Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Hệ thống pháp luật - Nguyễn Hoàng Vân

TƯ PHÁP QUỐC TẾ Tư pháp quốc tế: là tập hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ dân sự (theo nghĩa hẹp), quan hệ kinh doanh, thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tìm hiểu hệ thống pháp luật là tìm hiểu cấu trúc bên trong của pháp luật. Mỗi quốc gia có thể có cách phân chia các bộ phận trong hệ thống pháp luật khác nhau. Việt nam dựa vào tính chất quan hệ xã hội mà nhà nước đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh làm căn cứ để phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật, các chế định pháp luật từ đó đưa ra phương thức tác động của nhà nước vào hành vi xử sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật nhà nước, luật hành chính, luật dân sự • Bên cạnh hệ thống pháp luật Việt Nam còn nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế ngày càng có ảnh hưởng, tác động đến hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay

pdf30 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Hệ thống pháp luật - Nguyễn Hoàng Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103216 1 BÀI 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ThS. Nguyễn Hoàng Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v2.0015103216 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1 Nguyễn Văn N cho rằng: Pháp luật Việt Nam phân chia thành công pháp và tư pháp. Dựa vào yếu tố tín ngưỡng để phân chia hệ thống pháp luật. Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong bài học này. v2.0015103216 3 MỤC TIÊU • Tìm hiểu cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật và cách phân chia các bộ phận trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam; • Tìm hiểu căn cứ để phân chia ngành luật trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam; • Tìm hiểu đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của các ngành luật; • Tìm hiểu hệ thống pháp luật quốc tế. v2.0015103216 4 NỘI DUNG Khái quát chung về hệ thống pháp luật Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Hệ thống pháp luật quốc tế v2.0015103216 5 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống pháp luật 1.2. Những căn cứ để phân chia ngành luật v2.0015103216 6 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT • Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể những quy phạm pháp luật có mối liên hệ hữu cơ với nhau, hợp thành một chỉnh thể thống nhất được phân chia thành ngành luật, các chế định pháp luật. • Đặc điểm:  Có sự thống nhất, nhất quán trong hệ thống;  Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành;  Tính khách quan của hệ thống pháp luật. v2.0015103216 7 • Đối tượng điều chỉnh của ngành luật: Lĩnh vực quan hệ xã hội mà tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh. • Phương pháp điều chỉnh: là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia vào các quan hệ xã hội đó. 1.2. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ PHÂN CHIA NGÀNH LUẬT v2.0015103216 8 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 Nhận định của Nguyễn Văn N là sai: • Pháp luật Việt Nam không phân chia hệ thống pháp luật thành công pháp và tư pháp mà phân chia thành các ngành luật, các chế định pháp luật. • Pháp luật Việt Nam không dựa vào yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo để phân chia hệ thống pháp luật mà dựa vào tính chất của quan hệ xã hội mà nhà nước đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh. v2.0015103216 9 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 2 Anh Nguyễn Văn A bán cho chị Trần Thị B xe máy của mình. Chị B đi xe máy đó về nhà nhưng do đi vào đường một chiều nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và phạt tiền. Chị B cho rằng xe máy của A không đảm bảo chất lượng như thoả thuận trong hợp đồng nên đã kiện anh A ra toà án nhân dân có thẩm quyền. 1. Những sự kiện nên trên do ngành luật nào điều chỉnh? 2. Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong phần học này. v2.0015103216 10 2.1. Luật nhà nước (luật Hiến pháp) 2.2. Luật hành chính 2.3. Luật tài chính 2.4. Luật đất đai 2.5. Luật dân sự 2.6. Luật hôn nhân và gia đình 2.7. Luật lao động 2.8. Luật kinh tế 2.9. Luật hình sự 2.10. Luật tố tụng hình sự 2.11. Luật tố tụng dân sự 2.12. Luật tố tụng hành chính 2. CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM v2.0015103216 11 • Luật nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Những chế định chủ yếu: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... • Nguồn chủ yếu của luật nhà nước là Hiến pháp 1992 (do đó ngành luật này còn được gọi là luật Hiến pháp). 2.1. LUẬT NHÀ NƯỚC (LUẬT HIẾN PHÁP) v2.0015103216 12 • Luật hành chính là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. • Hệ thống luật hành chính Việt Nam bao gồm hai phần: phần chung và phần riêng. • Nguồn chủ yếu của luật hành chính: Luật tổ chức Chính phủ 2001, Luật khiếu nại 2011, Luật tố cáo 2011, Luật tố tụng hành chính 2010 2.2. LUẬT HÀNH CHÍNH v2.0015103216 13 • Luật tài chính là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng nguồn vốn, tiền tệ. • Các chế định chủ yếu: Lập và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, quản lý quỹ ngân sách nhà nước • Nguồn chủ yếu: Luật ngân sách nhà nước 2002, Các đạo luật về thuế như Luật thuế GTGT 2008, Luật thuế TNCN 2007 2.3. LUẬT TÀI CHÍNH v2.0015103216 14 • Luật đất đai là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. • Đất đai thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. • Các chế định chủ yếu: Quản lý nhà nước về đất đai, Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất... • Nguồn chủ yếu: Luật đất đai năm 2003 các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.4. LUẬT ĐẤT ĐAI v2.0015103216 15 • Luật dân sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nhất định trong xã hội. • Các chế định chủ yếu: Chế định tài sản và quyền sở hữu, Chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Chế định thừa kế... • Nguồn chủ yếu là Bộ luật dân sự ngày 14- 6-2005. 2.5. LUẬT DÂN SỰ v2.0015103216 16 • Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình Việt Nam. • Các chế định chủ yếu: Chế định kết hôn, Chế định quan hệ giữa vợ và chồng, Chế định quan hệ giữa cha mẹ và con • Nguồn chủ yếu là Luật hôn nhân và gia đình ngày 9-6-2000. 2.6. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH v2.0015103216 17 • Luật lao động là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động. • Các chế định chủ yếu: Chế định hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, tiền lương... • Nguồn chủ yếu: Bộ luật lao động ngày 23-6-1994 và luật sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007. 2.7. LUẬT LAO ĐỘNG v2.0015103216 18 • Luật kinh tế được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế và quá trình kinh doanh của xã hội. • Những chế định chủ yếu: Chế độ pháp lý về doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác, Chế độ pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh, Chế độ pháp lý về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại • Nguồn chủ yếu: Luật doanh nghiệp 2005, Luật thương mại 2005, Luật trọng tài thương mại 2010 2.8. LUẬT KINH TẾ v2.0015103216 19 • Luật hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, những hình phạt đối với tội phạm đó • Những chế định chủ yếu: Chế định tội phạm, Chế định hình phạt, các tội phạm cụ thể • Nguồn chủ yếu: Bộ luật hình sự do Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999, sửa đổi năm 2009. 2.9. LUẬT HÌNH SỰ v2.0015103216 20 • Luật tố tụng hình sự: là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. • Các chế định chủ yếu: Chế định nguyên tắc cơ bản, Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, Chế định chứng cứ • Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003. 2.10. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ v2.0015103216 21 • Luật tố tụng dân sự là tổng thể quy phạm pháp luật quy định các nguyên tắc cơ bản trong đó quy định trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự (theo nghĩa hẹp), tranh chấp hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh - thương mại, tranh chấp lao động (gọi chung là vụ án dân sự theo nghĩa rộng) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh - thương mại, lao động (gọi chung là việc dân sự). • Những chế định chủ yếu: Chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, người tham gia tố tụng, các biện pháp khẩn cấp tạm thời • Nguồn chủ yếu: Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15-6-2004. 2.11. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ v2.0015103216 22 • Luật tố tụng hành chính là tổng thể quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. • Các chế định chủ yếu: Chế định về nguyên tắc tố tụng hành chính, Chế định người tham gia tố tụng, Chế định khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính • Nguồn chủ yếu: Luật tố tụng hành chính ngày 24 /11/2010. 2.12. LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH v2.0015103216 23 3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 3.1. Công pháp quốc tế (Luật quốc tế) 3.2. Tư pháp quốc tế v2.0015103216 24 Công pháp quốc tế (Luật quốc tế) là tập hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về chính trị hoặc các khía cạnh chính trị của quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hoá giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế. 3.1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ v2.0015103216 25 Tư pháp quốc tế: là tập hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ dân sự (theo nghĩa hẹp), quan hệ kinh doanh, thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình. 3.2. TƯ PHÁP QUỐC TẾ v2.0015103216 26 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 • Anh Nguyễn Văn A bán cho chị Trần Thị B xe máy của mình. Đây là quan hệ hợp đồng dân sự giữa hai cá nhân được điều chỉnh bởi ngành Luật dân sự. • Chị B đi xe máy đó về nhà nhưng do đi vào đường một chiều nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và phạt tiền. Đây là hành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông đường bộ mà chưa phải là tội phạm và do ngành Luật hành chính điều chỉnh. • Chị B cho rằng xe máy của A không đảm bảo chất lượng như thoả thuận trong hợp đồng nên đã kiện anh A ra toà án nhân dân có thẩm quyền. Đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự giữa hai cá nhân do ngành Tố tụng dân sự điều chỉnh. v2.0015103216 27 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tìm hiểu hệ thống pháp luật là tìm hiểu cấu trúc bên trong của pháp luật. Mỗi quốc gia có thể có cách phân chia các bộ phận trong hệ thống pháp luật khác nhau. Việt nam dựa vào tính chất quan hệ xã hội mà nhà nước đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh làm căn cứ để phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật, các chế định pháp luật từ đó đưa ra phương thức tác động của nhà nước vào hành vi xử sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật nhà nước, luật hành chính, luật dân sự • Bên cạnh hệ thống pháp luật Việt Nam còn nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế ngày càng có ảnh hưởng, tác động đến hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. v2.0015103216 28 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Các ngành luật Việt Nam được phân biệt dựa trên căn cứ cơ bản nào? a. Ðối tượng điều chỉnh, căn cứ điều chỉnh. b. Đối tượng tác động, phương pháp tác động. c. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh. d. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp tác động. Trả lời: • Đáp án đúng: c. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh. • Giải thích:  Lĩnh vực quan hệ xã hội mà tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Là căn cứ chủ yếu.  Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia vào các quan hệ xã hội đó là căn cứ bổ trợ. v2.0015103216 29 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Nguyễn Văn B, sau khi kết thúc thời gian thử việc, đã ký kết hợp đồng với Giám đốc công ty Cổ phần PK với thời hạn hợp đồng là 2 năm để làm kế toán cho công ty Cổ phần PK. Quan hệ hợp đồng trên do ngành luật nào điều chỉnh? a. Luật dân sự b. Luật kinh tế c. Luật tài chính d. Luật lao động Trả lời: • Đáp án đúng: d. Luật lao động. • Giải thích: Luật lao động là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động. v2.0015103216 30 BÀI TẬP TỰ LUẬN Bạn hãy phân tích căn cứ để phân chia ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Gợi ý: • Nêu khái niệm về hệ thống pháp luật. • Nêu và phân tích 2 căn cứ để phân chia ngành luật: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_4_he_thong_phap_luat_nguye.pdf
Tài liệu liên quan