Các mô hình canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng đất giồng cát ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long - Lê Anh Tuấn

The Mekong Delta has about 48,822 hectares of coastal sand dunes. It is the narrow land strips distribute parallel to the coastlines, concentrated mainly in the coastal provinces having river mouths as Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang and Bac Lieu. The sand dunes have light soil mechanics; the main characteristics are typical sandy loam soil, slightly acidity, low natural fertility, absorbable water and often dried in the top layer. However, the sand dunes are places having relatively high population density, there is quite diverse on agriculture - forestry - fishery production. They are key areas providing all kinds of vegetables, poultry – cattle husbandry, forestry plantings, agriculture and fishery services, agricultural and seafood processing and aquaculture sources to coastal neighborhood areas. During the past decade, the coastal sand dunes were under a number of adverse effects due to unfavorable weather, such as rising high temperatures, abnormal rainfall, cyclones, erosion and salinization. The trends of unfavorable climate create many potential risks to the lives and livelihoods of the people. This paper is to summarize the fieldwork surveys, to outline discussions with different livelihood groups, to recognize and to evaluate the adaptability of the agriculture, forestry and fishery cultivation models in communities at the local communes, there are reasonable copings with climate change impacts. The study also suggested policy improvements for creating incentives in the long-term sustainable development for the region.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các mô hình canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng đất giồng cát ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long - Lê Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn1 – Hoàng Thị Thuỷ2 - Võ Văn Ngoan3 TÓM TẮT Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 48.822 ha đất giồng cát ven biển. Đó là những dải đất hẹp phân bố song song với bờ biển, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có cửa sông như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Vùng đất giồng cát có thành phần cơ giới nhẹ, đặc điểm thổ nhưỡng chính là nhóm đất thịt pha cát, hơi bị phèn, độ phì tự nhiên thấp, dễ thoát nước và thường bị khô hạn ở tầng đất mặt. Tuy vậy, vùng đất giồng là nơi có mật độ dân cư tương đối cao, tồn tại nhiều hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khá đa dạng. Đây là khu vực cung cấp chủ lực các loại rau màu, chăn nuôi gia súc- gia cầm, trồng cây lâm nghiệp, dịch vụ nông ngư nghiệp, chế biến nông hải sản và một số nguồn nuôi trồng thuỷ sản cho các vùng ven biển lân cận. Trong khoảng thập niên vừa qua, vùng giồng cát ven biển chịu một số tác động bất lợi do thời tiết không thuận lợi như nhiệt độ gia tăng, mưa bất thường, lốc xoáy, sạt lở và xâm nhập mặn. Xu thế biến đổi khí hậu bất lợi tạo nên nhiều rủi ro tiềm tàng cho sinh kế và đời sống của người dân. Nghiên cứu này tổng kết các điều tra thực địa, trao đổi với các nhóm sinh kế khác nhau, ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông lâm ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cũng đề xuất những cải tiến về chính sách tạo nên động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cho khu vực. Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Đồng bằng Sông Cửu Long; Giồng cát ven biển; Mô hình canh tác; Ứng phó hợp lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi chảy ra Biển Đông. Vùng ĐBSCL có 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó khoảng 3,8 triệu ha là đất sử dụng cho nông - lâm - ngư nghiệp. Đây là vùng canh tác nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp phần lớn xuất khẩu nông thuỷ sản cho quốc gia. Đồng bằng có gần 19 triệu cư dân sinh sống, phần đông tập trong dọc theo các tuyến kênh rạch và vùng ven biển. Sông Mekong chảy vào Việt Nam bằng hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu và tiếp tục phân thành những nhánh sông nhỏ mang phù sa bồi đắp cho vùng ven biển Đông. Quá trình kiến tạo qua tương tác sông – biển ở phía Đông vùng đồng bằng đã tạo nên những vạt trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, dần dần hình thành giồng cát ven biển. Cát trên đất giồng có màu vàng, vàng xám đến vàng nâu. Vùng giồng cát là những dải đất hẹp, mang dấu vết của bờ biển ngày xưa nên các giồng cát chạy song song với vùng ven bờ biển, tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang (Hình 1). Tổng diện tích hiện có của các giồng cát ở ĐBSCL là 48.822 ha, chiếm 1,2 % tổng diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL. Hai tỉnh có diện tích đất giồng cát nhiều nhất vùng đồng bằng là Trà Vinh (14.806 ha) và Bến Tre (14.248 ha). Có một số nơi, đất giồng bị lấp chìm dưới lớp đất phù sa, gọi là giồng chìm như ở Gò Công, Tiền Giang Đặc tính dễ nhận biết của vùng đất giồng là nơi có địa hình tương đối cao hơn các vùng ven biển khác, cao độ dao dộng từ dưới 1 m đến xấp xỉ 4 m so với mực nước biển nên thoát nước dễ dàng trong mùa mưa và dễ bị khô hạn vào mùa nắng. Vùng giồng cát có thành 1 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ, E-mail: latuan@ctu.edu.vn 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, E-mail: htthuy@hcmuaf.edu.vn 3 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, E-mail: vanngoan_vo@yahoo.com phần đất chính là đất thịt pha cát, thành phần cơ giới nhẹ, đất rời rạc, tầng đất mặt hơi bị nhiễm phèn, độ phì nhiêu của đất giồng thường là thấp hoặc rất thấp. Đại diện là biểu loại đất Fluventic Troposaments theo hệ phân loại USDA/Soil Taxonomy (Võ Quang Minh và Lê Văn Khoa, 2013). Vũ Trường Sơn et al. (2009) đã cho rằng khoảng 7.000 năm trước đây, mực nước biển ở ĐBSCL đạt mức ngập lụt cao nhất +5 m, sau đó rút dần và hệ quả là tạo nên loạt giồng cát. Tuy không phải là vùng đất màu mỡ nhưng vùng đất giồng cát là nơi có mật độ dân cư khá đông so với các vùng sát biển như địa hình cao, ít bị úng ngập và đất giồng cát mặc dầu không trồng lúa được nhưng lại là vùng có nước ngọt nhờ hiện diện các vỉa nước ngầm tầng nông lưu trữ nước mưa và phù hợp với canh tác rau màu, cây ăn trái, cây lâm nghiệp và có thể phát triển chăn nuôi gia súc, ươm nuôi thuỷ sản và hình thành các cụm dịch vụ công nghiệp chế biến nông thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho các khu vực lân cận ven biển. Hình 1: Bản đồ phân bố các vùng đất giồng cát ven biển ĐBSCL Do đặc điểm là vùng đông dân, có mức sống tương đối nghèo, sống gần bờ biển, nguồn nước hạn chế vào mùa khô, có tính đa dạng sinh kế cao nên vùng giồng cát được xem là một vùng có hệ sinh thái khá nhạy cảm với các thay đổi về môi trường và các biến động của những yếu tố khí hậu như hiện tượng nắng nóng, bốc hơi cao, hạn hán vào mùa khô, mưa thất thường, lốc xoáy, ảnh hưởng bão – áp thấp nhiệt đới và nguy cơ nước biển dâng – xâm nhập mặn. Người dân sống ở vùng đất giồng cát ven biển đã có những kiểu thích nghi với biến đổi khí hậu rất sáng tạo, hình thành nhiều mô hình canh tác nông nghiệp và thuỷ sản khá đa dạng. Bài này tổng kết các mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu qua nhiều đợt khảo sát thực địa ở các vùng đất giồng cát khác nhau ở 4 tỉnh ven biển ĐBSCL. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này dựa vào những quan sát và trao đổi trực tiếp với nông dân và cán bộ kỹ thuật ở địa phương như là một phần của phương pháp “Đánh giá nhanh có sự tham gia” (Participatory Rapid Appraisal - PRA) (Bishnu, 2003; GIZ, 2010; Lê Anh Tuấn, 2011). Đây là phương pháp quen thuộc, thường được áp dụng trong công tác phát triển nông thôn, kết hợp với một số bảng câu hỏi hỏi mở. Nhóm nghiên cứu đã tổ chức các chuyến đi thực địa các xã có giồng cát ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc Liêu trong 3 năm (2012 – 2014) nhằm thu thập và phân tích các thông tin từ người canh tác trực tiếp, kiểm chứng qua các tài liệu, báo cáo từ các tổ chức, nguồn dữ liệu trong nước và quốc tế. Nghiên cứu cũng rà soát các tài liệu nghiên cứu về các mô hình triển khai đã có (Nguyễn Bảo Vệ, 2005; Lê Hồng Phượng, 2010; Võ thị Gương et al., 2011; Lê Anh Tuấn et al., 2012; 2013). Các thông tin chính cần thu thập là xu thế thay đổi khí hậu, thông tin và đánh giá các mô hình/giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đang được triển khai, loại cây trồng – vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa mạo, phương thức canh tác, lịch thời vụ và các biện pháp hạn chế các rủi ro với thời tiết bất thường. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng xem xét các quy hoạch và chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ cho các loại hình sinh kế ở trong vùng. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Vùng đất giồng cát có địa hình cao hơn các vùng chung quanh, đất có khả năng thấm rút nước mưa cao và giữ được trong lớp nước dưới đất tầng nông. Đặc điểm này vừa tạo điều kiện phát triển đa dạng canh tác, đồng thời cũng là thử thách cho cư dân sống ở đây. Bảng 1 so sánh một cách tổng quát các thuận lợi và khó khăn cho sinh kế vùng giồng cát trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong quá trình canh tác và ứng phó với thiên nhiên, nhiều mô hình sinh kế hình thành dựa theo đặc điểm đất đai, địa hình, điều kiện khí hậu và yếu tố thị trường. Hình 2 là một minh hoạ mặt cắt tiêu biểu các loại hình canh tác ở giồng cát. Bảng 2 liệt kê các mô hình canh tác hiện ghi nhận được ở các vùng giồng cát ven biển các tỉnh. Bảng 1: Thuận lợi và khó khăn cho sinh kế vùng giồng cát trong bối cảnh biến đổi khí hậu Thuận lợi Khó khăn • Vùng đất cao, không bị ngập úng, ít bị nhiễm mặn nên thuận lợi cho canh tác cây màu, chủ yếu là các loại đậu, dưa, hành, rau ăn lá, rau củ, bầu bí, • Nhờ ưu thế lượng nắng, lượng mưa dồi dào, vùng giồng cát có thể canh tác liên tục quanh năm, lịch thời vụ có thể thay đổi mềm dẽo theo điều kiện khí hậu và yếu tố biến động thị trường. • Vùng giồng cát có thể phát triển các loại cây ăn trái (nhãn, xoài, ), cây công nghiệp (dừa, cao cao, ) hoặc cây lâm nghiệp (bạch đàn, keo, tre, ). Đây là nhóm cây lâu năm chủ lực góp phần giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. • Điều kiện giao thông thuận lợi cho việc