Các bài viết về thời xa vắng của Lê Lựu

THOI XA VANG – LE LUU MỤC LỤC Nhà văn Lê Lựu: Khi nhân vật .“bật” lại tác giả 1 Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nhân vật Sài 3 Chân Dung và đối thoại 10 Bài 5 10 lê lựu 10 Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 22 Cái Lê Lựu có mà Sài không có 25 Lê Lựu, người thế nào thì văn như thế 27 “Thời xa vắng” - một cách nhìn chân thực và cảm thông 30 Thời xa vắng - Lê Lựu 32 Dư luận 34 Thời xa vắng - bộ phim đã chắp cánh cho văn học thăng hoa. 36 Nhân vật trong văn học và điện ảnh: 39

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4384 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các bài viết về thời xa vắng của Lê Lựu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười chứ không phải cho hạnh phúc của mình.”. Sài đã không đủ bản lĩnh để vượt qua những áp đặt của gia đình, của đơn vị. Cũng có thể thấy bi kịch có nguyên nhân từ sự bất hoà giữa cá nhân với cộng đồng, với lịch sử trong các tác phẩm khác như Bến không chồng, Phố,… Đúng như giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “Quả thật là công cuộc đổi mới của đất nước đã đem lại cho văn học sự đổi mới sâu sắc trong tư duy nghệ thuật sáng tạo.” Người lính - sản phẩm lịch sử một thời - đã được nhìn nhận không chỉ bằng nhãn quan lịch sử - dân tộc mà còn như những số phận cá nhân, trong mối tương quan nhiều chiều thời gian, nhiều phạm vi sống khác nhau. Xuân Thiều, một nhà văn từng khoác áo lính trải qua hai cuộc chiến tranh đã rút ra những suy ngẫm thấm thía: “âm vang chiến tranh không chỉ là nỗi nhớ về quá khứ chưa xa, mà chủ yếu sự tác động của chiến tranh hằn sâu vào đời sống và số phận từng con người cho mãi đến bây giờ, và chưa biết bao giờ mới có thể ví bằng những con sóng lăn tăn trên mặt hồ sau cơn bão.” Vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 ở chặng đường đổi mới mạnh mẽ kể từ sau 1986 là sự lên ngôi của văn xuôi với tư duy tiểu thuyết hiện đại. Sự đối thoại của văn học đổi mới với văn học sử thi trong thời kì đổi mới được bộc lộ thành khuynh hướng phản sử thi, từ ý thức tự “cởi trói” để hoà nhập với dòng chảy chung của văn học nhân loại. Cái nhìn mới về chiến tranh, về người lính trước hết xuất phát từ bối cảnh cách tân sôi nổi ấy. Từ đây, những câu chuyện của đời sống thường ngày tràn vào văn học, tạo nên nhiều ngả rẽ, không chỉ là những cái thuộc về chiến tranh NGUYỄN TIẾN ĐỨC ------------ 1 Nhiều tác giả., Việt Nam nửa thế kỉ văn học (1945 - 1995), NXB Hội nhà văn, 1997, Tr 469. 2 Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996, Tr 140. Cái Lê Lựu có mà Sài không có Có thể coi tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu là một tập tự truyện mà nhân vật chính là tác giả hoá thân thành anh chàng Giang Minh Sài. Cái gã họ Giang do họ Lê biến ra là gã luôn luôn nhầm địa chỉ: khi yêu phải cái mà mình không có, khi thì lấy phải cái mà người khác định giá cho, thành thử khốn khổ một đời. Nhà văn tự nhận mình là nông dân nhưng rất tài hoa tên là Lê Lựu quê ở phủ Khoái Châu, Hưng Yên nhưng sống ở Hà Nội. Khi về quê, dân Hưng Yên bảo Lê Lựu là hiện đại quá, còn người Hà Nội chê anh quê quá. Thành thử chính địa chỉ tác giả cũng vừa thật, vừa ảo. Một trong những người vẽ Lê lựu vừa hay, vừa trúng là anh chàng cũng tự nhận mình là nhà quê Trần Đăng Khoa. Chi tiết Lê Lựu cởi giầy, rút tất ra ngửi là chi tiết Khoa bịa nhưng ai cũng cho là thực. Nhưng bịa thế dù hay cũng thấy ghê ghê. Câu chuyện sau đây hoàn toàn là thực, không thêm thắt. Hồi sang Nga, tôi kiếm được hai cái vé vào nhà hát Ban ư sôi (Nhà hát lớn) xem vở ba lê nổi tiếng Hồ Thiên Nga. Tôi mời Lê Lựu đi xem. Chúng tôi quên mất một thủ tục trước khi vào rạp là phải cởi áo khoác. Hôm ấy ngày lạnh. ở matxcơva tuyết sắp rơi. Lê Lựu lúng túng không muốn cởi áo khoác. Thậm chí anh địn bỏ về. Kiếm được cái vé vào Ban ư sôi ssôi có dễ dàng gì. Tôi buộc Lựu phải cởi áo khoác. Lê Lựu mặc áo lông Đức (như các công dân Việt Nam ở Nga hồi đó đều có, vừa ấm vừa gọn). Bên trong áo lông Đức Lê Lựu mặc gì? Bên trong áo lông Đức là áo trấn thủ. Bên trong áo trấn thủ là áo may ô ba lỗ. Không hề có sơmi! Thế này thì gay go đây, tôi nghĩ. Nhưng lại tiếc hai tấm vé. Tôi cười, bầy cho Lê Lựu: Để họ tắt đèn thì ta cởi áo khoác. Hơn nữa, người U ưlơ bếch ở đây cũng thường mặc hở nách, cậu sợ gì! Thế là Lê Lựu vào rạp. Những chuyện như thế thì nhiều lắm. Lần ấy trước khi về nước, chúng tôi mua rất nhiều hàng hoá Liên Xô theo sự chỉ huy của các bà vợ để đem về Hà Nội bán. Trướcc khi bay một ngày, Lê Lựu nhận được thư hoả tốc từ Hà Nội. Mặt Lê Lựu tái đi, tay vò tóc, miệng càu nhàu: "Chêt tôi rồi, chết tôi rồi, nó dặn tôi mua loại có tóc, tôi lại mua loại trọc đầu". ấy là anh ta đang nói về hai loại sữa bột dành cho trẻ em, mỗi loại vẽ một đứa bé. ở Nga, hai loại cùng giá, nhưng ở Hà Nội khi ấy, hộp sữa vẽ đứa bé có tóc bán được giá hơn loại kia. Thật là bi hài kịch. Những chuyện ấy là thực. Nhưng cứ kể như Khoa và tôi vừa kể thì sẽ làm nhiều người hiểu sai về Lê Lựu. Cứ vẽ một phía mặt, lại bằng nét biếm hoạ thì bằng hại nhau rồi còn gì. Mà nếu văn chương anh ta cũng cẩu thả như chuyện bít tất với may ô, thì làm sao anh ta có tập truyện ngắn Người cầm súng, truyện phim Người về đồng cói, tiểu thuyết Mở rừng và hàng chục tập sách khác; làm sao có được giải thưởng cao của Nhà nước và quân đội? Nếu ứng xử tuỳ tiện thì sao trở thành ông giám đốc của một cơ quan vừa to vừa lạ: Trung tâm Văn hoá Doanh nhân? Hồi ở Quảng Bình (khi chúng tôi cùng công tác ở Bộ Tư lệnh 559) tôi chứng kiến vụ mất bản thảo ly kỳ của Lê Lựu. Khi ấy Lựu đang viết tiểu thuyết Mở rừng. Giấy viết của chúng tôi là giấy lô từ nhà in Tiến Bộ gửi vào cho toà báo mặt trận. Lê Lựu không dọc giấy mà để nguyên khổ, bề rộng gần một mét, bề dài vô tư. Anh ta nằm bò lên giấy, viết. Có hôm viết được một mét vuông, hôm viết được ba mét vuông. Hết ngày, Lê Lựu cuộn giấy như cuộn chiếu nằm, bó vào để ở xó nhà. Ông chủ nhà hơn 70 tuổi, sống độc thân tên là ông Kềm (vì một bàn tay ông ta, ngoài năm ngón chính còn kèm theo ngón thứ sáu bé tý mà dân làng gọi ông thế, chứ tên thực là gì không rõ). Ông Kềm thấy các cuôn giấy chữ nghĩa lằng nhằng ngỡ là bỏ đi liền cất lên gác bếp để làm rế lót nồi, dùng dần. May mà không mất tờ nào. Tôi nhìn những trang bản thảo dính bồ hóng mà lòng khâm phục. Lê Lựu sửa chữa rất kỹ lưỡng. Chỗ nào thêm, chỗ nào xoá đều rất rõ ràng. Có từ anh sửa, anh thay đến ba bốn lần. Cái lẩn mẩn kỹ lưỡng này