Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân 18‐49 tuổi tại công ty cổ phần cao su Hòa Bình năm 2013

Trong nghiên cứu này có 524 phụ nữ tuổi từ 18‐49 tham gia vào nghiên cứu có cân nặng và chiều cao trung bình lần lượt là 50,1 ± 6,6kg và 153,0 ± 80cm. So sánh với kết quả điều tra toàn quốc về cân nặng và chiều cao trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 46,3kg và 158,2cm, phụ nữ tại công ty Cao su Hòa Bình có chỉ số cân nặng cao hơn và chiều cao thì thấp hơn. Cân nặng trung bình ở đây cũng cao hơn tại Tân Lạc, Hòa Bình trong đánh giá của Hồ Thu Mai (45,5 ± 4,8Kg và 153,1± 5,0cm)(4). Kết quả nghiên cứu của Trương Hồng Sơn (2009) cũng thấp hơn nghiên cứu này cả cân nặng (46,8 ± 5,7Kg) và chiều cao ( và 149,8± 5,5cm)(12). Các nghiên cứu trên thực hiện tại các tỉnh miền núi nên tình trạng dinh dưỡng, an ninh lương thực cũng có nhiều sự khác biệt với vùng đồng bằng. Tỉ lệ TNLTD ở nữ công nhân trong tuổi sinh đẻ tại công ty Cao su Hòa bình trong nghiên cứu này là 13,5% (bảng 4). Tương đương với nghiên cứu của Trương Hồng Sơn tại Kon Tum năm 2009 (14,7%)(12) và của Hồ Thu Mai và cộng sự (2009) tại Côn Đảo (14%)(5). Nhưng tỉ lệ TNLTD trong nghiên cứu này lại cao hơn đánh giá của Trần Nguyên Đức (2007) tại Tân Phú, Đồng Nai là 10,3% (9) và đánh giá của Lê Thị Kim Quý năm 2010 tại TP HCM là 12,3% (7).

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân 18‐49 tuổi tại công ty cổ phần cao su Hòa Bình năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 622 TÌNH TRẠNG THIẾU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN   Ở NỮ CÔNG NHÂN 18‐49 TUỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU   HÒA BÌNH NĂM 2013  Phạm Thị Thu Hiền*, Trần Thị Minh Hạnh**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (hay còn gọi là gầy) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hiện nay  đang là vấn đề sức khỏe quan trọng ở các nước đang phát triển. Tại tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu chưa có số liệu nào về  thiếu năng lượng trường diễn trên nữ công nhân đặc biệt là công nhân Cao su.    Mục tiêu: Xác định tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan ở nữ công nhân từ  18‐49 tuổi tại công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình năm 2013.   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 524 nữ công nhân  từ 18‐49 tuổi ở công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình. Đối tượng được đo chiều cao, cân nặng; các thông tin về kinh  tế xã hội được phỏng vấn và thu thập qua bộ câu hỏi soạn sẵn.  Kết quả: Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) trên đối tượng nghiên cứu là 13,5% và thừa cân là 8%.  Trong đó tỉ lệ CED độ 1(10%), CED độ 2 ( 2,8%) và CED độ 3 (0,7%). Có sự khác nhau về tỉ lệ CED giữa các  nhóm tuổi, nghề nghiệp, kinh tế gia đình nhưng không có ý nghĩa thống kê.  Kết luận: Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn trên phụ nữ tuổi sinh đẻ tại công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình  là 13,5%.   Từ khóa: Thiếu năng lượng trường diễn, CED, công nhân nữ.  ABSTRACT  CHRONIC ENERGY DEFICIENCY STATUS IN FEMALE WORKERS 18‐49 YEARS OF AGE IN HOA  BINH RUBBER JOINT STOCK COMPANY (HORUCO)  Pham Thi Thu Hien, Tran Thi Minh Hanh   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 622 ‐ 626  Background: Chronic Energy Deficiency ‐ CED (known as underweight status) in women reproductive age  is a public health problem  in the developing and even  industrialized countries. Up to now, there  is no data on  CED in female workers, especially those in rubber companies.  