chuyển vận, trao đổi nông sản và hàng tiêu dùng với thị trường chung quanh. • Có thể phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở quy mô nhỏ và vừa nhờ tận dụng lợi thế thực phẩm thừa từ nông nghiệp. • Vùng đất giồng thấp gần biển có thể tạo nên đa dạng sinh kế nhờ khả năng tạo dịch vụ ươm nuôi thuỷ sản, cung ứng nghề cá, sửa chữa cơ khí nhỏ, kể cả du lịch. • Vào mùa khô, vùng đất giồng cát bị tác động của nhiệt độ cao, bốc hơi lớn, gió mạnh, mực nước ngầm hạ thấp nên dễ bị khô hạn. Đất thấm rút cũng là nguyên nhân dễ mất nguồn dinh dưỡng và phân bón. Công tác cấp nước sạch rất hạn chế. • Vào mùa mưa, vùng đất giồng bị tác động do các yếu tố thời tiết cực đoan như mưa lớn bất thường, bão và áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và sấm sét gây thiệt hại về con người, tài sản và hoa màu. Tiến trình nước biển dâng – xâm nhập mặn là nguy cơ khí hậu lâu dài cho vùng giồng cát. • Do thâm canh và tăng vụ liên tục, vùng đất giồng đang có những nguy cơ ô nhiễm đất và nước, giảm tính đa dạng sinh học do sử dụng quá mức các chất hoá dược. • Mật độ dân cư đông, nhiều người dân tộc (Việt, Hoa, Khmer), trình độ học vấn còn thấp nên khó khăn trong triển khai các chính sách và tiến bộ kỹ thuật. Xu thế di dân lên các vị trí cao hơn sẽ dẫn đến nguy cơ giảm diện tích canh tác, cư trú và các tài nguyên khác. Hình 2: Minh họa mặt cắt tiêu biểu cho các loại hình sinh kế trên vùng đất giồng cát Bảng 3: Các mô hình canh tác tiêu biểu trên vùng giồng cát Mô hình canh tác phổ biến Đặc điểm canh tác Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Sóc Trăng Trồng chuyên canh màu (các loại bắp, đậu, dưa, hành, rau ăn lá, rau củ, ). Mô hình đa canh cây màu + Cao độ 0,6 – 1,2 m + Tưới động lực, tiêu tự chảy + Canh tác quanh năm XXX XXX XXX XXX Trồng cây ăn trái, cây gỗ, kết hợp nuôi gia súc (bò, dê, heo và gà) quy mô nhỏ. + Cao độ 1,2 – 3,0 m + Tưới động lực, tiêu tự chảy + Chủ yếu mùa khô X XX XX X Ươm nuôi thuỷ sản (sò, tôm, cá nước lợ) cung cấp giống cho các trại nuôi + Cao độ 0,4 – 1,0 m + Bơm nước + Chủ yếu mùa khô O XX O X Mô hình lúa - tôm kết hợp hoặc hai lúa – một màu, một vụ lúa –hai vụ màu + Cao độ 0,2 – 0,6 m + Tưới tiêu tự chảy một phần + Canh tác quanh năm X X X X Ghi chú: XXX: rất phổ biến; XX: tương đối phổ biến; X: ít phổ biến; O: không chắc chắn Qua tiến hành PRA, các trao đổi liên quan đến thời tiết bất thường và biến đổi khí hậu, người dân cho biết các yếu tố khí tượng – thuỷ văn có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản trong năm ở vùng giồng cát không khác biệt nhau nhiều, thể hiện ở hình 3. Các nguy cơ cho sản xuất nông ngư ở vùng giồng cát ven biển do bất lợi của biến đổi khí hậu có thể tóm tắt ở hình 4. Theo người dân vùng giồng cát, nắng nóng gây khô hạn, mưa bất thường (ít mưa hoặc mưa quá lớn, dồn dập) và thời tiết cực đoan là 3 yếu tố gây khó khăn nhất cho sản xuất, các yếu tố khác gây hại kể đến bao gồm bão, áp thấp, lốc xoáy, Để ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất lợi, nhiều giải pháp được đề xuất áp dụng do nông dân sáng tạo, có sự hỗ trợ một phần từ các nhà khoa học và các tổ chức xã hội dân sự. Các giải pháp ứng phó được khái quát hoá ở Bảng 4, gồm một số mô hình canh tác đang áp dụng, gồm: • Bố trí thời vụ hợp lý, dựa theo mô hình canh tác và điều kiện nước; • Chọn lựa cây - con phù hợp, có khả năng chống chịu tốt với thời tiết bất lợi; • Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế yếu tố thời tiết