Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

LỜIMỞĐẦU Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đóđãđược thừa nhận là lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử chung của xã hội loài người. Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đóđang được phê phán từ nhiều phía. Nhiều ý kiến cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay cần phải thay thế nó bằng một lý luận khác. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nóđang là một đòi hỏi cấp thiết . Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đóđang đặt ra hàng loạt vấn đềđòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập trung nghiên cứu giải quyết trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng lý luận đó vào sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại hoáở nước ta. Chính vì những lý do trên ,em chọn đề tài: “Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoáở Việt Nam hiện nay”. Do trình độ có hạn , nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu. Em rất mong được sựđóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC LỜIMỞĐẦU 2 I. LÝLUẬNHÌNHTHÁI KINHTẾ – XÃHỘI 3 1. Khái niệm 3 2. Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội. 3 3. Ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 4 II. SỰNGHIỆPCÔNGNGHIỆPHOÁ - HIỆNĐẠIHOÁỞVIỆTNAM 5 1.Khái niệm 5 2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoáở Việt Nam 5 3. Vai trò của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoáở Viêt Nam 6 4. Nội dung cơ bản của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam 7 III. VÂNDỤNGLÝLUẬNHÌNHTHÁIKINHTẾ-XÃHỘIVÀOSỰNGHIỆPCÔNGNGHIỆPHOÁ-HIỆNĐẠIHOÁỞVIỆTNAM 8 1. Lý luận cơ sở 8 2.Thực trạng sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam 9 3.Giải pháp vĩ mô cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoáở nước ta 12 KẾTLUẬN 16 .

docx19 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận là lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử chung của xã hội loài người. Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Nhiều ý kiến cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay cần phải thay thế nó bằng một lý luận khác. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết . Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập trung nghiên cứu giải quyết trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng lý luận đó vào sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại hoá ở nước ta. Chính vì những lý do trên ,em chọn đề tài: “Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”. Do trình độ có hạn , nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI 1. Khái niệm Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó. 2. Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội. Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc những cá nhân riêng lẻ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp. Trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt có vai trò nhất định và tác động đến mặt khác tạo nên sự vận động của cơ thể xã hội. Chính tính toàn vẹn của nó được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế – xã hội. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người. Quan hệ sản xuất – quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất – là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác, không có mối quan hệ đó thì không thành xã hội và quy luật xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đã đề cập ở trên – lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng – thì còn có những quan hệ dân tộc quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác. 3. Ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội a) Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. C. Mac viết : “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên ”. Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế – xã hội: lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau, mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do tác động của quy luật khách quan đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động và phát triển thay thế nhau từ thấp lên cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên không phụ thuộc vào ý trí, nguyện vọng chủ quan của con người. b) Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội Sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học. Học thuyết đó chỉ ra : sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Học thuyết đó cũng chỉ ra: xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động,các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lai lẫn nhau. II. SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 1.Khái niệm Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VII khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh doanh ,dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động cao ”(1) Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn những quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến hiện đại cùng với kĩ thuật và công nghệ cao. Như vậy tư tưởng CNH không bó hẹp trong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. 