Objectives: To identify chronic energy deficiency status and the factors associated with CED in 18‐49 year  old female workers in HORUCO, 2013.   Methods: A cross‐sectional study was conducted with 524 female workers at the age of 18‐49 years old in  HORUCO. The participants were measured height, weigh. A structured prepared questionaire was used to collect  socio‐economic information.  Result: The prevalence of Chronic Energy Deficiency  (CED) was 13.5% and of overweigh was 8%. The  prevalence  of  grade  I,  grade  II  and  grade  III  of CED was  10%,  2.8%  and  0.7%,  respectively. There was  a  difference between the age groups, occupations, home economics and CED but not significant.   Conclusion: The prevalence of CED in 18‐49 year old female workers in HORUCO was 13.5%.  Keywords: Chronic Energy Deficiency, female worker.  * Trung tâm y tế TP. Vũng Tàu  ** Trung Tâm Dinh dưỡng TP. HCM  Tác giả liên lạc: BS. CKI. Phạm Thị Thu Hiền      ĐT: 0909.311056    Email: sxhthuhienvt@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  623 ĐẶT VẤN ĐỀ  Thiếu  dinh  dưỡng  là một  vấn  đề  nghiêm  trọng và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hiện nay  ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới  đánh giá về  tình  trạng dinh dưỡng  theo  chỉ  số  khối  cơ  thể  (BMI)  trên  toàn  thế  giới  đến  năm  2008: Phụ nữ  từ 15‐ <50  tuổi  thiếu năng  lượng  trường diễn (BMI < 18,5) cao nhất tại Châu Á và  Châu Phi. Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy tình  trạng suy dinh dưỡng hay còn gọi là thiếu năng  lượng  trường diễn  (TNLTD)  ở phụ nữ  tại Việt  Nam  đang  là  vấn  đề  cần  quan  tâm. Mặc  dù  Chiến lược Hành động Quốc gia về dinh dưỡng  năm 1995  đã  đưa  được  tỉ  lệ TNLTD  ở phụ nữ  giảm từ 38% (năm 1977) xuống 32% (1999)(2), đến  2009  là 18%(3);  tuy nhiên  tỉ  lệ này khác nhau  ở  từng vùng miền và vẫn còn mức cao theo phân  loại của Tổ chức Y tế Thế giới.   Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR‐VT) là địa bàn  tập trung nhiều khu công nghiệp phát triển, thu  hút nhiều tầng lớp công nhân lao động; phần lớn  là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đặc biệt  là nữ  công nhân cao su với điều kiện  làm việc vất vả  thường  về  đêm,  tần  suất  lao  động  cao  ảnh  hưởng  tới  sức  khỏe  người  lao  động.  Tuy  vậy,  chưa  có một  đánh  giá  nào  về  tình  trạng  dinh  dưỡng trên đối tượng này. Để giúp cho công tác  quản  lý  và  chăm  sóc  sức  khỏe  cho  đối  tượng  người  lao động nữ  trong các công  ty cao su  tại  tỉnh BR‐VT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên  nữ công nhân công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình,  để xác định tình trạng thiếu năng lượng trường  diễn và một số yếu  tố  liên quan;  từ đó đề xuất  giải pháp hỗ trợ can thiệp thích hợp.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng   Chúng tôi chọn mẫu toàn bộ gồm tất cả phụ  nữ từ 18 tuổi đến 49 tuổi đang làm việc tại công  ty Cổ phần Cao su Hòa Bình năm 2013, cá nhân  đồng ý  cam  kết  tham  gia nghiên  cứu.  Sau khi  loại trừ những phụ nữ có thai và phụ nữ đang bị  bệnh cấp tính không tiếp xúc được trong những  ngày phỏng vấn. Tổng số phụ nữ được đưa vào  nghiên cứu  là 524. Thực hiện vào  tháng 5/2013.  