hơi giống cái lẩn mẩn, kỹ lưỡng của người thầy trực tiếp của Lê Lựu là cụ Nguyên Hồng (Cụ đốc Hồng vốn là người phụ trách đầu tiên của Trường bồi dưỡng viết văn Quảng Bá). Người lao động chữ kỹ lưỡng thế mới có thể thuộc được văn mình. Thuộc thơ đã đi một nhẽ, Lê Lựu thuộc từng trang tiẻu thuyết anh viết ra. Thế thì Giang Minh Sài sánh sao được với Lê Lựu? Phạm Tiến Duật Lê Lựu, người thế nào thì văn như thế Lê Lựu thuộc dạng nhà văn được trời cho năng khiếu viết văn. Ngay từ ngày đầu cầm bút ông đã phát huy tối đa cái vốn đó, nhất là những chuyện xảy ra quê nhà - mảnh đất phủ Khoái quê ông. Đó là một nơi nghèo vào loại bậc nhất của Hưng Yên. Cái đói nghèo và những con người lam lũ chan chứa tình quê đã bám riết lấy ông và ám ảnh trong từng câu văn để trở thành những tác phẩm để đời. Không chỉ viết về con người, phong tục và cảnh sắc thân thuộc trên quê hương mình, mà những năm tháng Lê Lựu tham gia quân đội đã trở thành chủ đề khó vơi cạn và luôn chất chứa hấp dẫn riêng. Cùng chuyện xảy ra đó, nhưng cái khác của Lê Lựu là ông biết cách dẫn dắt để nó sống lại trong trang viết bằng cách bắt đầu từ đâu, kết thúc như thế nào. Lê Lựu là nhà văn thành thực. Nhưng là sự thành thực của người hoạt ngôn, biết nói thế nào để người nghe vừa tin lại vừa ngờ ngợ, vừa tin lại vừa không thấy nặng nề. Thành ra xung quanh con người Lê Lựu mỗi khi động chạm đến vấn đề gì luôn được mọi người rỉ tai nhau như những giai thoại: Lê Lựu ăn, ngủ, viết như thế nào, lấy vợ thế nào, đi ra nước ngoài thế nào… Nếu nghe Lê Lựu nói thì thông tin đó còn đảm bảo được, chứ chỉ cần qua ai đó ít nhiều nó đã bị thêm thắt. Vì thế không nên ngạc nhiên nếu cùng một “sự cố” hay “sự kiện” gì đã qua của Lê Lựu có dăm ba cách kể, bởi bản thân con người ông lĩnh hội quá nhiều điều thú vị mà thiên hạ thì tò muốn cái gì đến với mình cũng không được nhạt, phải thêm “mắm muối”. Thành thực của Lê Lựu còn được giãi bày ở sự ít học. Ông không qua trường lớp nhiều mà nỗ lực của bản thân là tự học. Ông học bằng cách đọc và học ở những người thành danh như Nguyễn Khải. Nhà văn Nguyễn Khải đã dạy ông cách ghi chép và quan sát cuộc sống. Mới đầu Lê Lựu chỉ ghi chép ở dạng thông thường, nhưng rồi về đọc lại thấy cái kiểu “Trời quang, mây tạnh, gió cuốn tung bay” chỉ ghi được cái không khí, cái hoàn cảnh, nhưng có cái thiệt là nhiều khi người viết cứ theo đuổi cái bề mặt mà không đi sâu vào tâm trạng được. Sau rồi Lê Lựu bỏ thói quen ghi chép đó để nhìn được cái bản chất, cái bên trong của vấn đề. Cách đó ông gọi là ghi bằng trí nhớ. Vậy mà ngay bản thân ông lại tự nhận mình, ở mức khiêm tốn - chỉ là người chép truyện. “Cứ trông thấy cái gì thì tôi viết thế đó. Cho nên tôi không viết cái gì mà tôi không thân thuộc. Cảnh thì tôi thuộc nhất là cảnh quê tôi, người thì tôi yêu nhất là bố mẹ tôi, anh chị em tôi, hàng xóm tôi, làng xã tôi, huyện tôi, tỉnh tôi, đất nước tôi. Thế là tôi cứ thuộc từng lớp người mà viết, đặc biệt là lớp nông dân và lớp lính”. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều người tìm thấy ở ông bóng dáng và con người của Giang Minh Sài - nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Và ông cũng thành thật xác nhận sự tương đồng đó không mảy may. Văn chương là thứ được hư cấu, nhưng với Lê Lựu văn chương là nơi để gửi gắm sự chân thật mà ông được chứng kiến như cất giấu ở chốn thiêng cho riêng mình. Đứng trước búa rìu dư luận, Lê Lựu tỏ ra cứng cỏi bao nhiêu thì người mà ông sợ làm tổn thương nhất là mẹ. Mẹ của nhà văn Lê Lựu là người đàn bà hiền lành, chất phác thôn quê, luôn sợ va chạm. Bà lo lắng tai tiếng sẽ làm ảnh hưởng đến con trai mà mình thì bất lực, mình chỉ có tình yêu thương vô bờ bến, liệu có đủ sức che chở không? Để an ủi mẹ, Lê Lựu đã nói: “Không sao mẹ ạ, thế là con được người ta quý người ta mới nói”. Có lẽ vào thời điểm đó, câu nói này của nhà văn Lê Lựu là câu nói không trung thực - câu nói dối hiếm hoi của một con người luôn lấy trung thực làm lẽ sống. Cho mãi đến năm 1990 tiểu thuyết Thời xa vắng được nhận giải A của Hội Nhà văn Việt Nam và hơn 10 năm sau đó - năm 2001 Lê Lựu được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật mới đủ bằng chứng thuyết phục và “giải oan” cho câu nói năm nào với người mẹ là dự cảm của ông đã đúng. Lê Lựu vẫn là người trung thực đúng như ông thường nói: “Sống thế nào thì ra văn thế, người thế nào thì văn như thế”. Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, ngay từ những ngày trong quân đội Lê Lựu đã mơ ước được làm báo. Nhưng cuối cùng ông lại không như nhiều nhà văn khác chọn cách lấy báo nuôi văn. Mười bảy tuổi Lê Lựu đứng trong hàng ngũ quân đội và làm báo ở Quân khu 3. Nhiều người biết đến cái tên Lê Lựu bởi những bản tin thắng trận được phát trên sóng truyền thanh. Đến khi Lê Lựu bắt đầu con đường viết văn và chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 thì ông dừng hẳn việc làm báo. Với Lê Lựu, làm việc gì là làm chuyên tâm cho một việc. Năm 2002 Lê Lựu nghỉ công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội và sau đó đứng ra thành lập Trung tâm Văn hoá Doanh nhân. Cũng kể từ đó đến nay, người ta nhắc đến nhà văn Lê Lựu đúng như với cái tên “Thời xa vắng”. Trên văn đàn ít thấy ông xuất hiện với tư cách là nhà văn có tác phẩm mới gây xôn xao dư luận cũng như đáp ứng được sự chờ đợi háo hức của độc giả. Thỉnhh thoảng thấy ông xuất hiện đâu đó, trên báo chí, truyền hình, nhưng ở vai trò khác, chứ không phải nhà văn. Lúc là ban giám khảo một cuộc thi, lúc là một ông giám đốc… Dường như văn chương đã không níu kéo ông triệt để nữa. Ông như kẻ đã “trả nợ” xong cái nghiệp mà mình trót mang vào mà không hề thấy nặng nề. Báo chí đã từng ngập ngừng hỏi ông về sự cạn kiệt sáng tạo rồi chăng? Ông cũng chẳng ngần ngại thừa nhận “đúng”. Ông nói thật là thời gian của ông bây giờ dành cho công việc khác chật kín rồi mà công việc đang làm cũng là một tác phẩm văn chương ông đang hướng tới sự hoàn hảo. Chắc hẳn với ông, làm việc gì có ích và tốt cho xã hội cũng cao quý như nhau, chứ không chỉ có riêng văn chương. Nhiều người giải thích cái sự “dừng lại” của Lê Lựu là do ông không được học hành bài bản, nên vốn trời cho khi hết rồi cũng là lúc ông “cạn”. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, nhà văn nào cũng có cái đỉnh vinh quang của mình. Có người đến sớm, người đến muộn và có người không bao giờ thấy “đỉnh” của mình ở đâu. Nhiều nhà văn sức viết bền bỉ vẫn được độc giả đón đợi. Song cũng không ít nhà văn khi qua cái ngưỡng của mình thì viết cái gì cũng nhàn nhạt và nếu thế thì im lặng như Lê Lựu là hay hơn. Có thể mỗi ngày miệt mài với những tính toán và gặp gỡ cho công việc hiện nay tưởng chừng không bao giờ kết thúc, thì đêm đêm ông vẫn lặng lẽ ngồi viết trong im lặng để giãi bày lòng mình, để được sẻ chia những gì mắt thấy tai nghe, để lòng trung thực của mình được gửi gắm. Những cái ông viết chỉ là ghi chép, là tản văn, tuỳ bút, là truyện ngắn hay là cuốn tiểu thuyết đồ sộ đi chăng nữa. Nhưng tất cả điều ấy là giả thiết và cái đáng quý nơi ông ở chỗ, nếu điều đó có là thật đi chăng nữa thì ít nhất ông đã không có những “tuyên bố”, không có những hứa hẹn rùm beng như vẻ cao đạo của nhà văn đã thành danh, đã xác lập tên tuổi của mình để kéo dài ánh hào quang mấy mươi năm trước. Khi Lê Lựu không viết nữa, nhiều người cho rằng ông thiếu may mắn để được sống tận cùng với trang viết. Ông không được nếm cái dư vị thành công cũng như thất bại đau đớn của kẻ khi chữ nghĩa đã bỏ mình mà đi. Nhưng với ông, có thể đấy là điều may mắn. Ông không bị những dan díu của văn chương mà cả nể sống bằng sự dùng dằng giữa vinh quang quá khứ một thời và thực tại hôm nay. Đó là điều đáng trân trọng của nhà văn mà không nhiều người trung thực làm được. Thế nên giờ đây nhiều người gọi ông là “Anh Sài”, “Anh nông dân phủ Khoái”, “Nhà văn” hay “Giám đốc”…. thì ông vẫn thanh thản đón nhận nó như sự ghi nhận tấm lòng chân thành của độc giả dành cho mình. Sự thành công của văn chương ghi danh tên tuổi nhà văn trong lòng công chúng và cái tên đó đã trở thành một thương hiệu. Dừng lại đúng lúc cũng là cách để bảo vệ thương hiệu đó. Điều này có phải là cái nhìn mới về sáng tác văn chương không? Bài và ảnh NGÂN HÀ Nguồn: Tổ Quốc “Thời xa vắng” - một cách nhìn chân thực và cảm thông… Trần Bảo Hưng Phim Thời xa vắng (Biên kịch và đạo diễn Hồ Quang Minh, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu) của Hãng phim Giải phóng, gây được ấn tượng lớn tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 vừa diễn ra tại Buôn Ma Thuột. Từ ngày 17-12-2004 Thời xa vắng được chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Quốc Gia và được đông đảo người xem thủ đô đón nhận. Thông qua số phận của Giang Minh Sài (Ngô Thế Quân đóng) đầy cay đắng và bầm dập, phim đem lại cho người xem một cái nhìn chân thực và cảm thông đối với người nông dân Việt Nam một thời đầy hào hùng nhưng cũng không hiếm những ngây ngô giáo điều và vụng dại. Cảnh mở đầu phim thật ấn tượng. Cả làng của Sài từ gà gáy đã ra bờ đê tụ tập để đợi người ta thuê làm việc (Những cảnh chợ lao động hôm nay chẳng mùi mẽ gì so với cái chợ lao động rất đỗi “hoành tráng” này!). Và cũng thấy xuất hiện ở đây cậu bé Sài “phản ứng” với cái cách cả làng “hồ hởi” đi làm thuê, nhưng cậu bé làm gì được khi mẹ cậu và cả làng đều cho rằng: Cấy hái mà làm gì, vừa tốn công sức, phấp phỏng lo âu mà chắc gì được thu hoạch. Thế thì cứ đi làm thuê, tiền tươi thóc thật… Nỗi bất hạnh của những kiếp người cũng bắt đầu từ đây khi mà họ không biết và không dám làm chủ lấy vận mệnh của mình, khi mà họ sẵn sàng chấp nhận sự đưa đẩy, may rủi của thời cuộc sự quẫy đạp của những con người nhỏ bé như Sài chỉ như đá ném ao bèo. Sài bị ép buộc lấy Tuyết (Hồ Phương Dung đóng) nhiều tuổi hơn mình, để gia đình có thêm lao động. Gia đình Tuyết thì lấy làm may mắn vì có thể dựa vào lý lịch trong sạch của nhà Sài. Sài càng quẫy đạp càng bị quấn chặt vào tấm lưới của số phận: Lúc còn bé ở nhà thì không được bỏ vợ vì phải giữ danh hiệu Thiếu nhi tháng Tám! Lớn lên đi bộ đội nhằm thoát ra khỏi cuộc hôn nhân bắt buộc, thì lại nhận được hàng loạt lời khuyên - đúng hơn là những mệnh lệnh lạnh lùng: Quân nhân thì không được bỏ vợ, muốn vào Đảng, đi chiến đấu thì phải sống hạnh phúc với vợ. Sài đã “nhắm mắt” để một lần hạnh phúc với vợ, nhưng anh chỉ được đi chiến trường chứ không được vào Đảng vì lý lịch nhà vợ có vấn đề… Sài có một mối tình thật đẹp với Hương (Nguyễn Thị Huyền đóng) nhưng anh phải trốn chạy vì danh dự, vì một sự tiến bộ, tốt đẹp không rõ hình hài cứ thúc ép, bắt buộc… Tiểu thuyết cũng như phim Thời xa vắng chú ý khắc hoạ những mặt khuất lấp của một thời hào hùng. ấy là thời cả đất nước lao động vì miền Nam ruột thịt, là thời mà mỗi thanh niên đều ao ước được ra mặt trận. Cuộc chiến đấu một mất một còn của dân tộc yêu cầu mỗi con người phải tự nguyện hy sinh những ước muốn, hạnh phúc cá nhân vì mục đích chung. Nhưng cũng vì thế mà xuất hiện những quan niệm ấu trĩ, giáo điều đến thô thiển, quyền lợi cá nhân phải phục tùng quyền lợi của tập thể, hạnh phúc cá nhân là cái gì nhỏ bé nhất, thậm chí là xấu xa nếu so với hạnh phúc của cả đất nước dân tộc. Cái tư tưởng giáo điều, ấu trĩ tệ hại ấy, đã nhìn nhận cuộc sống một cách lộn ngược mà không tự biết! Lợi ích chung, hạnh phúc chung chỉ thật sự vững bền, tốt đẹp khi nó khiến cho mỗi con người đều có hạnh phúc. Quan niệm ấu trĩ cùng với sự sĩ diện ngây thơ “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp” và tư tưởng yếu thế của người tiểu nông khiến cho không ít số phận rơi vào bi kịch. Nhìn nhận đúng, thuyết phục về một Thời xa vắng với những số phận cụ thể đầy sinh động, chân thực, có thể coi đó là những thành công của phim Thời xa vắng. Những sinh hoạt đời thường, cảnh lũ lụt rồi cả cách sống quan niệm của những người nông dân, của những tầng lớp cán bộ một thời… được chọn lọc, được đưa vào ống kính thật bài bản, kỹ lưỡng. Chỉ đơn cử một ví dụ: Những con đê ở đồng bằng Bắc Bộ đã quá quen thuộc với mọi người, nhưng vào phim vẫn cứ mới mẻ, vẫn hút hồn người xem. Bộ ba Ngô Thế Quân - Hồ Phương Dung - Nguyễn Thị Huyền là một chọn lựa đắt giá của Hồ Quang Minh. Không thật tài hoa, nổi trội - thậm chí có khi còn ngây ngô, bản năng trong diễn xuất, nhưng họ thật là ăn ý, thật là xuất thần ở những vị trí đã được phân cấp. Phim Thời xa vắng kết thúc ở cảnh vợ chồng Sài cưới chồng cho con gái. Mặc dù đã ly dị Sài, những Tuyết vẫn ở lại chăm sóc bố mẹ chồng. Cái cảnh sống nhẫn nhục, chịu đựng Tuyết được diễn tả thật đạt, không ít lần làm nhói lòng người xem. Ngày vui của con, cả nhà chụp ảnh chung, nhưng chỉ đến khi Sài bảo con: Mời mẹ lên chụp ảnh, dù sao thì công lao của mẹ cũng rất lớn đối với sự trưởng thành của con. Tuyết mới dám đi lên đứng vào vị trí của mình. Một chút nhìn nhận ấy của Sài đã khiến cho chị như được đền bù một phần nào những thua thiệt và cũng khiến cho phim giàu chất nhân bản hơn, cảm động hơn. Gần 20 năm đeo đuổi việc làm phim Thời xa vắng, đạo diễn Hồ Quang Minh đã gặt hái được những thành công nhất định. Được biết anh có ý định làm tiếp phần 2 của Thời xa vắng. Chúng ta mong ước vọng của anh sớm trở thành hiện thực và chúc anh thành công. Thời xa vắng - Lê Lựu " Đã bảo tất cả tại em. Ngay từ nhỏ đã tại em. Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mắt mọi người, chứ không phải cho hạnh phúc của mình. Nếu em cứ kiên quyết và nhẫn nại như thế, chắc bố mẹ, anh em, đơn vị cũng không đem giết em. Về sau này, em có kinh nghiệm, em có hiểu biết và không hoa mắt trước sự hấp dẫn của thành thị, bình tĩnh hơn, xem tạng người mình thì hợp với ai, có lẽ em không phải lao đao lúc nào cũng cảm thấy hụt hơi trong suốt mấy năm qua. Nửa đời phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có, đến bây giờ biết mình là thế nào thì lại.... " Những lời lẽ "... như rút từ ruột mình ra .. " của Giang MInh Sài đã khép màn một quãng đời quá nhiều đoạ đày và nuối tiếc dẫu có chút tự hào an ủi, 60 năm một kiếp người trôi đi vùn vụt để đến khi con người ta nhận thức được đúng sai thì đã muộn. Có những suy nghĩ và hành động chỉ trong tích tắc thôi mà làm thay đổi cả một cuộc đời con người. Cái đêm Sài "..tặc lưỡi yêu vờ... " để chứng minh cho tổ chức rằng mình không "... ruồng rẫy cô ta.. " là một tích tắc như thế. Cưới một cô gái mình không yêu thậm chí còn ghét, đã ngu, cưới vợ không phải do mình muốn, mình quyết định mà là do chiều theo ý người khác thì còn ngu hơn gấp bội. Nhưng một thằng ngu như Sài vẫn còn là một thằng may mắn bởi có quá khứ đã từng yêu thực sự và thực sự được yêu. Người yêu Sài, Hương là một cô gái ".. rất ý thức được sắc đẹp của mình nhưng vào loại học giỏi...". Cả hai có một chuyện tình mãnh liệt và đẹp đến mức "..có thể đánh đổi cả trời đất, đánh đổi cả cuộc đời...có thể từ bỏ mẹ cha và con cái, từ bỏ cả kỷ niệm và ao ước..". Đành rằng do hiểu lầm nhau mà hay cãi nhau, giận nhau nhưng điều quan trọng là hai đứa vẫn yêu nhau và chung thuỷ với nhau. Vì thế, tự khắc giận thành thương và hờn thành nhớ. Đằng này, đã hiểu lầm nhau thì chớ, Sài liền đâm đầu lấy vợ. Nhìn mối tình Hương Sài tan nát mà tiếc, chẳng tiếc cho Sài mà tiếc cho Hương bởi đã dành tình yêu cho một kẻ không xứng đáng. Như một kẻ trượt dốc, đã chấp nhận trượt ngã rồi mà không có ý chí đứng dậy thì sẽ trượt sâu hơn, đau hơn, đến khi nào dúi dụi xuống tận bùn đen và trò đời hạ màn là xong. Hương uất hận đi lấy chồng còn Sài đi bộ đội và bắt đầu những vinh quang trong chiến đấu, có thể vinh quang thật đấy nhưng Sài cũng chỉ đang làm theo ý người khác mà thôi, cộng với ý nghĩ của một thằng hèn mong mượn chiến tranh để chấm dứt tất cả, kể cả cái chết. Số phận không cho Sài chết và nghiễm nhiên càng xông pha mũi tên hòn đạn thì Sài càng nhanh chóng trở thành anh hùng. Thực chất con người Sài cũng có những phẩm chất tốt nhưng chỉ do suy nghĩ nông cạn mà đẩy cuộc đời đi hết từ bi kịch này đến bi kịch khác. Đi ra từ cuộc chiến tranh, Sài đưọc mọi người " cho " ly di " cô vợ ép duyên ", trở về cuộc sống đời thường, Sài bê nguyên một phong cách quân đội vào với muôn mặt của những hỷ, nộ, ái, ố... . Ờ ! cũng tốt thôi ! Nhưng mà cuộc sống đời thường lắm éo le và ngoắt ngéo lắm chú bộ đội ơi. Ngây thơ đến mức vừa đáng thương vừa đáng ghét. Ngây thơ đến mức mù quáng, mù quáng đến nỗi "... bất chấp sự dèm pha, can ngăn của Hương và người thân ..". Lúc cần tự mình quyết định thì không biết quyết định mà cun cút nghe theo lời người khác, lúc cần tỉnh táo nghe theo lời người khác thì cắm cúi làm theo ý mình. Cũng đưọc thôi, nhưng ngớ ngẩn và ngu ngốc ở chỗ là nghe theo lời người khác để quyết định làm hỏng cuộc đời mình còn khi người khác bảo cần làm theo để cứu cuộc đời mình, để tốt cho mình thì lại ngúng nguẩy không chịu. Vì thế, với một cô gái Hà Nội " ..sành sỏi .." như Châu thì việc Sài cắm đầu cắm cổ vào yêu như điên và cưới nhanh như cướp là chuyện dễ hiểu. Dễ hiểu đến mức xót xa bởi Sài đã tự đánh hỏng mất phần đời còn lại của mình mà đáng nhẽ Sài phải xứng đáng đưọc yêu thương và hạnh phúc sau bao cống hiến xương máu cho Tổ quốc. Làm chồng một người đã trao cả tâm hồn và thể xác cho kẻ khác, nuôi đứa con không phải máu ruột của mình chưa đủ lấp đầy những bất hạnh mà Sài tiếp tục phải gánh chịu. Chuỗi ngày sống bên Châu là chuỗi những ngày khốn nạn và cay đắng nhất của Sài, bị đánh cắp tình yêu, bị đánh cắp sự nghiệp, Sài bị đánh cắp cả hiện tại. Một con người đã đánh mất quá khứ của mình và bị đánh cắp mất hiện tại thì còn mong muốn gì ở tương lai ? Cũng may là cuối con đường cuộc đời, Sài có đôi chút tỉnh ngộ dẫu đã quá muộn. Ly hôn Châu và trở về làng Hạ Vị. Tương lai của Sài là " .. hai mươi ba lò gạch đèu rực đỏ nứt nở từ dưới lên trên, và phía làng những tổ làm đậu phụ vãn sáng đèn..." và tương lai ".. bắt đầu từ những ngày anh trở về với vùng đất quen thuộc của mình, dù nó ngổn ngang bừa bộn nhưng nó là chỗ của anh, của chính làng Hạ Vị này ." Ối giời ơi may quá, thở phào nhẹ nhõm. Dư luận Đoạn đối thoại dưới đây được trích từ tác phẩm Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu. Truyện kể về cậu bé Sài sinh ra trong một gia đình có tiếng nề nếp ở làng Hạ Vị. Cha vốn là một thầy đồ. Anh ruột Tính là cán bộ huyện còn cậu ruột, ông Hà, là cán bộ tỉnh. Cậu bé được bố mẹ lấy vợ cho từ khi mới mười tuổi. Cô vợ cũng chỉ hơn Sài ba tuổi. Từ bé, Sài đã không ưa vợ mình vì cô bé giám sát mọi trò nghịch ngợm của Sài và mách bố mẹ của cậu bé. Càng lớn Sài càng tránh né vợ mình hơn bởi ác cảm từ thuở thơ ấu cộng với việc bố mẹ Sài cố ép anh ăn nằm với người vợ mà anh không có chút tình cảm. Sài học rất giỏi và được lên huyện học. Ở đây anh gặp một cô gái tên Hương và thầm yêu cô lúc nào không biết. Trong một cơn lụt tràn đến làng Hạ Vị, sau khi giúp đỡ cả làng đi sơ tán, Sài ở lại vì không muốn đi theo và phải ở cùng cô vợ. Anh bơi lên nóc nhà mình và nằm ngủ. Khi anh tỉnh dậy thì tình cờ thấy Hương đi đò qua. Sài nói bóng gió rủ Hương ở lại chờ thuyền với anh mà cũng không hiểu tại sao mình làm vậy. Nhưng thuyền đã tới đón lâu hơn Sài nghĩ. Họ chờ mãi cho tới khi trăng lên. Dưới ánh trăng trong đêm ấy, những câu hỏi xuất phát từ tình cảm dồn nén của Sài và sự đáp lại của Hương đã cho anh biết rằng Hương cũng đã có tình ý với anh. Và chuyện gì phải đến đã xảy ra. Sáng hôm sau, một người dân làng còn sót lại đã phát hiện cả hai trên nóc nhà Sài và loan tin cho cả làng. Sài có thể yêu Hương, nhưng có một điều anh không thể làm là bỏ vợ, vì anh là