2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam a) CNH-HĐH có tính phổ biến Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động sản xuất sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của xã hội. Chủ Nghĩa Tư Bản đã tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chính Chủ Nghĩa Tư Bản và đã thu được nhiều thành công. Đó là lực lượng sản xuất phát triển cao, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao. Do Chủ Nghĩa Xã Hội có phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên trình độ khoa học kĩ thuật của lực lượng sản xuất phát triển cao. Vì nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiêp lạc hậu nên nước ta phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong đó, nền nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ phát triển cao. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó chúng ta phải tiến hành CNH tức là chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hiện đại. b) CNH-HĐH là quá trình tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân Xã hội chủ nghĩa Xã Hội Chủ Nghĩa muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng, phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên cơ sở thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ. Cơ sở kĩ thuật đó phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao. CNH-HĐH chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. c) CNH-HĐH là lựa chọn phù hợp với nước ta hiện nay Việt Nam đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa mới được thiết lập chưa được hoàn thiện. Vì vây, quá trình CNH-HĐH sẽ xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội, làm phát triển mạnh lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất Xã Hôi Chủ Nghĩa. d) CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay phù hợp với xu hướng thời đại Trong thời đại ngày nay với hàng loạt nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nước như là: xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề về thiên tai... Vì vậy, mọi quốc gia phải tập trung mọi nguồn lưc để giải quyết các vấn đề trên. Một lựa chọn cho các nước phát triển là phải xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trên cơ sở khoa học công nghệ cũng phát triển nhanh chóng. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn, khách quan và chủ quan, tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng không ít những khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chúng ta phải chủ động nắm lấy thời cơ, phát huy thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH tạo ra thế và lực vượt qua khó khăn, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu đưa kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. 3. Vai trò của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Viêt Nam CNH - HĐH ở Việt Nam trước hết là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất-kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dung có hiệu quả mọi nguồn lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh. CNH - HĐH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lưc lương sản xuất , nhờ đó mà nâng cao nâng cao vai trò của người lao động-nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. CNH - HĐH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. CNH - HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dưng nèn kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh trên cơ sở ố thưc hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế. CNH - HĐH cỏn tạo tiền đề vật chất để xây dưng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng-an ninh. Vì vậy , công nghiệp hoá-hiện đại hoá được coi la nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 4. Nội dung cơ bản của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam a) Phát triển lực lượng sản xuất-cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội- trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại Trước hết, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa là một quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nghành công nghiệp, then chốt là nghành chế tạo tư liệu sản xuất. Sự phát triển của các nghành chế tạo tư liệu sản xuất là cơ sở để cải tạo, phát triển nền kinh tế quôc dân, phát triển khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Đồng thời, mục tiêu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa còn là sử dụng kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt được năng suất lao động xã hội cao. Vì thế, phát triển khoa học- công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. b) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, hợp lý