Ứng dụng mô hình tham quan ảo trong quảng bá du lịch Đền Hùng

Kết luận Việc tăng cường quảng bá du lịch là nhiệm vụ quan trọng và đang cần tìm ra những hướng đi mới phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội và nhu cầu của người sử dụng. Áp dụng mô hình tham quan ảo trong quảng bá văn hóa du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng bước đầu đã có nhiều tiến triển tích cực, khả quan, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Từ các kết quả thử nghiệm và đánh giá mô hình, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Mô hình tham quan ảo là một công cụ hữu ích phục vụ cho quảng bá du lịch. Người xem có thể quan sát khung cảnh 360 độ tại các địa điểm trong khu di tích lịch sử. Ngoài ra người xem có thể di chuyển giữa các địa điểm khác nhau để thay đổi vị trí quan sát. - Chất lượng hình ảnh và tính hữu ích của mô hình được người dùng đánh giá cao. - Với độ ổn định khi sử dụng cao, mô hình hoàn toàn có thể đưa vào thực tế sử dụng. Tuy nhiên, mô hình thực tế ảo có một số nhược điểm: - Chi phí nghiên cứu cao và phức tạp. Đầu tư cho cơ sở vật chất và tiền công lớn. - Chỉ thực sự phù hợp với các trình duyệt trên máy tính cá nhân mà chưa có ứng dụng tương thích với thiết bị di động chạy Android và iOS, vốn là những thiết bị rất phổ biến hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình tham quan ảo trong quảng bá du lịch Đền Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 55 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THAM QUAN ẢO TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỀN HÙNG Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thu Thúy Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Tóm tắt: Quảng bá du lịch là một trong những kênh hỗ trợ phát triển cần được quan tâm thích đáng tại Phú Thọ. Với sự bùng nổ của mạng Internet như hiện nay, chúng tôi đề xuất việc áp dụng mô hình tham quan ảo để quảng bá du lịch Đền Hùng. Khi được tích hợp vào trang web của Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, mô hình này cho phép du khách ngắm cảnh quan của Đền Hùng với góc nhìn toàn cảnh 360 độ và chất lượng ảnh tốt. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ cao người dùng đánh giá tốt về mô hình, từ đó cho thấy hiệu quả của sản phẩm này. Từ khóa: Mô hình tham quan ảo, du lịch, Đền Hùng. Nhận bài ngày 15.12.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.1.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Hùng Cường; Email: cuongnh@hvu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, hoạt động du lịch Phú Thọ, đặc biệt là du lịch Đền Hùng đã có bước phát triển đáng kể, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hoạt động du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh được thiên nhiên và lịch sử văn hóa ưu đãi với nhiều di tích lịch sử và văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Phú Thọ. Một trong những mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đang được quan tâm, đó chính là hình thức quảng bá du lịch. Bên cạnh các phương thức quảng bá hiện có, chúng ta cần quan tâm đến những phương thức mới, hiện đại và thu hút hơn nữa. Hướng tiếp cận mà chúng tôi sử dụng ở đây là ứng dụng mô hình tham quan ảo Khu di tích lịch sử Đền Hùng để du khách có thể tham quan, ngắm cảnh Đền Hùng qua mạng Internet với chất lượng hình ảnh vượt trội, góc nhìn rộng. Ảnh góc rộng, tên tiếng Anh là panorama, là