Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Luật hành chính Việt Nam - Nguyễn Hoàng Vân

KHÁI NIỆM • Là việc các cơ quan nhà nước giải quyết một vụ án hành chính. • Việc giải quyết vụ án hành chính được thực hiện theo Luật tố tụng hành chính 24/11/2010 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH • Khởi kiện và thụ lý vụ án; • Chuẩn bị xét xử; • Xét xử sơ thẩm; • Xét xử phúc thẩm; • Xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong các trường hợp đặc biệt. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy một cô gái điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và đã tiến hành xử phạt. Trong tình huống này: Nếu không đồng tình với quyết định xử phạt của chiến sỹ cảnh sát giao thông, cô gái có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Trả lời: Cô gái có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

pdf31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Luật hành chính Việt Nam - Nguyễn Hoàng Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103216 BÀI 5: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM ThS. Nguyễn Hữu Mạnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v2.0015103216 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy một cô gái điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. 2 Trong tình huống này: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có phải là hành vi vi phạm hành chính không? Hành vi của cô gái có thể phải gánh chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý nào? Chiến sỹ cảnh sát giao thông phải làm gì trong tình huống này? v2.0015103216 MỤC TIÊU • Giúp sinh viên nhận biết được các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng luật hành chính. • Xác định được các hành vi vi phạm hành chính. • Biết được các hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu. • Biết được thủ tục xử phạt hành chính, thủ tục khiếu nại, tố cáo, thủ tục giải quyết vụ án hành chính. 3 v2.0015103216 NỘI DUNG 4 Khái niệm về Luật Hành chính Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính Kiếu nại, tố cáo Tố tụng hành chính v2.0015103216 5 1.2. Đối tượng điều chỉnh 1. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm Luật Hành chính 1.3. Phương pháp điều chỉnh v2.0015103216 1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH Luật hành chính là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 6 v2.0015103216 1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 7 v2.0015103216 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Luật hành chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh. 8 v2.0015103216 9 2.2. Trách nhiệm hành chính 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 2.1. Vi phạm hành chính v2.0015103216 2.1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. • Một số đặc trưng của vi phạm hành chính:  Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân, tổ chức;  Thường xâm hại tới các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống;  Mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm. 10 v2.0015103216 CÂU HỎI MỞ Câu hỏi: Có phải mọi hành vi là trái quy tắc quản lý của nhà nước đều bị coi là vi phạm hành chính? Trả lời: Không phải. • Hành vi trái quy tắc quản lý của nhà nước mà tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị coi là tội phạm. • Ngoài ra, để bị coi là vi phạm hành chính còn phải có đủ các dấu hiệu khác, như: chủ thể thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm hành chính, chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi. 11 v2.0015103216 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy một cô gái điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Trong tình huống này, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có phải là hành vi vi phạm hành chính không? Trả lời: Có. Vì cô gái đã có lỗi khi là trái với quy tắc quản lý của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ coi là vi phạm hành chính. 12 v2.0015103216 2.2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 13 • Khái niệm: Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. • Một số đặc điểm của trách nhiệm hành chính:  Đối tượng bị áp dụng trách nhiệm hành chính là các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.  Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm của chủ thể vi phạm đối với nhà nước.  Thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hành chính là các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. v2.0015103216 2.2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) 14 • Các hình thức xử lý vi phạm hành chính gồm: các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp xử lý hành chính. • Thủ tục xử lý vi phạm hành chính gồm: Thủ tục xử phạt hành chính (thủ tục xử phạt không lập biên bản; thủ tục xử phạt có lập biên bản) và thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thủ tục xử phạt không lập biên bản Thủ tục xử phạt có lập biên bản Áp dụng: khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, đến 500.000 đồng đối với tổ chức. Áp dụng: khi không áp dụng thủ tục đơn giản. Nội dung tiến hành: • Người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt ngay tại chỗ. • Người vi phạm nộp tiền cho người ra quyết định hoặc nộp tại Kho bạc và được nhận biên lai thu tiền. Nội dung tiến hành: • B1: Lập biên bản. • B2: Ra quyết định xử phạt hành chính. • B3: Thi hành quyết định xử phạt. v2.0015103216 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy một cô gái điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Trong tình huống này: Chiến sỹ cảnh sát giao thông phải làm gì trong tình huống trên? Trả lời: Chiến sỹ cảnh sát giao thông phải tiến hành thủ tục xử phạt đơn giản đối với cô gái. Vì mức phạt 100.000 - 200.000 đồng cho hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thuộc trường hợp áp dụng thủ tục đơn giản. 15 v2.0015103216 16 3.2. Khái niệm tố cáo và thủ tục giải quyết tố cáo 3. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 3.1. Khái niệm khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại v2.0015103216 3.1. KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 17 Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó, hành vi đó trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (Điều 2.1 Luật khiếu nại 11/11/2011) v2.0015103216 3.1. KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (tiếp theo) 18 Khiếu nại có một số đặc điểm sau: • Người có quyền khiếu nại gồm có cá nhân, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. • Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. • Mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi họ có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật. v2.0015103216 3.1. KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (tiếp theo) 19 • Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:  Khiếu nại lần 1 phải đến đúng người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính mà người khiếu nại muốn khiếu nại.  