Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2010

Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐTTK của thai phụ khu vực Gò Công là 4%, ở nhóm nguy cơ cao là 6,9%. Nên sàng lọc đại trà cho tất cả các thai phụ trong quá trình mang thai thì tỷ lệ này sẽ đáng tin cậy hơn và cần chẩn đoán sớm ngay từ tuyến cơ sở. Đái tháo đường thai kỳ có liên quan đến các yếu tố: Đường niệu dương tính, chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai≥ 25, tuổi mẹ khi mang thai ≥ 25.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 258 TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2010 Nguyễn Thị Huyền*, Ngô Thị Kim Phụng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Gò Công Tỉnh Tiền Giang, trong thời gian từ tháng 11/ 2010 đến tháng 3/ 2011, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang tất cả thai phụ có tuổi thai từ 24 -28 tuần. Các thai phụ được tiến hành nghiệm pháp sàng lọc 2 bước: 50g-1g và 75g-2g, chẩn đoán ĐTĐTTK dựa vào tiêu chuẩn của ADA (2007). Kết quả: 30 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTTK (4%) Tỷ lệ đái ĐTĐTTK ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao là 6,9% (26/356). Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ (OR=3,6; p= 0,001), chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (OR =6,37; p=0,001) và đường niệu dương tính (OR =6,21; p=0,03) với ĐTĐTTK. Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐTTK ở Gò Công tỉnh Tiền Giang là 4%. Chúng ta cần tầm soát ĐTĐTTK ở tất cả các thai phụ đặc biệt là các thai phụ có tuổi ≥25, đường niệu (+) và béo phì Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ ABSTRACT THE PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND RELATED FACTORS AT GO CONG OF TIEN GIANG PROVINCE IN 2010 Nguyen Thi Huyen, Ngo Thi Kim Phung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 258 - 263 Objectives: To estimate the prevalence of GMD and the related factors of the pregnant women at Go Cong of Tien Giang Province. Material and methods: We carried out a cross – sectional study on 749 pregnant women at 24-28 weeks gestation at Go Cong of Tien Giang Province, between November 2010 and March 2011. All pregnant women were screened with the screening test 50g oral glucose-1 hour and diagnosed with the OGTT 75g oral glucose-2 hour with ADA criteria (2007). Results: 30 cases (4%) of pregnant women were diagnosed GDM. The prevalence of GDM in high risk pregnant group is 6.9%. Three significant related factors of GDM were: age (OR=2.51; p= 0.04), BMI (OR=6.37; p= 0.001), glycosuria positive (OR=6.21; p= 0.03). Conclusion: The prevalance of GDM was 4%. We need to screen GDM in all pregnant women especially with some risk factors such as age ≥ 25, obesity and glycosuria positive. Key word: gestational diabetes mellitus. ĐĂT VẤN ĐỀ Đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) là sự bất dung nạp carbohydrate gây nên sự tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Bệnh ĐTĐTTK còn bao gồm * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: PGS TS Ngô Thị Kim Phụng, ĐT: 0908917989 Email: drntkphung@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 259 những thai phụ đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai và chiếm khoảng 10% của ĐTĐTTK. ĐTĐTTK hầu hết không có triệu chứng và chỉ chẩn đoán được bằng xét nghiệm dung nạp glucose nên rất dễ bỏ sót. Tỷ lệ mắc mới ĐTĐTTK tăng cao trong 5 năm gần đây, nhất là khu vực Nam Á trong đó có Việt Nam. Tần suất ĐTĐTTK trên thế giới dao động từ 1-14%. Tỷ lệ phát hiện tùy thuộc chiến lược xét nghiệm và dân số tầm soát(1). Ước tính có khoảng 20% - 50% phụ nữ0020tcó ĐTĐTTK sẽ chuyển thành đái tháo đường type 2 trong 5-10 năm sau sanh(1). Nguy cơ của ĐTĐTTK không điều trị tốt sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề cho thai nhi. Đường huyết kiểm soát không tôt dễ làm sẩy thai, sanh non, chết lưu, tăng tỷ lệ chết chu sinh. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy việc phát hiện sớm, quản lý tốt và điều trị ĐTĐTTK kịp thời đã góp phần làm giảm những tai biến cho mẹ và thai, đặc biệt trong những cộng đồng nguy cơ cao(2,16). Tại tỉnh Tiền Giang, việc sàng lọc ĐTĐTTK cho các thai phụ cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Cho nên, chúng tôi tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang” nhằm xác định tỷ lệ ĐTĐTTK và các yếu tố liên quan khi mang thai để góp phần trong xây dựng các chương trình, kế hoạch chăm sóc tiền sản, nâng cao kiến thức về ĐTĐTTK, cải thiện và nâng cao tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em tại địa phương. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Tất cả các thai phụ có tuổi thai từ 24 tuần đến 28 tuần. Tiêu chuẩn loại trừ Các thai phụ mắc bệnh lý nội khoa nặng hay đã có ĐTĐ. Thời gian tiến hành Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011 Phương pháp tiến hành Tiến hành xét nghiệm đường huyết bất kỳ cho tất cả các thai phụ tuổi thai từ 24 -28 tuần. Nếu thai phụ nào có kết quả đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl hay đường huyết lúc đói ≥ 140mg/dl thì được chẩn đoán ĐTĐTTK. Số thai phụ còn lại sẽ được tiến hành sàng lọc 2 bước: Nghiệm pháp sàng lọc 50g–1g khi kết quả sàng lọc ≥ 140mg/dl sẽ làm tiếp nghiệm pháp chẩn đoán 75g – 2g. Cho thai phụ uống 75 gram đường pha với 300 ml nước sạch uống trong 5-10 phút. Đo đường huyết lúc đói, sau 1 giờ, sau 2 giờ. (Tất cả được hướng dẫn chế độ ăn trong 3 ngày trước khi làm xét nghiệm, nhịn ăn, không uống nước ít nhất 8 - 12 giờ từ buổi ăn cuối của đêm hôm trước cho đến khi làm xét nghiệm). Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) năm 2007. Giờ Đường huyết mg/dL Đường huyết mmol/L Đói 95 5,3 1 giờ 180 10,0 2 giờ 155 8,6 Chẩn đoán ĐTĐTTK khi ít nhất có 2 giá trị lớn hơn hoặc bằng các giá trị trình bày ở bày trên. Số liệu được thu thập, xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0 for windows, Phép kiểm χ2 so sánh các tỉ lệ, phép kiểm hồi qui logistic để tính mối tương quan giữa ĐTĐTTK và các yếu tố liên quan. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 749 thai phụ được xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán ĐTĐTTK. Để đạt được số mẫu này chúng tôi phải sàng lọc từ 782 trường hợp. 30,17% (236/ 782) có xét nghiệm sàng lọc dương tính (≥ 140 mg/dl); có 4,2% (33/782) bỏ xét nghiệm chẩn đoán. Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Số thai phụ (n=749) Tỷ lệ (%) Tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 260 Đặc điểm Số thai phụ (n=749) Tỷ lệ (%) <25 416 55,5 25 - 29 160 21,4 30 - 34 106 14,2 ≥35 67 8,9 Trình độ học vấn Cấp I và dưới cấp I 222 29,6 Cấp II 355 47,4 Cấp III 127 17,0 ĐH và trên ĐH 45 6,0 Nghề nghiệp Làm ruộng 301 40,2 Buôn bán 78 10,4 Nội trợ 221 29,5 Công nhân viên 44 5,9 Công nhân 47 6,3 Khác 58 7,7 Tiền thai Con so 391 52,2 Con rạ 358 47,8 Chỉ số khối cơ thể ≥ 25 37 4,9 < 25 712 95,1 Địa phương Gò Công Tây 265 35,4 Gò Công Đông 321 42,9 TX Gò Công 163 21,8 