một bức ảnh cho phép người xem quay 360 độ xung quanh một vị trí để ngắm tổng quan toàn bộ khung cảnh. Mô hình tham quan ảo là một tập hợp các ảnh góc rộng được xây dựng với các đặc điểm: (1) Xây dựng một hệ thống liên kết giữa các điểm chụp ảnh góc rộng để người dùng có một cái nhìn tổng quan về khu vực; (2) Sử dụng các công cụ, kỹ thuật nén ảnh để giảm thiểu dung lượng phù hợp với việc tải lên mạng Internet đồng thời đảm bảo chất lượng hình ảnh. 56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Từ các kết quả khảo sát cho thấy, sử dụng các hình thức quảng bá thông qua mạng Internet là một hướng đi đầy hứa hẹn. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi đã xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình tham quan ảo của Đền Hùng với hơn 300 điểm ảnh chất lượng cao. Quá trình thử nghiệm trong 4 tháng cho thấy mô hình hoạt động ổn định, chất lượng đường truyền và kết nối tốt. Kết quả khảo sát từ du khách cho thấy chất lượng, sự ưu việt của mô hình được đánh giá cao với hầu hết các tiêu chí đều được trên 80% người dùng ủng hộ. 2. NỘI DUNG 2.1. Mô hình tham quan ảo Thực tế ảo không phải là phát minh mới, mà ngay từ năm 1962 Morton Heilig (người Mỹ) đã phát minh ra thiết bị mô phỏng SENSORAMA. Tuy nhiên, thực tế ảo chỉ thực sự phát triển và ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển bùng nổ của phần mềm và phần cứng đặc dụng hỗ trợ. Ngày nay thực tế ảo đã trở thành một ngành công nghiệp truyền thông và đa phương tiện.Thị trường cho việc áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng trưởng hằng năm khoảng 21% và đạt khoảng 7,8 tỷ $ năm 2014. Thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại, công nghệ thực tế ảo đứng đầu danh sách trong những công nghệ chiến lược. Tại các nước phát triển, có thể thấy, công nghệ thực tế ảo ứng dụng trong mọi lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc v.v và đáp ứng mọi nhu cầu: nghiên cứu, giáo dục, thương mại, dịch vụ [1], [2], [3], [4]. Trong đó, y học, quân sự, du lịch là những lĩnh vực ứng dụng truyền thống của công nghệ thực tế ảo. Bên cạnh đó, công nghệ thực tế ảo cũng được ứng dụng trong giáo dục, nghệ thuật, giải trí, du lịch ảo (mô hình tham quan ảo), bất động sản v.v Một trong những ứng dụng nổi bật của mô hình thực tế ảo là Google street View [10]. Mô hình tham quan ảo là một lĩnh vực ứng dụng của thực tế ảo. Đây là mô hình còn khá mới tại Việt Nam. Mô hình này cho phép người dùng ngắm cảnh quan của một khu vực bằng ảnh toàn cảnh 360 độ. Người dùng xoay góc nhìn 360 độ xung quanh một vị trí để ngắm toàn bộ không gian xung quanh vị trí đó. Ngoài ra, tùy thuộc vào thiết lập của mô hình mà người dùng có thể thay đổi vị trí trên mô hình thông qua: - Bản đồ thu nhỏ của toàn bộ khu vực. - Mũi tên di chuyển giữa các địa điểm kề nhau. Hiện nay đã có một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng mô hình tham quan ảo để quảng bá, giới thiệu cảnh quan của đơn vị mình: TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 57 - Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam: + Khu trưng bày Di sản văn hóa Phật giáo Việt [5]. + Khu trưng bày Đèn cổ Việt Nam [6]. - Tập đoàn dầu khí Quốc gia Petro Vietnam: Phòng truyền thống Dầu khí [7]. - UBND thành phố Hà Nội: Triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa [9]. - Trung tâm văn hóa Pháp: Triển lãm Hà Nội hình màu [8]. Đây hầu hết là những đơn vị muốn giới thiệu những nét đẹp của cảnh quan, những tranh vẽ hoặc hình chụp, giúp cho người sử dụng có được tư duy trực quan về địa điểm mà mình đang khám phá. Từ đó, có thể thấy ưu thế của mô hình tham quan ảo trong lĩnh vực tham quan, du lịch là vô cùng vượt trội so với các hình thức tham quan du lịch truyền thống. 