Tỷ lệ thấm nhiễm nicotin ở công nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương năm 2013

ĐỀ XUẤT Đối với nhà máy Bố trí lại vị trí lao động hợp lý đối với những người thấm nhiễm nicotin (làm việc tại những vị trí ít phát sinh bụi thuốc lá, hơi nicotin). Hạn chế thời gian làm việc tại những khu vực phát sinh nồng độ bụi thuốc lá, hơi nicotin cao trong nhà xưởng. Tổ chức đo kiểm môi trường lao động và khám thấm nhiễm nicotin hằng năm cho công nhân. Trước mắt, doanh nghiệp cần đề nghị Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương khám, chẩn đoán, lập hồ sơ đề nghị giám định cho những trường hợp phát hiện thấm nhiễm nicotin trong nghiên cứu này. Đối với ngành y tế Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các nhà máy thuốc lá trên cả nước. Nghiên cứu điều chỉnh tiêu chuẩn hiện hành về tiêu chuẩn của bụi thuốc lá, hơi nicotin. Trước mắt cần quy định tất cả những người làm việc trong khuôn viên nhà máy sản xuất thuốc lá đủ điều kiện khám, giám định bệnh nghề nghiệp. Trước khi thực hiện xét nghiệm đánh giá nồng độ nicotin niệu cần ngưng uống rượu.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thấm nhiễm nicotin ở công nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 284 TỶ LỆ THẤM NHIỄM NICOTIN Ở CÔNG NHÂN   NHÀ MÁY THUỐC LÁ BÌNH DƯƠNG NĂM 2013  Huỳnh Thanh Hà*, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Nguyễn Văn Chinh***, Trịnh Hồng Lân****  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Khám phát hiện thấm nhiễm nicotin ở nhà máy thuốc lá Bình Dương chưa được thực hiện mặc  dù bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp là bệnh được bảo hiểm.   Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thấm nhiễm nicotin năm 2013 và các yếu tố liên quan ở công nhân nhà máy thuốc  lá Bình Dương.  Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích được sử dụng. Trong đó, kỹ  thuật định lượng và đánh giá thấm nhiễm nicotin niệu theo hướng dẫn của Viện y học lao động và vệ sinh môi  trường. Dữ kiện được phân tích đa biến với hồi quy logistic.   Kết quả: Tỷ lệ người lao động làm việc tại nhà máy thuốc lá Bình Dương thấm nhiễm nicotin năm 2013 là  33% và cao hơn ở công nhân trực tiếp làm việc tại xưởng sản xuất. Tuổi nghề và vị trí làm việc là 2 yếu tố liên  quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng thấm nhiễm nicotin (p <0,05).  Kết luận: Tỷ lệ người lao động làm việc tại nhà máy thuốc lá Bình Dương thấm nhiễm nicotin năm 2013 là  33% và cao hơn ở công nhân trực tiếp làm việc tại xưởng sản xuất. Tuổi nghề càng cao, làm việc tại xưởng sản  xuất làm tăng khả năng thấm nhiễm nicotin.   Từ khóa: Nicotin, rượu, thấm nhiễm nicotin.  ABSTRACT  NICOTINE POISONING DISEASE AT TOBACO FACTORY IN BINH DUONG  Huynh Thanh Ha, Nguyen Do Nguyen, Nguyen Van Chinh, Trinh Hong Lan  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 284 – 289  Background: Nicotine poisoning diagnosis has not been done at the tobacco factory in Binh Duong province  although it’s one of the occupational diseases covered by health insurance in VietNam.  