Áy rừng ở hà giang, thực trạng và những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong cộng đồng

Recently, it is potentially high risk of forest fires both natural forests and plantations in Ha Giang province with the key areas such as Dong Van, Hoang Su Phi, Meo Vac, Quan Ba, etc. Kinds of forest with the highest risk of fires are plantations of Pine, Cunninghamia konishii Hayata, Melocalamus compactiflorus (Kurz) Benth, forest bordered with China. The main of objective and subjective reasons of forest fires are kinds of combustible forests, large volumes of material under the forest, awareness and knowledge of the people on forest fire prevetion and fighting is very low. The models of forest fire prevetion and fighting in the village community in Ha Giang province with the number of people participating is very little, mostly just do concurrently, not be funded to operate. They hardly patrol but only guard and fight forest fires. The development of these models was without the involvement of community, so mobilizing community was very difficult when forest fires were occured. To encourage participation of community in the forest fire prevetion and fighting by building models of forest fire prevetion and fighting in the community, and were managed, operated and implemented by community. For the effective of these models, synchronous solutions for support are required, such as: Solutions on mechanisms and policies, technical solutions, solutions on communication, solutions on implementation

pdf13 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áy rừng ở hà giang, thực trạng và những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÁY RỪNG Ở HÀ GIANG, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TRONG CỘNG ĐỒNG Vũ Đức Quỳnh1, Mai Thị Thanh Nhàn2, Lê Sỹ Doanh3 TÓT TẮT Ở Hà Giang hiện đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao với cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Các vùng trọng điểm cháy là: Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ... Các loại rừng có nguy cơ cháy cao nhất là rừng trồng Thông, Sa mộc, rừng Giang nứa, rừng giáp ranh khu vực biên giới với Trung Quốc. Nguyên nhân tự nhiên và nhân sinh chủ yếu là do có nhiều trạng thái rừng dễ cháy, khối lượng lớn vật liệu dưới rừng, nhận thức và kiến thức về PCCCR của người dân rất thấp.Các mô hình PCCCR trong cộng đồng thôn bản ở Hà Giang với số lượng người tham gia rất ít, chủ yếu chỉ làm kiêm nhiệm, không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, họ hầu như không thực hiện được hoạt động tuần tra rừng mà chỉ có thể tham gia trực cháy và chữa cháy rừng. Việc xây dựng các mô hình này không có sự tham gia của cộng đồng, do đó khi có cháy rừng xảy ra rất khó huy động sự tham gia của cộng đồng.Có thể khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác PCCCR thôn bản bằng cách xây dựng các mô hình PCCCR trong cộng đồng, do chính cộng đồng quản lý, tổ chức và thực hiện. Để các mô hình PCCCR cộng đồng hoạt động có hiệu quả cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ như: Giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về tuyên truyền, giải pháp về tổ chức thực hiện. Từ khóa: Cộng đồng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), Hà Giang. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây tài nguyên rừng tỉnh Hà Giangcó chiều hướng suy giảm, có nhiều nguyên nhân trong đó tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Hà Giang trong 5 năm trở lại đây bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 45 vụ cháy rừng với quy mô khác nhau, đặc biệt trong mùa cháy năm 2009 – 2010 đã xảy ra 144 vụ cháy rừng. Nhiều địa phương trong tỉnh còn chưa xây dựng được tổ chức và quy định thích hợp cho PCCCR. Chưa gắn kết được các thành viên trong cộng đồng vào PCCCR, chưa phát huy được nội lực của các cộng đồng cho PCCCR, chưa thực hiện tốt được phương châm 4 tại chỗ cho PCCCR. Những phương án PCCCR hiện tại vẫn chưa đảm bảo phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, chưa phối hợp được các nguồn lực cho PCCCR, chưa xã hội hoá được hoạt động PCCCR. Để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, thì việc xây dựng những mô hình cộng đồng tích cực chủ động PCCCR tại các địa phương là điều hết sức cần thiết trong thời điểm nay. Thực tế đã có những mô hình PCCCR trong cộng đồng tuy nhiên:Mô hình này hoạt động như thế nào?Đã có những khó khăn gì trong quá trình triển khai làm hạn chế đến kết quả mong đợi?Chúng ta phải đưa ra những giải pháp nào để khuyến khích sự tham gia, sự chủ động và tích cực của mỗi cá nhân trong cộng đồng tham gia vào việc PCCCR? tất cả những vấn đề này cần được nghiên cứu và giải quyết. II. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu a, Lựa chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên đại bàn 3 huyện đại diện cho 3 vùng lập địa và có phân bố rừng đặc trừng của tỉnh Hà Giang: Đồng Văn, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Tại mỗi huyện 1 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang 2 Viện sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp 3 Viện sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp lựa chọn 3 xã đại diện trong đó huyện Đồng Văn chọn: TT Phố Bảng, Lũng Cú, Má Lé; huyện Hoàng Su Phì chọn: Bản Mày, Chiến Phố, Thàng Tín; huyện Vị Xuyên chọn: Lao Chải, Thuận Hòa, Trung Thành. Tại mỗi huyện nghiên cứu lựa chọn 03 xã, mỗi xã chọn 02 thôn, các xã và thôn này đại diện cho khu vực nghiên cứu như để thu thập thông tin, nghiên cứu đánh giá về công tác PCCCR của cộng đồng địa phương: Có diện tích rừng đủ lớn, rừng của các xã đa dạng về trạng thái rừng, đã từng bị xảy ra cháy rừng hoặc có nguy cơ bị cháy rừng, có mô hình PCCCR trong cộng đồng. Tại mỗi thôn chọn 25 hộ để phỏng vấn. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng đã phỏng vấn một số lãnh đạo xã, thôn, những người phụ trách các hoạt động liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương và một số cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, đại diện lãnh đạo Hạt kiểm lâm của huyện nghiên cứu, tổng số người được phỏng vấn là 579 người. b, Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài, thông qua các hình thức: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, bài nhận xét góp ý, phỏng vấn trực tiếp. Các nội dung xin ý kiến chuyên gia đó là: phương pháp tiếp cận, phương pháp đánh giá, xây dựng đề cương, chuyên đề,... c, Phương pháp và công cụ thu thập số liệu - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu tiến hành thu thập và kế thừa tất cả các số liệu, tài liệu liên quan đến hiện trạng rừng, công tác PCCCR, các mô hình PCCCR tại các địa điểm nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trường: Nghiên sử dụng các công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập các thông tin và số liệu ngoài hiện trường: (1) Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt; (2)Phỏng vấn hộ gia đình; (3) Phỏng vấn cá nhân. d, Xây dựng phương án quản lý lửa rừng ở cấp xã, thôn, bản có sự tham gia của người dân: Phương án quản lý lửa rừng cấp xã, thôn, bản bao gồm các phương án phân bổ nhân lực và phương tiện PCCCR, phương án phòng cháy rừng, phương án tuần tra và phát hiện sớm cháy rừng, phương án tổ chức và chỉ huy chữa cháy rừng, phương án khắc phục hậu quả của cháy rừng. Phương án quản lý lửa rừng cấp xã được xây dựng theo phương pháp cùng tham gia có sự hỗ trợ của cán bộ tư vấn, kiểm lâm cấp huyện và chính quyền xã. e, Xây dựng bản quy ước quản lý lửa rừng cấp thôn: Quy ước quản lý lửa rừng được nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qua 3 bước: (1) Biên soạn quy ước; (2) Hoàn thiện quy ước. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng cháy rừng ở Hà Giang Trong mùa khô hanh từ năm 2009 đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng, làm thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Theo báo cáo của chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang, thì từ năm 2009 đến năm 2014 tình trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh diễn ra như sau: Bảng 1: Số vụ cháy rừng tại Hà Giang giai đoạn 2009 - 2014 Năm Số vụ cháy (vụ) Diện tích (ha) 2009-2010 144 1.174,58 2010-2011 5 9,46 2011-2012 50 298,03 2012-2013 10 19,06 2013-2014 17 72,36 Có thể thấy tình hình cháy rừng qua các năm tại Hà Giang có những diễn biến hết sức phức tạp, bình quân trong giai đoạn này số vụ cháy rừng xảy ra là 45 vụ/năm, tuy nhiên trong mùa cháy 2009 – 2010 số vụ cháy rừng xảy ra cao bất thường với tổng số 144 vụ và diện tích rừng thiệt hại là 1.174,58 ha, ngay sau đó trong mùa cháy 2010 – 2011 số vụ cháy rừng giảm xuống chỉ còn 5 vụ và diện tích thiệt hại là 9,46 ha. Qua đó có thể thấy nguyên nhân dẫn đến cháy rừng không chỉ do các yếu tố khách quan như: thời tiết, kiểu rừng mà còn có vai trò quan trọng của công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa chữa cháy rừng của các lực lượng chức năng cũng như toàn xã hội. 3.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ở Hà Giang a. Nguyên nhân trực tiếp *Đốt nương làm rẫy gần rừng dẫn đến cháy lan vào rừng: Các hộ gia đình sống gần rừng ở Hà Giang đều có nguồn thu nhập chính từ canh tác nương rẫy, các cộng đồng dân tộc sống ở Hà Giang đang phát đốt khá tự do, đó là nguyên nhân quan trọng gây lên cháy rừng. Tình trạng đốt nương làm rẫy diễn ra ở hầu khắp các cộng đồng và đã diễn ra trong nhiều năm. Hình 1. Đốt nương làm rẫy ở Hoàng Su Phì *Mang lửa vào rừng để khai thác lâm sản ngoài gỗ: Quá trình thu hái lâm sản ngời gỗ (thuốc nam, ) người dân phải đi khá xa, vì vậy người dân thường phải đi dài ngày và sinh hoạt ngay trong rừng, do sơ ý trong việc dùng lửa để đun nấu và sưởi ấm nên trong nhiều trường hợp đã để lửa bén gây cháy rừng. *Mang lửa vào rừng để khai thác mật ong:Khai thác mật ong là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng khá lớn vì phải dùng lửa trực tiếp để đốt ong, hoạt động này xảy ra khá phổ biến ở huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Yên Minh và cũng đã được xác định là nguyên nhân gây lên nhiều vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hình 2.Chuẩn bị đuốc đốt ong ở Hoàng Su Phì *Mang lửa vào rừng khi khai thác gỗ lậu:Cũng như khai thác lâm sản ngoài gỗ thì việc khai thác gỗ lậu cũng được thực hiện dài