Vận tải Container - Thực trạng và phương hướng phát triển tại Việt Nam

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI SÀI GÒN (SMC) 2 I. Lịch sử hình thành 2 II. Ngành nghề kinh doanh 2 III. Cơ cấu tổ chức 4 IV. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CONTAINER CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC 12 I. Giới thiệu chung về chi nhánh Miền Bắc 12 II. Quy trình khai thác vận tải container nội địa Bắc – Nam 12 1. Quy trình làm hàng xuất 13 2. Quy trình làm hàng nhập 15 III. Tình hình khai thác container của SMC Miền Bắc 16 1. Tình hình khai thác container 16 2. Những kết quả đạt được 21 IV. Hạn chế và nguyên nhân 23 CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KHAI THÁC CONTAINER CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC 25 I. Phương hướng hoạt động của SMCMB 25 II. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực khai thác dịch vụ vận tải container Bắc – Nam của SMCMB 25 1. Giải pháp về phía doanh nghiệp 25 1.1. Nâng cao nghiệp vụ vận tải cho đội ngũ cán bộ nhân viên 25 1.2. Xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý 26 1.3. Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất vận tải 26 1.4. Cắt giảm chi phí 27 1.5. Nâng cao hiệu quả xếp dỡ, vận tải 27 2. Những kiến nghị đối với Nhà Nước 28 2.1. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý container 28 2.2. Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cầu cảng, kho bãi 29 2.3. Hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp vận tải 30 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

doc39 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận tải Container - Thực trạng và phương hướng phát triển tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SMC: Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn SMCMB: Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn - Chi nhánh Miền Bắc HĐQT: Hội đồng quản trị TTGDCK: Thị trường giao dịch chứng khoán SXKD: sản xuất kinh doanh CNHP: Chi nhánh Hải Phòng CNHN: Chi nhánh Hà Nội B/L (bill of lading): vận đơn BCT: Bộ chứng từ KHĐH: kế hoạch đóng hàng BBGN: Biên bản giao nhận D/O (Delivery order): lệnh gửi hàng P.KTC: Phòng khai thác container PGN: Phòng giao nhận DVVT: Dịch vụ vận tải Tp.HCM: thành phố Hồ Chí Minh VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association): HIệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam. VISABA (Vietnam Ship Agent and Brokers Association): Hiệp hôi Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam. TEU (Twenty feets Equivalent Unit): là đơn vị đo lường tương đương 1 container 20 feet. Lêi nãi đầu Lịch sử đã chứng minh rằng, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn đã diÔn ra trong đời sống xã hội con người đều được phản ánh trong ngành vận tải. Và người ta coi “container hóa” là đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba trong lĩnh vực vận tải. “Container hóa” trong chuyên chở hàng hóa đã trực tiÕp làm thay đổi sâu sắc về nhiÒu mặt, không chỉ trong ngành vận tải mà trong cả các ngành kinh tế khác, mang lại lợi Ých kinh tế rất lớn. Tuy chỉ mới thành lập nhưng Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn đã và đang đạt được một số thành công trong lĩnh vực vận tải. Trong quá trình thực tập em đã có cơ hội tìm hiÓu về qui trình khai thác container của Công ty. Em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác container của chi nhánh MiÒn Bắc. Bài thu hoạch thực tập của em gồm 3 phần: Chương I: Giíi thiệu chung về Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn Chương II: Thực trạng khai thác container của chi nhánh MiÒn Bắc Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực khai thác container của chi nhánh MiÒn Bắc Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Mỹ Hạnh cùng tập thể lãnh đạo, nhân viên Công ty đã hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo này. Tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh Chương I: Giíi thiệu chung về Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn (SMC) I- Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn được thành lập theo quyết định 630/HĐQT ngày 17/12/1998 của Chủ tịch HĐQT Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Khi đó, Công ty chỉ có tổng cộng 20 lao động, nợ phải trả trên 4 tỷ đồng và nợ phải thu và nợ xấu trên 3,8 tỷ. Nỗ lực hết mình và được sự hỗ trợ của Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp thành viên, Công ty đã gỡ dần công nợ, cân bằng thu chi. Đến cuối năm 2001 thì Công ty bắt đầu thu được lợi và tạo việc làm ổn định cho hơn 70 lao động. Thông qua quyết định số 538/QĐ/BGTVT ngày 2/3/2002, Bộ trưởng Bộ GTVT đã chính thức chuyển Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn thành công ty cổ phần giữ nguyên vốn góp của Nhà Nước, huy động thêm vốn dầu tư để phát triÓn công ty. Trong đó, VINALINES nắm giữ 20%, còn 20% cổ phần được bán cho các đối tác trong và ngoài nước. Trong gần 9 năm qua, Công ty đã có những bước phát triÓn rõ rệt. Từ bước khởi đầu với 20 lao động, hiện nay Công ty đã có gần 200 lao động với đủ trình độ từ thuyền trưởng viÔn dương, thạc sỹ, tiÕn sỹ,… đến cán bộ nhân viên nghiệp vô giái. II- Ngành nghề kinh doanh Hiện SMC là một thành viên của Hiệp héi giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS còng nh­ Hiệp héi đại lý và môi giíi hàng hải Việt Nam VISABA. SMC có một đội ngũ nhân viên có năng lực, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu và đòi hái của khách hàng. Bằng việc cung cấp dịch vụ vận tải container trên tàu VINALINES, Công ty đã nỗ lực trong việc tăng cường giao dịch thương mại giữa miÒn Nam và Bắc Việt Nam. Để phục vụ được ngày càng nhiÒu khách hàng, SMC đã cung cấp thêm dịch vụ vận tải “từ kho đến kho” (Door to Door) hoặc “từ cảng đến cảng” (CY/CY) bằng chính đội xe gồm 18 xe chuyên dụng container và gần 60 xe rơ moóc. Với dịch vụ này khách hàng có thể chứa hàng hoá trong kho, nhà máy của Công ty và chất lượng hàng hoá sẽ được đảm bảo hơn. Tháng 09 năm 1999, Công ty đã có quyết định mang tính chiÕn lược là cung cấp dịch vụ vận tải container bằng sà lan tuyến Hồ Chí Minh - Cần Thơ và Mỹ Thới - Hồ Chí Minh nhằm thâm nhập, mở rộng thị phần và tìm kiÕm cơ hội kinh doanh. Thêi gian đầu Công ty đưa vào khai thác chỉ có 2 tàu vớí tần suất 2 chuyến/tuần và sản lượng mỗi