Objectives: To identify the prevalence of nicotine poisoning disease and determine  factors associated with  nicotine poisoning disease at the tobacco factory in Binh Duong.   Methods: A  cross‐sectional  study was  adopted.  In particular,  quantitative  techniques  and  assessment  of  urinary  nicotine‐imbued  levels  complied  with  the  guidance  of  the  National  institute  of  occupational  and  environmental health. Logistic regression was used to calculate the adjusted odds ratio and its corresponding 95%  confidence interval.  Result:  Prevalence  of  nicotine  poisoning  disease  is  at  33%  and  is  higher  in  direct  production workers.   Factors associated with nicotine poisoning disease were seniority and working parts (p <0,05).  Conclusion: Prevalence of nicotine poisoning disease were 33% and it’s higher at direct production workers.   Factors associated with nicotine poisoning disease were seniority and working parts (p <0,05).  Key words: Nicotine, alcohol, nicotine poisoning disease.  Y tế Bình Dương  ** Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh   *** Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương  **** Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thanh Hà  ĐT: 0913660861  Email: vanchinhcc@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  285 ĐẶT VẤN ĐỀ   Các  nghiên  cứu  trên  thế  giới  chỉ  ra  rằng:  công nhân nhà máy thuốc lá ngoài nguy cơ thấm  nhiễm nicotin còn có nguy cơ bị dị ứng, dễ mắc  các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản, hen  phế  quản,  nhiễm  trùng  đường  hô  hấp.  Các  nghiên  cứu  cũng  đề  nghị  nhà máy  thực  hiện  nghiêm ngặt việc kiểm soát nồng độ bụi  thuốc  lá, hơi nicotin, thực hiện khám sức khỏe định kỳ  đặc  biệt  chú  ý  phát  hiện  thấm  nhiễm  nicotin,  khám phát hiện những triệu chứng về thần kinh,  tiêu hóa, hô hấp (các nghiên cứu trên thế giới đề  nghị  đo  chức  năng hô hấp  bằng hô hấp  ký  là  công việc thường quy của khám sức khỏe công  nhân nhà máy thuốc lá) nhằm hạn chế đến mức  thấp nhất mắc bệnh nghề nghiệp của công nhân  nhà máy thuốc lá(5,7,8,12,14,18).  Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên công nhân  nhà máy thuốc  lá chủ yếu ở thế kỷ XX. Nghiên  cứu tại nhà máy thuốc lá Sài Gòn cho thấy mặc  dù nồng độ nicotin  trong không khí nằm  trong  giới hạn cho phép  (hiện  tại nồng độ  tối đa cho  phép  trong  không  khí  vẫn  theo  quyết  định  số  3733/QĐ‐BYT  là  0,5 mg/m3)  nhưng  công  nhân  vẫn bị nhiễm độc nicotin (tỷ lệ thấm nhiễm năm  1985 là 34%, năm 1992 từ 16,6 ‐ 27,3% nhưng tùy  thuộc phân xưởng  làm việc)(4). Các nghiên  cứu  tại các nhà máy thuốc lá phía bắc cho thấy tỷ lệ  thấm nhiễm nicotin của công nhân từ 14 – 25%  (3,17). Các nghiên cứu này cũng ghi nhận cải thiện  điều kiện  làm việc  (các nghiên  cứu  trong nước  chỉ đề cập chủ yếu đến việc cải thiện vi khí hậu,  bụi,  hơi  nicotin)  làm  giảm  tỷ  lệ  thấm  nhiễm  nicotin. Trên cơ sở các nghiên cứu trước, chúng  ta có thể thực hiện kiểm soát được tình hình mắc  bệnh do điều kiện  làm việc của nhà máy  thuốc  lá.  