Chuyên đề Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại (trường hợp: ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương)

Với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm và duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái là một chỉ số rất quan trọng của một nền kinh tế, nhất là nền kinh tế mở và hội nhập cao như Việt Nam. Qua đó có thể thấy việc xác định một tỷ giá hợp lý là yếu tố cốt lõi cho phát triển nền kinh tế của một đất nước. Quốc gia nào lựa chọn được một cơ chế điều hành tỷ giá đúng đắn thì quốc gia đó đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững ít bị những cú sốc do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc xác định tỷ giá hợp lý, nhưng việc thực hiện các đường lối còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tỷ giá cần được xác lập “rổ ngoại tệ” thay vì neo giữ đồng nột tệ với một ngoại tệ mạnh nào đó để tránh được tác động từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Thị trường ngoại hối diễn biến phức tạp, tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào cố định và khó dự đoán đã tạo ra không ít cơ hội cũng như rủi ro cho các nhà kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH đã đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của NH, nhưng đồng thời các nhà kinh doanh cũng gặp khá nhiều rủi ro từ sự biến động của tỷ giá gây ra.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại (trường hợp: ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại hối bằng 0 thì gọi là trạng thái ngoại hối cân bằng. Biến động tỷ giá Mức lãi/lỗ đối với ngoại tệ (i) = Trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ (i) x Mức biến động tỷ giá của ngoại tệ (i) Nếu Ngân hàng duy trì một trạng thái ngoại hối ròng với bất cứ loại ngoại tệ nào thì khi tỷ giá đồng tiền này biến động tăng (giảm) càng lớn thì khả năng thu được lãi (lỗ) càng lớn. Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ được tính toán như sau: Trong đó: St : tỷ giá giao ngay tại thời điểm t St – 1 : tỷ giá giao ngay tại thời điểm t – 1 2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) 2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương Sự ra đời và phát triển: Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập cuối năm 1993 theo quyết định số 257/QĐ – NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Kế thừa truyền thống và kinh nghiệm trong 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Từ năm 2007 đến nay OceanBank đã có bước phát triển mạnh mẽ. OceanBank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần so với năm 2006. Năm 2009, OceanBank vốn điều lệ của OceanBank tăng lên 2000 tỷ đồng và tháng 1/2009, tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam – Petrovietnam trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của OceanBank. Năm 2010, OceanBank dự kiến tăng vốn điều lệ của OceanBank lên 3.000 – 4.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồng vào năm 2013. Hoạt động Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh, OceanBank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Với tổng tài sản tính đến cuối năm 2007 đạt 13.680 tỷ đồng, OceanBank đã đạt mức lợi nhuận trước thuế cả năm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, OceanBank đảm bảo kế hoạch về chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập... Tính riêng tổng tài sản, năm 2008, OceanBank đã đạt 14.091 nghìn tỷ. Kết thúc năm 2009, tổng tài sản của OceanBank đạt trên 33.000 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch; lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch. OceanBank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại như Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn…OceanBank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ...OceanBank đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân với đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…Dịch vụ Thẻ, Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking…là bước đột phá trong công nghệ thanh toán của OceanBank. Năm 2009, OceanBank có bước phát triển mới về hoạt động thanh toán, đặc biệt là mảng thanh toán quốc tế, OceanBank đã  kết nối hệ thống SWIFT, trở thành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 65 ngân hàng lớn trên thế giới. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyết tâm đến năm 2010 trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, OceanBank thu hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viên tài chính cao cấp, các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp trình độ quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hoá tổ chức hiện đại với hiệu quả tổng thể. Tính đến hết tháng 12/2009, OceanBank đã có 900 nhân viên. Dự kiến năm 2010, tổng số CBNV của OceanBank sẽ đạt mức 1500 người. Ở OceanBank, mỗi con người là tài sản, là nguồn vốn và vì vậy chúng tôi coi trọng việc chiêu mộ, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Mỗi cá nhân được lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và sự yêu thích. Phương châm của OceanBank là: Nguyên tắc linh hoạt, tự chủ công việc, thượng tôn trách nhiệm và kỷ luật chặt chẽ. Đồ thị 2.1: Cơ cấu trình độ nhân sự Oceanbank Đồ thị 2.2: Tăng trưởng nhân sự từ 2006 – 2009 Nguồn: Tổng hợp từ website của Oceanbank Hợp tác đa phương Tại OceanBank, chúng tôi nỗ lực duy trì sự tăng trưởng ổn định và toàn diện. Các hoạt động hợp tác đa phương được thúc đẩy xứng tầm với sự vươn lên mạnh mẽ của ngân hàng. OceanBank đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí Việt Nam, Công ty CP Tài chính đường thủy Việt Nam, Công ty Chuyển mạch Tài chính QG Việt Nam… để hỗ trợ kinh nghiệm, chia sẻ công nghệ cũng như hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đặc biệt, tháng 01/2009 OceanBank đã ký kết cổ đông chiến lược với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của OceanBank và ghi nhận sự hấp dẫn của thương hiệu OceanBank với các đối tác kinh tế lớn. Mạng lưới Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nên đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của OceanBank. Tín đến tháng 12/2009, OceanBank có 80 chi nhánh và phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Sài Sòn, Cà Mau. Năm 