và hiệu quả Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu của nghành kinh tế là quan trọng nhất vì nó quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác. Vì vậy, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại. Và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, tiến bộ là tỷ trọng khu vực xây dựng và công nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng; tỷ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thực hiện theo phương châm: kết hợp công nghệ với nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn- tiên tiến vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với nguồn vốn có hạn ở trong nước; lấy quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính đến quy mô lớn nhưng phải là quy mô hợp lý và có điều kiện; giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý… Như vậy, công nghiệp hóa tất yếu gắn liền với hiện đại hóa để từng bước tạo ra những giá trị vật chất mới với trình độ công nghệ cao, hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. III. VÂN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 1. Lý luận cơ sở Các Mác đã đưa ra kết luận rằng xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi một giai đoạn đó. Mỗi một mối quan hệ sản xuất lại chịu những tác động khách quan khác nhau. Mác và Ănghen đã đưa ra những lý luận, tư tưởng khác nhau về các hình thái kinh tế xã hội chính, là cơ sở cho chúng ta khẳng định sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan và trình độ lao động sản xuất ở nước ta. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Muốn đạt được điều đó thì chúng ta phải có tiềm lực về kinh tế về con người. Trong đó lực lượng lao động là một yếu tố quan trọng, ngoài ra có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất đấy là nhân tố cơ bản nhất. Quy luật sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật quan trọng cần được nhận thức và thực hiện đúng đắn theo đường lối chỉ huy của Đảng và Nhà nước.Đó cũng chính là cơ sở lý luận hình thái kinh tế-xã hội của C.Mac đã nêu. 2.Thực trạng sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam a) Những thành tựu đạt được Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã tiến hành CNH-HĐH nước nhà và thu được rất nhiều thắng lợi trong đó phải kể đến là: -Đối với ngành nông lâm ngư nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc: Nước ta từ chỗ chưa tự cung tự cấp được lương thực phải nhập khẩu nay không những đáp ứng đủ mà còn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu. Bình quân lương thực là 360kg/người năm 1995 đến năm 2000 là 444kg/người. Năm 2006 giá trị sản xuất nông, lâm, ngư đạt 5.4%. Chuyển dịch cơ cấu nông thôn có nhiều tiến bộ góp phần làm tổng sản phẩm trong nước khu vực nông, lâm, ngư tăng 2.77%. (2) Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh theo hướng xuất khẩu thay thế nhập khẩu hình thành vùng sản xuất gắn với chể biến nông sản. Diện tích cây cao su tăng 9.5%, sản lượng tăng 37.6%. Diện tích hồ tiêu tăng 83.2%, sản lượng tăng87.8%. Diện tích điều tăng 44.3%, sản lượng tăng 205.3%. Diện tích chè tăng35.3%,sản lượng tăng 54.9%.Diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần. Diên tích bông tăng 42.5%, sản lượng tăng 57.4%. Diện tích đậu tương tăng 47.1%, sản lượng tăng 62.2%. (3) Nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản tăng khá. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt trên 2 triệu tấn , xuất khẩu đạt 1.475 triệu USD. (4) Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ. Trong 5 năm 1.1 triệu ha rừng được bảo vệ; 9.3 triệu ha rừng có khoáng nuôi tái sinh 700000 ha, độ che phủ tăng từ 28.2% năm 1995 lên 33% năm 2000. Chúng ta đã xây dựng xong căn bản hệ thống kênh mương để có thể tưới tiêu cho nông nghiệp. Bước đầu đã đưa máy móc hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất. - Đối với ngành công nghiệp và xây dựng: Năm 2006 công nghiệp và xây dựng chiếm 41.52% GDP, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và dịch vụ là 10.37% trong đó công nghiệp 10.18%. (5) Giá trị sản xuất toàn ngành 2006 là 409.819 tỷ đồng tăng 17%. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kinh kinh tế nhà nước 31.8% giảm 2.3% so với năm 2005; kinh tế ngoài quốc doanh là 30% tăng 1.7% so với năm 2005; vốn đầu tư nước ngoài là 38.2% tổng giá trị sản xuất Kim ngạch xuất khẩu:39.6 tỷ USD tăng 22.1%; kim ngạch công nghiệp là 30.12 tỷ tăng 22.4% bằng 76.1%; tỷ lệ công nghiệp chiếm 52%; kim ngạch cả nước và 68.2% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp. Cả nước ra đời 4 tập đoàn kinh tế mạnh như: dầu khí ,điện lực ,than khóang sản, dệt may vượt 31.4% sản lượng doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ là 5973.5 tỷ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp thu được (FDI) là 79.7 tỷ USD. Dự án cấp mới với số vốn đầu tư 7.5 tỷ USD, trong đó công nghiệp chiếm 490 dự án bằng 