Tuy  nhiên,  công  tác  khám  phát  hiện  thấm  nhiễm nicotin ở nhà máy  thuốc  lá Bình Dương  chưa  được  thực  hiện mặc  dù  bệnh  nhiễm  độc  nicotin nghề nghiệp  là bệnh  được bảo hiểm và  khá phổ biến ở công nhân nhà máy thuốc lá.  Do đó, nghiên cứu này được tiến hành trên  cơ sở xác định  tỷ  lệ  thấm nhiễm nicotin và các  yếu tố liên quan. Qua nghiên cứu này, người lao  động sẽ được khám thấm nhiễm nicotin. Kết quả  nghiên cứu cũng  là cơ sở để thiết  lập điều kiện  làm việc an toàn hơn đồng thời góp phần  là tài  liệu  quan  trọng  trong  quyết  định  chính  sách,  cũng như những điều chỉnh phù hợp trong công  tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe công nhân sản  xuất thuốc lá.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định tỷ lệ thấm nhiễm nicotin năm 2013  và  các yếu  tố  liên quan  ở  công nhân nhà máy  thuốc lá Bình Dương.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được sử  dụng. Chọn mẫu toàn bộ đối với người lao động  (177  người),  các  yếu  tố  khác  (hơi  nicotin,  bụi  thuốc  lá)  theo  thường quy kỹ  thuật của viện Y  học lao động. Xác định thấm nhiễm nicotin theo  thường quy của viện y học lao động và vệ sinh  môi  trường đồng  thời các biến số cần  thu  thập  qua đánh giá điều kiện  làm việc và phỏng vấn  công nhân (bộ câu hỏi soạn sẵn) như tuổi nghề,  vị  trí  làm  việc,  thời  gian  làm  việc/tháng,  thói  quen  sử dụng bảo hộ  lao  động,  tình  trạng hút  thuốc, tình trạng sử dụng rượu bia, nồng độ bụi  thuốc lá, nồng độ nicotin tại nơi làm việc.   Dữ kiện được nhập bằng phần mềm Epidata  3.0 và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0 qua phân  tích đa biến với hồi quy logistic. Mức độ kết hợp  được  ước  lượng  với OR  (Odds  ratio:  tỷ  số  số  chênh) điều chỉnh và khoảng tin cậy 95% (KTC  95%) tương ứng.  KẾT QUẢ   Tỷ  lệ người  lao  động  làm việc  tại nhà máy  thuốc  lá Bình Dương  thấm nhiễm nicotin năm  2013  là  33%. Trong  đó,  công nhân  làm việc  tại  xưởng đầu lọc chưa bị thấm nhiễm nicotin, tỷ lệ  thấm nhiễm nicotin theo bộ phận  làm việc theo  thứ  tự  là:  xưởng vấn  điếu  1  (55%), xưởng vấn  điếu  2  (43%),  bốc  xếp  (38%),  kho  thành  phẩm  (33%),  quản  đốc  (29%),  khác  (bảo  vệ,  kho phụ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 286 liệu, bộ phận cung tiêu) chiếm tỷ lệ 20%, bảo trì  (17%), văn phòng 14%.  