Cách mạng công nghiệp và pháp luật

Kết luận Trải qua các cuộc CMCN, loài người đã có thể nhận thức tốt hơn về tác động của công nghệ đối với xã hội, nhà nước và pháp luật cũng như nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của những chính sách, pháp luật phù hợp để ứng xử đối với những tác động này. Mục tiêu của các chính sách là công nghệ phải phục vụ cho phát triển, cho tiến bộ xã hội. Công thức chung đối với ứng xử chính sách và pháp luật trước tác động của CMCN là phát huy thành tựu, tận dụng cơ hội để phát triển đồng thời ngăn ngừa những hệ quả tiêu cực mà sự phát triển của công nghệ mang lại. Một trong những cách thức để triển khai công thức này là nhận biết ai có thể là winner và ai có thể là loser của mỗi cuộc CMCN. Các cuộc CMCN đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của pháp luật hiện đại với các trụ cột về quyền tự do, bình đẳng của các cá nhân, của các quốc gia, về nguyên tắc pháp quyền, về các mô hình doanh nghiệp, về quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh. Và ở một góc độ nhất định, đó chính là kết quả của sự phản ứng về chính sách và pháp luật đối với các winner và loser trong các cuộc CMCN. Ứng xử chính sách và pháp luật một cách phù hợp với các winner và loser là bí quyết của sự thành công

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách mạng công nghiệp và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Cách mạng công nghiệp (CMCN)luôn tạo ra những biến đổi lớn vềmặt xã hội và đi kèm với nó là sự phát triển tương ứng của hệ thống pháp luật. Trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), việc nhìn nhận lại sự phát triển của pháp luật qua các cuộc CMCN mang lại những bài học quan trọng về ứng xử chính sách và pháp luật đối với sự phát triển của công nghệ và tác động của nó tới kinh tế xã hội, giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với những thách thức của CMCN lần thứ tư và tận dụng được cơ hội để đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển. Phản ứng về mặt pháp luật của Nhà nước đối với các tác động của CMCN có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Ở góc độ phân hoá xã hội, các cuộc CMCN luôn tạo ra hai nhóm chủ yếu, đó là nhóm giành được ưu thế trong CMCN (winner) và nhóm gặp bất lợi và bị thua thiệt từ CMCN (loser). Từ CMCN, có những quốc gia trở nên thịnh vượng và có quốc gia đi xuống; có những doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh và có những doanh nghiệp phá sản; có những công nhân vươn lên và có những người mất việc, CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT Trần Thị Quang Hồng* * TS. Trưởng ban NCPL Dân sự-kinh tế; Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp. Thông tin bài viết: Từ khóa: cách mạng công nghiệp, ứng xử chính sách pháp luật, nhóm lợi thế, nhóm bất lợi. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 02/4/2020 Biên tập : 20/4/2020 Duyệt bài : 27/4/2020 Article Infomation: Keywords: industrial revolution, policy and legal response, winners, losers. Article History: Received : 02 Apr. 2020 Edited : 20 Apr. 2020 Approved : 27 Apr. 2020 Tóm tắt: Bài viết này đánh giá về sự phát triển của pháp luật hiện đại dưới tác động của ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trước đây, từ đó rút ra những bài học và những hàm ý về ứng xử chính sách, pháp luật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Abstract: This article provides analysis of the evolution of modern law under the influence of three previous industrial revolutions. It is also to draw important implications for the policy and legal responses to the 4th industrial revolution. Số 11 (411) - T6/202018 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT có người kiếm được cả gia tài, có người mất cả gia tài1. Như vậy, bất kỳ chủ thể nào, dù ở bình diện cá nhân, tổ chức hay quốc gia đều có thể là winner hoặc loser trong các cuộc CMCN. Ứng xử với winner và loser là một khía cạnh quan trọng để nhìn nhận về sự phát triển của pháp luật qua các cuộc CMCN. 