Báo cáo thực tập Những yếu tố tâm lý gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. B. Nội dung. Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài. I. Một số khái niệm. 1. Khái niệm chung về gia đình. Chương II. Điều tra thực tế. I. Vài nét về địa phương nơi nghiên cứu. II. Mối quan hệ giữa gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư hỏng. Tài liệu tham khảo Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam, là sự nghiệp của cả cộng đồng, chăm sóc và giáo dục trẻ em vị thành niên hư trong gia đình là công việc cần thiết hiện nay, đã trở thành đề tài được nhiều tác giả trong, ngoài nước nghiên cứu từ trước tới nay. Gia đình là đối tượng nghiên cứu vủa Tâm lý học. Tâm lý học nghiên cứu về gia đình thể hiện mối quan hệ cha mẹ với con cái, quan hệ anh chị em trong gia đình mà đại diện gia đình là cha và mẹ là mt xã hội đầu tiên, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con cái bằng chính sự gương mẫu về mọi mặt. Trong quan hệ gia đình ảnh hường lớn tới đời sống tâm lý của các thành viên trong gia đình, bằng sự chăm sóc đời sống của trẻ em vị thành niên hư. Lời nói đầu của Liên hiệp quốc công nhân rằng: “Để phát triển đầy đủ, hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần phải trưởng thành trong gia đình bầu không khí hạnh phúc và thông cảm”. Vị trí của gia đình rất quan trọng tới việc chăm sóc giáo dục trẻ em. Chính vì lý do này, em chọn đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố tâm lý gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên”. Việc nghiên cứu này sẽ bổ sung cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ em tiến bộ góp phần xây dựng gia đình nâng cao hiệu quả giáo dục đối với con cái nhất là dạng các em vị thành niên hư hỏng, để xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. II. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những yếu tố tâm lý của gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Những yếu tố tâm lý gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa tâm lý học ------ báo cáo thực tập Những yếu tố tâm lý gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Giáo viên hướng dẫn : Cô Hoàng Mộc Lan Sinh viên : Nguyễn Văn Lực Lớp : K46-Tâm lý học Hà Nội, 04 - 2005 lời cám ơn Để hoan thành đề tài nghiên cứu ngay, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Hoàng Mộc Lan và các thầy cô trong Khoa đã hướng dẫn chúng em tận tình cùng với sự diúp đỡ của các trường bạn, các cơ quan tại huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Trong quá trình chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho chúng em những kiến thức tâm lý cũng như kỹ năng bài và nghiên cứu khoa học trong thời gian học tập và thực tập vừa qua. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam, là sự nghiệp của cả cộng đồng, chăm sóc và giáo dục trẻ em vị thành niên hư trong gia đình là công việc cần thiết hiện nay, đã trở thành đề tài được nhiều tác giả trong, ngoài nước nghiên cứu từ trước tới nay. Gia đình là đối tượng nghiên cứu vủa Tâm lý học. Tâm lý học nghiên cứu về gia đình thể hiện mối quan hệ cha mẹ với con cái, quan hệ anh chị em trong gia đình mà đại diện gia đình là cha và mẹ là mt xã hội đầu tiên, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con cái bằng chính sự gương mẫu về mọi mặt. Trong quan hệ gia đình ảnh hường lớn tới đời sống tâm lý của các thành viên trong gia đình, bằng sự chăm sóc đời sống của trẻ em vị thành niên hư. Lời nói đầu của Liên hiệp quốc công nhân rằng: “Để phát triển đầy đủ, hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần phải trưởng thành trong gia đình bầu không khí hạnh phúc và thông cảm”. Vị trí của gia đình rất quan trọng tới việc chăm sóc giáo dục trẻ em. Chính vì lý do này, em chọn đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố tâm lý gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên”. Việc nghiên cứu này sẽ bổ sung cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ em tiến bộ góp phần xây dựng gia đình nâng cao hiệu quả giáo dục đối với con cái nhất là dạng các em vị thành niên hư hỏng, để xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. II. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những yếu tố tâm lý của gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. III. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình với các em vị thành niên hư thông qua giáo dục tại gia đình, nhà trường và xã hội. Qua đó đưa ra kiến nghị nhằm cùng các gia đình, các cấp , các ngành tạo mt thuận lợi cho công tác giáo dục trẻ em vị thành niên hư hỏng đối với các gia đình ở nông thôn hiện nay. IV. Khách thể nghiên cứu: Những bố mẹ, anh, chị em và các em đang độ tuổi vị thành niên. V. Phạm vi nghiên cứu ở 100 gia đình ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. VI. Nội dung nghiên cứu. 1. Nghiên cứu lý luận. a- Khái niệm gia đình. b- Khái niệm giáo dục trẻ em vị thành niên hư. c- Mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội. d- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên. 2. Kết quả khảo sát và đánh giá. 3. Kết luận và kiến nghị. VII. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp quan sát gia đình, nắm hoàn cảnh gia đình. 2. Phương pháp phỏng vấn trò chuyện để thu thập thông tin. 3. Phương pháp điều tra, thống kê toán học thiết lập các bảng tính toán thu thập, chia tỷ lệ, so sánh. VII. Giả thuyết nghiên cứu. Mối quan hệ gia đình với trẻ em vị thành niên phạm pháp trong giáo dục các em tiến bộ, một số nhện thức của các thành viên trong gia đình. IX. Kết cấu. Báo cáo nghiên cứu gồm 3 phần. Phần mở đầu. Phần nội dung : gồm 2 chương. Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài. Chương II. Điều tra thực tế. B. Nội dung. Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài. I. Một số khái niệm. 1. Khái niệm chung về gia đình. Theo Makarenghiên cứuo nhà giáo dục học Nga cho rằng: “Gia đình là tế bào tự nhiên của xã hội. Gia đình là niềm vui chính của cuộc đời. Nơi đây cuộc sống của con người được nhân lên, trẻ em được sống và phát triển”. Chính gia đình là mt thuận lợi để giáo dục định hướng tích cực để trẻ em tiến bộ biết phân biệt giữa cái đúng, cái sai. a.Định nghĩa: Gia đình là một khái niệm phức tạp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý học, văn hoá và xã hội - kinh tế.(Tâm lý đại cương). Gia đình bao gồm các mối quan hệ vợ chồng, ha mẹ, con cái, ngoài ra còn có ông bà và các cháu. quan hệ hạt nhân quan trọng nhất là cha mẹ và con cái. Có nhiều định nghĩa khác nhau, có những định nghĩa đơn giản hơn: Gia đình là một tổ chức đặc biệt, ở đó có sự gần gũi, có sự yêu thương, chăm sóc, gắn bó giữa các thành viên với nhau. b. Vai trò xã hội của gia đình. Một gia định đầm ấm, cha mẹ yêu thương và chia sẻ lẫn nhau sẽ giúp trẻ tình yêu gia đình sau này phát triển thành yêu nhân loại. Khi trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục trong một mt gia đình lành mạnh, trong đó mọi người yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, chia sẻ với nhau, thông cảm với nhau trong thành công hay thất bại, khi vui sướng cũng như lúc khổ đau sẽ giúp trẻ hình thành những phẩm chất nhân cách quan trọng, đó là khả năng hiểu và đồng cảm với người khác cũng như kỹ năng sinh hoạt tập thể. Ngược lại, nếu trẻ phải sống trong mt không lành mạnh, không hạnh phúc, liên tục có những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thì khi đó ha mẹ như một tấm gương “phản diện” cho con cái, là một nguyên nhân cơ bản của thanh thiếu niên phạm tội hư hỏng. Như vậy, có thể khẳng định “gia đình xấu chính là nguồn gốc gây ra những hành vi lầm lạc những suy nghĩ tiêu cực phi đạo đức ở trẻ”. Phòng ngừa trẻ chưa thành niên phạm tội - Nxb Pháp lý xã hội phải đảm bảo cho gia đình một số khía cạnh. + Thừa nhận và khẳng định hôn nhân nam nữ từ pháp lý. + Xã hội có hệ thống hoặc qui tắc chặt chẽ, khế ước nghĩa vụ, quyền lợi, thành viên trong gia đình, trong việc thực hiện các chính sách xã hội, chức năng của gia đình, nhà nước phải ban hành và thực hiện các chính sách xã hội. Trẻ em rất cần được an toàn, cần được tự do để phát triển nhân cách, đối với trẻ em vị thành niên hư có khả năng thay đổi tâm lý khác thường, do tâm sinh lý phát triển nhanh, như vậy hành vi xấu tốt của mt gia đình có ảnh hưởng trực tiếp tới các em trong phát triển nhân cách. Các em vị thành niên nếu trong gia đình hoà thuận, được chăm sóc động viên, chỉ bảo đầy đủ các em khó có dk hư hỏng. Ngược lại bầu không khí bất hoà thường gặp trong gia đình giữa bố mẹ tx bất hoà, hay bố hoặc mẹ luôn bất đồng với con cái, các em vị thành niên sống trong không khí nặng nề căng thẳng, các em tìm sự an ủi ngoài gia đình. Nhiều em buồn chán với cảnh gia đình tan vỡ (bố mẹ ly thân, hoặc bỏ nhau) dễ bị bạn xấu lôi kéo xa đà vào con đường hư hỏng (nghiện hút, trộm cắp...) Khi trẻ em vị thành niên hư hỏng thì sự tham gia của gia đình trong công tác giáo dục là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hình thành nhân cách của trẻ em vị thành niên. c. Khái niệm về trẻ em vị thành niên hư hỏng. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở trẻ em vị thành niên hư hỏng. Học sinh phổ thông trung học cơ sở và một số học sinh phổ thông trung học gồm các em lứa tuổi 14, 15, 16 tuổi tương đương với gd tuổi vị thành niên, ở lứa tuổi này do sự gần và hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích luỹ phong phú kn sống và tri thức; do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, xã hội nên nhận thức của trẻ em vị thành niên có những nét mới về chất. Tuỳ thuộc vào dk hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh giáo dục khác nhau dẫn đến các em tiến bộ hay hư hỏng. Nhìn chung nếu được giáo dục trong gia đình có bầu không khí lành mạnh thì sự phát triển của các em vị thành niên phát triển tích cực. Mặt khác, nếu vị lôi cuốn vào nhóm tự phát không lành mạnh thì họ có thể cũng dễ bị hư hỏng lôi kéo vì kn sống còn hạn chế, thường thích cái mới lạ, chưa phân biệt hết được cái tốt, xấu. Đòi hỏi trách nhiệm của người lớn, nhất là gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn, giáo dục trẻ em vị thành niên hư hỏng là cực kỳ quan trọng. Do còn phải tiếp tục đi học, các em vừa có nhiều yếu tố của vị thế trưởng thành, vừa có vị thế phụ thuộc vào người lớn. d. Mối quan hệ gia đình với trẻ em vị thành niên hư. Khi trẻ em vị thành niên hư hỏng có những biểu hiện tiêu cực, bắt đầu gây mất đoàn kết nội bộ gia đình. Các em vị thành niên hư hỏng suốt ngày loay hoay với việc tìm bạn xấu chơi bời, có nhu cầu vượt qua khả năng, lười làm hay ăn ngon, đam mê trò chơi điện tử, xa lánh mọi người. Đôi khi lầm lỗi sa ngã vào hút, hít, tiêm chích, trộm cắp trong gia đình và xã hội. Gia đình phải chịu một gánh nặng tâm lý nặng nề, buồn tẻ và lo lắng. Chính vì vậy khi trẻ em hư, do sống không hạnh phúc cũng là nguyên nhân gây ra xung đột, bất hoà trong nội bộ gia đình. Ngược lại có nhiều gia đình sống trong không khí nặng nề, bởi các cuộc sung đột, cãi vã giữa bố mẹ gây ra cho con cái cảm giác bất ổn, lo lắng tâm lý không