Bảng 1: Thấm nhiễm nicotin theo vị trí làm việc  (n=174)  Vị trí làm việc Thấm nhiễm nicotin [tần số (tỷ lệ%)] Xưởng vấn điếu 1 18 (55) Xưởng vấn điếu 2 15 (43) Bốc xếp 3 (38) Xưởng sợi 11 (33) Kho thành phẩm 1 (33) Quản đốc 2 (29) Khác 2 (20) Bảo trì 2 (17) Văn phòng 4 (14) Xưởng đầu lọc 0 (0) Chung 58 (33) Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến thấm nhiễm nicotin  (phân tích đa biến với hồi quy logistic)   Các biến số OR (khoảng tin cậy 95%) p Tuổi nghề (năm) 1,07 (1,01-1,13) 0,02 Làm việc tại xưởng 4,52 (1,42-14,35) 0,01 Lạm dụng rượu 0,54 (0,27-1,08) 0,08 Có mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  <0,05) giữa tuổi nghề và nơi  làm việc tại xưởng  sản xuất đến nguy cơ thấm nhiễm nicotin [Tuổi  nghề  cứ  tăng  lên  1  năm  thì  khả  năng  thấm  nhiễm nicotin tăng  lên 1,07  lần (KTC 95%: 1,01‐ 1,13), làm việc tại các xưởng sản xuất thì có khả  năng thấm nhiễm nicotin cao gấp 4,52 lần (KTC  95%: 1,42‐14,35) so với những người làm việc tại  văn phòng].  Khả  năng  thấm  nhiễm  nicotin  ở  những  người  lạm dụng rượu bằng 0,54  lần  (KTC 95%:  0,27‐1,08) so với những người không  lạm dụng  rượu với p=0,08.  BÀN LUẬN  Nồng  độ  bụi  thuốc  lá  (bụi  toàn phần), hơi  nicotin tại nhà máy thuốc lá Bình Dương đều đạt  tiêu  chuẩn  vệ  sinh  lao  động  theo  quyết  định  3733/QĐ‐BYT.  Tuy  nhiên,  tỷ  lệ  thấm  nhiễm  nicotin  tại nhà máy  thuốc  lá Bình Dương năm  2013  vẫn  khá  cao  33,3%.  Tỷ  lệ  thấm  nhiễm  nicotin cao hơn ở những phân xưởng sản xuất là  phù  hợp  với  nồng  độ  hơi  nicotin  và  nồng  độ  thuốc lá cao hơn hẳn các khu vực làm việc khác.  Tỷ  lệ này không khác biệt nhiều  so với những  báo cáo gần đây về tình trạng nhiễm độc nicotin  ở công nhân nhà máy  thuốc  lá  (10,11). Tỷ  lệ  thấm  nhiễm ở xưởng vấn điếu 1 và 2 có thể cao hơn ở  những năm  trước  (vì 2 năm  trước  là quy  trình  sản xuất  thuốc  lá  tại xưởng vấn điếu 1 và 2  lạc  hậu  có khả năng phát  sinh nhiều bụi  thuốc  lá,  hơi nicotin hơn  là quy  trình  sản xuất hiện  tại).  Tại  thời  điểm  nghiên  cứu,  công  suất  nhà máy  đạt mức  cao,  tại  xưởng vấn  điếu  1  chỉ  có một  máy vấn điếu ngưng hoạt động. Quy  trình của  xưởng sợi vẫn không  thay đổi nhiều so với hai  năm trước nên nồng độ bụi thuốc lá, hơi nicotin  tại nơi làm việc tại xưởng sợi có thể không thay  đổi nhiều so với quá khứ. Trong nghiên cứu này  không có dữ kiện của nồng độ bụi  thuốc  lá và  nồng độ nicotin  trong môi  trường  làm việc của  các năm trước nhưng xưởng sợi có quy trình sản  xuất  hầu  như  không  thay  đổi  và  nồng  độ  bụi  thuốc lá, hơi nicotin vẫn nằm trong giới hạn tiêu  chuẩn 3733/QĐ‐BYT. Do đó, nồng độ bụi thuốc  lá và hơi nicotin trong quá khứ tại xưởng sợi có  khả năng  cũng không vượt  tiêu  chuẩn vệ  sinh  lao động. Mặt khác, các nghiên cứu tại nhà máy  thuốc lá Sài Gòn từ năm 1985‐2000 cho thấy mặc  dù  các  tiêu  chuẩn về bụi, hơi nicotin vẫn  thấp  hơn  tiêu  chuẩn nhưng vẫn  có một  tỷ  lệ không  nhỏ công nhân làm việc tại nhà máy thuốc lá bị  thấm nhiễm nicotin(3,4,10).  