Bảng 3. Phân bố giá trị đường huyết của nghiệm pháp sàng lọc với ĐTĐTTK. Giá trị đường huyết sàng lọc (mg/dl) Không ĐTĐTTK ĐTĐTTK Số thai phụ Tỷ lệ (%) Số thai phụ Tỷ lệ (%) < 130 448 100 - 130 - 139 96 100 - 140 - 149 72 96 3 4 150 - 159 43 91,5 4 8,5 160 - 169 31 83,3 6 16,2 170 - 179 16 76,2 5 23,8 ≥ 180 13 56,5 10 43,5 Tổng 719 28 Nhận xét: Khi đường huyết sàng lọc càng cao thì khả năng ĐTĐTTK càng tăng. Nếu đường huyết sàng lọc ≥ 180 mg/dl thì tỷ lệ ĐTĐTTK 43,5% với p < 0,001. Bảng 4. Liên quan của ĐTĐTTK và các yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ ĐTĐTTK P Có Không n = 30 (%) n = 719 (%) Tiền sử gia đình ĐTĐ Có 6 12,2 43 87,8 0,02 Không 24 3,4 676 96,6 Tiền sử thai to Có 2 14,3 12 85,7 0,048 Không 28 3,8 701 96,2 Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối Có 2 25 6 75 0,035 Không 28 3,8 713 96,2 Tiền sử sanh con dị dạng Có 1 20 4 80 0,182 Không 29 3,9 715 96,1 Số lần mang thai Con So 10 2,6 382 97,4 0.033 Con Rạ 20 5,6 337 94,4 Tuổi mẹ khi mang thai < 25 8 1,9 408 98,1 25 - 30 5 3,1 155 96,9 0.001 31 - 34 10 9,4 96 90,6 ≥ 35 7 10,4 60 89,6 Chỉ số khối cơ thể < 25 21 2,9 691 97,1 0,001 ≥ 25 9 24,3 28 75,7 Tiền sử sanh non Có 2 12,5 14 87,5 0,155 Không 28 3,8 705 96,2 Đường niệu dương tính Có 5 16,7 23 3,2 < 0,001 Không 25 83,3 696 96,8 Bảng 5. Liên quan ĐTĐTTK và số lượng các yếu tố nguy cơ Nguy cơ ĐTĐTTK Tổng cộng Không Có N % N % N % 0 yếu tố nguy cơ 342 99,1 3 0,9 345 100 1 yếu tố nguy cơ 289 95,4 14 4,6 303 100 2 yếu tố nguy cơ 74 92,5 6 7,5 80 100 3 yếu tố nguy cơ 12 75 4 25 16 100 ≥ 4 yếu tố nguy cơ 2 40 3 60 5 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 261 Tổng cộng 719 30 749 BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học Trong nghiên cứu, tuổi trung bình là 25,7 ± 5,6 (nhỏ nhất 16 và lớn nhất là 45). So với các nghiên cứu khác, tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu chúng tôi thấp hơn. Thai phụ có tuổi dưới 25 cao hơn các tác giả khác có thể do Gò Công là vùng nông thôn, trình độ văn hóa thấp, nên nhiều nơi trong địa phương vẫn còn tục lấy chồng sớm và là nghiên cứu cộng đồng, lấy mẫu đại trà. Ngô Thị Kim Phụng(8) tầm soát tại một quận nội thành của TPHCM. Phạm Minh Khôi Nguyên(9) và Tô Thị Minh Nguyệt(10) chỉ lấy nhóm nguy cơ cao ĐTĐTTK nên tuổi trung bình cao hơn. Thai phụ tập trung phần lớn ở huyện Gò Công Đông (42,9%), Gò Công Tây (35,4%) và sau cùng là Thị Xã Gò Công (21,8%). Dù có sự chênh lệch số thai phụ giữa các địa phương, nhưng tỷ lệ giữa thai phụ tầm soát ĐTĐTTK và thai phụ được quản lý tại địa phương vẫn không có sự khác biệt. Chứng tỏ ý thức về bệnh ĐTĐTTK ở tất cà các địa phương và đội ngũ quản lý thai, cộng tác viên dân số có năng lực như nhau. Thai phụ có trình độ học vấn chủ yếu là cấp II (47,4%), mù chữ và cấp I (29,6%), đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ 6%. Trái ngược với kết quả của Tô Thị Minh Nguyệt(10): Trình độ văn hóa cấp II, III, đại học và sau đại học khoảng 30% mỗi nhóm. Trình độ học vấn thấp thì sự hiểu biết về bệnh tật kém, họ ít quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của mình. Có 40,2% thai phụ làm nghề nông; 29,5% nội trợ. Đây là nhóm thai phụ có nghề nghiệp không bị khống chế về thời gian, tự do hơn các nghề nghiệp khác; con so chiếm 52,2%. Số con trung bình là 0,7 ± 0,9, cao nhất 5 con. Tỷ lệ sanh con lần thứ 3 trở đi chiếm 15,1%. Chứng tỏ rằng việc giảm tỷ lệ sanh con lần thứ 3 chưa thực hiện tốt. Chỉ số khối cơ thể trung bình 20,9± 2,3, cao nhất là 31,6, nhỏ nhất 14,7. Thai phụ có BMI ≥ 25 chiếm 4,9%, BMI ≤ 25 là 95,1. Nhóm thừa cân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với Ngô Thị Kim Phụng(8) là 2% và Phạm Thị Kim Phượng là 3,4%. Tuổi thai trung bình của mẫu nghiên cứu: 25,9±1,4 tuần. Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan Trong nghiên cứu này, tỷ lệ ĐTĐTTK là 4%. Kết quả như vậy có thể bị ảnh hưởng bởi 33 thai phụ bỏ xét nghiệm khi làm nghiệm pháp 50g - 1 giờ có kết quả ≥ 140 mg/dl. Chúng tôi nghĩ tỷ lệ ĐTĐTTK sẽ còn cao hơn nếu như các thai phụ này tham gia xét nghiệm tầm soát đầy đủ các nghiệm pháp tiếp theo cho đến khi được chẩn đoán dương tính với ĐTĐTTK. Nếu 4/33 thai phụ không bỏ xét nghiệm thì số ĐTĐTTK có thể tăng thêm là 33 người. Do đó, tỷ lệ ĐTĐTTK trong mẫu nghiên cứu có thể là 4,2% chứ không phải 4%. Liên quan giữa ĐTĐTTK và tuổi thai Tỷ lệ ĐTĐTTK ở nhóm tuổi ≤ 24 là 1,9%; nhóm tuổi 25-29 là 3,1%, nhóm tuổi 30-34 là 9,4%, nhóm ≥ 35 là 10,4% (p=0,05). Như vậy tỷ lệ ĐTĐTTK tăng dần theo tuổi. Thai phụ có tuổi ≥ 25 thì nguy cơ bị ĐTĐTTK cao hơn nhóm thai phụ < 25 tuổi là 3,6 lần (OR= 3,6; p = 0,001). Liên quan giữa ĐTĐTTK và BMI Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì như nhiều tác giả trong và ngoài nước(3) để đánh giá tình trạng béo phì. Chỉ số BMI ≥ 25 được xem như là béo phì vì ở nước ta người gầy chiếm tỷ lệ khá cao, việc chon tiêu chuẩn BMI ≥ 25 theo chúng tôi là phù hợp. Tỷ lệ ĐTĐTTK tăng dần theo nhóm có BMI thấp đến nhóm có BMI cao và liên quan có ý nghĩa thông kê với p=0,001 ĐTĐTTK ở nhóm thai phụ có BMI ≥ 25 nguy cơ ĐTĐTTK cao gấp 7 lần so với nhóm thai phụ có BMI ≤ 25 (OR =7,24; p=0,01). Liên quan giữa ĐTĐTTK và tiền sử gia đình ĐTĐ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 262 Nghiên cứu chúng tôi 6,8% (49/749) thai phụ có tiền căn gia đình ĐTĐ, trong đó 100% trường hợp là cha hoặc mẹ, không có trường hợp nào có cả cha lẫn mẹ hoặc anh chị em ruột bị ĐTĐ. Trong 49 trường hợp thai phụ có tiền căn gia đình ĐTĐ thì có 6 thai phụ ĐTĐTTK chiếm tỷ lệ 12,2%. Sự khác biệt về tỷ lệ ĐTĐTTK ở nhóm thai phụ không có tiền sử ĐTĐ và nhóm có tiền sử ĐTĐ có ý nghĩa thống kê (OR=3,93; p=0,02). Theo Vũ Bích Nga(11) yếu tố nguy cơ cao ĐTĐTTK hay gặp nhất là tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất chiếm 13,2% và thừa cân béo phì trước khi mang thai là 9,9%. Liên quan giữa ĐTĐTTK và tiền sử thai phụ sanh con to Trong nghiên cứu của chúng tôi có 14 trường hợp thai phụ có tiền căn sanh con to, chiếm tỷ lệ 0,5%. Khả năng mắc ĐTĐTTK tăng gấp 4 lần ở nhóm thai phụ có tiền sử sanh con to (p=0,04, OR =4,2). Những nghiên cứu từ những thập niên 80 khi việc kiểm soát đường huyết chưa tốt thì tỷ lệ thai to ≥ 4000 gram của các bà mẹ ĐTĐTTK rất cao, có thể gấp nhiều lần so với thai phụ không có ĐTĐTTK. Thomas(7) báo cáo tiền căn sanh con to ở những bà mẹ ĐTĐTTK là 15- 45% cao gấp 3 lần những bà mẹ có đường máu bình thường. Nghiên cứu của Coustan và cộng sự cho thấy kiểm soát chặt chẽ đường máu cho mẹ sẽ làm giảm tỷ lệ sanh con to xuống còn 10%(4). Liên quan giữa ĐTĐTTK và tiền sử thai lưu Thai chết lưu ở những phụ nữ bị ĐTĐTTK gặp với tần suất cao hơn so với nhóm chứng. Người ta thấy với mức đường máu >5,8 mmol/l làm tăng nguy cơ thai chết lưu trong tử cung vào 4 - 8 tuần cuối cùng của thai kỳ(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8/749 thai phụ có tiền căn thai chết lưu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Những thai phụ có tiền sử thai lưu nguy cơ ĐTĐTTK tăng gấp 8 lần so với những thai phụ bình thường (OR =8,4, p=0,035). Liên quan giữa ĐTĐTTK và đường niệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy kết quả thử đường niệu ngay trong ngày làm xét nghiệm sàng lọc, thử trước khi cho uống đường và thử bằng giấy thử nhanh đã được chuẩn quốc gia hướng dẫn trong 9 bước khám thai. Kết quả cho thấy ĐTĐTTK và đường niệu dương tính có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với OR = 6,052; p = 0,005. ĐTĐTTK và số lượng các yếu tố nguy cơ Tỷ lệ ĐTĐTTK gia tăng theo số lượng các yếu tố nguy cơ. Thai phụ có từ 1,2,3 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ ĐTĐTTK lần lượt là 4,6%; 7,5%; 20%; Thai phụ có ≥ 4 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ ĐTĐTTK là 60%. Như vậy, nếu chúng ta chỉ sàng lọc ĐTĐTTK trên thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao thì chúng ta sẽ bỏ sót 13,3% các trường hợp trong quần thể chung. Do đó cần sàng lọc đại trà cho tất cả các thai phụ trong quá trình mang thai. KẾT LUẬN Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐTTK của thai phụ khu vực Gò Công là 4%, ở nhóm nguy cơ cao là 6,9%. Nên sàng lọc đại trà cho tất cả các thai phụ trong quá trình mang thai thì tỷ lệ này sẽ đáng tin cậy hơn và cần chẩn đoán sớm ngay từ tuyến cơ sở. Đái tháo đường thai kỳ có liên quan đến các yếu tố: Đường niệu dương tính, chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai≥ 25, tuổi mẹ khi mang thai ≥ 25. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (2007). Standards of medical care in diabetes-2007. Diabetes Care. Jan 2007; 30 Suppl 1:S4-S41. 2. Beischer NA, Wein P, Steffen B (1996). Identification and treatment of women with hyperglycaemia diagnosed during pregnancy cansignificantly reduce perinatal mortality rate. Aust NZ J Obstet Gynaecol. 36: 239-247. 3. Chu Chu, SY, et al. (2007). “Maternal obesity and risk of gestational diabetes mellitus”. Diabetes care 30 (8):2070-6. 4. Coustan DR (1996), “Diabetes in pregnancy: Screening and testing for gestational diabetes mellitus”, Obstetrics and Gynecology Clinics, 23 (1): pp.1-30. 5. Cunninghama W (2001). Diabetes in pregnancy. In: Cunningham W, William’s Obstetrics. 21st edition. Philadelphia. 2001. 6. Gabbe SG, Graves CR (2003). Management of Diabetes mellitus complicating pregnancy. Obstet & Gynecol 2003; 102:857-68. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 263 7. Moore TR (2007). Diabetes Mellitus and Pregnancy. Emedicine. Updated: Dec 7. 8. Ngô Thị Kim Phụng (2004). “Tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ tại Quận 4 Thành Phố Hồ Chí Minh”. Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành sản phụ khoa. Thành Phố Hồ Chí Minh. 9. Phạm Minh Khôi Nguyên (2010). “Ngưỡng tối ưu của thử nghiệm 50gam đường bằng máu mao mạch trong sàng lọc đái tháo đường trong thai kỳ”. Hội nghị sản phụ khoa Thành Phố Hồ Chí Minh về cập nhật đái tháo đường trong thai kỳ năm 2010. 10. Tô Thị Minh Nguyệt, Ngô Thị Kim Phụng (2008). “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan ở những thai phụ nguy cơ cao tại bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ”. Tạp chí y hoc TP. Hồ Chi Minh, tập 3 – phụ bản số 1 - 2009: 66 – 70. 11. Vũ Bích Nga (2009). “Xác định ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường trong thai kỳ và các bước đánh giá kết quả điều trị”. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_dai_thao_duong_trong_thai_ky_va_cac_yeu_to_lien_quan_t.pdf
Tài liệu liên quan