Chất thải rắn - Hiện trạng và các biện pháp xử lý chất thải rắn ở Hà Nội hiện nay

Chất thải rắn - hiện trạng và các biện pháp xử lý chất thải rắn ở Hà Nội hiện nayMỤC LỤC CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1 I.1.Định nghĩa về chất thải rắn nguy hại và các nguồn phát sinh: 1 I.2. Tìm hiểu chung về chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại trên thế giới: 1 I.3.Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại ở nước ta: . 1 CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI VÀ DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI. 3 II.1.Tình hình phát triển công nghiệp ở thủ đô Hà Nội. 3 2.1.1.Đặc điểm công nghiệp ở Hà Nội: 3 2.1.2.Tình hình phát triển công nghiệp ở thủ đô Hà Nội: 4 II.2. Hiện trạng hoạt động và phát sinh chất thải của một số ngành công nghiệp ở Hà Nội. 4 2.2.1. Khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh hiện nay: 4 2.2.2.Thành phần các loại chất thải công nghiệp chủ yếu 7 II.3. Ước tính chất thải trong tương lai 10 CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP CỦATHÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY. 13 III.1. Công tác quản lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp 13 III.2. Công nghệ xử lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp 14 3.2.1.Phương án quy hoạch mặt bằng: 14 3.2.2.Phương án thiết kế xử lý chất thải công nghiệp 15 a. Phương án thu gom và vận chuyển: 15 b. Các phương án xử lý trung gian: 16 c. Lựa chọn và thiết kế bãi chôn lấp chất thải công nghiệp: 17 III.4. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn công nghịêp ở Hà Nội. 18 3.4.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với từng khu công nghiệp ở Hà Nội 18 a. Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn: 18 b. Thực hiện xã hội hoá công tác xử lý chất thải rắn công nghiệp: 20 c. Xử lý chất thải rắn công nghiệp: 20

doc33 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất thải rắn - Hiện trạng và các biện pháp xử lý chất thải rắn ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC I.1.Định nghĩa về chất thải rắn nguy hại và các nguồn phát sinh: Căn cứ theo quy chế quản lý chất thải nguy hại của nhà nước tháng 7 năm 1999, chất thải rắn nguy hại có thể định nghĩa như sau: Chất thải rắn nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm…) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại môi trường và sức khoẻ con người.”. Các chất thải nguy hại phát sinh ra từ: Các hoạt động công nghiệp. Các hoạt động nông nghiệp. Các hoạt động thương mại. Công sở, cửa hiệu, trường học. Bệnh viện, các phòng khám và điều trị của bác sĩ, của nha sĩ. Một số ít từ sinh hoạt đô thị. I.2. Tìm hiểu chung về chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại trên thế giới: Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền công nghiệp phải được phát triển cả về quy mô và cả về chất lượng ở mức độ cao hơn. Hiện nay, công nghiệp trên thế giới đã phát triển đến một trình độ kỹ thuật và đã có một vốn tích luỹ lớn, con người cũng đã ý thức được một sự phát triển mang tính cộng đồng và lâu dài”một sự phát triển lâu bền của xã hội”. Đó là cơ sở cho chiến lược bảo vệ môi trường và tiến tới hình thành khái niệm về nền sản xuất sạch mà hướng trọng điểm là sản xuất sạch trong công nghiệp. Sự chuyển nền công nghiệp từ vị trí “người gây ô nhiễm ” thành vị trí “người làm sạch và bảo vệ môi trường” là một bước tiến bộ mang tính chất cách mạng cuả thời đại. Nhiều công nghệ, nhiều giải pháp kỹ thuật, nhiều luật lệ mới đã được ban hành trong mấy năm gần đây nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công nghiệp, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại gây ra. Từ chiến lược tổng quát nói trên, việc nghiên cứu và việc kiểm kê các loại chất thải rắn nguy hại về tổng lượng cũng như về bản chất của chúng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước trong khu vực (Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hồng Kông… ) cũng đã tiến hành các công trình nghiên cứu và đồng thời đã đề xuất được các kế hoạch, các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn nguy hại tránh được việc gây ô nhiễm môi trường sống. Tại Trung Quốc, người ta đã đề ra luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn (1995), trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải rắn, khí thải, nước thải… đồng thời phải đăng ký trước nơi chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải. Tại Hồng Kông, người ta đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy chế chung về sự tiêu huỷ chất