61.5% tổng dự án 5.05 tỷ USD. Chúng ta đã tiếp nhận công nghệ mới,trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp .Có thể đảm đương việc thi công những công trình thi công lớn hiện đại về công nghệ , năng lực đấu thầu các công trình xây dựng kể cả trong nước và ngoài nước được tăng cường. -Đối với ngành dịch vụ Từ năm 2000 đến năm 2006, giá trị dịch vụ tăng 6.8%/ năm. Du lịch phát triển đa dạng, phong phú. Chất lượng dịch vụ được tăng lên, tổng doanh thu dịch vụ tăng 9.7%/ năm Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 12%/ năm và luân chuyển hành khách tăng 5.5%/ năm. Các dịch vụ tài chính kiểm toán ngân hàng được mở rộng -Văn hoá -xã hội có những tiến bộ ,đời sống nhân dân đựơc cải thiện. Quy mô giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô lẫn hình thức đào tạo và cơ sở vật chất .Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học ,ngành học đáp ứng nhu cầu của nhân dân. “Nước ta đã chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiếu học . Một số tỉnh thành phố đã bắt đầu thực hiện phổ cập trung học cơ sở .Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên , phong trào học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ quản lý... Phát triển số sinh viên trên một vạn dân vào năm 2000 là 117 sinh viên . Số năm đi học của dân là 7,3/ năm” .(6) Cơ sở vật chất hạ tầng cho giáo dục được phát triển. Trong lớp được mở rộng về số lượng lẫn loại mô hình đào tạo. Mạng lưới các trường đại học ,cao đẳng được mở rộng và sắp xếp lại . Khoa học công nghệ có bước chuyển biến tích cực cụ thể là: khoa học xã hội và nhân văn bắt đầu cung cấp được các luận cứ khoa học phục vụ yêu cầu hoạch định chính sách, chiến lược quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội và đổi mới cơ chế chính sách . Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh nên đã có nhiều đề tài có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội . Số lượng đội ngũ nhà khoa học gia tăng nhanh. -Quốc phòng và an ninh được tăng cường .Vì kinh tế phát triển làm cho ta có cơ hội ổn định xã hội .Quốc phòng được tăng cường về trang thiết bị vũ khí hiện đại . -Quan hệ đối ngoại được mở rộng: Chúng ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ra nhập khối các nước Đông Nam Á ASEAN, ra nhập khối diễn dàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương APEC, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO .Tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển, các tổ chức quốc tế và khu vực .Có quan hệ thương mại với hơn 140 quốc gia trên thế giới, có quan hệ đầu tư với 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.Thu hút được nhiều vốn nước ngoài đầu tư vào nước ta. b) Một số hạn chế và yếu kém Trong sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta đã thu được rất nhiều thành công to lớn .Nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế và yếu kém.Sau đây là một số những mặt yếu kém và hạn chế lớn: -Thứ nhất: Đánh giá chung nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp , công nghiệp thiếu thị thường tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. -Thứ hai: một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm giải quyết. 3.Giải pháp vĩ mô cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá ở nước ta a) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước. Để tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp CNH-HĐH .Trước hết phải tiếp tục giữ vững ổn định chính trị , Đảng Cộng SảnViệt Nam phải là người lãnh đạo duy nhất trực tiếp mọi hoạt động của xã hội Việt Nam . Đối với nhà nứơc thì phải đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ có năng lực quản lý cao . Không ngừng làm trong sạch bộ máy .Và cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của công chức và phải chuẩn bị nguồn lực con người cho bộ máy. Nhanh chóng đưa các chính sách của Đảng vào đời sống. Có thể nói sự thành công của CNH-HĐH phụ thuộc trực tiếp vào vai trò quản lý kinh tế xã hội của nhà nước. b)Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn lực con người cho CNH-HĐH phải đáp ứng được những yêu cầu: con người có tài ,ham học hỏi ,sáng tạo ,làm việc quên mình vì nền độc lập của dân tộc và sự tôn vinh của Tổ quốc ,được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá,được đào tạo thành thạo về nghề nghiệp , về sản xuất kinh doanh , về quản lý kinh tế xã hội Để có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu đó, thì trước hết ta phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục đào tạo phải là nhiệm vụ hàng đầu . Phải tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ về tất cả các mặt .việc xây dựng nguồn nhân lực cho quá trình CNH-HĐH phải tiến hành theo tốc độ và quy mô thích hợp cho từng thời kỳ. Đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực là phải bố trí và sử dụng tốt nguuồn nhân lực đã đào tạo . Phải phát huy được đầy đủ khả