WWF - Việt Nam - Chiến lược 2015 - 2020

WWF-Việt Nam được đánh giá là một trong các tổ chức đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn tại Việt Nam, đóng góp các giải pháp và hỗ trợ chính phủ và các đối tác liên quan để đáp ứng các thách thức phát triển của đất nước. Dấu chân sinh thái của Việt Nam nằm trong khả năng duy trì của đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và các dịch vụ mà các hệ sinh thái này mang lại, đóng góp vào việc xây dựng một tương lai bền vững. Sự liên kết sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực sinh thái ưu tiên tại Việt Nam sẽ được duy trì, phục hồi đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn sự liên kết sinh thái của Vùng sông Mekong mở rộng.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu WWF - Việt Nam - Chiến lược 2015 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
zV ư ờ n Q uố c gi a C át T iê n © K ay le ig h G hi ot / W W F 2015 VN WWF-VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC 2015 – 2020CHIẾN LƯỢC GIỚI THIỆU Có khoảng 16% số loài động thực vật được biết trên thế giới phân bố ở Việt Nam, cùng với những cảnh quan sinh thái đa dạng, bao gồm các dãy núi hùng vĩ, các khu rừng nhiệt đới, các vùng đất ngập nước, vùng biển rộng lớn với bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Các khu vực ưu tiên bảo tồn của WWF-Việt Nam nằm trong 200 vùng sinh thái cần được ưu tiên bảo tồn trên toàn cầu theo đánh giá của WWF. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều loài sinh vật của khu vực đang đứng bên bờ tuyệt chủng và cần các giải pháp can thiệp khẩn cấp. Những nguyên nhân chính bao gồm: sinh cảnh bị thu hẹp và suy thoái, phát triển cơ sở hạ tầng chưa dựa trên việc đánh giá đầy đủ các tác động môi trường và xã hội, tác động biến đổi khí hậu, sản xuất không bền vững, săn bắn trái phép, v.v... Chính vì lẽ đó, các giải pháp toàn diện nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, từ nâng cao nhận thức bảo tồn đến việc xây dựng hoàn thiện chính sách và sự phối hợp giữa các ban, ngành và các cấp là hết sức cần thiết. Tại Việt Nam, WWF sẽ tập trung vào các khu vực ưu tiên bao gồm khu vực dãy Trường Sơn, nổi tiếng về hệ động thực vật vô cùng phong phú và số lượng các loài động vật nguy cấp và đặc hữu của Việt Nam; và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vùng châu thổ rộng lớn, và màu mỡ nhất của châu Á và thế giới. Hai vùng sinh cảnh ưu tiên này đều mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế đối với quốc gia, trong khi đó hàng chục triệu người trong khu vực cũng đang hưởng lợi từ các hệ sinh thái tự nhiên và các dịch vụ của chúng. Việt Nam nằm ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, nơi được đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tính đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái mang lại sinh kế cho hàng chục triệu người dân thuộc khu vực. WWF-Việt Nam, một thành viên của WWF-Greater Mekong, được thành lập với sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực và xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho con người nơi đây. WWF-VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG ĐỔI THAY CỦA zVIỆT NAM WWF là một trong các Tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế đầu tiên làm việc tại Việt Nam. Các nhà khoa học đầu tiên của WWF đặt chân đến Việt Nam và khu vực từ giữa những năm 1980. Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ đã có hơn 1000 loài động thực vật được phát hiện, đánh dấu một kỷ nguyên mới của những phát hiện quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang thay đổi và phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, trong đó gia tăng dân số và phát triển kinh tế đã tạo ra áp lực lớn lên đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên. TRÁI TIM CỦA ĐÔNG NAM Á Vùng châu thổ sông Mekong là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học bậc nhất trên Trái Đất, và là một trong những khu sinh thái quan trọng theo đánh giá của