thải đặc biệt là chất thải hoá học. Hệ thống nghiền nhỏ để chôn lấp, hệ thống kiểm soát việc phủ lấp, kiểm soát nơi lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ chất thải, nhất là chất thải rắn đã được đề cập một cách tỷ mỉ trong quy chế này. Bảng I.1: Trình bày một cách tóm tất các hoạt động trong quản lý và quản lý chất thải nguy hại của các nước trong khu vực. Trung Quốc Hồng Kông Ấn Độ Malaysia Philippines Hàn Quốc Thái Lan Singgapore Hệ thống phân loại Đăng ký hộ phát thải Liệt kê chất thải Đăng ký phương tiện vận chuyển Biểu kê vận tải Đăng ký vị trí tiêu huỷ. C C C K K K C C K C C C C C C C C C C C C C C C C K C C C K C C C C C C K K K K K C C C C C C C (C: Có K: Không) Bảng I.2: Trình bày khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân theo đầu người của một số nước . Tên nước Đô thị Chất thải rắn /người.ngày(kg) Các nước công nghiệp phát triển. Mỹ Đức Italia Các nước đang phát triển Singgapore Hong Kong Tunisia Colombia Nigeria Philippine Ai Cập Các nước chậm phát triển Indonesia Pakistan Ấn Độ New York Hamburg Rome Tunis Medelin Kano Manila Cairo Jakarta Surbaya Bandung Lahore Karachi Calculta Kapoul 1,8 0,85 0,69 0,87 0,85 0,56 0,54 0,46 0,5 0,5 0,6 0,52 0,55 0,6 0,5 0,51 0,5 Nguồn:”Hazardous waste management – Designation and Clasification of Hazardous waste”,1991. tấn CTNH / triệu USD (GNP-1995) Hình I.1:Khối lượng phát thải chất thải rắn nguy hại (tấn) theo tổng sản phẩm quốc nội của một số nước (triệu USD) Từ các số liệu ở bảng I.1 và hình I.1 chúng ta có thể thấy rằng NewYork(Mỹ) là thành phố có khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân theo đầu người/ ngày cũng như theo tổng sản phẩm quốc nội là cao nhất thế giới (1,8 kg/người/ngày). Đối với các nước đang phát triển, Singgapore và Hồng Kông đều có khối lượng chất thải rắn bình quân theo đầu người/ ngày là cao nhất (0,87 kg/ người/ngày đối với Singgapore và 0,85 kg/người/ngày đối với Hồng Kông). Đối với các thành phố khác, khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân theo đầu người/ ngày biến thiên từ 0,46 kg/người/ngày(thành phố Kano, Nigeria) đến 0,6 kg/người/ngày(thành phố Jakarta, Inđônêsia). Bảng I.3 : Trình bày thành phần chất thải rắn của một số nước khu vực Đông Nam Châu Á. TT Thành phần(%) Singapore Brunei Malaysia Thailand Philippine Indonesia Việt Nam 1 2 3 4 5 6 7 8 Giấy các loại Gỗ các loại Thuỷ tinh, sành sứ Kim loại Nhựa Chất trơ Tạp chất khó phân loại Thành phần hữu cơ 28,3 4,1 4,8 11,8 6,6 44,4 26,0 2,0 6,0 11,0 13,0 2,0 3,0 37,0 25,4 4,7 2,5 6,0 7,5 2,1 3,2 48,6 18,7 7,9 5,8 1,9 10,2 10,0 45,5 10,2 7,9 5,8 1,9 10,2 10,0 45,5 2,0 4,0 1,0 4,0 3,0 3,0 1,0 82 2,7 6,3 7,7 1,0 0,7 30,27 1,1 50,3 Cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn : quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển – Washington,DC:1982. Theo bảng 1.3, thành phần chất thải rắn ở các nước trong khối ASEAN rất đa dạng và thành phần hữu cơ chiếm nhiêù nhất, biến thiên từ 37% (đối với Brunei) đến 82%(đối với Indonesia), sau đó đến các loại giấy (28,3% đối với Singapore) và nhựa (13% đối với Brunei). Đặc biệt thành phần chất trơ ở Việt Nam là cao nhất chiếm 30,27%, trong lúc đó ở Brunei chỉ có 2%. Bảng I.4 Trình bày một số phương pháp điển hình xử lý chất thải rắn đô thị trên thế giới. TT Tên nước/thành phố Tỷ lệ xử lý chất thải rắn theo các phương pháp xử lý Thu hồi(%) Đốt(%) Chôn lấp hợp vệ sinh(%) Vi sinh(%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Nhật Bản Đan Mạch Thuỵ Sĩ Thuỵ Điển Bỉ Đức Pháp Hà Lan Mỹ Tây Ban Nha Ttalia Anh Phần Lan Singapore Bangkok(Thái Lan) Moscova(Nga) Seun(Hàn Quốc) 38 9 33 9 8 9 20 23 13 11 4 7 13 không rõ không rõ 44 70 46 54 50 34 18 14 20 9 18 10 3 100 không rõ 10 18 21 21 30 42 57 32 63 67 80 78 83 84 84 80 70,2 0 0 0 7 0 0 30 0 0 0 0 không rõ không rõ 29,8 Nguồn: Waste to Energy – 1992. Từ bảng trên có thể thấy, Nhật Bản là nước đã sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn cao nhất trên thế giới (chiếm 38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ(33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt chất thải rắn(100%). Pháp là nước đã sử dụng phương pháp vi sinh nhiều nhất (30%) trong việc xử lý chất thải rắn đô thị. Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc xử lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Bangkok 84%), Anh(83%), liên bang Nga (Maxcova 80%), Tây Ban Nha (80%). Phân loại và xử lý chất thải rắn ở Nhật Bản được thể hiện ở Hình I.2. Phương thức tổ chức quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản được thể hiện ở Hình I.3 QUẬN, HUYỆN TRỰC TIẾP THI HÀNH. -Vạch kế hoạch xử lý phế thải chung. -Xử lý toàn bộ phế thải. THÀNH PHỐ - Đặt trụ sở bảo hiểm tiếp nhận các thiết bị xử lý phế thải chung. -Mệnh lệnh bổ sung. NHÀ NƯỚC -Xây dựng cơ sở xử lý phế thải -Xây dựng tiêu chuẩn xử lý. -Xây dựng cơ sở uỷ thác. -Phát triển kỹ thuật CƠ SỞ THẢI RÁC -Hợp tác với quận, huyện về biện pháp loại thải thích hợp. Chỉ đạo giám sát. Chỉ đạo Cho phép Người được uỷ thác Người xử lý phế thải Uỷ thác Bổ sung, giúp đỡ kinh phí cần thiết cho khâu xử lý rác Hình..1.2:.Tổ chức quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản PHÂN LOẠI BIỆN PHÁP TIÊU HUỶ Chôn lấp san nền Đá, cát, đồ sành sứ, gạch vụn Hình1.3: Phân loại và xử lý chất thải rắn ở Nhật. Chất không cháy được Thu hồi chất tái chế Compost Giảm thể tích Giảm thể tích tíchtích tích Ủ nhanh phân compost Rác chợ, cỏ, gỗ mục... Chôn lấp Chất tái chế Chôn lấp Nghiền Nhựa, cao su, da Cắt, ép Đốt Giấy, rác hữu cơ, sợi, cây cỏ Chất cháy được XỬ LÝ Phân bón chất cải tạo đất trồng Lượng xử lý theo kế hoạch Kim loại, thuỷ tinh I.3.Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại ở nước ta: Theo tài liệu của Cục môi trường thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường năm 1999 trên phạm vi toàn quốc, lượng chất thải rắn sản sinh hàng ngày ước tính khoảng trên 19.039 tấn, trong đó bao gồm: Chất thải rắn công nghiệp: 10.162 tấn. Chất thải bệnh viện: 212 tấn. Chất thải sinh hoạt: 8.665 tấn. Ước tính trong vòng 20 năm tới, tổng lượng chất thải rắn có thể đạt tới 130 triệu tấn gồm: Chất thải công nghiệp : 60 triệu tấn Chất thải bệnh viện : 6 triệu tấn Chất thải sinh hoạt : 64 triệu tấn Điều này biểu thị quá trình phát triển và độ thị hoá ở Việt Nam đã có tác động tới qúa trình phát sinh chất thải rắn. Với tỷ lệ thu gom hiện nay là 50% thì chúng ta có thể hình dung được những năm qua lượng chất thải, trong đó có cả chất thải nguy hại còn tồn đọng có khoảng 50% môi trường. Thành phần chất thải rắn đô thị gồm chủ yếu các loại sau đây: Chất hữu cơ : 40 – 60% Vật liệu xây dựng, thuỷ tinh sành sứ: 25 – 35%. Giấy, bìa, gỗ: 10 –14% Kim loại: 1 – 2%. Các chất khác : 3 – 4%. + Đa số các tỉnh, thành phố chưa có qui hoạch bãi chôn lấp chất thải đạt tiêu chuẩn vệ sing môi trường và đúng quy cách. Chưa có các thiết bị chuyên dụng để xử lý các chất thải nguy hại. + Các chất thải không được phân loại, hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng để lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt với chất thải nguy hại. + Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chất thải và sự quan tâm của các cấp, các ngành còn thiếu hoặc chưa đồng bộ nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong vịêc quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại. Trong những năm qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề chát thải nói chung và chất thải rắn nguy hại nói riêng. Đối với các tỉnh thành, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh có khu công nghiệp như Đồng Nai, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu .. cũng đã tiến hành các chương trình nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu và đánh giá sự ô nhiễm môi trường do các loại chất thải dặc biệt là các loại chất thải rắn nguy hại gây ra. Trong lãnh vực y tế cũng đã nghiên cứu và đề xuất được Quy chế quản lý chất thải y tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng các loại hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp và ảnh hưởng của các loại phế thải, bao bì đối với môi trường và đối với sức khoẻ của công đồng cũng đã được tiến hành. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề ra nhiều quy chế về sản xuất, đóng gói, lưu thông, phân phối, kinh doanh sử dụng các thuốc bảo vệ và các hoá chất dùng trong nông nghiệp cũng như Quy chế về sự tiêu huỷ các loại phế thải nhằm tránh nhiễm bẩn môi trường và không ảnh hưởng đối với sức khoẻ của con người. CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI VÀ DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI. II.1.Tình hình phát triển công nghiệp ở thủ đô Hà Nội. 2.1.1.