2010 OceanBank dự kiến sẽ mở thêm 10 chi nhánh và nâng số phòng giao dịch lên con số trên 100. Công nghệ Hệ thống CNTT là nền tảng cho việc tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm ngân hàng hiệu quả, các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, đồng thời là cơ sở để quản trị ngân hàng theo chuẩn mực hiện đại. Phần mềm Corebanking đi vào hoạt động giúp OceanBank trở thành ngân hàng có công nghệ cao nhất trong thời gian ngắn nhất, OceanBank cũng triển khai hệ thống cáp quang tốc độ cao kết nối toàn hệ thống. Kết nối thành công với hệ thống chuyển mạch quốc gia Banknet VN cho phép thẻ OceanBank thực hiện giao dịch tại hơn 4000 máy ATM trên toàn quốc. OceanBank đang vững chắc triển khai dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking hướng tới cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, đồng thời xây dựng hạ tầng dữ liệu Data Center an toàn, bảo mật cao. Ứng dụng CNTT là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển, đổi mới của OceanBank. 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương Năm 2007, là năm đầu tiên Oceanbank hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP đô thị, có thể coi là năm đánh dấu bước phát triển mới của Ngân hàng. Trong năm này, Oceanbank không ngừng mở rộng hoạt động bằng việc thành lập các chi nhánh mới tại các tỉnh thành phố lớn : Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Ngoài ra còn thành lập thêm 8 phòng giao dịch tại các huyện ở Hải Dương. Tháng 06/2007: Tập đoàn Đầu Tư – Ngân hàng – Tài Chính Đại Dương (OceanGroup) ra mắt với thành viên chính là Ngân hàng Đại Dương OceanBank. Đến tháng 09/2007: OceanBank phát hành kỳ phiếu VNĐ - kỳ phiếu USD. Tính đến hết năm 2007, Oceanbank đã đưa vào hoạt động 11 Phòng giao dịch tại Hà Nội, vốn điều lệ tăng lên 1000 tỷ VND gấp trên 5 lần so với năm 2006. Báo cáo kết quả kinh doanh 2007: ĐVT: VND STT CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2006 I Tổng thu nhập 470 830 899 249 46 215 238 198 II Tổng chi phí 335 544 509 724 33 108 816 508 III Lợi nhuận trước thuế 135 286 389 525 13 106 421 690 IV Thuế thu nhập doanh nghiệp 37 880 189 067 3 713 045 189 IV Lợi nhuận sau thuế 97 406 200 458 9 393 376 501 V Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định pháp luật 1 Trích lập các quỹ 2 318 360 149 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 469 668 825 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Quỹ dự phòng tài chính 939 337 650 Quỹ khác 909 353 674 2 Sử dụng các quỹ 420 191 258 50 592 000 VI Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 14 873 11 378 VII Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên 4 147 369 2 466 490 Sang năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng kinh tế giảm dần, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, lãi suất huy động vốn tăng vọt, tỉ lệ nhập siêu ở mức cao, thị trường tiền tệ còn diễn biến phức tạp chứa đựng nhiều yếu tố không ổn định. Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho Oceanbank gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo của HDQT, sự nỗ lực cố gắng của Ban điều hành và toàn bộ cán bộ, nhân viên, Ocean bank đã từng bước vượt qua được khó khăn với những chỉ tiêu khả quan. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng số dư huy động vốn đạt 8.707 tỷ đổng. Trong nguồn vốn huy động thị trường I đạt 3.541 tỷ đồng tăng 1.121 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tỷ lệ tăng 46,3%) chiếm 43,5% tổng nguồn vốn huy động. Tổng số dư nợ 6 tháng đầu năm là 5.045 tỷ đồng tăn 6,45%. Tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới 1%. Bên cạnh đó, các hoạt động của trung tâm thẻ cũng được xúc tiến cho chiến dịch marketing phát hành thẻ nội địa từ tháng 7 năm 2007. Mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn, cuối năm 2008 tổng số chi nhanh và phòng giao dịch trên toàn quốc đạt con số 70. Bước vào năm 2009, kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế của nước ta. Tuy nhiên đến quý II/2009, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã phát đi nhiều tín hiệu khả quan. Trong bối cảnh đó, Oceanbank đã xác định đúng vị trí của mình, sẵn sàng đối mặt với mọi diễn biến thị trường, gia tăng nội lực và kiên trì thực hiện các chiến lược phát triển. Tiếp tục định hướng tăng cường công tác quản trị và điều hành doanh nghiệp hiện đại nhằm đạt mục tiêu an toàn và hiệu quả cao nhất. Trong năm 2009, Oceanbank đã có bước tăng trưởng tốt. Năm 2009 ghi nhận Oceanbank có sự phát triển và lớn mạnh về quy mô mạng lưới, với việc mở thêm 5 chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động. Cũng trong năm này, Oceanbank về đích sớm với việc đạt 280 tỷ đồng lợi nhuận sau 11 tháng hoạt động, hoàn thành kế hoạch do Đại hội cổ đông thông qua. Tính đến ngày 31/12/2009 tổng tài sản của Oceanbank đạt trên 33 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch, lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, đã tạo tiền đề cơ bản để Oceanbank tiến những bước xa hơn trong các năm tới Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 ĐVT: VND STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 1.744.226.545.700 1.335.733.297.407 2 Chi phí lãi và các chi phi tương tự 1.300.430.884.433 1.270.898.218.353 I Thu nhập lãi thuần 443.795.661.267 64.835.079.054 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 44.271.016.501 5.838.616.335 4 Chi phí hoạt động dịch vụ 9.970.486.208 4.847.676.477 II Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 34.300.530.293 990.939.858 III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 12.306.195.330 2.138.018.666 IV Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (3.075.628.255) (2.833.204.116) V Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 2.458.897.278 87.960.748.979 5 Thu nhập từ hoạt động khác 43.039.022.920 3.139.728.023 6 Chi phí hoạt động khác 140.040.764 68.304.259 VI Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 42.898.982.156 3.071.423.764 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 5.367.181.385 2.139.716.864 VIII Chi phí hoạt động 197.417.838.686 91.853.130.196 IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 340.633.980.768 66.449.592.873 