Ảnh hưởng của răng miệng lên các sinh hoạt hằng ngày của người cai nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục - dạy nghề nhị xuân thành phần Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Tóm lại, gần 2/3 người cai nghiện ở Trung tâm Nhị Xuân đều có những vấn đề khó chịu về răng miệng cần được giải quyết. Những vấn đề đó đã gây ảnh hưởng không ít cho họ trong các sinh hoạt hàng ngày. Điều này cho thấy Trung tâm đang rất cần những chương trình khám chữa bệnh răng miệng thường xuyên hơn, đầy đủ và thực tế hơn. Nhưng cũng cần hơn những chương trình giáo dục phòng bệnh để giúp cho người cai nghiện biết cách tự giữ gìn sức khỏe răng miệng một cách thiết thực bằng việc giáo dục vệ sinh răng miệng thường xuyên, người cai nghiện tự đánh răng và hợp tác với bộ phận y tế ở trung tâm để được chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tự chăm sóc và được chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên sẽ giảm đi các khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân ở Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề Nhị Xuân.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của răng miệng lên các sinh hoạt hằng ngày của người cai nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục - dạy nghề nhị xuân thành phần Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 232 ẢNH HƯỞNG CỦA RĂNG MIỆNG LÊN CÁC SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC-DẠY NGHỀ NHỊ XUÂN TPHCM Điền Hòa Anh Vũ*, Hoàng Trọng Hùng*, Trần Đức Thành* TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 378 người cai nghiện tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM. Người cai nghiện được phỏng vấn trực tiếp về ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày (ăn nhai, phát âm, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, sự thoải mái về tinh thần, cười mà không thấy ngại ngùng, học nghề và làm việc hàng ngày, tiếp xúc với mọi người) theo hai bước như sau: bước một hỏi về những vấn đề khó chịu hay đau ở vùng răng miệng trong ba tháng qua, bước hai hỏi về mức độ trầm trọng, tần suất và nguyên nhân răng miệng nào gây ảnh hưởng theo hướng dẫn sử dụng chỉ số OIDP, bởi năm phỏng vấn viên đã được huấn luyện. Các thống kê mô tả và kiểm định 2, phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp với phương pháp Tukey được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: 63% người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Nhị Xuân có ít nhất một khó chịu về răng miệng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở người cai nghiện ma túy là đau răng (41,8%), tiếp theo là có lỗ sâu trên răng (39,7%) và ê buốt răng (24,1%). Ăn nhai và vệ sinh răng miệng là hai sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lên các sinh hoạt hàng ngày là đau răng, có lỗ sâu trên răng và ê buốt răng. Không có sự khác biệt về ảnh hưởng của răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện ma túy có tuổi đời và trình độ học vấn khác nhau. Kết luận: Rõ ràng, có sự tác động đáng kể từ răng miệng lên chất lượng cuộc sống cụ thể ở đây là sinh hoạt hàng ngày của những người cai nghiện thuộc Trung tâm Nhị Xuân TPHCM. Từ khóa: Trung Tâm Nhị Xuân, sức khỏe răng miệng, sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống, người cai nghiện. ABSTRACT ORAL IMPACTS ON DAILY PERFORMANCES IN DRUG USERS AT THE CENTER OF REHABILITATION OF NHIXUAN, HOCHIMINH CITY, VIETNAM Dien Hoa Anh Vu, Hoang Trong Hung, Tran Duc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 232 - 240 Objective: The objective of this study was to use an OHRQoL measure, OIDP, to assess the prevalence, characteristics and severity of oral impacts in drug users at the Center of Rehabilitation of Nhi Xuan, Ho Chi Minh city, Vietnam. Materials and method: A cross-sectional survey was conducted at the Center of Rehabilitation of Nhi Xuan, Ho Chi Minh city, Vietnam. The sample consisted of 378 drug users aged at least 19 years at the Nhi Xuan School in year 2007. Data were collected through a face to face interview for oral impacts using OIDP indicator, by 05 trained interviewers. The drug users were interviewed individually to assess oral impacts on *: Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM Liên lạc tác giả: Điền Hòa Anh Vũ, ĐT: 0909841012, Email: dhavu18@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 233 daily life relation to 8 daily performances. The 8 performances were: eating, speaking, brushing, relaxing including sleeping, smiling, maintaining emotional state, working and contact with other people. If the drug users reported an impact on any performances, the frequency of impact and the severity of its effect on their daily life were scored. The drug users were also asked to identify oral problems that in their opinion caused the impact. Some descriptive and analytic statistics were applied in the study. Results: 63% of drug users had at least one oral problem during three months preceding the survey and 53.7% of those had one or more oral impacts. 15.6% of the drug users with impact had impacts at very severe and severe level of intensity. 24.3% of those with impacts had at least 3 daily performances affected (out of 8 performances). Eating was the most common performance affected (47.1%), then brushing (24.3%) and sleeping (22%). The main clinical causes of impacts were toothache (35.2%), the presence of cavities (23.8%) and tooth sensitivity (14.1%). Conclusion: The study showed that oral health affected the quality of life of drug users, especially in daily performances which are related to nutrition and oral hygiene. Key words: Nhi Xuân, oral health, daily performances, quality of life, drug user. MỞ ĐẦU Con người biết đến bệnh tật hàng ngàn năm nay nhưng sức khỏe là gì thì nhiều người vẫn chưa biết. Mãi cho đến tận năm 1946, lần đầu tiên Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) mới định nghĩa sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật(10). Nhiều người có tật nguyền nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi có những người khỏe mạnh lại trở thành tác nhân gây bất ổn cho xã hội. Gần đây WHO mới đưa ra khái niệm chất lượng cuộc sống gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo mức độ sảng khoái trên sáu đề mục : về thể chất, ăn uống, ngủ nghỉ, cả việc lệ thuộc chuyện đi lại, thuốc men; về tinh thần thì gồm cả yếu tố tâm lý và yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo), về xã hội gồm các mối quan hệ xã hội kể cả tình dục và môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa và môi trường thiên nhiên). Chất lượng cuộc sống được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên. Chất lượng cuộc sống của một cộng đồng là một mặt quan trọng trong kinh tế học và khoa học chính trị. Có nhiều thành phần của chất lượng cuộc sống, trong đó, một phần là mức sống, đo bằng lượng tiền và khả năng tiếp cận hàng hoá và dịch vụ mà một người có, những con số này được đo một cách khá dễ dàng, trong khi các yếu tố khác như tự do, hạnh phúc, nghệ thuật, sức khỏe môi trường và sự đổi mới khó định luợng hơn. Trong các yếu tố đó, sức khỏe răng miệng là một thành phần không thể thiếu của chất lượng cuộc sống. Từ đó thuật ngữ “chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng” (OHRQOL) đã được nhiều người nhắc đến nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng nào. OHRQOL có thể tạo ra một sự đóng góp hữu ích đối với thực hành lâm sàng nha khoa, nghiên cứu nha khoa và giáo dục nha khoa(1,3,5). Những quan tâm về chất lượng cuộc sống đã góp phần vào sự phát triển của nha khoa hơn bất cứ yếu tố nào khác. Ban đầu, bệnh nhân tìm đến Nha Sĩ vì những mối quan tâm về chất lượng cuộc sống, như là tình trạng đau và cảm giác không thoải mái. Thậm chí ngày nay, một tỉ lệ lớn bệnh nhân ở Mỹ, đặc biệt là những người đến từ các nước có nền kinh tế xã hội thấp hơn, chỉ đến với nha sĩ trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, những tài liệu trước đây cho thấy những khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống, như chức năng và thẩm mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhu cầu chăm sóc răng miệng của bệnh nhân ngay từ đầu. Vai trò của OHRQOL trong nghiên cứu Nha Khoa cũng quan trọng không kém, thể hiện trên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 234 3 hình thức : nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu lâm sàng, và nghiên cứu định hướng cộng đồng. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Nha Khoa cộng đồng và khoa học hành vi có thể hỗ trợ bằng cách phát triển những công cụ đo lường chất lượng cuộc sống và phác thảo vai trò của chất lượng cuộc sống trong chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc áp dụng thang đo lường OHRQOL trong các nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu lâm sàng, và nghiên cứu định hướng cộng đồng trong Nha Khoa vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động của tình trạng răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM thông qua chỉ số OIDP, với các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát Đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM hiện nay. Mục tiêu cụ thể 1. Phát hiện những vấn đề răng miệng gây khó chịu cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM trong ba tháng gần đây. 2. Mô tả tần suất, mức độ trầm trọng và phạm vi tác động của các vấn đề răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM hiện nay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả có sử dụng bảng câu hỏi. Địa điểm nghiên cứu Trung tâm giáo dục - dạy nghề nhị xuân Tp. HCM. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề của TPHCM. Dân số chọn mẫu: Người cai nghiện ma túy tại Trung Tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu 378 người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục – Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM (dựa trên mẫu sẵn có của dự án “Mô hình tăng cường sức khỏe răng miệng cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề Nhị Xuân TPHCM”). Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm. Chọn ngẫu nhiên người cai nghiện ở từng tổ/đội của Trung tâm Nhị Xuân dựa trên sự phân bố số người cai nghiện giữa các tổ/đội, cỡ mẫu ở mỗi cụm (tổ/đội). Tiêu chí chọn mẫu Người cai nghiện vừa mới về trại. Người cai nghiện chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động tăng cường sức khỏe răng miệng nào của Trung tâm Nhị Xuân TPHCM. Người cai nghiện không bị kỷ luật. Người cai nghiện đồng ý tham gia. Kiểm soát sai lệch chọn lựa - Kiểm tra danh sách người cai nghiện dựa theo danh sách của Ban Quản Huấn của Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM. - Hỏi trực tiếp người cai nghiện về thời gian được đưa về Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM. Phương tiện nghiên cứu Bảng phỏng vấn tác động của các vấn đề răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 235 - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM hiện nay theo bảng câu hỏi gốc OIDP. Thu thập dữ kiện Các đặc điểm nghiên cứu - Tần suất tác động (x): x = 0 nếu không có, x = 1 nếu tác động 1-2 lần/tháng, x= 2 nếu tác động 1-2 lần/tuần, và x = 3 nếu tác động lớn hơn hay bằng 3 lần/tuần. - Mức độ trầm trọng của tác động (y): không có: y= 0; nhẹ: y= 1; trung bình: y= 2; nặng: y= 3. - Phạm vi tác động (z): là số hoạt động có ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, thay đổi từ 1 đến 8. - Điểm số tác động được tính bằng cách nhân (x) với (y) theo phân loại của Slade G.D, 1997(2) như sau: Bảng 1: Bảng phân loại mức độ tác động của Slade G.D, 1997 Phân loại mức độ tác động Mức độ trầm trọng Tần suất Điểm số tác động (x) x (y)Phân loại Điểm số (x) Phân loại Điểm số (y) Rất nặng Nặng 3 Nặng 3 9 Nặng Nặng Trung bình 3 2 Trung bình Nặng 2 3 6 6 Trung bình Trung bình Nặng Nhẹ 2 3 1 Trung bình Nhẹ Nặng 2 1 3 4 3 3 Nhẹ Trung bình Nhẹ 2 1 Nhẹ Trung bình 1 2 2 2 Rất nhẹ Nhẹ 1 Nhẹ 1 1 Không ảnh hưởng Không 0 Không 0 0 Phương pháp thu thập dữ kiện Sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn theo chỉ số OIDP theo 2 bước. Bước 1: Hỏi về những vấn đề khó chịu hay đau ở vùng răng miệng trong ba tháng qua của người cai nghiện. Nếu người cai nghiện trả lời không thì ghi nhận điểm số 0. Nếu người cai nghiện trả lời có thì hỏi bước 2. Bước 2: Hỏi về những tác động của các vấn đề đó lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện gồm: ăn nhai, phát âm, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, sự thoải mái về tinh thần, cười mà không thấy ngại ngùng, học nghề và làm việc hàng ngày, tiếp xúc với mọi người. Ở mỗi hoạt động, ghi nhận điểm số từ 1 đến 3 tùy theo mức độ tác động. Kiểm soát sai lệch thông tin Dịch và thử nghiệm bảng câu hỏi. Tham vấn ý kiến nhà chuyên môn và chỉnh sửa. Tập huấn nhóm phỏng vấn viên. Xử lý và phân tích dữ liệu Các phiếu trả lời sẽ được kiểm tra ngay trong ngày, điều chỉnh các sai sót (nếu có). Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16 để nhập và phân tích dữ kiện. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 378 người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Nhị Xuân đã tham gia vào nghiên cứu này, đây là những người cai nghiện vừa mới chuyển về trung tâm vào cuối năm 2007 từ các trường trại cai nghiện khác, chưa được tham gia bất cứ hoạt động tăng cường sức khỏe răng miệng nào của Nhị Xuân. Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy khoảng hai phần ba người cai nghiện trong mẫu nghiên cứu (71,4%) dưới 30 tuổi và gần như 100% người cai nghiện có trình độ học vấn dưới cấp III, trong đó có 67% người cai nghiện dưới cấp II. Rõ ràng, người cai nghiện trong mẫu nghiên cứu đa số là người trẻ và có trình độ học vấn thấp. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm mẫu nghiên cứu trên cùng đối tượng của Phạm Thị Hương, 2005(7) và Nguyễn Đức Minh, 2007(5), cũng phù hợp với đặc điểm xã hội của các đối tượng nghiện chích ma túy tại Việt Nam (đối tượng trẻ và ít học thường chưa có ý thức về tác hại nguy hiểm của ma túy và tính nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ đã khiến họ dễ sa vào con đường nghiện ngập hơn). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 236 Bảng 2: Phân bố người cai nghiện theo nhóm tuổi và trình độ học vấn Trình độ họcvấn Nhóm tuổi ≤ cấp I n (%) cấp II – cấp III n (%) Tổng n (%) ≤ 24 28 98 126 (33,3) 25 – 29 29 115 144 (38,1) ≥ 30 28 80 108 (28,6) Tổng 85 (22,5) 293 (77,5) 378 (100,0) Sức khỏe răng miệng của người cai nghiện ma tuý tại trung tâm Nhị Xuân dựa trên thang đo lường OIDP Bảng 3 cho thấy 41,8% người cai nghiện bị đau răng và nhức răng, 39,7% người cai nghiện có lỗ sâu trên răng, 24,1% người cai nghiện bị ê buốt răng. Điều đó chứng tỏ khó chịu ở “răng” đang là vấn đề răng miệng lớn của người cai nghiện ma túy tại TT Nhị Xuân. Mặc dù nghiên cứu không đo lường bệnh sâu răng nhưng rõ ràng kết quả này cũng đã phản ánh được gần 50% người cai nghiện của Nhị Xuân đang có sâu răng ở giai đoạn nặng (có bệnh lý tủy), và gần 40% trong số họ có lỗ sâu lớn cần phải được trám ngay. So sánh với những kết quả điều tra sức khỏe răng miệng trên cùng đối tượng trong năm 2006-2007 cho thấy 94,1% người cai nghiện có sâu răng, trung bình mỗi người cai nghiện có 7,1 răng SMT-R(3). Dựa vào những thông số thống kê này, kết hợp với kết quả ghi nhận được từ nghiên cứu đã cho thấy gần 50% người cai nghiện tại TT Nhị Xuân bị sâu răng trầm trọng, cần được điều trị ngay. Đứng về khía cạnh chuyên môn, tỷ lệ phần trăm cao trong dân số có bệnh sâu răng trầm trọng đồng nghĩa với việc đòi hỏi một nguồn nhân lực chuyên môn đáng kể để có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cấp bách này, xa hơn nữa là tổn phí điều trị mà cá nhân, gia đình và xã hội phải chi trả cho công việc điều trị này là rất lớn. Trên thực tế, những khó chịu nhận được từ hậu quả của bệnh sâu răng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng(5,6). Bảng 3: Phân bố tỉ lệ % người cai nghiện có những khó chịu về răng miệng trong 3 tháng gần đây Loại khó chịu n % Đau răng, nhức răng 158 41,8 Ê buốt răng 91 24,1 Sâu răng, có lỗ trên răng 150 39,7 Nấm trong miệng 8 2,1 Trống răng 44 11,6 Răng vĩnh viễn bị gãy 36 9,5 Màu răng 23 6,1 Hình dạng hay kích thước răng 2 0,5 Vị trí của răng 5 1,3 Chảy máu nướu 58 15,3 Sưng nướu 71 18,8 Vôi răng 20 5,3 Loét hay trầy xước trong miệng 22 5,8 Hôi miệng hay hơi thở hôi 44 11,6 Bợn trắng ở niêm mạc miệng 13 3,4 Răng vĩnh viễn đang mọc 2 0,5 Thiếu răng vĩnh viễn 2 0,5 Những khó chịu khác 12 3,2 So với nghiên cứu của Andreá Silveira Gomes và Claides Abegg(2) ở Porto Alegre, Brazil thì chỉ có 20,7% người bị đau răng. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì đặc điểm mẫu nghiên cứu trên hai cộng đồng khác nhau cả về con người lẫn điều kiện kinh tế, xã hội. Hay tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2005)(6) trên học sinh 10 – 11 tuổi ở hai trường tiểu học của quận 5 thì tỉ lệ phần trăm học sinh bị đau răng trong nghiên cứu này là 15,6%, ê buốt răng là 22,7% và có lỗ sâu trên răng là 12,3% (trường Huỳnh Kiến Hoa có 37% học sinh bị sâu răng, SMT-R = 0,72). Dễ thấy rằng tỷ lệ phần trăm về đau răng, ê buốt răng và sâu răng của người cai nghiện tại Trung tâm Nhị Xuân cao hơn hẳn học sinh 10 – 11 tuổi tại quận 5 trước đây. Điều này có thể được giải thích là vì học sinh quận 5 cùng lúc được hưởng hai chương trình dự phòng và chăm sóc răng miệng lớn của TPHCM (chương trình Nha học đường và chương trình Flour hóa nước máy), các chương trình này đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng cho học sinh của quận. Trong khi người cai nghiện Nhị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 237 Xuân là những học viên vừa mới chuyển từ những trại khác về hoặc vừa mới vào trại sau cai nên chưa thực sự được hưởng bất kỳ chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hiện có tại Nhị Xuân. Ngoài ra, tâm sinh lý của cộng đồng người cai nghiện gần như khác biệt so với những cộng đồng khác như chán nản, thái độ không hợp tác, không tiếp thu những kiến thức mới, mệt mỏi về tinh thần và thể xác dẫn đến dễ chểnh mảng, lơ là trong việc tự giữ gìn vệ sinh thân thể nói chung và vệ sinh răng miệng nói riêng. Bên cạnh những khó chịu thông thường nêu trên, sưng nướu và chảy máu nướu cũng chiếm một tỷ lệ đáng chú ý (sưng nướu 18,8% và chảy máu nướu 15,3%). Đây là những khó chịu thực sự có nguồn gốc từ bệnh nha chu. So sánh với kết quả điều tra sức khỏe răng miệng trên người cai nghiện ma tuý ở cùng Trung tâm trong năm 2006-2007(3) cho thấy 94% người cai nghiện Nhị Xuân bị bệnh lý nha chu có chảy máu nướu. So sánh giữa số thống kê lâm sàng trước đây và khó chịu thực sự do bệnh lý nha chu mà người cai nghiện cảm nhận được trong nghiên cứu này, có thể nói có đến 15,3% người cai nghiện có vấn đề thực sự do bệnh nha chu gây ra. Một cách tổng quát, 63% người cai nghiện tại Nhị Xuân trong mẫu nghiên cứu có vấn đề thực sự về răng miệng trong vòng ba tháng trước nghiên cứu (bảng 3 và 4). Rõ ràng, những vấn đề răng miệng này không chỉ dừng lại ở mức được phát hiện bởi nhà lâm sàng mà đã thực sự gây khó chịu cho bản thân người cai nghiện. So với các nghiên cứu khác trên thế giới, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Sánchez-Garciá S và cs(8) là 21,5% số cá thể trong cộng đồng người dân thành phố Mexico bị ảnh hưởng bởi răng miệng lên đời sống hàng ngày. Nhưng lại thấp hơn 73,6% đối tượng trong nghiên cứu của Andreá Silveira Gomes và Claides Abegg(2) ở Porto Alegre, Brazil bị ảnh hưởng bởi sức khỏe răng miệng lên ít nhất một hoạt động trong ngày. Điều này được giải thích là do đặc điểm mẫu nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu, cũng như tình trạng kinh tế - xã hội của các nước là khác nhau, đặc biệt nghiên cứu này thực hiện trên cộng đồng người cai nghiện ma túy, là một cộng đồng đặc biệt hơn các cộng đồng khác. Tóm lại, sức khỏe răng miệng hiện tại của người cai nghiện tại trung tâm Nhị Xuân là tương đối kém, gần hai phần ba mẫu nghiên cứu có vấn đề khó chịu về răng miệng trong ba tháng gần đây, trong đó sâu răng và đau răng vẫn là những vấn đề trầm trọng nhất. Thang đo lường OIDP đã phản ánh một cách rõ ràng về tình trạng sức khỏe răng miệng của người cai nghiện nơi đây. Trong bối cảnh tình trạng sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng rất kém, đây chính là gánh nặng không chỉ của riêng người cai nghiên ma túy mà còn là mối quan tâm lớn cho xã hội, cho ngành Y tế và đặc biệt là ngành Răng Hàm Mặt TPHCM. Ảnh hưởng của răng miệng lên các SH hàng ngày của người cai nghiện ma túy Kết quả ở bảng 4 cho thấy ăn nhai là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất (47,1%) bởi các vấn đề về răng miệng trong các sinh hoạt hàng ngày. Tiếp theo là vệ sinh răng miệng (24,3%), nghỉ ngơi (22,0%), sự thoải mái về tinh thần (21,4%). Hoạt động học tập và làm việc chiếm 15,1 % ảnh hưởng nhiều hơn việc giao tiếp với mọi người (10,8%). Cười và nói, phát