Đặc điểm công nghiệp ở Hà Nội: Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp lớn. Tổng sản lượng công nghiệp Hà Nội chiếm 9 – 10% tổng sản lượng công nghiệp của cả nước. Hiện nay, nhà nước có 9 khu công nghiệp cũ đã hoạt động, ngoài các khu công nghiệp đã có, theo phê duyệt của chính phủ đã có 5 khu công nghiệp mới là: Khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư, khu công nghiệp Thăng Long với tổng diện tích 765 ha. Để đáp ứng nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi thành phố và quy hoạch các cơ sở sản xuất nhỏ, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp là Vĩnh Tuy - Thanh Trì và Phú Thuỵ – Gia Lâm. Dự kiến Hà Nội sẽ còn đầu tư 2 khu công nghiệp quy mô nhỏ là Từ Liêm và Cầu Giấy. Hà Nội có khoảng 300 cơ sở sản xuất công nghiệp của nhà nước (167 cơ sở do Trung Ương quản lý và 151 cơ sở do Hà Nội quản lý) và 14008 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh quy mô nhỏ và vừa. Cơ cấu công nghiệp Hà Nội tương đối đa dạng, có đủ các ngành công nghiệp quan trọng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp cũ được xây dựng từ những 50 – 60, nên công nghiệp lạc hậu, chắp vá, đều không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động trừ một số nhà máy mới xây dựng có thiết bị tương đối hiện đại thuộc các ngành thực phẩm, lắp ráp diện tử. Một đặc điểm quan trọng về cơ cấu ngành công nghiệp Hà Nội là: các tổ hợp san xuất ngoài quốc doanh rất phát triển, các cơ sở sản xuất này đều nằm trong khu đông dân cư. Cơ cấu công nghiệp Hà Nội chủ yếu tập trung vào các ngành sau: Nhóm ngành cơ khí: bao gồm cơ khí chế tạo máy, lắp ráp ô tô, xe máy, kỹ thuật điện và sản xuất sản phẩm kim loại. Nhóm ngành công nghiệp và điện tử: ngành công nghiệp ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất mạnh đến hiện đại hoá toàn ngành công nghiệp Hà Nội. Nhóm ngành hoá chất, sơn: là nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường lớn nhất đồng thời cũng là ngành sản xuất đa dạng. Các cơ sở chính là sơn, xà phòng, cao su, hoá học… ngoài ra còn có nhiều cơ sở sản xuất đan xen nhau. Nhóm ngành công nghiệp giấy và bột giấy: bao gồm các cơ sở chế biến và tái chế giấy trong đó kể cả các cơ sở sản xuất giấy vệ sinh và giấy dó. Nhóm ngành dệt, da, nhuộm: trong tổng số sản phẩm làm ra có hơn 80% xuất ra khỏi địa bàn Hà Nội. Nhóm ngành chế biến lương thực và thực phẩm đã dang và sẽ giữ vị trí quan trọng. Hiện nay, các mặt hàng đồ uống, bánh kẹo thực phẩm ăn liền đang chiếm lĩnh thị trường. Các ngành công nghiệp khác bao gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng. Công nghiệp sản xuất sản phẩm hoá mỹ phẩm. Công nghiệp sành sứ, thuỷ tinh. Công nghiệp chế biến gỗ. 2.1.2.Tình hình phát triển công nghiệp ở thủ đô Hà Nội: II.2. Hiện trạng hoạt động và phát sinh chất thải của một số ngành công nghiệp ở Hà Nội. 2.2.1. Khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh hiện nay: Theo kết quả điều tra đánh giá của Công ty Môi trường Đô thị và Trung tâm kỹ thuật môi trường Đô thị và công nghiệp - Đại học Xây dựng Hà Nội (năm 1998) cho thấy, khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh hiện tại của Hà Nội vào khoảng 51.170 tấn/ năm. Như vậy, theo dự đoán của URENCO sẽ có khoảng 70% tổng lượng chất thải công nghiệp nằm trong diện kiểm soát đặc biệt được thu gom. Bảng II.1: Số liệu lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn Tp Hà Nội trong năm 2000. (Đơn vị: tấn/năm) TT Ngành công ngiệp Số nhà máy được điều tra Tổng lượng chất thải (tấn/năm ) Chất thải độc hại (tấn/năm ) 1 Cơ khí 36 12.788 6.701 2 Hóa chất 32 13.228 8.466 3 Dệt và nhuộm 31 10.023 4.470 4 Điện và điện tử 9 2.400 1.956 5 Chế biến thực phẩm 29 10.763 2.917 6 Thuốc lá 1 55 29 7 Gỗ và chế tạo gỗ 4 2.150 590 8 Dược phẩm 5 37 34 9 Kính 3 7.000 280 10 In và làm phim 5 150 63 11 Thuộc da 7 2.373 820 12 Xà phòng, các chất tẩy rửa 2 1.800 620 Tổng cộng 168 62.767 26.946 Nguồn: Tài liệu tham luận hội nghị quản lý chất thải nguy hại các tỉnh phía Bắc Bảng II.2: Ước tính lượng rác thải công nghiệp đặc biệt được kiểm soát trong tương lai.(Đơn vị : tấn/năm). TT Ngành Công nghiệp Năm 1997 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tỷ lệ % (CTNH/CT) 1 Cơ khí luyện kim 8.632 (4.523) 12.788 (6.701) 47.407 (24.841) 175.735 (92.085) 52,4 % 2 Điện, điện tử 1.620 (1.320) 2.400 (1.956) 8.897 (7.251) 32.978 (26.877) 81,5% 3 Hoá chất 8.929 (5.715) 13.228 (8.466) 49.085 (31.414) 181.850 (116.384) 64,0% 4 Lương thực, thực phẩm 7.264 (1.969) 10.763 (2.917) 39.902 (10.813) 147.912 (40.084) 27,1% 5 Dệt, da, nhuộm 6.765 (3.017) 10.023 (4.470) 37.156 (16.572) 137.740 (61.432) 44,6% 6 Các ngành khác 17.810 (2.974) 26.383 (4.406) 97.818 (16.336) 362.626 (60.559) 16,7% Tổng lượng chất thải CN 51.020 75.588 280.221 1.038.841 Tổng lượng chất thải Nguy hại (19.518) (28.916) (107.227) (397.420) Nguồn: Báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị Thành phố Hà Nội. Bảng II.3: Lượng chất thải theo các ngành công nghiệp ở Hà Nội. Ngành công nghiệp Số nhà máy được