Toàn cảnh Thị trường chứng khoán

Mở bài: 1. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu:  Từ thời xa xưa thị trường chứng khoán đã ra đời. Đầu tiên là những cổ phiếu nguyên thủy thường là các vận đơn đường biển của các ngân hàng trên các đầu tàu buôn nước ngoài. Không có việc trao đổi tiền giấy. Đơn vị quốc tế của nó là bạc rời thì vàng, những thổi bạc được cắt thành từng miếng 1/8, để khi cần thì dùng mua cổ phiếu hàng hoá, chính điều này giải thích vì sao chứng khoán được mua thành 1/8 ở Hoa Kỳ.  Vài năm sau đó, cổ phiếu ngân hàng được chào bán để thiết lập một ngân hàng quốc gia đầu tiên. Từ đó các công ty bảo hiểm cũng xuất hiện, và kiểu cách có kinh doanh có tổ chức ra đời. Dù rằng không có một thị trường chứng khoán nào chính thức, nhưng cổ phiếu vẫn cư được trao đổi. Dường như ngày càng nhiều cổ phiếu được bán ngay trên quầy hàng như bất cứ sản phẩm nào khác. Đây chính là điểm khởi thủy của cái gọi là thị trường chứng khoán ngoài quầy ngày nay.  Ngày nay thị trường chứng khoá có ở khắp nơi. Thêm vào các thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ, New York, còn có các thị trường chứng khoán địa phương ở khắp Hoa Kỳ, cũng như ở London, Pari, Tokyo và các nơi khác.  Chính vì thị trường chứng khoán đã được rộng mở và ngày càng tiên tiến hơn. Không ai không khỏi ngạc nhiên khi biết đến thị trường chứng khoán rất dễ làm người ta trở thành tỷ phú mà cũng nhanh chóng trắng tay. Chính vì sự tò mò muốn biết thị trường chứng khoán ra sao nên em xin chọn đề tài “ toàn cảnh thị trường chứng khoán” bởi vì thị trường chứng khoán rất đa dạng, rất phức tạp cho nên em chọn đề tài này. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.  Là tìm hiểu toàn cảnh thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu, nghiên cứu để làm gì.  Em chọn đề tài “ toàn cảnh thị trường chứng khoán” mục đích là muốn biết được:  Thị trường chứng khoán hoạt động ra sao?.  Lợi và haị khi đầu tư.  Chứng khoán là gì ?. v.v  Trong thời kì nhà nước mở cử hiện nay, thì các nước đều tạo mối quan hệ tốt với nhau mục đích là trao đổi mua bán, tạo mối quan hệ với các nước trên thế giới. Chính vì hoà nhập vào thế giới cho nên chúng ta cũng cập nhật được thông tin,mới nhất từ thế giới. Cho nên vào năm 1997chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Vì nó còn mới cho nên không tránh khỏi nhiều người tò mò muốn tìm hiểu đến nó. 4. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.  Duy vật biện chứng  Duy vật lịch sử. 5. Bố cục:  Chia làm ba phần:  Phần 1: Thị trường chứng khoán là gì?.  Phần 2: Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào?  Phần 3: Làm gì khi tham gia thị trường chứng khoán?.

doc40 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Toàn cảnh Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in ấy. Cùng một loại thông tin, nhưng những người khác nhau sẽ có những kết luận cho mình khác nhau. Một giá cả công bằng cho chứng khoán là một phí tổn thấp nhất mà những người hiểu biết thông tin sẳn sàng trả khi mua bán chứng khoán. Một phí tổn thấp nhất cho người bán là số tiền cao nhất họ đòi được. Còn phí tổn thấp nhất cho người mua lại laà số tiền nhỏ nhất mà họ phải trả. Khai mở cái giá kia là một diễn trình làm giá hay tạo giá. Ở mỗi loại thị trường diễn trình đó khác nhau. Tạo ra hay có sẵn thanh khoản. Từ “thanh khoản” ở đây có thể nói như một thị trường có khả năng tạo thanh khoản là nơi mà ở đó bất cứ ai cũng có thể mua bán nhanh chóng mà không bị thua thiệt. Ví dụ, khi bạn muốn mua chứng khoán của một công ty, ở một nơi nào, vào bất kỳ lúc nào theo cái giá công bằng, mà nơi đó có thể mua rồi trả tiền cho bạn ngay thì đó là một thị trường có thanh khoản cao. Nếu phải lâu bạn mới bán được hay phải “lót tay” mới bán được thì đó không có thanh khoản hay thanh khoản thấp. Để có thanh khoản, TTCK sẽ áp dụng công nghệ bù qua sớt (thnh toán bù trừ). Nếu số người bán cao hơn số người mua khiến có sự mất thăng bằng về thanh khoản, thì TTCK cũng phải có khả năng giống như ngân hàng để bù đắp sự chênh lệch kia. Cốt lõi của TTCK là sự trao đổi. Muốn trao đổi phải có sự đồng ý về điều kiện mua bán, về sự thực hiện cái đã đồng ý (tức là sự hiện thực)và rồi thanh toán. Khi làm hai việc sau thì cũng có tốn kém và rũi ro (ví dụ, người bán nhận bán nhưng không giao hàng khiến người mua phải đi tìm hàng thay thế; người mua không trả tiền làm người bán kẹt vốn...). chi phí thực hiện phải thấp thì buôn bán mới dễ dàng, nhờ đó TTCK mới thực hiện được các chức năng của nó. Muốn thế, thị trường phải có tổ chức, nghĩa là có bốn đặc tính sau. Hạn chế gia nhập và có nội qui hoạt động. Người mua bán chứng có thể lên đến hàng trăm hàng ngàn mỗi ngày. Một số đông như thế giao dịch với nhau thì phải biết nhau và phải tin rằng những người mà họ giao dịch là những người đáng tin cậy. Nếu không, thì ai cũng sẽ bị “sưu tra lý lịch” trước khi tham gia. Nếu việc đó xảy ra, ta sẽ thấy ngay là không có mua bán nữa. Một cách để tránh tình trạng này là chọng lọc để giới hạn sự gia nhập. Trong TTCK, chỉ có những người được phép mới được vào chợ trên sàn. Đó là những người mua giới. Tất cả những người khác chỉ có thể mua bán với nhau qua những người nàt. Để trở thành người mua giới, đương sự phải hội đủ một số điều kiện về vốn liếng, tiêu chuẩn kế toán chuyên môn và đạo đức. Và để cho chặt chẽ hơn, các hội viên phải đặt ra nội qui hành nghề; để cho những ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hay bị sa thải. Nhờ những biện pháp trên, nên khi người đầu tư ra lệnh mua bán, họ mới dám tin tưởng người mình giao dịch và điều này làm cho chi phí giảm nhiều. Niềm tin làm giảm bớt giấy tờ và tốn kém. Tiêu chuẩn hóa Việc giao dịch ở chợ phải được tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa. Thí dụ, các chứng khoán