Xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150mw tại khu công nghiệp Quy Nhơn trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 4 1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 4 1.2.1. Cơ sở pháp lý chính để đánh giá tác động môi trường dự án 5 1.2.2. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng 6 1.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 6 CHƯƠNG 2 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8 2.1. TÊN DỰ ÁN 8 2.2. CHỦ DỰ ÁN 8 2.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 8 2.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 9 2.4.1. Công suất nhà máy 9 2.4.2. Mô tả quy trình công nghệ 9 2.4.3. Các hạng mục công trình 10 2.5. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU 13 2.5.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu 13 2.5.2. Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên, nhiên vật liệu 14 2.5.3. Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước và nhu cầu về nước 15 2.6. NHU CẦU LAO ĐỘNG 15 2.7. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 16 2.8. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 16 2.9. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 16 CHƯƠNG 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 18 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 18 3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 18 3.1.2. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn 18 3.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 20 3.1.4. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 28 3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HIỆP PHƯỚC 31 3.2.1. Phát triển kinh tế 31 3.2.2. Văn hoá - xã hội 33 3.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN NHƠN TRẠCH III 33 3.3.1. Cơ cấu sử dụng đất 34 3.3.2. Hiện trạng sản xuất kinh doanh 35 CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37 4.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 37 4.1.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng - lắp đặt tổ máy 2 37 4.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 38 4.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 39 4.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 41 4.2.1. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy móc, thiết bị 41 4.2.2. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhà máy 42 4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42 4.3.1. Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị 42 4.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 54 4.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÁC HOÁ CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN 68 4.4.1. Đánh giá rủi ro axít Clohydric (HCl) 68 4.4.2. Đánh giá rủi ro của Natri hidroxit (NaOH) 69 4.5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 69 4.5.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường 69 4.5.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp 70 CHƯƠNG 5 : BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ 71 ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 71 5.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 71 5.1.1. Giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị 71 5.1.2. Giai đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy 72 5.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 80 5.2.1. Phòng chống cháy nổ 80 5.2.2. Hệ thống chống sét 81 5.2.3. Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu 81 CHƯƠNG 6 : CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 83 6.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 83 6.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 84 CHƯƠNG 7 : CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85 7.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 85 7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85 7.2.1. Chương trình quản lý môi trường 85 7.2.2. Chương trình giám sát môi trường 86 CHƯƠNG 8 : DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 89 8.1. XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 89 8.2.1. Kinh phí giám sát chất thải 90 8.2.2. Kinh phí giám sát môi trường xung quanh 91 8.2.3. Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường 92 CHƯƠNG 9 : THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 93 9.1 Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HIỆP PHƯỚC 93 9.2. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ HIỆP PHƯỚC 94 CHƯƠNG 10 : NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 95 10.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 95 10.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 95 10.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 1. KẾT LUẬN 98 2. KIẾN NGHỊ 99 PHẦN PHỤ LỤC 100

doc109 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150mw tại khu công nghiệp Quy Nhơn trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất thải phát sinh và ô nhiễm, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khu vực dự án; - Tổ chức bữa ăn tập trung cho công nhân tại công trường, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm. 5.1.1.4. Các biện pháp an toàn lao động - Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm: + Nội quy ra, vào làm việc tại công trường; + Nội quy về trang phục bảo hộ lao động; + Nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; + Nội quy về an toàn điện; + Nội quy an toàn giao thông; + Nội quy an toàn cháy nổ, ... - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường, lán trại; tổ chức học nội quy; tổ chức tuyên truyền; thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường, ... - Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự; - Lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu; - Lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, biển báo an toàn giao thông tại khu vực công trường; - Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu, kho sơn, dung môi, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp, ...). - Trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho (bình bọt, bình CO2, cát, hồ nước, các khâu móc giật, ...). - Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra công tác phòng chống cháy nổ tại các kho, lán trại của các đơn vị thi công. 5.1.2. Giai đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy Chương 4 đã xác định những vấn đề môi trường chính sẽ được quan tâm giải quyết triệt để trong giai đoạn hoạt động dự án bao gồm: Vấn đề kiểm soát và xử lý triệt để khí thải, nước thải, chất thải rắn; kiểm soát ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và phòng chống rủi ro sự cố môi trường. Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp khống chế, giảm thiểu các tác động có hại như sau. 5.1.2.1. Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí (1). Kiểm soát khí thải từ lò hơi đốt than Sơ đồ hệ thống kiểm soát khí thải của Tổ máy số 1 (đang hoạt động) được trình bày trong hình 5.1. Khí thải/ Thu hồi nhiệt Lọc bụi tĩnh điện Hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) Bể chứa Mg (OH)2 Tro khô Trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy điện Nước nóng MgO Bánh bùn Ống khói Sông Thị Vải Hình 5.1: Sơ đồ Hệ thống kiểm soát khí thải Tổ máy 1 1). Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị kiểm soát khí thải - Thiết bị lọc bụi tĩnh điện: Khí thải ra trong quá trình đốt than ở nồi hơi được truyền qua thiết bị lọc tĩnh điện để tách bụi. Bụi được làm lạnh và lưu giữ trong bồn chứa, sau đó vận chuyển bán cho nhà máy xi măng để tái sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất clinke hoặc bán cho nhà máy bê tông trộn sẵn. Hiệu suất tách bụi đạt được trên 99,7%; - Hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD): Như đã đề cập ở phần trên, than có hàm lượng sulfur 1,3% được sử dụng như là nhiên liệu chính đốt lò hơi. Nếu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, nồng độ khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do vậy hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải được lắp đặt để tách oxit lưu huỳnh. Chất hấp phụ là Magie hydroxit (Mg(OH)2) (nồng độ 20%) - được tạo ra bằng cách hoà MgO vào nước nóng. Hiệu suất tách sulfur đạt khoảng 95%; - Kiểm soát khí thải: Hệ thống kiểm soát khí thải liên tục và tự động (CEMS) được lắp đặt tại đỉnh ống khói để kiểm soát lượng khí thải ra. Hệ thống này báo động nếu thành phần khí thải vượt quá tiêu chuẩn và tự động thông báo cho người vận hành giảm bớt năng lượng thải hoặc sửa chữa thiết bị ngay để giảm thiểu ô nhiễm. Kết quả giám sát nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của Tổ máy 1 được đưa ra trong bảng 3.2 ở trên. Về cơ bản, các biện pháp khống chế ô nhiễm do khí thải cho Tổ máy số 2 sẽ áp dụng tương tự các biện pháp áp dụng cho Tổ máy số 1. Khí thải sau xử lý tại ống khói của Tổ máy 2 đạt tiêu chuẩn khí thải ngành công nghiệp nhiệt điện TCVN 7440 - 2005 (đốt than, Kp = 1,0; Kv = 0,8), tiêu chuẩn TCVN 5939 - 2005 (cột B; Kp = 0,8, Kf = 0,8). 2) Chiều cao của ống khói Khí thải sau xử lý từ Tổ máy số 2, công suất 150MW sẽ được phát tán qua ống khói có chiều cao 80 m, đường kính 4,2 m. 3). Hoá chất sử dụng Hoá chất sử dụng trong hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải tại tổ máy số 2 là Magie oxit (MgO) với công suất 8 tấn/ngày. (2). Kiểm soát bụi trong quá trình bốc xếp Do bản chất của các hoạt động bốc xếp, không thể tránh được tình trạng gây bụi một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, bụi sẽ được kiểm soát bằng các biện pháp sau đây: - Thường xuyên phun nước trong khu vực bốc xếp đặc biệt là trong mùa khô; - Rửa sạch xe vận chuyển khi xe rời khỏi khu vực bốc xếp; - Phủ kín thùng xe; - Sử dụng loại kho vòm kín để chứa than (đường kính 97m, công suất trữ than là 80.000 tấn) và thiết bị băng tải than được bao bọc kín. (3). Kiểm soát khí thải của các phương tiện giao thông Biện pháp quản lý mức độ ô nhiễm khí thải từ các phương tiện như sau: - Thực hiện công tác bảo dưỡng xe đúng định kỳ; - Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ; - Vận chuyển than từ cảng Phú Mỹ đến Nhà máy bằng xe container kín hoặc xe tải phủ bạt kín. - Kiểm soát sự phát tán bụi khi vận chuyển tro giữa khu vực Dự án và khu vực tái sử dụng bằng cách tăng độ ẩm của tro, che phủ xe tải vận chuyển bằng vải bạt và rửa sạch bánh xe mỗi khi vào trong khu vực dự án. (4). Các biện pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn Trên cơ sở các biện pháp khống chế ồn, rung đã được thiết kế, xây dựng và lắp đặt cho tổ máy 1. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do tiếng ồn áp dụng cho Tổ máy số 2 như sau: - Thiết kế và lắp đặt hệ thống kiểm soát tự động để giảm số công nhân làm việc ở các khu vực ồn và rung; - Bảo dưỡng máy móc trong điều kiện tốt; - Cung cấp nút bảo vệ tai cho công nhân ở các khu vực có độ ồn cao; - Định kỳ luân chuyển công nhân trong các khu vực có độ ồn cao nhằm giảm thiểu tác động. Chủ dự án sẽ chọn thiết kế Tổ máy 2 phù hợp để đảm bảo độ ồn và rung trong quá trình vận hành đạt tiêu chuẩn Việt Nam. (5). Các biện pháp bảo đảm vi khí hậu Vấn đề khống chế ô nhiễm nhiệt bao gồm việc kiểm soát quá trình phát tán nhiệt trong các nhà xưởng sản xuất, lò hơi và bảo đảm các điều kiện vi khí hậu thuận lợi trong môi trường lao động của công nhân. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu như sau tại khu vực Tổ máy 2: - Bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên tốt, bố trí hướng nhà hợp lý nhằm sử dụng tối đa khả năng thông gió tự nhiên; - Áp dụng các biện pháp thông gió cưỡng bức trong hệ thống nhà xưởng, lắp đặt trần mái cách nhiệt, chụp thoát gió tự nhiên hay cơ khí để thoát nhiệt, xây dựng các hệ thống thông gió làm mát phục vụ cho công nhân ở những khu vực có nhiệt độ cao, mật độ nhân lực cao và có nhiều khí độc; - Trang bị hệ thống điều hoà, làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất, khi có nhu cầu cần thiết; - Tăng cường trồng cây xanh trên các khu vực bao quanh phân xưởng sản xuất để cải thiện điều kiện vi khí hậu và chất lượng môi trường không khí. 5.1.2.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước (1). Nước thải sản xuất Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa áp dụng phương án xử lý nước thải từ 2 Tổ máy phát điện theo hướng xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn cho phép và sau đó thải trực tiếp ra cống Lò Rèn và sông Thị Vải. Công suất thiết kế trạm xử lý nước thải cho 2 tổ máy phát điện là 6.000 m3/ngày. Hiện nay Hệ thống XLNT đã được xây dựng trong giai đoạn 1 với công suất xử lý khoảng 3.000 m3/ngày.đêm. Do đó, khi Tổ máy 2 đi vào hoạt động thì Công ty sẽ nâng công suất xử lý của HTXL nước thải lên khoảng 6.000m3/ngày.đêm. Sơ đồ công nghệ module XLNT cho Tổ máy phát điện 1 (công suất 3.000 m3/ngày.đêm) được trình bày trong hình 5.3. Bể cân bằng 2.000 m3 Bể trộn Bể lắng (400 m3) Nước thải FGD Nước thải từ các nguồn khác Thải ra sông Thị Vải Bể trộn chậm (30 m3) Polymer 2 ppm Bể trộn nhanh (15 m3) Polymer 2 ppm PAC 300 ppm Bể thổi khí (300 m3) Tháp làm nguội Khí nén Bể ổn định (50 m3) Bể gom bùn (20 m3) Bể cô đặc bùn Máy ép bùn trục vít (200 kg/h) Bánh bùn Polymer 20 ppm Hình 5.3: Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải Tổ máy 1. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải: Nước thải từ nhà máy điện gồm nhiều nguồn phát sinh khác nhau, nhưng có thể phân thành 02 loại chính: Nước thải từ hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) và nước thải từ các nguồn khác. Nước thải từ hệ thống khử lưu huỳnh có hàm lượng chất rắn lơ lửng và nhiệt độ cao (540C) nên cần xử lý bằng keo tụ, lắng và làm giảm nhiệt độ. Nước thải từ các nguồn khác pha trộn với nhau cho thấy chỉ có pH là không đạt tiêu chuẩn, nên cần trung hoà trước khi thải ra nguồn. Chức năng của từng công trình đơn vị xử lý nước thải như sau : - Bể cân bằng: Bể cân bằng có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải, nhằm đảm bảo chế độ vận hành ổn định cho các công trình đơn vị phía sau; - Bể trộn: Bể trộn này có cấu tạo ziczac nhằm thay đổi dòng chảy, tăng khả năng xào trộn giữa nước thải và nhôm sunfat; - Bể trộn nhanh: Chức năng của bể trộn nhanh là tăng cường khả năng phối trộn giữa nhôm sunfat và nước thải, cũng như tạo cơ chế phản ứng trong bể trộn chậm phía sau; - Bể trộn chậm: Chức năng của bể trộn chậm là tăng cường khả năng phối trộn giữa chất trợ lắng và nước thải, nhằm liên kết chất rắn lơ lửng thành dạng khối để đảm bảo hiệu quả lắng cao; - Bể lắng: Thực hiện nhiệm vụ tách các chất rắn ra khỏi nước thải bằng trọng lực. Lượng chất rắn lắng xuống đáy bể tạo thành lớp bùn; - Máy ép bùn trục vít: Có nhiệm vụ tách nước ra khỏi bùn, tạo thành bùn có dạng bánh để dễ tồn trữ và vận chuyển; - Tháp làm nguội: Có nhiệm vụ làm nguội nước thải đến nhiệt độ cho phép; - Bể ổn định: Có nhiệm vụ ổn định nồng độ và nhiệt độ nước thải sau xử lý, đảm bảo lưu lượng thải ổn định. Ngoài hệ thống đường ống và bơm, tại các bể trộn sẽ có máy khuấy nhằm tăng khả năng xáo trộn. Thiết bị chỉnh pH tự động cũng được lắp đặt nhằm điều khiển quá trình xử lý tốt hơn. Công ty sẽ xây dựng thêm 1 module xử lý nước thải cho Tổ máy phát điện 2 tương tự với module XLNT cho Tổ máy 1. Sơ đồ công nghệ HTXLNT cho Tổ máy 2 được đưa ra trong Hình 5.4. Bể cân bằng 3.000 m3 Bể trộn Bể lắng (600 m3) Nước thải FGD Nước thải từ các nguồn khác Thải ra sông Thị Vải Bể trộn chậm (50 m3) Polymer 2 ppm Bể trộn nhanh (25 m3) Polymer 2 ppm PAC 300 ppm Bể thổi khí (450 m3) Tháp làm nguội Khí nén Bể ổn định (75 m3) Bể gom bùn (30 m3) Bể cô đặc bùn Máy ép bùn trục vít (300 kg/h) Bánh bùn Polymer 20 ppm Hình 5.4 : Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải Tổ máy 2. Nồng độ các chất ô nhiễm sau hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945 - 2005, Kq = 1,1 và Kf = 1,0) trước khi thải ra cống Lò Rèn và sông Thị Vải. (2). Nước thải sinh hoạt Đối với các nguồn nước thải sinh hoạt (nước tắm rửa, nước thải vệ sinh công cộng, …) được thu gom vào các hố ga, dẫn chuyển đến các bể tự hoại xây dựng tại các khu vực khác nhau của dự án. Sơ đồ một kiểu bể tự hoại điển hình được đưa ra trên hình 5.5. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: Lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Các số liệu thống kê thực tế cho thấy mỗi người cần khoảng 0,2 - 0,3 m3 bể tự hoại và với tổng số 88 người lao động, dự án sẽ xây dựng khoảng 17,6 - 26,4 m3 bể tự hoại. Nước vào Nước ra Hình 5.5: Sơ đồ công nghệ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt. Sau khi qua bể tự hoại nước thải sinh hoạt sẽ thu gom, dẫn chuyển về Trạm xử lý nước thải cục bộ của dự án để xử lý cùng nước thải sản xuất của Nhà máy. (3). Nước mưa chảy tràn Nhà máy sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc hai bên đường giao thông nội bộ, bố trí các hố ga có song chắn rác, nước mưa lắng lọc tự nhiên và có các giếng kiểm tra. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo chôn lấp hợp vệ sinh. Sau khi đi qua khu vực dự án, hệ thống thoát nước mưa của dự án được đấu nối chung vào hệ thống thoát nước mưa của KCN chảy ra cống Lò Rèn, rạch Bà Ký, sông Thị Vải. 5.1.2.3. Các biện pháp khống chế ô nhiễm chất thải rắn Các biện pháp khống chế ô nhiễm do chất thải rắn đã được áp dụng cho tổ máy số 1 cũng sẽ áp dụng cho tổ máy số 2. Các biện pháp cụ thể được trình bày dưới đây. (1). Biện pháp chung Hệ thống quản lý chất thải rắn đang áp dụng tại Tổ máy 1 của Nhà máy nhiệt điện được tóm tắt trong hình 5.6 Công ty sẽ áp dụng các biện pháp quản lý CTR đã áp dụng cho Tổ máy 1 để quản lý chất thải rắn cho Tổ máy 2. Chất thải sinh hoạt Chôn lấp tại bãi rác công cộng Chất thải nhiễm dầu Đốt trong lò đốt Bánh bùn từ hệ thống FGD Bụi tro từ hệ thống lọc tĩnh điện Tro ướt ở đáy nồi hơi Nguyên liệu thô để sản xuất gạch, xi măng Hình 5.6 : Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Tổ máy 1. (2). Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ Tổ máy 1 bao gồm nguyên vật liệu thô như thanh kim loại, tro, bao bì dính dầu, vải, dầu mỡ, hoá chất đã sử dụng, ... Các loại chất thải này đã được Công ty phân loại tại nguồn và ký hợp đồng thuê Công ty Mê kông thu gom, vận chuyển, xử lý như sau: - Xỉ tro ướt ở đáy nồi hơi Tổ máy 1 với khối lượng trung bình là 33.759 tấn/năm được vận chuyển đến các nhà máy gạch làm nguyên liệu để sản xuất gạch hoặc nguyên vật liệu làm đường; - Bụi tro từ hệ thống lọc tĩnh điện của Tổ máy 1 chứa chủ yếu các chất vô cơ không độc hại được lưu giữ trong các bể chứa với khối lượng 16.986 tấn/năm . Bụi tro sẽ được chuyển đến các nhà máy bê tông và nhà máy xi măng để sử dụng như là phụ gia. - Bánh bùn xử lý khí thải chứa lưu huỳnh trong quá trình xử lý nước thải với khối lượng 1.304 tấn/năm được chuyển đến các nhà máy gạch làm nguyên liệu để sản xuất gạch hoặc nguyên vật liệu làm đường; - Bao bì, hoá chất sử dụng, … khoảng 12,5 tấn/năm được vận chuyển xử lý đúng quy định. Các hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh từ Tổ máy 1 được đính kèm trong Phụ lục I của báo cáo Công ty sẽ áp dụng các biện pháp quản lý CTR công nghiệp đã áp dụng cho Tổ máy 1 để quản lý chất thải rắn cho Tổ máy 2. (3). Chất thải rắn sinh hoạt Dự kiến số lao động trong Nhà máy nhiệt điện khi cả 2 Tổ máy hoạt động là 88 người. Khối lượng chất thải sinh hoạt của Nhà máy ước tính khoảng 12.33 tấn/năm. Trong thời gian qua Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hoà để thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Xem hợp đồng đính kèm Phụ lục I). Công ty sẽ áp dụng các biện pháp quản lý CTR sinh họat đã áp dụng cho Tổ máy 1 để quản lý chất thải rắn cho Tổ máy 2. 5.