ngày và người dân cũng phải mang lửa vào rừng để phục vụ sinh hoạt, tuy nhiên khi dời đi họ thường không giập hết lửa nên để tàn lửa bén vào rừng gây cháy rừng. Hoạt động này thường xảy ra ở Vị Xuyên, địa bàn còn nhiều tài nguyên lại gần đường quốc lộ, thuận lợi cho việc vận chuyển và buôn bán. *Đốt than:Đốt than cũng là một trong những công việc đem lại thu nhập cho người dân vào thời điểm nông nhàn. Mặc dù ở Hà Giang hoạt động này không phổ biến như lấy ong hoặc lấy gỗ, nhưng nó cũng cũng là một trong những nguyên nhân không những gây cháy rừng mà còn mất rừng, có những địa điểm khó làm hầm đốt than, người dân chặt nguyên cây gỗ xuống và đốt ngay tại rừng gây cháy rừng rất nhiêm trọng. Hình 3. Khai thác gỗ rừng đốt lấy than củi *Trẻ chăn trâu đốt lửa sưởi:Cháy rừng do trẻ chăn trâu đốt lửa sưởi ấm hầu như năm nào cũng xảy ra và xảy ra ở hầu hết các huyện có rừng của tỉnh. Thực tế thì trẻ em chưa được tuyên truyền về tác hại của cháy rừng, hoặc có thì rất sơ sài, phần lớn các em chưa hiểu được vai trò, giá trị của rừng đối với đời sống cũng như môi trường. *Cháy lan từ Trung Quốc sang khu vực giáp ranh:Hiện tượng cháy rừng giáp ranh khu vực biên giới với Trung Quốc xảy ra đối với hầu hết các xã có diện tích rừng giáp với nước này. Thời điểm xảy ra cháy rừng ở khu vực này thường rơi vào mùa khô và thời điểm giáp tết, hoặc thời điểm người dân đang nghỉ tết. Do không có người tuần tra, nên rất nhiều diện tích rừng ở khu vực giáp ranh bị cháy lan từ Trung Quốc sang mà không được phát hiện, hoặc nếu có phát hiện được cũng khó huy động người dân tham gia chữa cháy, đặc biệt vào thời điểm người dân nghỉ tết. b. Nguyên nhân gián tiếp Nghiên cứu cũng chỉ ra một số nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng cháy rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh Hà Giang: Do thời tiết trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, khô hanh kéo dài, địa hình hiểm trở, các khu rừng bị cháy thường xa khu dân cư, các lực lượng chữa cháy di chuyển chưa kịp thời. Ở một số huyện do sợ ảnh hưởng đến thành tích nên không khai báo.Thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra cháy rừng không hiệu quả. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng rất thô sơ, nên chữa cháy không hiệu quả. Kinh phí cho công tác PCCCR còn hạn hẹp nên không kịp thời động viên, khuyến khích cho người trực tiếp tham gia PCCCR.Công tác điều tra xử lý các vụ cháy rừng chưa triệt để, còn có biểu hiện bao che. Hình thức xử lý các đối tượng vi phạm quá nhẹ không đủ tính răn đe, do đó tại nhiều địa phương mặc dù đã xử phạt nhưng vẫn tái diễn vi phạm. Nhận thức của người dân về tác hại của cháy rừng còn rất thấp, đại bộ phận người dân ở các cộng đồng chưa quan tâm đến công tác PCCCR. Người dân chủ quan trong việc dùng lửa để đốt nương rẫy, đốt ở ven rừng.Chủ rừng chưa trú trọng đến công tác PCCCR. Vai trò người chỉ huy trong việc chữa cháy rừng chưa phát huy hiệu quả. 3.3. Công tác PCCCR ở Hà Giang a, Công tác PCCCR cấp tỉnh, huyện Chi cục kiểm lâm đã thực hiện nghiêm túc công tác chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc công tác PCCCR; Kiện toàn các ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, xã, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR; Thành lập các tổ đội xung kích bảo vệ rừng và PCCCR. Kiểm tra đôn đốc các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR kịp thời và sát với điều kiện thực tế để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ rừng của các chủ rừng, các địa phương có nhiều khu vực trọng điểm thường xảy ra cháy rừng vào mùa khô hanh, chú trọng các huyện miền núi vùng cao nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, diện tích cháy. Tổ chức thường trực từ chi cục đến các đơn vị trực thuộc trong thời gian nắng nóng, khô hanh cao điểm để phát hiện sớm và tổ chức chữa cháy kịp thời khi có xảy ra cháy rừng. Tuyên truyền và quản lý chặt chẽ việc phát nương làm rẫy của đồng bào vùng sâu vùng xa, giảm tối đa diện tích rừng bị phát và bị cháy do đốt nương rẫy trái phép.Kiểm lâm địa bàn tổ chức tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR xuống các trường học và cộng đồng dân cư các xã, các thôn, bản. Tổ chức ký cam kết với các thôn bản về việc thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Mở lớp huấn luyện dân quân bảo vể ừng, PCCCR. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo cấp trên tình hình cháy rừng từ các đơn vị trực thuộc chi cục Kiểm lâm. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, xác minh các điểm cháy để thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ phòng cháy và chữa cháy kịp thời hiệu quả. b, Công tác PCCCR ở cấp xã Công tác PCCCR đang được thực hiện tại các cộng đồng ở Hà Giang dựa trên phương án PCCCR của tỉnh, huyện và được triển khai về các xã thôn hàng năm, trong đó tại mỗi huyện sẽ có 01 ban chỉ huy PCCCR cấp huyện, Hạt kiểm lâm chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo huyện về công tác PCCCR của huyện, xây dựng phương án PCCCR hàng năm, lập kế hoạch PCCCR, tại mỗi xã sẽ có 01 ban chỉ huy PCCCR cấp xã trong đó đại diện các ban ngành của xã là thành viên, tại mỗi xã cũng có 01 đội xung kích về PCCCR, và tại mỗi thôn sẽ có 01 tổ đội PCCCR hay tổ chỉ huy PCCCR-BVR, thành phần tham gia là trưởng các ban ngành. Quá trình nghiên cứu đánh giá tại các thôn bản của các xã của huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Đồng Văn tỉnh Hà Giang kết quả cho thấy tại các cộng đồng dân cư chưa có một mô hình PCCCR nào trong cộng đồng, do cộng đồng tự khởi xướng hay được định hướng từ bên ngoài.Tùy theo điều kiện thực tiễn của mỗi huyện mà các ban chỉ huy cấp huyện, xã, tổ đội xung kích cấp xã, tổ đội PCCCR cấp thôn có sự khác nhau về thành phần tham gia, số lượng người tham gia, cách thức hoạt động, phân công nhiệm vụ Bảng 2. Mô hình phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã Nội dung Ban chỉ huy PCCCR Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng Đội xung kích PCCCR, PCLB và TKCH 1. Địa điểm áp dụng Hầu hết các xã có rừng ở tỉnh Hà Giang Lao Chải, Trung Thành, Minh Tân, Thanh Đức của huyện Vị Xuyên Được áp dụng tại một số xã thuộc 03 huyện điều tra 2. Thành phần tham gia PCT UBND phụ trách khối nông lâm làm trưởng ban, phó ban là xã đội trưởng và trưởng công an xã, các ban viên là đại diện các ban ngành của xã. CT UBND xã làm trưởng ban, phó ban là PCT UBND phụ trách khối nông lâm, xã đội trưởng và trưởng công an xã, các ban viên là đại diện các ban ngành của xã PCT UBND là đội trưởng, trưởng các ban ngành của xã, hiệu trưởng của các trường trên địa bàn xã là các ban viên. 3. Cách thức hoạt động + Lập kế hoạch về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR hàng năm cho xã. + Bố trí lịch trực cho các thành viên trong ban. + Phân công các thành viên trong ban và phối hợp với kiểm lâm địa bàn tuần tra rừng, phòng cháy rừng. Trực tiếp tham gia chữa cháy rừng của xã. + Xử lý các vụ vi phạm về quản lý tài nguyên rừng, PCCCR tại địa phương. Tham gia xác minh các vụ vi phạm về các vấn đề trên. + Triển khai kế hoạch, phương án PCCCR cho xã. + Trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi công tác liên quan đến PCCCR trên địa bàn xã, hỗ trợ cho các thôn bản xây dựng kế hoạch tuần tra kiểm tra phát hiện sớm cháy rừng để kịp thời có phương hướng giải quyết. + Họp giao ban, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thôn bản về công tác lâm nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân. + Chủ trì và tham mưu công tác PCCCR của xã; + Xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ; tổ chức chữa cháy; + Có nhiệm vụ cứu nạn và phòng chống lụt bão. + Chủ động thực hiện cũng như đảm bảo chế độ báo cáo kịp thời. 4. Kết quả đạt được Tình trạng cháy rừng cũng có giảm. Tuy nhiên hiệu quả trong hoạt động của ban chưa cao, vì hầu hết các thành viên làm kiêm nhiệm, không dành Bước đầu hạn chế tình trạng cháy rừng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kinh phí nên ban hoạt động chưa hiệu quả. Hoạt động hiệu quả tích cực cho công tác PCCCR. Đây là mô hình có sự kết hợp hiệu quả ngay từ công tác tuyên Nội dung Ban chỉ huy PCCCR Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng Đội xung kích PCCCR, PCLB và TKCH được nhiều thời gian thường xuyên cho việc tuần tra rừng, địa bàn quá rộng và khó khăn, do đó những địa điểm ở xa, đường đi khó khăn thì rất khó phát hiện đám cháy, hoặc có phát hiện được cũng không kịp chữa cháy. truyền, giáo dục, nâng cao tính trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể. Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn nên mỗi thành viên trong đội xung kích đều rất tích cực tham gia công tác PCCCR. 5. Thuận lợi + Thành phần ban chủ yếu là đại diện ban ngành của xã nên việc phối hợp trong PCCCR khá thuận lợi. + Là mô hình có cấp quản lý và xây dựng kế hoạch PCCCR gần như bám sát cơ sở nên sẽ ảnh hưởng, tác động mạnh đến công tác tuyên truyền và ý thức của người dân. + Trực tiếp có sự điều hành của lãnh đạo xã cũng như trưởng các ban ngành đoàn thể của xã nên công tác triển khai tương đối thuận lợi, các thôn, bản đều triển khai và thực hiện nghiêm túc. + Tổ chức, thực hiện kiểm tra ngay khi bắt đầu mùa cháy nên công tác phòng chống được chú trọng hơn, ít để cháy rừng phát sinh hơn. + Kết hợp các ban ngành, các thành phần một cách thống nhất nên hiệu quả thực hiện tương đối cao. + Do địa bàn chủ yếu là đồi núi, hiểm nguy về tai nạn luôn rình rập nên sự chủ động chuẩn bị ứng phó đối với các vấn đề của tổ là linh hoạt hơn. 6. Khó khăn + Các thành viên của ban làm kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian tuần tra. + Ban hoạt động dựa trên trách nhiệm mà không được hỗ trợ kinh phí. + Phương tiện, dụng cụ chữa cháy thô sơ và thiếu. + Rừng của xã, thôn do xã và ban quản lý thôn quản lý mà không giao cho các hộ nên họ không có trách nhiệm. + Nhận thức của người dân về PCCCR thấp nên rất khó huy động họ tham gia chữa cháy. + Không có kinh phí hỗ trợ các thôn, bản để động viên người dân cùng tham gia. + Các thành viên đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên thời gian cho công tác kiểm tra và phối hợp với các thôn triển khai kế hoạch phòng chống cháy rừng là rất hạn chế. + Điều kiện địa hình, dân tộc, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, công tác phòng chống cháy rừng. + Các thành viên làm kiêm nhiệm. + Thiếu kinh phí hoạt động. + Thành phần không có lãnh đạo thôn nên hạn chế việc nắm bắt tình hình của thôn cũng như triển khai PCCCR kịp thời. c, Công tác PCCCR ở cấp thôn bản Tại các thôn bản, hầu hết đều có các tổ đội thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Tùy thuộc mỗi thôn bản các tổ đội này sẽ có các tên gọi khác nhau, cách thức tổ chức thực hiện, thành phần tham gia để đảm bảo công tác PCCCR phù hợp với điều kiện của họ nhất. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá tại 03 huyện điều tra, hiện các thôn bản có 03 mô hình đặc trừng như sau: Bảng 3: Các mô hình phòng cháy chữa cháy rừng cấp thôn Mô hình Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm - Mô hình tổ đội quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. - Đầy đủ các thành phần của ban quản lý thôn cùng tham gia. - Giải quyết hầu hết các công việc của thôn bản. - Nắm vững được các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà - Được tham gia tập huấn PCCCR. - Được các cấp chính quyền quan tâm. - Lực lượng còn mỏng, đa phần làm kiêm nhiệm. - Trang thiết bị thiếu thốn. - Thiếu kinh phí hỗ trợ cho tổ đội hoạt động. Mô hình Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm nước về công tác quản lý bảo vệ, PCCCR. - Xử lý các vụ việc vi phạm theo quy ước, hương ước của thôn, bản. - Tổ đội xung kích phản ứng nhanh trong công tác phòng cháy. - Thành phần nòng cốt là lực lượng dân quân của thôn bản kết hợp với các lực lượng khác dưới sự chỉ đạo điều hành hoạt động của trưởng thôn. - Nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác PCCCR. - Tham gia công tác PCLB, TKCN khi có thiên tai, bão lũ xảy ra. - Chủ yếu là dân quân thôn, bản nên công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện sớm được thực hiện hiệu quả hơn. - Được chính quyền quan tâm. - Lực lượng còn mỏng, đa phần là làm kiêm nhiệm. - Trang thiết bị thiếu thốn. - Thiếu kinh phí hỗ trợ cho tổ đội hoạt động. - Mô hình tổ chỉ huy PCCCR-BVR. - Đầy đủ các thành phần của ban quản lý thôn cùng tham gia. - Nắm vững được các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ, PCCCR. - Giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. - Tham gia công tác PCLB, TKCN. - Được tham gia tập huấn PCCCR. - Được các cấp chính quyền quan tâm. - Lực lượng còn mỏng, đa phần là làm kiêm nhiệm. - Trang thiết bị thiếu thốn. - Thiếu kinh phí hỗ trợ cho tổ đội hoạt động. Hầu hết các mô hình PCCCR của các thôn đều có thành phần tham gia là các cán bộ của thôn và dân quân thôn. Họ đều làm việc kiêm nhiệm và không được hỗ trợ kinh phí. Hoạt động chính là tuần tra nhưng công việc này không được thực hiện thường xuyên mà chỉ tập trung vào thời gian cao điểm về nắng nóng,thời điểm hay đốt nương làm rẫy, thời điểm hay xảy ra cháy rừng. Ngoài ra họ là lực lượng chính trong công tác chữa cháy rừng, khi có cháy rừng xảy ra ở thôn, họ sẽ phải là lực lượng tiên phong trong công tác tổ chức và tham gia chữa cháy, việc huy động được người dân tham gia hay không còn phụ thuộc ý thức của người dân ở mỗi thôn. Do đó có thể thấy công tác PCCCR hiện nay ở các thôn bản chưa đề cao vai trò của cộng đồng, chưa khuyến khích hay để cho cộng đồng thấy được mỗi người dân đều có trách nhiệm, vai trò quan trọng trong công tác PCCCR. Vì vậy, tùy thuộc tình hình thực tiễn ở mỗi cộng đồng cần phải thay đổi cách thức hoạt động của mô hình để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR. 3.4. Giải pháp cho công tác PCCCR ở Hà Giang Các cấp chính quyền cũng như các ban ngành có liên quan ở Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong công tác PCCCR ở địa phương, tình trạng cháy rừng có giảm về quy mô và tính chất, tuy nhiên nó vẫn chưa triệt để. Để công tác PCCCR thực sự đạt hiệu quả cần có các giải pháp đồng bộ và được sự ủng hộ của toàn xã hội. 3.4.1. Các giải pháp về mặt tổ chức a. Mô hình tổ đội quần chúng BVR, PCCCR Trên thực tế thì đây chính là mô hình đang áp dụng tại đa số các thôn bản của Hà Giang, được xây dựng dựa trên lực lượng chủ yếu là cán bộ thôn, hoặc dân quân thôn hoặc công an thôn. Họ hoạt động kiêm nhiệm, không được hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên do cách tổ chức quản lý và tùy thuộc trách nhiệm của các thành viên tham gia mà công tác BVR, PCCCR ở các thôn bản được thực hiện tốt hay không. Các thôn bản đang áp dụng MH này có: Phố Trồ, Xóm Mới, thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn; Bản Phùng xã Lao Chải, Bản Tàn, thôn Trung Sơn xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên đang được triển khai khá tốt, nên duy trì hình thức hoạt động của mô hình này. Một số đề xuất để mô hình hoạt động có hiệu quả hơn: - Bổ sung thêm nhận lực cho tổ đội BVR, PCCCR: Công việc này đòi hỏi phải bổ sung thêm nhân lực bởi vì địa bàn rộng nhưng nhân lực như hiện tại lại quá ít, đa số họ làm kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian. Bên cạnh đó đối tượng tham gia tổ đội nên là nam giới, có sức khỏe và trên tinh thần tự nguyện. - Hỗ trợ thêm dụng cụ PCCCR cho tổ đội hoạt động: Các dụng cụ hiện nay đa số các thôn bản cần đó là loa cầm tay, đèn