Bài giảng Kinh tế học - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học - Đinh Thiện Đức

Vậy chi phí cơ hội là không đổi??? • Trong trường hợp đang xét là đúng. • Nếu tăng số lượng X từ 28 lên 40 con  số lượng Y sẽ giảm từ 9 tới 0  chi phí cơ hội X = 9/12 = 3/4Y. Giống như trong trường hợp chuyển từ A sang B.  Chi phí cơ hội không đổi chỉ đúng nếu đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng là đường thẳng tuyến tính. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI TĂNG DẦN  Để có thêm ngày càng nhiều một lượng về một hàng hóa nào đó thì xã hội sẽ phải hy sinh ngày càng nhiều các hàng hóa khác.  Quan điểm của các nhà kinh tế học: Các nhà kinh tế học tin rằng chi phí cơ hội là tăng dần vì với lượng nhỏ hàng hóa được sản xuất, chi phí cơ hội là tương đối thấp vì nền kinh tế chỉ sử dụng nguồn lực phù hợp với việc sản xuất (Ví dụ trồng ngô)

pdf29 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học - Đinh Thiện Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012112212 Bài 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC TS. Đinh Thiện Đức Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1 v1.0012112212 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Năm 1996, Tiger Wood phải đối mặt với một sự đánh đổi: tiếp tục học đại học trong 2 năm tiếp theo hoặc xin nghỉ để bắt đầu dành toàn bộ thời gian để đi làm. Công việc của anh ta đang cân nhắc chính là trở thành một vận động viên đánh golf chuyên nghiệp và tham gia vào PGA Tour. Vừa tham gia học đại học vừa tham gia PGA Tour không phải là một lựa chọn khả thi bởi thời gian của anh ta là khan hiếm. Tiger Wood không có đủ thời gian cho cả hai hoạt động, vì vậy anh ta phải tiến hành lựa chọn. Câu chuyện về Tiger Woods là gì? Câu chuyện thể hiện những ý tưởng trung tâm của kinh tế học thế nào? v1.0012112212 3 • Giúp người học có được những kiến thức về tổng quan nền kinh tế, các đội tượng tham gia và tương tác giữa chúng trên thị trường; • Tìm hiểu về các bộ phận của môn kinh tế học; • Giúp người học biết được các phương pháp và trình tự cụ thể để tiến hành nghiên cứu kinh tế; • Giúp người học hiểu được các lý thuyết, các quy luật của lựa chọn kinh tế, ví dụ như: quy luật khan hiếm, quy luật chi phí cơ hội tăng dần MỤC TIÊU v1.0012112212 4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Giới thiệu tổng quan về kinh tế học NỘI DUNG Lý thuyết lựa chọn kinh tế v1.0012112212 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1.2. Kinh tế học và nền kinh tế 1.1. Sự khan hiếm nguồn lực 1.3. Các mô hình kinh tế 1.4. Các bộ phận của kinh tế học 5 v1.0012112212 1.1. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC • Sự khan hiếm Sự khan hiếm xảy ra khi các nguồn lực để sản xuất ra các hàng hóa (dịch vụ) không đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu của con người. • Sản xuất Là những hoạt động chuyển hóa các nguồn lực tài nguyên vào trong các sản phẩm để tiêu dùng. • Nguồn lực hoặc yếu tố sản xuất Yếu tố đầu vào là những yếu tố được sử dụng để sản xuất ra những gì con người mong muốn. 6 v1.0012112212 1.2. KINH TẾ HỌC VÀ NỀN KINH TẾ • Kinh tế học:  Là một môn khoa học nghiên cứu cách thức vận hành của một nền kinh tế nói chung và cách ứng xử của từng thành viên kinh tế nói riêng.  Nghiên cứu cách thức con người phân bổ các nguồn lực có giới hạn (khan hiếm) để thỏa mãn nhu cầu của họ.  Nghiên cứu cách thức lựa chọn của con người. • Nền kinh tế: một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau. • Các thành viên kinh tế:  Hộ gia đình;  Doanh nghiệp;  Chính phủ. Các thành viên kinh tế có mục tiêu và hạn chế khác nhau nhưng ra quyết định giống nhau. 7 v1.0012112212 1.2. KINH TẾ HỌC VÀ NỀN KINH TẾ 8 Mô hình kinh tế đơn giản Thị trường yếu tố sản xuất v1.0012112212 1.3. CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ 9 • Các mô hình kinh tế:  Mô hình kinh tế thị trường:  Sở hữu tư nhân và tự do lựa chọn;  Cạnh tranh.  Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung:  Sở hữu chung, sở hữu công cộng thông qua nhà nước;  Ra quyết định tập trung: đều do nhà nước ra quyết định;  Kế hoạch hóa nền kinh tế;  Phân bố bằng mệnh lệnh.  Mô hình kinh tế hỗn hợp • 3 vấn đề mà nền kinh tế cần giải quyết: 1. Sản xuất cái gì? 2. Sản xuất như thế nào? 3. Sản xuất cho ai?  Kinh tế học nghiên cứu cách thức mà xã hội giải quyết ba vấn đề cơ bản này. v1.0012112212 1.4. CÁC BỘ PHẬN CỦA KINH TẾ HỌC Kinh tế học vi mô (Micro Economics) • Nghiên cứu việc ra quyết định của các cá nhân hoặc của hãng:  Quyết định tiêu dùng;  Quyết định sản xuất;  Định giá sản phẩm;  Cạnh tranh. • Ví dụ:  Giá lương thực tháng này tăng.  Thời tiết tốt, nên thu hoạch sản lượng cao. 10 Kinh tế học vĩ mô (Macro Economics) • Nghiên cứu hành vi của một nền kinh tế về mặt tổng thể:  Lạm phát;  Thuế;  Thất nghiệp;  Tăng trưởng kinh tế;  Thương mại quốc tế. • Ví dụ:  Lạm phát thấp hơn so với những năm 1983.  Thất nghiệp HN thấp hơn cả nước. v1.0012112212 1.4. CÁC BỘ PHẬN CỦA KINH TẾ HỌC (tiếp theo) Kinh tế học thực chứng (Positive Economics) • Nội dung: nghiên cứu mục đích hay những lí giải khoa học về các vận hành của nền kinh tế. • Mục tiêu: phân tích xã hội ra quyết định như thế nào về tiêu dùng, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vừa giải thích nguyên nhân hoạt động của nền kinh tế vừa cho phép dự báo về các phản ứng của nền kinh tế trước những biến động. Ví dụ:  Lạm phát tháng 9 năm nay hơn 2%.  Thu nhập ở Mỹ cao hơn ở Việt Nam (P). 11 Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics) • Nội dung: đưa ra các khuyến nghị dựa trên những nhận định mang giá trị cá nhân. • Mục đích: chỉ ra các danh mục lựa chọn mà từ đó xã hội đưa ra lựa chọn chuẩn tắc của mình. Ví dụ:  Lạm phát thấp, chính phủ nên giảm thuế.  Người Việt Nam hạnh phúc hơn người Mỹ. v1.0012112212 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.2. Phương pháp so sánh tĩnh 2.1. Phương pháp mô hình hóa 2.3. Phương pháp phân tích nhân quả v1.0012112212 2.1. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA 13 v1.0012112212 2.2. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TĨNH • Ceteris paribus là thuật ngữ Latinh được sử dụng trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi. • Cho phép tập trung vào mối quan hệ giữa 2 biến số, vì một biến số kinh tế chịu tác động của rất nhiều yếu tố một lúc. 14 v1.0012112212 • Biến phụ thuộc = f (biến độc lập). • Sai lầm thường mắc: kết luận sai lầm về mối quan hệ nhân quả: sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân của sự thay đổi biến số kia chỉ bởi vì nó xảy ra đồng thời. 15 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN QUẢ v1.0012112212 3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ 16 3.2. Phân tích cận biên 3.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất v1.0012112212 • Thế giới của sự đánh đổi: khi một nguồn lực được sử dụng cho một hoạt động nào đó thì người sử dụng phải hy sinh cơ hội sử dụng nguồn lực đó vào các hoạt động khác. • Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) thể hiện các tập hợp sản lượng tối đa có thể đạt được trong quá trình sản xuất. • Vận động dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất là giữ nguyên số lượng và chất lượng nguồn lực; nguồn lực được sử dụng hiệu quả. • PPF giúp chúng ta hiểu hơn về các khía cạnh của nền kinh tế như:  Sự hiệu quả;  Chi phí cơ hội;  Chi phí cơ hội tăng dần;  Tăng trưởng kinh tế. 17 3.1. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT v1.0012112212 • Điểm C, tại đó sản xuất 20 hàng hóa X và 9 hàng hóa Y; không khả thi. • Điểm D nằm ngoài đường giới hạn, sản xuất 30 hàng hóa Y và 40 hàng hóa X. 18 3.1.1. SỰ HIỆU QUẢ 0 20 28 40 9 15 30 Hàng hóa Y Hàng hóa X Khả thi nhưng không hiệu quả Không khả thi Khả thi và hiệu quả sản xuất A B C D • Sự hiệu quả:  Hiệu quả trong sản xuất: Không có cơ hội nào bị lãng phí trong sản xuất- không có cách nào sản xuất nhiều hàng hóa hơn mà không phải sản xuất ít hàng hóa khác đi hơn. Và dọc trên đường giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp điểm hiệu quả sản xuất.  