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế sự cố môi trường chủ yếu như sau: 5.2.1. Phòng chống cháy nổ Các biện pháp phòng chống cháy nổ đang áp dụng tại Tổ máy 1 là: - Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao được quản lý thông qua các hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước. Các thiết bị này được lắp đặt các đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, mức dung dịch trong thiết bị, ... nhằm giám sát các thông số kỹ thuật; - Hệ thống cứu hoả được lắp đặt giữa khoảng cách của các công trình xây dựng lớn hơn 10m đủ điều kiện cho người và phương tiện di chuyển khi có cháy, giữ khoảng rộng cần thiết ngăn cách đám cháy lan rộng. Các họng lấy nước cứu hoả bố trí đều khắp phạm vi của Tổ máy 1, kết hợp các dụng cụ chữa cháy như bình CO2, bình bọt, ... trong từng bộ phận sản xuất và đặt ở những địa điểm thao tác thuận tiện. Hệ thống phun nước chữa cháy tự động theo giới hạn nhiệt độ 700C bố trí đều trên mái Tổ máy 1 kết hợp hệ thống bơm điều khiển bằng áp lực trong đường ống hoặc từ bể dự trữ nước trên cao; - Trong các vị trí sản xuất đã thực hiện nghiêm ngặt quy phạm an toàn đối với từng công nhân trong suốt thời gian làm việc; - Các loại dung môi và nhiên liệu dễ cháy được lưu trữ trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện, các bồn chứa dung môi được lắp đặt các van an toàn, các thiết bị theo dõi nhiệt độ, các thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động; - Trong các khu sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm được lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện PCCC được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động; - Công ty đã ban hành nội quy về việc cấm công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện, …trong khu vực có thể gây cháy. - Đã thành lập Đội phòng chống cháy nổ đảm nhiệm công tác PCCC cho Tổ máy 1; - Công nhân làm việc trực tiếp trong các nhà xưởng sản xuất, kho chứa nhiên liệu được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ; - Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa hàng hoá nhiên liệu. Bố trí hệ thống chống cháy nổ tại xung quanh khu vực dự án; - Chủ đầu tư dự án có các trang thiết bị phòng chống cháy nhằm cứu chữa kịp thời khi sự cố xảy ra; - Để đảm bảo kịp thời ứng phó với sự cố cháy nổ, Chủ đầu tư dự án đã bố trí các họng lấy nước chữa cháy và cung cấp nước thích hợp. Công ty sẽ áp dụng các biện pháp PPCC đã áp dụng cho Tổ máy 1 để phòng chống cháy nổ cho Tổ máy 2. 5.2.2. Hệ thống chống sét Các biện pháp chống sét đang áp dụng tại Tổ máy 1 là : - Lắp hệ thống chống sét cho các vị trí cao của khu vực dự án; - Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án; - Lắp đặt điện trở tiếp đất xung kích 10 W khi điện trở suất của đất > 50.000 W/cm2; - Lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn bộ khu vực Nhà máy nhiệt điện và từng nhà xưởng, công trình kho tàng; - Lắp đặt các loại thiết bị chống sét tích cực, các trụ chống sét được bố trí để bảo vệ khắp dự án với độ cao bảo vệ tính toán là 10 - 14m; Công ty sẽ áp dụng các biện pháp chống sét đã áp dụng cho Tổ máy 1 để chống sét cho Tổ máy 2. 5.2.3. Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu Để phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí phát sinh từ Tổ máy 1, Công ty đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố, cụ thể như sau: 5.2.3.1. Hệ thống kho bể chứa Hệ thống kho chứa nguyên nhiên liệu của Tổ máy 1 đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hoả, ...). Công ty sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống rò rỉ cho hệ thống kho chứa đã áp dụng cho Tổ máy 1 để phòng chống rò rỉ cho các kho chứa khi vận hành Tổ máy 2. 5.2.3.2. Vận tải và quá trình nhập xuất nhiên liệu Công ty đã áp dụng các biện pháp phòng chống rò rỉ trong quá trình vận tải và xuất nhập nhiên liệu tại Tổ máy số 1 như sau : - Thực hiện nghiêm ngặt qui định kỹ thuật, an toàn trong quá trình nhập xuất nhiên liệu; - Các phương tiện vận chuyển xăng dầu, nguyên liệu lỏng, ... (như xe bồn, ...) có đủ tư cách pháp nhân, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật khi vận chuyển trên đường giao thông. Công ty sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống rò rỉ cho quá trình vận tải, xuất nhập nhiên liệu đã áp dụng cho Tổ máy 1 để phòng chống rò rỉ khi vận hành Tổ máy 2. 5.2.3.3. Phương án xử lý sự cố rò rỉ Chủ đầu tư dự án đã cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tràn dầu từ Tổ máy 1, đã tổ chức diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên. Các biện pháp này sẽ tiếp tục được áp dụng khi vận hành Tổ máy số 2. 5.2.3.4. Quản lý rủi ro của các hoá chất sử dụng trong sản xuất Các biện pháp quản lý rủi ro các hoá chất đã sử dụng trong quá trình vận hành Tổ máy 1 được trình bày ở bảng 5.1. Bảng 5.1 : Các phương pháp quản lý rủi ro của các hoá chất sử dụng trong sản xuất Stt Tên hoá chất Quy định pháp luật (Thông tư 08/2001/TT-BCN) Biện pháp an toàn Khi tiếp xúc, sử dụng Phòng ngừa sự cố rò rỉ, cháy nổ 01 Axít Clohydric (HCl) Nhập khẩu có điều kiện Sử dụng kính bảo hộ, găng tay plastic khô ráo - Không để lẫn với các khử và chất có thể cháy, các chất ôxy hoá mạnh, các bazơ mạnh, kim loại; - Để trong phòng thông gió tốt; - Bảo quản mát. 02 Natri hydroxide (NaOH) Không quy định Sử dụng kính bảo hộ, găng tay plastic khô ráo - Để trong chai, lọ chuyên dụng, đóng chặt nút chai. - Tránh xa các acid mạnh, kim loại. - Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường tổng hợp, tháng 7/2007. Các biện pháp nêu trong bảng 5.1 sẽ tiếp tục được áp dụng khi vận hành Tổ máy số 2. CHƯƠNG 6 CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 6.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa là chủ đầu tư dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW tại KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cam kết thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn hoạt động như đã nêu cụ thể trong báo cáo này: - Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy: + Thực hiện các biện pháp tổ chức thi công xây dựng hợp lý; + Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng; + Thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân; + Thực hiện các biện pháp an toàn lao động; - Trong giai đoạn hoạt động của nhà máy: + Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí như xử lý khí thải, thông gió nhà xưởng, xử lý khí độc, ... + Thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải như: xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại; xử lý nước thải công nghiệp tại trạm XLNT; + Thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm do chất thải rắn; + Thực hiện các biện pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu khu vực như diện tích cây xanh chiếm tối thiểu 15% diện tích của nhà máy, trồng cây phù hợp quy hoạch; + Thực hiện các biện pháp khống chế ồn, rung. Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày trong báo cáo, bao gồm: - Phòng chống cháy nổ; - Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu từ hệ thống kho, bể chứa và trong quá trình vận tải, nhập xuất nhiên liệu, xây dựng các phương án xử lý sự cố rò rỉ và quản lý rủi ro của các hoá chất sử dụng trong sản xuất. Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án sẽ tăng cường công tác đào tạo cán bộ về môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường trong nhà máy, bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Chủ đầu tư dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra. Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Chủ đầu tư dự án cam kết sẽ hoàn thành các công trình xử lý môi trường và gửi báo cáo về UBND tỉnh Đồng Nai để kiểm tra, cấp phép cho Tổ máy 2 chính thức đi vào hoạt động. 6.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN Chủ đầu tư dự án cam kết trong quá trình xây dựng và hoạt động, dự án đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm: - Khí thải lò hơi đốt than đảm bảo đạt Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện (TCVN 7440 - 2005), Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (TCVN 5939 - 2005) và Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ (TCVN 5940 - 2005); - Môi trường không khí xung quanh: Các chất ô nhiễm trong khí thải khi phát tán ra môi trường bảo đảm đạt Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 2005) và Tiêu chuẩn Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (TCVN 5938 - 2005); - Độ ồn: Đảm bảo độ ồn sinh ra từ quá trình hoạt động của nhà máy sẽ đạt Tiêu chuẩn Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương, TCVN 5949 - 1998); - Nước thải sinh hoạt: Đảm bảo đạt Tiêu chuẩn TCVN 5945 - 2005: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh khi thải ra môi trường ; - Nước thải công nghiệp: Đảm bảo đạt Tiêu chuẩn TCVN 5945 - 2005: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh khi thải ra môi trường (Kq = 1,1, Kf = 1,0); - Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh; - Chất thải rắn công nghiệp: Lập sổ đăng ký chủ nguồn thải, đảm bảo thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ an toàn. Chủ đầu tư dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 7 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 7.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Các công trình xử lý môi trường chính tại nhà máy như sau: - Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP); - Hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD); - Hệ thống kiểm soát khí thải liên tục và tự động (CEMS); - Hệ thống thu hồi nước; - Hệ thống bể tự hoại; - Hệ thống cống thu gom nước thải; - Các biện pháp chống ồn, rung; - Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy nhiệt điện; - Các thùng chứa, phân loại chất thải nguy hại chuyên dụng; tuỳ theo tính chất từng loại chất thải mà có biện pháp xử lý phù hợp. - Hệ thống chống sét. Chi tiết về các công trình này đã được mô tả chi tiết trong Chương 5.. 7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 7.2.1. Chương trình quản lý môi trường Chủ đầu tư đã và đang thực hiện Chương trình quản lý môi trường đối với Tổ máy 1 như sau: 7.2.1.1. Giai đoạn xây dựng - Lập báo cáo ĐTM trình cơ quan chức năng phê duyệt. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; - Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu; - Tuyên truyền, giao dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động; - Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường. 7.2.1.2. Giai đoạn vận hành và khai thác thương mại (1). Quản lý môi trường - Giám sát nguồn thải và các điểm thải trong khu vực nhà máy; - Quản lý chất thải; - Lập kế hoạch giám sát môi trường cho khu vực nhà máy; - Xây dựng, thiết lập kế hoạch ứng cứu sự cố; - Đào tạo về an toàn và môi trường cho nhân viên; - Theo dõi, lưu trữ kết quả các hoạt động có liên quan đến an toàn môi trường của nhà máy; - Thường xuyên xem xét, kiểm tra lại hiệu quả của kế hoạch quản lý môi trường và chỉnh sửa lại kế hoạch khi cần thiết. (2). Kiểm tra và kiểm toán hệ thống quản lý môi trường 1). Kiểm tra hệ thống quản lý môi trường: Nhằm xác định các vấn đề: - Hiện trạng môi trường và xác định các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; - Giới thiệu các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cũng như cải tiến các chương trình quản lý và giám sát môi trường sao cho thích hợp với tình hình thực tế. 2). Kiểm tra môi trường: Kiểm tra định kỳ theo chuyên đề như: - Tình trạng vệ sinh tại khu vực nhà máy; - Hệ thống XLNT, chất lượng nước thải; - Tình trạng quản lý chất thải; - Thiết bị và biện pháp ứng phó sự cố. 3). Kiểm toán môi trường: Kiểm toán các vấn đề về quản lý và kỹ thuật có thể thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với kiểm toán an toàn. Các biện pháp nêu trong mục 7.2.1 sẽ tiếp tục được áp dụng khi vận hành Tổ máy số 2. 7.2.2. Chương trình giám sát môi trường Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã cùng với các cơ quan chức năng lập chương trình giám sát môi trường, tiến hành thu mẫu giám sát chất lượng môi trường tại các nguồn phát sinh ô nhiễm trong Tổ máy 1 theo tần xuất quy định nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, cung cấp thông tin môi trường trong khu vực cho cơ quan quản lý, góp phần vào công tác quản lý môi trường của KCN. Kế hoạch giám sát môi trường trong giai đọan vận hành Tổ máy số 2 sẽ được tích hợp với kế hoạch giám sát môi trường đang thực hiện đối với Tổ máy 1. Cụ thể như sau: 7.2.2.1. Giám sát chất thải Công ty sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường, nhằm mục đích kiểm soát, bảo vệ và giám sát ô nhiễm môi trường. Tình trạng môi trường sẽ được thường xuyên theo dõi, số liệu sẽ được lưu trữ. (1). Giám sát khí thải - Thông số chọn lọc: Bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, THC. - Địa điểm đặt vị trí giám sát: 2 điểm tại 2 ống khói lò hơi. - Tần số thu mẫu và phân tích: 3 tháng/lần; - Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5939 - 2005, cột B, TCVN 5940 - 2005 và TCVN 7440 - 2005). Sơ đồ vị trí giám sát khí thải được trình bày trong hình III.3, Phụ lục III của báo cáo. (2). Giám sát nước thải - Thông số chọn lọc: pH, BOD5, COD, SS, NH4+, tổng Nitơ, tổng Photpho, dầu mỡ khoáng, Tổng Phenol, Chì, E.Coli, Tổng Coliform; - Địa điểm giám sát: 3 điểm giám sát trên khu vực dự án (1 điểm trước khi vào hệ thống xử lý của nhà máy nhiệt điện, 1 điểm nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy nhiệt điện và 1 điểm nước thải taïi hoá nöôùc thaûi taäp trung. - Tần suất giám sát: 3 tháng /lần; - Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5945 - 2005, cột B). (3). Giám sát chất thải rắn Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất sẽ được thống kê hàng ngày. Định kỳ (3 tháng/lần) và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường. (4). Giám sát xỉ than - Thông số chọn lọc: Cd, Cr, Cu, Pb, Zn, As, Se, Hg, Cr6+; - Địa điểm giám sát: 3 điểm trên khu vực dự án; - Tần suất giám sát: 3 tháng/lần; - Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; 7.