phát triển bình thường, gây ra hư. Và hậu quả củagia đình luôn bất hoà, mâu thuẫn làm cho trẻ em vị thành niên thiếu cái phanh cần thiết để dừng phản ứng sau: Thiếu sự độc lập, bắt chước bù trừ nếu trẻ độc lập giải phóng năng lực, thường trễ, trốn học, vi phạm kỷ luật, trộm cắp hay về trễ. - Gia đình là một xã hội thu nhỏ, thông thường một sự nhiễu loạn trong đời sống gia đình sẽ phóng chiếu những hậu quả của nó vào đời sống xã hội mai sau của đứa trẻ (Tâm lý học giáo dục - Nguyễn Khắc Viện). Những đứa trẻ may mắn được sống trong không khí hạnh phúc sẽ phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với những gia đình luôn có mâu thuẫn, khiếm khuyết, gia đình có bố mất, bố nghiện rượu, văn hoá thấp, suy đồi đạo đức, con cái bị ám ảnh, muốn tìm một hình ảnh bù trừ người bố nhu nhược, sau khi phá vỡ thần tượng gia đình trẻ em vị thành niên hư tìm đến chọn những người xấu để chơi bời, cô độc về mặt tình cảm, tồi tệ hơn các em dần bị lôi kéo hư hỏng. Như vậy tâm lý lành mạnh của gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc giáo dục trẻ em vị thành niên hư. d. Công tác giáo dục trẻ em vị thành niên hư. Khi trẻ em vị thành niên hư được gia đình, nhà trường và xã hội tham gia giáo dục, có qui định chung và riêng song được tiến hành thông qua các hoạt động sau: Hoạt động giáo dục tại gia đình là chủ yếu, nó rất quan trọng quyết định đến sự hình thành nhân cách của các em. Thương yêu con đúng mức: đối với gia đình là cái nôi đầy kỷ niệm tuổi thơ với nó thật có ý nghĩa nếu trẻ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, tình yêu cao cả, sự âu yếm chiều chuộng trong việc dạy dỗ trẻ. Những đứa trẻ nhất là trẻ em vị thành niên hư cần được gia đình độ lượng khoan dung, tin tưởng vào con, luôn có tâm trạng, cách cư xử của các thành viên trong gia đình luôn có bầu không khí lành mạnh thì sự phát triển và sự thay đổi nhân cách xấu của các em được thay đổi. Bố mẹ sống hoà thuận yêu thương, cư xử tốt với mọi người là dk thuận lợi để trẻ em hư phát triển theo xu thế tích cực, khắc phục lầm lỡ để dần dần phát triển nhân cách hài hoà tốt đẹp. Một số dạng giáo dục trẻ em vị thành niên trong gia đình. - Nghiêm khắc với con một cách thông thái, dân chủ làm cho trẻ phát huy tính cách cá nhân, các em sẵn sàng tham gia vào hoạt động học tập, lao động, vui chơi theo lứa tuổi. Tạo dk cho các em tham gia vào các công việc có ý nghĩa lớn lao, để thử sức mình ở những công việc khó khăn. - Gia đình có bầu không khí hoà thuận, mọi người tôn trọng nhau, tạo dk mọi thành viên trong gia đình làm tròn bổn phận riêng của mình, khi trẻ em vị thành niên hư, cả gia đình cần quan tâmgiúp đỡ về mọi mặt giúp các em làm việc tự tin, ổn định tâm lý tâm trạng ổn định, làm việc kiên trì. - Quản lý, quan tâm con đầy đủ, khen con làm việc tốt, và tạo cho các em yêu thương người khác. - Có một số gia đình chưa nhận thức tới công tác giáo dục trẻ em vị thành niên hư. Cho rằng phó mặc không quản lý, không quan tâm tới trẻ em, không kiên định với con cho rằng con hư chỉ cần trị bằng quát mắng, roi vọt. - Có tình cảm thiên lệch với con cái dẫn đến trẻ trưởng thành trong tâm lý ghen ty, cãi vã, nói dối. Để làm tốt công tác giáo dục trẻ em vị thành niên hư có kết quả ngoài việc nghiên cứu các tâm lý chung của trẻ trong qúa trình trẻ em vị thành niên dẫn đến hư hỏng. Cần nghiên cứu cách giáo dục của gia đình là hết sức quan trọng. Chúng ta nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến trẻ em hư và tâm lý trong gia đình đối với công việc giáo dục trẻ em. Trong thực tế trẻ em vị thành niên hư luôn được cn trong sự giáo dục của gia đình, trong mối quan hệ gia đình với trẻ, mối quan hệ phối hợp. “Mt - trẻ em vị thành niên hư”. A.N.Lê-ôn-chép đã nhận xét rằng: Nhân cách không phải là một chính thể tạo ra do di truyền, do nhân cách không phải bẩm sinh, mà nó hình thành dần dần. Nhân cách đó là sp của quan trọngr phát triển ghen di truyền của con người. Khi nghiên cứu trẻ em vị thành niên hư, việc phân tích nhân cách trong mỗi tác động qua lại với mt xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì chính hành vi vi phạm pháp luật, hành vi xấu phát sinh không phải từ chính mt hoặc do chính cá nhân, mà nó phát sinh do tác động qua lại giữa mt và cá nhân. e. Vai trò giáo dục củagia đình, nhà trường, xã hội. Cha mẹ, thày giáo và cô giáo, cùng các đoàn thể thanh niên là những người trực tiếp phụ trách giáo dục thanh thiếu niên . Vấn đề giáo dục dạy dỗ trẻ em vị thành niên hư là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, khó khăn lâu dài. ở nước ngoài có rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý giáo dục trẻ em hư, ởNga - có công trình nghiên cứu của nhà sư phạm, nhà tâm lý lớn Makarenghiên cứuô cho rằng: “Gia đình, trường học là niềm vui chính của cuộc đời, nơi đây cuộc sống tốt đẹp là hiện thực sức mạnh thắng lợi của con người được nhân lên, trểm được sống và phát triển”. Thực tế nhà sư phạm người Nga đã giáo dục được nhiều hs hư trở thành tiến bộ là người có ích cho xã hội. ở nước Mỹ môn tâm lý học gia đình rất phát triển, nó đi từ nguyên lýcho rằng, sự tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình được xem là nguyên nhân nảy sinh ảnh hưởng tâm lý. Như vậy, gia đình được xem là một hệ thống tổng thể. Vì vậy đối tượng, từng thành viên trong gia đình tuy nghiên cứu các mối quan hệ tương tác trong gia đình. ở Việt Nam được nghiên cứu ở khía cạnh khác nhau như từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại ngày nay với nhiêu tác phẩm như gia đình Việt