tổng phụ trách thiếu niên xã. Đoạn đối thoại dưới đây là giữa Hương, người yêu của Sài và cậu của anh, ông Hà: “Nhưng cháu ạ, trường hợp này thật khó quá” “Thưa chú đấy là ý của cha mẹ chứ anh ấy có yêu đâu ạ” “Không những không yêu mà còn căm ghét là khác. Chính chú cũng không bằng lòng việc làm của bố mẹ Sài và rất thương tâm cảnh ngộ của nó. Nếu không vướng vào chuyện này, chú rất hy vọng ở nó” “Cháu nghĩ nếu chú đứng ra giải quyết việc này thì anh Sài sẽ được cứu thoát” “Chú đã nghĩ nhiều rồi. Cứ liều thì cũng có thể được đấy nhưng sẽ mất hết” “Nếu chúng cháu sẵn sàng như thế?” “Đâu chỉ là các cháu. Còn cả bố mẹ, anh em, chú bác” “Phát luật làm gì có quyền làm như thế?” “Pháp luật thì không nhưng dư luận sẽ lên án. Chú nói thật: ngay như bố mẹ, anh em ruột của Sài không phải hoàn toàn ưa cô Tuyết. Nhưng dù có ghét bỏ con dâu, thâm thù bố mẹ nó đến đâu thì cũng không dám cho Sài bỏ vợ vì sợ dư luận. Cả cuộc đời làm ăn tu chí, tu nhân tích đức, đấy là chưa kể có người đang còn phấn đấu để có một vị trí xứng đáng trong xã hội, thì không ai dại gì đánh đổi hằng mấy chục năm gian truân để chịu mang tiếng về cái chuyện vốn rất dễ gây tai tiếng” “Nhưng nếu con em mình được giải phóng” “Họ không cảm thấy thế. Hoặc có thấy thì phải tính toán cân nhắc giữa cái được với cái mất xem hơn kém đến đâu cho chính người đó chứ không phải cho thằng Sài” “Ôi chú ơi! Đấy là những người ruột thịt của anh Sài” “Chú biết. Ông bà ấy và thằng anh trai rất thương con, thương em như một thứ mẫu mực đấy. Nhưng cháu ạ, ở đời này người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom chết đạn để che chở nuôi nấng cho con mình tai qua nạn khỏi, con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu xỉ nhục để con mình được tự do theo ý nó” “Cháu cứ nghĩ dư luận chỉ lên án những việc làm sai trái với lương tâm và pháp luật” “Người ta lên án cả những gì người ta không muốn” “Thế họ muốn cho người khác khổ à!” “Không. Họ chỉ không muốn cho người khác sướng hơn họ. Tại sao họ có thể quen được, đôi khi phải cam chịu những gì đã được sắp đặt, vốn đã là thế, như một thứ trời đã sinh ra mà có kẻ lại phá vỡ, lại vượt thoát khỏi nó để mãn nguyện, để sung sướng” “Nếu có người sống không cần dư luận nữa?” “Người khác sẽ buộc họ phải cần. Chẳng hạn như bố mẹ, anh em của Sài và cả chú nữa. Thực ra chút không phải là người độc ác nhưng chú cũng như đa số bây giờ: người ta lựa theo dư luận mà sống, chứ ai dám giẫm lên dư luận mà đi theo ý mình!” “Cháu tưởng bây giờ không ai có quyền ngăn cấm” “Cá nhân thì không. Không ai có quyền đánh đập, dọa dẫm, nhưng dư luận sẽ lên án. Cái đó còn sợ hơn cả bị nhốt trong buồng, bị quấn tóc vào cột” “Thế thì dư luận là gì ạ?” “Điều này thì chú chịu. Có thể là chú, là cháu, là vô số người bàn tán, bình phẩm, xét đoán, khen chê về cái gì đó. Cũng có thể là chả có ai, không có bất cứ một cái gì mà vẫn có dư luận và người ta ào ào theo nó” …Có thể một trăm năm sau người ta còn tìm thấy lá thư này trong quan tài của anh (Sài). Có thể trước khi nhắm mắt, anh còn trối trăng lại rằng: “Đừng ai ngu xuẩn và hèn nhát như tôi mà giết chết tình yêu đầu tiên vào năm mười tám tuổi” Nhưng hôm nay…anh đã lên đường nhập ngũ với sự lặng thinh, lầm lũi. Dư luận là gì khi mà người ta phải lừa dối chính mình, từ bỏ hạnh phúc của mình chỉ để hài lòng kẻ khác. Thời xa vắng - bộ phim đã chắp cánh cho văn học thăng hoa. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, sự ra đời của tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu đã gây tiếng vang lớn trong xã hội, không chỉ bởi tính nhân đạo sâu sắc mà còn ở tính thời sự nhạy bén của tác phẩm và đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm đã nêu rõ mặt trái của những tư tưởng phong kiến bảo thủ và việc cần thiết phải thay đổi tư duy trong quá trình xây dựng kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Tiểu thuyết Thời xa vắng đã được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Ngay sau đó năm 1987, đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh đã mua tác quyền tiểu thuyết Thời xa vắng để chuyển thể thành phim, theo ông đây là một tác phẩm văn học hay nhất về thân phận con người trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đạo diễn Hồ Quang Minh đã tự chuyển thể kịch bản và vì nhiều lí do, bộ phim mãi đến năm 2003 mới ra đời, sau 16 năm thai nghén. Bộ phim được Hội điện ảnh Việt Nam trao giải Cánh diều bạc năm 2005. Bối cảnh và không khí của phim Trong “Thời xa vắng” ở văn học cũng như điện ảnh, nhân vật là con người, mà con người thì phải có môi trường hòan cảnh để sinh họat, thể hịên hành động tính cách của mình. Con người sống giữa con người, nhưng cũng sống giữa thiên nhiên cây cỏ, núi non, biển cả, sông ngòi. Cảnh sắc tự nhiên của bối cảnh, sự vật trong tác phẩm văn học cũng như trong điện ảnh là phông nền hiện thực - nơi mà con người được sinh ra trong đó và có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với hiện thực. Miêu tả bối cảnh thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng của con người mà còn đem lại sự thụ hưởng mỹ cảm dạt dào tươi mát của mặt đất và bầu trời, nơi nhân vật nghĩ suy, đi lại, họat động. Qua bối cảnh thiên nhiên, người đọc thấy được khung cảnh không gian (xứ sở, đất nước, địa phương …) và thời gian (thời đại, tháng, năm) mà nhân vật đã sống. Con người sống trong một hòan cảnh lịch sử xã hội, thiên nhiên cụ thể, chịu sự ảnh hưởng của hòan cảnh và tác động trở lại đến hòan cảnh. Sức mạnh của những miêu tả này, khi được nhà văn triển khai đúng mức sẽ tạo ra những ấn tượng khó quên, không chỉ ở tính cách của tâm hồn nhân vật mà cả những cảnh sắc do thiên nhiên đem lại. Những trang viết hết sức chân thực, sống động về một thời xa vắng đã đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về lịch sử - xã hội của một thời đã qua. Qua đó, người đọc càng dễ dàng cảm thông và yêu thương những người dân lương thiện mà Giang Minh Sài là đại diện, nạn nhân của cuộc sống nghèo đói và nhận thức yếu kém do những hủ tục phong kiến, tâm lí làm thuê còn để lại khá sâu đậm. Phải có một tấm lòng nhân đạo, một sự thấu hiểu sâu sắc nỗi tủi nhục của những người buộc phải “làm thuê cuốc mướn” mới có được những trang viết đầy xúc động như vậy. Cũng nhờ những trang viết này mà đạo diễn Hồ Quang Minh đã rất thành công khi dựng lại cảnh đi làm thuê ở làng Hạ Vị bằng ngôn ngữ điện ảnh. Trong tiểu thuyết Thời xa vắng, người đọc thật khó quên hình ảnh một làng Hạ Vị, người người lũ lượt kéo nhau đi làm thuê.” Đêm nào cũng đi. Đi tất cả làng…Cả hàng dăm bảy trăm người đi và chạy ba cây số, khi đến chân đê không ai bảo ai đều dấn lên ào ào như cơn lốc cuốn lên để tranh chiếm chỗ ngồi.”