120 câu hỏi về thủ tục hải quan và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, gồm: a) Đơn đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 07 ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính; b) Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành luật, kinh tế, kỹ thuật: 01 bản chụp; c) Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp; d) Chứng minh thư nhân dân: 01 bản chụp; đ) Một (01) ảnh 2x3. Các chứng từ bản chụp do giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận. 1. Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gửi đến Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 08 ban hành kèm Thông tư này. Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trùng với số chứng minh thư nhân dân của người được cấp và có giá trị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. 3. Gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan a) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gia hạn thời gian sử dụng mã số nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Không thuộc các trường hợp bị thu hồi mã số theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; - Tham gia tối thiểu 2/3 hoặc thời lượng tương đương 03 ngày các khóa đào tạo, cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật hải quan do cơ quan hải quan (Tổng cục Hải quan và hải quan các cấp) và đơn vị được cơ quan hải quan cử cán bộ tham gia giới thiệu trong thời gian mã số nhân viên có hiệu lực.

docx72 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 120 câu hỏi về thủ tục hải quan và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ tục hải quan: Thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, đồng thời có văn bản cam kết máy móc thiết bị đã qua sử dụng đảm bảo các yêu cầu an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định tại công văn 3016/BKHCN-ĐTG ngày 13/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Câu 71: Thủ tục nhập khẩu máy cày tay cũ nhập khẩu từ nhật bản, có mã lực nhỏ hơn 50 sức ngựa thực hiện như thế nào? Trả lời: Mặt hàng Máy cày tay cũ không thuộc danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, đồng thời có văn bản cam kết máy móc thiết bị đã qua sử dụng đảm bảo các yêu cầu an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định tại công văn 3016/BKHCN-ĐTG ngày 13/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Câu 72: Thủ tục nhập khẩu tàu đánh cá cũ từ Hàn Quốc về Việt Nam thực hiện ra sao? Trả lời: Căn cứ Điều 5 Nghị định 52/2010/NĐ-CP ngày 17/5/2010 của Chính phủ quy định tàu cá nhập khẩu. Theo đó: Điều kiện nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng: Đảm bảo các điều kiện quy định là có nguồn gốc hợp pháp, có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên. Có trang bị công cụ khai thác, thiết bị bảo quản thủy sản tiên tiến (đối với tàu khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản). Tuổi của tàu (tính từ năm đóng mới đến thời điểm nhập khẩu). Không quá 5 tuổi đối với tàu cá đóng bằng vật liệu vỏ gỗ. Không quá 8 tuổi đối với tàu cá đóng bằng vật liệu vỏ thép. Máy chính của tàu (tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu) không nhiều hơn 2 năm so với tuổi của tàu. Được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam kiểm tra và xác nhận tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu cá. Câu 73: Thủ tục nhập khẩu xe ôtô 7 chỗ ngồi mới 100% từ Mỹ về để kinh doanh thực hiện như thế nào? Trả lời: Ngoài hồ sơ thủ tục hải quan tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, phải nộp bổ sung những giấy tờ theo quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 của Bộ Công thương: Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Xe ôtô nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành. Câu 74: Thủ tục nhập khẩu xe ô tô qua sử dụng thực hiện theo quy định nào? Trả lời: Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ tại khoản 1a, Điều 9 quy định: Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm đủ điều kiện loại đã qua sử dụng không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. Ô tô đã qua sử dụng được đăng ký thời gian tối thiểu là 6 tháng và được chạy quãng đường tối thiểu là 10.000km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam và phải kiểm tra chất lượng nhà nước theo quy định. Thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; Công ty còn phải nộp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận lưu hành, giấy hủy giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy hủy giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô tô được đăng ký lưu hành cấp. Trị giá và căn cứ tính thuế: Ô tô đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế giá trị gia tăng; Luật Hải quan và Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Câu 75: Thủ tục nhập khẩu máy X – Quang di động dùng trong thú y như thế nào? Trả lời: Mặt hàng thiết bị X-quang thú y nhập khẩu không sử dụng trực tiếp cho người nên không thuộc danh mục được cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Do đó, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục nhập khẩu. Câu 76: Thủ tục nhập khẩu thiết bị dùng trong nuôi trồng thủy sản