Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu biểu hiện của thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung Bộ

Khi nghiên cứu về thích ứng dưới góc độ tâm lý học, phần lớn các tác giả đều thống nhất nghiên cứu thích ứng biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ, hành động hay theo quan điểm nhận thức - hành vi hay chỉ xem xét dựa trên biểu hiện của sự thay đổi phương thức hành vi và hiệu quả của sự thay đổi phương thức hành vi ấy. Đây là những hướng nghiên cứu logic, có lý thuyết vững chắc và cũng là hướng mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu. Qua đó, tác giả thống nhất và xây dựng biểu hiện của thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ qua 03 mặt là nhận thức, thái độ và hành động. Trong đó, mặt nhận thức được đánh giá dựa trên các hiểu biết của người nông dân về thích ứng với biến đổi khí hậu là gì, hiểu biết về đặc điểm của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có sự thay đổi tâm lý để thích ứng, nhận thức về những ảnh hưởng cụ thể của bão lũ bất thường gây ra cho cuộc sống con người và nhận thức về nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để thích ứng. Mặt thái độ được đánh giá dựa trên thái độ tích cực, chủ động, và tự tin, sẵn sàng của người nông dân khi thích ứng với bão lũ bất thường. Mặt hành động được đánh giá dựa trên hành động phòng ngừa trước khi bão lũ bất thưởng xảy ra, hành động ứng phó trong khi bão lũ bất thường đang diễn ra và hành động khôi phục, quay trở lại sản xuất, sinh hoạt sau bão, lũ bất thường. Đây là lý luận mới, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thang đo nhằm khảo sát mức độ thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân khu vực này, qua đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm giúp nông dân nâng cao khả năng thích ứng của mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu biểu hiện của thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115 Tập 11, Số 2, 2017Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 2, 2017, Tr. 115-121 *Email: tatthiendo@gmail.com Ngày nhận bài: 27/4/2016; Ngày nhận đăng: 01/6/2016 XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN CỦA THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NÔNG DÂN VEN BIỂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ ĐỖ TẤT THIÊN*, NGUYỄN THỊ THÙY TRANG, NGUYỄN THỊ NHƯ HỒNG Khoa Tâm lý Giáo dục & Công tác xã hội, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài viết nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu biểu hiện của thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ qua 03 mặt: nhận thức, thái độ và hành động. Đây là cơ sở lý luận mới, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thang đo để đánh giá mức độ của thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và kịp thời nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông dân ở khu vực này. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, biểu hiện thích ứng tâm lý, xây dựng cơ sở lý luận. ABSTRACT Setting up a Theoretical Basis for Studying Expressions of Vietnam Central Coast Farmers’ Psychological Adaptation to Climate Change The purpose of this article is to set up a theoretical basis for studying of expressions of psychological adaptation of farmers in the Central Vietnam Coast to climate change over three aspects: awareness, attitude and action. This is a new theoretical basis which plays an important role in the establishment of measurement scales in order to evaluate the level of real circumstance, and then to propose some effective and timely solutions helping improve the adaptability of farmers in this area to climate change. Keywords: Climate change, set up a theoretical basis, study of the expression of Psychological adaptation. 1. Đặt vấn đề Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu do bờ biển dài, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và trình độ phát triển thấp của khu vực nông thôn. Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các hiện tượng thiên tai cực đoan như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo WHO từ năm 1989 đến năm 2011, trung bình mỗi năm ở Việt Nam, có 567 người chết (kể cả mất tích) do thảm họa thiên nhiên, thiệt hại 1,9 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua GDP [4]. 116 Nhận thức những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã xác định vị trí, vai trò quan trọng của bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khẳng định “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, đồng thời xác định mục tiêu, định hướng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và đánh giá tác động để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế [2]. Khu vực Trung Trung bộ được cho là một trong những vùng gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Những thiệt hại về vật chất và tinh thần do biến đổi khí hậu gây ra ở khu vực này là rất lớn, nhất là đối với nông dân ven biển - những người trực tiếp sinh sống, lao động và phụ thuộc rất nhiều vào những biến động về thời tiết và khí hậu. Những thiệt hại này sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu như nông dân ở đây không thực hiện kịp thời những biện pháp thích ứng và áp dụng các kinh nghiệm bản địa trong việc dự đoán được khả năng xảy ra nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ các rủi ro của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Do đó, việc nghiên cứu các mặt biểu hiện của sự thích ứng tâm lý đối với biến đổi khí của nông dân khu vực Trung Trung bộ là vô cùng cấp thiết. Trên thực tế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thích ứng dưới góc độ tâm lý học như hướng nghiên cứu thích ứng với nghề nghiệp và lao động; thích ứng với hoạt động học tập; thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội... Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về sự thích ứng của người nông dân với biến đổi khí hậu nói chung và của nông dân khu vực Trung Trung bộ nói riêng dưới góc độ tâm lý học vẫn chưa được nghiên cứu. Chính vì thế, việc nghiên cứu các mặt biểu hiện của sự thích ứng tâm lý đối với biến đổi khí của nông dân khu vực Trung Trung bộ là cơ sở lý luận mới, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thang đo đánh giá mức độ của thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho nông dân khu vực này. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận được thực hiện theo 2 cách sau: - Một là, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến thích ứng, biến đổi khí hậu cũng như các mặt biểu hiện của thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, đưa ra khung lý luận và xác lập chỉ báo cho nghiên cứu của mình. - Hai là, phỏng vấn bán cấu trúc đối với nông dân ven biển tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định nhằm thu những biểu hiện cụ thể trong thích ứng tâm lý của người nông dân ven biển với biến đổi khí hậu, theo hệ thống các câu hỏi sau: Câu 1: Xin Ông/ bà vui lòng cho biết những thiên tai đã diễn ra trong những năm gần đây? Những thiên tai lịch sử (nếu có)? Câu 2: Xin Ông/ bà vui lòng cho biết đặc điểm của từng thiên tai? (Thời gian xảy ra; dấu hiệu báo trước; số lần xuất hiện; mức độ tác động; nguyên nhân gây ra; xu hướng tăng/ giảm?...) Đỗ Tất Thiên, Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Như Hồng 117 Tập 11, Số 2, 2017 Câu 3: Xin Ông/ bà vui lòng cho biết những thiệt hại và tác động của nó? (Vật chất, sinh kế, an toàn tính mạng, sức khỏe, tinh thần...?) Câu 4: Xin Ông/ bà vui lòng cho biết: trước khi có bão, lũ bất thường xảy ra: - Những quan tâm, lo ngại của ông/ bà đối với những rủi ro có thể xảy ra? - Ông/ bà chuẩn bị như thế nào để thích ứng? (An toàn; sinh kế...)? Câu 5: Xin Ông/ bà vui lòng cho biết: khi bão, lũ bất thường đang diễn ra ông/ bà chuẩn bị như thế nào để thích ứng? Câu 6: Xin Ông/ bà vui lòng cho biết, việc khắc phục hậu quả sau bão, lũ bất thường diễn ra như thế nào? 3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Biến đổi khí hậu có rất nhiều biểu hiện như: mực nước biển dâng cao; nhiệt độ trung bình tăng; biến động trong chế độ mưa và lượng mưa; các hiện tượng thời tiết cực đoan... Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở mặt biểu hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan của biến đổi khí hậu là: bão, lũ bất thường. Bài viết tập trung tìm hiểu biểu hiện của thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ qua nhận thức, thái độ và hành động của nông dân trong việc phòng ngừa trước khi có bão, lũ bất thường; ứng phó khi bão, lũ bất thường đang diễn ra và khắc phục hậu quả sau bão, lũ bất thường để giảm tổn thương mà nó mang lại. 4. Kết quả nghiên cứu Thích ứng tâm lý với bão, lũ bất thường được đánh giá dựa trên trên 03 mặt: nhận thức, thái độ và hành động. Ba mặt đó được biểu hiện cụ thể như sau: 4.1. Mặt nhận thức Trong quá trình sống và hoạt động, con người nhận thức hiện thực xung quanh và nhận thức chính bản thân mình. Trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ và hành động (ứng xử) với tác động của thế giới xung quanh và với bản thân mình một cách phù hợp. Vì thế có thể nói rằng nhờ nhận thức mà con người làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Nhận thức là cơ sở để định hướng thái độ và hành vi cá nhân. Mặt nhận thức có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Có thể nhận thức lúc đầu còn lệch lạc, chưa rõ hoặc chưa đúng, nhưng trong quá trình hoạt động, trong quá trình thể hiện hành vi thích ứng, nhận thức có thể ngày càng rõ hơn, càng đúng hơn. Biểu hiện của thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ thể hiện ở mặt nhận thức như sau: Thứ nhất, người nông dân phải có hiểu biết đúng đắn về thích ứng với bão lũ bất thường là gì. Đó không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận các quy luật tự nhiên; sử dụng kinh nghiệm của bản thân, sự thay đổi ở cách nhìn nhận, thói quen hay tính cách để ứng phó với bão lũ bất thường. Mà đó phải là quá trình thay đổi ở cả nhận thức, thái độ và hành động của người lao động sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết những khó khăn do bão lũ bất thường gây ra để giảm tổn thương mà nó mang lại. 118 Đỗ Tất Thiên, Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Như Hồng Thứ hai, người nông dân phải nhận thức được về đặc điểm của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có sự thay đổi tâm lý để thích ứng. Hay nói cách khác, người nông dân phải nhận thức về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ bất thường) và xu hướng của bão lũ bất thường như: biến đổi khí hậu khiến bão lũ bất thường ngày càng nhiều, có xu hướng mạnh hơn, khó kiểm soát và gây thiệt hại ngày càng lớn hơn... Thứ ba, nhận thức về mức độ ảnh hưởng cao hay thấp và những ảnh hưởng cụ thể của bão lũ bất thường đến đời sống của người nông dân. Đó là những ảnh hưởng đe dọa đến sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; khiến người nông dân phải để đất trống, không thể canh tác được; hiệu quả sản xuất kém hơn (vật nuôi chết, mất hoa màu, mùa màng, sản lượng kém...); làm hư hỏng nhà cửa, đồ đạc,... gây khó khăn trong sinh hoạt, làm trì trệ việc lao động sản xuất của gia đình và cản trở việc học hành của con cái họ; đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn tính mạng của gia đình; khiến người nông dân lo sợ, căng thẳng, bất an... Thứ tư, nhận thức về nguồn lực để thích ứng, bao gồm những nguồn lực bên trong và bên ngoài: - Nhận thức về nguồn lực bên trong (bản thân), đó là những hiểu biết về bão lũ bất thường; cách thức phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro do bão lũ bất thường mang lại; những kỹ năng cần thiết để thích ứng; tinh thần sẵn sàng để thích ứng; chuẩn bị kinh tế, vật chất để thích ứng với bão lũ bất thường; tính tích cực chủ động, linh hoạt phối hợp cùng mọi người để thích ứng với bão lũ bất thường; khả năng chuẩn bị, phòng ngừa trước khi bão, lũ bất thường đến; khả năng ứng phó khi bão, lũ bất thường đang xảy ra; khả năng khắc phục hậu quả sau bão, lũ bất thường. - Nhận thức về nguồn lực bên ngoài (khách quan): hệ thống cơ sở hạ tầng, vật tư, phương tiện, thiết bị hậu cần (nhà kiên cố, đường cứu hộ, hệ thống đê kè...); sự thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành chức năng, các phương tiện truyền thông; khả năng cứu hộ cứu nạn (con người, phương tiện, trang thiết bị...); khả năng tổ chức di dời, sơ tán (địa điểm, phương tiện, tổ chức điều hành...); sự giúp đỡ, hỗ trợ của hàng xóm (gia cố nhà cửa, chuồng trại...); những tổn hại về vật chất sau bão, lũ, hạn hán bất thường sẽ được các tổ chức từ thiện và chính phủ hỗ trợ hay sau bão, lũ, hạn hán bất thường sẽ có sự động viên giúp đỡ từ người thân, hàng xóm khi có những tổn hại về tinh thần và thể chất... 4.2. Mặt thái độ Tâm lý học Mác xít khẳng định: hoàn cảnh tác động vào con người trong chừng mực con người tác động vào hoàn cảnh. Do vậy, để có thể thích ứng tốt trong điều kiện tác động từ môi trường sống, chủ thể thích ứng phải có thái độ tích cực, có ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, tích cực, chủ động tác động vào hoàn cảnh để làm bộc lộ kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong đối tượng của hoạt động, chiếm lĩnh nó, hình thành cấu tạo tâm lý mới. Thái độ của nông dân ven biển Trung Trung bộ với sự thích ứng với bão lũ bất thường được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, Thái độ tích cực trong việc thích ứng với bão lũ bất thường, bao gồm: - Thái độ tích cực với chính bản thân trong việc thích ứng với bão lũ bất thường: Tích cực tìm hiểu những kiến thức về phòng ngừa, giảm nhẹ và ứng phó hiệu quả với bão, lũ bất thường; tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn về ứng phó với bão, lũ bất thường; trang bị các phương 119 Tập 11, Số 2, 2017 tiện cần thiết để ứng phó với bão, lũ bất thường; điều chỉnh cảm xúc tích cực để ứng phó hiệu quả với bão, lũ bất thường; chuẩn bị phòng ngừa trước khi bão, lũ bất thường diễn ra; ứng phó khi bão, lũ bất thường đang diễn ra; khắc phục các tổn thất về vật chất và tinh thần sau bão, lũ bất thường. - Thái độ tích cực với mọi người xung quanh trong việc thích ứng với bão lũ bất thường: tích cực tham gia các buổi họp thôn/ làng để góp ý kiến kế hoạch phòng, chống bão, lũ bất thường; cùng người dân và chính quyền tại địa phương đắp đê ngăn bão lũ: cùng người dân và chính quyền tại địa phương trồng cây, gây rừng; bàn với hàng xóm cùng chung vai gắng sức, giúp đỡ lẫn nhau, gia cố nhà cửa, thu hoạch mùa màng tránh thiệt hại... - Thái độ tích cực đối với công việc trong việc thích ứng với bão lũ bất thường: hoàn thành công việc trước khi mùa bão lũ diễn ra; thay đổi giống cây/con có khả năng thích ứng tốt hơn; chuyển sang hình thức nuôi, trồng khác - Thái độ tích cực để thích ứng với bão lũ bất thường còn được được biểu hiện qua việc chủ động thích ứng mà không phụ thuộc vào các yếu tố tác động khác như: loại hình thời tiết cực đoan khác nhau; độ mạnh và sự tàn phá của bão lũ; sự hỗ trợ giúp đỡ từ người thân, hàng xóm, các tổ chức cộng đồng; sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể tại địa phương Thứ hai, thái độ tự tin khi thích ứng với những khó khăn do bão, lũ bất thường gây ra: tự tin vào hiểu biết và kinh nghiệm ứng phó với bão, lũ bất thường; trong việc duy trì an toàn cá nhân - bảo vệ cho chính bản thân, gia đình và tài sản của mình; duy trì an toàn, ổn định về tiền bạc, tài chính, công việc; duy trì chỗ ở và lương thực - tìm sự giúp đỡ để sửa hoặc xây lại nhà cửa, dự trữ lương thực...; trong việc đương đầu ứng phó với bão, lũ bất thường; giải quyết những mất mát do bão, lũ bất thường gây ra (mất liên lạc với người thân, mất đồ dùng quý giá...); trở lại cuộc sống bình thường (đi làm, đi chợ, đi học...); và giải quyết các vấn đề cảm xúc do bão, lũ bất thường gây ra (tức giận, lo âu, buồn, trầm cảm). Thứ ba, thái độ sẵn sàng thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ như: sẵn sàng tìm hiểu kiến thức về phòng ngừa, giảm nhẹ và ứng phó hiệu quả với bão, lũ bất thường; tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn về ứng phó với bão, lũ bất thường do các cơ quan, ban, ngành tổ chức; trang bị các phương tiện cần thiết để ứng phó với bão, lũ bất thường; chuẩn bị tâm thế để ứng phó hiệu quả với bão, lũ bất thường; tham gia các buổi họp thôn/ làng để góp ý kiến kế hoạch phòng chống bão, lũ bất thường; bàn với hàng xóm kế hoạch cùng chung vai gắng sức, giúp đỡ lẫn nhau (gia cố nhà cửa, thu hoạch mùa màng tránh thiệt hại...); hoàn thành công việc trước khi mưa bão lũ diễn ra 4.3. Mặt hành động Theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hoạt động, hoạt động vừa là đối tượng, vừa là phương thức của thích ứng, nghĩa là thích ứng với hoạt động, và để làm được điều này, cá nhân phải đi vào hoạt động, thông qua hoạt động của chính mình. Và trong quá trình hoạt động như vậy (cũng chính là quá trình thích ứng), cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm (phương thức hành động), giúp cá nhân khắc phục được khó khăn và đảm bảo kết quả của hoạt động. Như vậy, khi nói cá nhân đã thích ứng được với hoạt động tức là cá nhân đó phải hình thành được những hành động mới phù hợp dựa trên sự nhận thức đúng đắn với những thái độ tích cực. Chính những hành động mới này đã làm cho hoạt động của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của môi trường mới. Điều 120 này cũng có nghĩa rằng tiêu chí khách quan để đánh giá sự thích ứng là hành vi, hành động của cá nhân. Hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ được biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, hành động phòng ngừa trước khi bão lũ bất thường đến, bao gồm: - Hành động phòng ngừa chung, trước khi có bão lũ bất thường đến: hành động tham gia các buổi nói chuyện về phòng ngừa, giảm nhẹ và ứng phó hiệu quả với bão, lũ bất thường; tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn về ứng phó với bão, lũ bất thường; trang bị các kỹ năng cần thiết để ứng phó với bão, lũ bất thường; chuẩn bị các vật dụng, phương tiện cần thiết để ứng phó với bão, lũ bất thường; nghe dự báo thời tiết để phòng, tránh; lưu và hướng dẫn mọi người biết cách gọi các số điện thoại cần thiết trong trường hợp khẩn (cấp cứu, phòng cháy chữa cháy, công an...). - Hành động phòng ngừa liên quan đến an toàn trước khi bão lũ bất thường đến: hành động chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm, nước uống,... để đề phòng; chuẩn bị các phương tiện cứu nạn cần thiết (áo phao, radio, đèn pin, bật lửa, thuốc men, đồ sơ cứu y tế...); gia cố lại nhà cửa (chằng/ chống, dùng bao cát để lên mái nhà...); cùng người dân và chính quyền tại địa phương đắp đê ngăn lũ lụt; huấn luyện cho trẻ em trong gia đình các biện pháp an toàn (tập bơi cho trẻ, dạy trẻ không đến nơi nguy hiểm...); chuẩn bị phương tiện đi sơ tán ngập lụt; cố gắng xây dựng nhà kiên cố dù phải vay mượn tiền - Hành động phòng ngừa liên quan đến sinh kế trước khi bão lũ bất thường đến: hành động gặt lúa sớm hơn để tránh thiệt hại; thay đổi lịch thời vụ để thu hoạch trước khi mùa bão lũ xảy ra; trồng xen canh (2 vụ lúa, 1 vụ màu...); đổi cơ cấu nuôi/ trồng khác ít phụ thuộc vào thời tiết hơn; tìm cách bảo vệ công cụ sản xuất; trồng cây xanh để ngăn nước từ thượng nguồn; tham dự các buổi họp thôn/ làng để đóng góp ý kiến lập kế hoạch phòng chống bão lũ Thứ hai, hành động ứng phó khi bão lũ bất thường đang diễn ra: hành động chuẩn bị tinh thần cho cả nhà; dùng dây thừng neo buộc đồ dùng trong nhà (tủ, bàn ghế, giường...); chặt tỉa cành cây; kê cao đồ đạc; đưa vật nuôi đến nơi cao hơn, an toàn hơn; di dời đến nơi an toàn để tránh bão, lũ; đến ở tạm chỗ người quen có nhà kiên cố hơn; đưa trẻ em đến nơi giữ trẻ tập trung để người lớn yên tâm ứng phó; xác định trước chỗ trú ẩn an toàn nhất trong nhà khi có bão, lũ bất thường; nắm vững địa điểm an toàn để chạy đến khi có sự cố xảy ra; xác định cách thoát ra từ nhà mình