không thuận lợi; • Tận dụng phụ phẩm để tăng thu nhập; • Tổ chức hợp tác trong sản xuất; Tháng Yếu tố thời tiết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nắng nóng, sóng nhiệt Mưa bất thường Khô hạn Áp thấp nhiệt đới và bão Lốc xoáy – gió mạnh Sét đánh Nhiệt độ thấp, gió lạnh Triều cường, nhiễm mặn Hình 3: Các yếu tố thời tiết bất thường ảnh hưởng đến canh tác Hình 4: Một số tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất vùng giồng cát ven biển XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG GIỒNG CÁT VEN BIỂN TÁC ĐỘNG LÊN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GIỒNG CÁT Gia tăng nhiệt độ mùa hè (nắng nóng, sóng nhiệt kéo dài) Gây khô hạn, giảm tăng trưởng và năng suất cây trồng Vật nuôi bị mất nước, chậm lớn, dễ bệnh, giảm cung cấp sữa và trứng Tôm cá ở ao ươm nuôi bị shock nhiệt, chậm lớn, dễ bệnh, nguy cơ chết cao Biến động mưa bất thường cao (giảm mưa đầu mùa, tăng tần số và cường độ mưa cuối mùa) Cây trồng bị bệnh, úng ngập, thụ phấn giảm, phân bón bị rửa trôi Vật nuôi có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ gặp dịch bệnh về thời khí Nguồn nước ươm nuôi bị thay đổi độ mặn, pH hoặc bị tràn nước, vỡ bờ bao Hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc xoáy, nước biển dâng, xâm nhập mặn) Cây trồng bị ngã đổ, hoặc chết, hệ thống thuỷ nông bị hư hại Vật nuôi dễ nhiễm bệnh, chuồng trại bị hư hại, nguồn thức ăn giảm Nguy cơ cao bị tràn nước, sạt lở, nhiễm mặn, vỡ bờ bao, thất thoát tôm cá Bảng 4: Khái quát hoá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu Giải pháp ứng phó Mô hình canh tác tiêu biểu o Bố trí thời vụ hợp lý, dựa theo mô hình canh tác và điều kiện nước – khí hậu o Cân nhắc nhu cầu thị trường o Hạn chế trồng vào thời điểm khan hiếm nước (tháng 3, 4) o Tận dụng mưa cho cây trồng thích hợp  Dưa hấu – Đậu xanh – Bắp  Đậu phộng – Bắp – Rau  Khoai – Bắp – Rau màu  Đậu – Dưa – Lúa ngắn ngày  Bắp – Lúa – Rau màu  Màu – Lúa – Khoai  Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ o Chọn cây - con phù hợp, chống đỡ tốt với thời tiết bất lợi – cây con chịu hạn, chống đổ ngã và có thể chịu mặn o Ưu tiên cho 1 vụ đậu để giúp đất bổ sung thêm nguồn đạm o Chọn cây trồng và vật nuôi có thể cung cấp nguồn ủ phân hữu cơ  Dưa hấu, dưa leo,  Bắp nếp  Đậu xanh, đậu phộng, đậu nành  Hành tím, kiệu, ớt, bầu, bí, khổ qua  Khoai củ các loại  Chuối, cà  Lúa ngắn ngày (< 90 ngày)  Chọn giống bò, dê thích hợp  Thức ăn gia súc giảm phát thải o Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế yếu tố thời tiết không thuận lợi o Hạn chế mất nước, giảm công tưới, công làm cỏ dại, thất thoát phân bón o Kiểm soát dịch bệnh vật nuôi, bổ sung thức ăn dinh dưỡng, tăng đề kháng o Xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước  Sử dụng màng phủ nông nghiệp  Đậy rơm giữ ẩm  Trồng rau trong nhà lưới  Bón phân hữu cơ vi sinh  Trồng cây hấp dẫn thiên địch  Tưới nhỏ giọt  Tưới khô – ướt luân phiên  Ao trữ - lót đáy nylon  Giảm nhiệt, tăng oxy ao nuôi  Dải cây chắn gió (phi lao, dừa)  Nâng cao nền chuồng o Tận dụng phụ phẩm để tăng thu nhập o Tạo sinh kế, thu nhập gia đình o Thúc đẩy các dịch vụ đi kèm khác  Ủ rơm, bắp cho nuôi heo, bò  Nuôi gà vịt với đệm lót sinh học  Hầm ủ biogas  Dạy nghề làm hàng thủ công  Vườn cây ăn trái kết hợp du lịch o Tổ chức hợp tác trong sản xuất  Mô hình đồng quản lý tai nguyên  Câu lạc bộ khuyến nông  Tập huấn cộng đồng Nhiều ý kiến qua thảo luận với của người dân và cán bộ kỹ thuật địa