Trữ lượng tức thời và phân bố nguồn lợi cá chỉ vàng (selaroides leptolepis) ở vùng biển phía nam Việt Nam dựa trên kết quả ðiều tra bằng phương pháp thủy âm

Fisheries acoustic data collected in 2005 were used to estimate stock biomass and spatial distribution of Yellowstrip scad the Southern Sea of Vietnam. Standing stock biomass of fish was estimated in the ranges from 177 - 351 thousand tons. Stock structure and distribution of Yellowstrip scad were differences seasonally. In the southwest monsoon season, population of Yellowstrip scad dominated by less than 10cm sized fish while in the southwest monsoon fish was mostly over 10 cm in body length. It is suggested that recruitment of yellowstrip scad are in the southwest monsoon season. Results aldo indicated that the distribution of fish was effected by monsoon season pattern with high fish concentration from 9o00N southwards in the Northeast monsoon and scaterred in the southernmost of Phuquy Island, off the Conson Island and southernmost of Camau cape during the Southwest monsoon season.

pdf12 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trữ lượng tức thời và phân bố nguồn lợi cá chỉ vàng (selaroides leptolepis) ở vùng biển phía nam Việt Nam dựa trên kết quả ðiều tra bằng phương pháp thủy âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 3. Tr 85 - 96 TRỮ LƯỢNG TỨC THỜI VÀ PHÂN BỐ NGUỒN LỢI CÁ CHỈ VÀNG (SELAROIDES LEPTOLEPIS) Ở VÙNG BIỂN PHÍA NAM VIỆT NAM DỰA TRÊN KẾT QUẢ ðIỀU TRA BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY ÂM VŨ VIỆT HÀ Viện Nghiên cứu Hải sản Tóm tắt: Số liệu ñiều tra bằng phương pháp thuỷ âm kết hợp ñánh lưới kiểm tra tín hiệu ñàn cá năm 2005 ñược sử dụng ñể ñánh giá trữ lượng nguồn lợi cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam. Trữ lượng nguồn lợi tức thời ước tính khoảng 177-351 ngàn tấn. Cấu trúc quần thể cá chỉ vàng ở mùa gió Tây Nam thuộc nhóm dưới 10cm và ở mùa gió ðông Bắc chủ yếu thuộc nhóm trên 10 cm cho thấy lượng bổ sung nguồn lợi của loài chủ yếu diễn ra trong mùa mùa gió Tây Nam. Khu vực phân bố tập trung của cá chỉ vàng trong mùa gió ðông Bắc chủ yếu giới hạn từ 9o00N xuống phía Nam. Ở mùa gió Tây Nam khu vực phân bố tập trung nằm rải rác, trong ñó các vùng biển phía ðông Nam ñảo Phú Quý, ngoài khơi ñảo Côn Sơn và khu vực phía Nam mũi Cà Mau là nơi có mật ñộ phân bố cao hơn. Từ khoá: thủy âm, cá chỉ vàng, trữ lượng, ñộ phong phú nguồn lợi I. MỞ ðẦU Cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis) [11] thuộc họ cá khế (Carangidae), phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt ñới phía Tây Thái Bình Dương, giới hạn phía Bắc là Nhật Bản và phía Nam là Australia. Cá chỉ vàng có tập tính hợp ñàn, thường phân bố nhiều ở những khu vực có nền ñáy mềm và khu vực ven bờ, cửa sông. Kích thước tối ña của cá chỉ vàng khoảng 22 cm, trong sản lượng khai thác chiếm ưu thế là nhóm cá có kích thước trên dưới 15 cm. Thức ăn chủ yếu của cá chỉ vàng là các loài ñộng vật phù du [9]. Kết quả ñiều tra nguồn lợi ở biển Việt Nam cho thấy, cá chỉ vàng phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ, tập trung ở dải ñộ sâu dưới 30 m nước. Vùng biển ðông Nam bộ là khu vực có nguồn lợi cá chỉ vàng phong phú hơn so với các vùng biển khác [1, 3, 4]. Năng suất khai thác cá chỉ vàng bằng lưới kéo ñáy khoảng 2-3 kg/giờ ở vùng biển ðông Nam bộ [4] và dưới 1 kg/giờ ở vùng biển vịnh Bắc bộ [3]. Kích thước cá khai thác chủ yếu trong khoảng 11-14 cm. Nguồn lợi cá chỉ vàng ở biển Việt Nam nói chung ñang trong chiều hướng suy giảm [1, 3, 4]. 