Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Có thể nói thành phố Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm hàng đầu không chỉ về chính trị mà còn cả về kinh tế. Cùng với những chính sách thoáng thu hút đầu tư thành phố đã và đang là nơi tập trung được sự đầu tư của rất nhiều thành phần kinh tế từ thành phần kinh tế nhà nước cho đến những thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thành phần kinh tế trong nước và có vốn đầu tư của nước ngoài. Với quan điểm phát huy nội lực là chính, coi sự đầu tư của bên ngoài là quan trọng, thời gian qua thành phố đã thu hút được một lượng vốn đầu tư từ nước ngoài là rất lớn nhưng trong cơ cấu của nó vẫn chỉ chiếm 14% cho thấy sự hoạt động có hiệu quả các thành phần kinh tế trong nước và thành phố cũng đã có những chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần này. Tuy nhiên, để có thể xứng đáng là một trung tâm hàng đầu về kinh tế thì thành phố cần phải được hiện đại hóa hơn nữa và để làm được điều này thì không thể thiếu sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà quan trọng ở đây là công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý mà họ đưa vào. Do vậy mà trong thời gian tới thành phố cần có những chính sách khuyến khích hơn nữa sự đầu tư của nước ngoài vào thành phố.

doc49 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
239 372 414 380 450 1855 2. Vốn DNNN 7415 2300 2325 1960 3286 7147 17018 3. Các TPKT ngoài NN 6776 2215 2460 2260 2341 3450 13004 - Các DN ngoài NN 5776 1142 1427 960 1241 2324 6722 Dân tự đầu tư 1000 1073 1033 1300 1750 1126 6282 II. Vốn nước ngoài 14300 6977 8824 7231 2748 1802 27582 1. Vốn FDI 13244 6655 8544 6786 2328 1596 25909 2. Vốn ODA 1056 302 240 445 420 206 1613 3. Vốn NGO - 20 240 - - - 60 * Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 I. Vốn trong nước 56,1 46,0 42,8 45,7 75,5 88,3 45,7 1. Vốn đầu tư của NN 12,5 11,1 11,8 14,1 19,4 19,6 11,7 2. Vốn DNNN 22,8 17,8 15,1 14,7 29,3 46,3 19,3 3. Các TPKT ngoài NN 20,8 17,1 15,9 16,9 26,8 22,4 14,7 II. Các TPKT ngoài NN 43,9 54,0 57,2 54,3 24,5 11,4 54,3 Phân theo thành phần kinh tế có thể thấy rõ được trong giai đoạn này tổng vốn đầu tư xã hội trong nước ngày càng được tăng lên trong khi vốn đầu tư ngoài nước thì giảm mạnh. Nếu như năm 1996 vốn đầu tư trong nước là 5954 tỷ đồng đến năm 2000 tăng lên 13625 tỷ đồng thì vốn đầu tư nước ngoài giảm tương ứng từ 8824 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 1802 tỷ đồng năm 2000. Trong hai năm 1996 và 1997 rong cơ cấu vốn đầu tư của thành phố cho thấy ưu thế vượt trội của vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng là 54,0% và 57,2% thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 1997 đã làm hco lượng vốn này giảm hẳn, đến năm 2000 tỷ trọng của nó chỉ còn 11,4%. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI đã cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào thị trường, nó giống như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế nhưng ở nơi nó vẫn còn có không ít những chất độc mà ta không thể kiểm soát nổi. Cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình khủng hoảng tiền tệ thế giới, lãnh đạo thành phố đã có sự lãnh đạo cụ thể để vực dậy tình hình đầu tư của thành phố và kết quả đạt được ở đây đã đưa nguồn vốn trong nước lên nắm vai trò chủ đạo của mình. Năm 1996 trong cơ cấu vốn trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 46% thậm chí là 42,8% vào năm 1997 nhưng đến năm 2000 tỷ trọng của nó là 88,3%. Dĩ nhiên để có được điều này thì nó có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là vịêc giảm một lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng ở đây có thể cho chúng ta thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn ở trong nước, nó là nguồn vốn mà ta có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng mà ít phụ thuộc vào bên ngoài, cần phải được coi là nguồn vốn trọng tâm cần khai thác còn nguồn vốn nước ngoài là quan trọng cần tận dụng Vốn trong nước trong giai đoạn này nổi lên vai trò của vốn nhà nước. Nguồn vốn nhà nước là nguồn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc nhà nước huy động và trực tiếp quản lý vốn. Vốn ddaauf tư của nhà nước thông qua vốn ngân sách và vốn tín dụng trong giai đoạn này tăng một cách đều đặn đã góp phần quan trọng trong vốn đầu tư của thành phố chiếm tỷ trọng 19,6% tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố năm 2000. Nguồn quan trọng nấht trong vốn nhà nước ở giai đoạn này là vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư, năm 2000 nó chiếm tỷ trọng 46,3% tổng vốn đầu tư xã hội, dĩ nhiên là thành phố hải có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ thì mới được như thế nhưng đã đóng góp lớn vào sự hoàn thành về đầu tư cho tăng trưởng của thành phố. Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước dần dần được nâng lên và đạt hiệu quả kinh tế cao do thành phố có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cũng như mở rộng các lĩnh vực đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và được đánh giá là nguồn vốn đầu tư có vị trí chiến lược đối với sự tăng trưởng bền vững kinh tế của thành phố, là nguồn vốn mà có thể chủ động hơn trong việc huy động và nó mới chính là nội lực của nền kinh tế trong nước. Nhìn chung trong giai đoạn này tổng lượng vốn đầu tư xã hội của thành phố Hà Nội là ít thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính nhưng có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu của vốn đầu tư và nổi lên vai trò của nguồn vốn trong nước, đó là kết quả của những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư của lãnh đạo thành phố nhưng trong đó tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước là rất lớn và hạn chế. ở đây là sự thiếu hiệu quả trong nguồn vốnd dầu tư do có nhiều ưu đãi cũng như sức ỳ của nguồn vốn. Giai đoạn tiếp theo thành phố cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phục vụ cho mục itêu tăng trưởng của nguồn vốn. II. tình hình huy động vốn đầu tư của thành phố Hà Nội những năm từ 2001-2003 Trong ba năm 2001-2003 thành phố Hà Nội đã thu hút được 65205 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội đạt mức 21735 tỷ đồng/năm, so với thời kỳ 1996-2000 mỗi năm thành phố thu hút được hơn 8071 tỷ đồng so với thời kỳ trước. Trong 3 năm vừa qua nền kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ trước dể bước vào thời kỳ phục hồi và tăng trưởng hứa hẹn một giai đoạn mới đối với đầu tư của thành phố. Năm 2003 vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội là 24.900 tỷ đồng, là năm có lượng vốn đầu tư lớn nhất trong thời gian qua tăng 2715 tỷ đồng so với năm 2002 thể hiện một bước đột phát về vốn đầu tư của thành phố do những chính sách về đầu tư của thành phố đã đem lại hiệu quả và hứa hẹn tốt trong thời gian sắp đến. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện chia theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 Tổng vốn đầu tư xã hội 18120 22185 24900 I- Vốn trong nước 15870 19010 21400 Vốn đầu tư của nhà nước 3270 4661 510 a) Vốn ngân sách 2820 4017 4500 + Vốn NS trung ương 1396 2330 2346 + Vốn NS địa phương 1424 1687 2154 b. Vốn tín dụng đầu tư 450 624 600 2. Vốn DNNN 8180 8469 9200 3. Vốn của các TPKT ngoài NN 4420 4862 7050 a. Các DN ngoài nhà nước 3120 3432 5500 b. Dân tự đầu tư 1300 1430 1550 II. Vốn nước ngoài 2250 3175 3500 1. Vốn FDI 1925 2556 2800 2. Vốn ODA 325 619 700 3. Vốn NGO - - - Cơ cấu đầu tư xã hội (%) 100 100 100 I. Vốn trong nước 87,6 85,7 85,9 1. Vốn đầu tư của nhà nước 18,0 21,0 20,5 a. Vốn ngân sách 15,6 18,1 18,1 b. Vốn tín dụng đầu tư 2,5 2,9 2,4 2. Vốn DNNN 45,1 38,2 36,9 3. Vốn của các TPKT ngoài nhà nước 24,4 26,5 28,3 a. Các DN ngoài nhà nước 17,2 20,1 22,1 b. Dân tự đầu tư 7,2 6,4 6,2 II. Vốn nước ngoài 12,4 14,3 14,1 Trong ba năm vừa qua, trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện thì vốn trong nước có giảm xuống so với năm 2000 do vốn đầu tư từ nước ngoài vào thành phố đang dần được phục hồi nhưng vốn trong nước vẫn nắm vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng khoảng 86% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội. Trong ba năm tổng vốn đầu tư trong nước đạt 56.280 tỷ đồng bình quân là 18.790 tỷ đồng/năm. Trong nguồn vốn đầu tư trogn nước thì vốn đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2001 là 20,5 nhưng là nguồn vốn có vait rò rất quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu của vốn đầu tư. Thời gian qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh cũng như cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần vào thu hút vốn đầu tư, trong ba năm thành phố đã chi ra 13031 tỷ đồng cho đầu tư của thành phố và đây là sự chuẩn bị cần thiết trong thời gian sắp đến. Các doanh nghiệp nhà nước lâu nay vẫn nhận được sự ưu ái lớn của nhà nước và đã thể hiện được vai trò của mình khi tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong ba năm qua là 25.849 tỷ đồng, bình quân 816 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ít đem lại hiệu quả trong đầu tư so với vốn đầu tư của các khu vực khác, điều này thể hiện rất rõ khi năm 2001 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 45,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố trong khi tỷ trọng này chỉ còn 36,9% vào năm 2003. Điều này là tất yếu khi các doanh nghiệp nhà nước nhận được rất nhiều ưu đãi chính sách làm hạn chế sự năng động, chủ động trong công việc và gây ra tình trạng ỷ lại vào trên. Thời gian sắp đến thành phố cần có những chính sách cũng như những cơ chế để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế kể cả trong nước và ngoài nước cũng như doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh. Bởi vì vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã chứng tỏ được khả năng của mình khi đạt mức tăng trưởng lên đến hơn 24%, nếu có được một môi trường đầu tư thuận lợi và công bằng thì với hiệu quả vượt trội như thế thì đây có thể coi là nguồn vốn đầu tư có tính chất chiến lược phục vụ cho tăng trưởng của thành phố trong thời gian sắp đến. Trong ba năm tổng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước là 16332 tỷ đồng, bình quân 5444 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng hơn 26% trong đó nổi bật lên vai trò của các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm đến gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đang là thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả, ngày càng đóng góp lớn vào vốn đầu tư của thành phố với những đồng vốn năng dộng và hiệu quả. Cần coi đây là nguồn vốn có tính chất chiến lược cho tăng trưởng của thành phố. Cùng với công cuộc hiện đại hóa của thành phố, nguồn vốn đàu tư nước ngoài có thể coi là một đóng góp quan trọng không thể thiếu và để óc thể tận dụng được nguồn vốn này thành phố đã có những chính sách rất cụ thể trong ưu đãi đầu tư đối với người nước ngoài và dần dần nguồn vốn này đang cho thấy những dấu hiệu khả quan về sự phục hồi khi ngỳa càng có nhiều nhà đầu tư muốn bỏ vốn vào thành phố. Trong ba năm tổng vốn đầu tư từ nước ngoài vào thành phố là 8925 tỷ đồng, một con số vẫn chưa phải là nhiều khi nó chỉ chiếm tỷ trọng gần 13,5% trong cơ cấu về vốn đầu tư xã hội nhưng nếu như năm 2001 nguồn vốn này là 2250 tỷ đồng thì năm 2003 tăng lên 3500 tỷ đồng gấp hơn 1,5 lần có thể cho thấy thành phố đang là điểm quan tâm của các nhà đầu tư ngoài nước, cần tận dụng những lợi thế có được của thành phố để thu hút nguồn vốn này. Tổng vốn đầu tư xã hội chia theo ngành kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 Tổng vốn đầu tư 18120 22185 24900 1. Nông lâm nghiệp 245 387 450 2. Công nghiệp - xây dựng 6837 8385 9750 3. Dịch vụ 11038 13413 14700 Tỷ trọng (%) 100 100 100 1. Nông lâm nghiệp 1,4 1,7 1,8 2. Công nghiệp - xây dựng 37,7 38,8 39,2 3. Dịch vụ 60,9 59,5 59 Trong ba năm tổng vốn đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp là 1082 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn trong cơ cấu đầu tư, năm 2001 chiếm tỷ trọng 1,2%, năm 2002 là 1,7% và năm 2003 là 1,8%. Đúng ra thì theo xu thế chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển thì cơ cấu ngành nông lâm nghiệp phải giảm xuống nhưng hiện nay đất nước đang bước qua thời kỳ quá độ mà điểm xuất phát của nền kinh tế là nông nghiệp, thành phố cần đầu tư vào cơ giới hóa, hiện địa hóa trong nông nghiệp tạo nền móng vững chắc cho nền kinh tế thành phố và do đó mà nguồn vốn đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp có phần tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu do nhu cầu cơ giới hóa trong nông nghiệp của thành phố. Trong cơ cấu ngành kinh tế còn có ngành công nghiệp- xây dựng tăng lên trong những năm vừa qua và chiếm tỷ trọng đến gần 39%, riêng năm 2003 là 39,2% thể hiện công nghiệp - xây dựng của thành phố đang giai đoạn tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng là 24972 tỷ đồng, bình quân là 8324 tỷ đồng/năm. Thành phố đã và đang hình thành cho mình những ngành công nghiệp mũi nhọn làm đầu tầu tăng trưởng của thành phố kéo tốc độ tăng trưởng