2.2. Xây dựng mô hình tham quan ảo Quá trình xây dựng mô hình tham quan ảo được minh họa trong Hình 1 bao gồm 5 công đoạn. Có thể giải thích thêm như sau: Xây dựng bản đồ tham quan ảo: Từ các bản đồ thô, tức là bản scan, vẽ tay hoặc bản chụp trên web, chúng tôi sử dụng phần mềm photoshop để tạo ra các bản đồ số theo đúng nhu cầu sử dụng. Vì trong mô hình tham quan ảo không quan tâm đến tỉ lệ kích thước thật giữa những địa điểm nên hoàn toàn có thể định dạng bản vẽ ở trạng thái mô hình để tăng hiệu quả thẩm mỹ cũng như đảm bảo kích thước phù hợp. Chụp ảnh góc rộng 180 độ: Đối với công nghệ hiện tại, đã có những ống kính máy ảnh cho phép chụp với góc nhìn 180 độ. Để phục vụ cho việc ghép thành ảnh 360 độ, hai tấm ảnh gần nhau phải có độ chồng hình ít nhất là 20%. Để tăng tối đa hiệu quả ghép ảnh cũng như chất lượng ảnh sau khi ghép, chúng tôi chia mặt phẳng thành 8 phần và thực hiện chụp 8 bức ảnh góc rộng 180 độ xung quanh một địa điểm. Ghép ảnh góc rộng 360 độ: Từ 8 bức ảnh góc rộng 180 độ ở trên, chúng tôi sử dụng công cụ PTGui để ghép thành một bức ảnh góc rộng 360 độ xung quanh một điểm ảnh. Ngoài ra, cần chú ý đến loại bỏ các nội dung thừa trong bức ảnh, ví dụ như chân đế máy ảnh hoặc khoảng tối bên trên bức ảnh. Xây dựng mô hình: Chúng tôi sử dụng phần mềm Krpano để tạo mô hình tham quan ảo với các chức năng ngắm cảnh quan 360 độ xung quanh một địa điểm; di chuyển giữa các địa điểm bằng bản đồ hoặc mũi tên; nghe nhạc hoặc thuyết minh về các địa điểm v.v 58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Hình 1. Quy trình xây dựng mô hình tham quan ảo 2.3. Thử nghiệm và đánh giá mô hình Sau khi xây dựng thành công, mô hình được cung cấp tại địa chỉ: Mô hình rất thích hợp cho những người muốn tìm hiểu về cảnh quan của Đền Hùng trước và sau khi đến thăm thông qua mạng Internet. Giao diện mô hình tham quan ảo: Mô hình bao gồm các bộ phận sau: Ghép ảnh góc rộng 360 độ ④ Phần mềm PTGui Số hóa bản đồ ② Phần mềm Photoshop Chụp ảnh góc rộng 180 độ ③ Máy ảnh chuyên dụng Xây dựng bản đồ ① Vẽ tay, Scan Xây dựng mô hình ⑤ Phần mềm Krpano Mô hình tham quan ảo Bộ ảnh góc rộng 360 độ Bản đồ số hóa Bộ ảnh góc rộng 180 độ Bản đồ thô TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 59 - Ở trung tâm màn hình là vùng ngắm ảnh ①. Bên trong các ảnh có thể xuất hiện những mũi tên ② để di chuyển giữa các điểm ảnh khi click chuột vào. - Góc trên bên trái là bản đồ thu nhỏ ③. Lần click chuột lần 1 sẽ giúp phóng to bản đồ để dễ quan sát cụ thể, chi tiết. Click chuột lần 2 sẽ giúp thu nhỏ để bao quát toàn cảnh. - Góc dưới bên trái là biểu tượng âm thanh ④ cho phép người xem tắt/bật nhạc nền. - Góc dưới là thanh công cụ ⑤ để người dùng tương tác với mô hình bao gồm các nút bấm: + Ngoài cùng bên trái là nút bấm để chuyển về bức ảnh kế trước. + Tiếp theo là nút bấm để hiển thị danh sách các ảnh trong mô hình. Các điểm ảnh được sắp xếp trên bản đồ và theo một thứ tự nhất định. + Ở giữa là 4 nút công cụ để thay đổi góc nhìn của người xem: quay trái, quay phải, quay lên. quay xuống, thu phóng. + Ngoài cùng bên phải là ba nút