86 Nguồn lợi cá biển nước ta chủ yếu ñược ñiều tra, ñánh giá bằng tàu ñánh lưới kéo ñáy. ðối với các loài cá có tập tính tụ ñàn và không phân bố sát ñáy như cá chỉ vàng thì việc áp dụng phương pháp ñiều tra bằng tàu ñánh lưới kéo ñáy sẽ tồn tại sai số hệ thống do lưới kéo ñáy không thể thu ñược mẫu khi cá phân bố chủ yếu ở tầng trên. ðối với phương pháp thuỷ âm các hạn chế nói trên sẽ ñược giảm thiểu vì vậy ñộ chính xác của kết quả nghiên cứu cũng sẽ tăng lên [6]. Với bộ số liệu thủy âm kết hợp ñánh lưới kéo thu thập ñược trong các tháng 4, 5 và 11, 12 năm 2005 ở vùng biển phía Nam Việt Nam của ñề tài “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ chủ yếu là các loài cá nục, cá trích, cá bạc má ở biển Việt Nam” [2], bài viết này sẽ phân tích, ñánh giá và cung cấp những thông tin cơ bản về trữ lượng nguồn lợi và khu vực phân bố của các loài cá cá chỉ vàng ở vùng biển ðông và Tây Nam bộ, Việt Nam. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên lý chung của phương pháp thủy âm áp dụng trong ñánh giá trữ lượng nguồn lợi cá biển Máy dò thủy âm sử dụng trong ñiều tra, ñánh giá nguồn lợi cá biển hoạt ñộng trên nguyên tắc phát và thu lại tín hiệu ở dạng số hóa [10], dữ liệu ñầu ra ñược hiệu chỉnh bằng cách chuẩn hóa theo quả cầu tiêu chuẩn [8]. Tiết diện âm phản hồi của quả cầu hiệu chỉnh ñược quy chuẩn theo một hải lý vuông và ñược mô tả theo công thức (1) Trong ñó, σ là tiết diện âm phản hồi của tín hiệu, Z là ñộ sâu trung bình của tín hiệu (m) và ψ là góc quét lý thuyết của chùm sóng âm. Trong ñánh giá trữ lượng cá biển, mật ñộ phân bố của cá trên một ñơn vị diện tích (ρA) ñược mô tả theo công thức [5]: (2) Tiết diện âm phản hồi của cá ñược tính từ hệ số phản hồi âm (Target Strength, TS), ñó là ñại lượng ñược sử dụng ñể chuyển ñổi năng lượng âm phản hồi sang thành mật ñộ của cá trong khối nước, và ñược biểu diễn theo công thức: (3) 87 và (4) Số lượng cá thể trong vùng biển nghiên cứu (A, hải lý vuông) ñược ước tính theo công thức [5] (5) 2. Tài liệu nghiên cứu Hình 1: Tuyến ñường dò thủy âm và vị trí các trạm ñánh lưới của các chuyến ñiều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng biển ðông Nam bộ năm 2005 Số liệu ñược thu thập bằng phương pháp thủy âm kết hợp với ñánh lưới kéo từ ngày 30/4 ñến 18 tháng 5 và từ ngày 26/11 ñến 10/12 năm 2005 ở vùng biển ðông - Tây Nam bộ do ñề tài “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ chủ yếu là các loài cá 88 nục, cá trích, cá bạc má ở biển Việt Nam” thực hiện. Tổng chiều dài tuyến ñường dò là 2.565 hải lý, với 9 mặt cắt giới hạn từ 7o00N ñến 11o00N. Khoảng cách giữa các mặt cắt ở vùng biển ðông Nam bộ là 30 hải lý và vùng biển Tây Nam bộ là 15 hải lý (Hình 1). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Bảng 1: Các thông số cài ñặt thiết bị thủy âm trong chuyến ñiều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng biển phía Nam Việt Nam, tháng 5-6 và tháng 11-12 năm 2005 Thông số Tiếng Việt Tiếng Anh Tháng 5/2005 Tháng 11/2005 Tần số Frequency (kHz) 38 38 Hệ số hấp thụ Absoption coefficent (dB/km) 5,68 5,43 Khoảng xung Pulse duration (ms) 1,0 1,0 Công suất Power (w) 1000 1000 Hệ số phản hồi âm chuyển ñổi TS transducer gain (dB) 21,71 20,67 Hệ số hiệu chỉnh diện tích âm phản hồi sA Correction (dB) -0,58 -0,49 Góc phát – thu tín hiệu Two-way beam angle (dB) -15,5 -15,5 ðộ nhạy của ñầu dò theo chiều dọc Angle sensivity alongships ( o) -12,5 -12,5 ðộ nhạy của ñầu dò theo chiều ngang Angle sensivity athwartships (o) -12,5 -12,5 Góc nhận tín hiệu chuẩn theo chiều dọc Angle offset alongships ( o) 0,28 0,28 Góc nhận tín hiệu chuẩn theo chiều ngang Angle Offset athwartships (o) -0,05 -0,05 ðộ rộng góc quét theo chiều dọc 3dB Beamwidth alongships (o) 12,02 12,35 ðộ rộng góc quét theo chiều ngang 3dB Beamwidth athwartships (o) 11,98 12,26 Băng thông Bandwidth (kHz) 2,43 2,43 89 Số liệu thủy âm ñược thu thập bằng tàu nghiên cứu Biển ðông lắp ñặt hệ thống máy dò SIMRAD EK60, tần số 38 kHz. ðầu dò thủy âm ñược gắn trực tiếp vào ñáy tàu nghiên cứu và ñược nối bộ phận chuyển ñổi và khuyếch ñại (GPT) tín hiệu trước khi kết nối với máy tính bằng hệ thống mạng nội bộ (Local Area Network, LAN). Trước khi tiến hành thu thập tín hiệu thủy âm, hệ thống máy dò ñược chuẩn hóa theo hướng dẫn của Foote et al. [8]. Các thông số cài ñặt thiết bị thủy âm trong các chuyến ñiều tra ñược trình bày ở Bảng 1. Tín hiệu thủy âm thu thập ñược lưu lại dưới ñịnh dạng EK60, bao gồm toàn bộ các thông tin thu thập ñược trên ñường dò (vị trí, ñộ sâu, thời gian, tín hiệu bắt gặp, tốc ñộ hành trình) . Trên các ñường dò thủy âm, tốc ñộ hành trình của tàu nghiên cứu dao ñộng trong khoảng 8-10 hải lý/giờ. Các trạm thu mẫu bằng lưới kéo ñáy hoặc trung tầng trên các tuyến ñường dò ñược thực hiện bắt gặp tín hiệu ñàn cá. Lưới kéo ñáy sử dụng ñể thu mẫu có kích thước mắt lưới ở ñụt 2a=22mm. Các mẻ lưới ñược thực hiện vào ban ngày. Thời gian kéo lưới trung bình khoảng 1 giờ, tốc ñộ kéo lưới dao ñộng trong khoảng 3-4 hải lý/giờ. Cá chỉ vàng thu ñược trong mẻ lưới ñược phân tích sinh học, gồm ño chiều dài tiêu chuẩn, chiều dài ñến chẽ vây ñuôi và chiều dài toàn thân (ñơn vị là cm), cân khối lượng (ñơn vị là gam), xác ñịnh ñộ chín muồi tuyến sinh dục và ñộ no dạ dày. 3.2. Phương pháp phân tích số liệu Trữ lượng nguồn lợi của loài cá ñược ước tính cho từng ô biển 1o kinh tuyến x 1o vĩ tuyến dựa trên số liệu tích phân âm thu ñược trên các ñường dò [5]. Trữ lượng nguồn lợi của loài trong vùng biển nghiên cứu là tổng trữ lượng ước tính ñược từ các ô biển và ñược tính theo công thức (5). Tiết diện âm phản hồi của cá chỉ vàng ñược ước tính theo phương trình TS=20Log(L) – 68 dB, ñây là phương trình tương quan giữa chiều dài và hệ số phản hồi âm ñược xác ñịnh bằng sự kết hợp nhiều phương pháp thí nghiệm ño hệ số phản hồi âm khác nhau như phương pháp in situ, phương pháp ex situ và phương pháp mô hình hóa cấu trúc bóng bơi [7] và ñược sử dụng chung cho các loài cá có bong bơi. Khi ñã ước tính ñược số lượng cá thể của loài trong ô biển thì phương trình tương quan chiều dài khối lượng của loài (W=aLb; W là khối lượng cá thể tính bằng kg và L là chiều dài thân của cá thể, tính bằng cm) ñược sử dụng ñể chuyển ñổi số lượng