Nam truyền thống” Theo ông Nguyễn Khắc Viện đối tượng gia đình phải xem xét giữa các cá nhân trong gia đình, mối quan hệ tình cảm, gia đình là tổ ấm, mối quan hệ cha mẹ với con cái như thế nào? chức năng giáo dục con cái của cha, mẹ. Ngày nay do mt xã hội biến đổi, thể chế xã hội biến đổi, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thị trường mở rộng, giao lưu văn hoá với nước ngoài, gia đình biến đổi, vai trò của người cha, mối quan hệ cha con, mối quan hệ ông bà, các cháu có biến đổi do nhiều khách quan và chủ quan. Hiện nay trong xã hội có một số gia đình có tình trạng trẻ em vị thành niên hư hỏng. Bởi do bố mẹ ít quan tâm tới giáo dục con cái, gia đình chưa gương mẫu khi các em hư mặc cảm. nguyên nhân một phần gia đình giáo dục chưa đảm bảo, nhà trường chưa tiếp quản hết các em đang độ tuổi đi học, có một nguyên nhân cơ bản là các cháu lười học, thích tự do đua đòi bạn bè, thích đi làm kiếm tiền, nghiện ngập, cơ bạc... có nhiều em chưa nắm và hiểu đầy đủ về pháp luật mà thể hiện nhiều nhất ở các em vị thành niên hư. Điều này khiến em thôi thúc nghiên cứu tìm hiểu đề tài thực trạng tâm lý giáo dục trẻ em vị thành niên hư. Do có nhiều hạn chế về thời gian, kn và năng lực của bản thân. Báo cáo nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô. Em hy vọng báo cáo nghiên cứu này sẽ góp phần cho việc nâng cao nhận thức trách nhiệm gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư, góp phần xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Chương II. Điều tra thực tế. I. Vài nét về địa phương nơi nghiên cứu. Yên Mỹ là một huyện nằm về phía bắc Tỉnh Hưng Yên, giáp huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Khoái Châu và Văn Giang. Với diện tích 500 km2, dân số 12 vạn người. Đảng vộ và nhân dân huyện Yên Mỹ với cố gắng cao chủ động tích cực thực hiện, đã đạt được kết quả toàn diện đáng phấn khởi trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị. Về kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, tương đối ổn định. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng bình quân năm 30%, tỷ lệ công nghiệp dịch vụ tăng đến nay cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ: 50%; 30% - 20%. Đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng kinh doanh hiệu quả. Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, sx nông nghiệp có chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hoá giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Yên Mỹ thời gian qua rất cao. Tiếp nhận nhiều lao động ở nơi khác về, mặt khác một số mặt trái của xã hội như một số tội phạm, tệ nạn xã hội như: trộm cắp, đánh bạc, số người nghiện các chất ma tuý... tăng có phần nào. 1. Thực trạng số các em vị thành niên hư tại huyện Yên Mỹ. 2. Một số quan điểm nhận thức của gia đình đối với việc giáo dục ác em vị thành niên hư. Qua kết quả chúng tôi tiến hành điều tra thông âuphiếu trưng ầu ý kiến với 50 phiếu tại các gia đình ở huyệnYên Mỹ. Kết quả 42/50 = 84% người mẹ quan trọng trong dạy con hư, 40/50 = 80% nhận thấy người cha quan trọng trong việc dạy con, sau đó đến ông bà và cuối cùng là anh chị em. Kết quả khảo sát. Bảng 1: Nhận thức của gia đình về giáo dục trểm vị thành niên hư. Mệnh đề ý kiến gia đình Quan trọng Cần thiết Không quảntọng Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến Tỷ lệ Giáo dục của cha 40/50 80% 10/50 20% Giáo dục của mẹ 42/50 84% 8/50 16% Giáo dục của ông bà 14/50 28% 34/50 68% 2/50 4% Giáo dục của anh chị em 8/50 16% 29/50 58% 11/50 22% Theo đánh giá chung thì yếu tố được đánh giá cao nhất trong việc giáo dục con cái vị thành niên hưlà người mẹ, người cha, tx quan tâm và giải quyết những vướng mắc thường nhật hàng ngày của trẻ. 3. Tình trạng trẻ em vị thành niên hư tại huyện Yên Mỹ. Qua làm việc với công an huyện, chúng tôi nắm số cá em vị thành niên hư như sau: 190 185 174 171 169 … 2000 2001 2002 2003 2004 Biểu đồ 2: Số trẻ em vị thành niên hư qua các năm Chú thích: trẻ em vị thành niên hư cụ thể là: Năm 2000: 196 em 2001: 174 em 2002: 185 em 2003: 190em 2004: 171 em. Trong vấn đề này chúng tôi đã nhận thấy: Từ kết quả khảo sát thực tế (được biểu diễn qua biểu đồ trên) ta thấy tình trạng trẻ em vị thành niên qua năm 2001 - 2002 - 2003 tăng cao, hạ thấp năm 2000 và 2004. Tuy nhiên con số trẻ em vị thành niên hư 389/ trên 10 vàn dân trong huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cung cấp, chứng tỏ tình trạng trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ nói trên là cao, rất đáng lo ngại , trong tầng lớp nhân dân, phần nào làm bất ổn tại cộng đồng các khu dân cư, là dấu hiệu phức tạp cho việc giáo dục đào tạo số trẻ em hư tại gia đình, tại các xóm làng. Đây là điểm đáng lo ngại chung. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tại Yên Mỹ vài năm gần đây số trẻ em vị thành niên hư có nhiều nguyên nhân dẫn đến các em phạm tội. Kết qua nhận dình của chúng tôi đưa ra là tất cả chúng ta nhận thức đầy đủ công việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục trẻ em là công việc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên trẻ em hư có nhiều nguyên nhân cần phải quan tâm. 4. ảnh hưởng của trẻ em vị thành niên hư mắc tện nạn xã hội ảnh hưởng cua nó trong đời sống: ảnh hưởng của ma tuý đến đời sống của người dân chúng tôi quan tâm vấn đề này, là con đường để các em vị thành niên đi đến hư hỏng và phạm tội. Với suy nghĩ làm sáng tỏ cho đề tài nghiên cứu ở Yên Mỹ. Chúng tôi dùng phiếu trao đổi tới 150 hs cấp 3 (Phổ thông trung học) Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên với câu hỏi anh chị hiểu như thế nào về tác hại của ma tuý đến với đời sống người dân”. Chúng tôi đã thu được bảng số liệu sau: TT Yếu tố ảnh hưởng Tổng số phiếu Tỷ lệ % 1 Sức khoẻ 10 6,4 2 Hạnh phúc gia đình 15 10 3 Trật tự xã hội 8 5,4 4 Cả 3 yếu tố trên 117 78 5 ý kiến khác 0 0 Tổng số 150 1005 Ma tuý có tác hại không chỉ dừng lại ở phạm vi với người xử dụng, mà nó còn tác động đến người thân trong gia đình bạn bè xung quanh và toàn xã hội. trẻ em vị thành niên cũng như người nghiện ma tuý sẽ bị giảm sút về sức khoẻ, kinh tế một cách trực tiếp. Song điều nguy hại hơn để thoả mãn cơn nghiện thì họ có thể làm tất cả mọi việc như trộm cắp tại gia đình, trộm cắp, cướp giật, thậm chí vô cùng ác độc như cho bố mẹ hút thử. Tội lỗi vô cùng lớn như giết người, cướp của trở thành bi kịch đau lòng xung quanh vấn đề nghiện ma tuý như trên, làm bao trùm lo toan bao người, mất trật tự xã hội. Qua bảng tổng hợp trên, phương án trả lời đúng là phương án 4 tất cả những yếu tố trên và phương án này được đa số thanh niên được hỏi chấp nhận có 117/150 thanh niên, hs. Những phương án còn lại cũng có bạn trả lời nhưng tỷ lệ thấp. Như vậy với câu hỏi trên và với tỷ lệ số ý kiến đã trả lời đúng đã cho thấy thanh niên hiện nay nhận thức rất rõ ràng về tác hại của tội phạm trong đó có ma tuý đến đời sống của họ sẽ có thuận lợi trong giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp. 5. Nguyên nhwn hư hỏng như nghiện ma tuý. Những con đường chính dẫn đến trẻ em vị thành niên phạm pháp, trong đó có vấn đề liên quan đến nghiện ngập ma tuý. Tất cả mọi người trong xã hội đều có thể nghiện ma tuý nếu như không có sự hiểu biết cũng như không có lập trường trước những dụ dỗ đường mật của ma tuý. Nhưng theo lý luận trong đề tài nghiên cứu thì tỷ lệ nghiện ma tuý chiếm rất cao đó là đối tượng thanh thiếu niên. Chúng tôi có thể liệt kê ra những con đường cơ bản nhất sau đây thể hiện thực trạng trẻ em vị thành niên ở Yên Mỹ nói riêng và trẻ em vị thành niên tỉnh Hưng Yên nói chung thường dẫn đến ma tuý và dẫn tới hư hỏng. Với câu hỏi theo anh chị thì con đường nào sau đây dẫn đến nghiện ma tuý phổ biến nhất? Két quả điều tra thu được qua bảng số liệu sau đây và số ý kiến đánh giá được chia theo giới. TT Con đường phổ biến Số phiếu Tỷ lệ Nam Nữ Tổng số 1 Sự tò mò của bản thân 13 10 23 15,5 2 Bị ép buộc 12 12 24 16,2 3 Những lúc buồn thử cho biết 17 15 32 21,1 4 Bạn bè dụ dỗ đả kích lôi kéo 19 15 34 22,6 5 Gia đình và xã hội bỏ rơi 14 18 32 21,1 6 ý kiến khác 2 3 5 3,5 Tổng 77 73 150 100 Qua bảng số liệu và tỷ lệ về số ý kiến tuy nó khác xa với thực tế nhưng chúng tôi chủ quan phân tích theo bảng nhận thấy tỷ lệ số ý kiến lựa chọn trong số các con đường chính dẫn đến nghiện ma tuý những phương án đưa ra trên là quan trọng. Tuy từng đối tượng từng hoàn cảnh nhất định mà mỗi cá nhân có thể xavào ma tuý khác nhau. Qua việc khảo sát chúng tôi đánh giá nhận thức của thanh niên thu được những kết quả nhất định rõ rệt, những kết quả ấy đều thể hiện sự hiểu biết nhất định cá nhân được nghiên cứu có 15,5% số người được hỏi cho rằng con đường chính là ựtò mò của bản thân, bạn bè dụ đỗ 22,6%, gia đình bỏ rơi 21,1%. Sự đánh giá ở phương án này tỷ lệ nam đồng ý nhiều hơn nữ là 13/23 với nữ 10/23. Trong mối quan hệ hàng ngày thì khi một cá nhân tham gia vào các nhóm xã hội, các nhóm này sẽ có những chuẩn mực sống riêng, có những chuẩn mực tích cực giúp cho cá nhân phát triển, nó phổ biến ở Yên Mỹ. Tuy nhiên cũng có những chuẩn mực tiêu cực, chỉ nhằm vào những mức độ nào đó có ảnh hưởng rất nhiều đến thanh niên. Nếu trong nhóm mà có người sử dụng ma tuý họ sẽ dùng những lời lẽ kích thích sự tò mò của những người khác. Như vậy là tình trạng trẻ em vị thành niên mắc tệ nạn ma tuý dần dần dẫn đến tình trạng trộm cắp, lừa đảo, đánh nhau và gây tội phạm - làm ảnh hưởng tới sự bình yên trong gia đình. Mất trật tự an toàn xã hội. Nhận thức và bp giáo dục trẻ em vị thành niên hư tại huyện Yên Mỹ. Qua việc điều tra gặp gỡ các gia đình có trẻ em vị thành niên hư tại xã..... huyện Yên Mỹ. Qua trao đổi trực tiếp với gia đình, chúng tôi được biết, khi các em có lỗi, bố mẹ thường quát mắng, thậm chí có cả đánh bạt tai các em. Cách giáo dục như vậy khó có thể giúp trẻ tự rèn luyện bản thân, trở thành trẻ vâng lời, các cháu chỉ biết sợ, rối bời và có em có thái độ cãi lại bố mẹ, các cháu càng thêm lì lợm hơn và có thể bỏ nhà. Qua trao đổi trực tiếp chúng tôi thấy các gia đình có các em hư, bố mẹ thường lo toan, tính toán làm ăn, ít quan tâm quản lý, dạy bảo trẻ. Mặt khác khó khăn về khả năng dạy bảo các cháu học tập, thậm chí phó thác mặc kệ thày cô giáo. Khi các em xin tiền học thì quát mắng sao nộp nhiều thế, chưa có... Đối với các em khi được hỏi trực tiếp với câu hỏi: “Tại sao em lại không nhận lỗi, mà cãi lại, thậm chí bỏ đi” thì em lúng túng nói rằng: “Vì cha mẹ em cứ quát tháo lên em sợ”. Với những phương án đưa ra tuy chưa thể nói hết được nhận thức củagia đình trong việc giáo dục trẻ em hư ở Yên Mỹ, chúng tôi rút ra một số nhận xét cá nhân. Thông qua việc tìm hiểu giáo dục của gia đình ở huyện Yên Mỹ đối với trẻ em vị thành niên hư cho thấy: gia đình là mt giáo dục đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ em vị thành niên phát triển nhân cách. Nếu mt gia đình lành mạnh sẽ giúp các em trưởng thành tiến bộ, ngược lại mt gia đình không tích cực, mâu thuẫn, lục đục thì thui chột sự phát triển của các em, thậm trí dẫn đến các em hư hỏng. Thông qua sự dạy dỗ, giáo dục trong gia