âm là hai hoạt động ít bị ảnh hưởng nhất (8,7% và 6,3%). Bảng 4: Phân bố tỉ lệ % người cai nghiện ở những nhóm tuổi khác nhau theo các ảnh hưởng của răng miệng trên từng sinh hoạt hàng ngày Các hoạt động ≤ 24 tuổi 25 – 29 tuổi ≥ 30 tuổi Tổng p* n (%) n (%) n (%) Ăn nhai 64 (50,8) 61 (42,4) 53 (49,1) 178 (47,1) 0,340 Phát âm 7 (5,6) 7 (4,9) 10 (9,3) 24 (6,3) 0,332 VSRM 34 (27,0) 34(23,6) 24 (22,2) 92 (24,3) 0,676 Nghỉ ngơi 27 (21,4) 29 (20,1) 27 (25,0) 83 (22,0) 0,643 Tinh thần 30 (23,8) 32 (22,2) 19 (17,6) 81 (21,4) 0,491 Cười 10 (7,9) 12 (8,3) 11 (10,2) 33 (8,7) 0,813 Làm việc 17 (13,5) 24 (16,7) 16 (14,8) 57 (15,1) 0,764 Giao tiếp 15 (11,9) 16 (11,1) 10 (9,3) 41 (10,8) 0,803 Đối với hoạt động ăn nhai, đây là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các khó chịu đến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 238 chủ yếu từ răng miệng. Kết quả này phù hợp với những ghi nhận của Shepherd và cs (1999)(9) trên 664 học sinh 8 tuổi tại Harrow cho là 73,3% ảnh hưởng chủ yếu lên ăn nhai là do đau răng. Ở Brazil, Andreá Silveira Gomes và Claides Abegg(2) cũng cho kết quả ăn nhai là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất (48,6%) trên 276 người từ 35-44 tuổi tham gia nghiên cứu. Tại Tanzania, nghiên cứu của Kida và cs(4) cũng cho kết quả tương tự trong đó 51,2% người ở thành thị và 62,1% người dân nông thôn bị ảnh hưởng lên việc ăn nhai hàng ngày do đau răng. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc Khanh(6) đã rút ra kết luận rằng “ảnh hưởng của vấn đề răng miệng lên việc ăn nhai của học sinh là một khía cạnh đáng quan tâm nhất”. Một cá nhân nếu bị đau răng sẽ bị khó khăn khi ăn nhai, dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng khác trong sinh hoạt cũng như công việc của họ. Vệ sinh răng miệng là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều sau ăn nhai. Kết quả phù hợp với nghiên cứu ở Tanzania(8) với 18,2% đối tượng tham gia nghiên cứu ở thành thị gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2005)(6) cũng cho kết quả tương tự. Việc người cai nghiện thường xuyên bị đau răng, sâu răng, chảy máu nướu hay sưng nướu dẫn đến những khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của họ. Hơn nữa, 22% và 21,4% người cai nghiện bị ảnh hưởng của răng miệng trên sự nghỉ ngơi và sự thoải mái về tinh thần. Quay ngược trở lại với các điều tra trước đây trên những người cai nghiện Nhị Xuân, hơn 90% người cai nghiện có vấn đề về sức khỏe răng miệng (sâu răng, nha chu, )(3), thế nhưng kết hợp với kết quả ghi nhận trong nghiên cứu này thì rõ ràng trong số những người cai nghiện có vấn đề răng miệng thì có đến 1/5 số người cai nghiện Nhị Xuân đang bị ảnh hưởng răng miệng lên sự nghỉ ngơi và thoải mái về tinh thần, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ. Trong phần nguyên nhân sẽ bàn luận sâu hơn về các vấn đề này. Song song đó, những khó chịu từ răng miệng như đau răng, nhức răng, ê buốt răng, hay hôi miệng, viêm nướu cũng làm cho người cai nghiện bị hạn chế trong việc học tập và làm việc, giao tiếp với mọi người chung quanh. Tâm lý bực dọc, hay cáu bẩn thường xuất hiện ở những nhóm người cai nghiện này. Họ thường khó tập trung khi học và làm việc, vì bị chi phối bởi những khó chịu răng miệng đó. Tính phổ biến của mức độ trầm trọng bệnh răng miệng có ảnh hưởng lên sinh hoạt hàng ngày bất chấp những đặc điểm về tuổi tác và trình độ học vấn. Điều này khá dễ hiểu là vì những người cai nghiện này có một môi trường sống như nhau, sinh hoạt giống nhau và trạng thái tâm sinh lý cũng giống nhau. Kết quả ở bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỉ lệ phần trăm người cai nghiện bị ảnh hưởng bởi răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày giữa các nhóm tuổi khác nhau (p>0,05), cũng như giữa các nhóm người cai nghiện có trình độ học vấn khác nhau (p>0,05). Bên cạnh việc đo lường ảnh hưởng răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện như đã đề cập ở trên, thang OIDP thể hiện mức độ trầm trọng của các ảnh hưởng này thông qua đo lường về phạm vi tác động và cường độ tác động của các vấn đề răng miệng lên những sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện. Xét về