Văn hóa đạo đức kinh doanh toàn cầu

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty,doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh để định hướng cho các hành vi của mình và đảm bảo rằng những họat động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế.Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu nói chung. Khi áp dụng cho kinh doanh trong nước hay trong kinh doanh toàn cầu, các giá trị chung như : trung thực, liêm chính, công bằng, và vô tư góp phần tạo nên một hệ thống đạo đức. Khái niệm đạo đức thương trường đã có nền móng tự hàng nghìn năm trước. Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như : Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ. Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột người lao động Sự hủy hoại môi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân và các cơ quan chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và phản ứng bởi công đoàn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách hàng lại thường được doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che đậy thông qua nhiều phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc dẫu có nhận biết thì cũng đã muộn vì đã lỡ mất tiền, không thể đòi lại được. Nếu như chuyện lừa dối trong các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ tiêu dùng đáng bị lên án thì hành vi lừa dối trong kinh doanh giáo dục và đào tạo càng là điều không thể chấp nhận được. Hiện có nhiều cơ sở chiêu sinh, mở lớp đào tạo về quản lý, trong đó có chủ đề Văn hóa doanh nghiệp – một phần không tách rời của đạo đức kinh doanh. Lẽ đương nhiên, ai cũng nghĩ, một doanh nghiệp đã đi dạy cho người khác làm văn hóa doanh nghiệp thì không lý nào doanh nghiệp đó lại không xây dựng cho mình văn hóa trước. Và khi đã có văn hóa doanh nghiệp rồi, vấn đề đạo đức kinh doanh hẳn sẽ được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, thực tế không phải lúc nào cũng như nhiều người vẫn tưởng. Bài tiểu luận này chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề nóng hổi hiện nay là đạo đức kinh doanh của các các DN Việt Nam , cũng như các công ty tập đoàn đa quốc gia .Liệu đạo đức kinh doanh có cần thiết ? tại sao phải xây dựng triết lý kinh doanh ,đạo đức kinh doanh ,văn hóa kinh doanh ?

doc53 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa đạo đức kinh doanh toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình tập huấn không chỉ tập trung vào việc  huấn luyện nông dân  sản xuất ra sữa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao mà còn tập trung vào các chủ đề khác như chăm sóc thú y, vệ sinh, kỹ thuật vắt sữa, cách chọn giống, và chăm sóc bò trong thời kỳ mang thai và khi đẻ…Nông dân được mời tham gia tập huấn tại trung tâm huấn luyện và trại bò kiểu mẫu của Dutch Lady Việt Nam. Họ được cung cấp miễn phí các phương tiện học tập. Dutch Lady Việt Nam đề cao tình trạng vệ sinh của sữa tươi và cách sản xuất sữa tại trại bò. Để kiểm soát việc sản xuất  sữa tại trại và để khuyến khích nông dân sản xuất sữa tươi trong điều kiện vệ sinh tốt, Dutch Lady Việt Nam áp dụng tiền thưởng vệ sinh sữa thêm vào cho giá sữa. Điều này cho phép người nông dân chăn nuôi bò sữa nhận được khoản tiền trả thêm vào tiền bán sữa, với điều kiện là họ quan tâm để các dụng cụ dùng trong vắt sữa luôn sạch sẽ và có kỹ thuật nuôi bò sữa phù hợp. Lợi ích cho người chăn nuôi bò sữa : Chương trình Phát triển Ngành sữa cung cấp một chương trình tập huấn kỹ thuật hữu hiệu cho cả những người chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô lớn hơn. Họ học được các kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa và cải thiện chất lượng sữa. Nông dân cảm thấy an tâm hơn vì rủi ro từ chăn nuôi bò sữa đã giảm xuống. Họ có thể yêu cầu hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật của công ty bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. + Lợi ích kinh tế: nông dân bán sữa không qua trung gian, họ nhận được giá sữa thỏa đáng khi bán sữa trực tiếp cho công ty. Thêm vào đó, công ty đã khởi tạo một thị trường tiêu thụ sữa tươi cho người nông dân. Chương trình Phát triển Ngành sữa đã thiết lập một thị trường tiêu thụ sữa ổn định cho người chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, mà trước đây bị chi phối bởi giới mua bán trung gian. Nhờ mạng luới hỗ trợ dịch vụ rộng khắp và các khóa tập huấn do chương trình tổ chức, nông dân sản xuất sữa vượt tiêu chuẩn chất lượng sữa yêu cầu. Kết quả là nông dân nhận được giá sữa cao nhất trên toàn quốc hiện nay. Đóng góp nhỏ bé mang đến niềm vui lớn lao!  Trong chuyến hành trình mang niềm vui và hy vọng đến cho các em học sinh ngèo hiếu học, chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm không chỉ là một họat động của riêng Dutch Lady Việt Nam (DLV) mà còn đặc biệt nhận được sự ủng hộ và chia sẻ từ nhiều đơn vị và các cá nhân khác. Chị Nguyễn Thị Bích Thảo - khách hàng may mắn trúng giải nhất trong chương trình khuyến mãi “Cào và trúng hàng triệu giải thưởng” đã trích một phần tiền ủng hộ cho quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm với tâm sự “Thông qua quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm, tôi muốn được chia sẻ may mắn với các em và giúp một phần sức để các em tiếp tục học tập”. Các đối tác của DLV như công ty quảng cáo Mindshare, Leo Burnett, công ty liên doanh bao bì United, báo Khăn Quàng Đỏ… đã gửi tặng máy in, đồng phục học sinh, sách báo và cả tiền mặt như một sự chung tay khuyến khích tinh thần ham học vượt khó của các em. Tinh thần chia sẻ của chương trình được thể hiện rõ nét bằng sự nhiệt tình của 120 nhân viên công ty, các đối tác kinh doanh, các nhà báo khi tham gia sơn, dọn trường Đèn Đom Đóm tại Dak Nhau, Bình Phước. Đặc biệt, các nhà phân phối và anh em bán hàng – những người đã luôn đồng hành cùng chương trình từ lễ trao học bổng hằng năm đến dự án xây trường Đèn Đom Đóm không đơn thuần thực hiện chương trình như một trách nhiệm đối với công ty mà còn bằng tất cả lòng tự nguyện và muốn chia sẻ với những em nhỏ ngay trên quê hương mình. Tháng 4/2007, nhà phân phối Hạnh Đức tại tỉnh Dak Lak đã chủ động hỗ trợ thêm 2 phần học bổng cho em Nguyễn Thị Hồng Sen, học sinh lớp 8A3 và em Yến Nhi học sinh lớp 6A6 trường trung học Nguyễn Trường Tộ, tỉnh Dak Lak để khuyến khích tinh thần vượt khó và tạo điều kiện giúp các em tiếp tục học tập. Mỗi một đóng góp, dù nhỏ bé, dù bằng công sức hay bằng hiện vật cho chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm đều mang một ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với các em học sinh nghèo hiếu học mà đó còn là cách mỗi cá nhân thể hiện sự quan tâm chia sẻ của mình đối với cộng đồng. Để đáp ứng nhu cầu về sân chơi bổ ích cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và góp phần thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, vừa qua Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với nhãn hàng Cô Gái Hà Lan của công ty Friesland Campina Việt Nam, chính thức phát động cuộc thi mang tên “Cùng Cô Gái Hà Lan xây sân chơi kỳ diệu” dành cho các em học sinh tiểu học (từ lớp 1 – lớp 5) trên phạm vi cả nước . Chơi và học là điều kiện cần và đủ để trẻ phát triển toàn diện.  