Từ kinh nghiệm đào tạo hướng dẫn du lịch sinh thái của nhật bản – xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo nghiệp vụ du lịch sinh thái tại khoa du lịch, trường Đại học Văn hiến

kết luận Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động ngành du lịch là mong muốn của xã hội, của ngành du lịch và là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các trường có đào tạo về du lịch. Từ việc học hỏi những mô hình đào tạo tiến bộ của các nước có ngành du lịch phát triển chúng ta cần mạnh dạn điều chỉnh và ứng dụng những mô hình thành công đó để hoàn thành trách nhiệm về một lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Với truyền thống và năng lực của Khoa du lịch - Trường Đại học Văn Hiến việc cải thiện các chương trình đào tạo nói chung và chương trình chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nói riêng là nắm bắt các thông tin mang tính toàn cầu hóa, hội nhập nhanh để có thể đảm bảo chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ kinh nghiệm đào tạo hướng dẫn du lịch sinh thái của nhật bản – xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo nghiệp vụ du lịch sinh thái tại khoa du lịch, trường Đại học Văn hiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỪ kinh nghiệm ĐÀo tạo hưỚng DẪn Du LịCh sinh thái CỦa nhật bản – xÂY DỰng ChưƠng trÌnh kẾ hoạCh ĐÀo tạo nghiệp VỤ Du LịCh sinh thái tại khoa Du LịCh, trưỜng Đại hỌC VĂn hiẾn nguyễn tấn trung* tÓm tẮt Phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam là hướng phát triển đúng đắn trong điều kiện đất nước sở hữu rất nhiều tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng. Trên quan điểm phát triển du lịch bền vững trong đó có du lịch sinh thái thì nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái rất được chú trọng, cụ thể là lực lượng hướng dẫn viên du lịch chuyên về du lịch sinh thái. Bài viết trình bày nội dung xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái từ kinh nghiệm đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái của Nhật Bản. abstraCt From the experience in training guides for eco-tourism in Japan developing a program plan for professional training in eco-tourism for the faculty of tourism of the Van hien university In Vietnam, Developing of eco-tourism is the right development direction, that in terms of our country possesses a lot of resources in general and eco-tourism resources in particular. In the point of view of the sustainable tourism development including eco-tourism, the human resources whom serving ecotourism must be focused, namely, the tourist guides specializing in ecotourism. This research pre- sents the proposed content to make training plan for the ecotourism tourist guide from the experienced in traning the ecotourism tourist guide of Japan. 1. Đặt vấn đề Du lịch sinh thái là loại hình đang được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ để góp phần nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển của du lịch sinh thái thì Việt Nam vẫn chưa khai thác hiệu quả. Một trong số các nguyên nhân đó là thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn và chuyên nghiệp, hướng dẫn viên du lịch sinh thái hiện tại là một điểm khuyết lớn của quá trình phát triển của du lịch sinh thái. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch hầu hết ở các trường từ trung cấp đến đại học khung chương trình hầu hết tương tự như nhau với nội dung tổng thể cũng như ở các môn học, vì thế sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hướng dẫn là những hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn chung cho tất cả các loại hình du lịch, không có chương trình đào tạo riêng biệt, chuyên sâu cho một loại hình du lịch. Chính vì lý do đó, hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam khi thuyết minh về từng chuyên đề cụ thể thì rất thiếu kiến thức, điển hình nhất là về kiến thức sinh thái khi thuyết minh về các tài nguyên du lịch sinh thái. Tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn biển hay khu bảo tồn thiên nhiên thường thì cán bộ chuyên