phạm vi tác động, hiểu một cách đơn giản đó là số sinh hoạt trong ngày bị ảnh hưởng bởi các khó chịu từ răng miệng, thì số người cai nghiện bị ảnh hưởng từ một đến hai sinh hoạt chiếm 29,4% và có 24,3% người cai nghiện bị ảnh hưởng đến ba sinh hoạt hàng ngày trở lên (bảng 5), điều đó cho thấy cũng có khá nhiều người cai nghiện bị các vấn đề răng miệng ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt trong cuộc sống, hay đúng hơn là chất lượng cuộc sống của họ. Đánh giá được phạm vi tác động này, mới có thể có một cái nhìn tổng quát về mức độ ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, các vấn đề răng miệng này không chỉ ảnh hưởng đến một sinh hoạt duy nhất mà còn ảnh hưởng đến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 239 nhiều sinh hoạt hàng ngày, chính những ảnh hưởng đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người cai nghiện ma tuý nơi đây. Bảng 5: Phân bố tỉ lệ % người cai nghiện theo tuổi và theo số sinh hoạt bị ảnh hưởng Nhóm tuổi Số sinh hoạt bị ảnh hưởng (phạm vi tác động) 0 1-2 sinh hoạt >=3 sinh hoạt ≤ 24 55 (43,7) 37 (29,4) 34 (27,0) 25 – 29 69 (47,9) 42 (29,2) 33 (22,9) ≥ 30 51 (47,2) 32 (29,6) 25 (23,1) Tổng cộng 175 (46,3) 111 (29,4) 92 (24,3) 15,6% người cai nghiện ma túy ở trung tâm Nhị Xuân bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng lên việc ăn nhai hàng ngày ở mức độ nặng và rất nặng. Tiếp đến là vệ sinh răng miệng (5,8%) và nghỉ ngơi (5,3%) cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những khó chịu về răng miệng. Nói, phát âm là hoạt động có cường độ ảnh hưởng ít nhất chỉ là 1,1%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2005)(6) ghi nhận được về cường độ tác động răng miệng lên sinh hoạt ăn nhai, vệ sinh răng miệng và nghỉ ngơi. Tóm lại, ảnh hưởng từ các khó chịu về răng miệng lên hoạt động ăn nhai luôn chiếm tỉ lệ cao nhất, đồng thời cường độ tác động ở mức độ nặng và rất nặng nhiều hơn đáng kể so với các hoạt động khác. Đồng thời, vẫn còn khá nhiều người cai nghiện bị ảnh hưởng bởi những khó chịu xuất phát từ răng miệng lên nhiều hơn hai hoạt động sống hàng ngày. Rõ ràng, bức tranh toàn cảnh về tình trạng sức khỏe răng miệng trong mối liên quan đến chất luợng cuộc sống của các người cai nghiện ở trung tâm Nhị Xuân TPHCM tương đối phức tạp và cần có sự can thiệp của xã hội nói chung và của ngành Răng Hàm Mặt nói riêng. Nguyên nhân răng miệng ảnh hưởng lên từng sinh hoạt về thể chất, tâm lý, xã hội của các người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Nhị Xuân Nghiên cứu này cho thấy người cai nghiện thường than phiền về tình trạng đau răng đã ảnh hưởng không ít đến mọi sinh hoạt trong ngày của họ. Như biểu đồ 1 thể hiện, đau răng là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng lên tất cả các sinh hoạt hàng ngày của các người cai nghiện. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Andreá Silveira(2) có 20,7% người nghiên cứu bị đau răng làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, Kida ở Tanzania(4) cũng cho kết quả đau răng và trống răng là hai nguyên nhân chủ yếu mà các đối tượng nghiên cứu của họ mắc phải. Bên cạnh nguyên nhân đau răng, ê buốt răng và có lỗ sâu trên răng là hai nguyên nhân ảnh hưởng khá phổ biến lên hầu hết các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện. Hơn nữa, các vấn đề về mô nha chu (chảy máu nướu, sưng nướu) cũng ảnh hường không nhỏ đến đời sống hàng ngày của các cá thể trong nghiên cứu. Ăn nhai là hoạt động nổi bật nhất bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đau răng. Người cai nghiện bị đau răng vì nhiều lý do, có thể họ đau vì bị sâu răng, bị các bệnh lý về tủy, hay một chấn thương nào đó vùng miệng mặt. Có những trường hợp đau răng làm cho họ rất khó nghỉ ngơi, khó ngủ, thậm chí không ngủ được. Hay những trường hợp thường xuyên cảm thấy khó chịu, bực dọc, hay cáu gắt với mọi người. Sâu răng, có lỗ sâu trên răng và sưng nướu là hai nguyên nhân gây ảnh hưởng lên việc ăn nhai nhiều thứ hai sau đau răng. Khi người cai nghiện chải răng với tình trạng viêm nướu thì sẽ dễ gây chảy máu hơn khi chải răng ở tình trạng nướu lành mạnh, điều này làm cho họ né tránh việc chải răng thường xuyên và do đó