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh (1). Giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn - Thông số chọn lọc: Bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, THC, tiếng ồn. - Địa điểm đặt vị trí giám sát: 10 điểm giám sát trên khu vực dự án gồm: + 2 mẫu tại 2 tổ máy phát điện + 4 mẫu trong khuôn viên nhà máy (đầu gió và cuối gió) + 4 mẫu không khí xung quanh nhà máy phát điện. - Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng /lần; - Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích : Phương pháp tiêu chuẩn; - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005, TCVN 5938 - 2005, TCVN 5949 - 1998). Sơ đồ vị trí giám sát không khí xung quanh được trình bày trong hình III.3, Phụ lục III của báo cáo. (2). Giám sát chất lượng nước mặt Do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện. (3). Giám sát chất lượng nước ngầm Do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện. Sơ đồ vị trí giám sát chất lượng môi trường được đưa trong Hình III.4 phụ lục III của báo cáo. CHƯƠNG 8 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 8.1. XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG Chi phí cho các công trình xử lý môi trường của Tổ máy 2 được tóm tắt trong bảng 8.1. Bảng 8.1: Kinh phí xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý môi trường cho Tổ máy 2. Stt Hạng mục Số lượng Đơn giá (đồng) Kinh phí (triệu đồng) A Giai đoạn thi công 01 Các thùng chứa rác 10 thùng 800.000 8 B Giai đoạn vận hành I Các hệ thống xử lý khí thải 01 Hệ thống lọc bụi tĩnh điện 196,0 02 Hệ thống giám sát khí thải liên tục và tự động 03 Xây dựng 35,0 04 Thiết kế kỹ thuật 25,0 Tổng giá trị trước thuế 256,0 Thuế giá trị gia tăng 25,6 Tổng giá trị sau thuế 281,6 III Hệ thống chống sét 4 bộ 01 Thiết bị 30 02 Xây dựng 10 Tổng giá trị trước thuế 40 Thuế giá trị gia tăng 4 Tổng giá trị sau thuế 45 IV Hệ thống PCCC 01 Thiết bị 40 02 Xây dựng 10 Tổng giá trị trước thuế 50 Thuế giá trị gia tăng 5 Tổng giá trị sau thuế 55 V Khác 12 01 Thùng rác công cộng 8 thùng 800.000 6,4 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007. 8.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Công ty sẽ dành một khoản kinh phí hàng năm cho công việc giám sát chất lượng môi trường. Kinh phí dùng trong công tác giám sát môi trường dự kiến khoảng 93,44 triệu đồng/năm. Kinh phí trên được ước tính trên cơ sở các văn bản pháp lý liên quan dưới đây: - Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 giữa Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. - Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/09/2002 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 8.2.1. Kinh phí giám sát chất thải 8.2.1.1. Kinh phí giám sát khí thải Kinh phí dành cho giám sát chất lượng khí thải từ ống khói 2 tổ máy phát điện được thể hiện trong bảng 8.2. Bảng 8.2: Kinh phí dành cho giám sát chất lượng khí thải lò hơi máy phát điện. Stt Thông số Đơn giá (đồng) Số mẫu (mẫu) Tần số giám sát (lần/năm) Tổng cộng (đồng) 01 Bụi 60.000 2 4 480.000 02 CO 300.000 2 4 2.400.000 03 SO2 300.000 2 4 2.400.000 04 NO2 300.000 2 4 2.400.000 05 THC 600.000 2 4 4.800.000 Tổng cộng 1.560.000 12.480.000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007. 8.2.1.2. Kinh phí giám sát chất lượng nước thải Kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải được thể hiện trong bảng 8.3. Bảng 8.3. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải. Stt Thông số Đơn giá (đồng) Số mẫu (mẫu) Tần số giám sát (lần/năm) Tổng cộng (đồng) 01 pH 30.000 3 4 360.000 02 BOD5 80.000 3 4 960.000 03 COD 80.000 3 4 960.000 04 SS 50.000 3 4 600.000 05 N - NH4+ 60.000 3 4 720.000 06 Tổng Nitơ 60.000 3 4 720.000 07 Tổng Photpho 60.000 3 4 720.000 08 Dầu mỡ khoáng 300.000 3 4 3600000 09 Tổng Phenol 500.000 3 4 6.000.000 10 Chì 60.000 3 4 720.000 11 E.Coli 60.000 3 4 720.000 12 Tổng Coliform 60.000 3 4 720.000 Tổng cộng 1.400.000 16.800.000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007. 8.2.1.3. Kinh phí giám sát chất thải rắn Tổng kinh phí giám sát chất thải rắn: 8 triệu đồng/năm. 8.2.1.4. Kinh phí giám sát xỉ than Kinh phí giám sát xỉ than được trình bày trong bảng 8.4. Bảng 8.4: Kinh phí giám sát xỉ than. Stt Thông số Đơn giá (đồng) Số mẫu (mẫu) Tần số giám sát (lần/năm) Tổng cộng (đồng) 01 Cd 80.000 3 4 960.000 02 Cr 80.000 3 4 960.000 03 Cu 80.000 3 4 960.000 04 Pb 80.000 3 4 960.000 05 Zn 80.000 3 4 960.000 06 As 80.000 3 4 960.000 07 Se 80.000 3 4 960.000 08 Hg 80.000 3 4 960.000 09 Cr6+ 80.000 3 4 960.000 Tổng cộng 720.000 8.640.000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007. 8.2.2. Kinh phí giám sát môi trường xung quanh 8.2.2.1. Kinh phí giám sát chất lượng không khí Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 8.5. Bảng 8.5: Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí. Stt Thông số Đơn giá (đồng) Số mẫu (mẫu) Tần số giám sát (lần/năm) Tổng cộng (đồng) 01 Bụi 60.000 10 2 1.200.000 02 SO2 300.000 10 2 6.000.000 03 NO2 300.000 10 2 6.000.000 04 CO 300.000 10 2 6.000.000 05 THC 600.000 10 2 12.000.000 06 Tiếng ồn 50.000 10 2 1.000.000 Tổng cộng 1.610.000 32.200.000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007. 8.2.2.2. Kinh phí giám sát chất lượng nước mặt Do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện. 8.2.2.3. Kinh phí giám sát chất lượng nước ngầm, nước cấp Do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện. 8.2.3. Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường Kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm của nhà máy được tóm tắt như trong bảng 8.6. Bảng 8.6: Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường. Stt Nội dung giám sát Kinh phí giám sát (đồng) I Giám sát chất thải 01 Khí thải 12.480.000 02 Nước thải 16.800.000 03 Chất thải rắn/chất thải nguy hại 8.000.000 04 Xỉ than 8.640.000 II Giám sát môi trường xung quanh 01 Chất lượng không khí 32.200.000 Tổng cộng 78.120.000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007. Vậy tổng cộng kinh phí cho công tác giám sát môi trường hàng năm trên khu vực dự án là 78,12 triệu đồng. CHƯƠNG 9 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Theo quy định tại khoản 8, Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 và theo yêu cầu của Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, chủ dự án đã gửi văn bản xin góp ý kiến tới Ủy ban Nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án. Nội dung văn bản là thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động dự kiến áp dụng và đề nghị các cơ quan này cho ý kiến phản hồi bằng văn bản. Sau đây là các ý kiến của các cơ quan trên về Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW tại KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.. 9.1 Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HIỆP PHƯỚC Theo công văn số 76/CV.UBND ngày 21/6/2007 của UBND xã Hiệp Phước về việc đóng góp ý kiến phục vụ lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa. Ý kiến của UBND xã Hiệp Phước có nội dung tóm tắt như sau: - Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường: + Về kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng nên thực hiện đúng theo tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch; + Xe lưu hành vận chuyển như: đất, cát, đá, gạch,… nên che đậy thật kỹ, tránh rơi rớt xuống đường dễ gây tai nạn và mất mỹ quan; + Các công trình xây dựng như: bể tự hoại, hệ thống cống rãnh, và các hố lắng sơ bộ để thu gom nước, hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và khu vực xử lý nước thải nên xây dựng kiên cố, có mái che chắn; + Xây dựng hệ thống xử lý khí thải đạt hiệu quả cao, tránh việc việc phát thải khí gây ô nhiễm vượt quá nồng độ cho phép, để hạn bảo vệ sức khoẻ cho người dân và công nhân lao động trong vùng; - Về mặt công ty kết hợp với địa phương: + Địa phương sẽ hỗ trợ về an toàn trật tự khi công ty yêu cầu; + Công ty nên có yêu cầu, chế độ tuyển dụng hợp lý với khả năng của lao động địa phương có thể tham gia đặc biệt là số công nhân còn đang thất nghiệp; + Rất mong công ty khi thi công, đưa công trình hoàn chỉnh vào sử dụng đúng theo quy trình của luật bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành vào năm 2006. 9.2. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ HIỆP PHƯỚC Theo công văn số 06/CV.MT ngày 12/6/2007 của UBMTTQVN xã Hiệp Phước về việc đóng góp ý kiến phục vụ lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa. Ý kiến của UBMTTQVN xã Hiệp Phước có nội dung tóm tắt như sau: - Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường: + Về kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng nên thực hiện đúng theo tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch; + Xe lưu hành vận chuyển như: đất, cát, đá, gạch,… nên che đậy thật kỹ, tránh rơi rớt xuống đường dễ gây tai nạn và mất mỹ quan; + Các công trình xây dựng như: bể tự hoại, hệ thống cống rãnh, và các hố lắng sơ bộ để thu gom nước, hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và khu vực xử lý nước thải nên xây dựng kiên cố, có mái che chắn; + Xây dựng hệ thống xử lý khí thải đạt hiệu quả cao, tránh việc việc phát thải khí gây ô nhiễm vượt quá nồng độ cho phép, để hạn bảo vệ sức khoẻ cho người dân và công nhân lao động trong vùng; - Về mặt công ty kết hợp với địa phương: + Địa phương sẽ hỗ trợ về an toàn trật tự khi công ty yêu cầu; + Công ty nên có yêu cầu, chế độ tuyển dụng hợp lý với khả năng của lao động địa phương có thể tham gia đặc biệt là số công nhân còn đang thất nghiệp; + Rất mong công ty khi thi công, đưa công trình hoàn chỉnh vào sử dụng đúng theo quy trình của luật bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành vào năm 2006. CHƯƠNG 10 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 10.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU - Công ty TNHH Một Thành viên Tín Nghĩa, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III - giai đoạn 1 (bổ sung thêm ngành nhiệt điện), tháng 6/2004; - Công ty TNHH Một Thành viên Tín Nghĩa, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III - giai đoạn 2, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, tháng 7/2006. - Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, Báo cáo giám sát môi trường nhà máy phát điện, KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, tháng 10/2006; - Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, Báo cáo giám sát môi trường nhà máy phát điện, KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, tháng 5/2007; - Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, Các bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu thông số kỹ thuật của dự án, tháng 05/2007; - Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, Giải trình Kinh tế kỹ thuật Dự án Đầu tư vào KCN, tháng 10/2001; - GS.TS. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và Tính toán khuếch tán chất ô nhiễm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; - Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2005, tháng 8/2005; - Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006; - Uỷ ban Nhân dân xã Hiệp Phước, Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch KT - XH, AN - QP của UBND xã Hiệp Phước trong năm 2006, tháng 11/2006; - ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development Projects; - ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Infrastructure Projects; - Formosa Industries Corporation, The Technical and Economic Feasibility Expose on power Plant Expansion, 2003. - Standard Methods for Water and Wastewater examination, New York, 1989; - WB (1991). Environmental Assessment Sourcebook. Vol. II, Sectoral Guidelines; - WB (1992). Environmental Assessment Sourcebook. Vol. III, Guidelines for Environmental Assessment of Energy and Industry project. 10.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Các phương pháp sau được dùng để đánh giá: - Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án; - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh; - Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án; - Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; - Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix): được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường; - Phương pháp mô hình hoá: được dùng để dự báo khả năng phát tán chất ô nhiễm theo không gian; - Phương pháp tham vấn cộng đồng: dùng để đánh giá mức độ cần thiết và lợi ích từ dự án. 10.