điều tra Tổng lượng chất thải (tấn/năm) Chất thải độc hại (tấn/năm) Tỷ lệ % Cơ khí 36 8.632 4.524 52,4 Hoá chất 32 8.929 5.716 64,0 Dệt và nhuộm 31 6.915 3.021 43,7 Điện và điện tử 9 1.620 1.320 81,5 Chế biến thực phẩm 29 7.264 1.969 27,1 Thuốc lá 1 55 29 52,7 Gỗ và chế tạo gỗ 4 2.150 590 27,4 Dược phẩm 5 37 34 91,9 Kính 3 7.000 280 4,0 In và làm phim 5 150 63 42,0 Thuộc da 7 2.373 820 34,6 Xà phòng và các chất tẩy rửa 2 1.800 620 34,4 Tổng cộng 168 51.170 19.570 38,2 Nguồn: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải CN Hà Nội- 1998 2.2.2.Thành phần các loại chất thải công nghiệp chủ yếu Thành phần các loại rác thải công nghiệp chủ yếu được nêu qua các bảng dưới đây: Bảng II.4a: Thành phần chất thải công nghiệp Hà Nội.(Đơn vị: tấn/năm) TT Loại chất thải Đặc tính CN cơ khí CN hoá chất Dệt nhuộm Điện, điện tử Chế biến tphẩm Tổng 1 Chất thải có PCB Độc hại 0,0 0,0 0,0 100,4 0,0 100,4 2 Bã thải có kim loại nặng 2511,9 348,2 744,2 296,5 0,0 3900,8 3 Các dung môi chứa halogen Độc hại 0,0 0,0 865,9 0,0 0,0 865,9 4 Các dung môi không chứa halogen Độc hại 0,0 1571,5 0,0 0,0 0,0 1571,5 5 Chất thải từ thuốc BVTV Độc hại 0,0 1151,8 0,0 0,0 0,0 1151,8 6 Bã thải có hợp chất hữu cơ Độc hại 0,0 1812,6 0,0 0,0 0,0 1812,6 7 Phẩm màu và hương liệu Độc hại 0,0 0,0 0,0 0,0 14,5 14,5 8 Sơn và keo dính Độc hại 0,0 696,5 0,0 0,0 0,0 696,5 9 Nhựa Độc hại 0,0 0,0 0,0 751,7 0,0 751,7 10 Các dung môi và Ag Độc hại 0,0 0,0 0,0 14,6 0,0 14,6 Tổng 2511,9 5580,6 1610,1 1163,2 14,5 10880,3 11 Axit và kiềm Ăn mòn 923,6 0,0 0,0 0,0 0,0 923,6 12 Các chất tẩy rửa Ăn mòn 0,0 0,0 0,0 0,0 7,3 7,3 Tổng 0,0 0,0 0,0 0,0 7,3 930,9 13 Chất thải hữu cơ Sinh học 0,0 0,0 0,0 0,0 1503,6 14 Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa Sinh học 0,0 0,0 1332.7 0,0 0,0 1332.7 Tổng 0,0 0,0 1332.7 0,0 1503,6 2836,4 15 Vải, đồ dệt Cháy 362,5 0,0 0,0 0,0 0,0 362,5 16 Lông Cháy 0,0 0,0 0,0 0,0 94,4 94,4 17 Dầu và dầu mỡ Cháy 0,0 0,0 0,0 0,0 261,5 261,5 18 Rác thải chứa dầu Cháy 725,1 0,0 0,0 0,0 0,0 725,1 19 Dầu thải Cháy 0,0 133,9 74,4 149,0 87,2 444,6 Tổng 1087,6 133,9 74,4 149,0 87,2 1888,1 Tổng lượng rác thải độc hại 4523,2 5714,6 3012,7 1312,2 1968,5 16535,7 20 Bụi và cát 0,0 0,0 0,0 0,0 2535,1 2535,1 21 Cao su 0,0 0,0 0,0 8,1 0,0 8,1 22 Tro 1812,7 0,0 2333,9 94,0 1670,7 5911,3 23 Các chất thải khác 2296,1 3098,4 1413,9 205,7 1089,6 8103,7 Tổng 4108,8 3098,4 3747,8 3078 5295,5 16558,3 Tổng 8632,0 8812,9 6765,0 1620,0 7264,0 33093,9 Nguồn:Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp Tp Hà Nội- CEETIA thực hiện. Bảng II.4b: Thành phần chất thải công nghiệp Hà Nội. (Đơn vị: tấn/năm) TT Loại chất thải Đặc tính phân loại theo URENCO CN Cơ khí CN hoá chất Dệt nhuộm Điện, điện tử Chế biến tphẩm Tổng 1 Chất thải có PCB Độc hại 0,0 0,0 0,0 0,3 0,0 0,3 2 Bã thải có kim loại nặng Độc hại 6,9 1,0 2,0 0,8 0,0 10,7 3 Các dung môi chứa halogen Độc hại 0,0 0,0 2,4 0,0 0,0 2,4 4 Các dung môi không chứa halogen Độc hại 0,0 4,3 0,0 0,0 0,0 4,3 5 Chất thải từ thuốc BVTV Độc hại 0,0 3,2 0,0 0,0 0,0 3,2 6 Bã thải có hợp chất hữu cơ Độc hại 0,0 5,0 0,0 0,0 0,0 5,0 7 Phẩm màu và hương liệu Độc hại 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8 Sơn và keo dính Độc hại 0,0 1,9 0,0 0,0 0,0 1,9 9 Nhựa Độc hại 0,0 0,0 0,0 2,1 0,0 2,1 10 Các dung môi và Ag Độc hại 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 6,9 15,3 4,4 1163,2 14,5 29,8 11 Axit và kiềm Ăn mòn 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 2,5 12 Các chất tẩy rửa Ăn mòn 0,0 0,0 0,0 0,0 7,3 7,3 Tổng 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 2,6 13 Chất thải hữu cơ Sinh học 0,0 0,0 0,0 0,0 4,1 4,1 14 Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa Sinh học 0,0 0,0 3,7 0,0 0,0 3,7 Tổng 0,0 0,0 3,7 0,0 4,1 7,8 15 Vải, đồ dệt Cháy 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 16 Lông Cháy 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3 0,3 17 Dầu và dầu mỡ Cháy 0,0 0,0 0,0 0,0 0,7 0,7 18 Rác thải chứa dầu Cháy 2,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0 19 Dầu thải Cháy 0,0 0,4 0,2 0,4 0,2 1,2 Tổng 3,0 0,4 0,2 0,4 1,2 5,2 Tổng lượng rác thải độc hại 12,4 15,7 8,3 3,6 5,4 45,3 20 Bụi và cát 0,0 0,0 0,0 0,0 6,9 6,9 21 Cao su 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 22 Tro 5,0 0,0 6,4 0,3 4,6 16,2 23 Các chất thải khác 6,3 8,5 3,9 0,6 3,0 22,2 Tổng 11,3 8,5 10,3 0,8 14,5 45,4 Tổng 23,6 24,2 18,5 4,4 19,9 90,7 II.3. Ước tính chất thải trong tương lai Lượng chất thải công nghiệp của thành phố Hà Nội phát sinh từ nay đến 2020 được thể hiện ở bảng 2.5a và bảng 2.5b. Bảng 2.5a: Ước tính lượng rác thải công nghiệp đặc biệt được kiểm soát trong tương lai.