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 39.326.018.877 4.365.283.316 XI Tổng lợi nhuận trước thuế 301.307.961.891 62.084.309.557 7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 73.985.195.127 16.784.485.854 XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 79.985.195.127 16.784.485.954 XIII Lợi nhuận sau thuế 227.322.766.764 45.299.823.603 XIV Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.358 453 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm NHTMCP Đại Dương Thành tựu: · OceanBank đã được bình chọn là “Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Hà nội Vàng” năm 2006 Do Hội đồng khen thường - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức. · Năm 2007, OceanBank đã được chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen tới cán bộ, nhân viên đã có thành tích trong hoạt động kinh doanh, phát triển dịch vụ Ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, năm 2007. · OceanBank nhận bằng khen đã có thành tích trong hoạt động kinh doanh, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng năm 2007 theo quyết định số 252/QĐ- UBND ngày 22 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Hải Dương. · OceanBank được bình chọn là một trong 40 doanh nghiệp vinh dự nhận Cúp vàng Doanh nghiệp hội nhập và phát triển năm 2007 do Ban tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử ĐCS Việt Nam, BCT, BVH Thể thao và Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Uỷ ban Quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức. · Quyết định số 84 QĐ/UBTƯ-DNT ngày 6/10/2008 về việc tặng Bằng Khen Ngân hàng TMCP Đại Dương đạt danh hiệu “Doanh nghiệp trẻ Việt Nam xuất sắc năm 2008”. · Tháng 12/2008, OceanBank tự hào có tên trong bảng công bố xếp hạng thường niên VNR500. OceanBank   là một trong "Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam" theo mô hình của Fortune 500 được định kỳ công bố hàng năm bởi Báo điện tử Vietnamnet, dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của công ty Vietnam Report với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước. . Ngày 21/05/2009, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Mỹ Đình, Hà Nội, OceanBank đã vinh dự được trao giải thưởng “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO” Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Trung tâm UNESCO Văn hóa doanh nghiệp trao tặng. . Ngày 15/8/2009, OceanBank đã vinh dự nhận giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2009". Đây là giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh, ghi nhận và khuyến khích những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, phấn đấu xây dựng thương hiệu nhãn hiệu, hàng hoá dịch vụ có uy tín, chất lượng được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng . Ngày 10/10/2009, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Chủ tịch HĐQT OceanBank, ông Hà Văn Thắm vinh dự nhận cúp Thánh Gióng dành cho 100 Doanh nhân tiêu biểu 2009 và danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2009" do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng; . Ngày 11/10/2009, lễ trao tặng giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín" 2009 cho các Doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội. OceanBank vinh dự nằm trong top 30 doanh nghiệp chưa niêm yết có thành tích hoạt động kinh doanh xuất sắc nhất; . Ngày 26/11/2009, OceanBank tiếp tục vinh dự lọt vào Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009 và Top 100 Doanh nghiệp Tư nhân Lớn nhất Việt Nam 2009. Đây là năm thứ 2 liên tiếp OceanBank có tên trong bảng xếp hạng uy tín này. 2.2.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 2.2.3.1 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trong hơn 16 năm qua, cùng với sự phát triển của Ngân hàng thì bộ phận hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đã có những bước tăng trưởng ổn định, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối với doanh số mua bán ngoại tệ tăng đều qua các năm: Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ của Oceanbank ĐVT: triệu USD Năm Doanh số mua Doanh số bán Tổng doanh số mua bán 2007 1.629,3 1.627,2 3.256,5 2008 1.741,6 1.564,35 3.305,95 2009 1.926,18 1.921,5 3.850,68 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đại Dương Hiện nay, Oceanbank có trên 2000 khách hàng giao dịch, bao gồm cả các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Khác hàng tham gia mua bán ngoại tệ với NH gồm 4 đối tượng chính là : Ngân hàng Nhà nước, các NHTM, các chi nhánh của NH Đại Dương, các đơn vị tổ chức kinh tế và các cá nhân. Trong mối quan hệ với NHNN, NH vừa tham gia với vai trò là người bán vừa là người mua để đảm bảo trạng thái ngoại tệ trong phạm vi vốn tự có theo quy định của NHNN. Với đối tượng khách hàng là các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, phòng kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính sẽ thực hiện chức năng mua bán ngoại tệ với NHTM khác trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ và cũng đạt được mục đích kinh doanh của mình. Các chi nhanh của NH thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ với khách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình theo quy định của pháp luật trong phạm vi hoạt động của NH Đại Dương. Oceanbank thực hiện kinh doanh trên hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như : USD, EUR, GBP, SGD, JPY, AUD, CHF, … trong giao dịch thanh khoản cũng như mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng. Đồ thị 2.3 : Tỷ trọng từng loại ngoại tệ 2009 Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại hối NH Đại Dương Nhìn vào hình trên có thể thấy đồng USD chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngoại tệ khác. Hơn 80% các thanh toán, giao dịch quốc tế vẫn lựa chọn đôla Mỹ, tiếp đến là EUR và GBP. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Đại Dương DVT: Tỷ VND Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % đóng góp vào tổng lãi Số tiền % đóng góp vào tổng lãi Số tiền % đóng góp vào tổng lãi Lãi/lỗ thuần(+/-) -0,019 -0,0004 2,138 3,44 12,306 4,08 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của NH Đại Dương Qua bảng số liệu trên có thể thấy lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng theo chiều hương tăng dần. Năm 2007 là năm Ngân hàng mới chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên việc kinh doanh ngoại tệ lỗ là hơn 19 triệu VND, nhưng số tiền này không lớn chỉ chiếm 0,0004% tổng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2008, tình hình được cải thiện đáng kể, Ngân hàng đã thu được lãi trên 2 tỷ đồng, do Ngân hàng đã có những bước thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại tê, cũng như ứng phó được với khủng hoảng kinh tế. Năm 2009 chứng kiến sự thành công của việc kinh doanh ngoại tệ khi lãi thuần thu đc đạt trên 12 tỷ đồng chiếm hơn 4% tổng lợi nhuận trước thuế. Rõ ràng, việc kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng đang có những bước phát triển khả quan. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH TMCP Đại Dương Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Đối với các NHTM thì tỷ giá ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nếu tính toán sai về thời điểm kí những hợp đồng kì hạn để mua bán ngoại hối thì hậu quả là NHTM sẽ mất khả năng thanh khoản, không đủ USD để thực hiện những giao dịch khác. Mà tính thanh khoản có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Vì thế, rủi ro hay những ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng là vấn đề cần được xem xét để có những biện pháp thích hợp hạn chế ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá của Ngân hàng. Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ giá biến động khá phức tạp, khó dự đoán trước. Mức biến động diễn ra mạnh nhất là khoảng tháng 4 năm 2009, khi tỷ giá tăng đột ngột từ 17.700 VND/USD lên đến gần 20.000 VND/USD. Đồ thị 2.4: Biến động tỷ giá VND/USD 2008 – 2010 Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Chính những diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua đã gây ra rủi ro cho Ngân hàng TM nói chung và Oceanbank nói riêng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại hối mà Ngân hàng đang duy trì. Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi (lỗ) hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng là: trạng thái ngoại hối và mức độ biến động của tỷ giá. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau: Bảng 2.3 : Trạng thái ngoại hối năm từ 2007 đến năm 2009 ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoại tệ 2007 2008 2009 USD 2.591.979 5.183.200 15.255.874 EURO 389.362 873.405 3.615.323 Các loại ngoại tệ khác 259.247 648.110 3.240.505 Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại hối NH Đại Dương Như vậy trạng thái ngoại hối mà Ngân hàng nắm giữ duy trì trạng thái trường đối với các đồng ngoại tệ USD, EURO. Trạng thái ngoại hối này lại phụ thuộc vào tỷ giá các năm. Năm 2007, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên trạng thái ngoại hối tương đối thấp. Sang năm 2008, Ngân hàng có những biện pháp giảm ảnh hưởng khủng hoảng, cộng với tỷ giá ngoại tệ đều tăng, đặc biệt là tỷ giá giữa USD/VND khiến cho USD vẫn là ngoại tệ được ngân hàng nắm giữ số lượng lớn nhất trong các loại ngoại tệ. Bảng 2.4 : Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá từ 15/3/2010 đến 31/3/2010 Loại ngoại tệ TTNH 15/3/2010 (nguyên tệ) 15/3/2010 31/3/2010 Mức biến động Lãi/lỗ (VNĐ) Tuyệt đối Tương đối (%) USD 15.567.230 19.070 19.080 10 0,05 1.555.672.300 EURO 3.748.021 26.009 25.697 -312 -0,12 -1.169.382.552 JPY 981.217 208,99 202,87 -6,12 - 3,01 -6.005.048 GBP 64.457 28.795 28.892 97 0,33 6.252.329 SGD 147.453 13.591 13.580 -11 -0,08 -1.621.983 AUD 132.254 17.370 17.389 19 0,1 2.512.826 387.427.872 Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại hối NH Đại Dương Qua kết quả tính toán ta thấy đồng USD là ngoại tệ thu được nhiều lãi nhất cho ngân hàng đạt trên 1,5 tỷ đồng là do ngân hàng nắm giữ đôla với số lượng lớn, do vậy khi mức biến động chỉ là 0,05% nhưng lãi thu về là khá lớn, tuy nhiên nếu đồng đôla giảm giá Ngân hàng cũng sẽ phải chịu khoản lỗ không nhỏ. Trong khi đồng EUR lại chịu lỗ lớn nhất trên 1,1 tỷ đồng. Nguyên nhân là do cuối tháng 3 đồng EUR tuột dốc mạnh bởi những tin tức không mấy tốt đẹp từ thị trường Mỹ, khiến đồng này giảm 312 điểm, với tỷ lệ mất giá tương ứng là 3,01%. Như vậy, nếu Ngân hàng duy trì trạng thái ròng đối với bất cứ loại ngoại tệ nào thì khi đồng tiền này biến động càng lớn thì khả năng thu được lợi nhuận (chịu khoản lỗ) cũng ngày càng lớn. Đánh giá ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của NHTM nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng sinh lời cho NH. Thực tế cho thấy để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì nhà kinh doanh phải tạo ra trạng thái ngoại hối mở và tỷ giá biến động. Cũng giống như các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh ngoại tệ chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn cần biết để có những biện pháp phòng tránh và ngăn chặn. Muốn tránh được hoàn toàn rủi ro do tỷ giá thì nhà kinh doanh chỉ có thể không tiến hành bất cứ giao dịch ngoại hối nào bằng cách tiến hành đóng trạng thái ngoại hối bằng các giao dịch đối ứng (offsetting transactions) để làm cân bằng trạng thái. Tuy nhiên, là Dealer việc tạo ra trạng thái ngoại hối và hy vọng tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho công việc hàng ngày của anh ta. Vấn đề đặt ra là: tỷ giá biến động thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi trở nên thường xuyên và vô cùng hấp dẫn. Điều cần chú ý là lãi/lỗ trong kinh doanh ngoại hối có thể phát sinh cùng với quy mô biến động tỷ giá, trong khi đó tỷ giá biến động là không giới hạn nên có thể làm cho lãi/lỗ phát sinh là rất lớn. Điều này buộc Ngân hàng phải có một cơ chế quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách chặt chẽ. Chương 3 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NHTM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HIỆN NAY Thị trường ngoại hối nước ta có thể đánh giá một cách tổng quát là đang phát triển theo hướng tự do hóa, để từng bước liên thông với thế giới, nhưng thực sự chưa ổn định. Đúng như nhận định của Thống đốc NHNN trong giải trình trước Quốc hội vừa qua : “Từ năm 2007 đến nay, thị trường tiền tệ - ngoại hối nước ta diễn biến khá phức