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng được đưa ra trong bảng 10.1. Bảng 10.1: Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng Stt Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân 01 Phương pháp thống kê Cao - Dựa theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh; - Dựa theo số liệu thống kê của các địa phương. 02 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Cao - Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại; - Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn 03 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993 Trung bình Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam 04 Phương pháp so sánh tiêu chuẩn Cao Kết quả phân tích có độ tin cậy cao 05 Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận Trung bình Phương pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán định lượng, dựa trên chủ quan của những người đánh giá 06 Phương pháp mô hình hoá Trung bình Sử dụng Mô hình phát tán ISC3 để tính toán lan truyền các chất ô nhiễm không khí từ 2 Tổ máy phát điện. 07 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao - Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND, UBMTTQ xã. Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường phân tích và đánh giá, tháng 7/2007. Báo cáo ĐTM cho Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW tại Phân khu công nghiệp Formosa do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa làm chủ đầu tư dự án với sự tư vấn của Trung tâm Công nghệ Môi trường (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam). Với kinh nghiệm nhiều năm lập báo cáo ĐTM, ENTEC đã đánh giá được đầy đủ và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại. Bên cạnh nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, Công ty còn nhận được các ý kiến tham vấn của UBND và UBMTTQ cấp xã tại địa điểm thực hiện dự án nên đánh giá các tác động nêu trong báo cáo đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương. Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo ĐTM này còn định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá định lượng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW tại Phân khu công nghiệp Formosa (KCN Nhơn Trạch III - Giai đoạn 1), huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai có thể rút ra một số kết luận chính sau đây: (1). Dự án được thực hiện xây dựng trong khuôn viên Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa và nhà máy nhiệt điện hiện hữu. Do đó, vị trí trí xây dựng nhà máy thuận lợi, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương. (2). Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Nhơn Trạch, đáp ứng nhu cầu phát triển của KCN Nhơn Trạch III và tổ hợp KCN Nhơn Trạch 2.700ha, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương. (3). Hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án được đánh giá như sau: Không khí có dấu hiệu ô nhiễm bụi, nước ngầm bị nhiễm phèn và vi sinh, nước mặt tại sông Thị Vải đã có hiện tượng ô nhiễm. Đây là các chỉ thị môi trường để đánh giá diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu vực dự án dưới các tác động tiêu cực do hoạt động xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án. (4). Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực tới KT - XH và môi trường, nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường. Các tác động đó cụ thể là: - Tác động nhất định đến việc gia tăng dân số cơ học trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động sau này của dự án; - Gây ô nhiễm môi trường không khí trên khu vực do bụi, khí thải, hơi xăng, dầu, khí độc hại, tiếng ồn do hoạt động xây dựng, sản xuất và vận tải; - Gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và sản xuất, nước mưa chảy tràn phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án; - Gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nguy hại và rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án; - Gia tăng nguy cơ gây sự cố môi trường (tràn dầu, tràn đổ hoá chất, cháy nổ, ...). (5). Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực dự án, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa sẽ đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM dự án này nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định, bao gồm: (a). Phương án khống chế ô nhiễm không khí; (b). Phương án khống chế ô nhiễm do ồn rung; (c). Phương án xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước mưa chảy tràn; (d). Phương án khống chế ô nhiễm do chất thải rắn; (e). Đảm bảo diện tích cây xanh, các biện pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu, các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và các biện pháp phòng chống sự cố môi trường (cháy nổ, tràn hoá chất, ...). (7). Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế kỹ thuật và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra. (8). Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM này là những biện pháp khả thi, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành. 2. KIẾN NGHỊ Kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan chức năng liên quan thẩm định và phê chuẩn báo cáo ĐTM để Dự án sớm đi vào hoạt động và đảm bảo tiến độ đầu tư dự án, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Nhơn Trạch nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN PHỤ LỤC II: CÁC BẢN VẼ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY PHỤC LỤC III: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG PHỤ LỤC IV: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÁT TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ PHỤ LỤC V: MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN KHU VỰC DỰ ÁN PHỤ LỤC VI: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG PHỤ LỤC I MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN PHỤ LỤC II CÁC BẢN VẼ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY PHỤ LỤC III SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG PHỤ LỤC IV KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÁT TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ PHỤ LỤC V MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN KHU VỰC DỰ ÁN PHỤ LỤC VI KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdtm_formosa_6212.doc