đình trẻ học được những chuẩn mực giá trị văn hoá từ chính gia đình mình, sự phát triển đầy đủ hài hoà của trẻ em và lợi ích tốt nhất của trẻ em nằm ngay trong mỗi gia đình. II. Mối quan hệ giữa gia đình trong giáo dục trẻ em vị thành niên hư hỏng. 1. Quan hệ trong giáo dục, và học tập của con. Qua khảo sát điều tra ở vùng nông thôn xã Ngọc Long - huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, với 50 người chủ gia đình và trao đổi gặp gỡ một số em học sinh có khuyết điểm đối với việc dạy bảo con cái hàng ngày thì gia đình giáo dục các em ra sao. Qua điều tra tổng hợp phiếu. Có 30/50 ý kiến chọn thì gia đình bố hoặc mẹ xử dụng phương pháp quát mắng và đánh đòn. Có 10/50 ý kiến chọn phương pháp hỏi rõ nguyên nhân, phân tích khuyên bảo tuỳ theo mức độ sai trái để dậy, đây là phương pháp hợp lý mà các gia đình nuôi con ngoan thường áp dụng. Có 8/50 ý kiến chọn phương án khi các em mắc lỗi thì gia đình quan tâm nhắc nhở kịp thời. Có 2/50 ý kiến chọn phương án nhẹ nhàng nhắc nhở các em. Nhìn chung các gia đình có các em vị thành niên hư thường xử dụng phương pháp giáo dục không hợp lý là dạy con bằng quát mắng, đánh đòn. Chúng tôi thể hiện kết quả bằng bảng sau: Bảng khảo sát cách giáo dục con cái hư. Mệnh đề ý kiến Tỷ lệ Quan tâm nhắc nhở kịp thời 8/50 16% Hỏi rõ nguyên nhân, phân tích khuyên bảo tuỳ theo mức độ sai trái để dạy 30/50 60% Nhạ nhàng nhắc nhở 2/50 4% Quát mắng, đánh đòn 30/50 60% Những gia đình có con hư qua phân tích trên có nhiều gia đình phương pháp dạy con chưa tốt. 2. Quan hệ gia đình với trẻ em hư trong giáo dục lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường vai trò của gia đình phải lo toán lao động sản xuất, phải bươn trải làm kinh tế bảo đảm cuộc sống cho gia đình cùng với vợ con. Nhưng khi giáo dục con trong lao động còn có chừng mực. Để nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi lập bảng hỏi tới 50 gia đình, qua kết quả điều tra để trả lời câu hỏi: Ông (bà) bố trí cho các em tham gia lao động như thế nào? Mệnh đề ý kiến Tỷ lệ Tích cực lao động 5/50 10% Tham gia lao động chưa được nhiều 16/50 32% Không tham gia lao động 29/50 58% Sống trong gia đình lao động, các em học sinh vị thành niên hư theo bảng điều tra bằng phiếu có 29/50 em không tham gia lao động của gia đình, số tham gia lao động có 16/50 em, số tích cực lao động lf 5/50 em tham gia. Để hiểu cách thức mà các bậc phụ huynh học sinh và gia đình các em vị thành niên hư tại xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ giáo dục con bằng lao động, phần nào phản ánh thực trạng các em hư thường lười biếng, hay ăn không hay làm. Như vậy việc phát triển nhân cách chưa hài hoà. 3. Đánh giá thực trạng tâm lý giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ. Quan hệ gia đình với trẻ em vị thành niên là một sự tiếp xúc tâm lý mang đặc trưng tình cảm bao dung của một số gia đình có chuẩn mực tích cực. Tuy nhiên phần lớn các gia đình có chuẩn mực tiêu cực, do điều kiện hoàn cảnh gia đình. Có gia đình bất ổn, luôn tiếp xúc để ý lẫn nhau từ cái nhỏ nhưng gây chuyện sinh ra to. Không tôn trọng trẻ em để các em chưa tin tưởng bố, mẹ khi bố hoặc mẹ mất hoặc ly dị, các em hẫng hụt, biết được sự cần thiết chăm sóc của bố mẹ thì không ược dựa. Với hoàn cảnh, điều kiện éo le, các em tìm tới bạn bè, bạn bè tốt mặc cảm sợ lây, xa lánh, các em tìm kiếm bạn bè mới, „gần mực thì đen, gần đèn thì dạng“ các em gần bạn xấu bị lôi kéo, dần dần các em hư hỏng, một số các em mắc tệ nạn xã hội như nghiện hút ma tuý, trộm cắp như điều tra ở trên. Mặt khác trong điều kiện kinh tế thị trường, các gia đình mải lo toan phát triển kinh tế lên, chưa làm hết vai trò làm cha mẹ đã không quản lý con cái, giáo dục đầy đủ. Đối với các em hư trong độ tuổi vị thành niên là thành viên của gia đình lại thờ ơ lãnh đạm, lười biếng luôn chơi bời, gây gổ, luôn thích mới lạ, bị lôi kéo hút hít, tiêm chích... gây xung đột thường xuyên trong gia đình, gia đình không thoát khỏi bầu không khí nặng nề, buồn tẻ và lo lắng - mọi người phải chịu một gánh nặng tâm lý rất lớn của các nguy cơ hành vi của trẻ em vị thành niên hư hỏng gây ra. Để tìm hiểu sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ em vị thành niên hư. Chúng tôi nghiên cứu về điều kiện thời gian quan tâm của cha mẹ trong hoạt động học tập, lao động của các em ở nông thôn hiện nay, chúng tôi đặt câu hỏi sự quan tâm giáo dục của người cha hay người mẹ có thời gian hơn. chúng tôi thu phiếu về người cha 15/50, người mẹ là 35/50 phiếu. Bảng điều kiện thời gian tham gia giáo dục của cha mẹ. Mệnh đề ý kiến Tỷ lệ Quan tâm giáo dục của cha 15/50 30% Quan tâmgiáo dục của mẹ 35/50 70% Theo bảng sự quan tâm của người mẹ có thời gian quan tâm đến con hơn. Để khách quan, chúng tôi có hỏi trực tiếp 15 cháu vị thành niên hư, về sự quan tâm giáo dục của cha mẹ. Để trả lời câu hỏi: “cha mẹ em có thường xuyên quan tâm giáo dục em không, có 10/15 ý kiến cho rằng mẹ thường xuyên quan tâm đến em, còn lại 5/15 em cho rằng bố quan tâm. Như vậy điều rút ra thực tế ở xã Ngọc Long về tâm lý giáo dục trẻ em vị thành niên hư thông qua bảng hỏi và trao đổi trực tiếp, đã thấy hầu hết các em vị thành niên hư còn thiếu được sự giáo dục của gia đình với giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu chúng tôi nắm thêm một thực tế về công tác giáo dục trẻ em vị thành niên hư là nghĩa vụ và trn của gia đình, nó liên quan tới việc các em tự giác tuỳ hoàn cảnh gia đình để nhờ có độ tin cậy, thương yêu của gia đình để phát triển nhân cách lành mạnh. Qua Khảo sát