(tỷ lệ tăng 14%) Đơn vị:tấn/năm TT Loại chất thải Đặc tính 1997 (Không kể ngành CN khác) 1997 (70% ngành CN) 2000 2005 2010 2020 1 Chất thải có PCB Độc hại 100 83 124 238 459 1697 2 Chất thải có kim loại nặng Độc hại 3.901 3.238 4.797 9.236 17.782 65.923 3 Dung môi lẫn halogen Độc hại 866 719 1.065 2.050 3.947 14.634 4 Dung môi không chứa halogen Độc hại 1.572 1.304 1.932 3.721 7.164 26.559 5 Chất thải từ thuốc BVTV Độc hại 1.152 956 1.146 2.727 5.251 3,2 6 Bã thải có hợp chất hữu cơ Độc hại 11.813 1.504 2.229 4.292 8.263 30.633 7 Phẩm màu và hương liệu Độc hại 15 12 18 34 66 246 8 Sơn và keo dính Độc hại 696 579 856 1.649 3.175 11.770 9 Nhựa Độc hại 752 624 924 1.780 3.427 12.703 10 Các dung môi và Ag Độc hại 15 12 18 35 66 246 Tổng 10880 9.031 13.379 25.761 49.600 183.878 11 Axit và kiềm Ăn mòn 924 767 1.136 2.187 4.211 15.609 12 Các chất tẩy rửa Ăn mòn 7 6 9 17 33 123 Tổng 931 773 1.145 2.204 4.244 15.732 13 Chất thải hữu cơ Sinh học 1504 1.248 1.849 3.560 6.855 25.41 14 Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa Sinh học 1333 1.106 1.639 3.155 6.705 22.523 Tổng 2836 2.354 3.488 6.715 12.930 47.935 15 Vải, đồ dệt Cháy 363 301 446 858 1.653 6.127 16 Lông Cháy 94 78 116 224 430 1.596 17 Dầu và dầu mỡ Cháy 262 217 322 619 1.192 4.419 18 Rác thải chứa dầu Cháy 725 602 892 1.717 3.305 12.254 19 Dầu thải Cháy 445 369 547 1.053 2.027 7.513 Tổng 1.888 1.567 2.322 4.470 8.607 31.910 Tổng lượng chất thải độc hại 26.537 13.725 20.335 45.826 80.255 279.453 Nguồn:Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp Tp Hà Nội- CEETIA thực hiện. Bảng II.5b: Ước tính lượng rác thải công nghiệp đặc biệt được kiểm soát trong tương lai.(tỷ lệ tăng 3,2%) Đơn vị: (tấn/ngày) TT Loại chất thải Đặc tính 1997 (Không kể các ngành CN khác) 1997 (70% ngành CN) 2000 2005 2010 2015 2020 1 Chất thải có PCB Độc hại 100 83 92 107 126 162 172 2 Chất thải có kim loại nặng Độc hại 3.901 3.238 3.558 4.165 4.876 6.273 6.692 3 Dung môi lẫn halogen Độc hại 866 719 790 925 1.082 1.393 1.483 4 Dung môi không chứa halogen Độc hại 1.572 1.304 1.434 1.678 1.964 2.527 2.692 5 Chất thải từ thuốc BVTV Độc hại 1.152 956 1.051 1.230 1.440 1.852 1.973 6 Bã thải có hợp chất hữu cơ Độc hại 1.813 1.504 1.654 1.936 2.266 2.915 3.105 7 Phẩm màu và hương liệu Độc hại 15 12 13 16 18 23 25 8 Sơn và keo dính Độc hại 696 579 635 744 871 1.120 1.193 9 Nhựa Độc hại 752 624 686 803 940 1.209 1.287 10 Các dung môi và Ag Độc hại 15 12 13 16 18 23 25 Tổng 10882 9.031 9956 11.619 13.600 17.498 18.647 11 Axit và kiềm Ăn mòn 924 767 843 986 1.155 1.485 1.582 12 Các chất tẩy rửa Ăn mòn 7 6 7 8 9 12 12 Tổng 931 773 849 994 1.164 1.497 1.594 13 Chất thải hữu cơ Sinh học 1504 1.248 1.372 1.606 1.880 2.418 2.575 14 Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa Sinh học 1333 1.106 1.216 1.423 1.666 2.413 228 Tổng 4699 2.354 2.567 3.029 3.546 4.562 4.858 15 Vải, đồ dệt Cháy 363 301 331 387 453 583 621 16 Lông Cháy 94 78 86 101 118 152 162 17 Dầu và dầu mỡ Cháy 262 217 239 279 327 421 448 18 Rác thải chứa dầu Cháy 725 602 661 774 906 1.166 1.242 19 Dầu thải Cháy 445 369 406 475 556 715 761 Tổng 1.888 1.567 1.722 2.016 2.360 3.037 3.234 Tổng lượng chất thải độc hại 18.536 13.725 17.688 17.658 20.370 28.359 29.512 Nguồn:Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp Tp Hà Nội- CEETIA thực hiện. CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP CỦATHÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY. III.1. Công tác quản lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp Nguồn CTCN E Nguồn CTCN D Nguồn CTCN C Nguồn CTCN B Nguồn CTCN A GĐ 1: Phát sinh CT(sau khi đã giảm thiểu, tái sinh, tái chế và tái sử dụng ) GĐ2: Thu gom và vận chuyển Tổng lượng CTCN từ nguồn CTCN phù hợp cho xử lý Nhiệt CTCN phù hợp cho chôn lấp trực tiếp CTCN phù hợp cho xử lý Hoá/Lý GĐ 3: Xử lý và chế biến Khu xử lý Hoá/Lý/Sinh học Khu xử lý nhiệt Bãi chôn lấp CTCN GĐ 4: vận chyển cặn sau xử lý Cặn rắn nguy hại Cặn tro và xỉ nguy hại Thải bỏ CT không NH Thải bỏ CT không NH GĐ 5: thải bỏ chất thải Việc quản lý chất thải công nghiệp chung được thể hiện ở sơ đồ trên. III.2. Công nghệ xử lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp Với một lượng chất thải phát sinh lớn, trong khi đó hiện nay ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung chưa có một công trình thu gom và xử lý chúng đảm bảo an toàn. Hầu hết các công trình này hoặc được lưu giữ tại các kho của các cơ sở sản xuất hoặc được đổ trộn lẫn chôn lấp cùng chất thải sinh hoạt gây tác động xấu tới môi trường, sức khoẻ con người, đồng thời ảnh hưởng đến sức đầu tư, phát triển của ngành công nghiệp tại Hà Nội. Như vậy, việc xử lý chất thải công nghiệp là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Do đó, bãi xử lý và chôn lấp chất thải công nghiệp nằm trong khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội đã được thiết kế và xây dựng (sử dụng đến năm 2020). 