được xếp theo từng lố 100 hay 1000 cổ phần; rồi các thủ tục thống nhất về chuyển giao hàng và thanh toán tiền. Sự tiêu chuẩn hóa làm cho việc mua bán được đơn giản. Người mua và bán chỉ cần đồng ý với nhau về giá hàng và số lượng; tất cả các vấn đề kghác của việc mua bán thì hai bên đã biết, không cần bàn bạc nữa. Tiêu chuẩn hóa còn làm giảm các trường hợp hai bên hiểu khác nhau về tính chất của sự giao dịch. Giải quyết tranh chấp Dù đã tạo ra những tập tục trên thì tranh chấp vẫn xảy ra. Giải quyết chuyện đó sẽ mất thời giờ và tiền bạc. Chợ có tổ chức sẽ làm giảm chi phí kia bằng cách đề ra một khuôn khổ cho việc giải quyết tranh chấp. Giải quyết riêng tư với nhau sẽ rẽ hơn nhiều so với việc đưa nhau ra hầu tòa. Bảo đảm thi hành Giao dịch bằng cách nào thì cũng có những rắc rối không luờng trưốc được; đó là rủi ro, và chúng rất khác nhau. Mua bán thì bao giờ cũng có hai người, nếu chỉ đưa ra các biện pháp để bảo vệ một người thì việc mua bán trở nên tốn kém vì người kia cũng tìm cách chống đỡ. Để giảm chi phí đóù, thị trường có tổ chức sẽ bảo đảm rằngcác sự giao dịch đã được sự đồng ý thì cũng sẽ được thực hiện. Làm được như thế kia khi hai bên mua bán đã đồng ý về một vụ việc rối thì cả hai đều biết chắc việc ấy sẽ được thực hiện. Đó là những nguyên tắc chung mà thị trường có tổ chức áp dụng. Thực hiện chúng bằng cách nào thì mỗi thị trường sẽ làm khác nhau. LUẬT PHÁP ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Mục đích của luật là bảo vệ người đầu tư. Chứng khoán khác phần lớn các hàng hoá khác mà công chúng mua bán. Tự thân nó, chứng khoán không có giá trị; nó tiêu biểu cho một “quyền lợi nằm trong một cái khác”. Giá trị của trái phiếu tuỳ thuộc vào điều kiện về tiền bạc của con nợ mà họ đã hứa khi đưa ra bán. Giá trị của cổ phiếu tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời hay triển vọng của công ty đã phát hành nó; giá trị thị trường của nó tuỳ thuộc vào việc có bao nhiệu người khác sẵn sàng trả tiền để mua nó dựa trên sự đánh giá các triển vọng ấy. Bản thân chứng khoán không tự nó có giá trị (giá trị tự thân) như tiền hay vàng bạc. Niềm tin – một thứ vô hình- mà người ta đặt vào đó làm cho nó có giá trị. Vậy giá trị của nó lên xuống tuỳ vào niềm tin người ta đặt vào đấy nhiều hay ít. Để niềm tin vào nó được duy trì, cần phải có những luật lệ riêng qui địn việc mua bán chúng, và luật lệ này khác với các luật lệ về mua bán hàng hoá thông thường. Hàng hoá, phần lớn, được làmm ra phân phối, sử dụng hay tiêu dùng. Luật lệ đặt cho chúng nhằm bảo vệ người tiêu dùng cuối cùng chóng lại các món hàng nhuy hiểm, quãng cáo sai lạc, giá cả có tính bóc lột... Luật lệ cho chứng khoán kác hẳn, qua các qui định của nó, nó bảo vệ người đầu tư. Người đầu tư cần phải được bảo vệ vì mua bán chứng khoán thì cũng giốn như mua bán các loại giấy tờ có giá. Người mua hay nhận thường bị lép vế so với người bán hay phát hành. Ví dụ như bạn có thể giao một cái sec mà người ký phát không còn đủ tiền trong tài khoản. Cũng thế, khi một người đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu hay trái phiếu của một công ty thì trong đa số trường hợp họ là người thụ động, nắm phần nhỏ và được xếp vào loại thiểu số; thành thử họ chỉ có được những thông tin nào mà công ty cung cấp. Sự bất bình đẳng về khả năng tiếp xúc với các thông tin không thể nào cân bằng được, nếu luật pháp không lập ra một khu vực chứa thông tin miễn phí trong đó công ty nào không chịu cung cấp sẽ bị phạt. Một đặc điểm nữa của giao dịch chứng khoán là trong việc mua bán những người tham dự không hề biết tên tuổi lẫn mặt mũi nhau, khác hẳn khi giao kết mua bán hàng hoá. Trong hoàn cảnh đó, người mua chứng khoán không thể có nhiều tin tức hơn là những gì mà thị trường thông tin cung cấp. Họ cũng không làm sao biết hết các sự bất lợi đang chờ mình khi bắt đầu mua bán; cho nên, họ chỉ có thể trong cậy vào một điều rằng ta sẽ giao dịch ở một thị trườn công bằng và trật tự. Các vấn đề mà luật điều chỉnh. Thứ nhất, muốn có chứng khoán thì chỉ việc in ra và ký tên. Một tờ giấy trắng, chạy qua máy in cái vèo, nó không đi qua một quá trình sản xuất, lại được phát hành tràn lan, và hầu như không có giá cả, vì không có một giá trị tự thân. Nó chỉ tượng trưng cho một quyền lợi nằm trong một cái khác. Mối quan tâm lớn lao của luật lệ về chứng khoán là phải bảo đảm rằng khi chứng khoán được đem ra mời mọc công chúng mua, thì những người này có được một sự hiểu biết đúng về “cái gì khác” đó là gì, và quyền lợi mà nó đem lại qua tờ chứng khoán là bao nhiêu. Vì vậy có luật lệ về đăng kí phát hành với UBGDCK và về niêm yết với SGDCK. Thứ hai, người mua không thể đem chứng khoán ra đổi lấy thức ăn. Chúng chỉ là một vật có giá được trao đổi ở thị trường thứ cấp theo những mức đổi thay. Mhững vụ mua bán trong thị trường thứ cấp vượt xa về số lần và số lượng so với khi đưa ra bán trên thị trường sơ cấp. Mối quan tâm thứ hai của luật lệ, do đó là, bảo đảm có một nguồn thông tin liên tục về công ty đã phát hành chứng khoán, bằng cách buộc công ty phải báo cáo bổ túc, cứ ba tháng một lần thông báo cho những người nắm chứng khoán của công ty, mỗi khi những người này yêu cầu đến bầu bán, hay phải quyết định về số chứng khoán nắm trong tay như khi công ty định phát hành thêm, tách đôi cổ phần. Thứ ba, vì việc mua bán chứng khoán rất nhậy cảm với các tập tục, cách thức làm ăn có tính lường gạt, khuynh đảo, nên các luật lệ ề chứng khoán điều có các điều khoản trừng phạt sự gian dối, lừa đảo của nơi phát hành. Những điều khoản này được giải thích rất rộng để không chỉ ngăn cản các hành vi lừa đảo mà còn cả những hành vi tạo ra bất công. Ví dụ, người mua chứng khoán có nắm tin nội bộ bị phạt vì do ưu thế về thông tin kia họ sẽ mua bán lời lãi nhiều hơn so với người đầu tư bình