thực tế ở xã Ngọc Long về Tâm lý giáo dục trẻ em vị thành niên hư của các gia đình giúp chúng tôi nghiên cứu phục vụ, chứng minh đề tài, qua số liệu khảo sát, thu được đã khẳng định, ở một số dph đã có một thời kỳ hầu như ít người đặt thành vấn đề giáo dục trẻ em hư. Một số gia đình đã quen nghĩ và lạc quan rằng bản chất xã hội mới xã hội chủ nghĩa vốn tự nó đã xoá bỏ tận gốc những tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nghiện hút ma tuý, học sinh hư. Trường hợp nêu trên còn tồn tại lẻ tẻ ở nơi nọ nơi kia, đó chẳng qua là tàn dư của chế độ cũ, là dấu vết của cnt chưa bị tiêu diệt tận gốc. Quá trình xã hội hoá ảnh hưởng tới phát triển nhân cách của trẻ em được bắt đầu từ gia đình, rồi lớn lên là nhà trường, nhóm bạn và xã hội. Vì vậy trong cuộc sống gia đình, gia đạo, gia phong có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của gia đình, trong đó có trẻ em vị thành niên hư cần được quan tâm. ở nông thôn, khi nghiên cứu gia đình thì gia đình truyền thống vẫn bền vững, gia đình mở rộng ba thế hệ sống chung một ngôi nhà, tuy nhiên vì hoàn cảnh, vì điều kiện kinh tế, việc làm, thiếu... những cá nhân chưa phát huy hết năng lực cá nhân, các em vị thành niên chưa được giáo dục hợp lý, các em gặp khó khăn lớn trong hoạt động, học tập, lao động. Theo số lượng và tỷ lệ trên phản ảnh thực trạng các gia đình có con em vị thành niên mắc lỗi, hư chưa chú ý tới giáo dục nhân cách của trẻ bằng lao động. Như vậy trẻ sẽ thụ động khi bước vào đời, lười biếng, trong khi đó lại quan tâm đua đòi chúng bạn xấu. Tuy nhiên, không thể nhận định một chiều như kết luận trên. Trong phần nghiên cứu chúng tôi thấy kết quả giáo dục ở xã Ngọc Long, thuôc huyện Yên Mỹ được các cấp uỷ Đảng, quan tâm, chính quyền, công an và các đoàn thể có nhiều đề án quản lý và giáo dục trẻ em hư tiến bộ. Trong đó có nhiều em trong độ tuổi vị thành niên. Bằng việc động viên các gia đình giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Bằng việc vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hoá” Những năm qua ở Ngọc Long đã dẫn đầu trong công tác giáo dục, dạy bảo trẻ em ngoan góp phần xây dựng nét đẹp văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà còn tạo nên những yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng làng văn hoá, đã có 3/4 làng được tỉnh công nhận là làng văn hoá. Đối với việc giáo dục trẻ em hư của xã có nhiều kinh nghiệm hay được báo cáo điển hình tại tỉnh. Để phục vụ nghiên cứu cho đề tài thêm phong phú chúng tôi làm việc với UBND xã và công an xã được biết kết quả và biện pháp giáo dục hay trong giáo dục, cảm hoá trẻ em hư bằng việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể kết quả các em vị thành niên tiến bộ qua các năm như sau: Năm 2000 giáo dục được 156/169 em tiến bộ Năm 2001 150/174 - Năm 2002 170/185 - Năm 2003 170/190 - Năm 2004 136/171 - Đảng, chính quyền, Công an, trường học và Mặt trận cùng với gia đình phối hợp giáo dục chung và riêng, Năm 2004 phân loại đưa các em hư vào diện cảm hoá, giáo dục quản lý 14 đối tượng, đã giáo cho Đoàn thanh niên cảm hoá giáo dục 3 đối tượng. Hội Cựu chiến binh giáo dục 2 đối tượng, Mặt trận Tổ quốc giáo dục 4 đối tượng, Phụ nữ giáo dục 3 đối tượng, Hội nông dân giáo dục 2 đối tượng. Thông qua công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường. Mặt trận giáo dục trẻ em vị thành niên hư kết hợp với xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa góp phần hạn chế đến mức thấp nhất số lượng trẻ em vị thành niên hư. Chúng tôi được biết xã Ngọc Long luôn xứng đáng là “cái nôi văn hoá” của huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Qua khảo sát thực tế ở xã Ngọc Long chúng tôi được bổ sung, cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc đề ra giải pháp giáo dục trẻ em vị thành niên hư nói riêng và trẻ em hư nói chung là bài học quí; gia đình giáo dục là kiên quyết nhất tiếp theo cần có sự phối hợp của Đảng, chính quyền đoàn thể, nhà trường… Kết luận Đề tài nghiên cứu “thực trạng tâm lý giáo dục trẻ em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên „ đã nêu được vai trò vị trí của gia đình trong công tác giáo dục, dạy bảo trẻ em vị thành niên hư hiện nay có vị trí hết sức quan trọng . Các kết luận trẻ em hư có hành vi ảnh hưởng xấu tới gia đình, nhà trường, xã hội, mất ổn định trật tự xã hội ở khu dân cư. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em vị thành niên. Cuối cùng không thể bỏ qua vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng, đài, ti vi là những phương tiện thông dụng và gần gũi với đời sống người dân nhất. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em vị thành niên nói riêng. Qua số liệu tham khảo đã thu được, đã khẳng định từ cách nghĩ, cách nhìn trẻ em vị thành niên hư rất cần sự giáo dục của gia đình, xã hội, thể hiện bằng kết quả điều tra thực tiễn 50 gia đình, và một số em vị thành niên hư ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau. ở lứa tuổi trẻ em vị thành niên người gần gũi với các em nhất là cha mẹ, ông bà và những người ruột thịt. Sau đó đến lớp học, nhà trường và xã hội. ở tuổi này các em hư còn một số bỏ nhà lang thang ra thành phố. Gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục các cháu nên người. Nhân cách chuẩn mực của các cháu tích cực hay tiêu cực phần lớn do sự giáo dục của gia đình. Khi các em vị thành niên hư đòi hỏi sự giáo dục, sự chăm sóc của gia đình ngày càng sát sao và nhiều hơn. Có một số tác hại, khi các em hư làm mất ổn định gia đình và xã hội, khó có thể trở thành người tốt. Nhưng có sự giáo dục tích cực, kiên trì của gia đình, được phối hợp chặt chẽ của nhà trường, xã hội thì hầu hết các em vị thành niên trở thành chăm ngoan, tiến bộ. Qua quá trình điều tra, tìm hiểu các gia đình về công tác giáo dục trẻ em hư, cho thấy việc dạy bảo các em chưa đến nơi đến chón. Nhận thức của các em chưa đầy đủ về lẽ sống và nhân cách tích cực lành mạnh là vốn quí của các em. Mặt trái của xã hội có nhiều trở ngại trong bước tiến của học sinh trong độ tuổi vị thành niên như áp lực học giỏi, lao động giỏi, vui chơi có ích, song môi trường chưa đảm bảo. Mặt khác tệ nạn xã hội ở đô thị mang lại, lôi kéo khi các em chưa có kiến thức đầy đủ về cuộc sống. Những em vị thành niên hư thường mặc cảm, lo sợ, họ cho rằng khi lầm lỗi là bị xã hội lên án và sẽ xa lánh ghét bỏ. 2. Khuyến nghị. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: - Nhà nước tiếp tục công tác tuyên truyền rộng rãi kiến thức gia đình, luật chăm sóc bảo vệ trẻ em. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành trong khối nội chính, đoàn thể, nhà trường... đã quan tâm tập trung phương tiện, lực lượng cho lãnh đạo phòng chống và kiểm soát giáo dục cải tạo người phạm pháp nói chung và trẻ em vị thành niên phạm pháp nói riêng. Nhằm làm cho an ninh chính trị trong tỉnh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc đi dần vào chiều sâu, công tác đấu tranh phòng ngừa và tấn công tội phạm có tiến bộ, tội phạm hình sự, tội phạm ma tuý và tai nạn giao thông có chiều hướng giảm. Nhà trường kết hợp với các cơ quan đoàn thể củadph thường xuyên thông tin bằng sổ liên lạc, gặp gỡ các em hư phối hợp giáo dục. Mời vác bác, các anh có uy tín nói chuyện truyền thống, có thể mở các cuộc thi tìm hiểu về gương anh hùng, truyền thống anh hùng, để cho các em tiếp cận với nhân cách tiến bộ. Tạo cho học sinh một sân chơi lành mạnh bổ ích, như lao động xã hội chủ nghĩa, hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ ở nhà trường và khu dân cư để thu hút đông đảo học sinh, trong đó có các em vị thành niên hư tham gia. Mỗi gia đình thấy được trách nhiệm việc giáo dục con em tiến bộ góp phần xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá. Mỗi học sinh hư được giáo dục đầy đủ để thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi ngồi trên ghế nhà trường và khu dân cư. Có ý thức xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh. Đặc biệt gia đình phải nâng cao ý thức trách nhiệm giữa các thành viên với nhau. Cha mẹ phải chú ý quan tâm giáo dục con em, nâng cao nhận thức xây dựng lối sống lành mạnh tỏng gia đình và xã hội./. Tài liệu tham khảo Tâm lý học gia đình - Nguyễn Khắc viện. Từ điển Tâm lý học - Nguyễn Khắc Viện - Nxb Tôn giáo - 1994 Tâm lý học phát triển của Võ Thị Nho - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu bài giảng Tâm lý học gia đình của cô Trần Thị Minh Đức - Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tâm lý học giới tính. Đề cương bài giảng của TS Phạm Thị Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tâm lý học Đại cương của Nguyễn Quang ẩn (chủ biên) - Nxb ĐHQG Hà Nội 2003. Tâm lý học Đại cương - Hoàng Mộc Lan - Trần Minh Đức - Ngô Công Hoàn - Nguyễn Quang ẩn Nxb Giáo dục năm 1996. 8. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội trường Đại học KhXH&NV Khoa tâm lý học ------ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2005 bảng trao đổi ý kiến Với mục đích tìm hiểu ảnh hưởng giáo dục của gia đình đối với con cái. Chúng tôi nhờ anh (chị) trả lời giúp các câu hỏi dưới đây về mối quan hệ của gia đình với việc giáo dục trẻ em vị thành niên hư. ý kiến của anh (chị) giúp chúng tôi đưa ra các kiến nghị với các cấp quan tâm tới các em tốt hơn. Để trả lời câu hỏi anh (chị) chỉ việc đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng như thực tế. Anh (chị) không cần ghi họ tên vào phiếu này. Câu 1: Trước hết anh (chị) cho biết một số thông tin về bản thân: 1. Anh (chị) là Nam Nữ Câu 2: Những yếu tố nào dưới đây có vai trò trong giáo dục dạy dỗ các em vị thành niên hư. Quan trọng Cần thiết Không quan trọng. Câu 3: Trong gia đình anh (chị) ai là người quan tâm chăm sóc dạy bảo cháu nhiều nhất. Em được sự giáo cụa của cha Em được sự giáo dục của mẹ Em được sự giáo dục của ông, bà Em được sự chăm sóc của anh Em được sự chăm sóc của chị Em được quân tâm của em. Câu 4: Anh (chị) hiểu như thế nào về tác hại của ma tuý đến với đời sống của dân. Ma tuý ảnh hưởng tới sức khoẻ Ma tuý ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình Ma tuy ảnh hưởng tới trật tự xã hội. Cả 3 yếu tố trên Các ý kiến khác .................................... Câu 5: Theo anh (chị) thì con đường nào sau đây dẫn đến nghiện ma tuý phổ biến nhất? Sự tò mò của bản thân Bị ép buộc Những lúc buồn thử cho biết Bạn bè dụ dỗ, đả kích, lôi kéo Gia đình và xã hội bỏ rơi ý kiến khác....................... Câu 6: Theo ông bà mỗi khi được biết các cháu hỏi anh (chị) cần xử sự với các cháu như sau: Quan tâm nhắc nhở kịp thời Hỏi rõ nguyễn nhân, phân tích khuyên bảo tuỳ theo mức độ sai trái để dạy các cháu. Nhẹ nhàng nhắc nhở Quát mắng đánh đòn. Dùng biện pháp khác. Câu 7: Anh (chị) bố trí cho các em tham gia lao động như thế nào? Tích cực lao động Tham gia lao động chưa được nhiều Không tham gia lao động. Câu 8: Theo anh (chị) trong gia đình anh hay chị tham gia dạy bảo cháu nhiều nhất? Quan tâm giáo dục của cha Quan tâm giáo dục của mẹ. Ai là người lo lắng hơn ? Cha Mẹ Xin cảm ơn ! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (25).doc