Các thông tin về kinh tế xã hội được phỏng vấn  dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn.  Tiêu chuẩn chẩn đoán   Viện  Dinh  dưỡng  đã  thống  nhất  phương  pháp  đánh giá  ở người  trưởng  thành  thì dùng  “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index, BMI) để  đánh  giá  tình  trạng  dinh  dưỡng  tính  theo  ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000(6)  Trong đó : W: Cân nặng tính theo Kg; H:  Chiều cao tính theo m.  Công thức tính: BMI   Ví dụ:  Bảng 1: Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành  cho người trưởng thành (Thống nhất theo thang phân loại  của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000)  Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI Gầy - còn gọi là thiếu NLTD (Chronic Energy Deficiency - CED) < 18,50 Gầy độ 1 17 - 18,49 Gầy độ 2 16 - 16,99 Gầy độ 3 < 16,00 Bình thường 18,50 - 24,99 Thừa cân ≥ 25,00 Vậy TNLTD được xác định khi đối tượng  chỉ  số khối  cơ  thể  (BMI)  <18,5 kg/m2,  thừa  cân  khi BMI ≥ 25 kg/m2.   Phương pháp xử lý số liệu  Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData  (phiên bản 3.1, EpiData Association, 2000‐2008)  và phần mềm  thống kê  Stata/SE  12.0). Dữ  liệu  được mô  tả  bằng  tỉ  lệ  (%)  cho  biến  số  phân  nhóm. Sử dụng phép kiểm Chi bình phương với  mức ý nghĩa p bằng 5% để xác định mối tương  quan giữa TNLTD và các yếu tố liên quan. Ảnh  hưởng của các biến số độc  lập  lên biến số phụ  thuộc được thể hiện bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR)  với  khoảng  tin  cậy  95%,  ngưỡng  có  ý  nghĩa  thống kê là 5%.                 Cân nặng (Kg)            50  BMI = ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ = ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ =  22,2    [Chiều cao (m)]2         (1,5)2  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 624 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Bảng 2: Tuổi trung bình và các đặc tính kinh tế XH  của đối tượng nghiên cứu (n=524)  Đặc tính n Tỉ lệ (%) Trung bình (ĐLC) Tuổi(năm) 524 35,7 ± 6,7 Nhóm tuổi 18 - 25 32 6,1 26 - 35 218 41,6 36 - 49 274 52,3 Trình độ học vấn Cấp I 76 14,5 Cấp II 353 67,4 Cấp III 73 13,9 TC/CĐ/ĐH 22 4,2 Nghề nghiệp Công nhân 499 95,2 Kỹ sư &HC/KT 25 4,8 Kinh tế gia đình Hộ nghèo 18 3,4 Hộ không nghèo 506 96,6  Bảng  2  cho  thấy  tuổi  trung  bình  của  đối  tượng nghiên cứu  là 35,7 ± 6,7  (thấp nhất  là 19  tuổi  và  cao  nhất  là  49  tuổi). Nhóm  tuổi  36‐49  chiếm tỉ lệ cao nhất 52,3%, thấp nhất là nhóm 18‐ 25 tuổi 6,1%.   Tỉ  lệ  nữ  là  công  nhân  chiếm  đa  số  95,2%.  Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ  yếu là cấp II (lớp 9) chiếm 67,4% và cấp I (lớp 5)  là 14,5%. Tỉ lệ đối tượng có trình độ trên cấp III  chỉ chiếm 4,2%.   Tính theo thu nhập bình quân đầu người thì  trong  đối  tượng  nghiên  cứu  có  tỉ  lệ  hộ  nghèo  chiếm 3,4%. Hộ không nghèo (kể cả trung bình  và giàu) chiếm 96,6%.  Bảng 3: Đặc điểm về nhân trắc của đối tượng nghiên  cứu (n=524)  Đặc tính Trung bình (Độ lệch chuẩn) Chiều cao (cm) 153,6 ± 8,7 Cân nặng (kg) 50,1 ± 6,7 BMI (kg/m2) 21,3 ± 2,7 Đặc  điểm  nhân  trắc  của  đối  tượng  nghiên  cứu được trình bày trong bảng 3. Chiều cao, cân  nặng và BMI trung bình của đối tượng lần lượt  là 153,6 ± 8,7cm, 50,1± 6,7kg, 21,3 ± 2,7kg/m2.  