Các em học sinh tiểu học đa phần có mặt ở trường từ sáng tới chiều. Vì vậy, trường học sẽ phải là nơi có những sân chơi phù hợp giúp cho các em cân bằng giữa hai yếu tố: học hành và vui chơi giải trí.  Bên cạnh đó, vui chơi còn là một cách học hỏi thú vị và trẻ sẽ học tốt hơn khi chúng được vui chơi.  Đây không chỉ là nhu cầu mà còn là ước mơ của rất nhiều trẻ em . Xuất phát từ nhu cầu có thực đó và với mong muốn hiện thực hoá ước mơ của các em, chương trình “Cùng Cô Gái Hà Lan xây sân chơi kỳ diệu” sẽ là một một sân chơi lớn cho các em học sinh tiểu học trên cả nước, kéo dài liên tục trong 2 tháng từ ngày 01/03/2011 đến hết ngày 30/04/2011.  Cuộc thi sẽ hướng các em đến những suy nghĩ tự do, bay bổng, khuyến khích trí tưởng tượng, tài sáng tạo với hình thức thi vẽ tranh (hoặc miêu tả) về sân chơi mơ ước của mình.  Phần thưởng đặc biệt dành cho các tác phẩm đoạt giải là 6 sân chơi trị giá 400 triệu/sân chơi, được hiện thực hóa từ tranh vẽ (hoặc miêu tả) của chính các em, do nhãn hàng Cô Gái Hà Lan xây dựng tại chính ngôi trường mà các em đang theo học. Các bé có tác phẩm đạt giải sẽ được vinh danh là “nhà thiết kế tài ba tí hon” Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng vụ Tiểu Học cho biết thêm: “Theo tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT, các trường tiểu học phải có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát (khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường). Nên cuộc thi chính là cơ hội lớn đối với những trường còn chưa có sân chơi và cũng góp phần thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực. Chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh, các thầy cô tích cực hỗ trợ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các em tham gia vào cuộc thi này.” Bà Nguyễn Phạm Thị Diễm Hương, Trưởng phòng tiếp thị tiêu dùng của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan cho biết: “Hoạt động vui chơi góp phần phát triển trí lực, thể lực cho học sinh và ở mỗi bậc học, các em có nhu cầu về sân chơi khác nhau. Ở bậc tiểu học, các em càng cần có sân chơi hơn vì các em đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi khám phá, sáng tạo. Sân chơi không đơn thuần là nơi vui chơi, mà đó còn là nơi để các em thỏa sức sáng tạo sau những giờ học căng thẳng. Chính vì thế, thông qua chương trình, chúng tôi muốn khơi gợi sự sáng tạo của các em, giúp các em thực hiện những “điều kỳ diệu” ở độ tuổi của mình và từ đó tạo ra những sân chơi bổ ích, lành mạnh giúp các em phát triển cả về thể lực lẫn trí lực". Cuộc thi một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh luôn hướng về cộng đồng, nhất là chăm lo phát triển cho những mầm non tương lai của tập đoàn FrieslandCampina nói chung, của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan nói riêng nhằm phát huy những giá trị đích thực, thể hiện đúng cam kết luôn đồng hành cùng người tiêu dùng Việt Nam.Chương trình được tiến hành trong thời gian từ ngày 1/3/2011 đến hết ngày 30/4/2011 với những nội dung chi tiết như sau: 1. Thể lệ chương trình: Trên mỗi lốc sữa tiệt trùng 180ml (không đường, có đường, hương dâu, sôcôla) hoặc sữa chua uống tiệt trùng 180ml (hương dâu, hương cam) có đính kèm 1 tờ rơi - Bước 1: Bé cùng thu thập thật nhiều tờ rơi đính trên sản phẩm - Bước 2: Bé sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình về một sân chơi kỳ diệu bằng bản vẽ thiết kế (vẽ hoặc miêu tả) rồi nộp cùng với tờ rơi thu thập được cho trường nơi bé đang học. - Bước 3: Trường chọn và gửi những bản thiết kế về nhãn hàng Dutch Lady để được tham gia bình chọn. Ghi Chú: Chương trình áp dụng cho các trường tiểu học trên toàn quốc.  Mỗi trường nộp tối đa 15 bản thiết kế cùng ít nhất 500 tờ rơi (số lượng tờ rơi càng nhiều, khả năng bình chọn càng cao). 2. Cơ cấu giải thưởng: - Giải đặc biệt: 6 giải, mỗi giải trị giá 400 triệu đồng, cho 6 trường nộp bản thiết kế hay và có tính khả thi nhất cùng với số lượng tờ rơi nhiều nhất. Số tiền 400 triệu sẽ được nhãn hàng Dutch Lady sử dụng để hiện thực hóa bản thiết kế cho trường hoặc được trao nếu trường không có diện tích xây dựng sân chơi. - Giải khuyến khích: 100 giải, mỗi giải trị giá 100 thùng sữa tiệt trùng Dutch Lady 110ml cho 100 trường có số tờ rơi nhiều nhất - Phần thưởng cho bé có thiết kế được chọn: Được vinh danh là “nhà thiết kế tí hon tài ba”. KTNT- Nhằm hỗ trợ giúp đồng bào miền Trung gặp khó khăn trong đợt mưa lũ vừa qua. Công ty Cổ phần sữa Cô gái Hà Lan đã chuyển 21.000 thùng sữa (trị giá hơn 4 tỷ đồng) về các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế. Bên cạnh đó, công ty cũng đã kêu gọi nhân viên toàn công ty đóng góp để giúp đỡ cho người dân các tỉnh Miên Trung. Toàn bộ số tiền quyên góp được cũng sẽ được dành cho việc giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả của đợt lũ.