môn tại khu vực mới có thể giải thích cặn kẽ sinh thái về một loài động hay thực vật, vì vậy đã làm hạn chế đi tính thuyết phục, hiệu quả trong việc truyền tải kiến thức đến du khách trong bài thuyết minh đi rất nhiều, đây là một hạn chế không nhỏ đối với việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch của nước ta hiện nay. Việc nghiên cứu để xây dựng những chương trình đào tạo hướng dẫn viên chuyên biệt là rất cần thiết trong đó có hướng dẫn chuyên về * ths, trường Đh Văn hiến NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 82 SỐ 07 - THÁNG 05/2015 du lịch sinh thái. Từ bài học đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái của Nhật Bản và những điều kiện thực tế cho thấy Khoa du lịch Đại học Văn Hiến có đầy đủ năng lực thực hiện việc này bắt đầu từ xây dựng chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch chuyên về du lịch sinh thái. 2. bài học từ đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái của nhật bản 2.1. Nhật Bản – Sự coi trọng loại hình du lịch sinh thái trong phát triển du lịch Trong một hai thập kỷ gần đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống luật pháp tới ý thức và hành động của người dân. Du lịch sinh thái tại Nhật Bản phát triển trong những năm gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. Du lịch sinh thái cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong các hoạt động đi du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du lịch sinh thái đang là một quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Theo Luật Du lịch Sinh thái Nhật Bản, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch trong đó du khách được hướng dẫn hay cung cấp những thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên, thường xuyên có những hoạt động tích cực hướng tới giao tiếp với tài nguyên du lịch tự nhiên trong quá trình đi du lịch; hoặc những hoạt động du lịch của du khách với mục đích tìm hiểu những kiến thức về tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ các tài nguyên này. Theo Báo cáo về Xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi). Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Nhu cầu du lịch sinh thái của nguời Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi trường rất cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có cả sản phẩm du lịch trở thành một phần trong giá trị sống. Người Nhật đã rất quen với ý thức phân loại rác sinh hoạt (có khi tới 4-5 chủng loại khác nhau), hạn chế xả rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi công cộng, những điểm du lịch. Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có “giá trị môi trường cao”, được thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và nhận được các chứng chỉ môi trường. Điều này giải thích vì sao nhiều chuỗi khách sạn, nhà hàng của Nhật Bản tiên phong trong việc xây dựng vòng tròn khép kín từ thu thập rác thải hữu cơ, sản xuất phân vi sinh sử dụng để sản xuất rau sạch và dùng rau sạch này trong khách sạn 2.2. Mục tiêu và chương trình tập huấn Ok- inawa Okinawa là một tỉnh, đồng thời cũng là đảo lớn nhất quần đảo Lưu Cầu, nằm phía Nam của nước Nhật. Toàn đảo rộng 1.201,03 km², đứng thứ năm Nhật Bản về diện tích. Khí hậu cận nhiệt đới trên đảo giúp rừng mọc dày ở phía bắc; mùa mưa trên đảo diễn ra vào cuối xuân. Là tỉnh có điều kiện khí hậu, tài nguyên du lịch như hải sản, hoa quả, làng nghề truyền thống... tương đồng với huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của Việt Nam nhưng diện tích lớn hơn gấp khoảng 2 lần. Okinawa là một trong những địa phương có mô hình phát triển du lịch sinh thái thành công nhất tại đất nước mặt trời mọc, tại Okinawa việc đào tạo hướng dẫn viên cho việc hướng dẫn các chương trình du lịch đại chúng (Mass Tourism) và đào tạo hướng dẫn viên chuyên về hướng dẫn cho loại hình du lịch sinh thái (Eco Tourism) được phân chia một cách riêng biệt. Ở Okinawa nói riêng và nước Nhật nói chung từ lâu đã sớm ban hành Luật Xúc tiến du lịch sinh thái và đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái. Sau đây là chương trình đào tạo huớng dẫn viên du lịch sinh thái ở Okinawa (Mục tiêu cần đạt được): - Có thể hướng dẫn 09 địa điểm của di sản thế giới “cụm di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu” ở Okinawa: Thành Nakijin (huyện Nakijin), Thành Zakimi (huyện Yomitan), Thành Katsuren (huyện Katsuren), Thành Nakagusuku (huyện Nakagusuku, Kitan- akagusuku), Thành Suri (thành phố Naha), Cổng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 83SỐ 07 - THÁNG 05/2015 đá Sonohyanutaki (thành phố Naha), Tamaudun (thành phố Naha), Shikinaen (thành phố Naha), Seifautaki (huyện Chinen). - Có thể hướng dẫn 4 địa điểm đất ngập nước rừng ngập mặn ở đảo chính ở Okinawa: Rừng ngập mặn Gesashi (huyện Higashi), Rừng ngập mặn Omura (thành phố Nago), Rừng ngập mặn Okukubigawa (thành phố Kincho), Vùng rừng ngập mặn Suzaki (thành phố Gushikawa). - Có thể huớng dẫn Manko, vùng đất ngập nước đăng kí công ước Mansar (thành phố Naha, thành phố Tomigusuku): Thuỷ cầm, Rừng ngập mặn, Rác biển, Nhiễm bẩn chất lượng nước. - Những điều khác: Tự tìm chủ đề thuyết minh; Nhớ tên và giải thích của 10 loài thuỷ cầm; Nhớ tên và giải thích của 30 loài thực vật vùng nước, bao gồm rừng ngập mặn; Nhớ 20 loài sinh vật đáy như các loài sò; Có thể sử dụng máy tính hay máy ảnh; Có thể lập bài phát biểu hay tóm tắt; Có thể phát biểu, giải tích dựa vào tóm tắt, bài phát biểu. 2.3. Kế hoạch - chương trình tập huấn tên khoá huấn luyện tên khoá huấn luyện Các công việc có thể làm sau này Với tư cách là hướng dẫn viên du lịch sinh thái tại Trung tâm là thành phố Naha (thủ phủ của tỉnh) dành cho những người muốn làm việc trong ngành du lịch, những người tập huấn trong ngoài tỉnh, làm công việc hướng dẫn thiên nhiên, môi trường, lịch sử, văn hoá ở các vùng nước, bảo tàng, di tích. Nhận diện các công việc uỷ thác từ các cơ quan liên quan đến NPO (None Profit Organize) là nơi tiếp nhận dưới dạng điều phối. thời điểm huấn luyện 8/2004 – 10/2004 mục đích khoá huấn luyện Học hỏi các kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết, có thể hướng dẫn những tour về di sản thế giới, đất ngập nước theo công ước Ramsar, hay rừng ngập mặn, di tích, thiên nhiên, về các mặt lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, môi trường nước ở Okinawa. Hướng đến đào tạo những hướng dẫn viên chuyên nghiệp đối ứng với tư cách là hướng dẫn sinh thái Okinawa. hình ảnh lúc kết thúc Có thể hướng dẫn tour sinh thái (du lịch môi trường) với trung tâm là Naha dành cho những người học du lịch, những người tập huấn trong tỉnh. nội dung huấn luyện môn học nội dung môn học thời gian(tiết) Khoá học kiến thức du lịch + Khái luận về tour du lịch sinh thái + Văn hoá và lịch sử của Naha, Ok- inawa + Ẩm thực của Okinawa - Cơ bản về hướng dẫn, thông tin về hiện trạng, độ quan trọng, vấn đề của tour sinh thái Okinawa. - Về lịch sử, những điểm tận dụng thiên nhiên của di sản thế giới Shikinaen, vườn Lưu Cầu, phun nước, thành Suri, về kiến trúc đồ đá, thế chiến thứ 2, Vương triều Lưu Cầu. - Ví dụ về hiệu quả và tác dụng của rau quả sống trong vùng nước, ven biển, vùng bị ngập nước, văn hoá ẩm thực của thực phẩm sống lâu. 18 36 6 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 84 SỐ 07 - THÁNG 05/2015 Khoá học kiến thức môi trường, sinh thái + Khái luận về thiên nhiên vùng nước + Môi trường nước - Khái luận về thiên nhiên vùng nước: Thực vật, đất ngập nước, vùng ngập mặn, thuỷ cầm, động vật sống ở đáy sông, công ước Ramsar, tài sản văn hoá, kỉ vật thiên nhiên, di sản thế giới, rạn san hô, đá vôi, sinh thái học. - Môi trường nước: Hiện trạng và phương pháp bảo toàn chất lượng nước Ok- inawa, điều lệ đất đỏ, tiêu chuẩn môi trường, rác biển, xử lý rác ở Naha. 33 33 Kỹ năng + Luyện tập giáo án + Luyện tập phát biểu + Học tập phát biểu + Thực tập hướng dẫn hiện trường - Kỹ năng tạo tóm tắt hướng dẫn cho tour, tạo slide bằng powerpoint. - Luyện tập phát biểu sử dụng slide, hình vẽ mình tạo ra. - Thuyết minh thành thạo thông tin về các các điểm đến: Manko, Shikinaen, thành Suri, Okukubigawa, Kincho, Gesashi huyện Higashi, rừng ngập mặn. - Luyện tập hướng dẫn tại các điểm hiện trường. 