Bảng 4: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng  nghiên cứu (n = 524)  Tình trạng dinh dưỡng n Tỉ lệ (%) Thiếu năng lượng trường diễn - CED 71 13,5 CED độ 1 52 10 CED độ 2 15 2,8 CED độ 3 04 0,7 Bình thường 411 78,5 Thừa cân 42 8,0 Tình  trạng  dinh  dưỡng  của  đối  tượng  nghiên cứu được trình bày trong bảng 4 cho thấy  tỉ  lệ TNLTD  trên đối  tượng nghiên cứu  (BMI <  18,5) chiếm 13,5%, tỉ lệ CED theo độ 1,độ 2 và độ  3 lần lượt là 10%, 2,8% và 0,7%. Tình trạng dinh  dưỡng  ở mức  bình  thường  là  78,5%  và  số  đối  tượng thừa cân chiếm tỉ lệ là 8,0%.   Bảng 5: Tỉ lệ TNLTD phân bổ theo tình trạng kinh tế  xã hội (n=524)  Đặc tính n TNLTD n Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi 18 - 25 32 12 37,5 26 - 35 36 – 49 218 274 35 24 16 8,7 Nghề nghiệp Công nhân 499 69 13,8 Kỹ sư & HC/ KT 25 2 8,0 Trình độ học vấn Cấp I 76 11 14,5 Cấp II 353 42 11,9 Cấp III 73 15 20,5 TC/ CĐ/ ĐH 22 3 13,6 Kinh tế gia đình Nghèo 18 4 22,2 Không nghèo 506 67 13,4 Toàn bộ 524 71 13,5 Tỉ  lệ  thiếu NLTD  ở  đối  tượng  nghiên  cứu  theo nhóm tuổi, nghề nghiệp và đặc tính kinh tế  xã  hội mô  tả  trong  bảng  5. Trong  nhóm  18‐25  tuổi  tỉ  lệ TNLTD  cao nhất  37,5%,  thấp nhất  là  nhóm 36‐49  tuổi. Đối  tượng  công nhân  có  tỉ  lệ  TNLTD  cao  nhất  13,8%.  Về  trình  độ  học  vấn,  trong nhóm có  trình độ học vấn cấp III cũng  là  nhóm có tỉ lệ TNLTD cao nhất 20,5%. Kinh tế gia  đình thuộc hộ nghèo có tỉ lệ TNLTD (22,2%) cao  hơn các hộ còn lại.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  625 Bảng 6: TNLTD và các yếu tố liên quan ở đối tượng  nghiên cứu(n=524)  Đặc tính TNLTD PR p Có (n = 71) Không (n = 453) KTC 95% Nghề nghiệp Công nhân 69 (13,8) 430 (86,2) 1,73 (0,44-6,64) 0,41 Kỹ sư &HC/KT 2 (08,0) 23 (92,0) Kinh tế gia đình Nghèo 4 (22,2) 14 (77,8) 1,68 (0,68 -4,09) 0,27 Không nghèo 67 (13,2) 439 (86,8) Bảng  6  cho  thấy  có  sự  khác  nhau  về  tỉ  lệ  TNLTD giữa các nhóm nghề nghiệp và kinh  tế  gia đình nhưng không có ý nghĩa  thống kê với  p>0,05.  BÀN LUẬN  Trong nghiên cứu này có 524 phụ nữ tuổi từ  18‐49  tham gia vào nghiên cứu có cân nặng và  chiều cao  trung bình  lần  lượt  là 50,1 ± 6,6kg và  153,0 ± 80cm. So sánh với kết quả điều  tra  toàn  quốc về  cân nặng và  chiều  cao  trung bình  của  phụ nữ  tuổi  sinh  đẻ  là 46,3kg và 158,2cm, phụ  nữ  tại  công  ty Cao  su Hòa Bình  có  chỉ  số  cân  nặng  cao  hơn  và  chiều  cao  thì  thấp  hơn. Cân  nặng trung bình ở đây cũng cao hơn tại Tân Lạc,  Hòa Bình trong đánh giá của Hồ Thu Mai (45,5 ±  4,8Kg và 153,1± 5,0cm)(4). Kết quả nghiên cứu của  Trương Hồng Sơn (2009) cũng thấp hơn nghiên  cứu này cả cân nặng (46,8 ± 5,7Kg) và chiều cao (  và  149,8±  5,5cm)(12).  Các  nghiên  cứu  trên  thực  hiện  tại  các  tỉnh miền núi nên  tình  trạng dinh  dưỡng,  an  ninh  lương  thực  cũng  có  nhiều  sự  khác biệt với vùng đồng bằng.  Tỉ lệ TNLTD ở nữ công nhân trong tuổi sinh  đẻ tại công ty Cao su Hòa bình trong nghiên cứu  này là 13,5% (bảng 4). Tương đương với nghiên  cứu  của  Trương Hồng  Sơn  tại Kon  Tum  năm  2009  (14,7%)(12) và  của Hồ Thu Mai và  cộng  sự  (2009) tại Côn Đảo (14%)(5). Nhưng tỉ lệ TNLTD  trong nghiên cứu này  lại cao hơn đánh giá của  Trần Nguyên Đức (2007) tại Tân Phú, Đồng Nai  là 10,3% (9) và đánh giá của Lê Thị Kim Quý năm  2010 tại TP HCM là 12,3% (7).  Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa bàn có tỉ lệ phụ  nữ tuổi sinh đẻ TNLTD cao hơn và khác so với  kết quả  trong nghiên  cứu này: nghiên  cứu  của  Hồ Thu Mai tại Hòa Bình là 29,2%, của Tú Anh  tại một số nhà máy tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009  là  37,7%(8),  của Trần Thị Minh Hạnh  trên  công  nhân  nhập  cư  nhập  TP  HCM  năm  2010  là  31,8%(11).   Nếu  tính  riêng  khối  công  nhân  thì  tỉ  lệ  TNLTD trong nghiên cứu này chiếm đến 13,8%  trong khi khối kỹ sư và hành chính kế toán thì tỉ  lệ  này  rất  thấp.  Như  vậy,  thiếu  năng  lượng  trường diễn trong nữ công nhân nói chung vẫn  cần  được quan  tâm. Mặc dù  trong nghiên  cứu  này chủ yếu là TNLTD độ 1, nhưng nếu không  cải  thiện kịp  thời  thì không những  ảnh hưởng  trực  tiếp  lên  họ,  làm  giảm  khả  năng  học  tập,  giảm khả năng lao động mà còn ảnh hưởng đến  cả thế hệ trẻ em do họ sinh ra cùng sẽ phải chịu  ảnh hưởng: thấp bé, nhẹ cân, kém phát triển về  thể chất, tinh thần và vận động, chậm phát triển  về trí tuệ, nhận thức và giao tiếp xã hội  Tại công ty Cao su cho thấy tỉ lệ hộ nghèo có  tỉ lệ TNLTD 22,2% trong khi hộ không nghèo chỉ  chiếm  tỉ  lệ 13,4%. Trong 6  tháng đầu năm,  tình  hình thu nhập mủ cao su hạn chế, mức thu nhập  trung  bình  mỗi  hộ  gia  đình  của  đối  tượng  nghiên cứu  là 4,3  triệu đồng  (4.297.710 ± 73.803  đồng). Tỉ  lệ  hộ  nghèo  với mức  thu  nhập  bình  quân đầu người ≤ 700.000đ/người/tháng(13) chiếm  3,4%, nhưng  số hộ  còn  lại hầu hết  cũng  chỉ  có  mức thu nhập ± 1.000.000đ/người/tháng. Cho dù  có sự khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp và  kinh  tế  gia  đình  trong  tỉ  lệ  thiếu  năng  lượng  trường diễn, nhưng sự chênh  lệnh không đáng  kể về kinh tế giữa hộ nghèo và không nghèo dẫn  đến sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê  với p>0,05.   Các đánh giá của Tổ chức Y Tế thế giới năm  2008  tỉ  lệ  phụ  nữ  tuổi  sinh  đẻ  trên  thế  giới  TNLTD vẫn ở mức cao tại Châu Á và Châu Phi.  Đây là hai châu lục được xếp vào diện nghèo của  thế  giới  và  nguyên  nhân  hàng  đầu  về  tỉ  lệ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 626 TNLTD ở đây là bệnh tật và chế độ ăn không đủ  dinh dưỡng.Theo đánh giá của Bharati (2007) tại  Ấn Độ tỉ  lệ TNLTD trên phụ nữ tuổi sinh đẻ  là  31,2% và cũng có sự khác biệt giữa nông thôn và  thành thị(1). Tại Campuchia năm 2006 tỉ lệ này là  20,3%. Đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại  Bangladesh cho thấy phụ nữ tại nước này có ti lệ  suy  dinh  dưỡng  khá  cao  45%  (năm  2000)(9).  Những khu vực được coi  là nghèo nàn  lạc hậu  luôn phải chịu gánh nặng gia  tăng về suy dinh  dưỡng. Như  vậy,  thu  nhập  thấp,  kinh  tế  khó  khăn  sẽ  ảnh  hưởng  trực  tiếp  tới  chế  độ  dinh  dưỡng phụ nữ và  trẻ  em. Vì vậy,  cần phải  cải  thiện được tình trạng đói nghèo, cải thiện được  tình  trạng dinh dưỡng,  sẽ  cải  thiện  được  cùng  lúc cả suy dinh dưỡng cho cả bà mẹ và trẻ em.   Để hạn  chế  tỉ  lệ  suy dinh dưỡng giảm  đến  mức tối thiểu trên phụ nữ tuổi đẻ nhằm làm tiền  đề  cho  việc  hạn  chế  tới  mức  thấp  nhất  ảnh  hưởng  khả năng  lao  động,  ảnh hưởng  tới  thai  sản  và những  đứa  trẻ  được  sinh  ra phải  hoàn  toàn  khỏe  mạnh.  Cần  tăng  cường  công  tác  truyền  thông  giáo dục  chăm  sóc  sức  khỏe  cho  đối  tượng nữ công nhân  trong độ  tuổi sinh đẻ:  kiến  thức  về  hậu  quả  của  suy  dinh  dưỡng  và  cách phòng chống suy dinh dưỡng.   