Ông Trần Quốc Huân, Giám đốc Thương mại công ty, người trực tiếp tham gia chỉ đạo và giám sát việc vận chuyển & đưa số hàng cứu trợ đến với người dân vùng lũ chia sẻ: “Trong những ngày này, cả nước đều đang hướng về khúc ruột miền Trung, nơi người dân đang phải vật lộn với những trận lũ liên tiếp. Là một doanh nghiệp luôn hướng về cộng đồng, chúng tôi hy vọng những hỗ trợ của công ty sẽ phần nào giúp bà con vượt qua những khó khăn trước mắt, cùng với cả nước tiếp thêm sức mạnh tinh thần và vật chất giúp người dân từng bước khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống”. Ngày 10/3, nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) đã công bố việc hợp tác thực hiện công trình nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng nhằm tìm hiểu rõ hơn tình trạng dinh dưỡng, phát triển trí tuệ và vận động thể lực của trẻ em tại Việt Nam. Đây là một trong những nghiên cứu quy mô lớn và chuyên sâu nhất được thực hiện tại khu vực trong những năm gần đây. Nghiên cứu bao gồm nhiều chỉ tiêu đánh giá được thực hiện với gần 3.000 trẻ em dưới 12 tuổi tham gia trên phạm vi toàn quốc. Đây là một phần của chương trình nghiên cứu dinh dưỡng do Royal FrieslandCampina, tập đoàn sữa sở hữu nhãn hiệu Cô gái Hà Lan, thực hiện tại khu vực Đông Nam Á. Cùng với Việt Nam, nghiên cứu cũng được tiến hành tại các nước trong khu vực gồm Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Cuộc nghiên cứu này sẽ cho phép nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan xác định những nhu cầu cấp thiết trong việc tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho công ty phát triển những sản phẩm dinh dưỡng tốt hơn, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ em Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đồng thời cung cấp một cái nhìn chuyên sâu về tình trạng phát triển của trẻ em Việt Nam so với các trẻ cùng lứa tuổi tại các quốc gia khác trong khu vực. So với các nghiên cứu trước đây từng thực hiện tại Việt Nam, nghiên cứu này được thực hiện sâu rộng hơn, không chỉ xem xét về chế độ dinh dưỡng mà còn đánh giá tầm ảnh hưởng và mối tương quan giữa chế độ dinh dưỡng với sự phát triển trí tuệ và vận động thể lực của trẻ em. Không dừng lại ở đó, kết quả chuyên sâu này sẽ được biến thành hành động nhằm hỗ trợ người tiêu dùng Việt Nam có thể tự kiểm soát và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm đảm bảo sức khỏe. Ông Theo Queis, Giám đốc Tiếp thị phụ trách nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan cho biết: “Với vai trò là nhà cung cấp sản phẩm dinh dưỡng từ sữa đáng tin cậy tại Việt Nam, nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan mong muốn giúp mọi người luôn sẵn sàng tiến lên trong cuộc sống với các sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi cam kết giúp người tiêu dùng duy trì và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của mình thông qua những lợi ích từ sữa.” Toàn bộ dữ liệu thu thập được từ cuộc nghiên cứu dinh dưỡng này sẽ được các nhà khoa học làm việc tại NIN gia xử lý và phân tích. Đội ngũ chuyên gia từ bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan cũng sẽ linh hoạt hỗ trợ và làm việc chặt chẽ với NIN trong việc phân tích những số liệu thu thập được trong cuộc nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích và báo cáo sẽ kéo dài trong khoảng 12 tháng và dự kiến kết quả sẽ được công bố trong năm 2012. Các tổ chức sức khỏe cộng đồng có thể sử dụng những kết quả này để cập nhật thông tin về các chương trình dinh dưỡng quốc gia. Bên cạnh những chương trình khuyến học đầy ý nghĩa , công ty Dutch Lady cũng rất trú trọng đến phát triển chất lượng sản phầm của công ty , điển hình là trong những năm gần đây , nhiều công ty đã nhập lậu sữa từ trung quốc về với giá thành rẻ bất chấp chất lượng tồi thậm chí là có chất gây ung thư cho sức khỏe con người như Melamine. Nhưng công ty DLV vẫn chọn những nguồn sữa tinh khiết có chất lượng tốt được nhập khẩu từ Newdiland hay tại những trang trại nuôi bò sữa của người dân do chính công ty cấp vốn , hỗ trợ kỹ thuật . Điều này chứng tỏ triết lý kinh doanh của công ty luôn hướng tới cộng đồng , công ty luôn coi sức khỏe con người được ưu tiên hàng đầu .Trong kinh doanh lợi nhuận cũng rất quan trọng nhưng đồng thời cũng phải trú trọng đến đạo đức kinh doanh sao cho phù hợp với lợi ích của công ty cũng như lợi ích cộng đồng. Thương hiệu tốt không tự nhiên mà có. Viện Đạo đức kinh doanh quốc tế (International Business Ethics Institute) ở Mỹ đã từng xác định 4 công việc mà các công ty cần phải thực hiện để củng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu của mình. Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động... Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính - chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và bền chắc cho hãng. Còn tạp chí Business Ethics trong 16 năm liền thường xuyên công bố bảng xếp hạng những công ty mà họ cho là có tính đạo đức nhất ở Mỹ. Trong số những tiêu chí để xếp hạng có tính tới quan hệ với các nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên (trong đó có quan hệ với phụ nữ; với các cộng đồng sắc tộc thiểu số, khác màu da, tôn giáo và quan điểm...); với các cơ quan chính quyền sở tại và cộng đồng những nhà cung cấp nguyên, nhiên liệu; với những người tiêu dùng; chính sách bảo vệ môi trường... Năm 2004, tạp chí này đã bình chọn những công ty sau: Fannie Mae (dịch vụ tài chính trong lĩnh vực bất động sản). Cũng thật bất ngờ là đầu năm nay, lãnh đạo công ty này đã đệ đơn từ chức vì bị mất lòng tin do những nhà quản lý chủ chốt đã tự đặt những món tiền thưởng quá cao     Procter & Gamble (hóa chất gia dụng và mỹ phẩm);.    Intel Corporation (công nghệ máy tính và tin học); 4.    St. Paul Companies SPC (dịch vụ bảo hiểm và tài chính); 5.    Green Mountain Coffee Roasters Inc. (thực phẩm); 6.    Deere & Company (chế tạo máy); 7.    Avon Products (mỹ phẩm); 8.    Hewlett- Packard Company (công nghệ máy tính và tin học); 9.    Agilent Technologies (công nghệ tin học, điện tử và hoá chất); 10.    