tạp” Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Tùy thuộc vào tính chất và quy mô hoạt động, mỗi NH lại có mức độ rủi ro tỷ giá khác nhau. Phần lớn hoạt động kinh doanh ngoại tệ là để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Oceanbank thực hiện giao dịch tự doanh là chủ yếu, tập trung vào các đồng tiền mạnh, dễ chuyển đổi như: USD, GBP, EUR, … Sự có mặt của nghiệp vụ tự doanh đặt ra yêu cầu NH phải xây dựng và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với mức độ rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của mình. Nếu không có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về rủi ro tỷ giá là rất lớn. “Tiềm ẩn” là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bất lợi. Khi thị trường có nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới được hiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến. Do đó để ứng phó với biến động của tỷ giá, Ngân hàng cần phải quản lý những rủi ro mà tỷ giá đem lại bằng nhiều biện pháp và công cụ. 3.1 GIẢI PHÁP TỔNG THỂ 3.1.1. Giải pháp về tổ chức và nhân sự 3.1.1.1 Điều chỉnh lại chức năng của từng bộ phận của Phòng kinh doanh tiền tệ một cách hợp lý. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – Ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xóa bỏ các hạn chế đối với hoạt động NH. Do đó, để cạnh tranh được với các Ngân hàng “ngoại”, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ và qua đó cũng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá NH nên tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại hối theo mô hình chuẩn quốc tế. Bộ phận kinh doanh ngoại hối bao gồm: Các nhà kinh doanh ngoại tệ là những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó. Thông thường bộ phần này gồm hai nhân viên kinh doanh chính: + Nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (Dealer) có nhiệm vụ sau: Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá cần thiết. Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của NH, tức là hỗ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá. Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình. + Nhà kinh doanh ngoại hối chịu hoàn toàn về một vị thế của NH (Trader) sẽ có nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi về yết giá của các Dealer. Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao. Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng. 3.1.1.2 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý. Một cán bộ kinh doanh ngoại tệ giỏi cần có trình độ nghiệp vụ kinh doanh và nghiên cứu thị trường chặt chẽ, năng động nhạy bén, quyết đoán và bản lĩnh, có khả năng phân tích đánh giá xu hướng biến động thị trường và có đạo đức kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng phải đảm bảo chất lượng đào tạo, công tác quản trị nhân viên về nghiệp vụ, ngoại ngữ. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để có cơ sở nòng cốt cho sự phát triển. Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn cho nhân viên kinh doanh ngoại tệ đồng thời hỗ trợ phòng nghiên cứu và phân tích dự báo. NH cũng cần quan tâm đến chế độ khen thưởng đói với các cán bộ kinh doanh giỏi, mức thưởng gắn liền với lợi nhuận đạt được nhằm khuyến khích các cán bộ kinh doanh ngoại tệ ngày càng phát huy hơn khả năng tinh thần trách nhiệm của mình. 3.1.2. Trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ kinh doanh ngoại tệ. Hiện nay, NH đã được trang bị các thiết bị rất hiện đại, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho tất cả các giao dịch viên kinh doanh ngoại hối, điều này gây khó khăn trong việc giao dịch thị trường, phân tích, nghiên cứu, đặc biệt khi có biến động mạnh về tỷ giá trên thị trường. Hướng tới mô hình sàn giao dịch (Trading Room), tiêu chuẩn với sáu “position”, để phù hợp trong tình hình kinh doanh mới trong thị trường ngoại tệ luôn biến động đòi hỏi trình độ công nghệ thông tin phải hiện đại, cập nhật được thông tin thị trường một cách nhanh nhậy và chính xác. NH nên tăng cường đầu tư thêm trang bị lại hệ thống nhận và giao dịch để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và bắt kịp trình độ kinh doanh hiện đại. NH cũng cần đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán quốc tế. Vì hoạt động này diễn ra thuận lợi cũng góp phần phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển. 3.1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể Nghiệp vụ KDNT cũng cần có hoạch định, chiến lược rõ ràng kể cả thị trường trong và ngoài nước. Sự biến động tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định, đôi khi dao động chỉ vì một tn đồn hay long tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, Chính phủ. Tuy vậy, sự bống động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của Quốc gia. Chính vì thế, NH cần xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh toàn diện, hợp lý trong từng giai đoạn. 3.2 GIẢI PHÁP NGHIỆP VỤ 3.2.1 Quản lý ảnh hưởng biến động tỷ giá bằng công cụ hạn mức 3.2.1.1. Quy định hạn mức giao dịch đối với từng ngân hàng và từng giao dịch viên. Để hạn chế tổn thất trong kinh doanh ngoại tệ, Oceanbank cần quy định hạn mức giao dịch (Forex lines) với từng ngân hàng tùy thuộc vào uy tín, mức độ thiết lập quan hệ giữa Oceanbank với NH đó. Vì tỷ giá trên thị trường biến động từng giờ, từng phút nên việc kinh doanh gặp khá nhiều rủi ro. Việc các giao dịch viên đôi khi cũng đưa ra quyết định mua bán đúng đắn hoàn toàn có thể xảy ra, vì vậy NH cần quy định tổng mức giao dịch cho từng giao dịch viên (tùy theo kinh nghiệm và khả năng kinh doanh). Điều này vừa giúp các giao dịch viên tự chủ trong kinh doanh, đồng thời có trách nhiệm với khoản đầu tư và hạn chế tới mức thấp nhất khoản lỗ của từng giao dịch viên. 3.2.1.2. Quy định hạn mức lỗ khi giao dịch Là mức lỗ tối đa khi giao dịch. Có hai loại: Mức lỗ tối đa của một giao dịch: Cơ sở để quy định các hạn mức lỗ tối đa của một giao dịch là dựa trên quy mô hoạt động của NH, tính thanh khoản của đồng tiền giao dịch, sự biến động tỷ giá của đồng tiền đó và kiến thức của nhân viên kinh doanh tiền tệ về đồng tiền giao dịch. Mức lỗ tối đa trong ngày: Hạn mức này phải được NH tuân thủ nghiêm ngặt, phải báo cáo khi hạn mức bị vượt. Cơ sở để quy định hạn mức tối đa giao dịch trong ngày là cũng dựa