… Dù chuyện trò hứng thú say sưa đến đâu thì mắt ai cũng phải nhìn qua lớp sương mù xuyên tới con đường từ giữa chợ Bái đến đê. Những ông bà chủ thường xuất hiện từ đấy... Ai ới lên cần công việc gì lập tức từng đàn, từng đàn lốc nhốc chạy theo bâu quanh người ấy nhao nhao tranh giành nhau”... Rồi cảnh chạy lụt, cảnh tiếp khách ở nhà quê, cảnh trên nhà dưới bếp…. Đặc biệt đọan tả mẹ con Sài bưng bát cơm chưa kịp ăn đã phải bỏ chạy, vì chồng của bà chủ không muốn mướn trẻ con.”Cái phút ấy thằng Sài muốn ứa nước mắt vì bị khinh rẻ, nó hiểu thế nào là thân phận của kẻ đi làm thuê cốt chỉ để kiếm lấy một bữa cơm!”. Từ ngòi bút sắc sảo của nhà văn Lê Lựu đến những hình ảnh chân thực trên màn ảnh đã cho thấy con người không thể thóat khỏi sự tác động của hòan cảnh, chính cái hòan cảnh, tập quán, thói quen thuộc di sản của xã hội cũ đã tạo nên một nhân vật Giang Minh Sài nhút nhát, yếm thế, không dám sống là chính mình. Tác phẩm như một dòng chảy tự nhiên về những cảnh đời, những nỗi niềm ẩn ức bủa vây lấy con người trong một làng xóm tưởng như đã “xa vắng” nhưng vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong cuộc sống hiện tại. Tất cả đuợc nhà văn viết rất mộc mạc, rất đời nên đã cuốn hút người đọc từ trang đầu đến trang cuối của tác phẩm. Đúng như Lê Lựu tâm sự: ”…Tòan bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là Thật " Say mê cảnh vật, con người của tiểu thuyết Thời xa vắng và mong muốn mang lại những cảm xúc thật nhất đến người xem, đạo diễn Hồ Quang Minh đã cố gắng biến những yếu tố “chân thực” trong văn học thành yếu tố “giống thật” trên màn ảnh. Ông đã bỏ rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng cho được những cảnh chân thực trên màn ảnh. Để có cảnh con gái Sài đạp xe đi trên triền đê lộng gío tới bến đò đón cha về làm đám cưới cho mình, đạo diễn và quay phim chính Trần Hùng đã phải sục sạo gần 5000 cây số đường đê để tìm một khúc đê biển thật ấn tượng. Đặc biệt, việc dựng bối cảnh nhà ông Đồ khá công phu : đó là ngôi nhà cổ mà đạo diễn phải ra tận xứ Thanh chọn và cẩu về một khu vườn ở Hưng Yên đã được thuê, để dựng lại ngôi nhà. Sau đó, hoạ sĩ thiết kế cải tạo lại ao bèo, bể cạn, tường hoa, giếng nước, cái cối xay, cối giã và cả cách bày trí trong nhà… Tất cả đều được thiết kế hệt như một ngôi nhà ông Đồ đã xuống cấp cách đây dăm sáu chục năm. Lí giải cho công việc tốn kém và vất vả này, đạo diễn Hồ Quang Minh cho biết: “Dù lớn lên ở nước ngòai, tôi vẫn là người gắn bó với văn hóa, cuộc sống ở Việt Nam, và rất tôn trọng những gì thuộc về lịch sử, dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Đừng nghĩ rằng những cẩu thả về chi tiết không thể phá hỏng một bộ phim. Không khí của phim rất quan trọng, không chỉ là hơi thở cuộc sống nông thôn hay sự chân thực ở thời điểm lịch sử, mà là tổng thể của phim nói chung . Tôi muốn có một bối cảnh chân thực hết mức” Mỗi cảnh, từ hình ảnh màu sắc đến âm thanh đều hòa quyện cùng suy nghĩ hành động của nhân vật đã tạo nên những cảm xúc rất thực. Chính vì thế, những bi kịch của mỗi nhân vật trên phim đã thấm vào lòng người xem một cách ngọt ngào và đầy thuyết phục. Hình ảnh trong phim Thời xa vắng được tạo hình khá hoàn hảo. Hầu như cảnh nào cũng được các tác gỉa sắp xếp rất khéo vào khuôn hình những biểu tượng của văn hóa Việt : từ cây đa cổ thụ đầu làng nơi bến sông, từ ngôi nhà ba gian có vườn cây, ao cá đến con đường mòn bên sườn đê sông Hồng. Giới chuyên môn đánh giá bối cảnh của phim rất đẹp, mang đậm nét Việt Nam nhưng lại có nét riêng, vượt qua nhiều cảnh quay làng quê đã quá quen thuộc trong trí nhớ của người xem. Tất cả những hình ảnh gắn bó yêu thương từ bao đời của mỗi người dân Việt Nam, nhưng cũng là nơi tạo nên bi kịch của số phận con người. Đặc biệt, cảnh đêm bên vó bè, Sài ngắm trăng nghe cá quẫy trong một không gian bao la, man mác, thể hiện nội tâm sâu sắc tinh tế đầy tính ẩn dụ. Bằng ống kính máy quay, các tác giả điện ảnh đã thành công khi truyển tải những thông điệp tưởng chừng rất khó diễn tả đến với người xem một cách trọn vẹn và thuyết phục. Trong phim chủ yếu sử dụng gam màu tối, màu nâu gụ từ chiếc aó, cánh cửa nhà đến ánh đèn dầu tù mù. Màu sắc, ánh sáng và tạo hình được xử lý rất khéo léo, làm tôn lên vẻ ảm đạm và tâm trạng bị đè nén của nhân vật. Phim truyện là nghệ thuật sáng tạo tổng hợp nên cho phép người nghệ sĩ hư cấu, làm xảo thuật, tạo hình kết hợp với âm thanh lời thọai để tạo cảm xúc nơi người xem và qua đó truyền tải ‎nội dung của tác phẩm. Khán giả là người thưởng thức, nếu bộ phim mang lại cho họ những cảm nhận thích thú, buồn vui, căm giận…và đồng cảm với cảm xúc của người sáng tác thì bộ phim được coi là thành công. Đạo diễn Việt Linh đã đúc kết: ”Trong điện ảnh, tạo nên một cảm xúc khó hơn một cảnh dàn dựng lớn”. Phim Thời xa vắng đã làm được điều này, bộ phim đã đạt giải quay phim xuất sắc nhất của Hội điện ảnh Việt Nam năm 2005 Nhân vật trong văn học và điện ảnh: Tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu viết về một thời kỳ dài từ những năm đầu chiến tranh chống Mỹ đến những năm 1980. Câu chuyện thông qua cuộc đời của nhân vật trung tâm Giang Minh Sài, từ khi còn nhỏ (12 tuổi ) đến trưởng thành, những được mất, khổ đau và hạnh phúc mà Sài đã trải qua. Tác phẩm dài 405 trang có 12 chương được chia làm hai phần. Phần I : từ chương I đến chương VI : Cuộc sống của cậu bé Sài, từ 12 tuổi phải lấy Tuyết làm vợ, đến khi đi bộ đội và vào B chiến đấu. Ở phần này, Lê Lựu đã diễn tả thật sâu sắc và tinh tế những quan niệm đã ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người, đem lại cho người đọc những suy nghĩ thấm thía. Phần II : Từ chương VII đến chương XII: Sau 11 năm ở chiến trường ra, Sài được ly dị vợ, anh vội vã cưới Châu. Sau năm năm chung sống, có hai đứa con, anh lại phải ly hôn. Cuốn tiểu thuyết được chia làm hai phần rõ rệt mà sự kiện chính để làm nền cho hai phần này là hai khỏang đời Sài sống với hai người vợ. Trong phim Thời xa vắng đạo diễn Hồ Quang Minh đã cắt hẳn phần sau của tiểu thuyết, câu chuyện phim gần như giống hòan tòan với phần một của tác phẩm văn học. Đạo diễn sử dụng thêm nhân vật ông già vó bè trong truyện ngắn “Bến sông” của Lê lựu để cộng hưởng nên Thời xa vắng. Do vậy chủ đề và nội dung của phim tập trung hơn và cũng