thường; hay là một người cố vấn về đầu tư mà mua chứng khoán trước khi có ý kiến về nó, rồi đem bán đi sau khi giá của nó tăng do tác động của lời khuyên hay ý kiến của mình thì cũng bị phạt; hoặc là người mội giới khi được khách hàng tin tưởng giao phó việc mua bán chứng khoán mà mua đi bán lại chứng khoán nhiều lần cốt ăn hoa hồng không luư tâm đến khả năng tài chính và mục đích đầu thư của khách thì cũng bị phạt. Thứ tư, vì có cả một bộ máy lớn để mua và bán chứng khoán cho các người đầu tư do những người mội giới thực hiện, luật lệ chứng khoán phải qui định hoạt động của những người sau để bảo đảm họ sẽ không lợi dụng lợi thế về kinh nghiệm và về cơ hội mua bán hơn hẳn của họ mà ăn thông với nhau qua mặt hay ăn chặn của công chúng vốn không chuyên nghiệp. Có thể kể vài việc như luật buộc môi giới mua bán ở trên bàn phải có tối thiểu 5.000 Mỹ kim khi giao dịch; hoặc bảo vệ người đầu tư bằng cách lập một công ty bảo hiểm rồi buộc các công ty môi giới phải đóng tiền vào đó hành năm. Cuối cùng, luật lệ chứng khoán đua ra các loại hình phạt mà chiính quyền có thể áp dụng cho những ai vi phạm các điều bị cấm, kể cả những việc dành cho những ai bị thiệt hại vì những vi phạm kia được đền tiền. Hơn nữa, toà án còn giải thích luật lệ để tạo nên trách nhiệm bồi thường tiền bạc trong những trường hợp mà luật không nêu rõ ràng. Các loại chứng khoán. Các loại cổ phiếu. Cổ phiếu thông thường. Cổ phiếu này do cổ đông ba quyền (quản trị, chia lời, lấy vốn về khi giải thể). Tuy nhiên, tuỳ theo từng công ty, việc quản trị được thể hiện qua quyền bỏ phiếu bầu người vào hội đồng quản trị (hay quyết định) có thể khác nhau; ví dụ cổ phần hạng A cho quyền quyết định nhiều vấn đề của công ty hơn là hạng B. Nhìn từ vị trí của người mua chứng khoán, cổ phiếu thông thường được xếp loại tùy theo tình trạng lớn mạnh của công ty hay sự phản ứng của các sản phẩm của công ty đối với các chu kỳ kinh tế. Trên cơ sở đó có sự phân loại chứng khoán của các công ty ra nhiều thứ: chứng khoán của các công lớn và giàu, giá rất đắt, tài liệu nghiên cứu về nó có hàng xấp, và thường do các quỹ lớn mua; loại của công ty đã lớn mạnh rõ ràng; loại còn đang nổi lên; loại sẽ cho cổ tức đều; loại có giá dưới 5$ một tờ; và loại chỉ bán cho những người thật giàu, và người này cam kết bằng văn bản là sẽ không bán lại cho ai. Chứng khoán được phân loại dựa trên sự phản ứng trước chu kỳkinh tế được chia ra: loại mà công việc kinh doanh không bị ảnh hưởng mặc dù tình hình kinh tế có thế nào đi nữa như chứng khoán của công ty dược phẩm, điện nước; loại bị tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế chung, như của các công ty xây dựng, hay sản xuất hàng lâu hao mòn. Loại sau này trả cổ tức theo sự lên xuống của nền kinh tế. Vì vậy giá để mua nó cũng thay đổi tương ứng. Còn một loại nữa là khi nền kinh tế càng xuống thì giá nó càng cao như xăng dầu. Cổ phiếu được phân loại như trên giúp cho nhà đầu tư chọn lựa khi muốn mua bán, hay lập một quỹ chứng khoán. Đó là sự phân loại theo lợi ích của người đầu tư. Cổ phiếu đặc ưu. Cổ phiếu này có nhiều loại nhưng những loại chính là: Loại cho cổ đông được hưởng cổ tức bảo đảm: cổ phiếu tích lũy nghĩa là nếu năm ngoái không được chia cổ tức thì năm nay sẽ được lấy cả cổ tức của năm ngoái lẫn năm nay, và được lấy trước các cổ đông thường. Vì thế cổ phiếu này được gọi là đặc ưu hay ưu tiên. Loại cho phép điều chỉnh cổ tức: cổ tức nhận được mỗi kỳ thay đổi theo sự thay đổi của một lãi suất nào đó dùng làm tiêu chuẩn. Có thể dịch là cổ phiếu đặc ưu có lãi điều chỉnh. Loại cho điều chỉnh cổ tức theo lãi suất ngắn hạn (lĩnh 49 ngaỳ một lần); gọi là cổ phiếu đặc ưu tiền tệ. Loại cho điều chỉnh cổ tức theo lãi suất do công ty phát hành ấn định (lấy mỗi 49 ngày). Loại cho chuển đổi thành cổ phiếu thông thường theo một tỉ lệ nào đó; cổ phiếu đặc ưu khả hoán. Nhìn chung, càng ngày cổ phiếu đặc ưu càng được dành cho những tính chất gần giống như trái phiếu. Và ở trong mỗi tính chất, nó là sự phối hợp nhiều tính chất khác nhau cho phù hợp với sự mong muốn của nhà đầu tư. Các loại trái phiếu. Tại sao trái phiếu mua đi bán lại được. Trái phiếu có một mệnh giá. Khi có yếu tố nào làm thay đổi mệnh giá đó thì trái phiếu trở nên mua đi bán lại được. Đó là nguyên lý. Nhưng cái gì làm cho mệnh giá thay đổi và dựa vào đâu? Trả lời câu hỏi này cũng là xem đến tính chất của trái phiếu. Trong trái phiếu người ta phân biệt ra ba yếu tố: mệnh giá, ta đã biết: lãi suất trả cho món nợ, ta cũng biết và gọi là lãi suất nguyên thủy (LSNT) để phân biệt sau này, và cuối cùng là mức sinh lợi. Mức sinh lợi là số phần trăm có được khi so tiền lãi được hưởng với số tiền đã bỏ ra để mua trái phiếu ấy ( dù có là bao nhiêu thì lúc được trả gốc vẫn nhận tiền theo mệnh giá. Nếu LSNT được căn cứ trên mệnh giá, thì mức sinh lợi lạidựa vào thực giá. Nếu LSNT được căn cứ trên mệnh giá, thì mức sinh lợi lại dựa vào thực giá, là cái giá thực sự trả khi mua bán trái phiếu. Ví dụ nếu bạn bỏ ra 1.000$ cho một công ty vay với LSNT 8% một năm, vậy bạn có – hay đã mua – một trái phiếu (mà người ta sẽ viết là) “8%$1.000”. mội năm bạn sẽ có 80$ tiền lãi. Ở đây chỉ có một giá mua làm căn cứ nên mức sinh lợi và LSNT là một và là 8%. Cái này người ta gọi là mức sinh lợi danh nghĩa. Tuy nhiên, nếu một năm sau, vì lý do gì đó, trái phiếu bạn cầm mất giá, đề 1.000$ đấy, nhưng bạn chỉ bán – nói cho dễ hiểu công ty sẽ được 800$. Vậy thì đối với bạn , bạn vẫn được 80$ tiền lãi; nhưng vì chỉ trả có 800$ vậy trái phiếu của bạn có mức sinh lợi là 10%. Cái này gọi là mức sinh lợi hiện thời.Trái phiếu có ba mức sinh lợi : Mức sinh lợi danh nghĩa: cùng dựa chung vào số tiền mua đã bỏ ra (hay khi mệnh giá và thực giá ngang nhau) thì mức sinh danh nghĩa cũng là mức của LSNT. Mức sinh lợi hiện thời: Là mức sinh lợi đã nêu trong ví dụ trên, vậy nếu trái phiếu là 8% - $1.000 mà bạn mua với giá 800$, vẫn được hưởng tiền lãi 80$ một năm, thì mức sinh lợi hiện thời của trái phiếu kia là (800/8) 10%. Tuỳ theo thực giá cao hơn hay thấp hơn mệnh giá; nếu LSNT không đổi, ta cũng sẽ có những mức sinh lợi hiện thời khác nhau. Ví dụ: Giá mua. Tiền lãi hưởng Mức sinh lợi Mua đúng mệnh giá, 1.000$ 80$ 8% Mua dưới mệnh giá, 800$ 80$ 10% Mua trên mệnh giá, 1.200$ 80$ 6,6% Vậy trái phiếu bán cao hơn mệnh giá vì nó cho sức sinh lợi hiện thời thấp; còn bán thấp thì cho mức sinh lợi cao. Tương quan giữa giá trái phiếuvà mức sinh lợi trông giống như cái bập bênh của trẻ con chơi : bên này lên, bên kia xuống. Mức sinh lợi cho tới ngày đáo hạn – loại này không căn cứ vào thực giá cao hay thấp hơn mệnh giá. Ai bỏ 800$ mua một trái phiếu trị giá 1.000$. Vậy là nhận được 200$ nhiều hơn số tiền đã bỏ ra; do đó tiền này cũng được tính vào việc sinh lợi của trái phiếu. Đây là ý nghĩa chính của mức sinh lợi này. Khi tính nó người ta còn tính đến tương quan giữa lãi suất và giá cả, thực giá và mệnh giá, số năm đáo hạn, và họ có một công thức để tính. Với một trái phiếu 1.000$ trả lãi 8% năm, còn 5năm nữa mới đáo hạn mà bạn mua giá 800$ thì mức sinh lợi tức ngày đáo hạn là 13,3% Vậy khi một trái phiếu có thực giá cao hoặc thấp hơn mệnh giá người ta sẽ tính ra mức sinh lợi tới ngày đáo hạn và so sánh thiệt hơn để quyết định mua bán chứ không còn nhìn đến LSNT nữa. Điều này có nghĩa là trong việc mua bán trái pjiếu người ta có một thước đo khác. Đến đây ta có câu hỏi cái gì làm thay đổi giá mua bán trái phiếu? Hay khi nào nó được bán đúng, cao hơn hay thấp hơn mệnh giá? Việc đó tuỳ thuộc vào một số yếu tố như: khả năng con nợ trả lãi và gốc, việc trả nợ được bảo đảm như thế nào, một số yếu tố kinh tế, và các lãi suất hiện thời trên thị trường. Ta gọi cái sau cùng là lãi suất thị trường (LSTT). Nó là yếu tố tác động mạnh nhất vào giá trái phiếu. Như đã biết lãi suất là cái giá để mua bán tiền bạc. Người mua tiền là con nợ đi vay, người mua hàng trả góp, hay sinh viên vay quỹ tín dụng lấy tiền đi học. Mua thì tạo thành cầu. Cầu phải có cung. Người cung cấp tiền là người cho vay, chủ tiệm bán hàng trả góp. Cung cầu tạo nên giá cả tức là lãi suất. Khi cung nhiều mà cầu ít thì lãi suất thấp và ngược lại, và đó là LSTT. LSTT có ảnh hưởng mạnh nhất trên giá cả của trái phiếu và có thể thấy qua ví dụ sau. Giả sử có một trái phiếu 8% được phát hành các đây 5 năm với LSTT thời đó là 8%. Bây giờ LSTT là 9% và có một nơi bán trái phiếu 9% năm. lúc này không ai lại đi mua một trái phiếu có lãi suất 8%. Vậy ai đang có một trái phiếu 8%, mà vì cần tiền phải bán đi , thì phải bán với mệnh giá thấp hơn , để cho mức sinh lợi tới hạn của nó tương đương với mức của trái phiếu vừa xuất hiện. Việc LSTT làm cho giá trị của một trái phiếu đã phát hành mất giá được gọi là rũi ro về lãi suất. Khi trái phiếu ở trên thị trường thứ cấp thì giá của nó còn bị thay đổi bởi những yếu tố kinh tế như: chu kỳ kinh tế, lạm phát và sự dự báo về mức chênh lệch giữa lượng tiền sẵn có để cho vay với lượng tiền người vay cần. Những yếu tố này cũng tác động vào LSTT, và do đó chúng cũng là các yếu tố ấn định giá cả trái phiếu. Chẳng hạn khi kinh tế lên, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, họ đi vay tiền, tiền trở nên đắt và LSTT tăng. Lạm phát làm giá cả hàng hoá gia tăng, các chủ nợ phải tăng lãi suất để bù cho đồng tiền của họ mất giá. Thường thường lạm phát tăng thì LSTT cũng tăng. Tóm lại, trái phiếu dù có một lãi suất và một mệnh giá nhất định rồi mà còn bán đi bán lại được là vì mệnh giá của nó bị LSTT tác động vào làm cho mức sinh lợi tới hạn của nó đổi theo tỉ lệ nghịch. Muốn cân bằng nó trong tình hình mới, người ta phải thay đổi mệnh giá để nó để nó trở thành thực giá. Chênh lệch giữa mệnh giá và thực giá làm cho trái phiếu trở nên mua bán được. Các loại trái phiếu gọi theo tên. Trái phiếu do công ty phát hành có mệnh giá 1.000 Mỹ kim, có đủ các kỳ hạn như : ngắn, trung, dài hạn; tiền lãi phải chịu thuế thu nhập cá nhân; và có khi công ty mua lại. Trái phiếu của các chính quyền địa phương để tài trợ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng hay công cộng. Mệnh giá 5.000 Mỹ kim, thời hạn từ một tháng đến 30 năm; không bị thuế. Công trái dài hạn từ 3 – 10 năm và trên 10 năm, cả hai có nhiều mệnh giá. Công trái ngắn hạn; mệnh giá 10.000 Mỹ kim; thời hạn 3,6 và 12 tháng. Số lượng của loại này rất lớn, tạo nên thị trường tiền tệ. Nó là công cụ để chính phủ tăng hay giảm số lượng tiền lưu hành trong công chúng. Số lượng tiền tệ nhiều hay ít so với số cầu sẽ tạo nên lãi suất cơ bản để từ đó người ta định các lãi suất khác các hoạt động khác nhau và tạo nên trái phiếu do các cơ quan khác bán như hệ thống ngân hàng nông nghiệp liên bang; ngân hàng phát triển, cho vay để mua nhà; tín dụng sinh viên; công ty tài chính. Họ phát hành trái phiếu để có tiền cho các hội sinh viên của mình vay. Về chất lượng của các loại trái phiếu trên thì cái của công ty có nhiều rũi ro nên có mức sinh lợi cao. Loại của chính quyền địa phương trả lãi suất thấp vì không phải trả thuế. Công trái của chính phủ thì chắc chắn nhưng trả lãi thấp. Nhìn chung, giá cả trái phiếu bị tuỳ thuộc vào LSTT mà cái này ai cũng biết đến nên quyết định mua bán trái phiếu không gây cấn và sôi nổi như khi mua cổ phiếu, nó cũng không bị ảnh hưởng bởi triển vọng và hoạt động kinh doanh của công ty; cho nên tin tức về mua bán trái phiếu ít được đưa lên báo. Tuy nhiên số lượng trái phiếu tính theo trị giá tiền bạc thì cao gấp nhiều lần so với cổ phiếu. GIÁ CẢ Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Tại sao giá cả lên xuống. Nhìn chung, TTCK sinh lợi nếu có nhiềi người đầu tư tham dự, và gây lỗ khi số người ấy giảm. Khi mua chứng khoán, người mua bị tác động bởi một số yếu tố liên quan đến họ và đến nền kinh tế chung. Về họ sự mong đợi chờ lãi khi mua bán, rủi ro sợ phải chịu, có cách đầu tư nào khác không, thu nhập định kỳ, tài sản sẵn có. Về nền kinh tế có thể kể: sản lượng của nền kinh tế, lãi suất, hối suất ngoại tệ. Một lưu lượng tiền tệ cao sẽ khuyến khích đầu tư; khi kiếm ra đồng tiền khó, mức đầu tư giảm. Sự thay đổi thuế suất và mặt hàng chịu thuế cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng còn xem xét ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và chính trị. Thời cuộc không ổn định cũng sẽ làm họ ngại đầu tư. Số người tham dự nhiều sẽ làm giá chứng khoán tăng, ít người thì giá giảm. Sự khác biệt về giá cả chứng khoán với vàng hay Mỹ kim là tuỳ chúng có thể vùng lên, nhưng khi xuống giá, thì chứng khoán có thể xuống không còn đồng nào. Vàng tự nó đã có giá trị vẫn giữ được cái giá thấp nhất mà người ta chấp nhận. Nó khôn thể rớt xuống số không. Mỹ kim thì sẽ được chính phủ Mỹ giữ giá ở một mức nào đó vì nếu không thì xã hội sẽ nổi loạn. Chứng khoán đặt cơ sở hoàn toàn trên niềm tin, mà niềm tin là một thứ vô hình, cho nên khi nó mất đi, thì khó ngăn chặn được chứng khoán mất giá hoàn toàn. Cách duy nhất là đóng cửa thị trường, không cho bán nữa. Các dấu chỉ cho biết sự lên xuống giá cả của chứng khoán – Các số trung bình và số chỉ. Muốn biết mình yếu hay khỏe ta nhờ thầy thuốc bắt mạch. Xem con có sốt ahy không bà mẹ dùng nhiệt kế. Các chỉ số(index) và số trung bình(average) ở đây là cách mạch TTCK. Nói cụ thể, người đầu tư khi quyết định mua bán chứng khóan, họ cần biết chiều hướng giá cả của loại chứng khoán muốn mua đã kêu xuống như thế nào trên TTCK; khi ấy họ phải xem chỉ số hay số trung bình của loại chứng khoán liên quan; tức là họ cần một “tiểu sử “ về giá cả trên thị trường của loại này, trình bày theo một quá trình từ trước đến nay, giống như một điện tâm đồ. Ngoài ra khi so chiều hướng giá cả trên thị trường trong một thời gian mà thấy nó khác với chứng khóan mà mình nắm thì phải xem lại chứng khóan của mình có vấn đề gì không. Thí dụ, cái chung lên sao cái riêng của mình xuống. Các chỉ số và trung bình là bản điện tâm đồ trong TTCK. Điện tâm đồ ghi nhịp đập của tim theo thời gian. Bản điệm tâm đồ cho TTCK có thời gian nhưng không có nhịp đập, vì có hàng ngàn công ty, hàng triệu chứng khoán làm sao tìm được nhịp đập. Ông Charles Dow vào năm 1884 đã cố gắng giải quyết vấn đề và ông tính toán, lập ra con số trung bình. Sau này người khác đưa ra là chỉ số Về cơ bản, hai cách này khác nhau ở chỗ là trung bình thường dựa trên một ít chứng khoán và dùng cách chia bình quân thông thường, rồi khi dùng người ta so sánh con số của ngày hôm trước với hôm sau. Trong khi đó chỉ số dựa trên nhiều chứng khoán, và nó có một con số gốc, thí dụ 100 điểm váo một ngày nhất định nào đó, và các sự thay đổi được so sánh với cái gốc này. Để tạo ra kết quả người ta làm theo hai cách:(i) cộng giá thị trường của ác chức khoán đã chọn rồi chia cho tổng số của chúng và,(ii) cũng con số đó nhưng chia cho một ố chia (divisor), mà con số chia này có tính đến sự giảm giá do chứng khoán bị tách đôi, hay do những thay đổi khác của vốn tính theo thị trường. Giá thị trường là giá của một chứng khoán nhân với tổng số chứng khoán đang lưu hành trên thị trường của một công ty được niêm yết. Các số trung bình Dow Jones ( Dow Jones Average) Số trung bình Dow Jones có bốn loại khác nhau, phản ánh chứnh khoán của các ngành công nghiệp, vận chuyển, tiện ích, công cộng, và hỗn hợp ( compisite). Để có số trung bình cho mỗi loại, người ta cghọn chứng khoán của 30 công ty công nghiệp, 20 vận chuyển, 15 tiện ích công cộng, và 65 công ty chọn từ những công ty trên để thànhloại hỗn hợp. Các số trung bình được tính theo điểm chứ không theo tiền. Sở dĩ có nhiều loại là để giúp cho người mua nhiều chứng khoán khác nhau dễ theo dõi, nhất là khi họ có một quỹ chứng khoán. Trong bốn loại trên thì số trung bình của ngành công nghiệp ( Dow Jones Industrial Average) được sử dụng nhiều nhất và được đưa lên truyền hình mỗi ngày. Dù con số này chỉ bao gồm chứng khoán cuả 30 công ty nhưng chúng chiếm từ 15 – 20% tổng số chứng khoán giao dịch trên thị trường. Trước hết, giá chứng khoán mỗi loại sẽ được nhân với một hệ số ( giống như khi thi tốt nghiệp trung học) để phản ánh các tác động khác lên sự thay đổi của giá cả giữa loại chứng khoán tăng giá nhiều hay tăng giá ít. Sau đó, bằng cách cộng gia (đã nhân với hệ số) của tất cả những chứng khoán của các công ty đã chọn ( trở thành số phải chia) chia cho tổng số chứng khoán; người ta sẽ có một thương số gọi là số trung bình có hệ số( từ toán học là bìng quân giai quyền) của những giá kia. Thí dụ, nếu đã có hệ số của bốn loại chứng khoán là 10, 20, 60 và 110 Mỹ kim thì giá trị của số bình quân gia quyền sẽ là 50 ( cộng bốn số kia lại chia cho 4). Qua thí dụ này ta sẽ thấy chứng khoán có giá cao ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cả nhiều hơn là chứng khoán có giá thấp. Nếu cái có giá 110$ tăng 10% thì nó sẽ đẩy số bùnh quân gia quyền kia thành 52,75 ( lấy 10+20+60+121 và chia cho 4) tức là thay đổi 5,5%. Nhưng nếu cái 10$ tăng 10% thì số trung bình chỉ là 50,25 ( lấy 11+20+60+110 chia cho 4) hay tăng 0,5%. Trải qua thời gian, số chia của các số trung bình Dow Jones điều chỉnh vì có các chứng khoán bị chia hai hay vì số cổ tức được chia lên đến mức tương đương với 10% của giá thị trường cho một loại chứng khoán . Năm 1998 con số này là 1,754. Khi giá chứng khoán trên thị trường cao thì số bình quân gia quyền hay số trung bình cũng cao; cự khác biệt là cái giá kia cho biết giá của một chứng khoán, còn số trung bìng cho biết giá nhiều loại chứng khoán mà chênh lệch giữa