Ecolab (dịch vụ làm sạch nội thất và diệt côn trùng). Những quy tắc xếp hạng của tạp chí Business Ethics có thể áp dụng rộng rãi vì những tiêu chí chính của nó dựa trên những tiền đề mà Tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp thế giới (Caux Round Table, viết tắt là CRT) tạo nên. CRT được lập ra từ năm 1986 bởi các doanh nhân tới từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong số này có Chủ tịch hãng Philips, Phó Chủ tịch Viện Quản trị châu Âu và Chủ tịch hãng Canon... CRT tập hợp các tiền đề của  mình trên cơ sở ý tưởng của các doanh nghiệp Nhật Bản: ý tưởng đó được thể hiện bằng từ "quơxây", nghĩa là "cùng sống và cùng làm việc". Trong các tiền đề này toát lên sự tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo rất cần thiết cho sự cách tân liên tục và để đạt được sự hài hòa trong thế giới này. CRT cũng nhấn mạnh tới tình bạn, sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác với nhau trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý và tinh thần trách nhiệm của những cá nhân cụ thể nhằm thích ứng với môi trường ảnh hưởng của họ (tại nơi mà họ cư trú và làm việc). Khái niệm nhân phẩm coi sự thiêng liêng và quý báu của từng cá nhân như mục tiêu, chứ không phải là phương tiện để nhằm đạt mục tiêu. Quan trọng hơn cả là tìm hiểu xem cái gì là đúng, chứ không phải tìm xem ai đúng (tức là không nên quá cố gắng tìm xem ai có lỗi, ai không, mà là đi tìm cách giải quyết vấn đề cho có hiệu quả nhất). Tất nhiên, trong xã hội tư bản, không phải cái gì nói ra là đều thực hiện được. Lập ra các quy tắc đạo đức bao giờ cũng dễ hơn nhiều lần là thực hiện chúng. Lợi nhuận tăng theo... đạo đức. Có không ít người làm giàu nhanh tới chóng mặt nhờ những sự "xập xí xập ngầu" của cơ chế. Trong những xã hội đang nằm ở giai đoạn chuyển tiếp giữa các hình thái xã hội, ăn gian nói dối đôi khi dễ dàng mang lại những khoản thu khổng lồ. Tuy nhiên, bạo phát thì rất có thể cũng sẽ bạo tàn. Kết cục của một số nhà tài phiệt Nga (Oligarkh) hiện nay là một thí dụ nhỡn tiền. Họ đã kiếm được những gia sản nhiều triệu USD trong thời kỳ Moskva dưới sự lãnh đạo của ông Boris Yeltsin phát tán tài sản thừa kế từ Liên bang Xôviết và trở thành những cự phú có máu mặt trên quy mô toàn cầu. Rồi thế thời thay đổi, khi ông Vladimir Putin lên làm Tổng thống Nga, một số nhà tài phiệt dạng kiểu Khodokovsky đã phải vào tù. Cơ quan lập pháp rất dễ dàng tìm ra đủ các thứ tội của những nhà tài phiệt dạng này để họ phải "mùa đông sẵn có hỏa lò, mùa hè nhà đá tha hồ nghỉ ngơi"... Hai Giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard, tác giả cuốn sách "Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích", đã phân tích những kết quả khác nhau ở các công ty với những truyền thống đạo đức khác nhau. Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%). Lãi ròng của các công ty "đạo đức cao" ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756% (1%). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, hai vị Giáo sư khả kính trên khẳng định, gian manh chẳng lọ thật thà! Nhận thức được vai trò quan trọng của gương mặt đạo đức đối với công việc kinh doanh, người Mỹ đã bỏ khá nhiều công sức ra nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ tính riêng trong năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hóa kinh doanh có đạo đức (Center for Ethical Business Culture), đã có tới 52 công trình nghiên cứu hàn lâm được xuất bản tại Mỹ viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty. 33 công trình phát hiện sự tỉ lệ thuận các phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên và thu nhập của các công ty. 5 công trình lại phát hiện ra mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa hai yếu tố trên. 14 công trình còn lại không tìm thấy sự liên hệ gì giữa hai yếu tố trên với nhau. Thế là rõ, đại bộ phận các nhà nghiên cứu đều cho rằng, công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. Theo công trình nghiên cứu do hãng tiếp thị Environics tiến hành tại 20 quốc gia trên thế giới, uy tín xã hội của công ty có vai trò vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư. Thí dụ như ở Mỹ, hiện đang có khoảng 60% dân số đang sở hữu cổ phiếu của các hãng tư nhân. 28% trong số này khi quyết định làm như vậy đã dựa vào những thông tin thu thập được về hình ảnh của công ty trong con mắt xã hội. Tại Italia, tỉ lệ những nhà đầu tư như thế vào khoảng 33%, còn tại Canada - 26%, tại Nhật Bản - 22%, tại Anh, Pháp, Đức - 21%... Cũng công trình nghiên cứu trên cho thấy, uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các công ty, lớn hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính... Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ của lãnh đạo công ty đối với các nhân viên. Theo một công trình nghiên cứu do Tạp chí Fast Company tiến hành năm 2001, 26% số nhân viên Mỹ tuyên bố rằng, họ quan tâm thực sự tới thành công của công ty mà họ làm việc. 55% hoàn toàn đánh đồng lợi ích cá nhân của mình với lợi ích của các ông chủ. Chỉ có 19% không yêu công ty mà họ phục vụ... Chỉ vì đối xử không thỏa đáng với nhân viên mà đại đa số các doanh nghiệp bị mất vô ích tới hai phần ba thời gian làm việc của các nhân viên... Những hệ lụy khi đạo đức kinh doanh bị vấy bẩn . Trong kinh doanh, khi lấy lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu mà quên đi quyền lợi người tiêu dùng, bản thân chính doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả. Đầu tiên, đó là sự tẩy chay và mất lòng tin của người tiêu dùng... Scandal sữa bẩn ở Trung Quốc Đánh mất lòng tin Đằng sau những con số về scandal sữa bẩn đang diễn ra tại Trung Quốc như ít nhất bốn trẻ đã tử vong, hàng chục nghìn em bị ốm, hàng chục quốc gia trên thế giới thu hồi sản phẩm "made in China"... người ta thấy rõ rằng, công nghiệp sữa Trung Quốc sẽ phải mất nhiều thời gian và khó khăn để lấy lại lòng tin người tiêu dùng. Khi vụ bê bối sữa nhiễm hóa chất melamine bị phát hiện ở Trung Quốc, ngay lập tức, hàng nghìn cha mẹ Trung Quốc tất bật, chen chúc đưa con tới bệnh viện xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe. Họ không thể tìm nổi lời giải đáp cho câu hỏi "có thể cho con dùng loại sữa an toàn nào?". "Chúng tôi tin ai đây? Tôi không biết nữa? Một công ty lớn như vậy còn có vấn đề, thì tôi thực sự không biết ai còn đáng tin", một phụ nữ họ Dương 31 tuổi đang chờ ở phía ngoài văn phòng của hãng Tam Lộc, cho biết. Tam Lộc là cái tên "tiêu điểm" trong vụ sữa bẩn. Công ty này từng luôn được coi là chuẩn mực và được miễn các cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm của Chính phủ từ tháng 12/2005. Sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 7 tuổi của Tam Lộc được Tổng cục Kiểm định Chất lượng Quốc gia Trung Quốc (AQSIQ), xác nhận là "sản phẩm được miễn kiểm tra" trong 3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc "các sản phẩm sẽ được miễn trừ các cuộc kiểm tra chất lượng và thanh tra do Chính phủ tiến hành", website của AQSIQ giải thích. Hiện nay, có 47 công ty sữa ở Trung Quốc được miễn trừ kiểu trên. Một phụ nữ họ Vương, có con trai một tuổi đã uống sữa Tam Lộc được hai tháng, thì tỏ ra không còn tin tưởng gì. "Bây