Đồng  thời,  các nghiên  cứu đề nghị hạ  thấp  tiêu chuẩn về bụi  thuốc  lá  và hơi nicotin (xuống còn 0,2 mg/m3). Hơn nữa,  tỷ lệ thấm nhiễm của công nhân bốc xếp (38%),  công nhân  làm việc  tại xưởng sợi của nhà máy  thuốc lá Bình Dương cũng khá cao (33%) và điều  kiện làm việc tại các khu vực này không thay đổi  nhiều so với quá khứ. Do vậy, tiêu chuẩn vệ sinh  lao động về bụi  thuốc  lá và hơi nicotin  là chưa  phù hợp vì không bảo vệ người  lao động khỏi  thấm nhiễm nicotin. Có nhiều  lý do khiến  tiêu  chuẩn về hơi nicotin chưa phù hợp vì chỉ đánh  giá hấp  thụ qua hô hấp mà chưa đánh giá hấp  thụ  qua da  niêm,  ăn  uống. Lượng  nicotin  thải  qua nước tiểu chiếm 10‐15% tổng  lượng nicotin  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  287 đã  được hấp  thụ(3). Với nồng  độ  tiêu  chuẩn vệ  sinh  đối  với  hơi  nicotin  trong môi  trường  làm  việc là 0,5 mg/m3 đã được hấp thụ hoàn toàn và  không kể  lượng hấp  thu qua da  thì  trong 8 giờ  lao động lượng nicotin hấp thụ vào cơ thể có thể  được hấp thụ lên tới 4 mg và thải ra nicotin niệu  trung  bình  là  0,6  mg/l,  gấp  2  lần  tiêu  chuẩn  nicotin niệu ở những người không hút thuốc. Để  lượng nicotin niệu không vượt quá 0,3 mg/l (giới  hạn sinh học), thì lượng nicotin hấp thụ qua hô  hấp (không kể qua da) trong 8 giờ là 2 mg tương  đương với  tiêu  chuẩn vệ  sinh  lao  động  là 0,25  mg/m3. Tuy nhiên,  thực  tế phải  tính  đến phần  nicotin được hấp thu qua da. Vì vậy, tiêu chuẩn  vệ sinh lao động cho nicotin nên được quy định  0,20  mg/m3.  Đây  là  tiêu  chuẩn  đề  nghị  theo  nghiên cứu của  tác giả Hoàng Văn Bính(3). Tuy  nhiên,  căn  cứ  xây  dựng  tiêu  chuẩn  này  cũng  chưa  rõ  ràng,  còn  mang  tính  lý  thuyết,  chưa  đánh giá đầy đủ hết các đường hấp thụ nicotin  vào cơ thể. Trong thực tế, nicotin không chỉ hấp  thụ  qua  đường  hô  hấp mà  còn  nhiều  đường  khác cũng quan  trọng không kém đó  là đường  da niêm, ăn uống. Việc xây dựng tiêu chuẩn cho  riêng  đường  hô  hấp  là  chưa  chuẩn  xác.  Các  nghiên  cứu  đã  chứng minh  rằng việc  áp dụng  các tiêu chuẩn hiện hành chưa có ý nghĩa bảo vệ  người  lao  động.  Từ  những  chứng  cứ  trên  cho  thấy  tiêu  chuẩn  về  hơi  nicotin,  bụi  thuốc  lá  không có ý nghĩa dự phòng. Do vậy, không nên  dựa vào tiêu chuẩn môi trường về hơi nicotin để  xác định công nhân có đủ điều kiện được khám  bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp hay không  mà nên quy định rằng “bất kể những người làm  việc  trong  nhà  máy  thuốc  lá  đều  phải  được  khám nhiễm độc nicotin nghề nghiệp định kỳ”.  Công nhân làm việc tại xưởng đầu lọc chưa  phát  hiện  bị  thấm  nhiễm  nicotin  có  thể  do  số  lượng nhân công tại khu vực này ít (5 người) nên  khả năng quan sát được người thấm nhiễm thấp.  Đồng thời công đoạn  làm việc không phát sinh  bụi thuốc lá và hơi nicotin (vẫn bị ảnh hưởng hơi  nicotin,  bụi  thuốc  lá  từ  các  phân  xưởng  khác  nhưng thấp hơn tiêu chuẩn và những xưởng sản  xuất khác). Như đã trình bày ở trên, xưởng sợi là  khu vực ô nhiễm bụi thuốc lá và hơi nicotin cao  nhất so với những công đoạn khác nhưng tỷ  lệ  thấm  nhiễm  nicotin  tại  phân  xưởng  này  thấp  hơn các phân xưởng  làm việc khác  (xưởng vấn  điếu 1 và 2). Có thể do thời gian làm việc tại nhà  máy/tháng  thấp hơn  các phân xưởng khác nên  tổng  thời gian  tiếp xúc với  các yếu  tố nguy  cơ  thấp hơn các công đoạn làm việc khác hoặc đây  cũng  có  thể  là  công  đoạn  có  công  nhân  đã  bị  thấm nhiễm nicotin nghỉ việc nhiều nhất. Nhưng  đây  có  thể  là minh  chứng  cho  thấy  rằng,  thời  gian làm việc tại nhà máy/tháng càng giảm thì tỷ  lệ  thấm  nhiễm  càng  thấp.  