tour du lịch Cửa Lò - Rừng quốc gia Pù Mát: tham quan, nghiên cứu khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng có hệ động thực vật phong phú và UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 22 diện tích lớn nhất cả nước, du thuyền trên sông Giăng, thăm đập Pà Lài - Tour du lịch Cửa Lò - Tiên Điền - Đền Củi - Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): thăm quê hương và mộ của đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, đến Ngã Ba Đồng Lộc để viếng mộ của 10 cô gái thanh niên xung phong, viếng ngôi đền Củi thờ đức ông Hoàng Mười. - Tour du lịch Cửa Lò - Suối khoáng nóng Hương Sơn - Chợ biên giới Việt - Lào: tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch nước khoáng Sơn Kim (Hương Sơn), mua sắm tại cửa khẩu Cầu Treo, chợ biên giới Việt - Lào. 2.3.7. Phát triển không gian du lịch - Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch nhằm thu hút đón tiếp du khách về với thị xã Cửa Lò. Đặc biệt là liên kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành trong tỉnh và vùng lân cận. - Mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trong đó chú trọng loại hình lưu trú nghỉ dưỡng chất lượng cao ở khu vực trung tâm thị xã với đa dạng dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của du khách. - Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống. Hình thành chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu, đặc biệt là xây dựng nhiều nhà hàng có mô hình văn minh. - Tiếp tục mở rộng không gian du lịch về phía Tây đường Bình Minh và phía Nam Quảng trường. Dọc theo đường Bình Minh tiếp tục xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống như: tắm biển, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, các nhà hàng ăn uống 3. Kết luận Có thể nói du lịch ở thị xã Cửa Lò trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, các yếu tố chủ quan và tác động khách quan đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động phát triển du lịch ở đây. Tính thời vụ của du lịch ở thị xã Cửa Lò không phải là chuyện mới, nhưng rõ ràng vẫn chưa được bàn thảo cặn kẽ và có hướng giải quyết hiệu quả. Một số giải pháp trên được đề xuất với mong muốn hạn chế các tác động khách quan và tính thời vụ để du lịch thị xã Cửa Lò phát triển một cách hiệu quả và bền vững hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Minh Đức (1999), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Phạm Thị Hường (2010), “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò”, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. [3] UBND thị xã Cửa Lò (2013), Niên giám thống kê, Nghệ An. [4] UBND thị xã Cửa Lò (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013, Nghệ An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_thoi_vu_trong_du_lich_o_thi_xa_cua_lo_tinh_nghe_an.pdf
Tài liệu liên quan