phương, là nhà nước phải có những chính sách phù hợp và kịp thời để giúp người dân ứng phó với biến đổi khí hậu tốt hơn, duy trì sản xuất và nâng cao đời sống của người sản xuất. Người dân bày tỏ về việc thiếu các thông tin thị trường đầy đủ và chưa có hình thức bảo hiểm sản xuất, nông sản khi có thiên tai, dịch bệnh. Cụ thể các đề xuất của người dân liên quan đến chính sách bào gồm các điểm chính: - Có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, giảm thuế và bớt các thủ tục cho vay mượn; - Tổ chức các phương án phòng chống thiên tai và thời tiết bất thường; - Cần có quỹ bảo hiểm thiên tai gây mất mùa cho nông dân; - Thành lập lực lượng thanh niên xung kích ứng phó mưa bão, cháy rừng; - Cung cấp kịp thời thông tin thị trường, diễn biến môi trường, dịch bệnh để nông dân có kế hoạch chủ động trong sản xuất; - Hình thành và trợ giúp thường xuyên các hình thức hợp tác sản xuất, câu lạc bộ khuyến nông, phổ biến kinh nghiệm sản xuất trong nông dân; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. - Duy trì và phát triển diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng chống gió bão, sạt lở; - Tăng cường quản lý về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, nguồn thủy sản; - Triển khai đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã; - Tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia kỹ thuật từ các Viện/ Trường và các tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án thí điểm liên quan đến sản xuất nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu. 4. KẾT LUẬN Nhiều mô hình nói trên đã được triển khai ở nhiều vùng giồng cát ven biển ĐBSCL và thu được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là các mô hình sản xuất thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sản phẩm từ sản xuất nông ngư nghiệp thường bị chi phối lớn do yếu tố thị trường và ít được phân tích đầy đủ. Việc triển khai áp dụng các mô hình canh tác nói trên cần duy trì theo hướng phát triển bền vững, trong đó vai trò hỗ trợ của chính quyền, các nhà khoa học và các tổ chức xã hội dân sự là rất cần thiết. Nghiên cứu này đề xuất là cần có những hoạt động tư liệu hoá các mô hình sản xuất trên các hệ sinh thái khác nhau. Các mô hình canh tác thành công cần được đúc kết, chia sẻ và nhân rộng. Các loại hình sản xuất chưa phù hợp hoặc thiếu tính khả thi, nhân rộng cần được đánh giá nguyên nhân, các hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục. Một điểm xem xét và cần triển khai trong các nghiên cứu tới là cần có một quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội các vùng giồng cát ven biển ở ĐBSCL có lồng ghép bối cảnh biến đổi khí hậu trong các quyết định. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bishnu B. Hhandari, 2013. Participatory Rapid Appraisal (PRA). Published by Institute for Global Environmental Strategies (IGES). 22 pages. GTZ (2010). Sổ tay hướng dẫn Công cụ Phân tích Biến đổi Khí hậu. Nhà xuất bản Lao động. Le Anh Tuan, Le Van Du and Skinner, T. (ed), 2012, Rapid Integrated & Ecosystem-Based Assessment of Climate Change Vulnerability & Adaptation for Ben Tre Province, Vietnam. Completed under the ‘Global Cooperation on Water Resource Management’ (WWF and Coca-Cola) and the ‘Capacity building and sustainable production’ programme (WWF – DANIDA) by World Wildlife Fund for Nature (WWF). Rapid Integrated & Ecosystem-Based Assessment of Climate Change Vulnerability & Adaptation for Ben Tre Province, Vietnam. Lê Anh Tuấn, 2011. Method for Integrating Climate Change into Local Social Economic Development Planning. Agriculture Publishing House (in Vietnamese and English). 