năng sáng tạo của từng người để họ có thể sáng tạo ra năng suất ,chất lượng và hiệu quả kinh tế cao , đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. c)Đẩy mạnh đổi mới phát triển khoa học công nghệ: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia , nắm bắt công nghệ cao cùng với thành tựu khoa học và công nghệ mới để từ đó có chính sách , chiến lược đúng đắn cho việc ứng dụng vào các ngành kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và khai thác sử dụng , hợp lý bảo vệ tài nguyên quốc gia. Ngoài ra cần chú trọng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn , khoa học tự nhiên để làm chỗ dựa lâu dài cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai và tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới . Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến , bao gồm các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học ,chú trọng đào tạo chuyên gia , tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khoa và công nghệ . Muốn làm được các điều trên ta cần phải xây dựng và thực hiện tốt cơ chế chính sách đồng bộ cho phát triển khoa học công nghệ .Nhanh chóng hình thành thị trường khoa học công nghệ .Gắn nhà sản xuất với nhà nghiên cứu. d)Đẩy mạnh công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả các nguồn vốn thị trường .Nhờ có thị trường vốn mà người sở hữu vốn nhượng quyền sử vốn cho người khác sẽ có thu nhập . Đồng thời khi có thị trường vốn đồng vốn sẽ chuyển từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Do đó đáp ứng nhu cầu cho CNH-HĐH. e)Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại . Để tận dụng được sức mạnh của thời đại thì chúng ta phải mở cửa nền kinh tế,thực hiện đa dạng và đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế . Nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy các lợi thế trong nước để làm thay đổi mạnh mẽ công nghệ ,cơ cấu các ngành và sản phẩm. Mở rộng phân công lao động quốc tế ,tăng cường liên doanh , liên kết hợp tác là cơ sở để tạo điều kiện và kích thích sản xuất trong nước phát triển ,vươn lên bắt kịp trình độ sản xuất thế giới . Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau . Chúng ta phải tích cực khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá cơ cấu xuất-nhập khẩu, tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch thế giới, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh quốc gia. KẾT LUẬN Tóm lại, lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một trong những thành tựu khoa học mà C.Mác đã đề ra cho nhân loại. Lý luận đó đã chỉ ra: Xã hội là một hệ thống mà trong đó Quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của Lực lượng sản xuất và các Quan hệ sản xuất tạo thành một kết cấu Kinh tế - Xã hội nhất định mà trên đó dựng lên một Kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị cũng như các hình thái ý thức xã hội tương ứng. Đồng thời lý luận cũng chỉ ra rằng sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Thông qua cách mạng xã hội, các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau từ thấp đến cao. Tuy nhiên sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội vừa bị chi phối của các quy luật chung, vừa bị tác động bởi điều kiện lịch sử cụ thể. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra sự nghiệp CNH - HĐH là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng đắn và từ đó đưa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển tới một đỉnh cao mới. Nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH - HĐH trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc nên phải đứng ttrước nhiều khó khăn thử thách. Vì vậy cần áp dụng linh hoạt và có sáng tạo chủ nghĩa Mác - LêNin mà cụ thể ở đây là lý luận Hình thái Kinh tế - Xã hội của C.Mác vào thực tiễn nhằm xây dựng thành công sự nghiệp CNH – HĐH. Như vậy, có thể khẳng định rằng : hình tháI kinh tế – xã hội vẫn còn giữ nguyên giá trị khoa học và tính thời đại của nó. Nó thực sự là phương pháp luận khoa học để phân tích và vận dụng vào thời đại hiện nay nói chung và sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam nói riêng. CHÚ THÍCH : Văn kiện Đại hội Đảng VII . : Báo Nông thôn ngày nay - Số ra ngày 05/ 06/ 2006 : Niên giám thống kê 2006 : Tạp chí kinh tế và phát triển 1/2007 : Website Bộ Công nghiệp - Bài viết “ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” 5/2006 : Website Vnexpress - Bài viết “ Giáo dục Việt Nam đang trên đà phát triển” ( PTL-12/3/2006) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : Báo nông thôn ngày nay - Số ra ngày 05/06/2006 : Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lênin : Giáo trình Triết học Mac-Lênin : Niên giám thống kê 2006 : Tạp chí kinh tế và phát triển 1/2007 : Thời báo kinh tế Việt Nam : Văn kiện Đại hội Đảng VII : Website Bộ Công nghiệp : Website Vnexpress

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTriet 18.docx