bấm: hiển thị toàn màn hình, ẩn thanh công cụ và chuyển về bức ảnh liền sau. Hình 2. Giao diện mô hình tham quan ảo 60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Sử dụng mô hình Mô hình cho phép người dùng thực hiện các công việc sau: - Ngắm cảnh góc rộng xung quanh một địa điểm. Bức ảnh ở dưới dạng góc rộng cho phép người dùng ngắm cảnh 360 độ xung quanh điểm đó. Người dùng có thể thay đổi góc nhìn bằng một trong hai cách: + Click chuột vào các nút bấm ở thanh công cụ. + Click và rê chuột theo hướng mong muốn. - Di chuyển giữa các địa điểm. Người dùng có ba cách để di chuyển giữa các địa điểm: + Click vào mũi tên trên ảnh để di chuyển sang điểm khác. Khi rê chuột đến gần mũi tên sẽ có tên địa điểm đi đến. Hướng đi sẽ hoàn toàn tương đồng với hướng trên hình ảnh. + Lựa chọn điểm muốn đến trên danh sách các điểm ảnh ở thanh công cụ khi click vào nút bấm ở thanh này. + Bật to màn hình ở góc trên bên trái. Khi rê chuột đến gần một điểm ảnh được đánh dấu mũi tên màu xanh sẽ hiện ra tên của điểm ảnh đó. - Tắt bật âm thanh minh họa về mô hình, về danh lam thắng cảnh hoặc một bài nhạc nền bằng nút bấm ở góc dưới bên trái. Thử nghiệm mô hình Chúng tôi thực hiện thử nghiệm mô hình trong thời gian 4 tháng (7 - 11/2017) trên máy chủ có cấu hình như tại Bảng 1 Bảng 1. Cấu hình máy chủ thử nghiệm Model name: Intel(R) Xeon(R) CPU E5-2680 v2 @ 2.80GHz OS: CentOS 6.9 64bit CPU MHz: 2799.998 L1d cache: 32K Vendor ID: GenuineIntel BogoMIPS: 5602.32 L1i cache: 32K CPU family: 6 Hypervisor vendor: KVM L2 cache: 4096K Model: 62 Virtualization type: full L3 cache: 16384K Stepping: 4 NUMA node0 CPU(s): 0 Trung bình, chúng tôi kiểm tra kết nối của mô hình định kỳ hàng tuần để đảm bảo: - Mô hình có kết nối được hay không? - Tốc độ tải hình ảnh, âm thanh nhanh hay chậm? TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 61 Kết quả cho thấy như sau: - 100% các lần kết nối đến mô hình đều thực hiện được. - Tốc độ tải hình ảnh, âm thanh cơ bản đảm bảo, mô hình được tải xuống với thời gian  1s. Đây là mức chấp nhận được đối với hầu hết người dùng tại Việt Nam. Đánh giá mô hình Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát ngẫu nhiên với 291 người dùng về mô hình tham quan ảo khu di tích lịch sử Đền Hùng. Kết quả cho thấy hầu hết các đánh giá về tính hữu ích, sự phong phú nội dung, chất lượng hình ảnh, tính dễ sử dụng và sự hài lòng đều đạt trên 80%. Đặc biệt là đối với tính hữu ích, 94.16% người được khảo sát hài lòng với mô hình này 3. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1. Kết luận Việc tăng cường quảng bá du lịch là nhiệm vụ quan trọng và đang cần tìm ra những hướng đi mới phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội và nhu cầu của người sử dụng. Áp dụng mô hình tham quan ảo trong quảng bá văn hóa du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng bước đầu đã có nhiều tiến triển tích cực, khả quan, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Từ các kết quả thử nghiệm và đánh giá mô hình, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Mô hình tham quan ảo là một công cụ hữu ích phục vụ cho quảng bá du lịch. Người xem có thể quan sát khung cảnh 360 độ tại các địa điểm trong khu di tích lịch sử. Ngoài ra người xem có thể di chuyển giữa các địa điểm khác nhau để thay đổi vị trí quan sát. - Chất lượng hình ảnh và tính hữu ích của mô hình được người dùng đánh giá cao. - Với độ ổn định