3.2.1.Phương án quy hoạch mặt bằng: - Vị trí: nằm về phía Bắc trong khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội. - Diện tích xử lý và chôn lấp là: 5,15 ha. Bãi chôn lấp: rộng 1,0 ha, gồm các ô dạng hào có mái che. Dự kiến chôn lấp 120.000 m3 chất thải. Khu xử lý trung gian: 4992 m2 gồm: khu vực giành làm sân lưu chứa chất thải chưa được xử lý; khu vực giành cho thiết bị tiếp nhận chất thải lỏng, chất thải rắn, lò đốt mini, thiết bị trung hoà, thiết bị ổn định hoá rắn, lưu chứa chất thải rắn đã được hoá rắn. Khu lưu chứa tạm thời: 3.840 m2. Ô chôn lấp chất thải đặc biệt: 1.280m2. Khu hành chính:1.000 m2(nhà hành chính, phòng thí ngiệm, khu tắm và vệ sinh cho nhân viên, phòng ăn trưa, nhà kho, nhà xưởng bảo dưỡng thiết bị, nhà xe và các thiết bị chuyên dụng). Kho lưu chứa chất thải chưa được xử lý: 3.840 m2. Khu nhà bảo vệ, trạm cân xe: 49 m2. Trạm rửa xe: 50 m2 Vùng đệm:7.530 m2bao gồm hàng rào, dải cây xanh, đường bao, rãnh thu gom nước mưa và nước mặt. Hệ thống đường nội bộ : 5.100 m2. Khu vực phát triển trong tương lai: 17.656m2. Khu phụ trợ. 3.2.2.Phương án thiết kế xử lý chất thải công nghiệp Phương án thu gom và vận chuyển: Hiện nay, có nhiều phương án thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp khác nhau như: Thu gom và vận chuyển bằng các xe chở rác. Thu gom và vận chuyển bằng các xe có cẩu xếp dỡ. Thu gom và vận chuyển bằng hệ thống thùng rời. Thu gom và vận chuyển bằng xe tải lớn chở chất thải dạng lỏng. Thu gom và vận chuyển bằng các phương tiện khác. Mỗi cách thu gom và vận chuyển trên đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, dùng phương án thu gom và vận chuyển bằng xe container đặc biệt, xe bơm hút chân không có thể sẽ phải có cho một số khách hàng có nhu cầu vận chuyển và xử lý chất thải dạng lỏng. Các phương án xử lý trung gian: Hiện nay thường có các phương án xử lý như sau: Xử lý cơ học. Các quá trình hoá lý. Các quá trình nhiệt. Chôn lấp. Các phương án xử lý trên nói chung đều được áp dụng trong vấn đề xử lý chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, mức độ và giai đoạn áp dụng từng phương pháp là rất khác nhau. Đối chiếu với tình hình cụ thể về lượng và chất của CTCN của Hà Nội thì đã lựa chọn áp dụng thiết kế kiểu mođun cho lò đốt mini và xử lý ổn định hoá/lý làm cứng chất thải theo công thức phối trộn hiện đang áp dụng tại Trung tâm xử lý chất thải Kualiti Alam – Malaysia. Chất thải Tro lò đốt Vôi Xi măng Cát Nước 100% 20% 10% 35% 100% 65% Trong điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay, xử lý lượng chất thải bằng cách thêm phụ gia hoá rắn như với xi măng để xử lý cố định chất thải. Trong quá trình vận hành sẽ nghiên cứu từng bước để có thể dùng phương pháp thêm hoá chất trong một số trường hợp. Giai đoạn trươc mắt thì áp dụng phương án lò đốt mini dạng Môdul như (hình 1). c. Lựa chọn và thiết kế bãi chôn lấp chất thải công nghiệp: Mô hình chôn lấp: Hiện nay thường có 3 mô hình chôn lấp chính: Chôn lấp nổi. Chôn lấp chìm. Chôn lấp nửa nổi nửa chìm. Phương án thích hợp nhất đối với khu vực dự án là mô hình chôn lấp nửa nổi nửa chìm. Phương án chôn lấp: Hiện nay phổ biến 3 phương án chôn lấp : Ô chôn lấp. Hào chôn lấp. Khu chôn lấp. Xét điều kiện thực tế hiện nay cho thấy bãi chôn lấp chất thải nguy hại ở Nam Sơn có diện tích không lớn 5,15 ha dạng địa hình đồi trọc, lượng mưa hàng năm lớn, với yêu cầu đặc biệt của ô chôn lấp CTCN thực tế của Hà Nội hàng năm không nhiều nên đề xuất lựa chọn phương án hào chôn lấp có mái che và sẽ được thi công theo kiểu cuốn chiếu (hình 2). Cấu tạo của ô chôn lấp: Cấu tạo đáy và thành ô chôn lấp gồm hai lớp lót képbằng vải địa kỹ thuật(d=1 mm): cấu tạo của lớp lót kép(hình 3+4). Hệ thống thu gom nước rò rỉ (kiểm soát nước rò rỉ) (hình 5). Lớp che phủ bề mặt khu chôn lấp: đảm bảo độ dốc thoát nước mưa (hình 6) Hệ thống thu gom nước mưa và nước mặt Hệ thống cây xanh được trồng ở vùng đệm (bao quanh toàn bộ khu xử lý và chôn lấp CTCN) với bề rộng 15 m. Các hóa chất sử dụng tại bãi chôn lấp: Chế phẩm EM: khử mùi, cung cấp hệ vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải. Liều