vấn đề của nướu lại ngày càng trầm trọng hơn. Điều này tất yếu sẽ dấn đến việc ăn nhai vô cùng khó khăn, họ sẽ khó chịu hay đau rát khi ăn. Bên cạnh những nguyên nhân tác động về mặt thể chất, thì về mặt tâm lý và xã hội, những vấn đề về thẩm mỹ như màu răng xấu, hình dạng răng và sự mất răng do sâu, do chấn thương hay tình trạng hôi miệng cũng đã góp phần vào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện tại Trung tâm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 240 Mặc dù ở Trung tâm đa số là người cai nghiện nam, và việc tiếp xúc với cộng đồng bên ngoài là rất hạn chế nhưng vì là những người trẻ tuổi nên họ cũng cảm thấy thiếu tự tin với những khiếm khuyết răng miệng của mình trong lao động và học tập, cũng như trong việc giao tiếp với mọi người. Nguyên nhân răng miệng ảnh hưởng lên từng sinh hoạt thể chất, tâm lý, xã hội của người cai nghiện 13 49 11 65 73 53 13 133 7 10 21 20 26 9 53 8 22 8 35 35 31 8 90 15 20 6 12 5 9 15 9 10 20 19 12 16 14 58 Giao tiếp Làm việc Cười Tinh thần Nghỉ ngơi VSRM Nói, phát âm Ăn nhai Đau răng Ê buốt răng Sâu răng Chảy máu nướu Sưng nướu Trống răng Màu răng Hôi miệng Khác Biểu đồ 1: Nguyên nhân răng miệng ảnh hưởng lên từng sinh hoạt thể chất, tâm lý, xã hội của người cai nghiện KẾT LUẬN Tóm lại, gần 2/3 người cai nghiện ở Trung tâm Nhị Xuân đều có những vấn đề khó chịu về răng miệng cần được giải quyết. Những vấn đề đó đã gây ảnh hưởng không ít cho họ trong các sinh hoạt hàng ngày. Điều này cho thấy Trung tâm đang rất cần những chương trình khám chữa bệnh răng miệng thường xuyên hơn, đầy đủ và thực tế hơn. Nhưng cũng cần hơn những chương trình giáo dục phòng bệnh để giúp cho người cai nghiện biết cách tự giữ gìn sức khỏe răng miệng một cách thiết thực bằng việc giáo dục vệ sinh răng miệng thường xuyên, người cai nghiện tự đánh răng và hợp tác với bộ phận y tế ở trung tâm để được chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tự chăm sóc và được chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên sẽ giảm đi các khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân ở Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề Nhị Xuân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cornell JE, Saunders MJ, Paunovich ED, Frisch MD,. (1997). Effects on well-being and quality of life. In: Slade GD (ed). Measuring Oral Health and Quality of Life. Chapel Hill: University of North Carolina-Dental Ecology, 1997. 2. Gomes AS, Abegg C (2006). The impact of oral health on daily performance of municipal waste disposal workers in Porto Alegre, Rio Grande do Sul State, Brazil. Saúde Pública, Rio de Janeiro, 23(4):1707-1714. 3. Hoàng Tử Hùng & cộng sự (2009), Báo cáo đề tài “Xây dựng và thử nghiệm mô hình tăng cường sức khỏe răng miệng cho học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục dạy nghề ở TPHCM, 2006-2007. 4. Kida IA, Astrom AN, Strand GV, Masalu JR and Tsakos G, (2005). Psychometric properties and the prevalence, intensity and causes of oral impacts on daily performance (OIDP) in a population of older Tanzanians. 5. Nguyễn Đức Minh, (2007). Hiệu quả giáo dục sức khỏe răng miệng dựa vào cộng đồng cho người cai nghiện ma túy, Luận văn Thạc sĩ Y học, 2007. 6. Nguyễn Thị Ngọc Khanh, (2005). Ảnh hưởng của tình trạng răng miệng lên các hoạt động hàng ngày của học sinh lớp 5 tại hai trường tiểu học quận 5, TPHCM, Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, 2005. 7. Phạm Thị Hương và CTV, (2005). Khả năng tiếp cận dịch vụ HIV của nhóm tiêm chích ma túy tại thành phố Hải Phòng, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ III về HIV/AIDS, tại TPHCM từ 24 – 26/12/2005. 8. Sánchez-Garciá S (2007). State of dentition and its impact on the capacity of elders to perform daily activities. Salud Publica Mex; 49:173-181. 9. Shepherd MA, Nadanovsky P, Sheiham A, (1999), The prevalence and impact of dental pain in 8-year-old school children in Harrow, Endland, Br Dent J, 187(2), 38 – 41. 10. World Health Organization (1948). Constitution of the World Health Organization. Geneva: World Health Organization.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_rang_mieng_len_cac_sinh_hoat_hang_ngay_cua_ngu.pdf