Khiếu nại lần 2 đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần 1. • Thủ tục khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:  Khiếu nại đến người ban hành quyết định kỷ luật.  Nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức bị kỷ luật. v2.0015103216 3.2. KHÁI NIỆM TỐ CÁO VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO 20 Tố cáo là việc báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. (Điều 2.1 Luật tố cáo 11/11/2011) v2.0015103216 3.2. KHÁI NIỆM TỐ CÁO VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO 21 Giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: • Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; • Xác minh nội dung tố cáo; • Kết luận nội dung tố cáo; • Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; • Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. v2.0015103216 22 4.2. Thủ tục giải quyết vụ án hành chính 4. TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 4.1. Khái niệm v2.0015103216 4.1. KHÁI NIỆM • Là việc các cơ quan nhà nước giải quyết một vụ án hành chính. • Việc giải quyết vụ án hành chính được thực hiện theo Luật tố tụng hành chính 24/11/2010 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011. 23 v2.0015103216 • Khởi kiện và thụ lý vụ án; • Chuẩn bị xét xử; • Xét xử sơ thẩm; • Xét xử phúc thẩm; • Xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong các trường hợp đặc biệt. 4.2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 24 v2.0015103216 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy một cô gái điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và đã tiến hành xử phạt. Trong tình huống này: Nếu không đồng tình với quyết định xử phạt của chiến sỹ cảnh sát giao thông, cô gái có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Trả lời: Cô gái có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân. 25 v2.0015103216 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Một người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Hành vi này được coi là: A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. vi phạm hành chính. • Giải thích: Đây là hành vi trái với quy tắc quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, chưa gây hậu quả nghiêm trọng và chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 26 v2.0015103216 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Trách nhiệm hành chính là: A. trách nhiệm của người vi phạm đối với người bị vi phạm. B. trách nhiệm của người bị vi phạm đối với người vi phạm. C. trách nhiệm của người vi phạm đối với nhà nước. D. trách nhiệm của người bị vi phạm đối với nhà nước. Trả lời: • Đáp án đúng: C. trách nhiệm của người vi phạm đối với nhà nước. • Giải thích: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của người vi phạm hành chính đối với nhà nước. 27 v2.0015103216 BÀI TẬP 1 Khi phát hiện thấy một cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tiến hành thủ tục như thế nào, nếu: A. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị phạt tiền 200.000 đồng. B. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị phạt tiền 500.000 đồng. Trả lời: A. Đối với hành vi bị phạt tiền ở mức 200.000 đồng, thuộc trường hợp áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản, không phải lập biên bản. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ. Người vi phạm có thể nộp tiền cho người ra quyết định hoặc tại Kho bạc và được nhận biên lai thu tiền. B. Đối với hành vi bị phạt tiền ở mức 500.000 đồng, thuộc trường hợp áp dụng thủ tục lập biên bản. Do mức xử phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân. Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Sau đó ra quyết định xử phạt, nếu có đủ thẩm quyền ký quyết định hoặc phải chuyển đến người có thẩm quyền ký quyết định xử phạt. 28 v2.0015103216 BÀI TẬP 2 • Hộ kinh doanh Hoa Hồng bán cơm bình dân không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, làm cho 2 khách hàng bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu. Rất may cả 2 khách hàng bị ngộ độc nhẹ và được xuất viện ngay sau khi điều trị một ngày. • Hãy cho biết hộ kinh doanh Hoa Hồng phải gánh chịu các hình thức trách nhiệm hành chính nào? Trả lời: • Hộ kinh doanh Hoa Hồng đã vi phạm hành chính, do có hành vi vi phạm quy tắc quản lý của nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng hậu quả chưa nghiêm trọng đến mức bị coi là vi phạm hình sự mà chỉ bị coi là vi phạm hành chính. • Hộ kinh doanh Hoa Hồng có thể phải gánh chịu các hình thức trách nhiệm hành chính sau: Hình thức xử phạt chính (phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung (có thể tước giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có thể tịch thu các thức ăn không đảm bảo chất lượng), áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (tiêu hủy số thực phẩm không bảo đảm chất lượng). 29 v2.0015103216 BÀI TẬP 3 Công ty cổ phần Hoa Hồng bị chủ tịch UBND quận Đ, thành phố Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng. Công ty không đồng tình với quyết định xử phạt nói trên và muốn tiến hành khiếu kiện. Hãy cho biết, công ty cổ phần Hoa Hồng có quyền thực hiện khiếu nại như thế nào? Trả lời: • Công ty cổ phần Hoa Hồng trước hết có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND quận Đ. • Nếu khiếu nại lên Chủ tịch UBND quận Đ mà không được giải quyết thỏa đáng, công ty có quyền khiếu nại tiếp vụ việc lên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. 30 v2.0015103216 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Một số vấn đề cần nắm vững trong bài 5: • Khái niệm luật hành chính, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính; • Khái niệm và đặc điểm vi phạm hành chính; • Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính; • Thủ tục khiếu nại, tố cáo; • Thủ tục giải quyết vụ án hành chính. 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_5_luat_hanh_chinh_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan