Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng

KẾT LUẬN Quyết định số 518/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 3 năm 2013 của UBND thành phố Hải Phòng về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Đồ Sơn đến năm 2020” đã nêu rõ: “Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng quận Đồ Sơn trở thành một trung tâm đô thị du lịch – dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng mô hình kinh tế dịch vụ - du lịch phát triển theo phương châm: Lấy du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị làm bước đột phá và là hướng phát triển chủ đạo lâu dài. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển dịch vụ để tạo hấp dẫn, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của quận Đồ Sơn.” [5] Xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý khu du lịch Đồ Sơn cũng như phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng một mô hình quản lý mới cho khu du lịch này. Chúng tôi mong muốn đóp góp vào sự phát triển của du lịch Đồ Sơn, hướng Đồ Sơn tới mục tiêu phát triển bền vững.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 TẠP CHÍ KHOA HỌC, SỐ 33, THÁNG 3/2019 XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC KHU DU LỊCH ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG Lê Thị Luyến Khoa Du lịch Email: luyenlt@dhhp.edu.vn Trần Kim Yến Khoa Du lịch Email:yentk@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 28/11/2018 Ngày PB đánh giá: 10/01/2019 Ngày duyệt đăng: 18/01/2019 TÓM TẮT Trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch Đồ Sơn đóng góp một phần không nhỏ cho nguồn thu ngân sách thành phố, góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch ở Đồ Sơn bắt đầu có những dấu hiệu tiêu cực như sự suy thoái môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch và các nhà cung ứng lỏng lẻo, vấn đề quản lý nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy Đồ Sơn đang cần một bộ máy quản lý điểm đến phù hợp để phát triển du lịch một cách bền vững. Từ khóa: Xây dựng, mô hình quản lý, du lịch, phát triển, Đồ Sơn CONSTRUCTING MANAGEMENT MODEL FOR DO SON TOURISM, HAI PHONG ABSTRACT In the recent years, Do Son tourism activities have been contributing greatly to city budget revenues, to promoting economic, addressing the negative issues in society. Besides the positive impacts, tourism activities in Do Son begin to have negative ones such as the natural environment degradation, relationship between tourism businesses and suppliers loosen, tourism human management resources have not been adequate attention. All those signs suggests that Do Son need seeking a suitable tourism destination management for developing tourism in a sustainable manner. Key words: Construction, management model, tourism, develop, Do Son 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồ Sơn được coi là một viên ngọc trên bản đồ Du lịch của thành phố Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là một khu du lịch bao gồm nhiều di tích lịch sử khắc ghi những dấu ấn của quân và dân Đồ Sơn trong những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp; những di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với một vùng văn hóa đặc sắc, những lễ hội phong phú và những phong tục và nếp sống sinh hoạt đặc trưng của một vùng biển. Tuy nhiên, việc khai thác các hoạt động du lịch ở Đồ Sơn hiện nay chưa thực sự xứng với tiềm năng về tài nguyên nhân văn và tự nhiên của địa phương. Trong những năm gần đây, có nhiều nhà nghiên cứu, các cá nhân, tập thể đã bỏ tâm huyết để nghiên cứu thực trạng du lịch Đồ Sơn nhưng đến nay khu du lịch Đồ Sơn vẫn chưa tìm được cho nó một mô hình quản lý phù hợp là cơ sở để phát triển theo quan điểm bền vững. Việc xây dựng một mô hình quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại Đồ Sơn lúc này có thể coi là một vấn đề cấp thiết mang tính lý luận và thực tiễn cao đối với du lịch Hải Phòng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về khu du lịch Đồ Sơn Quận Đồ Sơn là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hải Phòng nằm cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam. Đồ Sơn nằm giữa hai cửa sông Lạch Tray và sông Văn Úc, là một bán đảo có 3 mặt giáp biển, phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thụy. Ngày 01/01/2008 Đồ Sơn chính thức được công nhận là Quận Đồ Sơn gồm 7 phường trực thuộc là: Phường Bàng La, phường Vạn Hương, Phường Vạn Sơn, Phường Ngọc Hải, Phường Ngọc Xuyên, Phường Minh Đức, Phường Hợp Đức. Đặc điểm kinh tế của Đồ Sơn mang đậm tính chất biển. Dù trải qua nhiều biến thiên lịch sử, cơ cấu vị trí của ngành nghề có thay đổi nhưng nghề chính vẫn là nghề cá, nghề muối và kinh doanh du lịch - dịch vụ. Nghề cá Đồ Sơn có từ lâu đời, tám vạn chài chỉ chuyên nghề cá thuộc loại vạn chài cổ nhất Việt Nam định cư liên tục ở đây hàng ngàn năm. Với những điều kiện thuận lợi trên đã giúp Đồ Sơn tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng mang bản sắc riêng để thu hút du khách trong và ngoài nước. Địa hình: Địa hình Đồ Sơn khá phong phú về chủng loại, quy tụ tương đối đầy đủ các loại hình cơ bản: Đồi, đồng bằng, bờ và đáy biển. Với 2.450m bờ biển, Đồ Sơn có bãi cát dài, rộng và thoải, rất thích hợp cho việc tắm biển, được phân bố từ phía đồi Độc cho đến Vạn Hoa và được chia làm 3 khu: Khu I: Có bãi biển dài và rộng nhất Đồ Sơn, kéo dài từ đồi Độc đến đồi 66. Khu này gồm 3 bãi tắm, mỗi bãi đều có chế độ thủy triều khác nhau, rất thích hợp cho việc tắm biển. Khu II: Đây là bãi tắm tốt nhất cả về chất và lượng của cát cũng như độ sâu của nước biển. Khu bãi 2 tập trung nhiều nhà hàng, khu dịch vụ nổi tiếng. Đặc biệt khu hai còn có bến Nghiêng - bến tàu đón khách đi Hòn Dáu, Cát Bà, Hạ Long. Khu III: Qua đoạn đường rẽ vào bến Nghiêng, du khách sẽ tới khu III. Bãi tắm khu III dài 750m, rộng 50m, nhìn chung ít thuận lợi cho hoạt động tắm biển. Khí hậu: Đồ Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần chí tuyến Bắc, lại chịu sự chi phối trực tiếp của biển 43 TẠP CHÍ KHOA HỌC, SỐ 33, THÁNG 3/2019 nên tính chất khí hậu Đồ Sơn là nhiệt đới ẩm mưa nhiều. Thủy văn: Mặt đáy biển Đồ Sơn được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu. Hệ động thực vật: Hệ động thực vật của Đồ Sơn phong phú thuộc nhiều kiểu như: Hệ thống động thực vật trên núi, hệ động thực vật trên các dải cát ven biển, hệ động thực vật biển. Đặc biệt là hệ động thực vật biển vừa mang giá trị kinh tế vừa có giá trị trong hoạt động du lịch. Các loại hải sản như tôm sú, tôm rảo, cua biển, ngao, ghẹ có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu. Quận Đồ Sơn là một vùng văn hóa đặc sắc với các lễ hội truyền thống, hiện đại và nếp sống thuần khiết của người dân vùng biển Đồ Sơn với những phong tục tập quán hết sức độc đáo. Lễ hội: Lễ hội của Đồ Sơn được chia ra làm lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Tại Đồ Sơn hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều những lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc của người dân vùng ven biển nơi đã đang tạo nên sự thu hút cho du lịch Đồ Sơn nói riêng và du lịch Hải Phòng nói chung. Đó là lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Lễ hội lớn nhất của nhân dân Đồ Sơn và là một trong mười lăm lễ hội của quốc gia. Được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Hội thi bơi thuyền Rồng trên biển: Là lễ hội có từ lâu đời, trước đây hội thi thường được tổ chức một năm một lần vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch, nhưng mấy năm gần đây lễ hội đã được mở rộng hơn, một năm tổ chức hai lần, ngoài ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch còn tổ chức vào ngày 1/5 dương lịch. Lễ hội đền Bà Đế: Được diễn ra vào ngày 24, 25, 26 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội Hòn Dáu: Được diễn ra vào ngày 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm trên đảo Dáu. Ngoài ra tại Đồ Sơn còn diễn ra các lễ hội hè phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương và khách du lịch. Tiêu biểu như liên hoan du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn với chủ đề “Đồ Sơn biển gọi” được tổ chức thường niên vào dịp 30/4, 1/5 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Đây là một lễ hội mang tính quảng bá và giải trí cao, đánh dấu một mùa du lịch mới cho du lịch biển Đồ Sơn, góp phần tạo điểm nhấn cho du lịch Đồ Sơn nói riêng và Hải Phòng nói chung. Các di tích lịch sử: Bến Nghiêng, Bến tàu không số (bến K15) là những di tích gắn liền với các cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam. Các di tích văn hóa: Miếu Cụ trên đảo Dáu, đền Bà Đế, chùa Hang, đền Nghè, đình Ngọc - suối Rồng là những điểm di tích văn hóa, tâm linh thu hút nhiều du khách. Di tích khảo cổ: Ở Đồ Sơn còn lại dấu vết của di tích tháp Tường Long. Hiện nay di tích này đang trong quá trình được phục dựng. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn 2.2.1. Lượng khách du lịch Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của thành phố, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nhân dân và các ban ngành đã quyết tâm đưa du lịch Đồ Sơn phát triển và đã đạt được những con số đáng khích lệ. Số lượt khách đến Đồ Sơn được thể hiện qua bảng sau: 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 01. Lượng khách du lịch Đồ Sơn giai đoạn 2014-2018 (Đơn vị: Nghìn lượt) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng lượt khách 2.300 2.500 2.565 2.560 2.203 - DL sinh thái biển, đảo 1.150 1.273 1.305 1.290 1.003 - DL hội thảo, hội nghị 230,0 250,0 255,0 270,0 235,0 - DL nghỉ dưỡng, thể thao 115,0 125,0 130,0 145,0 135,0 - DL văn hóa, tâm linh 460,0 500,0 550,0 555,0 515,0 - DL lễ hội 345,0 352,0 325,0 300,0 315,0 (Nguồn: Phòng Du lịch, văn hóa, thông tin và truyền thông Đồ Sơn, [1][2][3][4]) Khách du lịch trong nước đến với Đồ Sơn bao gồm: Khu vực phía Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước. Trong đó lượng khách đông nhất là từ các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng chiếm khoảng 60%, Hà Nội chiếm khoảng 12%, Hải Dương khoảng 8%, Quảng Ninh 6% còn lại là từ các tỉnh khác trên cả nước. Sự chênh lệch trong cơ cấu khách đến với Đồ Sơn là rất lớn điều đó thể hiện sự phát triển tự phát của thị trường khách và sự thiếu định hướng, quy hoạch cụ thể. Đặc biệt là sự yếu kém trong công tác tuyên truyền quảng cáo tới các khu vực thị trường khác đặc biệt là thị trường các tỉnh phía Nam. Thêm vào đó, số liệu thống kê cho thấy lượng khách du lịch đến Đồ Sơn giảm dần qua các năm từ 2016 đến năm 2018. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là sự lỏng lẻo trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Sự cố dừng tổ chức lễ hội Chọi trâu năm 2017 là một bài học đáng tiếc đối với du lịch Đồ Sơn. 2.2.2. Doanh thu du lịch Doanh thu từ hoạt động du lịch đóng góp cho tổng doanh thu của quận Đồ Sơn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 02. Doanh thu du lịch Đồ Sơn giai đoạn 2015-2018 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Loại doanh thu 2015 2016 2017 2018 Doanh thu từ DL quốc tế 137,6 155,5 150,8 128,2 Doanh thu từ DL nội địa 206,4 210,2 210,2 185,3 Tổng cộng 344,0 365,7 361,0 313,5 (Nguồn: Phòng Du lịch, văn hóa, thông tin và truyền thông Đồ Sơn [1][2][3][4]) Trong cơ cấu doanh thu của Đồ Sơn thì doanh thu từ du lịch sinh thái biển đảo là lớn nhất, chiếm tới 50% tổng doanh thu. Tổng doanh thu của du lịch Đồ Sơn có xu hướng giảm từ năm 2016 đến 2018. Năm 2018, doanh thu từ du lịch giảm 52,2 tỉ đồng so với năm 2016. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của du lịch Đồ Sơn là chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Hiện tượng khách du lịch có ấn tượng không tốt về Đồ Sơn vẫn còn khá phổ biến. Thêm vào đó, sự vươn lên của nhiều địa danh du lịch trong cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đặt Đồ Sơn trước thách thức và sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có những giải pháp triệt để nhằm đưa du lịch Đồ Sơn phát triển. Một trong những giải pháp cần thiết đó chính là thay đổi mô hình quản lý cũ vốn đã có nhiều bất cập. 45 TẠP CHÍ KHOA HỌC, SỐ 33, THÁNG 3/2019 2.3. Thực trạng tổ chức quản lý khu du lịch Đồ Sơn hiện nay 2.3.1. Mô hình quản lý hiện nay Năm 2010, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng giao cho công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch (CTCC&DVDL) Đồ Sơn được quyền quản lý và khai thác sử dụng bãi tắm khu 2. Đây không phải là một đơn vị quản lý Nhà nước theo chuyên ngành, mà chỉ là một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ du lịch. Mọi đường hướng, quy định về an ninh trật tự thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp, các ngành nhưng đều do công ty này toàn quyền quản lý. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hàng loạt vi phạm diễn ra, từ kinh doanh du lịch đến trật tự công cộng. Ngoài ra, UBND thành phố cũng giao cho UBND quận Đồ Sơn trực tiếp quản lý, khai thác khu du lịch Đồ Sơn. Phòng Du lịch, văn hóa, thông tin và truyền thông (DL, VH, TT&TT) Đồ Sơn được thành lập để đảm nhiệm nhiệm vụ này. Phòng được chia thành ba bộ phận (BP) là bộ phận thông tin văn hóa chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; bộ phận thông tin truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về du lịch và bộ phận thông tin du lịch quản lý các chương trình xúc tiến du lịch, các hành động du lịch thường niên trên địa bàn. Mô hình quản lý khu du lịch Đồ Sơn hiện nay được mô tả như sau: Hình 1. Sơ đồ mô hình quản lý khu du lịch Đồ Sơn hiện tại 2.3.2 Đánh giá mô hình quản lý hiện nay * Ưu điểm: - UBND quận và phòng DL, VH,TT&TT trực tiếp chỉ đạo nên hiểu rõ lợi thế và hạn chế của khu du lịch. - Thành lập riêng một ban tổ chức du lịch nhằm phục vụ được cho các sự kiện du lịch hàng năm. * Nhược điểm: - Mới có ban quản lý chung còn tại các điểm tham quan trong khu vực Đồ Sơn hầu như chưa có hoặc chưa thực hiện được vai trò của mình để xảy ra các tệ nạn xã hội, có hiện tượng “bảo kê” bến bãi, bắt chẹt du khách. - Chưa có sự phối hợp tốt, một số ban ngành liên quan chưa thấy rõ trách nhiệm của mình. - Có hiện tượng quản lý chồng chéo, cơ quan nào cũng muốn trực tiếp quản lý nhưng họ lại không có đủ quyền lực quyết định. Khi có việc thì họ phải chịu sự chi phối của nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi dẫn đến mâu thuẫn. - Việc phân chia lợi ích kinh tế chưa rõ ràng. 46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Ngoài dịp lễ hội đầu năm và dịp hè thì việc quản lý khai thác khu du lịch ít được quan tâm. Quá trình điều tra các cơ sở lưu trú trên địa bàn quận Đồ Sơn cho thấy: vào mùa cao điểm, công suất sử dụng phòng của nhiều cơ sở lưu trú có thể lên tới 90% thậm chí là 100% nhưng vào mùa thấp điểm, công suất trung bình chỉ khoảng 60%. 2.4. Đề xuất xây dựng mô hình quản lý mới Xuất phát từ những bất cập trong mô hình quản lý khai thác khu du lịch Đồ Sơn nên những năm vừa qua việc kinh doanh du lịch tại khu vực đạt kết quả chưa cao, chưa cân xứng với tiềm năng của Đồ Sơn. Nhóm tác giả đề xuất một mô hình quản lý mới có thể khắc phục được những khuyết điểm, đồng thời phát huy được những ưu điểm của mô hình quản lý cũ. Thay vì phân quyền dàn trải thì UBND quận Đồ Sơn nên tính đến việc thành lập công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn theo hình thức công ty cổ phần nhà nước, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND Quận Đồ Sơn theo quan hệ quản lý địa bàn. Công ty hoạt động độc lập và các cơ quan chức năng khác chỉ có quyền tham mưu cho công ty. Công ty cổ phần du lịch là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự quản lý về tài chính, tự chịu lỗ lãi. Công ty có quyền tối cao trong việc quản lý và khai thác, tu bổ khu du lịch. Công ty phải thực hiện theo quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch của thành phố và nếu vi phạm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là một công ty cổ phần nên tất cả mọi người dân địa phương cũng có thể trực tiếp trở thành cổ đông. Tuy nhiên, các cơ quan, sở, ban ngành có liên quan và các phường đều được phân chia lợi ích kinh tế rõ ràng, công bằng thông qua quỹ phúc lợi được xác định dựa trên số thuế phải nộp của công ty. Theo như mô hình quản lý này thì công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn được sự quản lý trực tiếp từ UBND Quận Đồ Sơn thông qua phòng thanh tra du lịch. Công ty hoạt động độc lập, tự quản lý về tài chính, có những chính sách phát triển riêng cho mình nhưng đều chịu sự theo dõi quản lý, định hướng của UBND Quận Đồ Sơn và tuân theo nguyên tắc phát triển chung của du lịch thành phố nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Mô hình quản lý mới được mô tả qua sơ đồ sau: Hình 2. Sơ đồ mô hình quản lý khu du lịch Đồ Sơn đề xuất 47 TẠP CHÍ KHOA HỌC, SỐ 33, THÁNG 3/2019 Theo đó, Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn có nhiệm vụ sau: - Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo UBND Quận Đồ Sơn về tình hình phát triển, kế hoạch phát triển, định hướng quản lý Nhà nước đối với các tài nguyên tự nhiên và nhân văn của khu du lịch Đồ Sơn thông qua phòng “thanh tra du lịch” của Quận. - Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn cũng là đơn vị duy nhất, độc quyền quản lý về các dịch vụ vận chuyển tàu, thuyền, xe điện, xe bus ..., các dịch vụ ăn uống, lưu trú trên địa bàn khu du lịch Đồ Sơn. Các dịch vụ này có thể do công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn trực tiếp đầu tư hoặc do các đơn vị tư nhân khác đầu tư nhưng phải đăng ký là đại lý của công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn. Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn có nghĩa vụ phải tổ chức những khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, quán triệt về thái độ phục vụ, niêm yết giá với các đại lý này. - Công ty là đơn vị trực tiếp, chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho du lịch Đồ Sơn nhằm quảng bá cho hình ảnh khu du lịch, giáo dục thêm ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của người dân địa phương và du khách du lịch, góp phần xây dựng khu du lịch Đồ Sơn phát triển bền vững. * Ưu điểm của mô hình quản lý mới - Mô hình quản lý mới đã thành lập công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn trực tiếp chịu sự quản lý của UBND Quận Đồ Sơn và Bộ văn hóa, được phân chia các nhiệm vụ rõ ràng, việc phân chia công việc đã hạn chế được trình độ quản lý còn yếu kém. - Xây dựng được mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong hoạt động khai thác du lịch trên địa bàn Quận. Nhà nước mà đại điện là UBND Quận Đồ Sơn sẽ trực tiếp theo dõi và quản lý hoạt động của Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn, định hướng cho những chính sách, phương hướng hoạt động của công ty đúng với phương hướng phát triển của Quận. - Theo mô hình quản lý mới, với công ty cổ phần du lịch thì mọi người dân đều có thể trở thành cổ đông nên quyền lợi của họ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty do đó họ sẽ có tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ để thu hút, hấp dẫn khách du lịch. - Do công ty phải có trách nhiệm trước pháp luật, tự quản lý tài chính, tự chịu lỗ lãi nên đòi hỏi công ty sẽ có những chính sách, sách lược quản lý khai thác khu du lịch một cách hiệu quả hơn. 3. KẾT LUẬN Quyết định số 518/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 3 năm 2013 của UBND thành phố Hải Phòng về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Đồ Sơn đến năm 2020” đã nêu rõ: “Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng quận Đồ Sơn trở thành một trung tâm đô thị du lịch – dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng mô hình kinh tế dịch vụ - du lịch phát triển theo phương châm: Lấy du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị làm bước đột phá và là hướng phát triển chủ đạo lâu dài. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển dịch vụ để tạo hấp dẫn, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của quận Đồ Sơn.” [5] Xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý khu du lịch Đồ Sơn cũng như phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng một mô hình quản lý mới cho khu du lịch này. Chúng tôi mong muốn đóp góp vào sự phát triển của du lịch Đồ Sơn, hướng Đồ Sơn tới mục tiêu phát triển bền vững. 48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng VH, TT&DL Đồ Sơn (2015), Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du lịch năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2016 2. Phòng DL, VH, TT&TT Đồ Sơn (2016), Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du lịch năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2017 3. Phòng DL, VH, TT&TT Đồ Sơn (2017), Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du lịch năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2018 4. Phòng DL, VH, TT&TT Đồ Sơn (2018), Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du lịch năm 2018; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2019 5. UBND thành phố Hải Phòng (2013), Quyết định số 518/QĐ-UBND v/v Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Đồ Sơn đến năm 2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_quan_ly_khai_thac_khu_du_lich_do_son_hai_ph.pdf
Tài liệu liên quan