vào quy mô của NH. Mục đích của hạn mức này là khống chế mức lỗ của NH trong một giới hạn có thể chấp nhận được. Các hạn mức này do NH quy định và hoàn toàn mang tính chủ quan. 3.2.1.3 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro Như đã nêu trên, tổn thất dự kiến của NH trong hoạt động KDNT phụ thuộc vào hai yếu tố chính là trạng thái ngoại hối và sự biến động tỷ giá. Việc quy định về hạn mức trạng thái ngoại hối chưa phải là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu bởi trạng thái ngoại hối chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro. Sau đây chúng ta xét đến giá trị rủi ro và hạn mức rủi ro do yếu tố biến động tỷ giá gây ra. Giá trị rủi ro (value a risk) là tổn thất dự kiến của NH đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà NH có thể chấp nhận được. Trong đó: - Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền - Mức biến động tỷ giá dự tính với mức độ tin cậy 99% là: ln: Hàm lô-ga-rit tự nhiên Ei : Tỷ giá vào thời điểm i Ei – 1: Tỷ giá vào thời điểm i – 1 Khi tính xi cần lấy tỷ giá trong 90 ngày làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 là mẫu đủ lớn để ước tính sự biến động của tỷ giá. = số trung bình của xi n = 90 (90 tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục) 2,5 là độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự tính (mức độ tin cậy là 99%) 3.2.2 Sử dụng hệ thống đánh giá lỗ lãi Hệ thống này giúp giao dịch viên nhận thấy các khoản lãi/lỗ trong từng giao dịch để nhanh chóng điều chỉnh hướng đầu tư một cách hợp lý và cấp lãnh đạo có ý kiến chỉ đạo kịp thời, tránh tổn thất xảy ra trong khi KDNT. 3.2.3 Sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hợp lý để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái và tăng lợi nhuận. NH có thể vừa hạn chế rủi ro tỷ giá, vừa kiếm được lợi nhuận thông qua sự biến động tương đối giữa các ngoại tệ với nhau. Đôla Mỹ luôn chiếm phần lớn trong tài sản của NH, dựa vào đó có thể giảm bớt rủi ro của các ngoại tệ khác khi có sự biến động tương đối giữa đôla Mỹ thông qua cac nghiệp vụ như : Arbitrage, phòng ngừa rủi ro, đầu cơ, mua bán kỳ hạn, … Giải pháp sử dụng nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn Trong sự lựa chọn nào đó NH có thể chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro của mình bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm nghĩa là ngân hàng sẽ bán ngoại tệ để nhận lại nội tê. Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm, mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn 1 năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biế để nhận nội tệ. Việc giao nhận giữa ngoại tệ và nội tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách kỳ hạn số ngoại tệ dự tính thu được từ một tỷ giá đã xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã tránh được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó đảm bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ. Nghiệp vụ kỳ hạn giao dịch rất phổ biến trên thị trường giao dịch OTC, do đó thỏa mãn được hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, mà chủ yêu là các ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu. Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai Thay vì sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn, NH có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở tổ chức. Cần phải xác định số lượng hợp đồng mà ngân hàng phải bán là số lượng mà sao co lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai này để bù đắp mọi thua lỗ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ. Có hai trường hợp: Mức thay đổi giá trị tương lại của nội tệ và ngoại tệ được dự tính bằng mức thay đổi giá trị giao ngay của nội tệ và ngoại tệ sau thời gian 1 năm. Nghĩa là, sự thay đổi tỷ giá giao ngay và giao tương lai có mối quan hệ hoàn hảo với nhau, tức là rủi ro cơ bản bằng 0. Tỷ giá giao ngay và giao tương lai được dự tính là thay đổi cùng chiều (cùng tăng hoặc cùng giảm), nhưng mức độ thay đổi khác nhau, tức là tồn tại rủi ro cơ bản. Trong nhiều trường hợp, thị trường tương lai không cho phép ngân hàng áp dụng hợp đồng dài hạn 1 năm để bảo hiểm khoản tín dụng có kỳ hạn một năm. Vì vậy, ngân hàng phải áp dụng phương pháp giao dịch trên thị trường tương lai và tăng sự không chắc chắn về giá trong các hợp đồng tiếp theo. 3.2.4. Tăng cường khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá. Vì vậy các kỹ thuật dự báo tỷ giá là rất cần thiết đối với NH và qua đó có thể giúp cho NH phòng ngừa được rủi ro tỷ giá, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh ngoại tệ để thu được lợi nhuận cao. Tỷ giá không biến động một cách cố định và đều đặn mà thường diễn biến khá phức tạp, bị ngắt quãng, khó đoán trước. Tuy nhiên, điều cơ bản vẫn là thái độ của thị trường. Do đó, cán bộ kinh doanh ngoại tệ của Oceanbank cần quan tâm đến công tác dự báo để hạn chế những tổn thất trong quá trình đặt lệnh mua bán, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ. Công cụ chủ yếu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay là phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật giúp cho nhà kinh doanh dự đoán được xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và trả lời cho hai câu hỏi hiện nay như thế nào và biến động trong quá khứ ra sao. Giá là kết quả cuối cùng của diễn biến cung và cầu. Còn để biết được xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn và trời cho câu hỏi tại sao lại có sự biến động giá đó thì NH nên sử dụng phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản là dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với tỷ giá hối đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với tác động lịch sử của chúng đối với tỷ giá. Phân tích cơ bản có thể hỗ trợ cho phân tích kỹ thuật mà NH đang áp dụng hiện nay, giúp cho NH có được cái nhìn tổng quá hơn về xu hướng biến động của tỷ giá để từ đó NH có thể đưa ra quyết định chính xác hơn. 3.2.5 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn khác như mua bán quyền chọn, … Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính chất đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Giúp cho NH chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái. Phải có định hướng kế hoạch để tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của NH ra thị trường nước ngoài. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực, đồng thời nghiên cứu triển khai việc thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, … Mở rộng thị trường sẽ giúp cho NH đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, mặt khác sẽ góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận từng bước phát triển và hội nhập với NH Quốc tế. 3.2.6 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm soát, kiềm chế, thậm chí phải chấp nhận rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tố dựa trên cơ sở quản lý rủi ro hiệu quả. NH không thể không tập trung về vấn đề quản trị rủi ro khi muốn đạt tối đa lợi nhuận và đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho NH. Vì thế NH cần xây dựng một chương trình quản lý rủi ro. 3.2.6.1 Xác định hạn mức rủi ro. Trong những năm gần đây, vốn điều lệ của NH liên tục tăng với tốc độ cao. Riêng năm 2007 vốn điều lệ tăng gấp 5,6 lần so với năm 2006 đạt 1000 tỷ đồng. Đồ thị 3.1 Vốn điều lệ của NH Đại Dương từ 2006 – 2010* Nguồn: Website của NHĐD (* : dự kiến) Vốn điều lệ của NH liên tục tăng có nghĩa là quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển cùng nhịp độ phát triển của toàn NH thì định kỳ hàng năm hội đồng quản trị nên xem xét và thông qua các hạn mức, thay đổi các hạn mức cho phù hợp với mục tiêu đề ra từng năm. Cụ thể phải đạt tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 20 tỷ đồng năm 2010. Để đạt được tốc độ tăng như kế hoạch đề ra cần phải có sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ nhân viên phòng kinh doanh ngoại hối, cũng như phòng thanh toán quốc tế. Bên cạnh sự nỗ lực trên NH có thể linh hoạt thay đổi các hạn mức, hạn mức nên thay đổi là hạn mức giao dịch ngày vì rủi ro ít hơn. NH nên thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày như sau: Bảng 3.1 : Hạn mức giao dịch ngày đề nghị ĐVT: đồng Cặp ngoại tệ Hạn mức cũ Hạn mức đề nghị GBP/USD 1.000.000 1.200.000 EUR/USD 1.000.000 1.200.000 JPY/USD 1.000.000 2.000.000 AUD/USD 1.000.000 800.000 CAD/USD 1.000.000 800.000 CHF/USD 1.000.000 800.000 SGB/USD 1.000.000 800.000 THB/USD 1.000.000 800.000 Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại hối NHĐD và mức đề nghị từ tác giả 3.2.6.2 Đánh giá rủi ro Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động KDNT, NH nên đánh giá định kỳ rủi ro. Quy định đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. Nhận biết rủi ro: Là bước đầu tiên trong chương trình quản trị rủi ro. Để quản trị rủi ro hiệu quả cần phải nhận biết và xác định rủi ro đối với loại ngoại tệ nào, đặc biệt là ngoại tệ gây tổn thất đáng kể đối với NH. Sự nhận biết này thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của NH. Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến ở trên có thể thấy đồng USD, EUR, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa kinh doanh với các loại ngoại tệ này thì rủi ro sẽ cao hơn so với các loại ngoại tệ khác và vì thế nếu thuận lợi thì lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn. Định lượng rủi ro: là bước tiếp theo định lượng rủi ro, dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà NH đề ra. Theo dõi rủi ro: Sau khi đã đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định, tránh trường hợp tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, NH nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản lý tốt trạng thái mở cửa của chúng. Kiểm soát rủi ro: Để kiểm soát rủi ro của NH đạt hiệu quả lớn thì NH nên kiểm tra đột xuất bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hàng đúng hạn mức mà NH đề ra. 3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 3.3.1 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhân tố tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả. Tỷ giá hình thành theo hai cấp, là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với phí bán lẻ của Ngân hàng. Đổi với các nước phát triển, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả với doanh số chiếm trên 85% trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này vào khoảng 20%, khá thấp do đó thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu trong giao dịch khiến cho tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho cả nền kinh tế. Vì vậy, để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả NHNN cần cải cách thị trường liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỷ giá Swap, Forward phải sát hơn với thị trường thực tế. Điều này giúp cho NH có đủ nguồn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng khi nhu cầu nhập khẩu tăng quá cao, nhất là vào dịp cuối năm. NHNN cần tham gia tích cực hơn nữa với vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối, là đơn vị hướng dẫn điều tiết, tạo điều kiện cho NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường này. NHNN phải can thiệp kịp thời với quy mô thích hợp nhằm giúp cho thị trường hoạt động một cách thông suốt. Nếu NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp chậm hoặc không thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè, ngóng đợi khiến cho thị trường rơi vào trầm lắng, kích thích đầu cơ tạo ra áp lực lên tỷ giá. Ngoài ra thì việc hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ,…cũng cần được xem xét. 3.3.2 Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ. Cùng với việc kiểm soát chặt chẽ luồng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, NHNN còn áp dụng chính sách quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM nhằm mục đích giảm rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối, đồng thời qua đó NHNN có thể quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại tệ của từng NHTM, kiểm soát các hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, góp phần lành mạnh thị trường ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch quốc tế. Hiện nay, các quy định của NHNN về trạng thái ngoại tệ còn nặng về tư tưởng phòng chống găm giữ,đầu cơ ngoại tệ là chính mà chưa quan tâm đến nhu cầu khách quan của NHTM cũng như Doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy NHNN cần xem xét thay đổi cách quy định trạng thái ngoại tệ theo hướng nới rộng “giới hạn trạng thái ngoại tệ” cho phù hợp với nhu cầu thực tế của các NHTM, tạo điều kiện để thị trường ngoại tệ hoạt động thông suốt và hiệu quả, nhằm bôi trơn và thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. NHNN đóng vai trò là người cuối cùng trong hoạt động, can thiệp thị trường khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thị trường liên ngân hàng đóng băng, ngoại tệ khan hiếm, NHNN sẽ dùng quỹ này để can thiệp. Khi thị trường ổn định, NHNN sẽ mua vào để tăng trạng thái ngoại tệ. Do đó NHNN cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ. Thêm vào đó, cũng phải có một tỷ lệ dự trữ hợp lý nhằm giảm chi phí cho khoản vốn không sinh lời ở mức thấp nhất có thể. NHNN cần tính toán đến hệ số rủi ro và môi trường kinh tế để đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức phù hợp hơn. Có như vậy, mới thúc đẩy hoạt động đáp ứng nhu cầu cần vốn của doanh nghiệp. 3.3.3 Hình thành công ty môi giới ngoại hối Cũng giống như các thị trường khác, công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại ngoại hối. Khi mà thị trường ngoại hối Việt Nam đang trong quá trình phát triển, các phương tiện giao dịch chưa hiện đại thì sự hình thành của các công ty môi giới sẽ có vai trò quan trọng trong việc chắp nối cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Trong thời gian qua, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động “lúc trầm” “lúc bổng” ngoài một số nguyên nhân cố hữu về cơ chế tỷ giá, vai trò can thiệp của NHNN, tình trạng găm giữ ngoại tệ và phương tiện giao dịch còn lạc hậu … thì việc thiếu các công ty môi giới cũng được xem là nguyên nhân của tình trạng trên. Với vai trò trung gian, các công ty môi giới sẽ tạo điều kiện để NHTM có nhu cầu bán gặp gỡ giao dịch với NH có nhu cầu mua và ngược lại. Các công ty sẽ thu lợi nhuận bằng các khoản phí dịch vụ môi giới từ cả hai bên đối tác tham gia vào giao dịch mua-bán ngoại tệ. Giao dịch qua các công ty môi giới sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với giao dịch trực tiếp: Nhu cầu mua bán được truyền đi rộng khắp với tốc độ xử lý nhanh chóng. Ngân hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ không phải xưng danh, do đó giữ được bí mật kinh doanh của mình. Giá cả cạnh tranh Có thể áp dụng cho cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn Vì vậy, cần có các biện pháp khuyến khích, cấp phép cho một vài công ty môi giới ngoại hối hoạt động trên thị trường ngoại hối Việt Nam. 3.3.4. Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập thị trường thế giới Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu sắc, là thành viên của các tổ chức Quốc tế cũng như khu vực cùng với các cam kết mở cửa thị trường Tài chính tiền tệ, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào thị trường ngoại hối thế giới. Với những đặc điểm riêng có: thời gian hoạt động 24/24 giờ/ngày, phạm vi hoạt động trên toàn cầu, phục vụ cho tất cả các nhu cầu mua bán chuyển đổi các loại ngoại tệ khác nhau, thị trường ngoại hối đã khiến người ta nghĩ ngay đến tính Quốc tế. Vì vậy, để bôi trơn đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động kinh tế đối ngoại trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, thì thị trường Việt Nam cần xây dựng một nền Tài chính vững chắc để phát triển hội nhập hơn nữa vào thị trường ngoại hối Quốc tế nói riêng và thị trường Tài chính Quốc tế nói chung. KẾT LUẬN Với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm và duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái là một chỉ số rất quan trọng của một nền kinh tế, nhất là nền kinh tế mở và hội nhập cao như Việt Nam. Qua đó có thể thấy việc xác định một tỷ giá hợp lý là yếu tố cốt lõi cho phát triển nền kinh tế của một đất nước. Quốc gia nào lựa chọn được một cơ chế điều hành tỷ giá đúng đắn thì quốc gia đó đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững ít bị những cú sốc do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc xác định tỷ giá hợp lý, nhưng việc thực hiện các đường lối còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tỷ giá cần được xác lập “rổ ngoại tệ” thay vì neo giữ đồng nột tệ với một ngoại tệ mạnh nào đó để tránh được tác động từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Thị trường ngoại hối diễn biến phức tạp, tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào cố định và khó dự đoán đã tạo ra không ít cơ hội cũng như rủi ro cho các nhà kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH đã đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của NH, nhưng đồng thời các nhà kinh doanh cũng gặp khá nhiều rủi ro từ sự biến động của tỷ giá gây ra. Chính sách tỷ giá hối đoái chỉ có thể có những tác động tích cực khi nó vận hành trong khuôn khổ một mô hình phát triển phù hợp và được phối hợp đồng bộ với các chính sách và công cụ kinh tế vĩ mô khác. Em đã đưa ra một số giải pháp nhằm ứng phó với biến động tỷ giá của NH trong thời gian tới. Hy vọng việc áp dụng một cách đồng bộ và hiệu quả các chính sách của Chính phủ sẽ xác lập một tỷ giá thỏa đáng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM phát triển và hổi nhập vào nền kinh tế toàn cầu sâu và rộng hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng – Giáo trình kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản lao động-xã hội – 2004 TS. Nguyễn Thị Thư – Tỷ giá hối đoái – chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương qua thực tiễn phát triển kinh tế một số nước – NXB Chính trị Quốc gia – 2004 PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ – Tỷ giá hối đoái – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh – 1996 PGS.TS Lê Văn Tư – Tính dụng thanh toán XNK & Kinh doanh ngoại tệ - Nhà xuất bản lao động – xã hội, 2000 Luận án Thạc sĩ Trương Thu Giang – Giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh – Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Đức Hoàn – Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ 2008 – Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2008 -2009 Việt Nam và thế giới Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ sô 276 + 277, số 304 www.mof.gov.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25955.doc
Tài liệu liên quan