Hiệu quả trong phân phối: A và B là 2 điểm hiệu quả nhưng giả sử bạn thích B hơn A  Điểm A không hiệu quả. v1.0012112212 3.1.2. CHI PHÍ CƠ HỘI • Chi phí cơ hội  Là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một quyết định lựa chọn kinh tế.  Là giá trị của phương án tốt nhất phải hy sinh khi đưa ra một quyết định lựa chọn. • Trong kinh tế học, chi phí luôn được hiểu là chi phí cơ hội. 19 v1.0012112212 3.1.2. CHI PHÍ CƠ HỘI 20 Người sản xuất chuyển từ điểm A sang điểm B, anh sẽ sản xuất thêm được 8 hàng hóa X nhưng lại ít đi 6 hàng hóa Y. Vậy chi phí cơ hội của 8X là 6Y.  Mỗi hàng hóa X có chi phí cơ hội sẽ là 6/8=3/4Y. 0 20 28 40 9 15 30 Hàng hóa Y Hàng hóa X Khả thi nhưng không hiệu quả Không khả thi Khả thi và hiệu quả sản xuất A B C D v1.0012112212 Vậy chi phí cơ hội là không đổi??? • Trong trường hợp đang xét là đúng. • Nếu tăng số lượng X từ 28 lên 40 con  số lượng Y sẽ giảm từ 9 tới 0  chi phí cơ hội X = 9/12 = 3/4Y. Giống như trong trường hợp chuyển từ A sang B.  Chi phí cơ hội không đổi chỉ đúng nếu đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng là đường thẳng tuyến tính. 21 3.1.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI TĂNG DẦN v1.0012112212 22 3.1.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI TĂNG DẦN Hàng hóa X0 20 40 30 Hàng hóa Y Sản xuất 20X đầu tiên Cần từ bỏ 25 hàng hóa Y Sản xuất 20X tiếp theo 25 Cần từ bỏ 5 hàng hóa Y A PPF  Để có thêm ngày càng nhiều một lượng về một hàng hóa nào đó thì xã hội sẽ phải hy sinh ngày càng nhiều các hàng hóa khác.  Quan điểm của các nhà kinh tế học: Các nhà kinh tế học tin rằng chi phí cơ hội là tăng dần vì với lượng nhỏ hàng hóa được sản xuất, chi phí cơ hội là tương đối thấp vì nền kinh tế chỉ sử dụng nguồn lực phù hợp với việc sản xuất (Ví dụ trồng ngô). v1.0012112212 3.1.4. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 23 0 20 40 30 Hàng hóa Y 25 PPF 25 PPF’ 50 Hàng hóa X A E Các yếu tố dẫn tới tăng trưởng kinh tế: • Gia tăng yếu tố sản xuất; • Phát triển công nghệ. v1.0012112212 3.2. PHÂN TÍCH CẬN BIÊN Khi bán (tiêu dùng) Q sản phẩm thu được TB = f(Q) Để có Q sản phẩm phải mất chi phí TC = f(Q) Các thành viên kinh tế mong muốn NB = (TB – TC)max Điều kiện cần: (NB)’Q=0 Như vậy: (TB – TC)’Q=0 Mức sản lượng tối ưu đạt được khi: MB(Q) = MC(Q) 24 v1.0012112212 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 25 v1.0012112212 26 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 v1.0012112212 27 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 v1.0012112212 28 BÀI TẬP TỰ LUẬN Tại sao mọi nền kinh tế phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Trả lời: • Do nguồn lực trong bất kể nến kinh tế nào đều khan hiếm nên không có nền kinh tế nào có thể sản xuất ra mọi hàng hóa, dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội nên phải lựa chọn chính xác sản xuất cái gì và số lượng bao nhiêu. • Cũng do nguồn lực khan hiếm nên phải lựa chọn đầu vào và công nghệ sao cho giảm lãng phí nguồn lực (sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có). • Phân phối các sản phẩm sản xuất ra như thế nào; những ai được hưởng những sản phẩm đó. v1.0012112212 29 Học viên cần nắm được: • Sự khan hiếm và sự lựa chọn. • Kinh tế học và nên kinh tế. Phân biệt Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô cũng như kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc. • Các thành viên kinh tế; mục tiêu và hạn chế của họ. • Các phương pháp nghiên cứu kinh tế và các quy luật kinh tế. • Chi phí cơ hội là gì và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. • Đường giới hạn khả năng sản xuất. • Lý thuyết phân tích cận biên. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_bai_1_tong_quan_ve_kinh_te_hoc_dinh_th.pdf