chúng không còn nữa( vì có việc nhân hệ số). Do công thức tạo lập, chỉ số Dow Jones thường cao hơn nhiều so với giá tiền của chứng khoán. Mặc dù vậy, khi người ta nói “ Hôm nay giá thị trường lên 10 điểm” tức là chỉ số Dow Jones tăng 10 điểm. Chỉ số này đơn giản và đáng tin cậy nhất để đánh giá TTCK và sức khỏe của nền kinh tế Mỹ cũng như niềm tin dân chúng đặt vào nó để có biện pháp kinh tế và tài chính thích ứng. Ngoài số trung bình Dow Jones còn có chỉ số của côngty Standard và Poor’s (Standard & Poor’s Index). Công ty này (S& P) công ty bố năm loại chỉ số khác nhau và dùng một nền tảng rộng hơn nhiều so với cái của Dow Jones. Họ chọn các công ty mà đa số có niêm yết trên TTCK và lấy giá chứng khoán của chúng để làm nên chỉ số này. Các chỉ số gồm có công nghiệp – 400 Industral Index; vậnchuyển – 20 Transportation Index; tiện ích công cộng – 40 Utility Index; tài chính – 40 Financial Index và tổng hợp – 500 Index. Mỗi con số biểu thị số công ty có chứng khoán được đưa vào. Con số cuối cùng 500 là số công ty chọn từ các công ty của bốn loại kia. Các chỉ số này cũng tính theo điểm, chỉ đăng báovà cũng chỉ có mục đích như Dow Jones. Các biện pháp làm giá cả ít biến động. Giá cả ở TTCK phải ít biến động thì mới có nhiều người tham gia. Để cho giá đó xảyra, TTCK xảy ra một cách phối hợp bốn yếu tố là: Tin tức về giá ca luôn luôn được phổ biến công khai và tức thời sau mỗi thương vụ. Có nhiều loại lệnh mua bánvà trả tiền trong đó kết hợp gia 1cả với thời gian để làm đứt đoạn sự đi lên hay xuống liên tục của giá cả. Buộc người MGMB phải cân bằng chênh lệch cung cầu mà không cạnh tranh với khách hàng. Để cho một lớp người đầu cơ hoạt động mà việc làm của họ cũng làm giảm sự biến động của giá cả. Kết luận phần II : đề án này chúng ta đã đề cập đến toàn cảnh TTCK, tức là chúng ta chỉ đi phần ngoài không sâu lắm đối với TTCK. TTCK đã hình thành một cách mau lẹ. Trong phần này chúng ta cũng đã hiểu được nguyên tắc tổ chức và điều hành TTCK, đặc biệt là chúng ta đã biết đến các loại cổ phiếu, trái phiếu, giá cả ở TTCK, người đầu cơ trong TTCK. PHẦN 3: LÀM GÌ KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN? Làm gì khi muốn mua chứng khoán. Chứng khoán được ưa chuộng vì kinh nghiệm ở các nước tiên tiến cho thấy dù do các công ty có làm ăn ra sao thì người đầu tư vào chứng khoán dài hạn vẫn hưởng được một mức lời cao hơn là gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Chứng khoán nắm trong tay tăng giá khi công ty kinh doanh lời lãi, còn tiền gởi ở ngân hàng thường hay bị lạm phát làm cho giảm đi. Ở Mỹ, người ta nghiên cứu và thấy là từ năm 1926 – 1982, tổng số vốn thu hồi từ cổ phần thông thường vượt ba lần mức giá tăng của chỉ số giá tiêu thụ. Tuy vậy, đầu tư vào chứng khoán vẫn là hên xui hay may rủi. Khi bạn đầu tư vào đấy thì phải tính đến thời gian sẽ mất để số tiền bỏ ra trở thành một món tiền dùng vào việc và tuổi tác của mình từ đây đến đó có cho phép không. Những thứ đó nằm trong tầm kiểm soát của bạn, nhưng vì đưa tiền cho người khác xài nên còn nhiều thứ nằm bên ngoài bạn. Vậy là phải có một phương pháp để kiểm soát số tiền kia. Phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng là: Có một tâm lý thích hợp khi đầu tư. Tính toán trước khi đầu tư. Thực hiện một chiến lược đầu tư. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp đó phải làm một số việc để bắt đầu. Một, chọn một người mội giới chứng khoán. Họ liên lạc với công ty chứng khoán nào đó để gặp. Môi giới ở đây có hai loại : Người làm theo lệnh. Người vừa làm theo lệnh vừa giúp ý kiến. Người trước đòi tiền hoa hồng thấp còn người sau đòi tiền hoa hồng cao. Hai, mở một trương mục với người mội giới. Người môi giới sẽ hỏi một số chi tiết về bản thân và khả năng tài chính trước khi cho bạn mở. Ba, ra lệnh mua. Ở đây có khó khăn là làm sao biết giá chứng khoán lúc ra lệnh. Người môi giới không thể có giá của thị trường vào lúc nhận lệnh. Họ nhận rồi chuyền đi. Bạn sẽ phải theo dõi giá qua báo chí sáng hôm sau, biết chứng khoán được mua bán ở đâu vào lúc nào. Để tìm tất cả các bước trên, bạn phải thu thập thông tin. Thông tin có thể lấytư công ty chứng khoán, nhà tư vấn đầu tư, hoặc báo chí. Người môi giới mà nhà đầu tư giao dịch rất quan trọng vì nói là tham gia TTCK chứ thật ra bạn chỉ giao dịch với người này mà thôi. Điều quan tâm của bạnlúc ấy không còn là TTCK hoạt động thế nào như chúng ta đang tìm hiều đây mà là giá chứng khoán ra sao, nên mua hay bán cái nào. Những điều này chỉ có thể bàn bạc với người môi giới để rồi chính mình quyết định. Người môi giới cũng không ngồi ngồi ở sàn giao dịch và nhiều khi cũng không có loại chứng khoán mà mình cần. Bởi vậy, cần phải tiếp xúc với họ nhiều lần trước khi mở trương mục để xem họ có đáng tin cậy hay không, sẽ phục vụ tốt và có ming bạch trong việc mua bán không. Người môi giới cũng là người cung cấp thông tin về thị trường nên cũng cần chọn được ngườinào nắm vững mục đích đầu tư của mình và biết thực hiện mục đích đó khi thi hành nhiệm vụ. Đấy là những công việc có tính thủ tục, bây giờ ta trở lại với công việc có tính nghiên cứu phải làm trước khi đầu tư vào chứng khoán và vẫn bạn là trung tâm. Tâm lý thích hợp cho việc đầu tư. Đầu tư là rủi ro nên trước khi đầu tư bạn phải tư đánh giá mình thuộc loại người nào: bạo gan, chung chung, hay nhát. Nếu bạo gan, bạn được gọi là người dám chấp nhận rủi ro, còn nhát là người dè dặt. Dù thuộc loại nào, thì như bất cứ ai, bạn cũng có một số tâm trạng chung như đầu tư. Trước hết là sự ham muốn, đôi khi là tham lam. Lòng tham lam ta chỉ nghĩ đến thắng to mà ít khi nghĩ đến thua lớn. Thứ hai là sợ, vừa thấy giá chứng khoán mình đang cầm xuống vội bán đi Thứ ba là nhìn về tương lai theo kinh nghiệm mới trải qua. Năm ngoái thấy giá chứng khoán của mình