của thành phố đi lên và có sức lan tỏa sang các vùng khác góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả vùng. Những ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố đã được xác định và cần có sự chuẩn bị đầu tư lớn do yêu cầu về công nghệ hiện đại cần có sự tham gia rộng lớn của các thành phần kinh tế và cũng cần có những thành phần chính sách hợp lý của thành phố. Ngành dịch vụ của thành phố trong thời gian qua là ngành có tỷ trọng giảm dần theo thời gian đó là bởi vì thành phố chưa có đầu tư đúng mức cho những ngành dịch vụ chất lượng cao trong khi những ngành dịch vụ khác đang ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của mình cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn nữa khi nền kinh tế đang dần chuyển dịch sang cơ cấu dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp. Nền kinh tế thành phố đang được đầu tư theo hướng cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2001-2003 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 1,4-1,9% tổng số vốn đầu tư xã hội còn phần lớn được tập tủng ở hai lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội (hệ số ICOR) theo ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000-2003 như sau: Nội dung TH 2000 TH 2001 TH 2002 TH 2003 Tổng vốn đầu tư (tỷ) 154,27 245 387 450 1. Nông lâm - thủy sản 195 6832 8387 9750 2. Công nghiệp - xây dựng 5388 11038 13413 14700 3. Dịch vụ 9852 14120 22185 24900 Hệ số ICOR (lần) 3,75 4,31 4,46 3,86 1. Nông lâm - thủy sản 4,64 2,49 7,04 7,76 2. Công nghiệp - xây dựng 3,99 4,57 3,17 2,42 3. Dịch vụ 3,18 4,09 5,91 6,23 Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do thời gian qua khu vực nông nghiệp mất dần đất để mở mang các khu đô thị cho sản xuất công nghiệp từ 300-400 ha/năm, nguồn tăng trưởng dựa trên tiềm năng đất đai của ngành trồng trọt giảm dần chủ yếu chuyển sang tập tủng đầu tư phát triển các loại cây trồng có giá trị cao (hoa, quả, rau sạch, cây thực phẩm có giá trị cao), phát triển chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ trong nông nghiệp. Trong khu vực công nghiệp và dịch vụ cũng chủ yếu đầu tư có sự lựa chọn theo chủ đầu tư tập trung cho các công trình có chất lượng cao, dịch vụ cao, công nghệ cao có khả năng cạnh tranh: chuyển dần những ngành, lĩnh vực gây ô nhiễm, độc hại, cần sử dụng nhiều lao động ra khỏi nội thành hoặc chuyển sang tỉnh khác. Xu hướng đầu tư đồng bộ, theo mục tiêu đem lại hiệu quả lâu dài nhưng bước đầu tư ban đầu khá cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Chương III Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội đến năm 2010. I.Những thuận lợi và khó khăn của thành phố Hà Nội trong việc huy động vốn đầu tư Cùng với cả nước thành phố Hà Nội đang từng bước chuẩn bị một cách chủ động cho tiến trình hôị nhập khu vực và thế giới .Đầu tư được đánh giá là khâu chuẩn bị quan trọng trong tiến hành hội nhập .Để cho việc huy động vốn đầu tư vào thành phố đạt hiệu quả chúng ta cần có một cái nhìn đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn của thành phố . 1. Thuận lợi - Tình hình chính trị của thành phố ổn định ,thời gian qua nền kinh tế thủ đô tiếp tục vượt qua khủng hoảng bước đầu phát triển với nhịp độ khá ,bình quân khoảng 9,7%/năm cao khoảng 1,5 lần so với cả nước ,đầu tư nước ngoài và trong cả nước dần dần dược hồi phục và phát triẻn . - Các chính sách của nhà nước ,các biện pháp của thành phố tạo điều kiện đẩy mạnh việc hoạt động và sử dụng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế .Thực hiện nghị quyết 15NA/Tw của bộ chính trị và pháp lệnh thủ đô đã và đang tạo điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển thủ đô. - Là nơi tập trung của các cơ quan trung ương như bộ tài chính ,bộ kế hoạch đầu tư ,ngân hàng nhà nước ,quỹ đầu tư phát triển .Nên thành phố thường xuyên được chỉ đạo và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ,đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng . - Hiện nay hệ thống kế hoạch và đầu tư của thành phố đã được tăng cường và củng cố để đảm đương nhiệm vụ được giao. Với những thuận lợi trên thời gian sắp tới hứa hẹn thành phố sẽ là điểm đến của các chủ đầu tư cả trong và ngoài nước, thành phố cần chuẩn bị cho tốt về quy hoạch đầu tư cũng như thấm định đầu tư để tận dụng những thuận lợicủa thành phố . 2. Khó khăn - Bên cạnh những thuận lợi mà thành phố có được thì cũng có không ít những khó khăn thách thức mà thành phố gặp phải ,những khó khăn có thể kể đến như: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tuy tăng khá nhưng chưa ổn định nên ảnh hưởng đến khả năng tạo nguồn thu nhập nhằm tập trung cho đầu tư phát triển . -Yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho phù hợp với chuyển dịchcơ cấu kinh tế được thực hiện nhanh và chưa có hiệu quả rõ rệt ,đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản xuất và dịch vụ.-Một số cơ chế chính sách, văn bản phục vụ công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu bổ sung và sửa đổi. ở đâu cũng vậy ,trong mọi lĩnh vực đều xuất hiện những thuận lợi và khó khăn của riêng nó. Vấn đề là thành phố phải làm thế nào đó để phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn để đạt kết quả tốt nhất. II. Quan điểm và phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư. Để có thể phát huy hiệu quả những thuận lợi và hạn chế những khó khăn thành phố cần phải có những quan điểm và phương hướng cế đầu tư .việc huy động vốn là để đưa vào đầu tư và kết quả của việc huy động là lượng vốn dược đua vào đầu tư.Sẽ là thiếu sốt khi chỉ đưa ra quan điểm và phương hướng huy động vốn đầu tư trong đề tài này và em xin được trình bẩyc về quan điểm và phương hướng sử dụng vốn đầu tư. 1. Quan điểm huy động và sử dụng vốn đầu tư 1.1. Quan điểm phát huy nội lực là chính, huy động các nguồn vốn bên ngoài là quan trọng Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng ,cỉa tiến công nghệ ,giải quyết việc làm cho người lao động , thu hút ngoại tệ.Nhưng càng về sau nó càng xuất hiện nhiều bất cập và vai trò của nó khôn còn được như trước nưã . Nguồn vốn trong nước của ta đang được tích lũy ngày càng nhiều do thu nhập của người dân ngày càng tăng và lượng ngoại tệ ở nước ngoài chuyển về. Hoạt động đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đang ngày càng hiệu quả và dần khẳng định được vị trí của mình , đây là nguồn vốn mà chúng ta có thể chủ động được trong việc huy động và sử dụng .Phát huy nội lực là để hạn chế những tác động xấu do vốn đầu tư nước ngoài mang lại và chủ động hơn trong đầu tư nhưng chúng ta vẫn đánh gía cao vai trò của vốn đầu tư nước ngoài. 1.2. Quan điểm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư. Quan điểm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư đã được lãnh đạo thành phố quán triệt từ lâu và thực tế cho thấy đã đem lại kết quả rất lớn cho đầu tư của thành phố.Với những mục tiêu của thành phố về tăng trưởng kinh tế ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,xây dựng cơ sở hạ tầng ,giải quyết các vấn đề xã hội.Thành phố cần có sự tham gia đầu tư của mọi thành phần kinh tế cả trong nước và ngoài nước.Quan điểm này vẫn dựa trên quan điểm phát huy nội lực là chính. 1.3. Quan điểm đầu tư tập trung có trọng điểm. Trước kia đã có thời kỳ nước ta đầu tư một cách giàn trải không tập trung và đã không đạt hiệu quả .Khi bước chân vào nền kinh tế thị trường ,để có thể cạnh tranh được để tồn tại và phát triển thì cần phải phát huy tối đa các lợi thế của mình. Quan điểm đầu tư tập trung ,có trọng điểm của thành phố là để phát huy các nghành ,các lĩnh vực ,các mặt hàng lợi thế của thành phố cũng như để hỗ trợ phát triển ,phát triển những nghành chủ chốt có tốc độ tăng trưởng cao để kéo theo sự tăng trưởng của các nghành lĩnh vực khác . 2. Phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư . Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước. Vị thế ấy tạo ra thế mạnh rất lớn trong việc thu hút mọi tiềm năng từ bên trong và bên ngoài nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội thành phố. Việc thu hút vốn đầu tư và đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Sử dụng đồng vốn với hiệu suất cao thì huy động vốn sẽ không còn là vấn đề nan giải. Chính vì vậy mỗi nguồn vốn huy động được đầu tư vào đâu, với hình thức nào cho phù hợp nhằm bảo đảm vừa phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, vừa tạo ra sức hấp dẫn mới để nguồn vốn tiếp tục tăng lên là yêu cầu hàng đầu của Hà Nội. xác định đúng đắn phương hướng đầu tư là một trong những đòi hỏi nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH thủ đô Hà Nội cần khai thác nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp thoát nước, hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đầu tư vào một số lĩnh vực xã hội quan trọng như giáo dục, đào tạo nghề, y tế... nhưng cũng tập trung chủ yếu cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (lĩnh vực này dành cho các nguồn vốn đầu tư khác), khi thấy thật cần thiết mới đầu tư như với hình thức liên doanh, cổ phần là chủ yếu. Công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách thành phố tiếp tục được tập trung theo hướng: - Thực hiện đầu có trọng điểm, tập trung bao gồm cả về nguồn vốn và phương thức chỉ đạo. Đặc biệt chú ý tiếp tục tập trung vào 9 cụm công trình trọng điểm và 10 chương trình công tác của thành ủy đề ra, tập trung kêu gọi ODA để phát triển hạ tầng đô thị. - Hỗ trợ một phần để phát triển các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả đầu tư có chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung vào những sản phẩm mũi nhọn, các ngành dịch vụ chất lượng cao. - Tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát huy các tiềm năng, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thủ đô ưu tiên phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng đô thị và nhằm mục đích mở rộng hợp tác, liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh thành phố lân cận. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách thông qua sử dụng đúc mục tiêu, đảm bảo các nguyên tắc và cơ cấu đầu tư theo kế hoạch, tránh lãng phí, thực hiện tiết kiệm, các nguồn lực tập trung cho đầu tư có hiệu quả. Nguồn vốn tư nhân, các doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là nguồn FDI) nên dành chủ yếu cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực sự nghiệp có thu. Biện pháp để vừa hướng dẫn, vừa tạo lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư là xây dựng cơ sở hạ tầng tốt và có các chính sách quản lý vĩ mô thông thoáng và nhất quán. Ngoài ra, cần tạo các điều kiện có liên quan đến kinh doanh như: tạo được đội ngũ lao động có tri thức, tay nghề và văn hóa, các dịch vụ tư vấn, khoa học kỹ thuật mạnh... Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy chỉ sau hai mươi năm thực hiện đường lối phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, thì số doanh nghiệp tăng từ 0,5 triệu lên 7 triệu doanh nghiệp và chiếm gần 40% công nghiệp cả nước, nhưng nhà nước không cần có đầu tư trực tiếp mà chỉ bằng chính sách quản lý vĩ mô có sức hấp dẫn, có hệ thống tư vấn về thị trường, khoa học công nghệ tốt và đào tạo đội ngũ lao động kịp thời. Đối với Hà Nội, để huy động được các nguồn vốn đầu tư từ tư nhân và vốn nước ngoài, việc xây dựng chính sách và kết cấu hạ tầng kỹ thuật là hai vấn đề phải quan tâm nhiều hơn. Nhất là các chính sách về đất đai, về thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức thực thi pháp luật. Định hướng các ngành nghề tự do hóa kinh doanh, những ngành nghề hạn chế và những ngành nghề không được phép kinh doanh, đồng thời cũng cần có quy hoạch phát triển cụ thể trước hết là các khu công nghiệp, có vậy người đầu tư mới yên tâm và có kế hoạhc kinh doanh lâu dài. Cần có nhận thức đầy đủ và cố gắng nhiều trên hướng này bởi vì vấn đề này có liên quan đến nhiều yếu tố khác như cơ chế, chính sách, đường lối của cả nước. Vấn đề sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, suy cho cùng cũng là biện pháp tăng vốn đầu tư. Thực tế Hà Nội trong những năm gần đây, mức đầu tư hàng năm chưa cao. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp, năm 1997 đầu tư cho khu vực doanh nghiệp troang nước gần 605 tỷ đồng, năm 1998 khoảng 600 tỷ đồng, trong đó vón từ ngân sách chiếm 14%, từ các chủ sở hữu 17,5% vốn vay trên 60%, từ các nguồn vốn khác trên 8%. Mức đầu tư này chỉ bằng 1/3 ở thành phố Hồ Chí Minh và cho thấy nguồn vốn từ sở hữu của các chủ doanh nghiệp còn thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay trong khi hiệu suất sử dụng vốn chưa cao dẫn đến tình trạng hoạt động đầu tư không lâu bền. Biện pháp sử dụng vốn đầu tư đảm bảo có tính hiệu quả và vững chắc, trước hết phải đảm bảo đầu tư đúng mục đích và đầu tư phát triển nhanh cho cơ sở hạ tầng tập trung cho đổi mới thiết bị công nghệ và đồng bộ dây chuyền sản xuất nhằm khai thác triệt để nguồn vốn hiện có. Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất mới cần thận trọng, tránh khuynh hướng coi trọng phát triển bề rộng, ngành nào cũng phải có và phải lớn. Hà nội trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến tích cực trong cơ cấu đầu tư, riêng khu vực doanh nghiệp công nghiệp trong nước giai đoạn 1997-1999 tỷ lệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đạt tới 38% cho đồng bộ dây chuyền sản xuất gồm 21% song cho mở rộng năng lực sản xuất gần 40% vẫn là một tỷ lệ hơi cao. Để có được nguồn vốn mạnh cho đầu tư đổi với Hà Nội không thể chỉ dựa vào một nguồn vốn nào mà phải huy động tất cả các nguồn thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong và ngòai Hà Nội. Trước mắt cần coi trọng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển các cơ sở dịch vụ có tầm cỡ quốc tế, phát triển các ngành có công nghệ kỹ thuật cao và công nghệ chế biến phục vụ tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu. Hiện tại Hà Nội có tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài cao (công nghiệp 46%, thương mại, khách sạn, nhà hàng 22%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh và so với tiềm năng của Hà Nội. Nguồn quan trọng có ý nghĩa chiến lược là từ các thành phần kinh tế dân doanh trong nước (kể cả các tỉnh và thành phố khác), cần coi đây là nguồn quan trọng lâu dài đối với Hà Nội. Hiện tại thì nguồn vốn này mới chiếm 7% trong ngành công nghiệp (thấp so với tỷ trọng chung của cả nước là 8%). Tuy nhiên đây là nguồn có nhiều tiềm năng, nhưng để huy động được nó thì cần có chính sách phù hợp, bảo đảm và khuyến khích về lợi ích kinh doanh đối với chủ đầu tư. * Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng lấy từ các nguồn: + Trích từ nguồn ngân sách. + Vốn đầu tư trung ương. + Huy động ld công ích, một phần vốn của dân. + Nguồn vốn ODA Tỷ lệ dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đến 2010 nên vào khoảng 30-35% tổng nguồn vốn. * Đầu tư cho phát triển sản xuất cần được tăng cường và sử dụng các nguồn vốn sau: + Trích từ GDP (phần chủ yếu là nguồn tích lũy của dân và doanh nghiệp). + Từ nguồn vốn tích lũy có từ trước của dân. + Từ vốn vay tín dụng + Vốn của các doanh nghiệp trung ương và ngoài Hà Nội. + Nguồn vốn FDI và một phần vốn ODA. Cho cả thời kỳ quy hoạch nên dành tỷ lệ khoảng 65-70% tổng khả năng nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất. III. Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội 1. Nâng cao tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ ngân sách. Đầu tư từ ngân sách là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng vốn đầu tư. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạhc, pháp luật, đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, bảo đảm theo định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. 1.1. Ngân sách trung ương Chức năng chủ yếu của vốn đầu tư từ ngân sách trung ương phục vụ chủ yếu cho các lĩnh vực sau đây: + Nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường giao thông, bến cảnh, sân bay, hệ thống thông tin... nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, nhất là trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sự đồng đều về cơ hội trong phát triển của mọi thành viên trong xã hội. + Đầu tư một số ngành then chốt, đảm bảo sự điều tiết của nhà nước trong khu vực kinh tế quốc doanh, công trình liên quan đến an ninh quốc phòng. + Điều chỉnh lại mất cân đối đầu tư giữa các vùng, nhất là vùng đang còn khó khăn. Việc thu hút vốn đầu tư từ ngân sách trung ương phụ thuộc rất lớn và chính sách cũng như nguồn nhân sách ở trên. 1.1.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư từ trung ương a. Hình thành nguồn đầu tư trong ngân sách Hiện nay nguồn đầu tư phát triển trong ngân sách còn quá ít so với tổng số vốn hiện có, chúng ta còn chi thường xuyên quá nhiều lên đến 70% NSNN, trong khi đó nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm khoản 10% trong ngân sách. Trong thời gian tới cần xóa bỏ một số tình trạng bao cấp trong chi ngân sách, tăng chi cho đầu tư phát triển bình quân hàng năm lên khoảng 14,6% trong tổng chi ngân sách. Hình thành quỹ đầu tư phát triển trong NSNN, quỹ này sẽ có sự quản lý điều hành chặt chẽ của một ban được thành lập riêng trong các khâu, nhất là kế hoạhc duyệt cho đầu tư phát triển... b. Hoàn thiện các công cụ thu NSNN + Tiếp tục cải tiến hệ thống thuế: với chú trương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã tham gia và là thành viên APEC và đưa chương trình hành động quốc gia để thực hiện tự do hóa thương mại, đồng thời chúng ta cũng đang xúc tiến gia nhập WTO. Đặc biệt là thành viên chính thức của ASEAN, trong đó đã ký kết hiệp định về thực hiện mậu dịch tự do ASEAN. Nội dung là áp dụng mức thuế đối với các nước thành viên từ 0-5%, doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Điều này bắt buộc chúng ta tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo từng bước để phù hợp với điều kiện hiện tại, nhất là năm 2006 đang đến gần. + Tăng cường các quy phạm pháp luật để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện đóng thuế của các doanh nghiệp và người dân tránh tình trạng trốn thuế, lận thuế. + Phí và lệ phí chỉ đóng góp khoảng 5-10% trong thu NSNN nhưng nó góp phần quan trọng trong công cuộc tái đầu tư do đó cần phải giám sát hơn nữa trong thu phí, lệ phí như phí đường, cầu, phà... tránh tình trạng thu quá cao không hiệu quả và làm thất thoát nguồn thu của nhà nước. 1.1.2. Giải pháp của thành phố để huy động ngân sách trung ương Để có thể thu hút được vốn đầu tư từ ngân sách trung ương điều quan trọng mà thành phố phải quan tâm đó là vấn đề thẩm định và phê duyệt các công trình về cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng... bởi vì vốn từ ngân sách trung ương chủ yếu phục vụ cho những lĩnh vực trên. Hiện nay vấn đề đặt ra với thành phố là vịêc giải phóng mặt bằng, làm tốt khâu giải phóng mặt bằng mới có thể gọi vốn đầu tư vào xây dựng các công trình. Thành phố đang đặt ra mục tiêu trong thời gian sắp tới giảm thiểu các phòng học 2 ca, điều này yêu cầu phải có một hệ thống các phòng học mới được xây dựng, thành phố cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng cũng như thẩm định hiệu quả để xin vốn từ ngân sách trung ương. 1.2. Ngân sách địa phương 1.2.1. Tăng tỷ lệ huy động ngân sách từ các nguồn vốn Từ năm 2000 trở lại đây nguồn vốn ngân sách thành phố dành cho đầu tư có tốc độ tăng trưởng khá do tốc độ tăng thu ngân sách (được để lại ngân sách địa phương theo tỷ lệ điều tiết và khoán thưởng vượt thu ngân sách). Để phát huy được những thuận lợi đã có ở trên, thành phố cần tăng cường chỉ đạo thực hiện một số giải pháp để huy động thêm vào nguồn thu của ngân sách như: - Tiếp tục phân cấp nguồn thu giữa cục thuế thành phố và chi cục thuế quận, huyện đảm bảo tổ chức thu đúng, thu đủ giảm tỷ lệ thất thu cho ngân sách. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đem lại sự công bằng cho các thành phần tham gia vào nền kinh tế, khuyến khích đầu tư. Thành phố cần khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng, bổ sung nguồn thu cho ngân sách (phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển làng nghề, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư...). - Khai thác nguồn lực từ giá trị quyền sử dụng đất thông qua đấu giá. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để bổ úng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố và các quận, huyện. Thực hiện giao đất có thu quyền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đáu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của luật đất đai mới thay cho hình thức giao chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển đô thị và thực hiện điều tiết theo quy định 123/2001/QĐ-UB của UBND thành phố về các nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng phát triển các khu đô thị mới trong trường hợp sau: + Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê. + Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. + Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng + Sử dụng đất thuộc quỹ đát nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. + Các trường hợp khác do Chính phủ quy định. - Phát hành trái phiếu thủ đô, trái phiếu công trình để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cho thành phố. - Việc tiến hành thu các nguồn thu vào ngân sách của thành phố là công việc của đội ngũ nhân viên ngành thuế của thành phố và để cho việc thu được nhanh chóng và hiệu quả cần phải có sự đào tạo nâng cao chuyên môn của đội ngũ trên cũng như có sự quản lý chặt chẽ để tránh sự móc nối làm thất thoát ngân sách thành phố. 1.2.2. Điều chỉnh cơ cấu chi trong ngân sách Nhìn chung thời gian vừa qua trong cơ cấu chi ngân sách của thành phố cho đầu tư xây dựng cơ bản là lớn nhưng chưa ổn định và có xu hướng giảm Bảng chi và cơ cấu chi ngân sách thành phố Hà Nội Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 I. Chi ngân sách (tỷ đồng) 1355,8 1538,7 1800,4 2822,5 2271,5 2539,9 1. Chi XDCB 464,1 439,8 470,9 684,3 742,1 481,3 2. Vốn lưu động 8,5 1,4 1,4 16,9 10,9 12 3. Chi sự nghiệp kinh tế 191,7 279,9 269,2 335,3 318,7 387,8 4. Chi sự nghiệp văn xã 317,4 427,0 514,7 721,2 621,2 444,6 5. Chi quản lý hành chính 191,7 240,8 255,4 351,1 323,8 196,5 6. Các loại chi khác 182,4 199,8 288,8 713,7 254,8 1017,7 II. Cơ cấu chi ngân sách (%) 100 100 100 100 100 100 1. Chi XDCB 34,2 28,5 26,2 24,3 32,7 18,9 2. Vốn lưu động 0,6 0,1 0,1 0,6 0,5 0,5 3. Chi sự nghiệp kinh tế 14,1 18,2 15,0 11,8 14,0 15,3 4. Chi sự nghiệp văn xã 23,4 27,8 28,6 25,5 27,3 17,5 5. Chi quản lý hành chính 14,5 15,6 14,2 12,5 14,3 7,7 6. Các loại chi khác 13,2 9,8 15,9 25,3 11,2 40,1 Trong quan điểm và phương hướng đầu tư đến năm 2010 của thành phố đã nhấn mạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đây là những khoản đầu tư mà lấy chủ yếu từ ngân sách của thành phố do vậy mà cần phải dành cho chi xây dựng cơ bản của thành phố một khoản chi ổn định hơn với tỷ trọng trong chi ngân sách của thành phố bình quân từ 32-34%. - Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của quỹ đầu tư phát triển thành phố để thực hiện tốt chức năng là tổ chức trung gian tài chính, là đầu mối huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển thành phố. 2. Huy động vốn từ các DNNN + Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích thực đối với những tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu quả và tránh lãng phí. Cần tích cực chuyển đổi một số DNNN không thiết yếu sang hình thức đa sở hữu hoặc sang các hình thức kinh tế khác như công ty TNHH, công ty cổ phần Thành phố cần có những cơ chế thuận lợi tạo điều kiện cho cổ phần hóa DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp. + Thực hiện liên doanh liên kết giữa DNN với các thành phần kinh tế khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công nghệ của những đối tác này. Song thành phố cần quan tâm đến quyền lợi của DNNN trong liên doanh. Hiện tại, hình thức liên doanh mới được triển khai với các đối tác nước ngoài, nhưng quyền lợi phía bên Việt Nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Hình thức liên doanh, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần được chú trọng trong thời gian tới. + Thành phó cần có chính sách tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, nhà nước cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm cố và quyền vay vốn của DNNN. Hiện nay, tài sản thế chấp của DNNN nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được. Thành phố nên có sự kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy được thực trạng tài sản hiện nay của các doanh nghiệp, đồng thời dành một tỷ lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điều lệ cho các DNNN tương xứng với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. + Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn từ chính bản thân doanh nghiệp bằng cách vay từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp thay vì đi vay ngắn hạn ngân hàng. Bởi vì vay ngắn hạn ngân hàng nhiều làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm sút, khả năng tự chủ về vốn thấp, ngoài ra nó còn làm giảm bớt khả năng huy động vốn từ các nguồn khác vì các chủ nguồn vốn luôn xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay. + Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp đi vay của các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Song việc vay vốn để đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, một mặt nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng là có hạn, mặt khác các DNNN thiếu những điều kiện nhất định về tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Vì vậy, thuê máy móc thiết bị đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Đây là hình thức khá mới mẻ ở nước ta đòi hỏi thành phố cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản thuê mua, khách hàng thuê mua cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho tín dụng thuê mua hoạt động. 3. Thúc đẩy nhanh các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước 3.1. Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh * Tạo “sân chơi” thống nhất đối với đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài cũng như đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh mấy năm gần đây hoạt động rất có hiệu quả, với những luật khuyến khích đầu tư trong nước ra đời và liên tục được bổ sung, trong khi luật doanh nghiệp đã bắt đầu có hiệu quả đã làm cho khu vực này hoạt động ngày càng năng động. Trong thời gian tới cần xử lý những vướng mắc liên quan đến luật khuyến khích đầu tư trong nước. + Vấn đề sử dụng đất đai, cần bảo đảm vừa sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất, vừa tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nhân dân làm ăn chân chính theo pháp luật. + Vấn đề thuế và ưu đãi tín dụng trong việc đầu tư kinh doanh phải đảm bảo công bằng, khuyến khích đầu tư theo kế hoạch, quy hoạch. Trong tương lai cần phải đồng bộ luật khuyến khích đầu tư làm thành một bộ để cùng khuyến khích cạnh tranh và bình đẳng. Việc đan xen các hình thức sở hữu trong lĩnh vực đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng các dự án sản xuất kinh doanh. Hiện nay các hình thức kinh doanh trong lĩnh vực này khá đa dạng, luật khuyến khích đầu tư mới đã áp dụng cả hình thức Công ty TNHH một thành viên, điều này đã làm cho chế độ pháp lý trong kinh doanh mở rộng hơn nhiều. Tuy nhiên, các hình thức này vẫn chưa được gọi là kinh doanh bình đẳng, nhất là vay mượn qua hệ thống ngân hàng chưa được ưu tiên như các DNNN, trong thời gian tới cần khắc phục điều này sẽ tạo thêm sự bình đẳng trong kinh doanh * Duy trì ổn định vĩ mô đi cùng với việc thực hiện chính sách bảo hộ (bằng hàng rào thuế quan và phí thuế quan) có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn, vừa giúp đỡ vừa tạo sức ép để buộc các doanh nghiệp trong nước, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đổi mới và vươn lên nâng cao sức cạnh tranh. Điều này rất quan trọng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta, đây là một bước chuẩn bị cần thiết cho các doanh nghiệp. Trong quá trình đó cần kiểm soát có kết quả tình trạng hàng nhập lậu và hàng giả. Khuyến khích mạnh mẽ mọi người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển các ngành công nghiệp thủ công và dịch vụ theo mục tiêu ưu tiên của quy hoạch bằng cách chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng. Xóa bỏ những thủ tục phiền hà trong đăng ký kinh doanh, không phân biệt người địa phương hay người khác đến đầu tư kinh doanh làm ăn. Xóa bỏ quy định về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp. Xúc tiến nhanh ivệc quy hoạch các khu vực kinh doanh trên địa bàn để cho thuê với giá ưu đãi, làm măt bằng sản xuất kinh doanh, miễn giảm thuế tối đa theo luật, các ngân hàng thương mại quốc doanh dành một khoản tín dụng thỏa đáng vào mục đích này và có chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay và bảo lãnh. 3.2. Khu vực dân cư Việc huy động vốn cũng như sử dụng nguồn vốn đó trong dân tốt thì cần phải hoàn thiện hệ thống ngân hàng bằng các phương tiện đa dạng và linh hoạt. Cần đa dạng hóa các hình thức, các công cụ, các phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi nơi, mọi chỗ đều có cơ hội thuận tiện để đưa đồng vốn tiết kiệm vào dòng chảy đầu tư. Thành phố cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân dễ dàng bỏ vốn đầu tư vì họ tin tưởng vào chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố. Cho phép mọi người có thể gửi tiền ở mọi nơi và có thể rút tiền ở bất cứ nơi nào để luân chuyển đồng vốn được dễ dàng, đặc biệt là phải phát triển và sử dụng mạnh mẽ hình thức khi thanh toán, mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Với các phương pháp như vậy sẽ thu hút được các nguồn vốn trong dân vào hệ thống ngân hàng để mọi dòng tiền luôn nằm trong dòng quay liên tục của đầu tư. Điều chỉnh một bước chính sách ruộng đất để tạo điều kiện cho quá trình hình thành các trang trại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với yêu cầu khẩn trương hoàn thành công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để khuyến khích đầu tư, cần khuyến khích và giúp đỡ nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để xóa bỏ tình trạng ruộng đất phân tán và manh mún như hiện nay. Bên cạnh việc hướng dẫn, tổ chức tốt quá trình chuyển đổi HTX cũ, cần hỗ trợ quá trình hình hành các HTX theo mô hình mới hoạt động theo luật HTX trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ, tín dụng. Đối với các HTX cũ không có đủ điều kiện chyển đổi theo quy định của luật, việc tồn tại chỉ còn là hình thức cản trở sự phát triển, cần cho giải thể và thanh lý tài sản. Tiến hành vận động và giúp đỡ các tiểu thương, tiểu chủ tự nguyện xây dựng các cơ sở kinh tế hợp tác đa dạng từ thấp đến cao, phù hợp với tài chính của từng loại hoạt động và đáp ứng thiết thực lợi ích của những người tham gia. -> Để thu hút được vốn từ khu vực dân cư, vấn đề quyết định là tạo ra môi trường đầu tư có hiệu quả và khôi phục lòng tin vào chính sách có liên quan, hạn chế và thu hẹp mức độ kinh doanh không phù hợp với mục tiêu quy hoạch. Đồng thời với quá trình ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp mới, thực hiện tốt luật khuyến khích đầu tư trong nước là một sự hỗ trợ thích đágn về các biện pháp chính sách có liên quan. Thiết lập hệ thống thông tin, kể cả thông tin về luật pháp và hỗ trợ về đào tạo nghề, tư vấn đối với các cơ quan có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Huy động vốn đầu tư nước ngoài. 4.1. Huy động vốn FDI Tiếp tục xác định rõ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chiến lược lâu dài, coi các doanh nghiệp được nước ngoài đầu tư vào là một bộ phận của nền kinh tế nước ta. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngoài vai trò là một nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế mà nó còn đưa vào đất nước những công nghệ kỹ thụât tiên tiến hiện đại. Từng bước tạo ra khuôn khổ pháp luật thống nhất và môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên đất nước Việt Nam. Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, là nơi tập tủng của các cơ quan trung ương vì vậy mà mặc dù nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là lớn nhưng cũng không thể để đầu tư một cách bừa bãi, cần xác định rõ danh mục các lĩnh vực không được phép đầu tư vào thành phố, điều này là để hạn chế các hành động đầu tư vào để phá hoại sự ổn định về kinh tế, chính trị của các thế lực thù địch, phản động và để cho hoạt động đầu tư đạt được hiệu quả theo đúng quy hoạch của thành phố. Phân loại lên danh mục các ngành nghề, khu vực với mức khuyến khích đầu tư thích hợp về thuế, lợi tức, thuế lợi tức đối với lợi nhuận tái đầu tư, tiền thuê đất, mức góp vốn và thời hạn dự án. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đặc biệt với đầu tư nước ngoài ở thủ đô như đầu tư vào côgn nghệ cao các ngành công nghệ mới: công nghệ sinh học, công nghệ laserjet, công nghệ vi điện tử... có thể áp dụng với mức thuế lợi tức 10% trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu sản xuất kinh doanh, được miễn thuế lợi tức 4 năm và giảm 50% thuế lợi tức trong 4 năm tiếp tiếp kể từ khi kinh doanh có lãi cũng như được hoàn 100% thuế lợi tức đối với phần lợi nhuận tái đầu tư. Với những ưu đãi trên thì thời gian sắp tới thành phố sẽ huy động được nhiều vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mới, thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của thành phố Thực hiện mở rộng nhiều hình thức thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác liên doanh với nước ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay thủ tục hành chính của ta còn rất nhiều rườm ra, nhiều khâu, nhiều cửa làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư cũng như sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của thành phố. Tổ chức nghiên cứu để trình ban hành bổ sung các chính sách ưu đãi thiết thực, có sức hấp dẫn cao, nhất là đối với các vùng và ngành cần dành ưu tiên như giảm hợp lý giá thuê đất, giảm thuế thu nhập đối với các chuyên gia và các nhà quản lý nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, dần dần áp dụng thống nhất các loại thuế, mức thuế trong nước, các loại giá cả dịch vụ (điện nước, bưu chính...). Cải thiện thủ tục cấp phép và đặc biệt quản lý sau phép. Sự can thiệp của bộ máy quản lý nhà nước qua việc kiểm tra, kiểm soát các mục tiêu cụ thể đã tạo ra sự băn khoăn của nhà đầu tư, gây tốn kém về thời gian và nhân lực. Để hạn chế cần hợp lý việc quản lý sau phép. Do vậy cần tăng cường kiểm tra việc này không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả đối với các ngành, các cấp, các cán bộ quản lý Nhà nước để đảm bảo tính thống nhất, phát huy hiệu lực và hiệu quả của chính sách và pháp luật của nhà nước. 4.2. Huy động vốn ODA Trong mấy năm gần đây chúng ta huy động được số vốn ODA ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong nguồn vốn ODA có 2 thành phần: + Vốn hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ không hoàn lại, dùng để hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và nhất là hỗ trợ các quy hoạch đầu tư, chuyển bị các nghiên cứu khả thi. + Vốn vay với điều kiện ưu đãi, thời hạn vay dài từ 30-40 năm, có thời gian ân hạn từ 5-10 năm đầu chỉ trả lãi mà chưa trả dần vốn gốc vay và lãi suát nói chung thấp chỉ khoảng 2-3%/năm. Vấn đề trước mắt đặt ra đối với thành phố là có kế hoạch về vốn đối ứng để có thu hút vốn ODA. Những điều kiện có đòi hỏi thành phố phải xây dựng quy hoạch đầu tư dùng vốn ODA, xây dựng danh mục gọi vốn ODA phù hợp với chiến lược chung và tận dụng được mọi đối tác, sử dụng thích hợp cho các lĩnh vực. Đồng thời quá trình tổ chức thực hiện cũng phải được quản lý chặt mới mong mang lại hiệu quả thiết thực, tránh được gánh nặng nợ nần. Thực tế cho thấy thời gian qua do tính chất của nguồn vốn là hỗ trợ nên việc sử dụng vốn ODA không đạt hiệu quả và rất lãng phí. Bên cạnh nguồn vốn ODA thì cũng có một dạng đầu tư hỗ trợ phát triển của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO), do tính chất của tổ chức mà lượng vốn đầu tư vào là ít và không đáng kể, chủ yếu là đầu tư vào các dự án hỗ trợ phát triển nhỏ lẻ nhưng ưu điểm của nó thể hiện ở mặt hiệu quả trong đồng vốn đầu tư. Đến nay nguồn vốn NGO đầu tư vào Hà Nội là rất ít, năm có năm không, nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư cho các dự án hỗ trợ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. -> Tổng hợp các khả năng huy động vốn của Hà Nội cũng như dự báo các khả năng tạo vốn trong thời gian 2001-2010 của thành phố, mức độ huy động vốn của Hà Nội được dự tính trong các thời điểm cho quy hoạch như sau: Khả năng huy động các nguồn vốn của Hà Nội đến 2010 Đơn vị: % 2001-2010 2001-2005 Tổng số 100 100 I. Vốn trong nước 63,4 61,5 1. Vốn đầu tư thuộc NSNN 16,3 17,2 2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 4,2 3,8 3. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp 37,1 35,3 4. Vốn dân đóng góp và các nguồn khác 5,8 5,2 II. Vốn nước ngoài 36,6 38,5 Ta có thể thấy được xu thế trong khả năng huy động vốn của Hà Nội đến năm 2010 quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước là phát huy nguồn nội lực, lấy nguồn vốn trong nước là chủ yếu, coi vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng. Trong cơ cấu vốn trong nước thì vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn cho thấy loại hình hoạt động này ngày càng đa dạng và đạt hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế. Kết luận Có thể nói thành phố Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm hàng đầu không chỉ về chính trị mà còn cả về kinh tế. Cùng với những chính sách thoáng thu hút đầu tư thành phố đã và đang là nơi tập trung được sự đầu tư của rất nhiều thành phần kinh tế từ thành phần kinh tế nhà nước cho đến những thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thành phần kinh tế trong nước và có vốn đầu tư của nước ngoài. Với quan điểm phát huy nội lực là chính, coi sự đầu tư của bên ngoài là quan trọng, thời gian qua thành phố đã thu hút được một lượng vốn đầu tư từ nước ngoài là rất lớn nhưng trong cơ cấu của nó vẫn chỉ chiếm 14% cho thấy sự hoạt động có hiệu quả các thành phần kinh tế trong nước và thành phố cũng đã có những chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần này. Tuy nhiên, để có thể xứng đáng là một trung tâm hàng đầu về kinh tế thì thành phố cần phải được hiện đại hóa hơn nữa và để làm được điều này thì không thể thiếu sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà quan trọng ở đây là công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý mà họ đưa vào. Do vậy mà trong thời gian tới thành phố cần có những chính sách khuyến khích hơn nữa sự đầu tư của nước ngoài vào thành phố. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua của thành phố cho thấy chính sách của thành phố là hợp lý và phát huy được hiệu quả. Để có thể phát huy tốt hơn nữa những kết quả đã đạt được thành phố cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng cả về hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, đây cũng là vấn đề mấu chốt về một môi trường đầu tư tốt, thu hút các đối tác đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT439.doc
Tài liệu liên quan