107 42 20 49 tổng cộng 344 3. Vận dụng kinh nghiệm của nhật bản vào Việt nam 3.1 Năng lực tiếp nhận kinh nghiệm Okinawa của Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến Trường Đại Học Văn Hiến được thành lập theo quyết định số 517/TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển, Trường Đại học Văn Hiến đã trở thành một thương hiệu uy tín về giáo dục Đại học, đào tạo có chất lượng về các ngành Kinh tế; Du lịch; Kỹ thuật; Khoa học xã hội & Nhân văn tại khu vực phía Nam và trong cả nước, gần 15.000 sinh viên đã tốt nghiệp với 30 ngành/ chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Văn Hiến hiện đang làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại các vùng miền của đất nước. Trong số đó, nhiều sinh viên đã thành đạt, giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, được các công ty, tổ chức tin tưởng, đánh giá cao. Trường Đại học Văn Hiến được Tổng cục du lịch chấp nhận về việc mở các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại công văn số 993/ TCDL-LH ngày 24/12/2009. Khoa Du lịch là một trong những Khoa được thành lập đầu tiên của Trường Đại học Văn Hiến trên cơ sở kế thừa từ Cơ sở II – Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội tại TP.HCM. Khoa Du lịch có chức năng đào tạo Cử nhân hệ Đại học và Cao đẳng ngành Quản trị Khách sạn – Nhà hàng và ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. ). Đội ngũ giảng viên của Khoa gồm 70 người (cả NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 85SỐ 07 - THÁNG 05/2015 cơ hữu và thỉnh giảng) trong đó 01 Giáo sư Tiến sĩ khoa học, 03 Phó giáo sư Tiến sĩ, 15 Tiến sĩ và 40 Thạc sĩ. Bên cạnh việc đào tạo hệ Đại học và Cao đẳng, Khoa Du lịch còn đào tạo hệ Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, đồng thời Khoa cũng mở thêm các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (để được cấp thẻ hành nghề Hướng dẫn du lịch của Tổng cục du lịch. Trường Đại học Văn Hiến đang từng ngày, từng giờ thay đổi mạnh mẽ. Bộ máy nhân sự được kiện toàn, bổ sung thêm các chuyên gia giàu kinh nghiệm quản lý, đội ngũ giảng viên được bổ sung thêm nhiều giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài. Các cơ sở đào tạo tại Âu Cơ, Điện Biên Phủ, Thạnh Xuân được tu bổ, xây dựng, trang bị mới. Cơ sở 1004A Âu Cơ là khu Hiệu bộ và văn phòng các khoa. Ngoài ra, một khu Ký túc xá cho sinh viên với 700 chỗ ở sẽ được xây dựng tại địa chỉ 1004B Âu Cơ; Trong chiến lược dài hạn, Khuôn viên đại học (Campus) theo chuẩn mực quốc tế sẽ được Trường Đại học Văn Hiến triển khai tại Đại lộ Nguyễn Văn Linh trên diện tích gần 60.000m2, đã được Ban quản lý Khu Nam và UBND TP.HCM quy hoạch, giao đất. Thông qua quan hệ hợp tác uy tín của Trường, sinh viên được bảo đảm thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, các tổ chức có uy tín tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Đặc biệt, được các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp một số tỉnh, thành phía Nam, Nam Tây Nguyên hỗ trợ thực tập, tài trợ học bổng, ưu tiên tuyển dụng. Những năm vừa qua, Khoa được sự phân công của nhà trường đã đào tạo được 9 khóa cấp chứng chỉ cho 445 học viên. Qua các lần kiểm tra về hoạt động đào tạo Tổng cục du lịch đều đánh giá cao về chất lượng đào tạo của Khoa Du lịch. 3.2. Chương trình đề xuất áp dụng cho đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn chuyên về du lịch sinh thái Trên nền tảng quy định của Tổng cục du lịch về khung chương trình của các lớp đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chương trình chuyên về hướng dẫn du lịch sinh thái phù hợp với mục tiêu, đối tượng và thời gian đào tạo cụ thể như sau: mục tiêu đào tạo: - Trang bị cho học viên khối kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội. Rèn luyện các kỹ năng hướng dẫn du lịch du lịch sinh thái cho học viên tác nghiệp tại các khu bảo tồn, rừng quốc gia, khu du lịch sinh thái, các chương trình du lịch sinh thái, du lịch hướng về thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Trang