trong tình huống lũ lớn hơn; bàn với hàng xóm cùng chung vai gắng sức, giúp đỡ lẫn nhau (gia cố nhà cửa, thu hoạch mùa màng tránh thiệt hại...); giúp đỡ hàng xóm và những gia đình neo đơn; cùng cán bộ thôn/ xã và bà con đánh dấu những chỗ nguy hiểm để cảnh báo cho người dân địa phương và khách vãng lai; hô hào bà con cùng tích cực gia cố những đoạn đê yếu; ở yên trong nhà, không ra ngoài khi có bão, lũ; trao đổi, thảo luận các tình huống và nguy cơ có thể xảy ra với các thành viên trong gia đình; sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão; khi có việc cần thiết ra ngoài cần có gậy dò đường để tránh các hố ga mất nắp, những chỗ sạt lở trên đường; đội nón bảo hiểm, tránh xa đường dây điện, cột điện, cây cối bị đổ Thứ ba, hành động khôi phục, quay trở lại sản xuất, sinh hoạt sau bão lũ bất thường: hành động kiểm tra lại nguồn và hệ thống điện, đảm bảo sử dụng các thiết bị điện an toàn, không sử dụng các thiết bị điện đã ngấm nước; dọn dẹp nhà cửa, thu dọn rác; sửa chữa, tu bổ lại nhà cửa; cùng người dân thông đường xá; khử trùng nước uống, giếng nước bị nhiễm nước lụt; đắp lại bờ ruộng, kênh mương; dọn ruộng vườn, chuẩn bị đất canh tác; mua con/ cây giống... chuẩn bị cho vụ tiếp theo; phòng, chống Đỗ Tất Thiên, Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Như Hồng 121 Tập 11, Số 2, 2017 nguy cơ dịch bệnh sau bão, lũ bất thường; nhận các khoản viện trợ, hỗ trợ từ các ban ngành, tổ chức xã hội, cộng đồng để khắc phục hậu quả sau bão, lũ bất thường. 5. Kết luận Khi nghiên cứu về thích ứng dưới góc độ tâm lý học, phần lớn các tác giả đều thống nhất nghiên cứu thích ứng biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ, hành động hay theo quan điểm nhận thức - hành vi hay chỉ xem xét dựa trên biểu hiện của sự thay đổi phương thức hành vi và hiệu quả của sự thay đổi phương thức hành vi ấy. Đây là những hướng nghiên cứu logic, có lý thuyết vững chắc và cũng là hướng mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu. Qua đó, tác giả thống nhất và xây dựng biểu hiện của thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ven biển khu vực Trung Trung bộ qua 03 mặt là nhận thức, thái độ và hành động. Trong đó, mặt nhận thức được đánh giá dựa trên các hiểu biết của người nông dân về thích ứng với biến đổi khí hậu là gì, hiểu biết về đặc điểm của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có sự thay đổi tâm lý để thích ứng, nhận thức về những ảnh hưởng cụ thể của bão lũ bất thường gây ra cho cuộc sống con người và nhận thức về nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để thích ứng. Mặt thái độ được đánh giá dựa trên thái độ tích cực, chủ động, và tự tin, sẵn sàng của người nông dân khi thích ứng với bão lũ bất thường. Mặt hành động được đánh giá dựa trên hành động phòng ngừa trước khi bão lũ bất thưởng xảy ra, hành động ứng phó trong khi bão lũ bất thường đang diễn ra và hành động khôi phục, quay trở lại sản xuất, sinh hoạt sau bão, lũ bất thường. Đây là lý luận mới, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thang đo nhằm khảo sát mức độ thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân khu vực này, qua đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm giúp nông dân nâng cao khả năng thích ứng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (được thông qua tháng 1/2011). 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường , Chương trình Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội, (2008). 3. Lê Văn Hảo, Ứng phó với thiên tai của người dân vùng ven biển Bắc Trung bộ, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, (2014). 4. IPCC, Báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, (2007). 5. Đỗ Tất Thiên, Thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân khu vực miền Trung, Chuyên đề bảo vệ Tổng quan Nghiên cứu sinh Tâm lý học, Viện Khoa học xã hội, (2015).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf60_tap_chi_khoa_hoc_so_2_tap_10_2017_8232_2095422.pdf
Tài liệu liên quan