lên, năm nay nghĩ nó cũng sẽ lên nữa. Không ai có thể tránh được những tâm trạng đó, nhưng nếu để cho một cái nào đó đi quá – tức là mất bình tĩnh sáng suốt – thì dễ thất bại. Vì đòi hỏi này ta cần biết về bản chất của sự rủi ro đến mức nào, nói theo sách vở là một thái độ đối với rủi ro. Thông thường khi nghĩ đến rủi ro người ta coi đó là một dịp hay một cơ hội xem sẽ ăn hay thua, khả năng thế nào. Thực ra, khi nghĩ đến rủi ro ta phải hỏi xem nếu rủi ro xảy ra thì ta sẽ phải chịu những hậu quả gì? Chẳng hạn, năm nay mìng 30 tuổi, bắt đầu bỏ tiền đầu tư để lo hưu trí sau này, nếu sang năm giá chứng khoán xuống thì hậu quả thì hậu quả sẽ là gì? Nhiều hay ít? Năm nay 45 tuổi, con vừa vào đại học phải lo chuyện ăn học cho nó; trước kia mình định dùng tiền lời cổ phần hàng năm cho việc này, bây giờ cổ tức xuống thì hậu quả ra sao? Sau khi đã biết về tính chất của sự rủi ro như thế, ta có thể xác định thái độ của mình đói với rủi ro. Giúp cho việc này, các chuyên gia đã đưa ra một vài cách hỏi. Ví dụ, bạn đang đánh bạc, nay đã thua hết 1.000.000$. bây giờ bạn dám bỏ ra bao nhiêu để gở lại? Các câu trả lời có thể là: bỏ cuộc, bỏ ra 100.000$, 300.000$, nhiều hơn thế. Ai dám bỏ nhiều tức là bạo gan. Nếu bạn không có máu đen đỏ thì có những câu hỏi khác. Chẳng hạn, có bao giờ bạn dám bỏ một công việc đang ngon lành khi mà chưa có sẵn một việc khác chưa? Cơ sở làm ăn khó khăn, bạn có sợ bị mất việc không trong khi biết mình làm giỏi và năm ngoái mới được khen? Có luôn luôn thủ một số tiền để phòng khi bất trắc không? Tuỳ câu trả lời bạn sẽ biết mình thuộc loại nào. Biết mình là ai xong bạn sẽ tính toán để đầu tư. Tính toán trước khi đầu tư. Trước khi đầu tư bạn sẽ thực hiện sáu bước sau. Xác định có bao nhiêu tiền để đầu tư. Bạn phải xem xét toàn bộ tiền bạc của mình, lương bổng, lợi tức hàng tháng; những khoản phải chi trong ngắn hạn, dài hạn để cuối cùng tính ra được một số tiền có thể đem đi đầu tư và dám chấp nhận mất số tiền đó. Người môi giới sẽ yêu cầu bạn phải cho biết những chi tiết về lợi tức trước khi mở cho bạn một trương mục để giao dịch với họ. Mình dám chấp nhận rủi ro đến mức nào hay xác định mục đích của việc đầu tư. Khi mua chứng khoán bạn có hai cái lợi: Được chia cổ tức bằng tiền mặt từ công ty đã bán cộ phiếu hoặc tiền lãi từ trái phiếu.Tuy nhiên, cổ tức không tự động có hoặc bảo đảm sẽ có, nó tuỳ thuộc vào công việc kinh doanh của công ty và tuỳ hội đồng quản trị quyết định có chia cổ tức hay không. Bạn sẽ có lời lãi từ sự tăng giá của số chứng khoán nắm trong tay. Sự tăng giá này tuỳ thuộc vào việc có bao nhiêu người sẵn sàng mua chứng khoán đó, khi nhiều người muốn mua thì giá sẽ tăng, cái này được gọi là lãi vốn. Tóm lại, toàn bộ lợi ích mà bạn sẽ hưởng khi mua chứng khoán là cổ tức và lãi vốn. Sự công bằng trên đời buộc rằng nếu do đầu tư hưởng hai khoản kia thì bạn cũng phải chấp nhận các rủi ro, chỉ cái có nhiều cáo có ít. Rủi ro lớn nhất là mất vốn vì chứng khoán của công ty mà bạn cầm trở nên vô giá trị. Cái này gọi là rủi ro về vốn và gồm các loại sau: Rủi ro do công việc kinh doanh của công ty, làm ăn thua lỗ, hay không đạt đến tình trạng kinh doanh mà bạn mong chờ. Rủi ro vì chỉ mua chứng khoán của một công ty. Khi bạn chỉ đầu tư vào chứng khoán của một công ty mà nơi này làm ăn thua lỗ, giá chứng khoán của nó giảm thì bạn sẽ bị lỗ. Muốn tránh, bạn phải có một quỹ chứng khoán. Rủi ro về lãi suất. Khi mua trái phiếu hay cổ phần đặc ưu mà lãi suất lên xuống thì bạn cũng chịu thiệt hại. Rủi ro do thị trường. Rủi ro này xảy ra khi chu kỳ thị trường đi xuống. Có khi c3 thị trường cùng xuống, như trường hợp TTCK sụp đổ. Rủi ro vì lạm phát. Rủi ro vì thuế. Một lúc nào đó thuế sẽ đánh vào lợi tức nhận được. Vì các rủi ro kia cho nên bạn phải xem mình là dân bạo gan hay dè dặt. Xác định rồi thì đặc mục đích ấy là: Thứ nhất là kiếm lợi tức để chi dùng hàng tháng. Khi nhắm đích này thì phải đầu tư vào những chứng khoán trả cổ tức cao; nhưng như thế chưa hẳn là sẽ không mất vốn, và phải mua chứng khoán của các công ty lớn, làm ăn có lời. Thứ hai, làm giàu từ từ. Khi đầu tư cách này bạn phải nắm một quỹ chứng khoán để kiếm tiền từ từ nhờ tăng lãi vốn. Người đầu tư cách này nhìn dài hạn, không chấp nhận rủi ro lớn và nhận ra được rằng chứng khoán có khi không cho cổ tức cao mà nhiều khi giá lại dao động nữa. Thứ ba, làm giàu nhanh. Cách này buộc nhà đầu tư phải mua những chứng khoán mà có lãi vốn tăng nhiều trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Họ khọng còn để ý đến việc trả cổ tức, và bảo tồn vốn. Chứng khoán thích hợp cho mục đích này thường có mức sinh lợi cao nhưng cũng mất giá như chơi. Thứ tư, đầu cơ. Cách này làm cho giá không tăng vọt hay hụt hẫng, nhờ đó người đầu tư không bị rơi vào hai thế cực lời và cực lỗ to mà lời lãi cứ bình bình, và nhất là những người đầu tư nhỏ không bị mất hết tiền. Sau khi đã lượng hết sức mình và xem mục đích nào là thích hợp, có khi bạn phải thay đổi mục đích đầu tư lúc đầu. Xem rằng đầu tư vào chứng khoán có phải là một phương thức thích hợp không. Nói chung đầu tư vào chứng khoán là ách thích hợp nhất để đạt được cùng một lúc nhiều mục đích. Thế nhưng nó cũng không hợp với ai sợ mất vốn vì giá thay đổi luôn. Sự thay đổi ấy làm cho một số người sợ, người khác không. Đối với những ai không rơi vào hai thái cục này, họ chấp nhận một số rủi ro nào đó để thu lợi ở một mức trên trung bình và trong lâu dài. Những người bình bình này sẽ chọn một số hình thức để đầu tư (gửi ngân hàng, mua đất...) trong đó mua chứng khoán chỉ là một phần. Quá trình chọn lựa các loại hình để đầu tư được gọi là phân bố của cải; cho dễ hiểu chúng ta gọi là loại hình đầu tư. Cách đó về đại thể sẽ như sau: Một, xác định bỏ tiền vào dạng tài sản nào. Bình thường, tài sản nằm dưới ba dạng: Tiền mặt và những thứ tương đương như trái phiếu ngắn hạn. Cổ phiếu. Trái phiếu và các loại chứng khoán cho một lợi tức cố định. Hai, xác định số tiền sẽ bỏ vào mỗi dạng tài sản đó. Nói cách khác là nếu có 100.000$ để đầu tư thì bạn sẽ bỏ vào mỗi dạng kia bao nhiêu tiền. Để làm việc này bạn phải thu nhập thông tin để xem trong quá khứ trong các dạng ấy cái nào lên giá, mất giá để định cho mỗi cái là bao nhiêu. Không có một mẫu mực nào cho việc định đoạt ấy. Tuy nhiên, có một sự phân bổ tài sản đã được coi là ổ định và có truyền thống là nếu có 100$ thì bỏ vào cổ phiếu 55, trái phiếu 35 và tiền mặt là 10. Sự phân bổ ấy cho thấy để tiền của mình nó lên thì phải dành ưu tiên cho cổ phiếu. Thứ ba, quyết định trong mỗi dạng đó thì chọn loại chứng khoán nào, của công ty nào. Muốn định phải tìm xem chứng khoán của công ty nào cung cấp cổ tức đều đặn, công ty nào có lãi vốn nhanh. Thứ tư, quyết định bỏ bao nhiêu tiền vào mỗi loại chứng khoán của các công ty đã chọn. Việc chọn loại hình đầu tư phức tạp thì phải phân tích kỹ càng, đầy đủ các thông tin về thị trường, những biến chuyển chung của nền kinh tế, và chứng khoán của các công ty nhất định. Thường là, người ta phải nhờ đến các cố vấn về tài chính. Vì sự phức tạp này nên mới phải hỏi chứng khoán có phải là một hình thức để đầu tư thích hợp không. Làm sao để chọn chứng khoán cho đúng. Hỏi như thế là hỏi làm sao để biết được công ty nào làm ăn giỏi hay dở? Làm thế nào để biết hoạt động của công ty mình chọn mua chứng khoán. Ở Mỹ người ta phân tích các dữ kiện về hoạt động của công ty trongba văn bản do công ty phát hành: tờ báo bạch đã được UBGDCK cho đăng ký, báo cáo hàng năm, và báo cáo hàng quý công ty phải nộp cho UBGDCK. Bản cáo bạch sẽ khó tìm khi công ty đã bán chứng khoán đi rồi. Bản báocáo hàng năm và quý có thể viết thư yêu cầu công ty gửi. Đọc và phân tích những thông tin trong đó để đánh giá công ty. Việv này rất khó. Để giúp người đầu tư khỏi vất vả có hai công ty là Standard & Poor’s và Vaiue Line soạn các bản nghiên cứu các công ty, bán cho công chúng. Ngoài ra, người đầu tư có thể theo dõi giá cả chứng khoán của các công ty đăng trên các báo về tài chính mỗi ngày; nếu ngại cả việc này, thì họ họi thăm các công ty tư vấn và phải trả phí. Lúc nào thì mua chứng khoán. Thường thường người ta mua chứng khoán khi thấy nó sắp sửa lê và bán đi khi thấy nó sắp xuống. Tìm ra những dấu chỉ để biết chứng khoán sắp lên hay xuống đòi hỏi phải biết phân tích chứng khoán. Về cách phân tích có hai trường phái. Một phái gọi là phân tích kỹ thuật: Tìm cách xác định những điều kiện trong đó xu hướng hay chiều đi của giá chứng khoán sẽ lên hay xuống và đưa ra các dấu hiệu giúp quyết định nên mua hay bán. Phái phân tích cơ cấu: tìm cách xác định giá trị thực sự của công ty hay của thị trường. Họ tìm cách giúp nhà đầu tư ước tính để khi nào giá trị thực (hay cố hữu) của công ty phản ánh trong giá của chứng khoán của nó bán trên thị trường. Có lúc giá của chứng khoán trên thị trường cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của công ty. Lúc giá của thị trường thấp hơn giá trị thực thì mua vào và khi cao hơn thì bán đi. Đi kèm với những sự đánh giá này là có một chiến lược đầu tư. Thường thường, mọi người tính chuyện dài hạn trong việc đầu tư họ không quan tâm đến chuyện lúc nào nên mua hay bán. Riêng những người đầu cơ, họ theo dõi kỹ những thời điểm này. Chiến lược đầu tư. Nói chiến lược tức là đặt câu hỏi cách nào hay nhất để đầu tư. Người ta đưa ra sáu cách đi từ dè dặt đến bạo gan để mỗi người chọn lựa. Trừ cách đầu tiên, năm cách còn lại đòi hỏi phải theo dõi, phân tích và nghiên cứu các thông tin trên thị trường hay nhờ tư vấn. Sáu chiến lược đầu tư là: Một, mua rồi giữ luôn. Cách này đơn giản, chọn mua chứng khoán của những công ty làm ăn phát đạt rồi giữ luôn để hưởng cổ tức và lãi vốn. Hai, mua đều đặn. Trong từng thời kỳ nhất định bỏ một số tiền kông thay đổi để mua chứng khoán của công ty làm ăn phát đạt mà không quan tâm đến giá của nó lên hay xuống. Ba, giữ cho khối tiền không thay đổi. Bỏ ra một số tiền nhất định để có một quỹ chứng khoán và coi đó như một khối tiền. Duy trì khối tiền đó mà không quan tâm đến iá cả. Nếu khối tiền tăng, do giá chứng khoán tăng thì bán bớt đi để cho nó như cũ. Lấy tiền ở một nguồn khác chứ không lấy từ số tiền đã đầu tưvào cái lối mới kia. Bốn, giữ cho tỉ lệ tạo thành khối tiền không thay đổi. Nó cũng giống như cách trên nhưng vào sâu. Ở đây ta xem trong khối tiền kia có mấy thành phần, ví dụ trái phiếu 50%, cổ phiếu 50%, nếu phần nào tăng thì bán nó bớt đi, phần nào giảm thì mua nó vào để giữ cho tỉ lệ kia không đổi. Năm, mua chứng khoán nhưng trả tiền theo định mức, số còn lại vay cả người môi giới. Sáu, mượn hàng của người môi giới để bán. Kết luận phần III : Ở phần này chúng ta đã đề cập đến việc làm gì khi tham gia TTCK. Trong đó chúng ta đã đề cặp đến các bước phải làm khi định đầu tư, các kỹ thuật đánh giá của công ty. Như vậy trong toàn đề án này chúng ta đã tìm hiểu được : Toàn cảnh TTCK TTCK vận hành như thế nào? Làm gì khi tham gia TTCK Kết luận toàn bộ đề án : qua đề án chúng ta đã tìm hiểu được toàn cảnh TTCK. Mục đích nghiên cứu đề án này là muốn tìm hiểu về quá trình hình thành và cách hoạt động của TTCK . Tôi đã tìm hiểu được TTCK hoạt động ra sao? Tại sao lại có sự thắng thua trong TTCK? Điều mà tôi quan tâm và thắc mắc cũng đã được giải quyết trong đề án này, đó là cách tham gia và sự thắng thua trong TTCK. Cho nên TTCK là một con đường thật bằng phẳng đối với những ai biết, cách hoạt động, qui luật và sự gan dạ. VẬY TỚI ĐÂY EM ĐÃ TRÌNH BÀY XONG BÀI TIỂU LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUYEN THI KIM HOANG (TRANG NOI DUNG).Doc
  • docNGUYEN THI KIM HOANG (TRANG BIA).doc
Tài liệu liên quan