cá thể sang khối lượng cá thể. Bản ñồ phân bố của cá bạc má, cá chỉ vàng và cá ngân ở vùng biển phía Nam Việt Nam ñược thiết lập dựa trên nguồn số liệu thu thập ñược trên các ñường dò thủy âm. Giá trị diện tích âm phản hồi (m2/nm2) trên các ñường dò với khoảng cách 5 hải lý/1 giá trị ñược sử dụng ñể phân tích phân bố không gian của loài. Phần mềm MapInfo phiên bản 7.0 tích hợp công cụ Vertical Mapper ñược sử dụng ñể biểu diễn phân bố của cá trên bản ñồ. 90 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam Trong năm 2005, cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam có kích thước dao ñộng chủ yếu trong khoảng 2 - 17 cm ở mùa gió Tây Nam và 7 - 14 cm ở mùa gió ðông Bắc. Kết quả phân tích sinh học 533 cá thể cá chỉ vàng cho thấy, chiều dài trung bình của cá khoảng 11,4 cm (Bảng 2). Quần thể cá chỉ vàng trong mùa gió Tây Nam bao gồm cả các nhóm cá còn non, mới ñược bổ sung vào quần thể và các nhóm cá kích thước lớn. Ngược lại, ở mùa gió ðông Bắc, lượng cá nhỏ ít hơn, chiếm ưu thế trong quần thể là nhóm cá có kích thước 9 - 13 cm. Bảng 2: Kích thước trung bình (cm) và số mẫu phân tích sinh học cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam năm 2005 Mùa gió Số cá thể Chiều dài (cm) Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Tây Nam 371 2 11,5 17 ðông Bắc 162 7 11,3 14 Tổng 533 2 11,4 17 Tương quan chiều dài khối lượng của cá cá chỉ vàng ñược mô tả ở Hình 2. Hệ số dị hóa a = 0,00005 và hệ số ñồng hóa b = 2,583 ñối với cá chỉ vàng cho thấy các loài này ñều thuộc nhóm dị sinh trưởng. Cá chỉ vàng sinh trưởng chiều dài nhanh hơn so với sinh trưởng khối lượng. 2. Trữ lượng nguồn lợi Trữ lượng và ñộ phong phú nguồn lợi cá cá chỉ vàng ñược trình bày ở bảng 3, ước tính dao ñộng trong khoảng 177 - 351 ngàn tấn. Trữ lượng và ñộ phong phú nguồn lợi cá chỉ vàng có sự biến ñộng rất lớn giữa hai mùa gió. Kết quả ñiều tra, ñánh giá nguồn lợi cho thấy, ở mùa gió Tây Nam, trữ lượng nguồn lợi cá chỉ vàng ước tính khoảng 351 ngàn tấn tương ứng với 1.855.828 x 106 cá thể. Trong ñó nhóm cá có kích thước nhỏ, dưới 10 cm chiếm 13% về trữ lượng và 50,9% về số lượng cá thể. Nhóm cá có kích thước 10-15 cm chiếm tới 79,9% về trữ lượng nhưng chỉ chiếm 46,9% về số lượng cá thể. Cá có kích thước trên 15 cm chiếm tỉ lệ rất thấp trong 91 quần thể cá chỉ vàng ở vùng biển ðông - Tây Nam bộ, với tỉ lệ tương ứng là 7% về trữ lượng và 2,2% về ñộ phong phú (Bảng 3). Hình 2: Tương quan chiều dài - khối lượng của cá cá chỉ vàng ở vùng biển ðông - Tây Nam bộ Trong mùa gió ðông Bắc, kết quả ñiều tra cho thấy, trữ lượng nguồn lợi cá chỉ vàng ước tính khoảng 177 ngàn tấn, giảm 49,5% so với trữ lượng ước tính trong mùa gió Tây Nam. Cấu trúc quần thể ở mùa gió ðông Bắc cũng có sự khác biệt lớn so với ở mùa gió Tây Nam, thể hiện ở tỉ lệ trữ lượng và ñộ phong phú nguồn lợi ở từng nhóm chiều dài. Nhóm cá có kích thước dưới 10 cm chiếm 15,9% về trữ lượng tương ứng với 32,4% về ñộ phong phú. Quần thể cá chỉ vàng chủ yếu là nhóm cá có kích thước 10-15 cm. Nhóm này chiếm tới 83,2% về trữ lượng và 67,3% về ñộ phong phú. Nhóm cá lớn, kích thước trên 15 cm chiếm dưới 1% cả về trữ lượng và ñộ phong phú. ðồ thị phân bố nguồn lợi và ñộ phong phú của cá chỉ vàng ñược trình bày ở Hình 3. Ở mùa gió