KẾT LUẬN  Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn trên phụ  nữ  tuổi  sinh  đẻ  tại Công  ty Cao  su Hòa  Bình  trong năm 2013 là 13,5%. Trong đó tỉ lệ CED độ 1  (10%), CED độ 2 (2,8%) và CED độ 3 (0,7%). Có  sự khác nhau về  tỉ  lệ CED giữa các nhóm  tuổi,  nghề nghiệp, kinh tế gia đình nhưng không có ý  nghĩa thống kê.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bharati S, Pal M, et al (2007). Prevalence and causes of chronic  energy deficiency and obesity in Indian women. Hum Biol. 79  (4): 395‐412.  2. Bộ Y tế (2001). Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn  2001‐2010. Hà Nội. Tr. 13.  3. Bộ Y  tế, Viện dinh dưỡng, UNICEF  (2011). Tình hình dinh  dưỡng Việt Nam năm 2009‐2010. Hà Nội. Tr. 6.  4. Hồ Thu Mai (2013). Hiệu quả của truyền thông giáo dục và bổ  sung  viên  sắt/folic  đối  với  tình  trạng dinh dưỡng  và  thiếu  máu của phụ nữ 20‐35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc. tỉnh Hòa  Bình. Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng. Viện Dinh Dưỡng. Tr. 59.  5. Hồ Thu Mai, Phan Văn Huân (2009). Thực trạng dinh dưỡng  và tiêu thụ thực phẩm của một số nhóm đối tượng nguy cơ  cao  về  dinh  dưỡng  tại  huyện  Côn  Đảo  năm  2009.  Đề  tài  nghiên cứu cấp cơ sở. Viện Dinh Dưỡng. Tr. 67‐89.  6. Lê  Thị Hợp, Huỳnh Nam  Phương  (2011).  Thống  nhất  về  phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc  học. Dinh dưỡng và thực phẩm. 7 (2): 1‐7.  7. Lê Thị Kim Quí (2010). Diễn biến tình trạng dinh dưỡng tại  TP HCM giai đoạn 2001‐2010. Dinh dưỡng và thực phẩm. 6  (3+4): 7‐10.  8. Nguyễn  Tú  Anh,  Nguyễn  Xuân  Ninh,  Nguyễn  Thanh  Hương,  Trần  Chính  Phương  (2011).  Tình  hình  thiếu máu.  thiếu năng  lượng  trường diễn  ở nữ  công nhân một  số nhà  máy công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí nghiên cứu Y học.  72 (1): 93‐99.  9. Siauddin SM (2002). Anaemia and iron deficiency in women  Impact  of  iron  supplementation  during  pregnancy  in  rural  Bangladesh.  Master’s  thesis.  Umea  University  Medical  Dissertations. Pp. 12‐67.  10. Trần Nguyên Đức, Phạm Quốc Hùng (2007). Tình trạng dinh  dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi. phụ nữ sinh đẻ và mức tiêu thụ  lương thực thực phẩm của các hộ gia đình thuộc xã miền núi  Tà Lài. Tân Phú. Đồng Nai năm 2005. Dinh dưỡng và  thực  phẩm. 3 (1): 21‐30.  11. Trần  Thị Minh  Hạnh, Mai  Thị Mỹ  Thiện,  Nguyễn  Nhân  Thành, Vũ Quỳnh Hoa, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Lê Thị Kim Quý  (2012).  Tình  trạng  dinh  dưỡng  công  nhân  nhập  cư  tại  TP  HCM. Dinh dưỡng và thực phẩm. 8 (3): 49 ‐55.  12. Trương Hồng Sơn (2012). Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng  bổ sung sớm đa chất dinh dưỡng trên phụ nữ tại một số xã  thuộc  tỉnh  Lai  Châu  và  Kon  Tum.  Luận  án  Tiến  sĩ  Dinh  dưỡng. Viện Dinh Dưỡng Hà Nội. Tr. 68.  13. UBND Tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu (2010). Quyết định về việc ban  hành mức chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa ‐ Vũng Tàu áp dụng  cho giai đoạn 2011‐2015. Bà Rịa ‐ Vũng Tàu. Tr. 2‐3.  Ngày nhận bài báo:       14/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   15/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_thieu_nang_luong_truong_dien_o_nu_cong_nhan_1849.pdf
Tài liệu liên quan