nghiệt ngã hơn : Bi kịch con người không được sống là chính mình. Nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, được Lê Lựu dầy công khắc họa rất sinh động và lôi cuốn, vừa mang tính chất điển hình cụ thể vừa mang tính khái quát sâu sắc. Ở Sài có đầy đủ những đặc tính của một lớp thanh niên nông thôn miền Bắc thuộc thời đại anh, cả mặt mạnh và mặt yếu nên tính cách của anh vừa đa dạng vừa đáng yêu vừa đáng thương, lại đáng giận. Sài vừa là con người nhu nhược thiếu lí‎ trí, không dám tự làm chủ lấy đời mình, lại vừa là con người tháo vát thông minh và biết yêu mãnh liệt. Sài từng kinh qua chiến đấu và là người lính dũng cảm, lập được nhiều chiến công được cả nước biết tên, là một chiến sĩ có năng lực được cấp trên tin cậy, được anh em nể trọng, yêu mến…Con người đó luôn đặt trách nhiệm tập thể và xã hội trên đôi vai của mình. … Có thể nói anh là hình mẫu tiêu biểu của người chiến sĩ anh hùng – người cán bộ mẫn cán trong những năm kháng chiến chống Mỹ….Nhưng cuộc đời con người ấy lại bất hạnh, bởi Sài là hình ảnh của một con người quen sống theo sự chỉ huy của người khác. Con người đó chẳng khác gì một nhánh cây sống trong khung giàn, không thể vượt ra ngòai khung giàn. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất mà hệ tư tưởng phong kiến đã ngự trị hàng ngàn năm, Sài đã biến thành đứa con ngoan ngõan “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, sống và tuân theo“ tam cương ngũ thường”và kết quả Sài phải từ bỏ Hương - người mình yêu, sống với Tuyết - người vợ bị ép lấy, để rồi khi trưởng thành suốt gần hai mươi năm, Sài luôn tìm mọi cách để trốn chạy cuộc tình gượng ép này…Và đời sống tình cảm riêng của Sài trở thành bi kịch, bởi anh đã nhu nhược “sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mắt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình” . Quan điểm của đạo diễn kiêm biên kịch Hồ Quang Minh về kịch bản phim Thời xa vắng: ”Đây là một bộ phim nói về bi kịch của số phận con người, tôi không thể tô hồng và cũng không cho phép mình tô hồng. Tuy nhiên, điều khiến tôi bỏ công bám theo cuốn tiểu thuyết của Lê Lựu suốt hơn 15 năm qua là chất hóm hỉnhcó tính gián cách trong tác phẩm của ông… Chất hóm hỉnh trong điện ảnh rất quan trọng, nó nâng giá trị của bộ phim lên rất nhiều và cũng dễ chia sẻ hơn đối với người xem” .Chất hóm hỉnh mà đạo diễn nói ở trên đã được điện ảnh thể hiện rất thành công thông qua diện mạo của nhân vật Giang Minh Sài, từ ánh mắt, cách nói năng, giọng nói đến cách cư xử hành động, tất cả gộp lại đã tạo nên trong mắt người xem những hình ảnh đầy đủ về một con người luôn phải sống vì người khác. Các tác giả điện ảnh đã thành công trong việc lựa chọn diễn viên rất hợp vai. Giang Minh Sài khi nhỏ, hăng hái tham gia công tác xã hội với lòng nhiệt tình say mê của tuổi trẻ, được khen tặng là thiếu niên tháng Tám, Sài phải hứa ”yêu vợ suốt đời” trước mặt chú Hà, anh Tính, các anh phụ trách và bạn bè. Nhưng vì bản thân không thể yêu vợ, nên Sài luôn ngủ ngòai hè, mẹ phải đánh cậu mới chịu vào buồng. Ông đồ Khang bảo vợ: ”Bà cứ kệ chúng nó, rồi từ từ chúng sẽ quen nhau thôi”. Nhưng mọi chuyện không như ông đồ nghĩ, Sài luôn tìm cách lẩn tránh vợ. Cuộc sống của Sài không chỉ bị thúc ép trong gia đình, mà Sài còn luôn bị bạn bè theo dõi xem có “quan tâm đến vợ không?”. Rồi một lần, Tuyết giã gạo, Sài đọc sách và thỉnh thỏang cho tay xoa lên miệng cối, chày giã vào tay Sài, bao nhiêu sự kìm nén, tức tối Sài trút hết vào Tuyết. Sài đánh vợ túi bụi, ông đồ Khang la mắng Sài và Tuyết bỏ về nhà mẹ đẻ. Một lọat hình ảnh, tình huống bi hài diễn ra đã được đạo diễn xây dựng khá tinh tế và thành công .Người xem vừa thương vừa buồn cười và cảm thông cho hành động của một đứa trẻ như Sài. Diễn xuất của Sài bé tự nhiên và cặp mắt hiếng hiếng khi nhìn“vợ” khá ngộ nghĩnh đã thu hút người xem ngay từ đầu phim. Giang Minh Sài khi trưởng thành do Ngô Thế Quân - họa sĩ tạp chí Cửa sổ văn hóa thể hiện. Có thể nói nhân vật Giang Minh Sài của nhà văn Lê Lựu được sinh ra để dành cho Ngô Thế Quân. Từ diện mạo, vóc dáng đến ánh mắt, giọng nói… khiến người xem phải nao lòng, nó thể hiện đầy đủ một tính cách sợ sệt, nhún nhường và cam chịu. Đối với đạo diễn Hồ Quang Minh và nhà văn Lê Lựu, Quân chính là Sài trong hình dung của họ, không ai có thể hợp hơn từ vẻ ngòai và đặc biệt là giọng nói. Qua hình dáng của Quân - nhân vật Sài, thực sự đã tạo nên sự ngạc nhiên trong lòng người xem: với đôi mắt sâu buồn luôn ngơ ngác và cụp xuống, với chất giọng khàn khàn chậm chạp lúc nào cũng như có cái gì tắc nghẹn trong cổ họng, với dáng điệu lùi lũi cam chịu…một nhân vật chứa đựng nhiều bất hạnh. Giang Minh Sài đã trở thành một dấu ấn nổi bật nhất trong phim Thời xa vắng. Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Lê Lựu, lại được chính nhà văn hợp tác cố vấn về văn học, nên phim Thời xa vắng có sự trợ lực tốt từ cốt truyện đến kết cấu và đặc biệt là nhân vật. Nhà văn Lê Lựu đã sửa lại lời thọai, ngôn ngữ, hướng dẫn về phong tục, tập quán, đồng thời giúp đạo diễn làm một phép cộng giữa phần một của Thời xa vắng và truyện ngắn Bến sông của ông. Tấn bi hài kịch tình yêu tay ba của Sài với Tuyết - người vợ và Hương – người yêu được diễn tả dung dị, mộc mạc nhưng lại chất chứa bao tâm sự thầm kín phải kìm nén của từng nhân vật. Bên cạnh đó, các tác giả đã thành công khi xây dựng những mẫu người “ác mà không biết mình ác ”, đó là cái tài của nhà văn và người đạo diễn. Thân phận bất hạnh của Tuyết và Hương, hai người đàn bà gần gũi nhất với Sài, được nhà biên kịch chắt lọc thành công, sắc nét trong một kịch bản dài hai tiếng, tương đương 14 cuốn phim. Trong văn học, Sài dường như cô đơn, anh chỉ có một bến đậu tinh thần duy nhất là Hương, cô đi suốt với Sài gần cả cuộc đời cho đến cuối truyện, kể cả khi hai người đã có cuộc sống riêng. Đó là người bạn gái thân thiết tuổi học trò, cùng sinh ra và lớn lên trên quê hương. Nhưng mối tình ấy lại bị cấm đóan dị nghị vì Sài đã có vợ, cuối cùng thì hai người đành phải chia tay theo lời khuyên của ”Thủ trưởng”. Trên phim những hình ảnh: Sài trở về trường cũ nhưng không dám gặp Hương, chỉ nhìn lén phía sau hoặc cảnh Sài ra quãng vắng để đọc thư của Hương…đã thật sự đẩy kịch tính câu chuyện lên cao, gây xúc động mạnh trong lòng khán giả. Mối tình này trên phim không được khai thác nhiều nhưng cũng đủ để làm khán giả tiếc nuối cho một tình yêu trong sáng lỡ làng. So với tiểu thuyết, nhân vật Hương trên phim có phần mờ nhạt hơn. Hương