thực hiện như thế nào? Trả lời: Đối với thiết bị dùng trong nuôi trồng thủy sản không thuộc danh mục cấm nhập hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 77: Thủ tục nhập khẩu mua lại hàng hóa có xuất xứ Việt nam đã xuất khẩu thực hiện như thế nào? Trả lời: Hàng nhập khẩu là của Công ty xuất khẩu, có xuất xứ Việt Nam đã xuất khẩu và đã thanh toán đầy đủ theo hợp đồng thương mại. Nay Công ty mua lại lô hàng đã xuất khẩu thì được xem như hàng hóa mua bán bình thường theo Luật Thương mại. Như vậy, khi nhập khẩu Công ty thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh thương mại. Cá tra Fille đông lạnh là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, ký kiểm dịch theo quy định. Câu 78: Thủ tục nhập khẩu tôm hùm giống thực hiện như thế nào? Trả lời: Do Doanh nghiệp không nêu rõ tên khoa học (Latin) của mặt hàng tôm hùm nên chúng tôi không có cơ sở tư vấn chính xác mặt hàng có thuộc diện phải xin phép hay không. Đề nghị Công ty đối chiếu tên khoa học (latin) của mặt hàng tôm giống với quy định tại Phụ lục 3 ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục nhập khẩu thông thường. Doanh nghiệp có thể liên hệ Tổng cục Thủy sản theo địa chỉ số Nguyễn Công Hoan, Ba Đình Hà Nội, điện thoại: 0437245370 để được biết thêm chi tiết. Thủ tục nhập khẩu giống thủy sản thực hiện hiện theo Điều 32 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng và kiểm dịch động vật theo quy định hiện hành. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính. Câu 79: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vi sinh thực hiện theo quy định nào? Trả lời: Hiện nay, việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được được quy định cụ thể tại Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015, Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 và Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, theo đó: 1/ Đối với thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư này. Thủ tục hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính. 2/ Đối với thức ăn chăn nuôi chưa có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc được phép lưu hành tại Việt Nam của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông 66/2011/BNNPTNT. Câu 80: Thủ tục nhập khẩu phân bón PK thực hiện như thế nào? Trả lời: Hiện nay, việc nhập khẩu phân bón thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón; khi nhập khẩu phân bón phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định. Thông tư 29/2014/TT-bct ngày 30/9/2014 của Bộ Công thương, Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP, quy định: Trường hợp nhập khẩu phân bón để sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp phải nộp: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu. Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp. Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định phân bón có tên trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; phân bón có tên trong danh sách phân bón đã công bố hợp quy khi nhập khẩu không cần giấy phép Phân bón NPK nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tự động theo Thông tư 35/2014/TT-BCT ngày 15/10/2014 của Bộ Công thương quy định chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón. Câu 81: Thủ tục về việc ký quỹ nhập khẩu phế liệu thực hiện như thế nào? Trả lời: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực thực hiện từ ngày 15/6/2015 quy định: Tại khoản 1 Điều 59 quy định : Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu ít nhất 15 ngày làm việc. Số tiền ký quỹ được quy định tại Điều 58 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Tại khoản 2 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định: Sau khi nhận ký quỹ, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu. Bản sao chứng thực của giấy xác nhận ký quỹ phải được nộp kèm theo hồ sơ thông quan đối với phế liệu nhập khẩu, chấp nhận bản sao của ngân hàng ký quỹ. Tại khoản 6 Điều 64 Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu trước khi Nghị định này có hiệu lực, được phép tiếp tục nhập khẩu phế liệu đến hết thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Như vậy, ngoài Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực, Công ty còn phải nộp Bản sao chứng thực của giấy xác nhận ký quỹ phải được nộp kèm theo hồ sơ thông quan đối với phế liệu nhập khẩu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Câu 82: Đề nghị hướng dẫn thủ tục hải quan trong giai đoạn đổi tên công ty cũ thành tên mới đối với giấy phép nhập khẩu? Trả lời: Mặt hàng thuốc, nguyên liệu thuốc khi nhập khẩu thuộc diện phải xin giấy phép theo quy định tại Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, về nguyên tắc khi nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép thì hàng hóa đó và hồ sơ hải quan phải phù hợp nội dung giấy phép được cấp. Do đó, đề nghị VPĐD Jebsen Jessen Chemicals Holding PTe. Ltd liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế để được điều chỉnh giấy phép hoặc có xác nhận từ tên công ty cũ sang tên công ty mới trước khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thuốc. Câu 83: Thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế như thế nào? Trả lời: Căn cứ Thông tư 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2014 của Bộ Y tế thì: - Tại Điều 2 quy định: Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích: Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương; Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; Kiểm soát sự thụ thai; Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế); Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế. - Tại khoản 3 Điều 4 quy định: Đơn vị nhập khẩu không phải xin giấy phép nhập khẩu đối với các trang thiết bị y tế không nằm trong danh mục quy định tại Phụ lục 1 trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 5 Thông tư này. - Tài khoản 3a Điều 5 quy định: Đối với trang thiết bị y tế ngoài danh mục quy định tại Phụ lục 1 nhưng thiết bị đó ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới và lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam: Ngoài các điều kiện, hồ sơ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu như quy định tại khoản 1, Điều 5, trang thiết bị y tế xin nhập khẩu phải có kết quả đánh giá thử nghiệm lâm sàng và được Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Bộ Y tế thẩm định, cho phép thì mới được phép nhập khẩu. Câu 84: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm như thế nào? Trả lời: Hiện nay, việc nhập khẩu mỹ phẩm được thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm. Theo đó: Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận. Câu 85: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng thuốc chữa bệnh và vỏ nang rỗng dùng trong dược phẩm như thế nào? Trả lời: Hiện nay, việc nhập khẩu thuốc chữa bệnh và vỏ nang rỗng dùng trong dược phẩm được thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 hướng dẫn XNK thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc của Bộ Y tế và Thông tư 38/2013/TT-BYT ngày 15/11/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung thông tư 47/2010/TT-BYT. Theo đó: 1/Thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, được nhập khẩu theo nhu cầu không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hoặc xác nhận đơn hàng nhập khẩu. Thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Quản lý dược- Bộ Y tế bao gồm: Thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký; Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải xuất trình Hải quan cửa khẩu bản chính phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho từng lô thuốc nhập khẩu của nhà sản xuất. Thương nhân nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của thuốc nhập khẩu theo quy định của Luật Dược, Luật Thương mại và các quy định khác về quản lý chất lượng thuốc hiện hành. 2. Hạn dùng của thuốc nhập khẩu: Thuốc thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có hạn dùng trên 24 tháng thì hạn dùng còn lại tối thiểu phải là 18 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam. Đối với thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới 24 tháng thì hạn dùng phải còn tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam; Câu 86: Về việc tên hàng khai báo và giấy phép lưu hành sản phẩm có sự khác biệt với tên hàng trên giấy chứng nhận của nhà sản xuất và đề nghị được mang hàng về bảo quản công ty phải thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế quy định nhập khẩu thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, Danh nghiệp nhập khẩu phải nộp Giấy phép lưu hành sản phẩm hoặc Quyết định cấp số đăng ký lưu hành; các văn bản cho phép thay đổi, bổ sung, đính chính khác (nếu có); theo đó: Mặt hàng nhập khẩu tân dược Exelon Patch của Công ty đã được Cục Quản lý Dược cấp giấy phép lưu hành ngày 04/3/2014, thực tế mặt hàng nhập khẩu là Exelon Patch 10 là chưa phù hợp với giấy phép lưu hành. Do vậy, đề nghị Công ty liên hệ với Cục Quản lý Dược để được xác nhận nội dung thay đổi của giấy phép với hàng hóa thực nhập. Về việc đề nghị mang hàng về bảo quản thuộc thẩm quyền của Chi cục, đề nghị Công ty liên hệ với Chi cục nơi làm thủ tục hải quan cho lô hàng để được giải quyết. Câu 87: Thủ tục nhập khẩu kính áp tròng thời trang không độ thực hiện như thế nào? Trả lời: Mặt hàng kính áp tròng thời trang không độ không nằm trong danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 thì không phải xin giấy phép nhập khẩu. tuy nhiện, quá trình làm thủ tục hải quan nếu có nghi vấn, cơ quan hải quan trưng cầu giám định để xác định hàng hóa nhập khẩu nếu không đúng khai báo thì DN sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Câu 88: Thủ tục nhập khẩu chế phẩm diệt khuẩn dùng sát khẩn tay trong cơ sở y tế và gia dụng thực hiện như thế nào? Trả lời: Thông tư số 29/2011/TT-BYT ngày 30/6/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, theo đó: những chế phẩm đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành thì doanh nghiệp được làm thủ tục nhập khẩu trực tiếp tại chi cục Hải quan cửa khẩu nhập, chế phẩm nào chưa cấp số đăng ký lưu hành thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Bộ Y tế để được xem xét, hướng dẫn cụ thể. Câu 89: Về việc đề nghị thông quan hóa chất phục vụ nghiên cứu công ty phải thực hiện như thế nào? Trả lời: Hiện nay, việc nhập khẩu hóa chất thực hiện theo quy định tại Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một một số điều của Luật Hóa chất, theo đó: Đối tượng áp dụng là đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ví dụ: Cồn etylic và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ thuộc danh mục hóa chất phải khai báo theo quy định tại phụ lục V Nghị định 26/2011/NĐ-CP thì: Trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công thương. Câu 90: Thủ tục nhập khẩu hóa chất xét nghiệm thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ Điều 7 Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế quy định các trường hợp nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế gồm: Thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký. Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế thì: vật tư, hóa chất (được xếp vào trang thiết bị y tế) không nằm trong phụ lục 1 ban hành kèm theo theo thông này không phải xin phép nhập khẩu. Đề nghị doanh nghiệp xem lại hàng hóa mình nhập khẩu là sinh phẩm y tế hay hóa chất xét nghiệm để thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế. Câu 91: Thủ tục nhập khẩu hóa chất là các chất thử chẩn đoán sử dụng trên máy xét nghiệm thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ Thông tư 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2014 của Bộ Y tế thì: - Tại Điều 2 quy định: Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích: Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương; Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; Kiểm soát sự thụ thai; Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế); Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế. - Tại khoản 3 Điều 4 quy định: Đơn vị nhập khẩu không phải xin giấy phép nhập khẩu đối với các trang thiết bị y tế không nằm trong danh mục quy định tại Phụ lục 1 trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 5 Thông tư này. - Tại khoản 3a Điều 5 quy định: Đối với trang thiết bị y tế ngoài danh mục quy định tại Phụ lục 1 nhưng thiết bị đó ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới và lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam: Ngoài các điều kiện, hồ sơ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu như quy định tại khoản 1, Điều 5, trang thiết bị y tế xin nhập khẩu phải có kết quả đánh giá thử nghiệm lâm sàng và được Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Bộ Y tế thẩm định, cho phép thì mới được phép nhập khẩu. Câu 92: Thủ tục nhập khẩu hệ thống báo cháy tự động thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 31/03/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ thì việc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy không yêu cầu phải có giấy phép. Tuy nhiên, những mặt hàng này thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an theo Thông tư số 14/TT-BCA ngày 20/3/2012 khi nhập khẩu cần phải kiểm định chất lượng theo quy định. Do đó, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ với Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an) để được hướng dẫn cụ thể. Câu 93: Thủ tục nhập khẩu camera quan sát thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng Doanh nghiệp hỏi không thuộc danh mục hàng cấm nhập hay hàng nhập khẩu có điều kiện. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và hàng không thuộc danh mục kiểm tra chất lượng nhà nước theo quy định hiện hành. Câu 94: Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động thực hiện như thế nào? Trả lời: Mặt hàng điện thoại di động thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin giấy phép theo quy định tại Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Thông tư này: Các trường hợp được miễn giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp điện thoại di động mặt đất (không miễn giấy phép nhập khẩu đối với điện thoại di động vệ tinh) ký gửi cùng chuyến hoặc không cùng chuyến của người nhập cảnh hoặc được nhập khẩu theo đường bưu chính, dịch vụ chuyển phát quốc tế để phục vụ cho mục đích cá nhân; điện thoại di động mặt đất tạm xuất, tái nhập để phục vụ mục đích bảo hành, sửa chữa, thay thế với điều kiện còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Câu 95: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy in công nghiệp loại sử dụng công nghệ kỹ thuật số, loại offset, flexo, ống đồng thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ Điều 27 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định nhập khẩu thiết bị in và Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015 của Bộ thông tin và truyền thông. Theo đó, Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa) khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Câu 96: Thủ tục nhập khẩu thiết bị định tuyến, điểm truy cập không dây thực hiện như thế nào? Trả lời: Hiện nay, mặt hàng thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến thuộc diện thiết bị định tuyến, điểm truy cập không dây thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin giấy phép theo quy định tại Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính. Câu 97: Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu về phục vụ sản xuất thực phẩm chức năng thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định...”