tháng vận chuyển chỉ khoảng 100 TEUs. Đến nay Công ty đã đưa vào khai thác 10 tàu trọng tải 26 TEUs, tần suất mỗi ngày 2 chuyến tuyến Cần Thơ - Hồ Chí Minh , Mỹ Tho - Hồ Chí Minh và ngược lại. Hiện nay sản lượng vận chuyển của Công ty tăng lên khoảng 1500 TEUs mỗi tháng, chủ yếu là hàng thủy sản đông lạnh. Việc đưa tuyến MiÒn Tây vào hoạt động đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn, đặc biệt là các Công ty XNK Thủy Sản. ĐiÒu này được chứng minh là sản lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến ngày càng tăng. Hàng hóa được chính những công nhân của Nhà máy đóng vào container tại kho Nhà máy và nhiệt độ hàng hóa được đảm bảo từ lúc xuất tại kho cho đến cảng đích ở nước ngoài Năm 2002 có thể xem là năm đánh dấu cho bước phát triÓn đa dạng hoá dịch vụ của công ty. Bằng việc trang bị một hạm đội tàu kéo và sà lan, Công ty đã góp phần thực hiện các kế hoạch dầu khí và khí ga quốc gia, đặc biệt là dự án ống dẫn khí ga Nam Côn Sơn. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, marketing và duy trì thành công cho các cảng ở Đồng Nai, Vòng Tàu và rất nhiÒu cảng khác ở vùng châu thổ sông Mê Công. Tháng 6/2002, Công ty đã thiÕt lập chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh này cùng với chi nhánh ở Hải Phòng sẽ bao quát toàn bộ hoạt động của Công ty ở MiÒn Bắc Việt Nam. Chi nhánh này sẽ cung cấp các dịch vụ nh­ đại lý và môi giíi tàu biÓn, giao nhận và vận chuyển hàng hoá nội địa. Mét trong những dịch vụ chính của Công ty là đại lý tàu biÓn, cho thuê và môi giíi tàu. Hiện nay, Công ty là đại lý cho rất nhiÒu hãng tàu có tên tuổi trên thế giíi. Một dịch vụ khác liên quan đến hàng hải là dịch vụ cung ứng xăng dầu. Hiệu nay Công ty là đại lý độc quyền cũng nh­ là đại diện cho Drew Ameroid Singapore, một công ty con của tập đoàn Ashland - tập đoàn xăng dầu hàng đầu thế giíi. SMC đã và đang là tổng đại lý cho rất nhiÒu hiệp héi Logistics và giao nhận nội địa. Công ty cũng đã thiÕt lập một mạng lưới đại lý toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với những dịch vụ nhanh chóng, kinh tế và đáng tin cậy nhất. Bằng nỗ lực đa dạng hoá dịch vụ và giảm chi phí hoạt động, từ tháng 6/2002 Công ty đã xây dựng một số trạm ga ở khu vực cảng Hồ Chí Minh để cung cấp nhiên liệu cho đội tàu và xe tải của Công ty. Thêm vào đó, Công ty cũng đã chú ý đặc biệt tíi thị trường xuất khẩu hải sản và Công ty đang nghiên cứu tính tiÒn khả thi cho việc xây dựng nhà máy chế biÕn hải sản chất lượng cao. Ngoài ra, Công ty còng cung cấp một số dịch vụ nh­ cho thuê kho bãi (2 kho víi tổng diện tích 3000m2), sửa chữa và bảo trì động cơ, dịch vụ Logistics và một số dịch vụ có giá cả cạnh tranh khác. III- Cơ cấu tổ chức Trụ sở chính của Công ty được đặt tại 422 Nguyễn Tất Thành, Phường 18 Quận 4 TP Hố Chí Minh. Hiện nay các nhân viên hoạt động tại các trụ sở, văn phòng khác nhau của Công ty và chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng. Công ty hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu là giám đốc Công ty do héi đồng quản trị bổ nhiệm, miÔn nhiệm. Hiện nay, Công ty gồm có 4 phó giám đốc và 1 phó giám đốc kỹ thuật, 9 phòng ban, 3 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện, 1 xưởng sữa chữa và đội xe trực thuộc Phòng khai thác container. Các phòng hoạt động theo từng chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm giúp đỡ Giám Đốc giải quyết và điÒu hành mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty. Các phòng kinh doanh cũng hoạt động kinh doanh một cách độc lập dưới sự điÒu hành của Giám Đốc, phó Giám đốc và các trưởng phòng. - Phòng khai thác container (P.KTC): khai thác tuyến vận tải hàng hóa container néi địa Nam - Bắc và quản lý, khai thác đội xe container tại khu vực TP Hồ Chí Minh. - Phòng khai thác tàu: quản lý 2 tàu Đông Phương 01,02 của Công ty và các tàu thuê tuyến hàng hóa nội địa Hồ Chí Minh- Cần Thơ và Đồng Bằng sông Cửu Long. - Phòng đại lý giao nhận: đại lý giao nhận, khai thuê hải quan, các dịch vụ hàng hải có liên quan; mua bán các hóa chất và vật tư cho Drew Ameroid và các công việc dịch vụ khác theo đề nghị của phòng. - Phòng đại lý tàu biÓn: đại lý tàu biÓn, môi giíi hàng hải, tìm kiÕm mọi cơ hội để phát triÓn dịch vụ đại lý tàu biÓn tại các vùng cảng biÓn trong cả nước và được giám đốc ủy quyền điÒu hành các hoạt động nghiệp vụ đại lý tại các chi nhánh, trạm, văn phòng đại diện của Công ty hoặc các phó đại lý do Công ty chỉ định. - Phòng kinh doanh: kinh doanh bán lẻ xăng dầu, kho bãi và cung ứng vật tư phụ tùng cho các tàu biÓn. - Ban kỹ thuật: tham mưu cho HĐQT, giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật, quản lý việc duy trì bảo quản sữa chữa tàu biÓn, xe, nhà xưởng, chăm lo việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lực lượng lái tàu, lái xe, kỹ thuật lạnh và các công việc khác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung. - Phòng tổ chức& tiÒn lương (P.TCTL): tham mưu cho héi đồng quản trị, giám đốc về tổ chức bộ máy, cán bộ, quy chế trả lương, thưởng và khen thưởng kỷ luật, giám sát tính pháp lý của các hợp đồng quan trọng và các công việc có liên quan. - Phòng tài vụ và kế toán: tổ chức thực hiện các chế độ kế toán, bộ máy kế toán trong Công ty và các bộ phận trực thuộc có hiệu quả và phù hợp với ngành nghề, đặc điÓm kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, HĐQT, Giám đốc về sự đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, liên tục về các số liệu phát sinh trong các báo cáo kế toán của Công ty. - Phòng hành chính quản trị: tham mưu cho HĐQT, giám đốc về bảo vệ cơ quan kho hàng, bến bãi, chăm lo tất cả các công việc sù vụ hàng ngày cũng như đột xuất, quản lý con dấu, hệ thống thông tin liên lạc, văn thư hồ sơ lưu trữ theo đúng các quy định của Công ty và luật pháp. Ngoài 9 phòng chức năng ở trên Công ty cũng có 3 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện. - Chi nhánh Công ty tại MiÒn Bắc: + Thay mặt Công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty tại Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh miÒn Bắc. + Trực tiÕp khai thác đội xe container, tầu, xà lan hoạt động tại khu vực. + Làm đại lý hàng hải, đại lý giao nhận, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải có liên quan. + TiÕp thị và tìm kiÕm các cơ hội kinh doanh, dịch vụ nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. + Khai thác mọi tiÒm năng của khu vực kinh tế miÒn Bắc để xây dựng và phát triÓn. + Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Công ty giao. - Chi nhánh Cần thơ: + Thay mặt Công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty tại các tỉnh khu vực Cần thơ và Đồng bằng Sông Cửu Long. + Trực tiÕp khai thác đội tầu, xe tại khu vực. + TiÕp thị và tìm kiÕm các cơ hội kinh doanh, dịch vụ nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. + Thực hiện các công việc khác khi Công ty giao. - Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng: + Thực hiện các công việc của Công ty và Chi nhánh miÒn Bắc đảm bảo tốt tuyến nội địa tại khu vực. + Trực tiÕp khai thác và quản lý đội xe. + Đại lý tầu biÓn, dịch vụ cung ứng tầu biÓn, môi giíi hàng hải, đại lý container. + Sửa chữa ô tô và các loại máy móc. + Khai thác kinh doanh kho, bãi. + Đại lý vận tải giao nhận quốc tế. - Văn phòng đại diện An Giang: + Thực hiện đại diện theo ủy quyền: thực hiện các công việc của Công ty và Phòng khai thác tầu giao của tuyến vận tải néi địa + Trực tiÕp khai thác nguồn hàng, chuẩn bị cho việc mở tuyến vận tải tíi An Giang. - Xưởng bảo quản và sửa chữa phương tiện vận tải: + Lên kế hoạch, tiÕn hành sữa chữa, bảo dưỡng đội xe moóc và hai tầu Đông Phương 01, 02 của Công ty. + Sửa chữa xe moóc của khách hàng. + Đào tạo nâng cao tay nghề kỹ thuật sữa chữa cho các lái xe, phô xe của Công ty. - Đội xe trực thuộc Phòng Khai thác container: + Quản lý, khai thác xe và sơ mi rờ moóc khoa học, hiệu quả. + Quản lý và sử dụng tốt nhân lực, huấn luyện, đào tạo đội ngũ lái xe, phô xe có tay nghề giái, đạo đức nghề nghiệp tốt để phục vụ lâu dài cho sù nghiệp phát triÓn của Công ty. + Kết hợp khai thác hàng hóa để nâng cao hiệu quả. Sơ Đồ 1: Tổ Chức Công Ty Hàng Hải Sài Gòn P. §¹i lý tµu biÓn Phã gi¸m ®èc VP. §¹i diÖn An Giang Tµu container P.Khai th¸c tµu Phã gi¸m ®èc Chi nh¸nh MiÒn T©y P.Tµi vô vµ KÕ to¸n P. §¹i lý giao nhËn Phã Gi¸m §èc X­ëng c¬ khÝ Ban Kü thuËt P. Tæ chøc vµ TiÒn l­¬ng Gi¸m §èc §éi xe container Chi nh¸nh MiÒn B¾c §éi xe container Chi nh¸nh H¶i Phßng Phã Gi¸m §èc Kü ThuËt P. Hµnh ChÝnh Qu¶n TrÞ P. Khai Th¸c Container(P.KTC) Phã Gi¸m §èc Phßng Kinh Doanh (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) IV- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Nắm bắt được thời cơ và lợi thế của nước ta khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giíi (WTO), tại Đại héi nhiệm kỳ hai diÔn ra vào ngày 30/3/2006 tại thành phố HCM, Đại héi đồng cổ đông của Công ty đã nhất trí cao về định hướng và mục tiêu phát triÓn của Công ty trong giai đoạn 2006-2010 là : “ Phát huy mạnh mẽ ưu thế của các dịch vụ hiện có, nắm chắc và phát triÓn thị trường, đảm bảo tăng trưởng, đồng thời tranh thủ thời cơ, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, tập trung đầu tư cho động sản, bất động sản có giá trị lớn : xây dựng cao ốc 422 Nguyễn Tất Thành và tàu biÓn có trọng tải lớn, phấn đấu đến năm 2010 có 5 vạn tấn tàu và cao ốc 422 Nguyễn Tất Thành”. (Nguồn www.saigonmaritime.vn) Thực hiện mục tiêu đó, HĐQT trong những năm vừa qua đó làm việc không biÕt mệt mỏi, liên tục nắm bắt tình hình, đưa ra các quyết định đúng đắn vừa có tính chiÕn lược dài hạn, vừa có tính ngăn ngừa và hạn chế rủi ro -theo đúng mô hình quản trị doanh nghiệp míi nhất đang được áp dụng ở các nước tiên tiÕn. Về chỉ đạo điÒu hành, dưới sự lãnh đạo của HĐQT, Ban Tổng GĐ đã thực hiện đúng định hướng và đưa các công việc cụ thể về quản lý, sản xuất, đầu tư tiÕn được những bước dài, căn cơ trong việc phát triÓn và điÒu hành Công ty : - Năm 2006: + Đã hoàn tất việc niêm yết cổ phiÕu của Công ty trên thị trường chứng khoán - SHC là Doanh nghiệp niêm yết thứ 48 trên TTGDCK Tp.HCM. + Công ty đã phát hành thêm 1,6 triệu cổ phiÕu, tăng vốn điÒu từ 14 tỷ lên 30 tỷ đồng. Số vốn thu được từ đợt phát hành này 35 tỷ làm vốn đối ứng vay ngân hàng mua mét tàu biÓn trọng tải 20.000 DWT - 23.000 DWT. + Đầu tư mua văn phòng tại cao ốc số 1 Đinh Lễ - Hoàng Diệu, Quận 4. + Đóng mới 2 tàu vận tải container 26 TEUs + máy phát điện. + Đầu tư thêm đầu kéo, máy phát điện, sơmi rơ móoc và các thiÕt bị máy móc văn phòng khác. Tổng hợp về đầu tư năm 2006 đã thanh toán được 4,9 tỷ đồng (không bao gồm thuế GTGT- từ nguồn vốn tự có). - Năm 2007: + Phát hành thành công 1,6 triệu cổ phiÕu, thu được 34 tỷ đồng (thặng dư vốn 8 tỷ đồng). + Mua con tàu SHC PIONEER tương đối thấp so víi giá thị trường, + Tất cả các dịch vụ sẵn có đều tăng trưởng rất tốt trong năm 2007. Thực tế năm 2007 tăng trưởng hơn 23% về doanh thu và lợi nhuận so víi 2006. + Đầu tư thêm 3 sà lan container + máy phát điện, phục vụ kịp thời cho nhu cầu vận chuyển, nắm thế chủ động trong thị trường vận chuyển hàng thủy sản từ MiÒn Tây về Tp. Hồ Chí Minh. + Đầu tư với số vốn cao nhất, đạt Tổng tài sản trên 154 tỷ đồng (gấp hơn 5 lần vốn điÒu lệ - trong khi chỉ phải vay nợ: 88 tỷ đồng). + Tổng vốn điều lệ tính đến cuối năm 2007 là 30 tỷ + Đã kịp thời khắc phục thiÕu sót về quản lý tàu viÔn dương cả về kỹ thuật và thuyền viên nên sau khi sửa chữa xong tàu hoạt động ổn định, thuyền bộ khá hơn + Hoàn thành việc sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiêp con làm ăn kém hiệu quả, chặn đứng việc thua lỗ kéo dài, và có hướng đi thích hợp cho các năm tiÕp theo. + Thanh lý các hạng mục đầu tư và liên kết kinh doanh, thu hồi toàn bộ vốn và lời của hợp đồng liên doanh khai thác mỏ sắt đồi Thanh Sơn, Vĩnh Phúc. - Kế hoạch năm 2008 - 2009: + Sử dông ba mươi tỷ đến năm mươi tỷ đồng trong vốn điÒu lệ để đầu tư phát triÓn đội tàu container chạy sông, đội xe vận chuyển đường bộ và chuẩn bị vốn cho đầu tư trung tâm Logistics tại Khu Công Nghiệp Cái Mép. + TiÕp tục củng cố công tác quản lý, chuẩn bị lực lượng thuyền viên để phát triÓn thêm tàu biÓn vào cuối năm 2008 đầu năm 2009. + Phấn đấu đạt được doanh thu trong năm 2008 là 170 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 150 tỷ đồng. + Đầu tư đóng mới 05 đến 10 tàu container vận tải đường sông và máy phát điện các loại. + Đầu tư mới 15 xe đầu kéo + 30 rơ mooc và máy phát điện. + Chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu khả thi, lập dự án) cho Trung tâm Logistics tại Khu Công nghiệp Cái MÐp (Bà Rịa - Vũng Tàu). + Hoàn tất đầu tư cho văn phòng mới tại 1A Đinh Lễ, Q.4, Tp. HCM. Bảng1: Kết quả hoạt động SXKD của SMC (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 (Qúy I) Doanh thu 64,118 78,00 95,702 37,030 Lãi trước thuế 3,002 4,967 7,917 5,235 (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) Tất cả các dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2006 víi kết quả là: Doanh thu đạt hơn 78 tỷ, tăng 21.65% so víi năm 2005. Lợi nhuận trước thuế đạt 4,96 tỷ đồng, đạt 110% kế họach và tăng 65,46% so víi thực hiện năm 2005 Doanh thu năm 2007 đạt 95,702 tỷ đồng, tăng 22.4% so víi năm 2006; lãi trước thuế đạt 7,917 tỷ đồng, tăng 59% so víi năm 2006 So víi kế hoạch SXKD năm 2008, kết quả SXKD của Công ty trong Qúy I đã tá ra rất lạc quan. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,235 tỷ đồng, hoàn thành 34.9% so víi kế hoạch của cả năm. Đây chính là một dấu hiệu tốt để có thể tin tưởng rằng năm nay Công ty lại tiÕp tục vượt chỉ tiêu. Chương II: Thực trạng khai thác container của chi nhánh MiÒn Bắc I- Giíi thiệu chung về chi nhánh MiÒn Bắc Chi nhánh MiÒn Bắc được thành lập tháng 6/2002. Chi nhánh này cùng với chi nhánh ở Hải Phòng sẽ bao quát toàn bộ hoạt động của Công ty ở MiÒn Bắc Việt Nam Một số dịch vụ chi nhánh cung cấp chính: - Đại lý và môi giíi tàu biÓn, giao nhận và vận chuyển hàng hoá nội địa - Trực tiÕp khai thác đội xe container, tầu, sà lan hoạt động tại khu vực - Đại lý hàng hải, đại lý giao nhận, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải có liên quan - TiÕp thị và tìm kiÕm các cơ hội kinh doanh, dịch vụ - Thực hiện các nhiệm vụ công ty giao II- Quy trình khai thác vận tải container néi địa Bắc-Nam Sơ đồ 2: Quy trình chung TiÕp nhËn lÞch tµu cña c¸c h·ng tµu NhËn danh s¸ch hµng, hå s¬, BCT hµng nhËp tõ phßng KTC Lªn kÕ ho¹ch lµm tµu Quy tr×nh lµm hµng nhËp Quy tr×nh lµm hµng xuÊt (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) Các hãng tàu thông báo kế hoạch chạy tàu cho chi nhánh theo từng tuần hoặc tháng, dựa vào lịch tàu đó giám đốc chi nhánh và phó giám đốc chi nhánh có trách nhiệm cân đối và đặt chỗ cho mỗi chuyến tàu. 1. Quy trình làm hàng xuất Lịch tàu của SMC sẽ được thông báo cho khách hàng vào mỗi đầu tuần. Sau khi yêu cầu làm hàng đó được chấp nhận, dựa vào kế hoạch trả hàng và xem xét vỏ container xin hãng tàu cấp lệnh đóng kết hợp (nếu là vỏ của hãng tàu) nhân viên điÒu xe sẽ điÒu xe đến đóng hàng. Trường hợp không đủ xe kết hợp thì chi nhánh Hải Phòng và Hà Nội phèi hợp xin lệnh lấy vỏ lên đóng và mang hàng về hạ bãi. Đối víi việc xếp tàu, CNHN làm danh sách xuất đối víi Bisco, Vinafco còn CNHP làm danh sách xuất đối víi Văn Lang, GMD trên cơ sở phối hợp. Sau khi hàng được xếp lên tàu, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn thông báo hàng đi cho SMC, nhân viên kinh doanh khi nhận được vận đơn sẽ phải tiÕn hành kiÓm tra và đối chiÕu víi danh sách hàng xuất sau đó thông báo lại cho khách hàng. Sau khi đã giao hàng xong và thu được biên bản giao nhận có ký xác nhận nhận hàng của khách hàng, tùy vào yêu cầu thanh toán của khách hàng, nhân viên làm hàng xuất có trách nhiệm lên bảng kê, tiÕn hành đối chiÕu víi khách hàng, sau đó chuyển tài vô ra hóa đơn thu tiÒn. Sơ đồ 3: Quy trình xuất Th«ng b¸o lÞch tµu cho kh¸ch hµng TiÕp nhËn yªu cÇu kh¸ch hµng Kh«ng Xem xÐt yªu cÇu cã §ãng hµng t¹i kho kh¸ch hµng §ãng hµng t¹i b·i c¶ng CNHP lµm thñ tôc nhËn & ®ãng hµng t¹i b·i Lªn KH§H t¹i kho vµ ®ãng hµng (lÊy vá hay kÕt hîp) §­a hµng vÒ c¶ng Lªn danh s¸ch c¸c container cã hµng t¹i b·i (tån b·i) Lªn danh s¸ch xuÊt göi hµng tµu xÕp tµu KÕt thóc hå s¬ XÕp theo danh s¸ch xuèng tµu NhËn B/L, lªn danh s¸ch hµng thùc xuÊt göi HN, lËp vµ göi BCT vµo KTC Th«ng b¸o kh¸ch hµng Göi danh s¸ch xuÊt chÝnh x¸c vµo KTC Theo dâi viÖc giao hµng, thu BBGN ®ã ký x¸c nhËn (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) 2. Quy trình làm hàng nhập Sơ đồ 4: Quy trình nhập Liªn l¹c h·ng tµu, nhËn D/O ra phiÕu giao nhËn, th«ng b¸o kÕ ho¹ch giao hµng cho kh¸ch hµng Giao hµng t¹i b·i c¶ng Giao hµng t¹i kho kh¸ch hµng §æi D/O lÊy phiÕu giao nhËn container c¶u c¶ng cña c¶ng Giao D/O, phiÕu giao nhËn cho kh¸ch hµng Giao hµng& BCT ®i kÓm t¹i kho kh¸ch hµng §æi D/O lÊy phiÕu giao nhËn container cña c¶ng Giao hµng& BCT ®i kÓm t¹i kho hµng Thu thËp chøng tõ, thanh to¸n c­íc Theo dâi kh¸ch hµng tr¶ rçng KÕt thóc Thu c­íc t¹i ®Çu phÝa B¾c Thu c­íc t¹i ®Çu phÝa Nam LËp b¶ng kª chuyÓn tµi vô ra H§ thu tiÒn LËp BCT, BBGN vµo KTC KÕt thóc l­u hå s¬ KÕt thóc l­u hå s¬ (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) Sau khi có thông báo từ phòng Khai thác container, nhân viên hàng nhập sẽ căn cứ trên những chỉ định giao hàng: + NÕu là hàng giao tại kho sẽ tiÕn hành làm các thủ tục để lấy container ra khái cảng, sau đó liên hệ với khách hàng để biÕt được thời gian thích hợp bố trí phương tiện giao hàng tại kho khách hàng. Mục đích điÒu xe : xe trả hàng nhập, đóng kết hợp hàng xuất, lấy xe của SMC trước còn lại nếu thiÕu, Hà Nội và Hải Phòng phối hợp gọi các xe còn lại. Trên cơ sở kế hoạch trả hàng Hà Nội, Hải Phòng (nếu có) sẽ phối hợp đóng hàng kết hợp để tiÕt kiệm hết mức chi phí vận tải bé. + Nếu là hàng hóa giao tại bãi, nhân viên hàng nhập Hải Phòng sẽ thông báo cho khách hàng lên lấy lệnh giao hàng, sau đó làm các thủ tục giao hàng như hãng tàu bao gồm phát lệnh giao hàng và các chứng từ liên quan (nếu có), yêu cầu khách hàng làm giÊy mượn container, cược container để khách hàng tự làm các thủ tục lấy hàng ra khái cảng. III- Tình hình khai thác container của SMC MiÒn Bắc 1. Tình hình khai thác container: Trải qua hơn 5 năm kể từ ngày thành lập đến nay mặc dù có rất nhiÒu khó khăn nhưng chi nhánh MiÒn Bắc đã hoạt động khá hiệu quả, dặc biệt là trong hoạt động khai thác container. ĐiÒu này được thể hiện ở bảng lợi nhuận trước thuế dưới đây: Bảng 2: Lợi nhuận trước thuÕ (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Vận tải container Tổng cộng các dịch vụ Nhập Xuất Tổng 2003 0,44 0,73 1,17 1,56 2004 0,72 1,53 2,26 3,07 2005 0,35 0,73 1,08 1,80 2006 0,46 0,95 1,42 2,32 2007 0,55 1,11 1,65 2,40 2008(Q.I) 0,16 0,41 0,56 0,78 (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) Từ bảng trên ta có biÓu đồ về tỷ trọng dịch vụ vận tải (DVVT) container so víi lợi nhuận của chi nhánh qua các năm: BiÓu đồ 1: Tỷ trọng của DVVT