Tây Nam, quần thể cá chỉ vàng gồm 4 nhóm chính thể hiện ở 4 ñỉnh của ñồ thị 92 biểu diễn ñộ phong phú của loài. Trong mùa gió ðông Bắc, quần thể chủ yếu gồm 2 nhóm kích thước ưu thế là 6 - 8 cm và 11 - 13 cm. Bảng 3: Trữ lượng và ñộ phong phú nguồn lợi cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam Nhóm chiều dài (cm) Mùa gió Tây Nam Mùa gió ðông Bắc Trữ lượng ðộ phong phú Trữ lượng ðộ phong phú tấn Tỉ lệ (%) (106 cá thể) Tỉ lệ (%) tấn Tỉ lệ (%) (106 cá thể) Tỉ lệ (%) <10 45.754 13,0 944.541 50,9 28.219 15,9 274.952 32,4 10-15 280.897 79,9 871.099 46,9 147.638 83,2 571.989 67,3 >15 24.741 7,0 40.188 2,2 1.536 0,9 2.579 0,3 Tổng 351.392 100,0 1.855.828 100,0 177.394 100,0 849.520 100,0 Hình 3: Trữ lượng (tấn) và ñộ phong phú (cá thể) nguồn lợi cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis) theo nhóm chiều dài 93 Hình 4: Phân bố của cá chỉ vàng ở mùa gió Tây Nam (trên) và ở mùa gió ðông Bắc (dưới) 94 3. Phân bố Phân bố không gian của cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam thể hiện sự phụ thuộc vào mùa gió rất rõ. Ở mùa gió Tây Nam, cá chỉ vàng phân bố gần bờ hơn. Khu vực phân bố với mật ñộ cao chủ yếu là vùng ven bờ Bạc Liêu và Kiên Giang và khu vực ñảo Thổ Chu. Trong khi ñó, ở mùa gió ðông Bắc, vùng biển ven bờ là khu vực có mật ñộ phân bố thấp. Phía ðông ñảo Phú Quý và phía Nam ñảo Côn Sơn là những khu vực mật ñộ phân bố của cá chỉ vàng cao hơn so với các khu vực khác (Hình 4). Kết quả so sánh thống kê phân bố của các loài cá cá chỉ vàng ở mùa gió Tây Nam và mùa gió ðông Bắc cho thấy sự khác nhau trong phân bố của loài giữa hai mùa gió có ý nghĩa thống kê với ñộ tin cậy 95% (Man-Whiney U test, p < 0,001). Trong nghiên cứu này, 9 mặt cắt song song ñã ñược thiết kế với tổng chiều dài tuyến ñường dò là 2.565 hải lý, bao phủ hầu hết vùng biển nghiên cứu. Với khoảng cách giữa các ñiểm nút trích xuất thông tin về diện tích âm phản hồi trên tuyến ñường dò là 5 hải lý, trữ lượng nguồn lợi cá bạc má và khu vực phân bố tập trung của từng loài trong vùng biển nghiên cứu ñã ñược xác ñịnh ñảm bảo ñộ chính xác cao nhất. IV. KẾT LUẬN Trữ lượng nguồn lợi cá chỉ vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam ước tính khoảng 177-351 ngàn tấn. Cấu trúc quần thể cá chỉ vàng có sự khác biệt khá rõ giữa mùa gió ðông Bắc và mùa gió Tây Nam thể hiện ở tỉ lệ trữ lượng và ñộ phong phú của các nhóm chiều dài trong quần thể. Ở mùa gió Tây Nam, trữ lượng và ñộ phong phú nguồn lợi cá chỉ vàng thuộc nhóm dưới 10cm chiếm ưu thế so với ở mùa gió ðông Bắc, chứng tỏ lượng bổ sung của các loài cá này chủ yếu diễn ra vào mùa gió Tây Nam Khu vực phân bố tập trung của cá chỉ vàng có sự khác biệt giữa mùa gió Tây Nam và mùa gió ðông Bắc. Trong mùa gió ðông Bắc, vùng biển giới hạn từ 9o00N xuống phía Nam có mật ñộ phân bố cá chỉ vàng cao hơn so với vùng biển từ 9o00N trở lên phía Bắc. Ở mùa gió Tây Nam khu vực phân bố tập trung nằm rải rác, trong ñó các vùng biển phía ðông Nam ñảo Phú Quý, ngoài khơi ñảo Côn Sơn và khu vực phía Nam mũi Cà Mau là nơi có mật ñộ phân bố cao hơn. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Việt Hà, ðặng Văn Thi & Nguyễn Duy Thành, 2005. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển miền Trung. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 2. Nguyễn Viết Nghĩa, 2007. Báo cáo tổng kết ñề tài "Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác các loài cá nổi nhỏ chủ yếu là cá Nục, cá Trích, cá Bạc má ở biển Việt Nam". Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 3. ðặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông & Vũ Việt Hà, 2005. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển vịnh Bắc bộ. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 68 trang. 4. ðặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông & Vũ Việt Hà, 2005. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển ðông Nam bộ. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 56 trang. 5. Toresen R., Gjøsæter H. & de Barros P., 1998. The acoustic method as used in the abundance estimation of capelin (Mallotus villosus Müller) and herring (Clupea harengus Linné) in the Barents Sea. Fisheries Research 34(1): p. 27-37. 6. Aglen A., 1994. Sources of Error in Acoustic Estimation of Fish Abundance, in Fernö, A. and S. Olsen (eds.). Marine Fish Behaviour in Capture and Abundance Estimation, Fishing News Books, Oxford. p. 107-133 7. Foote K. G., 1987. Fish target strengths for use in echo integrator surveys. Journal of the Acoustical Society of America 82(3): p. 981-987. 8. Foote K. G., Knudsen K. P., Vestnes G., MacLennan D. N. & Simmonds E. J., 1987. Calibration of acoustic instruments for fish density estimation: a practical guide. ICES Cooperation Research Report 144(-): p. 69 pp. 9. Froese, R. & Pauly, D. Editors, 2009. FishBase. World Wide Web electronic publication. www.fishbase.org, version (07/2009) 10. Knudsen H. P. (1989). Bergen Echo Integrator: an introduction. ICES, Doc. C. M. 1989/B:9. 11. Paxton J. R., Hoese D. F., Allen G. R. & Hanley J. E., 1989. Pisces. Petromyzontidae to Carangidae. Zoological Catalogue of Australia, Vol. 7. 1989: Australian Government Publishing Service, Canberra. 96 STOCK BIOMASS AND DISTRIBUTION OF YELLOWSTRIP SCAD (SELAROIDES LEPTOLEPIS) IN THE SOUTHERN SEA OF VIETNAM BASED ON FISHERIES ACOUSTIC SURVEYS VU VIET HA Summary: Fisheries acoustic data collected in 2005 were used to estimate stock biomass and spatial distribution of Yellowstrip scad the Southern Sea of Vietnam. Standing stock biomass of fish was estimated in the ranges from 177 - 351 thousand tons. Stock structure and distribution of Yellowstrip scad were differences seasonally. In the southwest monsoon season, population of Yellowstrip scad dominated by less than 10cm sized fish while in the southwest monsoon fish was mostly over 10 cm in body length. It is suggested that recruitment of yellowstrip scad are in the southwest monsoon season. Results aldo indicated that the distribution of fish was effected by monsoon season pattern with high fish concentration from 9o00N southwards in the Northeast monsoon and scaterred in the southernmost of Phuquy Island, off the Conson Island and southernmost of Camau cape during the Southwest monsoon season. Key words: acoustics, Yellowstrip scad, biomass, abundance Ngày nhận bài: 21 - 3 - 2011 Người nhận xét: PGS. TS. Nguyễn Hữu Phụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf381_972_1_pb_6819_2079498.pdf
Tài liệu liên quan