46p. Lê Anh Tuấn, Trương Quốc Cần, Lê Văn Dũ, Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thế Thường, Trần Thị Thanh Toan và Trần Văn Lợi, 2013. Tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Báo cáo Nghiên cứu kết hợp của SRD – DRAGON – AFAP, 76 trang. Nguyễn Bảo Vệ, 2005. Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào dân tộc trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh. Đề tài Nghiên cứu Khoa học với Sở Khoa Học Công nghệ và Môi trường tỉnh Trà Vinh. Nguyễn Hồng Phượng, 2010. So sánh hiệu quả sản xuất của ba mô hình canh tác trên đất giồng cát tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ, 124 trang. Võ Quang Minh và Lê Văn Khoa, 2013. Giáo trình Quản lý và Khai thác Tài nguyên Đất đai. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 245 trang. Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, Dương Nhựt Long, Nguyễn Duy Cần và Đặng Duy Minh, 2011. Xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre. Vũ Trường Sơn, Nguyễn Biểu, Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Dình Lâm, Trịnh Nguyên Tính, Trần Trọng Thịnh, 2009. Tiến hóa Holocen vùng ven biển Hậu Giang. Có thể truy cập từ trang web: SUMMARY CULTIVATION MODELS COPING WITH CLIMATE CHANGE FOR THE COATAL SAND DUNES IN THE MEKING RIVER DELTA Le Anh Tuan4, Hoang Thi Thuy, Vo Van Ngoan The Mekong Delta has about 48,822 hectares of coastal sand dunes. It is the narrow land strips distribute parallel to the coastlines, concentrated mainly in the coastal provinces having river mouths as Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang and Bac Lieu. The sand dunes have light soil mechanics; the main characteristics are typical sandy loam soil, slightly acidity, low natural fertility, absorbable water and often dried in the top layer. However, the sand dunes are places having relatively high population density, there is quite diverse on agriculture - forestry - fishery production. They are key areas providing all kinds of vegetables, poultry – cattle husbandry, forestry plantings, agriculture and fishery services, agricultural and seafood processing and aquaculture sources to coastal neighborhood areas. During the past decade, the coastal sand dunes were under a number of adverse effects due to unfavorable weather, such as rising high temperatures, abnormal rainfall, cyclones, erosion and salinization. The trends of unfavorable climate create many potential risks to the lives and livelihoods of the people. This paper is to summarize the fieldwork surveys, to outline discussions with different livelihood groups, to recognize and to evaluate the adaptability of the agriculture, forestry and fishery cultivation models in communities at the local communes, there are reasonable copings with climate change impacts. The study also suggested policy improvements for creating incentives in the long-term sustainable development for the region. Keywords: Climate change; Mekong Delta; Coastal sand dunes; Cropping patterns; Reasonable coping. 4 Corresponding author: Le Anh Tuan, E-mail: latuan@ctu.edu.vn View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_mo_hinh_canh_tac_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_cho_vung_giong_cat_ven_bien_o_dong_bang_song_cuu_l.pdf
Tài liệu liên quan