lượng phun 1m3 /ngày trên bề mặt ô chôn lấp Chế phẩm BOKASHI: thực chất là mùn rác đã phân hủy chứa hệ vi sinh vật phong phú (chủ yếu là vi sinh vật phân giải xenluloza) rắc với mật độ 0,15 kg/ngày nhằm làm tăng lượng vi sinh vật trong chất thải giúp cho quá trình phân hủy chất thải hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Dung dịch thuốc diệt ruồi muỗi được phun nhằm vệ sinh bãi. Những vẫn đề kỹ thuật đang gặp phải trong quá trình vận hành bãi chôn lấp: Việc xử lý nước rác chưa đạt hiệu quả mong muốn, vẫn còn tồn tại một lượng lớn nước rác chưa được xử lý. Quá trình thu hồi và xử lý khí ga chưa được chủ động thực hiện đồng bộ nên còn tạo ra nhiều lượng khí CH4 gây hiệu ứng nhà kính. Thành phần đất phủ bãi rất dính (chủ yếu là đất sét khai thác tại chỗ), gây khó khăn cho các phương tiện ra vào bãi đặt biệt là vào những ngày mưa. Hệ thống đường nội bộ chưa được nâng cấp bê tông hoá, dẫn đến lầy lội và tắc bãi. Người bới nhặt rác phần lớn chưa có ý thức giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường, dẫn đến chất thải được phát tán và gây mất vệ sinh một cách rất đáng tiếc. III.4. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn công nghịêp ở Hà Nội. 3.4.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với từng khu công nghiệp ở Hà Nội Hai kỹ thuật chính được sử dụng là giảm chất thải tại nguồn và tuần hoàn lại. a. Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn: Giảm chất thải tại nguồn được hiểu là lượng nước thải hoặc độc tính của nước thải được giảm xuống. Quá trình giảm thiểu phải được thực hiện trước khi thực hiện các phương án tuần hoàn và xử lý. Các biện pháp giảm thiểu chất thải bao gồm: Duy trì chế đọ làm việc tốt, nâng cao nưng lực quản lý, bảo dưỡng thiết bị. Thay đổi công nghệ. Thay đổi nguyên liệu. Thay đổi sản phẩmbằng cách thay đổi cấu trúc (thành phần của sản phẩm) hoặc thiết kế lại sản phẩm. * Duy trì chế độ làm việc tốt: Duy trì chế độ làm việc đúng là một biện pháp có tính quy trình hành chính và có thể sử dụng để giảm thiểu chất thải. Biện pháp này có tác động trực tiếp của người lao động và nó sẽ có ngay hiệu quả nếu tăng cường công tác quản lý. Có thể thực hiện đúng chế độ làm việc với chi phí rất thấp và có thể áp dụng biện pháp này ở quy mô nhà máy từ khâu sản xuất đến bảo dưỡng, cung cấp nguyên liệu và giữ snả phẩm. Các hoạt động cuẩ giải pháp này như sau: Đào tạo khen thưởng cho mọi người tích cực và có khả năng tham gia vào chương trình giảm chất thaỉ. Ngăn chặn mất mát, thất thoát nguyên liệu, giảm tới mức tối đa chất thải bằng cách ngăn ngừa rò rỉ, thất thoát qua đường ống thiết bị. Không để chất thải nguy hại lẫn với chất thải không nguy hại. * Thay đổi công nghệ: Thay đổi công nghệ thường dẫn đến thay đổi quy trình và thiết bị nhằm giảm chất thải. Các thay đổi công nghệ được định nghĩa ở đây là sự tự thay đổi nhỏ có thể thực hiện ngay trong vài ngày với chi phí thấp tới sự thay thế hẳn các quá trình sản xuất với đầu tư lớn. Các thay đổi công nghệ này bao gồm các thay đổi sau: Thay đổi quy trình sản xuất. Thay đổi thiết bị, lắp đặt, đường ống. Thực hiện tự động hoá. Thay đổi các chế độ vận hành như: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, thời gian lưu. * Thay đổi nguyên liệu: Việc thay đổi nguyên liệu nhằm mục đích giảm thiểu hoặc chấm dứt hẳn việc sử dụng hoá chất nguy hại vào các quá trình sản xuất. Ngoài ra, thay đổi nguyên liệu còn ngăn ngừa việc hình thành các chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất. Thay đổi nguyên liệu bao gồm: tinh chế nguyên liệu và thay thế nguyên liệu. * Thay đổi sản phẩm: Các thay đổi về sản phẩm được thực hiện nhằm mục đích giảm chất thải do quá trình sản xuất gây ra. Các thay đổi về sản xuất bao gồm: Thay đổi cấu trúc (thành phần của sản phẩm). Thay đổi sản phẩm khác. Thay thế sản phẩm khác. Thiết kế lại sản phẩm. * Sử dụng và sử dụng lại: Sử dụng hoặc sử dụng lại là việc đưa lại chất thải vào làm vật liệu cho quá trình sản xuất chính để thay thế một nguyên liệu ban đầu hoặc cho một quy trình sản xuất khác như một nguyên liêụ sản xuất. * Tái chế chất thải: Tái chế là quá trình thu hồi vật liệu có giá trị từ các chất thải. Các kỹ thuật tái chế cần đảm bảo cho việc sử dụng lại ngay tại nhà máy hoặc tại một cơ sở khác. (ĐƯA THÊM BIỆN GIẢM THIỂU CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY CỤ THỂ ) b.Thực hiện xã hội hoá công tác xử lý chất thải rắn công nghiệp: c.Xử lý chất thải rắn công nghiệp: Phương pháp đốt: Phương pháp chôn: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (11).doc
Tài liệu liên quan