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Cơ sở cho sự hình thành của pháp luật hiện đại Cuộc CMCN đầu tiên trong lịch sử loài người diễn ra vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, đặc trưng của nó là cơ giới hóa và máy móc bắt đầu thay thế con người. Lịch sử giai đoạn này đã chứng kiến sự trỗi dậy của giai cấp tư sản - nhóm giành được ưu thế của cuộc CMCN lần thứ nhất. Để thiết lập và khẳng định vị thế của mình, giai cấp tư sản đã đấu tranh cho sự tách rời của quyền lực nhà nước với quyền lực của giáo hội và pháp luật của nhà nước tách ra khỏi pháp luật của giáo hội. Nhân quyền và độc lập dân tộc cũng là những giá trị được giai cấp tư sản thúc đẩy, đưa đến đến sự ra đời của các bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 17762, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ở nước Pháp năm 1789, đề cao quyền con người, quyền tự do cá nhân và quyền tự quyết dân tộc3. Tư tưởng trong các bản tuyên ngôn này cũng là cơ sở để ra đời Hiến pháp - văn bản pháp lý tối cao chế ước mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đầu tiên ở nước Mỹ và sau đó là nhiều quốc gia châu Âu khác4. Hiến pháp là văn bản về tổ chức nhà nước và là một công cụ quan trọng củng cố vị thế của giai cấp tư sản mới trỗi dậy trong cuộc CMCN lần thứ nhất. Với việc đề cao tư tưởng nhân quyền và dân quyền, ở nước Anh, năm 1807, việc buôn bán nô lệ đã bị bãi bỏ. Năm 1832, Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đại cải cách, cho phép các thành phố công nghiệp như Birmingham và Manchester có đại diện trong Nghị viện, từ đó làm thay đổi mạnh mẽ chế độ dân chủ đại nghị5. Tuy nhiên, lịch sử cũng ghi nhận về những loser đầu tiên của CMCN: các luddite – từ tiếng Anh dành để chỉ những người tham gia vào phong trào đập phá máy móc diễn ra vào thời kỳ đầu của CMCN ở nước Anh - trung tâm của CMCN lần thứ nhất. Các luddite ban đầu là những người thợ dệt lành nghề được đào tạo làm việc thủ công. Bất bình trước viễn cảnh những cỗ máy vô 1 J. Byron McCormick, The Third Industrial Revolution, Like Moore’s Law, Is a Guide to the Future, https://www.huffpost.com/entry/third-industrial-revolution-moores-law_b_8537990. 2 Declaration of Independence, https://www.history.com/topics/american-revolution/declaration-of-independence. 3 La Déclaration des Droits de l’Homme et du Citoyen (1789), xem tại https://gallica.bnf.fr/essentiels/ repere/declaration-droits-homme-1789. 4 Hiến pháp nước Mỹ ra đời năm 1787, sau đó là Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp của Pháp năm 1791. Cách mạng châu Âu năm 1848 cũng đưa đến việc ban hành hàng chục bản hiến pháp ở châu lục này. Trên thực tế, việc thay đổi chính quyền thường được đánh dấu bằng việc thay đổi Hiến pháp. Xem Hiến pháp nước Mỹ, Thư viện học liệu mở, https://voer.edu.vn/m/hien-phap-hoa-ky/cf3994a0. Cũng xem https://constitutioncenter.org/learn/educational-resources/historical-documents/perspectives-on-the-consti- tution-constitutions-around-the-world. 5 The Industrial Revolution and the changing face of Britain, https://www.britishmuseum.org/research/pub- lications/online_research_catalogues/paper_money/paper_money_of_england__wales/the_industrial_rev- olution/the_industrial_revolution_3.aspx. Evan Andrew, Who were the Luddites? Xem tại https://www.history.com/news/who-were-the-luddites; Christopher Klein, The Original Luddites Raged Against the Machine of the https://www.history.com/news/industrial-revolution-luddites-workers. 19Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT tri, vô giác sẽ giúp cho những người không có tay nghề gì cũng làm được việc và cướp đi sinh kế của họ, đồng thời đề xuất hỗ trợ không được Chính phủ đáp ứng, nhiều nhóm thợ dệt tuyệt vọng đã đột nhập vào các công xưởng và đập phá các cỗ máy. Năm 1811, những vụ việc đầu tiên đã nổ ra ở Nottingham, và nhanh chóng lan ra khắp các vùng nông thôn của nước Anh. Những người thợ hy vọng rằng bằng cách này họ có thể khiến Chính phủ cấm các máy dệt. Tuy nhiên, trái với mong muốn của họ, Chính phủ đã thẳng tay đàn áp những người đập phá máy móc. Đỉnh cao của nó là tháng 4/1812 khi một số luddite bị bắn chết trong một cuộc tấn công vào một nhà máy gần Huddersfield. Những ngày sau đó, quân đội bao vây những người phản đối, treo cổ nhiều người, một số bị đưa đi đày. Cho đến năm 1813, phong trào này bị dập tắt6. Phong trào đập phá máy móc và cách nhà nước xử lý nó có thể coi là một dấu ấn lịch sử đáng tiếc ở những ngày đầu của CMCN. Câu chuyện về các luddite cũng cho thấy những nguy cơ bất ổn xã hội mà CMCN gây ra khi nhà nước không chú ý một cách thích đáng đến những tác động bất lợi của nó. Thực tế, lịch sử cũng cho thấy các luddite chỉ là những loser đầu tiên của CMCN. CMCN làm hình thành nên giai cấp công nhân, những người phải sống và làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Trẻ em được tuyển dụng vào làm việc trong các nhà máy, bị bóc lột và ngược đãi. Sau những phong trào đấu tranh đòi cải thiện phúc lợi xã hội, giáo dục và quyền lao động, chính quyền bắt đầu có những động thái tích cực hơn. Ở Anh, năm 1833, Đạo luật về Công xưởng (Factory Act) được ban hành, quy định trẻ em từ 9-13 tuổi không làm việc quá 8 tiếng/ngày, từ 14-18 tuổi không quá 12 tiếng/ngày; Đạo luật về Hầm mỏ năm 1842 quy định chủ sử dụng lao động không được tuyển lao động nữ làm việc trong hầm mỏ và chỉ được tuyển nam giới từ 13 tuổi trở lên. Đạo luật 10 tiếng năm 1845 (Ten Hour Act) của Anh giới hạn thời gian làm việc trong ngày với phụ nữ và người dưới 18 tuổi không quá 10 tiếng/ngày và năm 1847, quy định này được áp dụng đối với tất cả người lao động. Năm 1824, Đạo luật về Liên kết nghiêm cấm việc thành lập tổ chức công đoàn cũng được bãi bỏ. Có thể thấy, những chế định cơ bản của pháp luật lao động hiện đại đã hình thành ngay từ giai đoạn này. Trong giai đoạn này, ở nhiều nước châu Âu, phong trào pháp điển hoá luật dân sự cũng diễn ra mạnh mẽ, không chỉ thể hiện sự đáp ứng của pháp luật đối với các giao dịch dân sự, thương mại đang ngày càng phát triển trong đời sống xã hội mà còn thể hiện tư tưởng về quyền của cá nhân công dân - hạt nhân quan trọng của phong trào cách mạng giai đoạn này7. Từ thế kỷ 18, các bang thuộc Đức như Áo, Phổ, Bavaria đã bắt đầu việc pháp điển hoá luật dân sự. Năm 1756, Bavaria ban hành đạo luật dân sự đầu tiên sử dụng tiếng Latinh. Ở Áo, nỗ lực pháp điển hoá từ năm 1753 đến 1766 đã tạo ra bộ luật đầu tiên (dù chưa hoàn chỉnh) là Bộ luật Theresanianus, năm 1787 là Bộ luật Josephine và năm 1797 là Bộ luật West Galacia. Năm 1811, Bộ luật Dân sự hoàn 6 Murray Raff, The Importance of Reforming Civil Law in Formerly Socialist Legal Systems, International Comparative Jurisprudence 1 (2015) 24–32. 7 Xem Why has the French Civil Code had a lasting influence on contemporary European law? Tại https://dai- lyhistory.org/. Số 11 (411) - T6/202020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT chỉnh của Áo được ban hành. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự đầu tiên, hoàn chỉnh nhất, đánh dấu bước phát triển quan trọng của việc pháp điển hoá luật dân sự là Bộ luật Dân sự Pháp, được ban hành năm 18048. Mãi tới năm 1896, Đức mới ban hành Bộ luật Dân sự, nhưng Bộ luật Dân sự này cũng thể hiện tầm ảnh hưởng không kém và được nhiều quốc gia trên thế giới học tập, trong đó có Nhật Bản9. Bên cạnh luật dân sự, luật công ty với ý nghĩa là khuôn khổ pháp lý cho các mô hình tổ chức kinh tế của công nghiệp hoá cũng đã phát triển mạnh mẽ cuối thời kỳ CMCN lần thứ nhất, đánh dấu bằng việc ban hành Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807. Ở Hoa Kỳ, New York là bang đầu tiên ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1811, chỉ áp dụng đối với các công ty sản xuất, tiếp đó là New Jersey năm 1816. Năm 1883, Luật doanh nghiệp của Delaware được ban hành và sau đó trở thành hình mẫu cho hầu hết các đạo luật doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Nước Anh, năm 1844 bắt đầu ban hành Luật Doanh nghiệp và năm 1862 Đạo luật Doanh nghiệp tổng hợp được hình thành trên cơ sở sửa đổi các đạo luật trước đó10. Ở