bị cho học viên những kiến thức, nghiệp vụ cơ bản và chuyên biệt về du lịch du lịch sinh thái - Bổ sung điều kiện về chứng chỉ cho học viên để được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch. - Thỏa mãn các quy định về công tác hướng dẫn viên du lịch với loại hình du lịch sinh thái. Đối tượng đào tạo: - Người có bằng cử nhân các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; ngành Việt Nam học; ngành Quản trị du lịch và khách sạn, nhà hàng; ngành Văn hoá du lịch nhưng không phải là chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, đang cần bổ sung điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn du lịch theo quy định của Nghị định 27/CP và Thông tư 04/TT-TCDL. - Người học đã đáp ứng được điều kiện trên nhưng bắt buộc phải có chứng chỉ hướng dẫn du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái theo quy định của các cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh loại hình du lịch sinh thái. thời gian đào tạo: 1 tháng Loại văn bằng được cấp: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch chuyên du lịch sinh thái khung chương trình đào tạo: Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo: 135 tiết (45 tiết Kiến thức cơ sở; 90 tiết Kiến thức ngành và nghiệp vụ; 86 tiết (tương đương 2 tuần) Thực tập cuối khóa). Cấu trúc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 86 SỐ 07 - THÁNG 05/2015 stt tên môn học số tiết 5.2.1. Kiến thức cơ sở 45 1 Địa lý Việt Nam và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 15 2 Lịch sử và Văn hóa Việt Nam 15 3 Hệ thống chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch. 15 5.2.2. Kiến thức ngành và nghiệp vụ 90 4 Du lịch sinh thái 30 5 Tuyến điểm du lịch sinh thái Việt Nam 30 6 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch sinh thái 15 7 Thực hành hướng dẫn du lịch sinh thái 15 5.2.3. thực tập cuối khóa (7 ngày) 56 8 Thực tập hướng dẫn du lịch sinh thái tại một điểm DLST cụ thể 3.3. khác biệt của chương trình đề xuất so với các chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch hiện hành Chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch hiện hành phân loại ra các đối tượng với khóa 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng để chuẩn hóa các đối tượng khác nhau khi để có thể làm hướng dẫn viên du lịch, cụ thể là hướng dẫn du lịch hướng dẫn chung cho tất cả các loại hình du lịch. Trong đó có trở ngại khi chọn lọc đối tượng để đào tạo hướng dẫn viên chuyên du lịch sinh thái vì hướng dẫn viên du lịch sinh thái phải có nhận thức và kiến thức nền về các loại hình du lịch khác trước khi đi sâu vào du lịch sinh thái, có khả năng nhận biết và đánh giá các giá trị của tài nguyên du lịch để làm cơ sở cung cấp thông tin và hướng dẫn khách du lịch tại nơi sở hữu tài nguyên. Chương trình đề xuất nhấn mạnh đối tượng là tối thiểu có trình độ cử nhân đại học, tốt nghiệp các ngành học du lịch hoặc ngành gần với du lịch nhưng không phải chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Thực tế tại các chương trình đào tạo của các trường có đào tạo về du lịch hiện nay, đều có các học phần nền về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch chung, trang bị kiến thức cơ bản về du lịch sinh thái. Từ đó, khi áp dụng chương trình đề xuất thì người học chỉ cần bổ sung kiến thức chuyên sâu về du lịch sinh thái, khả năng áp dụng tại hiện trường cụ thể. Tính vượt trội của chương trình đó là học tập từ mô hình Okinawa cho việc triển khai các học phần thực hành, thực tập tại điểm du lịch sinh thái. tên khoá Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái. Các công việc có thể làm sau này Với tư cách là hướng dẫn viên du lịch sinh thái tại điểm du lịch sinh thái, làm công việc hướng dẫn thiên nhiên, môi trường, lịch sử, văn hoá ở các khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn, bảo tàng, di tích. thời điểm Cuối khóa đào tạo chứng chỉ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 87SỐ 07 - THÁNG 05/2015 mục đích Học hỏi các kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết, có thể hướng