do hoa hậu Nguyễn Thị Huyền đóng đã diễn tả được nét xinh tươi, hồn nhiên duyên dáng của người thiếu nữ đang tuổi trăng tròn. Trên phim, ngòai Hương, đạo diễn đã cho Sài một người bạn tâm giao nữa là ông Kiên vó bè. Ông là biểu tượng của con người tự do, sống hòa nhập với thiên nhiên. Mỗi lần gặp đau khổ, Sài đều ra vó bè nằm nghe cá quẫy hoặc ngắm sao, thả hồn theo dòng chảy của thiên nhiên, đó là những giây phút Sài tìm sự giải thóat. Trong phim, Sài tìm đến vó bè ông Kiên đến năm lần, mỗi lần là một sự kiện khó quên trong cuộc đời Sài. Lần đầu, khi Sài đang bơi bên vó bè thì bị mẹ gọi giật về lấy vợ, đó là lúc Sài bị bứt khỏi cuộc sống thơ ngây để bước vào một đọan đời đầy bất hạnh. Lần hai, bị bạn bè chê cười, xấu hổ Sài đánh vợ và bỏ nhà ra vó bè nằm, mặc cho người nhà cầm đèn réo gọi đi tìm cả đêm. Lần ba, Sài gặp gỡ Hương trên bè của ông Kiên và bị người làng bắt gặp. Chú Hà , anh Tính đã giải thóat danh dự cho Sài và gia đình. Lần bốn, Sài đến với ông Kiên khi cán bộ về quê để kiểm tra lí lịch để xét cho Sài vào Đảng và nhắc nhở phải ”cố yêu vợ ”. Lần cuối cùng, bến sông vắng lặng, Sài lớn tiếng gọi chỉ có tiếng đáp lại: Ông Kiên chết rồi. Lúc này Sài đã có con với Tuyết theo “chỉ đạo”của Thủ trưởng nhưng vẫn không được vào Đảng, vì gia đình vợ có nợ máu với cách mạng. Sài lui tới vó bè lúc đầu là vui, sau thành thói quen, thành niềm khao khát được tự do, được sống một cách tự nhiên và hòa mình với thiên nhiên. Cái chết của ông Kiên cũng đồng nghĩa với khát vọng tự do của Sài chấm dứt, anh không thể vẫy vùng nữa, phải chấp nhận“cố gắng”sống theo những gì anh đã được sắp đặt. Và Sài quyết định làm đơn xin đi B chỉ dặn lại chị dâu, không báo cho ai trong gia đình biết. Như vậy, chủ đề bi kịch con người không được sống là chính mình càng lúc càng được các tác giả phim khắc họa sâu hơn. Nhân vật Tuyết, người vợ khốn khổ của Sài trong văn học không được nhà văn ưu ái, Tuyết hiện lên xấu xí cả diện mạo và tính tình, được miêu tả gần như là “kẻ thù của Sài”, như một “bóng ma” ám ảnh suốt quãng đời thanh niên của Sài … Nhưng trên phim, Tuyết được đạo diễn xây dựng thành người đồng cảnh ngộ với Sài, cũng rất đáng thương và bất hạnh.Vì thế, Tuyết không những được người xem cảm thông mà đôi lúc còn làm người xem nghẹn ngào vì xót thương. Đạo diễn Hồ Quang Minh cho biết: “Tôi có một xu hướng trong cuộc sống lẫn trong phim là quan tâm đến số phận của phụ nữ hơn đàn ông. Trong tiểu thuyết, Tuyết không phải là nhân vật quan trọng lắm nhưng khi lên phim, tôi đã có sự điều chỉnh nhất định và có nhiều đất diễn hơn. Đây cũng là nhân vật mà tôi gửi gắm nhiều ý đồ nhất trong phim này.” Trên phim Tuyết đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những thân phận người phụ nữ trong chiến tranh. Bên cạnh việc cam chịu với tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, chấp nhận làm vợ một đứa trẻ còn chưa đến tuổi dậy thì, sống lặng lẽ chịu mọi đắng cay, tủi nhục của người vợ bị chồng ghẻ lạnh; Tuyết còn là một phụ nữ rất mực “thờ chồng yêu con” như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Đạo diễn đã khéo léo đưa ra những chi tiết rất “đắt” để diễn tả nét đẹp tâm hồn của Tuyết, như bao người vợ có chồng đi chiến đấu ở chiến trường xa. Đó là cảnh: Tuyết háo hức chuẩn bị để lên thăm chồng ở đơn vị, cảnh Tuyết ngồi vuốt từng đồng tiền trong những gói tiền nhỏ mà Sài gửi về, đó là giọt nước mắt “sung sướng” khi được chụp ảnh chung với chồng trong ngày cưới con gái. Nghệ sĩ Phương Dung thể hiện thành công nhân vật Tuyết và giành được giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại liên hoan phim quốc tế Singapore năm 2005. Như vậy, bi kịch của các nhân vật trong phim Thời xa vắng được đạo diễn diễn tả tập trung và cô đọng, không chỉ nhân vật Sài mà cả Tuyết, Hương đều không được sống như mình mong muốn. Cái tôi cá nhân, những khát vọng sống giản dị chân thực của họ bị lấn át, bị trói buộc bởi sức ép dục vọng của những người xung quanh, bởi những định kiến chung. Họ không quyết định được số phận của mình và phải hứng chịu mọi khổ đau. Chính vì thế, tính cách nhân vật trở nên gần gũi và chân thực và ý nghĩa nhân văn của bộ phim có sức thuyết phục cao, tạo nên những cảm xúc sâu lắng trong lòng người xem. Đặc biệt, cảnh kết phim, khi người thợ chụp hình nhắc: “Mọi người cười lên nào, chị Tuyết ngẩng đầu lên, sao lại khóc ? “. Suốt hai chục năm làm vợ, lần đầu tiên được đứng cạnh chồng, không khóc sao được. Câu nói đã thực sự làm người xem xúc động, nếu ở đầu phim ta thương anh Sài bao nhiêu, thì cuối phim lại càng thương Tuyết bấy nhiêu. Suốt một đời làm vợ, duy nhất một lần Tuyết được gần chồng, gần trong hòan cảnh anh ta bị ép buộc. Một lời thọai có thể coi là bao quát hết nội dung của phim : qua nhân vật Sài, đạo diễn muốn nói đến thân phận những người phụ nữ, họ mới chính là người đáng thương nhất, bất hạnh nhất. Đó là một cái kết hay, không những tránh được cho người xem cảm giác nặng nề, mà còn mang đến một cảm xúc sâu lắng, đằm thắm và chứa chan tình người. Như vậy, văn học và điện ảnh là hai ngành nghệ thuật độc lập, có ngôn ngữ và đặc trưng riêng để làm nên vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật. Nắm bắt được vẻ đẹp và y nghĩa nhân văn sâu sắc của tiểu thuyết Thời xa vắng từ chủ đề, nội dung câu chuyện đến thân phận nhân vật; đạo diễn Hồ Quang Minh đã hòan tòan chủ động trong việc lựa chọn những chi tiết, tình huống, hành động để diễn đạt thành công bằng ngôn ngữ điện ảnh. Hình tượng Giang Minh Sài trong phim Thời xa vắng có sức lôi cuốn và chinh phục người xem trước hết ở giá trị chân thực của nó. Người xem bị lôi cuốn không phải như một nhân vật trong phim, mà như một con người, một cảnh ngộ, một số phận có thật trong cuộc đời của một Thời xa vắng. Một thời hào hùng nhưng không ít cam go của dân tộc cũng như của mỗi con người được sinh ra và lớn lên trong giai đọan ấy. Nói về cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng của mình, Lê Lựu viết:” Cả một thời kỳ dài từ những năm đầu chiến tranh đến những năm đầu 80, người ta không nói đến cái bi kịch riêng. Tôi muốn viết về một cá nhân, một cuộc đời cụ thể với niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau, có cái được và cái mất.” Và bộ phim Thời xa vắng đã làm được điều ấy, có thể nói qua điện ảnh, tiểu thuyết Thời xa vắng một lần nữa thăng hoa. Nguồn Thế Giới Điện Ảnh PHAN BÍCH THỦY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTai lieu THOI XA VANG.doc
Tài liệu liên quan