Mặt  khác,  việc  sử  dụng  khẩu  trang  vải  là  không  đúng  theo  quy  định  (không  có  khả  năng  phòng  ngừa  thấm  nhiễm qua đường hô hấp). Do vậy, việc sử dụng  khẩu trang vải không làm giảm tỷ lệ thấm nhiễm  nicotin.   Làm việc tại nhà máy càng lâu thì tổng thời  gian tiếp xúc với bụi thuốc lá, hơi nicotin từ môi  trường  làm  việc  càng  nhiều.  Tương  tự,  với  những người làm việc tại xưởng sản xuất có khả  năng  thấm  nhiễm  nicotin  cao  hơn  hẳn  những  người  làm việc  tại văn phòng bởi  đây chính  là  nơi phát sinh hơi nicotin, bụi  thuốc  lá cao hơn.  Do vậy, nồng  độ và  thời gian  tiếp xúc với bụi  thuốc lá là hai yếu tố ảnh hưởng chính đến thấm  nhiễm  nicotin.  Như  đã  đề  cập  ở  trên,  những  người  làm việc tại xưởng sợi (nơi phát sinh hơi  nicotin,  bụi  thuốc  lá  cao  hơn hẳn  các  khu  vực  làm  việc khác)  lại  có  tỷ  lệ  thấm nhiễm nicotin  thấp hơn xưởng vấn điếu 1 và 2 và xưởng bốc  xếp.  Bởi  vì,  tổng  thời  gian  làm  việc/tháng  của  công nhân xưởng sợi dưới 15 ngày/tháng,  thấp  hơn  hẳn  thời  gian  làm  việc  ở  các  xưởng  khác  (dao  động  từ  20‐30 ngày). Kết quả nghiên  cứu  này  cũng  tương  tự như  những nghiên  cứu  đã  tiến hành trước đây (3,4,17).  Những người lạm dụng rượu có khả năng bị  thấm  nhiễm  nicotin  chỉ  bằng  0,54  lần  so  với  những người không  lạm dụng  rượu, nhưng sự  khác biệt này chưa có chứng cứ về mặt thống kê  (p=0,08). Các nghiên cứu trên động vật cho thấy  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 288 rằng nicotin  làm giảm nồng độ cồn  trong máu,  và được giải thích rằng nicotin ngăn cản sự hấp  thu rượu ở dạ dày  (6,17) nhưng những  lý giải và  chứng  cứ  này  là  chưa  rõ  ràng. Những  nghiên  cứu  cho  thấy  rằng  “hút  thuốc  và  uống  rượu  thường  là song hành và có nhiều giải  thích cho  hiện  tượng  trên  (yếu  tố  di  truyền,  yếu  tố môi  trường như thái độ và hành vi của cha mẹ, bạn  bè, kinh nghiệm bản thân, giá trị văn hóa, quảng  cáo,  yếu  tố  thần  kinh  (tăng  cường  các  thụ  thể  nicotin và nâng  tầm  đạt khoái  cảm  của  cơ  thể.  Do vậy, hút thuốc, uống rượu nhiều hơn)”(6,10,11)  (17). Do đó, những người hút thuốc và uống rượu  phải là những người có nồng độ nicotin niệu cao  hơn những người chỉ hút thuốc. Nhưng kết quả  này cho thấy điều ngược lại (mặc dù chưa thấy  sự  khác  biệt  rõ  ràng  về  mặt  thống  kê).  Tuy  nhiên, chứng cứ này cần được xem xét thấu đáo.  Về  tính  chất  của  nicotin  cũng  cho  thấy  rằng  “nicotin  có  phản  ứng  kiềm  mạnh,  tạo  thành  những muối  bền  vững.  Nicotin  kết  tủa  dung  dịch của hầu hết các muối kim loại (Hg, Pb, Zn,  v.v.)”(6). Cũng giống như nicotin,  rượu  cũng  là  chất được hấp thụ vào máu được đào thải ở gan  và cũng thải ra nước tiểu ở nguyên dạng . Đồng  thời, rượu lại có tính axit. Do đó, rất có thể có sự  kết hợp giữa hai chất này trong cơ thể nên  làm  giảm  lượng nicotin thải ra trong nước tiểu. Tuy  nhiên,  cũng  phải  xem  xét  rằng  có  thể  những  người  chỉ  hút  thuốc  là  những  người  có  lượng  thuốc hút mỗi ngày nhiều hơn những người vừa  hút  thuốc  và  uống  rượu,  hoặc  có  thể  sai  lệch  trong nghiên cứu này (ngoài tầm kiểm soát của  nghiên  cứu,  vì  trước  thời  điểm  nghiên  cứu  có  đợt  tinh  giản  biên  chế).  Tóm  lại,  dù  chưa  có  những  chứng  cứ  rõ  ràng  về  giảm  tác  hại  của  rượu đối với nicotin tồn tại trong cơ thể. Nhưng  nếu có sự kết hợp này thì không chắc rằng sự kết  hợp này là có lợi cho cơ thể vì sẽ sinh ra hợp chất  mới  trong cơ  thể,  tăng  liều sử dụng  rượu hoặc  thuốc lá mà hai chất này đã được biết đến là gây  hại  rất nghiêm  trọng  đến  sức khỏe. Do  đó,  để  đánh  giá  thấm  nhiễm  nicotin  được  chính  xác  hơn nên yêu cầu những người  làm xét nghiệm  ngưng  sử  dụng  rượu  trước  khi  xét  nghiệm  nicotin niệu.    ĐỀ XUẤT  Đối với nhà máy  Bố trí lại vị trí lao động hợp lý đối với những  người thấm nhiễm nicotin (làm việc tại những vị  trí ít phát sinh bụi thuốc lá, hơi nicotin). Hạn chế  thời gian  làm việc tại những khu vực phát sinh  nồng độ bụi thuốc  lá, hơi nicotin cao trong nhà  xưởng.  Tổ  chức  đo  kiểm môi  trường  lao  động  và  khám  thấm nhiễm nicotin hằng năm  cho  công  nhân.  Trước  mắt,  doanh  nghiệp  cần  đề  nghị  Trung  tâm  sức khỏe  lao  động môi  trường  tỉnh  Bình Dương khám, chẩn đoán, lập hồ sơ đề nghị  giám  định  cho  những  trường  hợp  phát  hiện  thấm nhiễm nicotin trong nghiên cứu này.  Đối với ngành y tế  Tăng cường công  tác  thanh kiểm  tra  tại các  nhà máy thuốc lá trên cả nước.  Nghiên cứu điều chỉnh tiêu chuẩn hiện hành  về tiêu chuẩn của bụi thuốc lá, hơi nicotin. Trước  mắt cần quy định  tất cả những người  làm việc  trong khuôn viên nhà máy sản xuất thuốc lá đủ  điều kiện khám, giám định bệnh nghề nghiệp.  Trước  khi  thực  hiện  xét  nghiệm  đánh  giá  nồng độ nicotin niệu cần ngưng uống rượu.    TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Benowitz  NL,  Fong  I,  Gupta  S  (1994).  Nicotine  metabolic  profile  in  man:  comparison  of  cigarette  smoking  and  transdermal nicotine. Pharmacol Experimental Therapeutics.  268. 296‐303.  2. Hendrickson LM, Guildford MJ, Tappe AR (2013). Neuronal  nicotinic acetylcholine receptors: common molecular substrate  of nicotine and alcohol dependence. Psychiatry. 4‐29.  3. Hoàng Văn Bính (1996). Đánh giá môi trường lao động và sức  khỏe công nhân nhà máy thuốc lá Sài Gòn trong 10 năm qua  (1985 – 1995). Hội nghị khoa học kỹ thuật Vệ sinh Y tế công  cộng. Tr. 1‐10.  4. Hoàng Văn Bính (2000). Đánh giá hiệu quả dự phòng của tiêu  chuẩn vệ sinh về Nicotin và bụi  thuốc  lá  trong  tiếp xúc của  công  nhân  công  nghiệp  thuốc  lá  qua  15  năm  nghiên  cứu  (1985‐1999). Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 4 (1) 46‐52.  5. Kasuba V, Orescanin V, Zeljezić D, Kopjar N, Rozgaj R (2005).  Chromosome damage  in wokers  in  cigarette manufacturing  industry. Epidemiol. 29 (5‐6) 217‐7.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  289 6. Lê Trung (2002). Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp. Nhà xuất bản  Y học. Hà Nội. Tr. 669‐679.  7. M Rahman.  (2009). Health Hazards And Quality Of Life Of  The  Workers  In  Tobacco  Industries:  Study  From  Three  Selected  Tobacco  Industries  At  Gangachara  Thana  In  Rangpur  District  Of  Bangladesh.  The  Internet  Journal  of  Epidemiology. 6. (2).   8. Mustaibegovic J, Zuskin E, Schachter EN (2003). Occupational  and environmental lung. Chest Journal. 123. 1740‐1748.  9. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholisim (2007).  Alcohol  and  tobaco.  Accessed on 20/10/2013.  10. Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thị Thùy  (2012). Tình  trạng  sức  khỏe  của  người  lao  động  công  ty  thuốc  lá  Sài Gòn. Y  học  thành phố Hồ Chí Minh. 3 (16) 281‐290.  11. Nguyễn Trúc Ly, Phan Bích Hà, Trần Thị Kiều Anh  (2012).  Khảo sát hàm  lượng Nicotin niệu của công nhân  trong nhà  máy thuốc lá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Y học thành phố  Hồ Chí Minh. 3(16). 373‐377.  12. Parducci  DA,  Puccetti  M,  et  al  (2006).  Mortality  among  workers  in  a  cigarette  factory  in  Lucca  (Tuscany).  Journal  Occupational Medicine Toxicol. 7. 1‐11.  13. Parnell  SE,  West  JR,  Chen  WJ.  (2006).  Nicotine  Decreases  Blood Alcohol Concentrations in Adult Rats: A Phenomenon  Potentially Related to Gastric Function. Alcoholism Clinical &  Experimental Research. 30. (8). 1408‐13.  14. Reiman M, Uitti J (200). Exposure to microbes. endotoxins and  total dust in cigarette and cigar manufactoring: an evaluation  of health hazards. Oxford Journal. 44. (6). 467‐473.  15. Tang  J,  Liao  Y  (2013).  Alcohol  and  nicotinic  acetylcholine  receptors. Mental Health Institute. 179‐185.  16. Trikunakornwongs A, Kongtip P, Chantanakul S, Yoosook W,  Loosereewanich  P,  Rojanavipart  P  (2009).  Assessment  of  Nicotine  Inhalation  Exposure  and  Urinary  Cotinine  of  Tobacco Processing Workers. J Med Assoc Thai. 92(7)121‐127.  17. Trung tâm y tế ‐ Vệ sinh lao động Bộ công nghiệp nhẹ (1995).  Công  nghiệp  thuốc  lá  Việt  Nam.  vấn  đề  thâm  nhiễm  và  nhiễm độc nicotin mãn tính. Hội thảo quốc gia về chiến lược  phòng chống tác hại thuốc lá lần thứ 3.  18. Zuskin E, Mustaibegovic  J, Schachter N, Kanceljak B  (2004).  Immonological  and  respiratory  changes  in  tobaco workers.  American journal of industry medicine. 45 (1) 76‐83.  Ngày nhận bài báo:       12/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   14/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_tham_nhiem_nicotin_o_cong_nhan_nha_may_thuoc_la_binh_d.pdf