pin, can đựng nước, giao phátnhưng không đủ cho các thành viên trong đội. Khi chữa cháy phải huy động từ các hộ dân nên công tác chữa cháy rất khó khăn. - Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PCCCR: Hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp tham gia chữa cháy. Ngoài ra cũng nên có một khoản chi phí duy trì hoạt động thường xuyên của tổ đội. Nguồn kinh phí có thể nên được cấp từ ngân sách của tỉnh đối với công tác này hoặc được trích từ tiền công khoán bảo vệ rừng hàng năm. b. Mô hình PCCCR và BVR theo thôn bản Việc đề xuất mô hình này dựa trên một thực tế là mô hình cũ đã không thực sự phát huy được hiệu quả, bên cạnh đó do rừng của các thôn chưa được giao cho các hộ gia đình hoặc được giao rất ít nên họ sẽ không có trách nhiệm quản lý bảo vệ, lực lượng tham gia bảo vệ rừng lại quá mỏng không đủ để bảo vệ một diện tích rộng lớn. Do đó việc huy động toàn thể cộng đồng tham gia công tác BVR, PCCCR sẽ cho người dân cộng đồng sự chủ động cũng như thấy được vai trò, trách nhiệm của họ đối với nguồn tài nguyên của địa phương. Mô hình BVR, PCCCR theo thôn bản được đề xuất thực hiện tại 07 thôn bản gồm: + Thôn Lủng Cẩu xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì; + Thôn Nhìu Sang, Thôn Suối Thầu xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì; + Thôn Ngài Trồ và Ngài Trồ Thượng xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì; + Thôn Lùng Chu Phùng xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên + Thôn Lũng Pù xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên. Về cấu trúc của mô hình: Đứng đầu là ban quản lý rừng thôn do dân bầu, bao gồm trưởng thôn, phó thôn và đại diện các đoàn thể trong thôn; tiếp đến là tổ BVR, PCCCR với thành viên là các đoàn thể trong thôn và những người nông dân có sức khỏe tốt, nhiệt tình với công việc. Trong điều kiện thực tiễn ở Hà Giang, mô hình này hoàn toàn có thể phát triển được dựa trên mô hình tổ đội xung kích phản ứng nhanh trong công tác phòng cháy với thành phần chủ yếu là dân quân thôn bản. Trước đây mô hình cũ chỉ có 01 tổ bảo vệ thì nay tùy thuộc số lượng thành viên đăng ký có thể chia thành nhiều tổ bảo vệ. Sự tự nguyện của người dân trong việc đăng ký tham gia vào tổ đội bảo vệ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện công việc. - Cách thức hoạt động: + Ban quản lý thôn sẽ có trách nhiệm phân chia số thành viên tham gia thành các tổ PCCCR. Mỗi tổ sẽ có khoảng 8-10 thành viên. Các hộ ở gần nhau sẽ thành lập một tổ để tiện cho quá trình hoạt động của tổ sau này. Mỗi tổ sẽ được giao một diện tích rừng nhất định, ưu tiên giao rừng ở gần khu vực sinh sống của mỗi tổ để thuận lợi cho việc quản lý. + Tổ sẽ tự lên phương án, hoặc kế hoạch bảo vệ rừng PCCCR đối với diện tích rừng mà thôn giao cho tổ. Mỗi tổ sẽ cử ra 01 tổ trưởng, tổ trưởng sẽ chịu trách nhiệm phân công lịch tuần tra rừng cho các tổ viên, đồng thời giám sát việc thực hiện của các tổ viên trong tổ. Mỗi tổ viên cũng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện việc PCCCR của các thành viên trong tổ. Các tổ trong thôn/bản cũng có trách nhiệm giám sát hoạt động của các tổ khác trong thôn. Hình 4. Mô hình PCCCR và bảo vệ rừng thôn bản + Hàng tháng các tổ họp đánh giá kết quả hoạt động, và có một cuộc họp toàn thôn để đánh giá kết quả hoạt động của các tổ. + Mặc dù mỗi một tổ đều có kế hoạch PCCCR riêng nhưng đều phải tuân thủ quy ước của thôn/bản về PCCCR. - Thuận lợi: + Dễ dàng tiếp cận đến khu vực rừng bảo vệ cũng như khu vực rừng có nguy cơ cháy. + Chủ động hơn trong công tác PCCCR. + Huy động được sự tham gia trực tiếp của người dân, các hộ gia đình trong thôn. + Phát huy được tinh thần đoàn kết trong toàn thôn. - Khó khăn: + Là mô hình mới nên việc vận dụng sẽ có những khó khăn nhất định, số người tự nguyện đăng ký tham gia mô hình có thể sẽ không nhiều nếu họ không nhìn thấy lợi ích. + Đa số họ chưa được tập huấn về công tác PCCCR, công tác tuyên truyền PCCCR. + Trình độ dân trí thấp nên công tác tuyên truyền sẽ có nhiều hạn chế. - Giải pháp cho công tác Phòng cháy: + Lấy công tác tuyên truyền làm đầu, bởi trước đây việc tuyên truyền về PCCCR chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng thì nay tất cả những thành viên tham gia mô hình đều có trách nhiệm tuyên truyền về vấn đề này. + Thực hiện việc thu dọn vật liệu cháy dưới tán rừng hàng năm, thời điểm trước mùa khô, đặc biệt là đối với rừng trồng (Thông, Sa mộc). + Phát đường băng cản lửa, đặc biệt là khu vực rừng giáp biên giới với Trung Quốc vì tình trạng cháy lan từ Trung Quốc thường xuyên xảy ra. - Giải pháp cho công tác chữa cháy: + Việc chữa cháy là trách nhiệm của mỗi thành viên, do đó việc vận động người tham gia chữa cháy là trách nhiệm của mỗi thành viên, hoặc ít nhất khi có cháy rừng xảy ra thì mỗi gia đình trong thôn bản đều có ít nhất một người tham gia chữa cháy. - Đối với công tác phát triển rừng: Ngoài tham gia công tác PCCCR thì các hoạt động về phát triển rừng cũng cần được triển khai thực hiện như phát dây leo, bụi rậm, chặt tỉa thưa cây phi mục đích. - Xây dựng quỹ hoạt động: Nguồn kinh phí để xây dựng quỹ nên được xây dựng từ tiền khoán bảo vệ rừng hàng