khi sử dụng cao, mô hình hoàn toàn có thể đưa vào thực tế sử dụng. Tuy nhiên, mô hình thực tế ảo có một số nhược điểm: - Chi phí nghiên cứu cao và phức tạp. Đầu tư cho cơ sở vật chất và tiền công lớn. - Chỉ thực sự phù hợp với các trình duyệt trên máy tính cá nhân mà chưa có ứng dụng tương thích với thiết bị di động chạy Android và iOS, vốn là những thiết bị rất phổ biến hiện nay. 3.2. Hướng phát triển Từ kết quả nghiên cứu hiện có, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hướng mở rộng sản phẩm như sau: - Sử dụng một số công cụ mở rộng chức năng hơn nữa cho mô hình như click vào các bia, bảng tên cây v.v sẽ hiện lên hình ảnh chụp trực diện, chi tiết của bia, bảng tên đó và 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đi kèm với thuyết minh bằng lời nói. Điều này thực sự hữu ích khi trong Khu di tích có một số tấm bia, bảng chú dẫn thông tin cho các địa điểm. - Sử dụng flycam để xây dựng thêm những điểm ảnh với góc nhìn từ trên cao. Điều này giúp tăng tính ấn tượng trực quan của mô hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Matthews, M., Trevarrow, B., & Matthews, J. (2002). A virtual tour of the guide for zebrafish users. Resource, 31, 34-40. 2. Cho, Y. H., Wang, Y., & Fesenmaier, D. R. (2002), Searching for experiences: The web-based virtual tour in tourism marketing. Journal of Travel & Tourism Marketing, 12(4), 1-17. 3. Cho, Y., & Fesenmaier, D. R. (2001), A new paradigm for tourism and electronic commerce: Experience marketing using the virtual tour. tourism distribution channels: practices, issues and transformation, 351-370. 4. Calongne, C., & Hiles, J. (2007), Blended realities: A virtual tour of education in Second Life. Technology, Colleges & Community, 17-19. 5. Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam (2017), Khu trưng bày Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Tại địa chỉ [Truy xuất ngày 20 tháng 3 năm 2017]. 6. Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam (2017), Khu trưng bày Đèn cổ Việt Nam. Tại địa chỉ [Truy xuất ngày 20 tháng 3 năm 2017]. 7. Tập đoàn dầu khí Quốc gia Petro Vietnam (2017), Phòng truyền thống Dầu khí. Tại địa chỉ [Truy xuất ngày 20 tháng 3 năm 2017]. 8. Trung tâm văn hóa Pháp (2017), Triển lãm Hà nội hình màu. Tại địa chỉ [Truy xuất ngày 20 tháng 3 năm 2017] 9. UBND thành phố Hà Nội (2017), Triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa. Tại địa chỉ [Truy xuất ngày 20 tháng 3 năm 2017]. 10. Google (2017), Google street view. Tại địa chỉ https://www.google.com/streetview [Truy xuất ngày 20 tháng 3 năm 2017] APPLICATION OF VIRTUAL TOUR IN TOURISM PROMOTION OF HUNG KING TEMPLE Abstract: Tourism promotion is one of the supporting development channels that need to be properly considered in Phu Tho. With the development of the Internet, we propose to use the virtual tour to promote Hung King Temple tourism. When integrated into the website of the Management Board of the Hung King Temple, this model allows visitors to view the landscape of Hung King Temple with a 360 degree panoramic view and good image quality. Survey results show that the high rate of users that evaluate good about the model, which confirm the effectiveness of this product. Keywords: Virtual tour, tourism, Hung King Temple.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_mo_hinh_tham_quan_ao_trong_quang_ba_du_lich_den_hun.pdf
Tài liệu liên quan