container trong tổng lợi nhuận SMCMB (Đơn vị: %) (Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2) Trong đó: Lợi nhuận từ dịch vụ vận tải container %Dịch vụ vận tải container = *100% Tổng lợi nhuận của SMCMB Nhìn vào biÓu đồ 1, ta có thể thấy rằng kể từ ngày thành lập đến nay, lợi nhuận từ dịch vụ vận tải container luôn chiÕm tỷ trọng rất lớn trong tổng lợi nhuận của chi nhánh (thường >60%). Từ đây ta có thể nhận thấy rằng dịch vụ vận tải container là dịch vụ chủ yếu của SMCMB. Tuy nhiên, tỷ trọng của dịch vụ vận tải container năm 2005 giảm đột ngột xuống 60.01% (so víi năm 2004 là 73.49%). Các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của dịch vụ Vận tải container Bắc Nam trong năm 2005: - Sự kiện tàu Mỹ Đình (tàu của Công ty Biển Đông, trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, trọng tải 7.276 tấn) có chở container của Hàng hải Sài Gòn bị chìm sau sự cố va phải đá ngầm trên đường từ Hải Phòng ra Quảng Ninh cuối tháng 12 năm 2004, đã làm tổn thất hàng hóa của phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ Vận tải container Bắc Nam của Hàng hải Sài Gòn, dẫn đến việc tồn đọng một số cước vận chuyển không thu được từ khách hàng và đồng thời Công ty cũng ngừng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng này. Đây là rủi ro bất khả kháng trong hoạt động của Công ty. - Việc lập chi nhánh Hải Phòng nhằm nâng cấp để chi nhánh phía Bắc có thể làm đại lý tàu và không phải chỉ định đại lý phô, tuy nhiên do mới thành lập nên giữa chi nhánh Hà Nội và Hải Phòng phát sinh một số vướng mắc trong việc điều hành quản lý, dẫn đến sự thiếu hiệu quả, mất cân đối trong hoạt động kinh doanh tại phía Bắc. - Tháng 4/2004 Chính Phủ ra NĐ15/CP về hạn chế xe chở quá khổ, quá tải làm giảm công suất làm việc của đội xe. Nhưng sau 4 năm ổn định dần dần thì đến đầu năm 2008 này, tỷ trọng của dịch vụ vận tải container đã đạt được mức 71.81%. Dựa vào bảng 2 ta có biÓu đồ về lợi nhuận của SMCMB qua các năm BiÓu đồ 2: Lợi nhuận của SMCMB qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) (Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2) Nhìn vào biÓu đồ 2 ta thấy rằng lợi nhuận của SMCMB năm 2005 giảm đột ngột xuống còn 1,80 tỷ đồng (từ 3,07 tỷ đồng năm 2004). Nguyên nhân của việc giảm đột ngột này là do dịch vụ Vận tải container Bắc Nam (dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng doanh thu của SMCMB) bị giảm gần 24% so với năm 2004. Năm 2006, 2007 tình hình hoạt động của chi nhánh đi vào ổn định trở lại (2,32 năm 2006 và 2,40 năm 2007). Tuy nhiên do chi nhánh Hải Phòng tách riêng hoạt động với chi nhánh Hà Nội nên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 không được tốt như năm 2004 nữa. Xem bảng 2 ta cũng thấy rằng trong dịch vụ vận tải container thì lợi nhuận thu từ dịch vụ xuất luôn gấp trên hai lần lợi nhuận từ dịch vụ nhập. Bởi vì những mặt hàng chủ lực của chi nhánh là nông sản và khoáng sản, vốn mang lại nhiÒu lợi nhuận, thì chủ yếu là xuất Bắc -Nam. ĐiÒu này cũng được thể hiện rõ nét trong biÓu đồ dưới đây: BiÓu đồ 3: Lợi nhuận từ dịch vụ xuất- nhập (Đơn vị: Triệu đồng) (Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2) Hiện nay, SMC khai thác rất nhiÒu mặt hàng nhập Nam - Bắc như cám Phú Lợi, cám Việt Phương, sơn Joton, sáp Tân Long Viên, đậu và các mặt hàng xuất Bắc - Nam nh­ đậu, than, gạch Hải Dương, nước khoáng, giÊy, bột đá, bao bì, gang, hóa chất, bánh kẹo...Trong đó nông sản và khoáng sản là những mặt hàng vận chuyển chủ lực của chi nhánh và thu được hiệu quả kinh tế rất cao. Năm 2005 - một năm khó khăn của chi nhánh, tỷ lệ hàng nông sản và hàng khoáng sản chỉ chiÕm 51%. Sau đó, SMC MiÒn Bắc có chiÕn lược là: hạn chế nhận hàng có lợi nhuận thấp, không thường xuyên, rủi ro để tập trung phục vụ khách hàng truyền thống, tổ chức nhận các dịch vụ khác nh­ vận chuyển đường bộ, làm forwarder xuất nhập khẩu. Và tỷ lệ hàng nông sản và khoáng sản sau đó đã tăng rất nhiÒu: 60% (năm 2006) và 66% (năm 2007). Xem qua biÓu đồ dưới đây ta cũng thấy rằng trong 2 mặt hàng chủ đạo là nông sản và khoáng sản thì nông sản là thường chiÕm tỷ lệ cao hơn. BiÓu đồ 4: Cơ cấu mặt hàng qua các năm (Đơn vị:%) (Nguồn: Tổng hợp từ www.saigonmaritime.vn) Về cơ cấu thị trường: SMCMB đã triÓn khai dịch vụ tới rất nhiÒu tỉnh thành trong nước. Tuy nhiên, hiện nay nãi tíi thị trường chủ yếu của chi nhánh này thì chỉ có TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hà Nội. Ba thị trường này thường chiÕm trên 80% thu nhập của SMCMB, trong đó chỉ riêng thị trường Tp.Hồ Chí Minh thường chiÕm trên 40%. BiÓu đồ 5: Cơ cấu thị trường của SMCMB năm 2007 (Đơn vị: %) (Nguồn : www.saigonmaritime.vn) 2. Những kết quả đạt được Sau những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã dần xây dựng được thương hiệu của mình trong lĩnh vực khai thác dịch vụ vận chuyển container và thu được một số kết quả khả quan: Thứ nhất, hoạt động SXKD của chi nhánh nãi chung và của dịch vụ vận tải container nãi riêng ngày càng hiệu quả. Sau những khó khăn chi nhánh mắc phải do những quy định của Nhà nước cũng như do việc tách chi nhánh năm 2004 và 2005 thì hoạt động SXKD của chi nhánh đã ổn định trở lại và ngày càng phát triÓn ( Lợi nhuận trước thuế: 1,80 tỷ (2005), 2,32 tỷ (2006), 2,40 tỷ (2007)). Chi nhánh luôn cố gắng phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Hải Phòng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vẫn phải book (đặt chỗ lưu khoang) nhưng việc khai thác container hàng có hiệu quả kinh tế hơn, không chạy theo sản lượng như trước. Lợi nhuận thu được từ hoạt động khai thác dịch vụ vận tải container không ngừng tăng qua các năm và trung bình đóng góp trên 60% vào tổng lợi nhuận của chi nhánh. Phòng khai thác container luôn cố gắng tìm kiÕm đơn hàng, khách hàng và các biện pháp thích hợp để nâng cao năng lực khai thác container và thực hiện được các mục tiêu mà Công ty đề ra. Có thể nói rằng sự phát triÓn mạnh mẽ như hiện nay của chi nhánh có phần đóng góp rất lớn của hoạt động khai thác dịch vụ vận tải container. Thứ hai, xây dựng mạng lưới bạn hàng rộng khắp trong cả nước. Trong vòng 5 năm hoạt động mà chi nhánh đã xây dùng cho mình một mạng lưới bạn hàng rộng khắp trong cả nước từ Bắc tới Nam. Mục tiêu của chi nhánh là đẩy mạnh và nâng cao quá trình thực hiện việc tổ chức, tiÕp nhận tự làm