năm. Ngoài ra nếu những ai trong thôn vi phạm công tác BVR, PCCCR thì sẽ bị phạt bằng tiền theo quy định của nhà nước, số tiền này được nộp về quỹ để hoạt động. Ban quản lý thôn Tổ BVR, PCCCR 1 Tổ BVR, PCCCR 3 Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Tổ BVR, PCCCR 2 - Hưởng lợi: Những hộ gia đình chủ động, tích cực tham gia công tác BVR, PCCCR sẽ được hưởng lợi như: được khai thác gỗ để làm nhà, chuồng trại theo quy định của nhà nước và thôn bản. Những ai phát hiện đối tượng vi phạm và báo cáo về ban quản lý thôn sẽ được thưởng. Những ai tham gia công tác trực cháy, tuần tra bảo vệ rừng sẽ được ghi công và chi trả kinh phí được trích từ quỹ. c. Mô hình PCCCR và BVR theo nhóm hộ Ở hình thức QLRNH, lợi ích đáng kể từ rừng cho mỗi hộ và sự tương đồng về sở thích, dòng tộc và nơi sống gần gũi được coi là các nhân tố góp phần quan trọng vào tính hiệu quả về khả năng giám sát và thực thi quy định quản lý rừng của nội bộ các thành viên trong nhóm cũng như làm giảm chi phí quản lý trong quản lý rừng. So với hình thức QLRTB, hình thức QLRNH thường có đặc trưng bởi kích thước nhóm khá nhỏ và có sự đồng nhất khá cao về thành phần dân tộc hay sở thích của các hộ thành viên. Thông thường, kích thước của một nhóm hộ quản lý rừng ít khi lớn hơn 20 hộ. Trong tình hình hình thực tiễn hiện nay ở Hà Giang, đối với những thôn bản đã giao đất cho hộ gia đình thì nên áp dụng hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ. Mặt khác Hà Giang với phần lớn người dân là dân tộc H’Mông thường sống ở vùng núi cao, nhiều thôn bản dân cư phân bố thưa thớt, do đó việc áp dụng mô hình PCCCR theo nhóm hộ sẽ có tính khả thi khi các hộ ở gần nhau liên kết với nhau để bảo vệ rừng. Hình thức tổ chức BVR, PCCCR theo nhóm hộ được mô phỏng như sau: Hình 5. Mô hình BVR, PCCCR theo nhóm hộ Mô hình BVR, PCCCR theo nhóm hộ được đề xuất thực hiện tại 06 thôn bản gồm: + Thôn Lô Lô Chải, thôn Xì Mần Kha, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn; + Thôn Má Lé, Má Lủng A, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn; + Bản Máy, xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì và; + Thôn Hòa Bắc, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên. - Thành phần tham gia: Chủ yếu là các nhóm hộ sống tập trung trên 1 khu vực của một thôn, bản nào đó. - Cách thức hoạt động: + Các hộ gia đình có cùng quan hệ dòng tộc, hay cùng sở thích, lứa tuổi, hay có diện tích rừng liền kề nhau thành một nhóm để cùng nhau BVR, PCCCR. Số lượng hộ trên một nhóm chỉ khoảng 10 hộ. + Mỗi một nhóm sẽ tự tổ chức công tác BVR, PCCCR cho nhóm mình. Mỗi nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm phân công, bố trí lịch tuần tra BVR, PCCCR cho các thành viên trong nhóm đồng thời có trách nhiệm giám sát hoạt động của các Ban quản lý thôn Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 3 Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Hộ thành viên Nhóm hộ 2 nhóm viên. Các hộ trong nhóm cũng có trách nhiệm giám sát hoạt động của mỗi hộ trong nhóm. + Hàng tháng nhóm sẽ họp đánh giá kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm. + Mặc dù là các nhóm tự hình thành nhưng hoạt động của nhóm vẫn phải tuân thủ phương án về BVR, PCCCR của xã, quy ước về BVR, PCCCR của thôn, do chính người dân trong thôn tự xây dựng. - Ưu điểm: + Dễ dàng tiếp cận đến khu vực rừng bảo vệ cũng như khu vực rừng có nguy cơ cháy. + Chủ động hơn trong công tác PCCCR. - Nhược điểm: + Việc vận động người dân ở các nhóm hộ khác tham gia chữa cháy sẽ khó khăn vì có thể họ sẽ hiểu đó không thuộc nhiệm vụ của mình nếu rừng bị cháy không thuộc nhóm mình quản lý. + Phải tự chủ về kinh phí hoạt động. - Giải pháp cho công tác phòng cháy Các hộ gia đình phải chủ động liên kết với nhau để: Phát dọn dây leo, bụi rậm, thu dọn vật liệu cháy dưới tán rừng, làm đường băng trắng cản lửa, cắt cử thay nhau tuần tra, bảo vệ rừng. - Giải pháp cho công tác chữa cháy Phải có sự thống nhất với ban quản lý thôn và các nhóm hộ trong việc tham gia chữa cháy, đó là khi có cháy rừng thì tất cả người dân trong các nhóm hộ khác đều phải có trách nhiệm tham gia chữa cháy. 3.4.2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các mô hình PCCCR a.Giải pháp về cơ chế, chính sách - Đối với cấp tỉnh, hàng năm cần có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo vệ rừng, PCCCR để các địa phương có định hướng trong công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Có các văn bản hướng dẫn cụ thể hình thức xử phạt, mức phạt để các địa phương có cơ sở áp dụng trong thực tiễn quản lý. - Tỉnh cần đầu tư kính phí cho công tác tập huấn, hướng dẫn người dân trong việc PCCCR, cụ thể: Tập huấn về kỹ thuật đốt nương an toàn, diễn tập PCCCR, kỹ thuật PCCCR b. Giải pháp về kỹ thuật Quá trình quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đòi hỏi người dân phải nắm bắt được kỹ thuật trong hoạt động để có thể đạt được cả mục tiêu bảo vệ rừng và phát triển rừng. Do đó đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng trong quản lý rừng, PCCCR là rất cần thiết. Tập huấn cho người dân: về kỹ thuật phát đốt nương an toàn, kỹ thuật phát băng trắng cản lửa, vệ sinh rừng, kỹ thuật đốt trước, phòng cháy và chữa cháy rừng an toàn và hàng năm tổ chức diễn tập PCCCR. Đối với các hoạt động này, Chi cục Kiểm lâm của tỉnh nên là đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, lập phương án về kinh phí và đề xuất với tỉnh để được triển khai hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân trong công tác BVR, PCCCR. c. Giải pháp về tuyên truyền Công tác tuyên truyền cần được thay đổi để đạt hiệu quả hơn: Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh hàng ngày) như một giải pháp mưa dầm thấm lâu; Tăng số lượng pano ở các địa điểm sinh hoạt cộng đồng như: chợ, hội trường xã, hội trường thôn bản, trường học; Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng PCCCR ngay trong trường học; Tuyên truyền thông qua giáo dục pháp luật: Xử phạt lưu động hoặc công khai danh sách các đối tượng vi phạm đối với công tác bảo vệ rừng, PCCCR được xem như là một hình thức răn đe các đối tượng khác trong cộng đồng.Đối với các đối tượng chống đối có thể dùng công cụ quản lý nhà nước để xử lý. d. Giải pháp về tổ chức thực hiện - Đối với cấp xã cần xây dựng phương án PCCCR hàng năm dựa trên kế hoạch PCCCR của huyện để có được sự phối hợp của nhiều bên. - Đối với các thôn bản cần xây dựng quy ước thôn bản trong PCCCR để mọi người trong thôn được đóng góp ý kiến và có cơ sở thực hiện. IV. KẾT LUẬN 1. Ở Hà Giang hiện đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao với cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Các vùng trọng điểm cháy là Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ... Các loại rừng có nguy cơ cháy cao nhất là rừng trồng Thông, Sa mộc,Giang nứa, rừng giáp ranh khu vực biên giới với Trung Quốc. 2. Nguyên nhân tự nhiên và nhân sinh chủ yếu của cháy rừng ở Hà Giang là do có nhiều trạng thái rừng dễ cháy với khối lượng lớn vật liệu dưới rừng, nhận thức và kiến thức về PCCCR của của người dân còn rất thấp, một số cán bộ còn chưa hiểu đúng quy định của Nhà nước về trách nhiệm của địa phương trong PCCCR. Một số địa phương chưa áp dụng đầy đủ những biện pháp PCCCR. 3. Các mô hình PCCCR trong các cộng đồng thôn bản ở Hà Giang được thành lập và kiện toàn hàng năm theo kế hoạch PCCCR của huyện, xã với số lượng người tham gia rất ít, chủ yếu chỉ làm kiêm nhiệm, không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, họ hầu như không thựchiện được hoạt động tuần tra rừng mà chỉ có thể tham gia trực cháy và chữa cháy rừng. Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong các mô hình nên hoạt động không hiệu quả. 4. Có thể khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác PCCCR thôn bản bằng cách xây dựng các mô hình PCCCR trong cộng đồng, do chính cộng đồng quản lý, tổ chức và thực hiện. 5. Để các mô hình PCCCR cộng đồng hoạt động có hiệu quả cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ như: Cơ chế chính sách, kỹ thuật, tuyên truyền, tổ chức thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Cẩm nang phòng cháy và chữa cháy rừng, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Diễn biến cháy rừng, 3. Cục Kiểm lâm (2010), Số liệu cháy rừng, 4. Phạm Ngọc Hưng (2004), Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nghệ An, 2004. 5. Ball, JB, Wormald T,J and Russo (1995), Experience with mixed and single species plantations. 6. Timo V, Heikkla, Roy Gronqovist, Mike Jurvelius (2007), Wildland Fire management, Handbook for trainer, Helsinki, pp, 76 – 248. FOREST FIRES IN HA GIANG, REALITY AND SOLUTIONS Vu Duc Quynh, Mai Thi Thanh Nhan, Le Sy Doanh SUMMARY Recently, it is potentially high risk of forest fires both natural forests and plantations in Ha Giang province with the key areas such as Dong Van, Hoang Su Phi, Meo Vac, Quan Ba, etc. Kinds of forest with the highest risk of fires are plantations of Pine, Cunninghamia konishii Hayata, Melocalamus compactiflorus (Kurz) Benth, forest bordered with China. The main of objective and subjective reasons of forest fires are kinds of combustible forests, large volumes of material under the forest, awareness and knowledge of the people on forest fire prevetion and fighting is very low. The models of forest fire prevetion and fighting in the village community in Ha Giang province with the number of people participating is very little, mostly just do concurrently, not be funded to operate. They hardly patrol but only guard and fight forest fires. The development of these models was without the involvement of community, so mobilizing community was very difficult when forest fires were occured. To encourage participation of community in the forest fire prevetion and fighting by building models of forest fire prevetion and fighting in the community, and were managed, operated and implemented by community. For the effective of these models, synchronous solutions for support are required, such as: Solutions on mechanisms and policies, technical solutions, solutions on communication, solutions on implementation. Keywords: Community, Forest fire prevention and fighting, Ha Giang province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfay_rung_o_ha_giang_thuc_trang_va_nhung_giai_phap_phong_chay.pdf