Đức, bối cảnh chính trị trong nửa đầu của thế kỷ 19 đã khiến việc pháp điển hoá bị chậm. Năm 1843, Đức ban hành Luật Doanh nghiệp và năm 1860, Đạo luật Thương mại chung thống nhất toàn Đức (bao gồm cả Áo) được ban hành. Bộ luật sửa đổi của nó (năm 1884) chính là nguyên mẫu cho Bộ luật Thương mại của Nhật Bản11. Sự phát triển của pháp luật doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp với tư cách một tổ chức kinh doanh được pháp luật đối xử như những con người nhân tạo,12 có đời sống của riêng nó cũng cho thấy sự đáp ứng của pháp luật đối với nhu cầu phát triển kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá. Như vậy, có thể thấy cuộc CMCN lần thứ nhất đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của pháp luật hiện đại. 2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: Pháp luật của xã hội công nghiệp phát triển Cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 với trung tâm là Hoa Kỳ. Cuộc cách mạng này tạo ra một bước tiến lớn so với cuộc cách mạng trước đó nhờ điện khí hóa và từ đó, hỗ trợ cho sự phát triển của các mô hình sản xuất hàng loạt (mass production). Tác động của cuộc CMCN lần thứ hai đối với sự phát triển của pháp luật được thể hiện rõ nhất trong sự phát triển của pháp luật Hoa Kỳ. Trong cuộc CMCN lần thứ hai, Hoa Kỳ với tư cách là trung tâm của cuộc CMCN đã chứng kiến sự lớn mạnh của các nhà tài phiệt trong các lĩnh vực thép (Andrew Carnegie), dầu lửa (John Rockerfeller), tài chính (J. P. 8 https://www.britannica.com/topic/civil-law-Romano-Germanic. 9 Đạo luật này là một phần của hệ thống các đạo luật được Anh quốc ban hành ở các thuộc địa của mình. 10 Katharina Pistor, Yoram Keinan, Jan Kleinheisterkamp & Mark D. West: Evolution of Corporate Law: A Cross-Country Comparision, University of Pennsylvania Journal of International Economic Law (2002) 23 (4) 798-9. Xem Cũng xem Judit Kapas, Industrial revolutions and the evolution of the firm’s organization: an historical perspec- tive, Journal of Innovation Economics & Management 2008/2 (2) 15-33, https://www.cairn.info/revue- journal-of-innovation-economics-2008-2-page-15.htm#no2. 11 Trần Thị Quang Hồng, The Trajectory of Merger Regulation in Transforming Vietnam, PhD Thesis, Monash University (2016). 12 Charles O’Kelly, The Evolution of the Modern Corporation: Corporate Governance Reform in Context, University of Illilois Law Review (2013) 1001, 1021. 21Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Morgan)... Họ thống lĩnh thị trường bằng quy mô, tạo ra sức sản xuất lớn và cung cấp cho người tiêu dùng hàng hoá đa dạng với giá rẻ. Bên cạnh đó, để đối mặt với nguy cơ sản xuất dư thừa và tình trạng cạnh tranh có tính huỷ diệt, chính các nhà tài phiệt này cũng đi đầu trong việc thiết lập các liên minh trong ngành nhằm hạn chế cạnh tranh. Để ngăn chặn các hình thức thông đồng làm hạn chế cạnh tranh này, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cạnh tranh hiện đại đầu tiên có ảnh hưởng lớn đối với thế giới: Luật Chống độc quyền Sherman Act 1890. Khi các liên kết hạn chế cạnh tranh dạng lỏng (hiệp hội, cartel) bị ngăn chặn bởi việc thực thi Luật Sherman Act, các nhà tài phiệt nhanh chóng chuyển sang cách liên kết chặt là sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ hơn thành một doanh nghiệp lớn. Điều này đã dẫn đến bước hoàn thiện tiếp theo của pháp luật cạnh tranh với sự ra đời của Luật Clayton 1914, cấm các trường hợp sáp nhập doanh nghiệp làm suy giảm đáng kể thị trường cạnh tranh13. Luật Cạnh tranh của Hoa Kỳ hình thành trong giai đoạn này đã trở thành hình mẫu của luật cạnh tranh hiện đại và được tiếp thu ở nhiều quốc gia trên thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh hiện đại ở thời kỳ này cũng cho thấy chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp bị mất lợi thế trong cuộc CMCN lần thứ hai. Với việc cấm các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và thông đồng giữa các doanh nghiệp để lũng đoạn thị trường, luật cạnh tranh thể hiện khía cạnh bảo vệ những loser thông qua vai