handling và giao nhận container hàng nội địa Bắc Nam. Thế nên mạng lưới bạn hàng rộng khắp là vô cùng quan trọng. Vì vậy mục tiêu của chi nhánh trong tương lai là phải mở rộng thị trường khai thác hơn nữa, nhưng trước mắt thì vẫn tập trung vào các tỉnh thành lớn và quen thuộc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… Thứ ba, công tác tổ chức cán bộ tốt. Mục tiêu của Hàng hải Sài Gòn trong quản lý nguồn nhân lực là: đảm bảo cho mọi cán bộ công nhân viên của mình được đào tạo và huấn luyện tốt nhất để cho họ có đủ năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, ứng xử văn hóa, hoàn thành những nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách có hiệu quả. Trong qui trình quản trị nhân sự, Công ty có những chính sách nhất định xuyên suốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến lương thưởng, trợ cấp. Hàng năm Công ty tuyển dụng và đào tạo tại chỗ cho lao động mới tuyển dụng trên 30 lượt lao động, tổng chi phí gần 150 triệu/năm. Bên cạnh đó, mỗi năm Công ty cử trên 20 lượt lao động đi đào tạo các khóa nâng cao nghiệp vụ chuyên môn với kinh phí khoảng 150 triệu/năm. Trong đó, chú trọng đào tạo ngoại ngữ nâng cao cho cán bộ công nhân viên thuộc các bộ phận có trình độ ngoại ngữ bắt buộc (Phòng Đại lý tàu, Đại lý giao nhận), và các khóa học nghiệp vụ về hàng hải, hải quan, kế toán, thuế, pháp luật, ISO. Ngoài hình thức trên hàng năm Công ty còn trích từ quỹ phúc lợi khen thưởng cho 15-20% lao động xuất sắc đi tham quan du lịch kết hợp học hỏi, với số tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng mỗi năm . Hơn nữa, Công ty còn có chính sách khen thưởng xứng đáng đối với cá nhân có công lao đóng góp, có sáng kiến giải pháp về kinh tế, kỹ thuật; đồng thời có biện pháp xử phạt, kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến Công ty. IV- Hạn chế và nguyên nhân Thực tế phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, bên cạnh những kết quả hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển container, chi nhánh còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết và khắc phục. Thứ nhất, khó khăn về vốn và vấn đề vay vốn. Vốn luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các công ty ở Việt Nam. Mặc dù chỉ là một chi nhánh, tức là vốn bỏ ra để hoạt động sản xuất kinh doanh không cần đầu tư nhiÒu như ở Tổng công ty nhưng chi nhánh cũng rất cần vốn để đầu tư cho xe container cũng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng…Tuy nhiên, vay vốn đầu tư không phải dễ. Vài năm trước, khi mà số Ngân hàng ở Việt Nam còn Ýt, mà chủ yếu là các Ngân hàng Nhà nước, còn các doanh nghiệp cần vay vốn rất nhiÒu thì việc vay vốn rất khó khăn và thủ tục vay vốn rườm rà. Hiện nay, víi sù kiện Việt Nam gia nhập WTO, các Ngân Hàng đã, đang và sẽ thi nhau ra đời cùng với việc các Ngân hàng Nhà nước tiÕn hành cổ phần hóa, sẽ gióp cho các doanh nghiệp có nhiÒu cơ hội vay vốn hơn và thủ tục vay vốn cũng bớt rườm rà hơn. Tuy nhiên những vấn đề khó khăn về vốn và vay vốn của các doanh nghiệp không phải là không còn. Thứ hai, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong xu thế mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giíi, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiÒu và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp trong nước không phải chỉ cạnh tranh víi nhau mà còn phải cạnh tranh víi các công ty nước ngoài. Không những thế, khi mà các công ty xuyên quốc gia (TNCs), công ty đa quốc gia (MNCs) xuất hiện ngày càng nhiÒu và càng lớn mạnh thì sức Ðp cạnh tranh ngày càng lớn. Đèi víi ngành vận tải container, mét trong những ngành đang đang rất phát triÓn ở Việt Nam và tỏ ra mang lại hiệu quả kinh tế cao thì sẽ có rất nhiÒu doanh nghiệp gia nhập ngành. Do đó, chi nhánh MiÒn Bắc không chỉ chịu sức Ðp từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn phải chịu sức Ðp rất lớn từ phía các đối thủ cạnh tranh tiÒm tàng. Thứ ba, míi tập trung vào các thị trường tiÒm năng. Hiện tại quy mô chi nhánh cũng còn nhỏ, số lượng nhân viên không nhiÒu nên khi tập trung vào một vài khách hàng tiÒm năng thì sẽ khó mở rộng thị trường. Trong môi trường áp lực cạnh tranh ngày càng cao và tiềm Èn nhiều rủi ro thì các doanh nghiệp có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề, thị trường…Vì vậy để giảm thiểu rủi ro thì chi nhánh cần phải nhanh chóng mở rộng thị trường. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực khai thác container của chi nhánh MiÒn Bắc I- Phương hướng hoạt động của SMCMB "Chi nhánh MiÒn Bắc hướng tới mục tiêu phát triÓn lâu dài, bền vững, luôn luôn đổi míi, luôn sáng tạo, để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận tải đa phương thức trong khu vực, vững vàng trong tiÕn trình hội nhập & toàn cầu hóa thương mại. Chi nhánh MiÒn Bắc cam kết luôn phấn đấu thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng với mức giá cả hợp lý. Chi nhánh MiÒn Bắc luôn xem xét, cải tiÕn để hoàn thiện quy trình phục vụ, thực hiện quản lý chất lượng một cách hoàn hảo nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Chi nhánh MiÒn Bắc đảm bảo cho mọi cán bộ nhân viên được đào tạo, huấn luyện tốt nhất để họ có năng lực, trình độ chuyên môn & nghiệp vô giái, ứng xử văn hóa, hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao hiệu quả, trong một tập thể đoàn kết, hòa hợp, vì lợi Ých lâu dài của Công ty, khách hàng cũng như của mọi thành viên" (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) II- Giải pháp nhằm nâng cao năng lực khai thác dịch vụ vận tải container Bắc - Nam của SMCMB 1.Giải pháp về phía doanh nghiệp 1.1. Nâng cao nghiệp vụ vận tải cho đội ngũ cán bộ nhân viên Trong thêi đại ngày nay khoa học- kỹ thuật phát triÓn từng ngày, từng giê, việc cập nhật các kiÕn thức chuyên môn đối víi một nhân viên là cực kỳ cần thiÕt. Do vậy trong thêi gian tíi Công ty cần có chính sách cử cán bộ đi đào tạo nâng cao, đào tạo lại, tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ để trang bị thêm kiÕn thức về vận tải cho cán bộ của chi nhánh, đặc biệt là các kiÕn thức về nghiệp vô hanhdling và giao nhận. Việc tham gia các lớp, các khóa đào tạo sẽ giúp đội ngũ cán bộ của chi nhánh nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Song để tổ chức các khóa đào tạo nh­ vậy cần phải đầu tư một lượng vốn khá lớn. Vì vậy, với quy mô của mình Công ty nên tổ chức đào tạo dưới hình thức cho cán bộ vừa học vừa làm, học trên cả lý luận và thực tiÔn, kết hợp một cách hài hòa việc học và kinh doanh. Nhân tè con người được coi là chìa khóa của sự thành công. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người có thể xem nh­ đó thành công một phần trong kinh doanh. Chính vì vậy, Công ty nên quan tâm hơn nữa đến vấn đề nâng cao trình độ của nhân viên. 1.2. Xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý. Mét trong những yếu tố mà Công ty cần quan tâm đến đó là việc tuyển dụng. Đây là một khâu rất cần thiÕt mà bất kỳ một công ty nào cũng cần phải quan tâm, nhất là đối víi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đa phương thức. Bởi vì có thể nói rằng con người là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối víi sự phát triÓn của Công ty. Hiện nay, các cán bộ có kinh nghiệm và nghiệp vô giái về vận tải bằng container không nhiÒu, vì vận tải bằng container xuất hiện và phát triÓn ở nước ta chưa được lâu. Do vậy, việc đưa ra những chế độ lương, thưởng… phù hợp để giữ chân nhân viên giái và thuê được những nhân viên míi có nghiệp vô giái là rất cần thiÕt. 1.3. Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất vận tải. Hiện nay, Công ty có 18 xe đầu kéo container, đây là một con số không nhiÒu, không Ýt nhưng với tốc độ phát triÓn của Công ty và của vận tải container ở nước ta thì việc mua thêm các xe container là rất cần thiÕt. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì có rất nhiÒu các công ty nước ngoài vào đầu tư. Những công ty này hầu nh­ là những công ty lớn, có thương hiệu trên thế giíi, có cơ sở vật chất hiện đại cùng với kinh nghiệm lâu năm. Do vậy, để mở rộng thị trường cũng nh­ nâng cao sức cạnh tranh thì Công ty cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa cơ sở vận tải của mình. 1.4. Cắt giảm chi phí Chi phí của doanh nghiệp bao gồm rất nhiÒu chi phi: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác…Như ta đã biÕt : Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí. Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng và chi phí giảm. Vì vậy để nâng cao hiệu quả SXKD, ngoài việc đẩy mạnh doanh thu doanh nghiệp còn phải cắt giảm chi phí ở mức tối đa. Trong các loại chi phí nói trên chi phí quản lý doanh nghiệp thường chiếm nhiều nhất trong chi phí doanh nghiệp. Công ty nên có kế hoạch để cắt giảm những chi phí không cần thiÕt một cách hợp lý nhất. 1..5. Nâng cao hiệu quả xếp dỡ, vận tải Nh­ ta biÕt thêi gian khai thác công cụ vận tải bao gồm 2 phần: + Thêi gian công cụ vận tải chạy trên đường + Thêi gian công cụ vận tải đỗ tại các điÓm vận tải (ga, cảng…) để tiÕn hành xếp dỡ và các nghiệp vụ khác. Tỷ lệ phần thời gian nãi trên phụ thuộc vào từng phương thức vận tải và phương pháp khai thác công cụ vận tải. Thêi gian này càng ngắn chứng tỏ hoạt động càng hiệu quả. Về phương thức vận tải, có thể nói rằng Công ty đang sử dụng phương thức vận tải hiện đại nhất và hiệu quả nhất, đó là container. Chính sự phát triÓn mạnh mẽ của vận tải container trên toàn thế giíi còng nh­ ở Việt Nam đã chứng minh tính ưu việt của nó. Còn về phương pháp khai thác công cụ vận tải thì có thể nói rằng nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, công ty cần nâng cao hiệu quả xếp dỡ. ĐiÒu này có nghĩa là tiÕn hành quá trình xếp dỡ, vận tải nhanh hơn, giảm thêi gian hàng nằm chờ xếp dỡ, kết hợp các phương tiẹn vận tải một cách linh động. 2. Những kiÕn nghị đối víi Nhà Nước 2.1. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý container Những quy định về container hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều bất cập và gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Theo quyết định số 2074/2003/QĐ- BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, khối hàng được vận chuyển bằng ôtô chiều cao không quá 4,2m. Với quyết định này, một số lượng không nhỏ các container loại HC 40 feet sẽ không được phép lưu hành trên hệ thống đường bộ VN. Theo ông Phạm Trọng Thịnh -Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng, loại container HC 40 được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế có chiều cao từ 2,8 - 2,9m còn chiều cao xe tải mooc từ đất lên tới mặt sàn khoảng 1,4-1,5m, như vậy cộng lại mỗi xe tối thiểu cũng vào khoảng 4,3m. Nh­ thế đương nhiên sẽ bị gạt ra khỏi diện được phép lưu thông trên đường. Những đầu kéo container cao này, nếu muốn lưu hành thì phải xin được “Giấy phép lưu hành đặc biệt vận tải quá khổ quá tải” - một điều gần nhưng không thể thực hiện được với đa số doanh nghiệp. Nh­ vậy, theo quy định này, những container sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, các xe moóc sản xuất theo tiêu chuẩn ASEAN sẽ không thể phù hợp với quy chuẩn của VN. Không những thế, Bộ Giao thông Vận tải còn đưa ra các quy định khống chế tổng trọng tải (cả xe, hàng chở, vỏ container) cho contianer loại 40 feet không vượt quá 30 tấn, xe 20 feet không vượt quá 27 tấn, khiến lượng hàng thực chở trên từng loại xe không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế của từng loại container, đẩy giá thành vận tải container tăng vọt. Hậu quả của những quy định này là: nhiều đơn hàng vận chuyển đồng bộ đóng sẵn trong mét container, nếu tách rời ra hai container cho bảo đảm tải trọng xe theo quy định sẽ đẩy giá vận tải tăng gấp đôi. Đó là chưa kể có những loại hàng xếp trong container nếu xếp không đủ tải sẽ gây nguy hiểm như mặt hàng kính nổi. Nhiều container hàng nhập kiểm hóa tại chân công trình, không nhà vận tải nào dám đơn phương phá niêm phong kẹp chì Hải quan ra để san tải. Tính ưu việt của phương thức vận tải container là nguyên vẹn, an toàn đến tận chân công trình được cả thế giới ghi nhận áp dụng lại đang có nguy cơ bị phá vỡ bởi yêu cầu hạ tải, san tải... Hàng loạt mặt hàng đang là thế mạnh của Việt Nam như đồ gốm sứ Bát Tràng, đá xẻ Thanh Hóa, lạc nhân... sẽ gặp khó khăn rất lớn, bởi giá thành vận tải sẽ tăng vọt, sẽ không phù hợp thông lệ vận tải quốc tế... nếu phải đóng hàng bảo đảm tải trọng xe như hiện nay... Bên cạnh đó, Nghị định 15/CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 4/4/2003, quy định xử phạt từ 1-2 triệu đồng đối với các rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc lưu hành mà không đăng ký. Cục đăng kiểm Việt Nam có văn