Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 4: Dân cư trong luật quốc tế - Hà Thanh Hòa

CƯ TRÚ CHÍNH TRỊ (tiếp theo) 30 • Các đối tượng không được hưởng quyền cư trú chính trị:  Cá nhân là tội phạm quốc tế;  Cá nhân thực hiện các tội phạm có tính chất quốc tế;  Cá nhân là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong Điều ước quốc tế về dẫn độ;  Cá nhân thực hiện những hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Liên hiệp quốc. • Các hình thức cư trú chính trị:  Cư trú lãnh thổ: Quốc gia dành cho người nước ngoài quyền cư trú chính trị trên lãnh thổ quốc gia mình;  Cư trú ngoại giao: Quốc gia dành cho người nước ngoài quyền cư trú chính trị trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khá TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 31 Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung sau: • Khái niệm dân cư; • Quốc gia thực hiện chủ quyền với công dân; • Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài

pdf31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 4: Dân cư trong luật quốc tế - Hà Thanh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104226 GIỚI THIỆU MÔN HỌC CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa 1 v1.0015104226 BÀI 4 DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa 2 v1.0015104226 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được khái niệm dân cư và các bộ phận dân cư. • Trình bày được các cách thức hưởng quốc tịch. • Trình bày được các trường hợp mất quốc tịch. • Phân tích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch. • Phân tích được các chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài. 3 v1.0015104226 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và Pháp luật; • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật; • Luật Hiến pháp; • Luật Hành chính; • Luật Hình sự; • Luật Dân sự. 4 v1.0015104226 HƯỚNG DẪN HỌC 5 • Đọc chương V trong giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2014. • Đọc các văn bản pháp luật có liên quan. • Liên hệ bài học với các kiến thức thực tiễn v1.0015104226 CẤU TRÚC NỘI DUNG 6 Thực hiện chủ quyền quốc gia đối với công dân4.2 Khái niệm dân cư4.1 Điều chỉnh quan hệ pháp lí giữa quốc gia với người nước ngoài4.3 v1.0015104226 4.1. KHÁI NIỆM DÂN CƯ 7 4.1.1. Định nghĩa 4.1.2. Các bộ phận dân cư v1.0015104226 4.1.1. ĐỊNH NGHĨA 8 Dân cư Tổng hợp những người cư trú, sinh sống trên lãnh thổ quốc gia. Chịu sự điều chỉnh pháp luật quốc gia đó. v1.0015104226 4.1.2. CÁC BỘ PHẬN DÂN CƯ 9 Dân cư Công dân Người nước ngoài Người mang quốc tịch của quốc gia nơi họ đang cư trú, sinh sống Nghĩa hẹp: Người cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng mang quốc tịch của quốc gia khác. Nghĩa rộng: Người cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng không mang quốc tịch của quốc gia đó. Quốc tịch v1.0015104226 4.2. THỰC HIỆN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÔNG DÂN 10 4.2.1. Khái niệm quốc tịch 4.2.2. Các cách thức hưởng quốc tịch 4.2.3. Các trường hợp chấm dứt quan hệ quốc tịch 4.2.4. Bảo hộ công dân v1.0015104226 4.2.1. KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH • Lịch sử hình thành và phát triển chế định quốc tịch: 11 Chiếm hữu nô lệ Thời kì phong kiến Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa  Chỉ có 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ;  Nô lệ là “công cụ lao động biết nói”;  Không có sự bình đẳng giữa hai giai cấp;  Chưa ghi nhận khái niệm công dân, chế định quốc tịch.  Pháp luật ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của giai cấp chủ nô.  Có 2 giai cấp: giai cấp thống trị (vua, quan, quý tộc, địa chủ) và giai cấp bị trị (nông dân);  Địa vị pháp lí của nông dân được cải thiện nhưng không được coi là công dân, không được tham gia và bộ máy nhà nước;  Pháp luật thời kì này đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị.  Giai cấp tư sản đưa ra chế định Quốc tịch  lôi kéo nhân dân lật đổ chính quyền phong kiến;  Chế định quốc tịch là bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người;  Sự bình đẳng chỉ mang tính chất hình thức  Giai cấp tư sản hưởng thụ mọi lợi ích do chế định này mang lại Chế định quốc tịch đã có sự thay đổi lớn về nội dung:  Thừa nhận sự bình đẳng giữa các cá nhân trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa...  