giờ, tôi chẳng biết cho con uống loại nào, tất cả đều có vấn đề". Một bà mẹ khác chờ bên ngoài phòng khám ở bệnh viện Nhi Bắc Kinh thì nói: “Tôi lập tức quyết định đem con đi kiểm tra sức khoẻ. Tôi không thể tin vào bất kể loại sữa bột nào ở Trung Quốc nữa. Tôi sẽ mua sữa nhập khẩu, dù có đắt hơn nhưng an toàn”. Nói như vậy nhưng người mẹ này vẫn oà khóc, cô đã cho con mình dùng sản phẩm của 1 trong số 22 công ty có sữa nhiễm hoá chất. “Tôi không bao giờ dùng lại loại sữa ấy nữa”, cô khẳng định. Ông Kỷ Thế Doanh - Ủy viên Chính hiệp Bắc Kinh, Hội trưởng Hiệp hội các nhà thực nghiệm khoa học kỹ thuật dân doanh thành phố - nói, nền kinh tế thị trường Trung Quốc hiện nay đang tồn tại nguy cơ thất tín vô cùng nghiêm trọng. Chính môi trường mất tín nhiệm lẫn nhau như thế đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự quyền lợi người tiêu dùng và đầu tư của công ty. Biểu hiện trực tiếp nhất, đó là trong cuộc sống thường nhật của mình, người dân Trung Quốc phải vô cùng thận trọng trong tất cả mọi lựa chọn. Khi mua đồ phải hết sức cảnh giác, liệu đồng tiền này có phải tiền giả hay không, rồi lại phải lo lắng chuyện cân điêu cân thiếu hay hàng nhái, hàng giả, hàng kém phẩm chất… Không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản - với hình ảnh một quốc gia có những nhà máy nổi tiếng về hệ thống vệ sinh hoàn hảo, đảm bảo chuẩn an toàn cao độ cũng bị xói mòn vì những vụ bê bối an toàn thực phẩm. Chính người dân Nhật Bản cũng đang hết sức lo ngại sau khi nhiều thông tin như "dán nhầm mác sản phẩm", dùng nguyên liệu quá hạn làm sản phẩm mới, thay đổi hạn sử dụng sản phẩm... liên tục được công bố trên báo chí hàng ngày. "Tôi luôn cố gắng mua các sản phẩm sản xuất trong nước vì cho rằng nó an toàn, nhưng bây giờ thì tôi chẳng thể tin vào bất cứ ai’’, Toshie Kano, 72 tuổi, một người về hưu đi mua sắm ở siêu thị thuộc trung tâm Tokyo cho biết. "Các công ty không thể phớt lờ những sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của chúng tôi. Thử hình dung điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi cho con cái mình ăn những loại thực phẩm kém chất lượng’’. Theo các nhà phân tích, một cuộc chiến giá cả dai dẳng trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Nhật nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa, đặc biệt đối với các công ty quy mô nhỏ, đã khiến người tiêu dùng trở thành ’’nạn nhân’’. Giới phân tích cũng e ngại rằng, những vụ bê bối sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh thực phẩm của Nhật Bản ở nước ngoài vào đúng thời điểm các công ty cố gắng mở rộng quy mô ở phạm vi quốc tế nhằm bù đắp tổn thất về lợi nhuận ở trong nước. "Đây là cú đánh mạnh vào các công ty thực phẩm mong muốn bắt đầu hoạt động ở thị trường quốc tế hoặc tăng cường doanh thu ở nước ngoài’’, Hiroshi Saji, một nhà phân tích công nghiệp tại Mizuho Securities, cho biết. Vào năm 2000, Công ty sữa Snow xuất xưởng sản phẩm sữa ’’tái chế’’ khiến hơn 14.000 người bị ngộ độc, đây là vụ ngộ độc thực phẩm tồi tệ nhất ở Nhật Bản từ trước tới nay. Sau vụ này, tất cả các siêu thị, trường học và gia đình Nhật từ chối sản phẩm của Snow. Nhà kinh doanh bán lẻ cũng “tẩy chay” sản phẩm Snow, 10% sữa phân phối trong các trường mẫu giáo, tiểu học cũng không còn chỗ đứng. Hiroshi Saji, nhấn mạnh: "Những vụ việc này đã ảnh hưởng xấu tới thương hiệu Nhật Bản’’. Nông dân khốn đốn. Người nông dân Trung Quốc, vốn điêu đứng vì chi phí đầu vào tăng vọt, nay lại thêm khốn khổ vì sữa bẩn. Những người từng cung cấp sữa nguyên liệu sạch cho Tam Lộc sống ở một ngôi làng của Thạch Gia Trang. Bây giờ, không ai còn muốn nguồn sữa ấy nữa, kể cả miễn phí, không ai nói việc mua bán nữa. Và những gì làm đảo lộn cuộc sống của họ là bò sữa cần được vắt sữa hàng ngày nếu không sẽ bị chứng viêm vú, rất nhiều sữa nguyên liệu sạch bị đổ bỏ. 20 nông dân trong làng đã đem bò sữa đi bán, người khác cố giữ bò nhưng cũng trong cảnh giữa dòng. Một bên là sự gắn bó với những con bò họ nuôi từ khi chúng còn nhỏ, một bên là khoản chi phí lớn để chăn nuôi mà lại không hề có khoản thu về. Kể từ khi có thông báo những trường hợp bệnh nhi tử vong vì sữa bẩn, người nông dân như anh Bằng, đã quyết định bán bò sữa và tìm việc ở một nhà máy địa phương. "Tôi đã thoát khỏi rắc rối, nhưng bây giờ, rất nhiều bạn bè tôi không thể kiếm nổi việc làm". anh nói. Trước scandal, anh Bằng bán mọi sản phẩm của nông trại mình cho Tam Lộc. Khi Tam Lộc ngừng hoạt động, hàng trăm nông dân nhỏ từng cung cấp sữa cho công ty đã không thể bán nổi sữa và bò trong thời điểm hiện tại. Bằng và một số người bạn tìm tới internet để bán sữa nhưng chỉ tiêu thụ được rất ít. Anh không phải là người duy nhất rời xa thị trường sữa. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi 300 triệu Nhân dân tệ hỗ trợ cho nông dân nhỏ chăn nuôi bò sữa tồn tại, song rất nhiều người không còn muốn mạo hiểm nữa. Hai vợ chồng anh Ngưu bắt đầu chăn nuôi bò sữa từ 10 năm trước đây, công việc và thu nhập của họ tiến triển nhanh khi lợi nhuận của Tam Lộc tăng vọt bởi nhiều người trung lưu ở Trung Quốc quyết định sử dụng nhiều sản phẩm sữa. Vài tuần nay, tài sản của hai vợ chồng "đội nón’’ ra đi dần theo bê bối sữa bẩn. Mặc dù nhận được trợ cấp của Chính phủ (10 Nhân dân tệ/con bò/ngày) nhưng họ vẫn quyết định bán bò sữa, chuyển hướng chăn nuôi lợn và bò lấy thịt. Công nhân bất ổn. Tam Lộc - nhà máy sản xuất sữa lớn nhất của Hà Bắc, Trung Quốc có khoảng 10.000 nhân viên. Sau khi xảy ra vụ bê bối sữa bẩn, những người lao động trong nhà máy rất lo lắng về tương lai của mình. "Tôi không có ý kiến về những gì xảy ra", Thiên, nữ công nhân khoảng 30 tuổi nói. Cô đã làm việc ở Tam Lộc 12 năm và đây cũng là công việc đầu tiên của cô. "Nếu công ty đóng cửa và tôi mất việc làm thì thế nào? Tôi không còn trẻ và cũng không dễ dàng tìm ra công việc mới. Tôi con cha mẹ và con nhỏ", cô nói. Thiên ở trụ sở Tam Lộc từ sáng tới tối, kể cả cuối tuần, để tham gia dán các thông báo, trả lời những câu hỏi từ khách hàng. Cạnh trụ sở Tam Lộc là khu dân cư với rất nhiều công nhân đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu của tập đoàn. Trần Tú Kiều, người nghỉ hưu khỏi Tam Lộc cách đây 7 năm, đã sinh sống tại đây nhiều năm cho biết. "Tôi làm cho Tam Lộc khoảng 30 năm nay, những năm qua, công ty phát triển tốt và lương hưu của tôi cũng tăng theo. Tôi không bao giờ chờ đợi chuyện này, làm sao có thể nghĩ một tập đoàn với lịch sử 50 năm lại gặp chuyện như vậy?". Còn một công nhân trẻ thì nói thêm: "Tất cả chỉ có thể là chờ đợi, nếu là tình hình xấu, tôi mong sẽ có một giải pháp để công nhân nhanh chóng thích nghi và chuẩn bị". Sau vụ bê bối sữa Snow (Nhật Bản), tập đoàn Snow đã phải cắt giảm số nhân viên từ 15.000 người năm 2000 xuống còn 4.591 người năm 2003. Tổn thất kinh tế. Theo các nhà phân tích, vụ khủng hoảng sữa ở Trung Quốc gây tổn thất hàng tỉ USD và nước này phải mất nhiều năm để lấy lại lòng tin vào sản phẩm. Chưa có ước tính cụ thể và chính thức nào về con số tổn thất kinh tế với ngành công nghiệp sữa đại lục.  