trò duy trì cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Sự phát triển của nền sản xuất hàng loạt cũng củng cố vị thế của mô hình công ty hiện đại với quy mô lớn và được quản lý thông qua nhiều tầng nấc, đứng đầu là các CEO (chủ tịch) với vai trò vừa là người lãnh đạo và dẫn dắt công ty và việc quản trị được thực hiện thông qua các nhà quản lý trung gian để đảm bảo điều hành một doanh nghiệp quy mô lớn. Mô hình này, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã mau chóng mở rộng sang các nền kinh tế ở châu Âu và Nhật Bản, mặc dù có những điều chỉnh nhất định để đảm bảo sự tương thích với đặc thù thể chế mỗi quốc gia. Điều đáng chú ý với mô hình công ty hiện đại ở trên là khả năng huy động các nguồn vốn phân tán trong cộng đồng để tạo ra tiềm lực tài chính khổng lồ của công ty. Thay vì các doanh nghiệp tư nhân (proprietorship) và các hợp danh với một lượng nhỏ các nhà quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư của chính mình, các công ty hiện đại đã mở rộng quy mô nhờ vào sự tách biệt giữa nhà đầu tư và người quản lý. Mô hình quản lý của nó cho phép các nhà đầu tư có thể tham gia góp vốn vào công ty thông qua các hình thức mua cổ phần, mua trái phiếu và không nhất thiết phải tham gia vào hoạt động quản lý doanh nghiệp. Các nhà quản lý, ngược lại, được sử dụng nguồn vốn không phải của mình để đầu tư và bị ràng buộc bởi trách nhiệm tận tâm, trung thực. Như vậy, có thể thấy, nếu như các doanh nghiệp tư nhân và liên kết một nhóm nhỏ các nhà đầu tư là mô hình doanh nghiệp của CMCN lần thứ nhất thì CMCN lần thứ hai đã cho phép tạo ra các mô hình sản xuất hàng loạt và cùng với nó, công ty hiện đại với mô hình chủ sở hữu phân tán và có sự tách biệt giữa nhà đầu tư (chủ sở hữu) với nhà quản lý (giám đốc) đã ra đời14. Pháp luật doanh nghiệp đã phát triển theo hướng vừa 13 The 4th Industrial Revolution, https://www.sentryo.net/the-4-industrial-revolutions/. Số 11 (411) - T6/202022 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT tạo điều kiện cho các winner thông qua thể chế hoá mô hình sở hữu doanh nghiệp theo cấu trúc vốn phân tán và tách rời quyền sở hữu với quyền quản lý, vừa chú trọng bảo vệ những người có thể là loser thông qua các cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ. Như vậy, dấu ấn quan trọng nhất về sự phát triển của pháp luật trong CMCN lần thứ hai chính là pháp luật về chống độc quyền và pháp luật về công ty hiện đại. 3. Các mạng công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển của pháp luật về không gian mạng Cuộc CMCN lần thứ ba được coi là bắt đầu từ thập niên 70 đến cuối thế kỷ 20, với các thành tựu công nghệ nổi bật là bán dẫn, máy tính, tự động hóa, Internet15. Internet, với vai trò là thành tựu có ảnh hưởng to lớn nhất của CMCN lần thứ ba, đã chuyển đổi cách thức con người giao tiếp, cách công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh và cách các nhà nước thực thi vai trò quản trị của mình. Những thay đổi này tác động mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật.16 Internet cho phép thực hiện các giao dịch không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, cho phép tạo ra và sử dụng các tài nguyên dưới dạng điện tử trên một không gian ảo không có biên giới lãnh thổ và nhờ đó, tạo ra những cơ hội kinh doanh, học tập, giải trí, giao tiếp cho tất cả những ai có thể tiếp cận được nó. Tuy nhiên, điều đó cũng làm nảy sinh các vấn đề về các loại tài sản mới phát sinh trên không gian mạng, nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư, nguy cơ bị xâm nhập, phá hoại hệ thống, nguy cơ xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Internet cũng là môi trường lý tưởng cho các hành vi lạm dụng, đặc biệt đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em Đối với nhà nước, Internet cung cấp những công cụ quản lý nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh các vấn đề về an ninh hệ thống, sự khó khăn trong quá trình kiểm soát các giao dịch xuyên biên giới qua mạng và nguy cơ thất thu thuế. Có thể thấy, công nghệ của CMCN lần thứ ba một lần nữa lại cho thấy khả năng của công nghệ trong việc tạo ra lợi thế cho một nhóm người và bất lợi cho một nhóm khác. Những ứng xử về mặt chính sách và pháp luật của các quốc gia, từ đó, cũng đã tạo ra những chế định pháp luật mới như luật về giao dịch điện tử, về bảo vệ dữ liệu trên mạng, về quyền riêng tư, về bản quyền, về phát ngôn trên mạng xã hội, về chống gian lận và lạm dụng trên máy tính, về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em v.v..17 4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - sự tham gia sâu và rộng của công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật Kể từ khi Klaus Schwab công bố rằng thế giới đã chuyển sang cuộc CMCN lần thứ tư,18 đã có rất nhiều những bàn luận về tác động của cuộc CMCN này đối với hệ thống 14 Bradford L. Smith, The Third Industrial Revolution: Policy Making for the Internet, 3 Colum. Sci. & Tech. L. Rev. 1 (2001). 15 Có thể lấy rất nhiều ví dụ về các đạo luật mới điều chỉnh các vấn đề liên quan đến Internet, chẳng hạn như ở Anh có Luật bảo vệ dữ liệu 1998 (Data Protection Act), Luật thương mại điện tử 2002 (Electronic Commerce Regulations). Hoa Kỳ có các đạo Luật về quyền riêng tư trong giao dịch điện tử 1986 (The Electronic Communications Privacy Act), Luật về bản quyền đối với tài liệu số 1998 (Digital Millemnium Copyright Act), Luật về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng 1998 (The Children’s Online Privacy Protection Act), Luật về lạm dụng và gian lận trên máy tính 1984 (The Computer Fraud and Abuse Act). Xem Internet Law: Everything You Need to Know, https://www.upcounsel.com/internet-law. 16 Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum (2017). 23Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT pháp luật. Ở khía cạnh khả năng tạo ra các winner và loser, CMCN lần thứ tư tạo ra vô số tiện ích mới thông qua các công nghệ dữ liệu lớn, Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối (blockchain), in 3D, công nghệ AI, cảm biến, nhân bản vô tính v.v.. Các công nghệ này không chỉ xóa nhòa ranh giới giữa các ngành mà còn làm gia tăng khả năng can thiệp của con người vào quá trình tự nhiên. Những công nghệ này, khi được sử dụng để phục vụ cho các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, thay thế những công việc cần nhiều sức lực hoặc lặp đi lặp lại sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp cũng như người dân. Ngược lại, chúng cũng có thể đe dọa quá trình phát triển tự nhiên nếu bị lạm dụng, chẳng hạn như nguy cơ nhân bản vô tính con người, sử dụng người máy để kiểm soát, tấn công người khác, nguy cơ mất việc làm của người lao động, doanh nghiệp bị phá sản do không kịp thích ứng, quốc gia bị đe dọa tấn công hệ thống v.v.. Có thể thấy, hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội sẽ đều có thể có sự can thiệp của công nghệ và ảnh hưởng sâu rộng của công nghệ 4.0 sẽ khiến một người, một doanh nghiệp hay một quốc gia đều có thể trở thành winner hay loser của cuộc cách mạng này. Kinh nghiệm từ các cuộc CMCN trước cho thấy, mọi ứng xử thành công về mặt chính sách và pháp luật đối với công nghệ đều phải dựa trên sự nhận diện đầy đủ về những đối tượng có thể là winner hay loser của nó. CMCN lần thứ tư sẽ làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội và sẽ đòi hỏi nhiều sự thay đổi, điều chỉnh trong hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, đối với luật doanh nghiệp, CMCN lần thứ tư đang tạo những mô hình kinh doanh mới trước đó chưa có tiền lệ và đòi hỏi pháp luật doanh nghiệp phải được điều chỉnh để thích ứng. Trên thực tế, sự bùng nổ của thương mại điện tử và đặc biệt là sự phát triển của các ứng dụng phát triển kinh tế nền tảng (Uber, Grab, Airbnb, Netflix) cũng như sự chao đảo của ngành taxi truyền thống trước sự phát triển của taxi công nghệ cho thấy công nghệ sẽ là thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra những winner là những doanh nghiệp có khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh công nghệ, đồng thời đe dọa biến nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình truyền thống thành các loser trên thị trường. Đối với các winner, tức là những doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được công nghệ, việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý thích hợp cho các hoạt động kinh doanh theo mô hình mới ứng dụng công nghệ là nhu cầu thiết yếu. Có thể dự đoán rằng, pháp luật doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển theo hướng không chỉ đáp ứng sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý để đáp ứng nhu cầu huy động các nguồn vốn phân tán trong xã hội mà còn đáp ứng được yêu cầu quản lý các loại tài sản phân tán nhằm cho phép huy động các tài sản nhàn rỗi trong xã hội (thông qua các nền tảng kinh tế chia sẻ). Bên cạnh mô hình kinh tế nền tảng, sự phát triển của công nghệ cũng đang tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới trong đó có sự giao thoa và liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chẳng hạn như Fintech, tạo ra những cơ hội phong phú cho sự phát triển của các starts-up. Pháp luật cần được phát triển tương ứng để thiết thập một khuôn khổ pháp lý thích hợp cho sự phát triển mới này. Cùng với việc quan tâm tới những ứng xử pháp lý đối với winner, pháp luật không thể bỏ qua các doanh nghiệp có nguy cơ trở thành loser. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật trên cơ sở nhận biết đầy đủ các khía cạnh pháp lý của công nghệ để đảm bảo các doanh nghiệp theo mô hình mới hay mô hình truyền thống đều kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Việc phát huy vai trò của công nghệ chỉ để tạo ra những lợi thế về chất lượng và giá cả của hàng hoá và dịch vụ, tránh tối đa nguy cơ pháp luật không thích ứng được với công nghệ, dẫn đến một môi trường pháp lý kinh doanh trở nên không bình đẳng do một số doanh nghiệp có thể dựa vào công nghệ để không phải tuân thủ những ràng buộc pháp lý nhất định trong khi những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình truyền thống lại phải tuân thủ. Sự khác biệt về mặt quy chế quản lý giữa kinh doanh taxi truyền thống và kinh doanh taxi công nghệ trong những năm vừa qua đã cho thấy vấn đề này. Pháp luật cần nhanh nhạy hơn về mặt công nghệ để bảo đảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực sự là cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh doanh nghiệp, những khía cạnh tác động đối với các cá nhân thuộc các thành phần khác nhau, các nhóm xã hội và những tác động ở cấp độ quốc gia cũng cần được nhận biết một cách thấu đáo để có thể có những ứng xử phù hợp nhất không chỉ ở cấp độ pháp luật quốc gia mà cả pháp luật quốc tế. 5. Kết luận Trải qua các cuộc CMCN, loài người đã có thể nhận thức tốt hơn về tác động của công nghệ đối với xã hội, nhà nước và pháp luật cũng như nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của những chính sách, pháp luật phù hợp để ứng xử đối với những tác động này. Mục tiêu của các chính sách là công nghệ phải phục vụ cho phát triển, cho tiến bộ xã hội. Công thức chung đối với ứng xử chính sách và pháp luật trước tác động của CMCN là phát huy thành tựu, tận dụng cơ hội để phát triển đồng thời ngăn ngừa những hệ quả tiêu cực mà sự phát triển của công nghệ mang lại. Một trong những cách thức để triển khai công thức này là nhận biết ai có thể là winner và ai có thể là loser của mỗi cuộc CMCN. Các cuộc CMCN đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của pháp luật hiện đại với các trụ cột về quyền tự do, bình đẳng của các cá nhân, của các quốc gia, về nguyên tắc pháp quyền, về các mô hình doanh nghiệp, về quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh... Và ở một góc độ nhất định, đó chính là kết quả của sự phản ứng về chính sách và pháp luật đối với các winner và loser trong các cuộc CMCN. Ứng xử chính sách và pháp luật một cách phù hợp với các winner và loser là bí quyết của sự thành công n Số 11 (411) - T6/202024 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcach_mang_cong_nghiep_va_phap_luat.pdf
Tài liệu liên quan