Bảo đảm thực hiện nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.  Chế định quốc tịch thời kì này đã đảm bảo sự bình đẳng của người dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội. v1.0015104226 4.2.1. KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH (tiếp theo) 12 • Quốc tịch: là mối quan hệ pháp lí hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của quốc gia quy định và bảo đảm thực hiện. • Đặc điểm của quốc tịch: Có 4 đặc điểm Bền vững và ổn định: Tính trên 2 phương diện không gian và thời gian. Điều chỉnh bởi 2 hệ thống pháp luật: Quốc tịch được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Tính hai chiều: Quốc gia có quyền và nghĩa vụ đối với công dân của mình và ngược lại. Tính cá nhân: Quốc tịch là mối quan hệ giữa quốc gia với một cá nhân cụ thể. v1.0015104226 4.2.1. KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH (tiếp theo) 13 • Ý nghĩa pháp lí của quốc tịch: Đối với cá nhân Đối với Nhà nước Quốc tịch thể hiện sự quy thuộc của một cá nhân vào một nhà nước cụ thể  cá nhân được hưởng quyền, xác định nghĩa vụ cho Nhà nước. Quốc gia xác lập quốc tịch cho công dân chính là việc quốc gia thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư. v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH 14 Hưởng quốc tịch Do sinh ra Do phục hồi quốc tịch Do sự lựa chọn Do xin gia nhập Do được thưởng quốc tịch v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 15 a. Do sinh ra Đứa trẻ sinh ra được xác định theo quốc tịch cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh. Đứa trẻ sinh ra được xác định theo nơi quốc gia sinh ra, không phụ thuộc vào quốc tịch cha mẹ. Áp dụng đồng thời cả hai nguyên tắc quyền huyết thống và quyền nơi sinh nhưng ưu tiên áp dụng một trong hai nguyên tắc. Nguyên tắc quyền huyết thống Nguyên tắc quyền nơi sinh Nguyên tắc hỗn hợp v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 16 • Cha, mẹ mang quốc tịch Việt Nam; • Cha hoặc mẹ mang quốc tịch Việt Nam, người kia mang quốc tịch nước ngoài thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Việt Nam nếu có sự thỏa thuận của cha hoặc mẹ bằng văn bản; • Có cha là người Việt Nam, mẹ là người không quốc tịch hoặc ngược lại; • Cha, mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi cư trú tại Việt Nam và sinh con tại Việt Nam; • Đứa trẻ được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không xác định được cha, mẹ là ai. Việt Nam Luật Quốc tịch Điều 14, 15, 16, 17,18 v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 17 b. Do sự gia nhập • Cá nhân nhận quốc tịch của quốc gia khác do việc xin gia nhập quốc tịch của cá nhân đó. • Xuất phát từ ý chí tự nguyện của đương sự. • Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận theo quy định của pháp luật. • Điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008:  Độ tuổi: trên 18 tuổi;  Có thời gian sinh sống nhất định tại nước xin gia nhập quốc tịch;  Biết ngôn ngữ của quốc gia xin gia nhập;  Có điều kiện sống đảm bảo theo quy định của quốc gia xin gia nhập quốc tịch;  Có tư cách, đạo đức tốt. v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 18 • Do được người nước ngoài nhận làm con nuôi: Khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Được người nước ngoài nhận làm con nuôi  mang quốc tịch của cha mẹ nuôi. • Do kết hôn với người nước ngoài: Điều kiện ưu tiên để gia nhập quốc tịch của người chồng/vợ Kết hôn với người nước ngoài Không đương nhiên thay đổi quốc tịch của người vợ/chồng Đương nhiên mang quốc tịch người chồng/vợ v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 19 c. Do sự lựa chọn Khi một người cùng lúc có hai hay nhiều quốc tịch  theo yêu cầu của quốc gia, người đó phải tự lựa chọn cho mình một quốc tịch Khi có sự thay đổi về lãnh thổ quốc gia Lựa chọn quốc tịch v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 20 d. Do phục hồi quốc tịch Mất quốc tịch Phục hồi quốc tịch Người ra nước ngoài sinh sống bị mất quốc tịch nay trở về nước. Do kết hôn với người nước ngoài hoặc được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Thưởng quốc tịch Công dân danh dự Công dân thực sự e. Do được thưởng quốc tịch v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 21 c. Do sự lựa chọn Khi một người cùng lúc có hai hay nhiều quốc tịch  theo yêu cầu của quốc gia, người đó phải tự lựa chọn cho mình một quốc tịch Khi có sự thay đổi về