Doanh thu của các công ty có sản phẩm sữa nhiễm hóa chất giảm 60-70% trong tháng trước. Tiêu thụ sữa trong cả năm nay thấp hơn năm ngoái 20%. Khoảng 3 triệu công nhân, hầu hết làm việc trong các nhà máy sản xuất sữa quy mô nhỏ - chiếm 80% sản xuất sữa ở Trung Quốc - bị ảnh hưởng. Ở những khu vực chăn nuôi, cung cấp sữa nguyên liệu chính ở Trung Quốc, người ta đã chứng kiến cảnh những "dòng sông trắng" chảy tràn trên mặt đất, bởi rất nhiều lít sữa đã phải đổ đi khi không tiêu thụ nổi. Giá cổ phiếu của ba công ty sữa hàng đầu Trung Quốc gồm Mông Ngưu, Yili và Bright đều rơi tự do và hiện Chính phủ Trung Quốc chưa quyết định chính sách nào để hỗ trợ cho họ. Scandal sữa bẩn đã khiến hàng chục nước trên thế giới tuyên bố ngừng tiêu thụ hoặc cấm bán các sản phẩm sữa hoặc có liên quan tới sữa xuất xứ từ Trung Quốc. Đặc biệt vào ngày 26/9, Liên minh châu Âu (EU) - một thị trường nhập khẩu rất lớn của Trung Quốc - đã quyết định quay lưng với hàng Trung Quốc, kể cả bánh kẹo và thực phẩm. Theo thông báo của cơ quan y tế EU thì không những cấm nhập các sản phẩm sữa từ Trung Quốc mà còn loại trừ luôn các sản phẩm dùng cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc, kể cả bánh kẹo. Không những thế, EU còn tỏ ý sẽ hạn chế nhập hàng hoá thực phẩm từ Trung Quốc, bất cứ là sản phẩm dành cho trẻ em hay người lớn. Thậm chí, ngay cả ở thị trường dễ tính như các nước châu Phi cũng đã có lệnh cấm nhập các sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Cụ thể, các nước châu Phi là Burundi, Gabon và Tanzania đã quyết định ngưng nhập tất cả mọi sản phẩm sữa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc do lo ngại các sản phẩm này mang lại nhiều nguy cơ cho sức khoẻ trẻ em. Trở lại bê bối sữa và vụ "dán nhầm xuất xứ" sản phẩm của Công ty Thực phẩm Snow thuộc Tập đoàn sữa Snow. Tập đoàn này đã lỗ gần 71,4 tỷ yên (tương đương 541 triệu USD) trong năm tài khóa 2001. Bản thân Công ty Thực phẩm Snow thì tuyên bố phá sản vào ngày 30/4/2002 sau khi thiệt hại trên 25 tỷ yên và hoàn toàn bị đẩy ra khỏi thị trường cung cấp thịt bò tại Nhật Bản. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Snow đã tụt dốc nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán Tokyo - Osaka. Cuối cùng, xin trích ra đây đoạn viết trong cuốn "Nguy cơ lớn” (xuất bản đầu năm 2007) của tác giả Thả Đông, Trung Quốc. Trong tác phẩm này, ông đã nhìn thẳng vào một trong những nguy cơ lớn đang tồn tại và ảnh hưởng tới nền kinh tế thị trường Trung Quốc: Một môi trường mà ở đó con người và các doanh nghiệp mất lòng tin lẫn nhau. Ông nói: "Niềm tin đã trở thành chứng minh thư thứ hai của cá nhân và công ty, nếu một cá nhân đánh mất chữ Tín trong điều kiện kinh tế thị trường thì sẽ không ai muốn hợp tác với anh ta nữa. Nếu một doanh nghiệp mất đi sự thành tín, nó cũng không thể tiếp tục có chỗ đứng trên thị trường".  Hay vấn đề nóng cách đây 2 năm :Phá hoại môi trường Công ty Vedan Việt Nam sẽ bị xử lý mức cao nhất. Cục Cảnh sát môi trường cho biết vừa phối hợp với đoàn kiểm tra thuộc Bộ Tài nguyên - môi trường (TN&MT) bắt quả tang việc công ty Vedan Việt Nam (đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đấu nối hệ thống đường ống thoát nước để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Sau nhiều ngày theo dõi, chụp ảnh làm bằng chứng, đoàn đã bất ngờ kiểm tra và nhanh chóng phát hiện hệ thống đường ống nước thải từ các bồn, bể chứa dịch sau lên men có dung tích 6.000 -15.000m3 nối với hệ thống thoát nước thải ra sông Thị Vải. Ngoài ra, hệ thống thoát nước thải từ nhà máy tinh bột cũng được thiết kế ngụy trang để xả ra môi trường. Công ty Vedan VN đã thừa nhận hành vi vi phạm này. Tổng lượng nước thải xả ra sông Thị Vải hơn 4.000m3/ngày. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, sông Thị Vải đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại rác thải và đáng lo hơn là các kim loại nặng. Đặc biệt, đoạn sông đi qua công ty Vedan VN được đánh giá là khúc sông “chết”. Khi đề cập đến vấn đề “Sai phạm của Công ty Vedan VN đã đủ yếu tố khởi tố hình sự và đóng cửa nhà máy hay chưa?”, ông Hà chưa đưa ra câu trả lời cụ thể mà chỉ bày tỏ quan điểm: “Sai thì xử phạt sao cho họ cải tiến chứ không phải xử để doanh nghiệp đóng cửa”. Liệu đạo đức kinh doanh của công ty có còn hay không ? Dấu hiệu tốt về đạo đức kinh doanh. Ethisphere là Trung tâm nghiên cứu và phát triển ứng dụng về vấn đề quản lý, phát triển xã hội và hoạt động kinh doanh có trụ sở tại Mỹ. Danh sách 99 công ty đúng quy cách bao gồm các công ty đến từ 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Liên doanh quốc tế Honeywell, liên doanh Nike, Patagonia, BMW, Liên doanh Johnson Controls, HSBC Holdíng PLC. Ông Alex Brigham – Giám đốc điều hành Ethisphere cho biết, các công ty được bình chọn dựa trên so sánh trong nội bộ mỗi quốc gia bởi mỗi nền kinh tế lại có những đặc điểm khác nhau. Việc bình chọn dựa trên các yếu tố trọng tâm trong sự quản lý của doanh nghiệp và môi trường làm việc, bao gồm cả sự đổi mới để gắn kết với cộng đồng, thương hiệu, quan hệ lãnh đạo và hệ thống nội bộ... Ông Brigham cho biết thêm, rất khó để đưa ra định nghĩa rõ ràng cho thuật ngữ “đúng quy cách”. Tuy nhiên, những khía cạnh như các khoản nợ nần, thời gian nhàn rỗi trong công việc hay nguồn cung cấp nguyên vật liệu không phải là tiêu chí của bình chọn. Hãng General Electric, eBay và Aflec là ba trong số những công ty "có đạo đức kinh doanh nhất" thế giới – theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố bởi nhóm chuyên gia tăng tư duy (think tank*) Ethisphere Institute. Nhóm này đã tiến