WWF. Để hoàn thành sứ mệnh của tổ chức, đó là: Ngăn chặn sự suy thoái của môi trường và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hòa hợp với thiên nhiên. WWF cần đổi mới trong cách tiếp cận để đảm bảo cùng Việt Nam vượt qua những thách thức và đóng góp vào mục tiêu bảo tồn toàn cầu. Đồng bằng sông Cửu Long © Kayleigh Ghiot / WWF WWF-VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC 2015 - 2020 Trong chiến lược mới, WWF-Việt Nam tập trung nỗ lực vào các cơ hội mang lại những tác động tích cực nhất cho bảo tồn. Mặc dù với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, WWF nhận thấy vẫn cần cải thiện việc chia sẻ kiến thức và thúc đẩy các sáng kiến trong lĩnh vực bảo tồn. WWF-Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức dân sự xã hội, cộng đồng và các cá nhân. WWF sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng các chính sách về kiểm soát/ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã và thúc đẩy sản xuất bền vững đối với cả thị trường trong nước và quốc tế. WWF sẽ vận động các cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam hỗ trợ, đẩy mạnh và áp dụng mọi sáng kiến, cùng nhau tạo dựng tương lai nơi con người chung sống hài hòa với thiên nhiên. WWF, trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các Tổ chức Xã hội Dân sự. MỤC TIÊU CỦA WWF-VIỆT NAM NĂM 2020 Mục tiêu của WWF cho đến năm 2020 là “bảo tồn hiệu quả, quản lý bền vững tài nguyên và tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu với với biến đổi khí hậu tại các khu vực ưu tiên của WWF tại Việt Nam”, đồng thời mở rộng phạm vi tác động ra các vùng khác đóng góp vào sinh kế bền vững của cộng đồng và kinh tế đất nước. WWF-VIỆT NAM MỤC TIÊU 2020 Chiến lược 1: Sử dụng vốn tự nhiên để làm nền tảng Tăng trưởng xanh Chiến lược 2: Bảo vệ các mục tiêu bảo tồn tại các khu vực ưu tiên • Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện khung chính sách và luật pháp đảm bảo lồng ghép các cân nhắc về vốn tự nhiên trong quy hoạch phát triển, • Hỗ trợ công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành thông qua cung cấp kiến thức và thông tin về vốn tự nhiên và dịch vụ hệ sinh thái, các nguyên tắc về Tăng trưởng xanh cho các tỉnh ưu tiên của WWF, • Hướng tới các công trình cơ sở hạ tầng bền vững (bao gồm thủy điện bền vững) và tác động tới các dòng đầu tư, • Xây dựng các mô hình tài chính bền vững cho phát triển sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học, • Triển khai các mô hình sinh kế thay thế, • Tăng cường quản lý nguồn nước và giải quyết những vấn đề trong quản lý nguồn nước tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. • Tăng cường quản lý các khu bảo tồn, • Bảo tồn loài, bao gồm các hoạt động hợp tác xuyên quốc gia với Lào và Campuchia, • Bảo vệ và phục hồi sinh cảnh, • Ngăn chặn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã. Rừng Trung Trường Sơn, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế © WWF-Việt Nam / Nguyễn Phương Ngân WWF cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động sinh kế bền vững, đảm bảo nguồn lương thực, nguồn nước, năng lượng, kinh tế và xã hội cho các cộng đồng sống trong và xung quanh các khu bảo tồn ở các khu vực ưu tiên, như là giải pháp để giảm sức ép đối với nguồn tài nguyên tự nhiên mà họ đang phụ thuộc vào. Tổ chức sẽ gia tăng các hoạt động hợp tác với các nước bạn Lào và Campuchia để bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học vùng liên biên giới. WWF sẽ tiếp tục bảo tồn các loài ưu tiên ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia như Tê giác, Voi, Sao la, Mang, Voọc, Sếu đầu đỏ, v.v. WWF cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ duy trì và phục hồi tính liên kết và khả năng phục hồi sinh thái, vốn tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái tại các khu vực ưu tiên tại Trung Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực đa dạng sinh học ở vùng biên giới Việt Nam và Campuchia. Sông Mekong, Campuchia © Gordon Congdon / WWF Việt Nam © Kayleigh Ghiot / WWF Vườn Quốc gia Tràm Chim © Kayleigh Ghiot / WWF Chiến lược 4: Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi trước những tác động của Biến đổi Khí hậu và Năng lượng Bền vững • Hỗ trợ các giải pháp thích ứng và giảm thiểu đối với các tác động của biến đổi khí hậu như: các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, các mô hình sản xuất thông minh đối với biến đổi khí hậu, REDD+ và các sáng kiến toàn cầu khác của WWF như “Giờ Trái Đất” và “Chương trình Giờ Trái Đất dành cho các Thành phố”, • Năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng (phát triển các bon thấp) trong đó tập trung tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và cộng đồng dân địa phương. Các giải pháp tài chính bền vững, vận động chính sách, giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức, tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, quản lý nước, cải thiện sinh kế và các vấn đề về giới được WWF coi là những chủ đề xuyên suốt trong quá trình thực hiện chiến lược. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG TRỌT VÀ SẢN XUẤT BỀN VỮNG Thay đổi phương pháp sản xuất, chế biến, tiêu thụ và thu chi các mặt hàng chủ lực (lúa gạo, thủy sản) và giảm những tác động xấu về môi trường và xã hội, đồng thời cải thiện tính bền vững của chúng. N uô i t rồ ng t ôm b ền v ữ ng , Đ ồn g bằ ng s ôn g Cử u Lo ng © K ay le ig h G hi ot /W W F Chiến lược 3:Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững • Thúc đẩy quá trình sản xuất bền vững của những mặt hàng chủ lực có thể gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại những khu vực ưu tiên bảo tồn và gây thiệt hại về sinh thái, • Tác động và thay đổi phương thức của các doanh nghiệp đang có nhiều ảnh hưởng tới các cảnh quan ưu tiên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, • Hướng các dòng vốn của các nhà đầu tư vào chuỗi cung ứng/ kinh doanh hàng hóa vào những giải pháp bền vững hơn, • Thay đổi hành vi tiêu dùng (tiêu dùng xanh) từ việc tìm nguồn nguyên liệu/ sản phẩm có trách nhiệm tới mua sắm xanh. WWF-VIỆT NAM TẦM NHÌN 2030 WWF-Việt Nam được đánh giá là một trong các tổ chức đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn tại Việt Nam, đóng góp các giải pháp và hỗ trợ chính phủ và các đối tác liên quan để đáp ứng các thách thức phát triển của đất nước. Dấu chân sinh thái của Việt Nam nằm trong khả năng duy trì của đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và các dịch vụ mà các hệ sinh thái này mang lại, đóng góp vào việc xây dựng một tương lai bền vững. Sự liên kết sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực sinh thái ưu tiên tại Việt Nam sẽ được duy trì, phục hồi đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn sự liên kết sinh thái của Vùng sông Mekong mở rộng. WWF-Việt Nam đã xác định 6 loài ưu tiên bảo tồn ở Việt Nam, trong đó có 3 loài được ưu tiên cấp toàn cầu. V ư ợ n đe n m á hu ng T ru ng b ộ © B en R aw so n / W W F W W F- In do ne si a/ Đ ội k hả o sá t H ổ / W W F Sế u đầ u đỏ © N gu yễ n V ăn H ùn g / W W F- V iệ t N am Vo i © N at ur ep l.c om /A nd y R ou se / W W F S ao la © D av id H ul se / W W F G re en S ea T ur tl e © J ür ge n Fr eu nd / W W F Buôn bán động vật hoang dã trái phép © Wil LUIIJF1 / WWF-Canon CHIẾN LƯỢC 2015 – 2020 WWW.VIETNAM.PANDA.ORG VN Phòng Truyền thông, WWF-Việt Nam D13 Làng Quốc tế Thăng Long, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 4 3719 3049 Website: www.vietnam.panda.org www.facebook.com/vietnamwwf Instagram: WWF Vietnam © Biểu tượng Panda năm 1986 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên – WWF (Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới). ® WWF là thương hiệu đã được đăng ký của WWF Sứ mệnh của chúng tôi: www.panda.org/vietnam Ngăn chặn sự suy thoái môi trường tự nhiên của hành tinh và xây dựng một tương lai ở đó con người sống hài hoà với thiên nhiên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfwwf_viet_nam_muc_tieu_2020_2302_2083238.pdf
Tài liệu liên quan