lãnh thổ quốc gia Lựa chọn quốc tịch v1.0015104226 4.2.2. CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH (tiếp theo) 22 d. Do phục hồi quốc tịch Mất quốc tịch Phục hồi quốc tịch Người ra nước ngoài sinh sống bị mất quốc tịch nay trở về nước. Do kết hôn với người nước ngoài hoặc được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Thưởng quốc tịch Công dân danh dự Công dân thực sự e. Do được thưởng quốc tịch v1.0015104226 4.2.3. CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT QUAN HỆ QUỐC TỊCH 23 Mất quốc tịch do thôi quốc tịch 1 Đương nhiên mất quốc tịch 2 Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch 3 v1.0015104226 4.2.4. BẢO HỘ CÔNG DÂN 24 • Khái niệm: Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài mà còn bao gồm hoạt động giúp đỡ về mọi mặt. Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài khi những quyền và lợi ích này bị xâm hại. Bảo hộ công dân v1.0015104226 4.2.4. BẢO HỘ CÔNG DÂN (tiếp theo) 25 • Điều kiện bảo hộ công dân:  Quốc tịch: Đối tượng được bảo hộ phải là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ.  Hoàn cảnh: Công dân cần được bảo hộ là những người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của Nhà nước. • Thẩm quyền bảo hộ công dân:  Cơ quan có thẩm quyền trong nước: Bộ ngoại giao.  Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự tại nước ngoài. • Các biện pháp bảo hộ công dân:  Các biện pháp mang tính chất hành chính – kĩ thuật: cấp visa, tiếp nhận đăng kí khai sinh, đăng kí kết hôn, hỗ trợ tiền và hiện vật...  Bảo vệ quyền lợi của công dân trước các cơ quan tài phán của nước sở tại;  Đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế. v1.0015104226 4.3. ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ PHÁP LÍ GIỮA QUỐC GIA VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 26 4.3.1. Khái niệm người nước ngoài 4.3.2. Chế độ pháp lí cho người nước ngoài 4.3.3. Cư trú chính trị v1.0015104226 4.3.1. KHÁI NIỆM NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 27 Người không mang quốc tịch của quốc gia nơi họ đang cư trú, sinh sống Người mang quốc tịch của quốc gia khác với quốc gia họ đang cư trú, sinh sống Người nước ngoài v1.0015104226 4.3.2. CHẾ ĐỘ PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 28 Chế độ đãi ngộ quốc gia Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc Chế độ đãi ngộ đặc biệt Đối tượng áp dụng Người nước ngoài. Thể nhân, pháp nhân nước ngoài. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên của tổ chức quốc tế đóng tại nước sở tại. Nội dung Người nước ngoài được hưởng những quyền kinh tế, dân sự, văn hóa cơ bản như công dân của nước sở tại, ngoại trừ một số quyền do pháp luật quốc gia sở tại có quy định hạn chế nhất định. Thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền lợi ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kì một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai. Người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà chính công dân của nước sở tại cũng không được hưởng. v1.0015104226 4.3.3. CƯ TRÚ CHÍNH TRỊ 29 • Khái niệm: Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo được nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ quốc gia mình. • Phạm vi và đối tượng hưởng quyền cư trú chính trị: Luật quốc tế Luật quốc gia • Các lí do hoạt động • Quan điểm chính trị Bị truy đuổi Cá nhân v1.0015104226 4.3.3. CƯ TRÚ CHÍNH TRỊ (tiếp theo) 30 • Các đối tượng không được hưởng quyền cư trú chính trị:  Cá nhân là tội phạm quốc tế;  Cá nhân thực hiện các tội phạm có tính chất quốc tế;  Cá nhân là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong Điều ước quốc tế về dẫn độ;  Cá nhân thực hiện những hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Liên hiệp quốc. • Các hình thức cư trú chính trị:  Cư trú lãnh thổ: Quốc gia dành cho người nước ngoài quyền cư trú chính trị trên lãnh thổ quốc gia mình;  Cư trú ngoại giao: Quốc gia dành cho người nước ngoài quyền cư trú chính trị trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác. v1.0015104226 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 31 Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung sau: • Khái niệm dân cư; • Quốc gia thực hiện chủ quyền với công dân; • Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cong_phap_quoc_te_1_bai_4_dan_cu_trong_luat_quoc_t.pdf
Tài liệu liên quan