. Như vậy, đối với mặt hàng nhập khẩu của Doanh nghiệp, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu về phục vụ sản xuất thực phẩm chức năng chiết xuất từ mào gà là sản phẩm động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNNPTNT ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp phát triển và Nông thôn. Câu 98: Thủ tục nhập khẩu than hoạt tính và cát để lọc nước có phải xin giấy phép hay không? Trả lời: Mặt hàng than hoạt tính, cát dùng để lọc nước không thuộc diện hàng cấm và hàng nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đã được quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập. Đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để được hướng dẫn chi tiết. Câu 99: Thủ tục nhập khẩu bóng đèn sợi đốt công xuất trên 60W cho tàu biển thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo tại Quyết định 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 của Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện thì đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt) từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60W. Các sản phẩm đèn sợi đốt có đặc tính kỹ thuật đặc biệt sử dụng trong một số mục đích chuyên dụng vẫn được nhập khẩu, tuy nhiên việc phân biệt chủng loại sản phẩm này phức tạp cần được kiểm tra xác minh thông số kỹ thuật cụ thể. Câu 100: Về việc giải quyết vướng mắc về giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục thông quan công ty phải thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định số 51/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì: Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục và tiêu chuẩn áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải thực hiện theo quy định hiện hành. Câu 101: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa phải làm thủ tục dán nhãn năng lượng thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ Điều 2, Điều 3 Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 của Chính phủ thì: Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục và tiêu chuẩn áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải thực hiện theo quy định hiện hành. Theo hướng dẫn tại công văn 4142/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2015 của Tổng cục Hải quan, đối với phương tiện thiết bị thuộc danh mục dán nhãn năng lượng theo Quyết định 51/2011/QĐ-TTg cơ quan Hải quan tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6772/TCHQ-GSQL ngày 13/11/2013 của Tổng cục Hải quan. Cơ quan Hải quan không kiểm tra nội dung dán nhãn năng lượng. Thực hiện công văn số 3854/BCT-TCNL ngày 21/4/2015 của Bộ Công thương, đối với phương tiện thiết bị kiểm soát hiệu suất năng lượng theo Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 25/12/2013 của Chính phủ thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng từ về phù hợp mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (Phiếu thử nghiệm trên mức hiệu suất tối thiểu do Phòng thử nghiệm được Bộ Công thương chỉ định cấp hoặc Quyết định chứng nhận dán nhãn năng lượng) để tiến hành thông quan hàng hóa. Câu 102: Thủ tục xuất khẩu rác thải điện tử thực hiện như thế nào? Trả lời: Mặt hàng rác thải điện tử xuất khẩu có mã EC 160215 thuộc danh mục chi tiết của các CTNH và chất thải có khả năng là CTNH theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Khi xuất khẩu chất thải nguy hại (CTNH) phải có giấy phép của Tổng cục Môi trường theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường. Câu 103: Thủ tục xuất khẩu bao bì hộp giấy thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng Doanh nghiệp hỏi không thuộc danh mục hàng cấm xuất hay hàng xuất khẩu có điều kiện. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính. Tuy nhiên, nếu mặt hàng của doanh nghiệp chứa, mang những yếy tố thuộc đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp phải tuân thủ theo pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành. Câu 104: Thủ tục xuất khẩu đá ốp lát thực hiện như thế nào? Trả lời: 1/ Mặt hàng đá ốp lát: Khi xuất khẩu phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Phụ lục I về danh mục, tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Thông số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng. 2/ Giấy tờ về khoáng sản: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng. Câu 105: Thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi thực hiện như thế nào? Trả lời: Về chính sách mặt hàng: Mặt hàng nhôm thỏi không nằm trong Danh mục hàng hàng hóa cấm xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Do vậy, thủ tục Hải quan được được thực hiện bình thường như những hàng hóa xuất khẩu thương mại khác. Câu 106: Thủ tục xuất khẩu tượng đá và bàn ghế đá thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng sản phẩm bằng đá không thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện. Mặt hàng này Doanh nghiệp được xuất khẩu không cần có ngành nghề, điều kiện kinh doanh phù hợp. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 107: Thủ tục xuất khẩu thức ăn thủy sản (dành cho cá) thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng thức ăn thủy sản không thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện. Mặt hàng này Doanh nghiệp được xuất khẩu không cần có ngành nghề, điều kiện kinh doanh phù hợp. Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 108: Về việc xuất khẩu cát màu thực hiện như thế nào? Trả lời: Mặt hàng cát xây dựng (cát tự nhiên) không được phép xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục 2 Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng không được phép xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng. Trường hợp đặc biệt cần thiết có nhu cầu xuất khẩu thì Bộ Xây dựng báo cáo thủ tướng Chính phủ để quyết định. Đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Xây dựng để được xem xét. Câu 109: Thủ tục xuất khẩu phấn viết bảng thực hiện như thế nào? Trả lời: 1/ Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng phấn viết bảng không thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện. 2/ Thủ tục đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 110: Vướng mắc hồ sơ nguồn gốc trong làm thủ tục xuất khẩu đá xây dựng xử lý như thế nào? Trả lời: Ngoài hồ sơ xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành, thì các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản mà doanh nghiệp mua để xuất khẩu, khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo Thông tư Số 04/2012/TT- BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng hư¬ớng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, theo đó tại khoản 3c Điều 5 quy định: Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán. Câu 111: Thủ tục xuất khẩu sản phẩm thuốc lá ủy thác thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ khoản 3a Điều 30 Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, theo đó: Thương nhân được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường hợp thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp từ thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá thì thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu phải có một trong ba loại giấy phép trên. Việc giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu nếu mang những yếu tố thuộc đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp phải tuân thủ theo pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành. Câu 112: Thủ tục tạm xuất khẩu tàu mới theo hợp đồng cho thuê thực hiện như thế nào? Trả lời: 1/ Thủ tục xuất khẩu: Hồ sơ hải quan xuất khẩu tàu thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển và hướng dẫn tại Điều 53 Thông tư 128/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính. 2/ Loại hình xuất khẩu: Căn cứ Điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Như vậy, doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình tạm xuất – tái nhập, doanh nghiệp làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu. Câu 113: Về việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo thực hiện như thế nào? Trả lời: Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, theo đó: Thương nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dung hợp đồng đã đăng ký; chỉ được thực hiện giao hàng sau khi hợp đồng đã được đăng ký theo quy định; xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu. Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 44/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của bộ Công thương thì: Trường hợp có sự điều chỉnh nội dung hợp đồng đã đăng ký, thương nhân phải ký phụ lục hợp đồng và đăng ký phụ lục đó tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày phụ lục hợp đồng được ký kết. Khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo, Cơ quan Hải quan chỉ tiếp nhận hợp đồng xuất khẩu khi có xác nhận của Hiệp hội Lương thực. III. ĐẠI LÝ HẢI QUAN Câu hỏi 114: Xin cho biết Đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng thực hiện những nội dung gì? Trả lời: Theo Điều 5 Thông tư số 12/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính: 1. Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan, thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng, gồm: a) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật. b) Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; c) Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng. d) Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. e) Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. f) Thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan. g) Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan. 2. Đại lý làm thủ tục hải quan (giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng; người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan trên cơ sở hợp đồng đại lý đã ký với chủ hàng; đại lý làm thủ tục hải quan chỉ xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan khi xác định hành vi vi phạm pháp luật hải quan về hải quan. Giám đốc đại lý hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công trên. Câu hỏi 115: Xin cho biết hồ sơ để công nhận đại lý làm thủ tục hải quan và thẩm quyền cơ quan công nhận? Trả lời: Theo Điều 6 Thông tư số 12/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, hồ sơ để công nhận đại lý làm thủ tục hải quan và thẩm quyền công nhận quy định như sau: 1. Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan lập hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện làm đại lý làm thủ tục hải quan gửi Tổng cục Hải quan. Hồ sơ gồm: a) Thông báo đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 04 ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản chụp; c) Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Các chứng từ bản chụp do Giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 05 ban hành kèm Thông tư này, cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời doanh nghiệp. 3. Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan có Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác nếu Chi nhánh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan thì được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan. Thủ tục công nhận thực hiện theo quy định tại Điều này. 4. Khi thay đổi tên, địa chỉ, đại lý làm thủ tục hải quan có công văn đề nghị kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư gửi Tổng cục Hải quan để sửa đổi trên Quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Câu hỏi 116: Xin cho biết khi nào cơ quan hải quan tạm dừng hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, thẩm quyền ra quyết định tạm dừng thuộc cơ quan nào? Trả lời: Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 12/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính, việc tạm dừng hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan và thẩm quyền ra quyết định tạm dừng quy định như sau: 1. Khi phát hiện đại lý làm thủ tục hải quan hoạt động không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan hoặc không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để ra quyết định tạm dừng hoạt động theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này. 2. Sau khi bị tạm dừng làm thủ tục hải quan, nếu đại lý làm thủ tục hải quan có công văn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, xác minh đáp ứng đủ điều kiện thì báo cáo Tổng cục Hải quan có văn bản xác nhận để đại lý làm thủ tục hải quan được tiếp tục hoạt động. 3. Trong thời hạn 06 tháng, nếu đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này. Câu hỏi 117: Xin cho biết khi nào cơ quan hải quan chấm dứt hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, thẩm quyền ra quyết định chấm dứt thuộc cơ quan nào? Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 12/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, các trường hợp chấm dứt hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan và thẩm quyền ra quyết định chấm dứt được quy định như sau: 1. Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: a) Có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế hoặc thông đồng với chủ hàng để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; b) Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo với cơ quan hải quan trong 03 lần liên tiếp theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; c) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; d) Thuộc trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều này; e) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động. 2. Khi kiểm tra, phát hiện vi phạm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để ra quyết định chấm dứt hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này. 3. Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động không được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ra quyết định chấm dứt hoạt động. 4. Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị chấm dứt hoạt động thì có công văn gửi Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan. 5. Khi đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động thì mã số của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan sẽ bị thu hồi và hết giá trị sử dụng. Câu hỏi 118: Xin cho biết quy định về mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan? Thủ tục cấp và gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan? Trả lời: Theo Điều 8 Thông tư số 12/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được quy định như sau: Những người làm việc tại đại lý làm thủ tục hải quan đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Hải quan và được đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị thì được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. Mã số nhân viên được ghi trên Thẻ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan và được sử dụng trong thời gian hành nghề khai hải quan của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. 2. Các đối tượng không được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan: a) Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù; c) Người có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, kiểm toán bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thuế hoặc Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định xử phạt; d) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; đ) Cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ nhưng đang trong thời gian quy định không được kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về việc quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ; e) Các trường hợp bị thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2015/TT-BTC. 3. Thủ tục cấp và gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan: Theo Điều 9 Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính, thủ tục cấp và gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan quy định như sau: 1. Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, gồm: a) Đơn đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 07 ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính; b) Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành luật, kinh tế, kỹ thuật: 01 bản chụp; c) Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp; d) Chứng minh thư nhân dân: 01 bản chụp; đ) Một (01) ảnh 2x3. Các chứng từ bản chụp do giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận. Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gửi đến Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 08 ban hành kèm Thông tư này. Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trùng với số chứng minh thư nhân dân của người được cấp và có giá trị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. 3. Gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan a) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gia hạn thời gian sử dụng mã số nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Không thuộc các trường hợp bị thu hồi mã số theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; - Tham gia tối thiểu 2/3 hoặc thời lượng tương đương 03 ngày các khóa đào tạo, cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật hải quan do cơ quan hải quan (Tổng cục Hải quan và hải quan các cấp) và đơn vị được cơ quan hải quan cử cán bộ tham gia giới thiệu trong thời gian mã số nhân viên có hiệu lực. b) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị. c) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan thực hiện việc gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. Thời gian gia hạn là 03 năm kể từ ngày gia hạn. 4. Trường hợp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị mất, nếu đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản xác nhận và đề nghị, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan xem xét cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trên cơ sở sử dụng mã số đã được cấp trước đây. Câu hỏi 119: Công ty chúng tôi thực hiện đại lý làm thủ tục hải quan, xin cho biết quyền và trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan. Trả lời: Theo Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, quyền và trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan được quy định như sau: 1. Quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền; Chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. 2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đại lý. 3. Yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa với cơ quan hải quan và cung cấp các quy định mới của pháp luật về hải quan và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan. 4. Chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do chủ hàng cung cấp và thực hiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý. 5. Thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này do đại lý làm thủ tục hải quan phát hiện hoặc trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. 6. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ hàng hoặc các lô hàng do đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên khai hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan. 7. Chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan. 8. Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các pháp luật khác có liên quan. 9. Đại lý làm thủ tục hải quan có trách nhiệm: a) Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý sau, báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 10 ban hành kèm Thông tư này gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý hải quan khi được cơ quan hải quan yêu cầu bằng văn bản. b) Báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phát sinh. Câu hỏi 120: Cho tôi xin hỏi quyền và trách nhiệm của Chủ hàng khi thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua đại lý làm thủ tục hải quan: Trả lời: Theo Điều 14 Thông tư số 12/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, quyền, trách nhiệm của chủ hàng khi thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua đại lý làm thủ tục hải quan được quy định như sau: 1. Cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho đại lý làm thủ tục hải quan. 2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cung cấp cho đại lý làm thủ tục hải quan. 3. Giám sát, khiếu nại việc thực hiện các nghĩa vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan trong phạm vi được ủy quyền và chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử lý của cơ quan hải quan trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế. 4. Đề nghị cơ quan hải quan chấm dứt làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp phát hiện Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx120_cau_hoi_ve_thu_tuc_hai_quan_va_chinh_sach_quan_ly_hang_h.docx
Tài liệu liên quan