bản quy định việc kiểm định rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc giống như kiểm định ô tô thông thường; rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc phải có hồ sơ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và kể từ 1/1/2004 sẽ từ chối kiểm định các rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc chưa có biển số... Trong khi đó, rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc trước đây không quy định phải đăng ký cấp biển số riêng nên nhiều DN hiện không còn lưu đầy đủ hồ sơ để kiểm định, đăng ký. Nh­ vậy, việc đăng ký hầu nh­ nằm ngoài tầm tay của các doanh nghiệp. Tại cảng quốc tế ở các nước, hàng container chạy trước, thủ tục chạy theo sau nên tốc độ giải phóng hàng nhanh chóng mặt. Còn các cảng ở Việt Nam ngày này, mọi điều lại đang ngược lại... Vì thế cần phải cải cách hành chính thật mạnh nhưng phải hợp lý, trong đó cũng cần chú trọng đến cải cách công tác quản lý các hoạt động vận tải container, các quy định liên quan trực tiÕp và gián tiÕp đến hoạt động này, từng bước bãi bỏ các thủ tục rườm rà, để tiÕt kiệm thêi gian, tiÒn của, công sức cho các doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế.. 2.2. Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cầu cảng, kho bãi . Vận tải container là một xu thế phát triÓn trên toàn thế giíi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế này. Tuy nhiên có thể nói rằng sự phát triÓn của vận tải container ở Việt Nam vẫn còn mang tính bột phát. ĐÓ phát triÓn vận tải container cần phải có một hành lang pháp lý thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế. Không những vậy còn cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan phù hợp nh­: hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống cầu cảng, kho bãi…… Trong khi đó, hiện nay cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta còn rất nhiÒu khiÕm khuyết, mặc dù hàng năm nước ta đầu tư rất nhiÒu vào việc nâng cấp các tuyến đường giao thông nhưng hệ thống giao thông của nước ta vẫn chưa hoàn thiện. Có nhiÒu tuyến đường mới được đưa vào hoạt động đã bị sụp đất, lở đường... ĐiÒu này đã ảnh hưởng rất nhiÒu tíi khả năng vận tải của các doanh nghiệp nãi chung và nhất là các doanh nghiệp vận tải container nãi riêng. Xe container là những xe có trọng tải lín, khả năng vận chuyển cao do đó các tuyến đường xe chạy phải là những tuyến đường đạt tiêu chuẩn. Tương tự nh­ vậy thì hệ thống kho bãi cầu cảng cũng phải rộng rãi, hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn quèc tế để đáp ứng sự phát triÓn của vận tải container Do vậy, nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cấp các tuyến đường giao thông, cầu cảng, kho bãi để tạo điÒu kiện cho các công ty vận tải. 2.3. Hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp vận tải. Hiện nay có một thực tế là có rát nhiÒu doanh nghiệp vận tải bị thiÕu vốn để đầu tư vào các phương tiện vận tải…trong khi các ngân hàng lại xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được các đòi hái khắt khe về tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn...của ngân hàng nên rất khó tiÕp cận được với nguồn vốn này. Trong thêi gian tíi, nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. kết LUậN Container ra đời đã làm thay đổi nhiÒu lĩnh vực trong vận chuyển hàng hóa và nó đã và đang dành vị trí quan trọng trong hệ thống vận tải phục vụ nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế. Mục tiêu hoàn thiện quy trình khai thác container của Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, gióp doanh nghiệp ngày càng vững vàng hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn được đánh giá là một trong những Công ty kinh doanh hiệu quả nhất trong ngành dịch vụ vận tải container ở nước ta hiện nay. Công ty luôn nỗ lực phát huy mọi khả năng, nguồn lực để ngày càng hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoàn thiện quy trình khai thác container. Sau khi thực tập tại Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn chi nhánh MiÒn Bắc, tìm hiÓu về tình hình khai thác vận tảI container của chi nhánh, em đã viÕt báo cáo này nhằm đưa ra giải pháp nâng cao năng lực khai thác dịchvụ vận tải container Bắc - Nam của chi nhánh. Do hiÓu biÕt còn hạn chế nên thu hoạch thực tập của em không thể tránh khỏi thiÕu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, đánh giá từ phía thầy cô và Quý Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (2005), Vận tải và giao nhận- Trường ĐH Ngoại Thương, nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị, Trang 218, 219, Hà Nội. 2. Báo cáo kết quả SXKD hàng năm của SMC (2003-2008) (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) 3. www.vnexpress.com.vn 4. www.saigonmaritime.vn www.vietnamnet.vn www.vietbao.vn www.dddn.com.vn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI SÀI GÒN (SMC) 2 I. Lịch sử hình thành 2 II. Ngành nghề kinh doanh 2 III. Cơ cấu tổ chức 4 IV. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CONTAINER CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC 12 I. Giới thiệu chung về chi nhánh Miền Bắc 12 II. Quy trình khai thác vận tải container nội địa Bắc – Nam 12 1. Quy trình làm hàng xuất 13 2. Quy trình làm hàng nhập 15 III. Tình hình khai thác container của SMC Miền Bắc 16 1. Tình hình khai thác container 16 2. Những kết quả đạt được 21 IV. Hạn chế và nguyên nhân 23 CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KHAI THÁC CONTAINER CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC 25 I. Phương hướng hoạt động của SMCMB 25 II. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực khai thác dịch vụ vận tải container Bắc – Nam của SMCMB 25 1. Giải pháp về phía doanh nghiệp 25 1.1. Nâng cao nghiệp vụ vận tải cho đội ngũ cán bộ nhân viên 25 1.2. Xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý 26 1.3. Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất vận tải 26 1.4. Cắt giảm chi phí 27 1.5. Nâng cao hiệu quả xếp dỡ, vận tải 27 2. Những kiến nghị đối với Nhà Nước 28 2.1. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý container 28 2.2. Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cầu cảng, kho bãi 29 2.3. Hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp vận tải 30 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26.doc
Tài liệu liên quan