hành đánh giá 3000 tổ chức tại 36 quốc gia và chỉ ra 110 tổ chức có thể hiện đặc biệt tốt về: bổn phận công dân, trách nhiệm xã hội, việc điều hành, mức độ cải tiến và khả năng lãnh đạo. General Electric, Zappos, Best Buy, Cisco và UPS được ghi nhận là một vài trong số những tổ chức dẫn đầu về mức độ tín nhiệm tại Hoa Kỳ Nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Aflac đã có được vị trí này trong vòng 5 năm qua, và là một trong 26 thương hiệu  lặp lại thành công với tiêu chí đánh giá gắt gao của nhóm Ethisphere. Thương hiệu này đã áp dụng một phương pháp giải quyết vấn đề rất cởi mở trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế, đó là tiết lộ thông tin chi tiết của các trái phiếu đáng chú ý trên website để trấn an các nhà đầu tư. Trong 36 cái tên mới của danh sách năm nay được công bố bởi nhóm Ethisphere có bao gồm gã khổng lồ trong ngành công nghệ thông tin – hang Microsoft, và nhà sản xuất hàng tiêu dùng Colgate – Palmolive. Nhà tiên phong trong lĩnh vực đấu giá trực tuyến eBay còn là gương mặt mới hơn nữa trong danh sách này, và giám đốc điều hành của công ty này đã lập luận rằng kết quả này cho thấy cách mà những triết lý cốt lõi của họ được chuyển từ thế giới trực tuyến sang thực tế. eBay được thành lập với niềm tin rằng những con người xa lạ có thể tin tưởng và kết nối với nhau thông qua hệ thống thương mại mang tính chất toàn cầu Hệ thống khách sạn quốc tế Marriott cũng được viện Ethisphere đánh giá cao, đã bảo đảm rằng những nghĩa vụ được thương hiệu này thực hiện ở nước nhà sẽ được áp dụng tại nước ngoài. Giám đốc của mạng lưới khách sạn này – ông Bill Marriott đã trích ra một ví dụ về áp lực của việc chi trả không chính thức tại rất nhiều quốc gia, ngay cả với những tiện nghi cơ bản.  “Ở những nơi khác, có những khoản mà khách trọ phải chi cho sự tiện lợi. Chẳng hạn một gã quản lý khách sạn sẽ nói ‘Nếu ngài muốn hành lý của mình được chuyển xuống vào Thứ Sáu chính xác lúc 8h, thì cho chúng tôi xin một chút tiền boa’. Nhưng tại khách sạn của chúng tôi, họ không làm điều đó. ” “Ngay cả tại những quốc gia khác, tôi nghĩ nếu được hỏi mọi người cũng sẽ công nhận sự thật là chúng tôi không làm những chuyện như thế.” “Khi bạn chấp nhận một điều tốt về người khác, và rồi bạn phát hiện ra rằng người đó không thực hiện được cam kết, thì niềm tin của bạn sẽ chóng biến mất. ” Nhà cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu Hitachi Data Systems cũng nằm trong danh sách của Ethisphere, và đã có những bước đi nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình hoàn toàn trong sạch. “Chúng tôi đã thiết lập một chương trình vững chắc với những tính năng ưu việt nhất đã được chứng minh, trong đó bao gồm một chương trình chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu, được phát triển cho các tổ chức của chúng tôi trên khắp thế giới. ” – Ông Jack Domme, giám đốc điều hành của hang này phát biểu. “Có được vị trí đặc biệt về đạo đức kinh doanh từ đánh giá của một tổ chức độc lập bên ngoài, so với các công ty trong ngành, đã giúp chúng tôi tiến xa hơn trở thành hãng đứng đầu ngành và là một môi trường làm việc đáng để được lựa chọn.” Trên đây là những ví dụ điển hình về đạo đức kinh doanh trên toàn cầu , qua thực tiễn chúng ta thấy thằng các doanh nghiệp cũng đang dần dần xây dựng chiến lược về đạo đức kinh doanh , dung hòa giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội Phần III Ý KIẾN CÁ NHÂN Đạo đức kinh doanh vẫn còn là một vấn đề mới ở VN.Các vấn đề về đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp …. Mới chỉ nổi lên khi VN thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa . Trước đó trong thời kinh tế kế hoạch tập trung những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới .trong thời kỳ bao cấp mọi hoạt động kinh doanh đều do nhà nước chỉ đạo , vì thế những hành vi đạo đức được coi là tuân thủ pháp luật , lệnh câp trên .Do khan hiếm hầu hết hàng hóa tiêu dùng , để mua được đã là rất khó nên không ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa .Vì cầu vượt quá cung , chất lượng phục vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp nhưng ít người dám than phiền .Tuy nhiên từ khi tham gia vào sân chơi quốc tế , khái niệm về đạo đức kinh doanh , văn hóa kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội Việt Nam .Dù được nghe về đạo đức kinh doanh ,nhưng cách hiểu của người dân , các doanh nghiệp vẫn khá mơ hồ .Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đạo đức kinh doanh đã dẫn tới nhưng thiếu hụt trong thực thi của các doanh nghiệp. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Bổn phận kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất và cung ứng hàng hóa - dịch vụ để có được lợi nhuận cần thiết. Nhưng bổn phận ấy chỉ thật sự hoàn thành khi lợi nhuận được phân bổ đúng đắn cho việc phát triển doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho tất cả các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào việc mở rộng sự tái tạo vĩ mô của các thành viên ấy mà còn gián tiếp vào sự tái sinh mở rộng xã hội. Vì thế, bổn phận kinh tế phải đi liền với bổn phận luân lý của doanh nghiệp, hiểu theo “nghĩa tối thiểu” là doanh nghiệp phải tuân thủ nền luân lý xã hội được thiết chế trong những quy định pháp lý của Nhà nước. Theo “nghĩa tối đa”, bổn phận trên chỉ được cáng đáng hoàn chỉnh khi doanh nghiệp không chỉ tôn trọng pháp chế mà còn góp phần vào việc pháp điển hóa những quy tắc kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển môi trường sống của xã hội (nôm na là góp sức vào việc xây dựng một “môi trường kinh tế rộng mở cho xã hội” chứ không phải là thủ thế độc quyền trục lợi hay/và thừa cơ “luật hở thì lách”!). Bổn phận đạo đức của doanh nghiệp được minh chứng thông qua những hành vi mang tính chất “tự nguyện”, nghĩa là những hoạt động “vị nhân” không nằm trong khuôn khổ các đòi hỏi thuộc bổn phận kinh tế và luân lý. Tính chất vừa nói cũng không nằm trong các “chương trình đóng góp từ thiện của doanh nghiệp” - thực chất vốn chỉ là những “hành xử quan hệ công cộng/PR” - mà khởi nguyên được thể hiện bởi sự ràng buộc giữa doanh nghiệp với chính lương tâm của nó trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với tất cả mọi đối tác. Thí dụ: dựa vào sự bất đối xứng thông tin trong một cơ chế kinh tế tập quyền nhằm huyễn hoặc người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể không vi phạm luân lý xã hội - vì pháp chế không ngăn cấm - nhưng lại là một hành vi vô đạo đức trong kinh doanh vì mang tính chất “phỉ báng lương tâm nghề nghiệp”! Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và tòan cầu hóa vào năm 1991 Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội .Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh,mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. Thực trạng đó đã được thể hiện khá rõ qua kết quả của cuộc điều tra. 40/60 số người được hỏi thường xuyên nghe nhắc đến những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, 20/60 đôi khi nghe nhắc đến vấn đề này. Lưu ý là cuộc điều tra này được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô và là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, nên con số này chưa phải là cao. Nhưng khi được hỏi về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp .Trách nhiệm của doanh ngiệp với xã hội.Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tập trung vào 3 khía cạnh, trách nhiệm của doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường. Câu hỏi thứ nhất về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì khi nhận được thông tin là có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngoài không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?”. Câu hỏi thứ ba là: “Chữ tín có mâu thuẫn với lợi nhuận?” Con người Việt Nam thường có câu ngạn ngữ: “Bán buôn gìn giữ ngay lòng, chớ cho ai lận chớ hòng lận ai, hãy mãi mãi thuận nhân tình” nghĩa là buôn bán phải phù hợp với tình người, với đạo làm người. Và đừng để vì lợi nhuận mà làm mất chứ “ Tín”, làm mất lòng tin khách hàng. Vấn đề về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.Có thể nói đây là vấn đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác. Tình trạng vi phạm SHTT tràn lan ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Trước hết, cho đến đầu thế kỷ XX Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, những thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp, phát minh,… hầu như chưa có, nên không có các quy định về bảo hộ SHTT. Hơn nữa, là nước có nền văn hóa trọng tập thể, người Việt Nam không có truyền thống bảo hộ sở hữu cá nhân. Vấn đề này chỉ được thật sự đặt ra sau năm 1991, khi Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập và nhất là sau năm 1997. Quan hệ giữa chủ doanh ngiệp và người lao động Thời gian qua, đình công đang là một vấn đề nóng ở Việt Nam Các nguyên nhân chính dẫn đến đình công bao gồm: - Người lao động không hài lòng với điều kiện làm việc, môi trường ô nhiễm, công cụ lao động không được thẩm tra, an toàn lao động kém, không có kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân công và tình trạng tai nạn nghề nghiệp khá phổ biến. - Để thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư Việt Nam đưa ra mức lương tối thiểu rất thấp (chỉ có 35USD/tháng trong Luật ĐTNN 1997) nên mặc dù không làm trái luật pháp nhưng mức lương các doanh nghiệp trả cho lao động vẫn rất thấp so với mặt bằng giá cả. Vì thế, người lao động không hài lòng và không trung thành với doanh nghiệp. - Xuất thân từ nông dân, hầu hết người lao động thiếu kiến thức về Luật Lao động và thiếu kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp nên nanwg suất lao động thấp và có những phản ứng trái pháp luật khi có xung đột. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam * Đánh giá về thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.Hiểu biết của nhà kinh doanh cũng như người dân Việt Nam nói chung về đạo đức kinh doanh còn rất hạn chế, hầu hết đều gắn khái niệm đạo đức kinh doanh với tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Ý thức của người dân về những phạm trù như: Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, Nghĩa vụ và trách nhiệm về măt đạo đức của doanh nghiệp với các nhà đầu tư còn khá mơ hồ, lệ thuộc vào luật pháp chứ chưa ý thức được trách nhiệm của nhà kinh doanh với khách hàng và xã hội.Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng cho thấy một số tín hiệu đáng mừng về tương lai của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam .Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.Các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn để xét. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này.Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng. KẾT LUẬN Những vấn đề được đưa ra ở trên giúp chúng ta hiểu được rõ hơn về đạo đức kinh doanh .có thể nói đạo đức kinh doanh là cần thiết , đạo đức kinh doanh là một vấn đề nhức nhối và phức tạp cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện.ngoài những biện pháp tuyên truyền giáo dục cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức hiểu về đạo đức kinh doanh thì cũng cần phải có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.Chúng ta cần ý thức rằng không có ranh giới cố định nào cho đạo đức , rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ luật pháp rất nhiều . Xác lập được đạo kinh doanh sẽ là bước đầu tiên để chúng ta xây dựng một văn hoá kinh doanh. cái khó của giới doanh nghiệp là tìm ra giải pháp để có thể cân bằng giữa việc tối đa hoá lợi nhuận và việc bảo đảm các nghĩa vụ về đạo đức, đóng góp cho xã hội, tuân thủ các quy định về môi trường xã hội, tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên hay thực hiện các biện pháp phòng tránh những biểu hiện lừa dối khách hàng. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền KTQD. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội. Tiến hành kinh doanh theo một cách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng cường năng suất và đổi mới. Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối quan hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinh doanh khác, như sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn hóa kinh doanh-Dương Thị Liễu Văn hóa doanh nghiệp-Đỗ Thị Phi Hoài Các trang web : +www.doanhnhan.net +www.365ngay.com +www.VHDN.vn Đề cương môn học “văn hóa và đạo đức kinh doanh “ Trương ĐH mở TP.HCM Đạo đức kinh doanh ở VN –thực tại và giải pháp –TS.Nguyễn Hoàng Ánh –ĐH ngoại thương HN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilo11 .doc
Tài liệu liên quan