dẫn những tour về di sản thế giới, đất ngập nước theo công ước Ramsar, hay rừng ngập mặn, di tích, thiên nhiên, về các mặt lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, môi trường nước ở các điểm du lịch sinh thái. Hướng đến đào tạo những hướng dẫn viên chuyên nghiệp đối ứng với tư cách là hướng dẫn sinh thái. kết quả Có thể hướng dẫn tour sinh thái (du lịch môi trường) tại Cần Giờ dành cho những người học du lịch, những người tập huấn về du lịch sinh thái. nội dung thực tập kết quả cụ thể Kiến thức du lịch + Khái luận về tour du lịch sinh thái + Văn hoá và lịch sử của địa phương + Ẩm thực của địa phương - Cơ bản về hướng dẫn, thông tin về hiện trạng, độ quan trọng, vấn đề của tour sinh thái. - Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển cũng như truyền thống của địa phương. - Tập quán lao động và sinh hoạt của cư dân địa phương. - Các món ăn đặc sản gắn liền địa phương. Kiến thức môi trường, sinh thái + Khái luận về thiên nhiên vùng nước + Môi trường nước - Khái luận về thiên nhiên vùng nước: Thực vật, đất ngập nước, vùng ngập mặn, thuỷ cầm, động vật sống ở đáy sông, công ước Ramsar, tài sản văn hoá, kỉ vật thiên nhiên, di sản thế giới, rạn san hô, đá vôi, sinh thái học. - Môi trường nước: Hiện trạng và tiêu chuẩn môi trường, rác biển, xử lý rác. Kỹ năng + Thuyết minh + Thực tập hướng dẫn hiện trường + Xử lý các tình huống - Thuyết minh thành thạo thông tin về các điểm đến: khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn, bảo tàng văn hóa. - Luyện tập hướng dẫn tại các điểm hiện trường. 4. kiến nghị Tổng cục du lịch xem xét và chấp thuận đề xuất chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch chuyên du lịch sinh thái nhằm thử nghiệm, làm cơ sở thực hiện mục tiêu chuyên môn hóa lực lượng lao động của ngành du lịch phù hợp với từng loại hình cụ thể trong đó có du lịch sinh thái. Trường Đại học Văn Hiến tiếp tục tạo điều kiện cho Khoa Du lịch phối hợp với các đơn vị chức năng trong trường làm công tác tuyển sinh và đào tạo lớp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch chuyên du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân (hướng dẫn viên du lịch hoặc các nhà quản lý) và doanh nghiệp du lịch, mặt khác nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường. Khoa Du lịch tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện chương trình đề xuất, mời chuyên gia hỗ trợ đội ngũ giảng viên tiếp cận sâu vào các mô hình tiến bộ về du lịch sinh thái và công tác hướng dẫn du lịch sinh thái nhằm có đội ngũ giảng dạy bám sát thực tế và yêu cầu của người học cũng như cập nhật những thay đổi từ phía khách du NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 88 SỐ 07 - THÁNG 05/2015 lịch sinh thái. 5. kết luận Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động ngành du lịch là mong muốn của xã hội, của ngành du lịch và là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các trường có đào tạo về du lịch. Từ việc học hỏi những mô hình đào tạo tiến bộ của các nước có ngành du lịch phát triển chúng ta cần mạnh dạn điều chỉnh và ứng dụng những mô hình thành công đó để hoàn thành trách nhiệm về một lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Với truyền thống và năng lực của Khoa du lịch - Trường Đại học Văn Hiến việc cải thiện các chương trình đào tạo nói chung và chương trình chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nói riêng là nắm bắt các thông tin mang tính toàn cầu hóa, hội nhập nhanh để có thể đảm bảo chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội. tÀi Liệu tham khảo [1] Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kỹ thuật. [2] Chương trình đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Trường ĐH Văn Hiến, 2009. [3] Thái Đắc Tửng (2014), Nhật ký tập huấn “Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái Okinawa”, Sở VHTT&DL Kiên Giang. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 89SỐ 07 - THÁNG 05/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_kinh_nghiem_dao_tao_huong_dan_du_lich_sinh_thai_cua_nhat.pdf
Tài liệu liên quan