Chuyên đề Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc Bộ

Phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) thành một trong những trung tâm kinh tế giao thương quốc tế hiện đại của Vùng Bắc Bộ và cả nước, đồng thời là cửa mở ra biển chủ yếu của hai hành lang, một vành đai kinh tế. Khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực trong Khu kinh tế gồm: đóng tầu, nhiệt điện; cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; hóa dầu; công nghiệp cảng và các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng; sản xuất các thiết bị tin học, thiết bị tự động hóa; sản xuất vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật cao; lắp ráp, chế tạo thiết bị nặng; sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp, các chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, du lịch. Xây dựng khu phi thuế quan với các chính sách ưu đãi nhất. Xây dựng các khu đô thị và các khu dịch vụ công cộng hiện đại trong Khu kinh tế. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế; nâng cấp cảng Hải Phòng, xây dựng mới các cảng tại khu vực Đình Vũ. Triển khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Nâng cấp sân bay quốc tế Cát Bi. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường trong Khu kinh tế, đường ra cảng và hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước. đáp ứng yêu cầu phát triển của Khu kinh tế.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rút ra một số nhận xét như sau: Về mặt nhận thức Trung Quốc đã có nhận thức đầy đủ và toàn diện về vai trò và tầm quan trọng của biển trong sự phát triển của đất nước. Đây vừa là xu thế chung của thế giới, đồng thời cũng là do nhu cầu phát triển của bản than Trung Quốc. Tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của Trung Quốc, các nhà khoa học Trung Quốc đã khái quát lại thành một số nội dung bao gồm: Một là, biển là tài sản chung của lòai người và “lãnh thổ xanh” của quốc gia; hai là, với ý thức là không gia sống và sản xuất biển đã đóng góp ngày càng quan trọng cho việc giải quyết những sức ép về dân số và tài nguyên của đất nước; ba là, biển có thể phát triển thành các khu kinh tế và vành đai sản nghiệp xanh; bốn là khai thác biển là bộ phận hợp thành cung cấp dịch vụ không hoàn lại cho cuộc hóa giải sức ép về môi trường; sáu là khai thác biển có thể là chiến lược thay thế cho chiến lược khai thác miền tây của Trung Quốc; bảy là, biển là con đường tất yếu của sự phát triển biền vững kinh tế - xã hội quốc dân; tám là, biển là lĩnh vực quan trọng của việc giải phóng và phát triển mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả; muồi là, biển có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia,.. Do nhận thức về tầm quan trọng của biển như vậy, Trung Quốc đã xây dựng Chương trình biển thế kỷ 21 và các bản Quy hoạch phát triển kinh tế biển và KHKT biển,… Tuy các văn bản pháp quy nêu trên chưa sử dụng khái niệm chiến lược nhưng các nhà khoa học Trung Quốc đều cho rằng xét về tầm quan trọng của nó, đây đều là văn bản mang tính chiến lược. Như vậy, chiến lược biển là một chiến lược tổng thế mang tính quốc gia, bao gồm cả chính trị, ngoại giao, kinh tế quốc phòng – an ninh với một nội dung lớn bao gồm cả khai thác , bảo vệ,.. và nhất là phải có sự lien kết phát triển giữa đất liền và biển cả. Một chiến lược tổng thể với sự tham gia của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Về mặt giải pháp Như đã nêu ở trên, chiến lược là một chiến lược tổng thể có tính toàn cục và lâu dài. Vì vậy, các giải pháp mà Trung Quốc đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc khai thác, sử dụng, bảo vệ biển, .. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngòai việc đầu tư cho cơ sở hạn tầng, trang thiết bị,… Trung Quốc đã rất coi trọng đầu tư cho khoa học kỹ thật biển với phương châm và nguyên tắc rõ rang như: “Tập trung cho biển gần, mở rộng ra đại dương, nhấn mạnh điều kiện đảm bảo, hỗ trợ khai thác biển” , “gần xa kết hợp, quy hoạch như trước”. Mục tiêu là đến năm 2020. khoa học kỹ thuật biển của Trung Quốc về tổng thể đạt được của nước phát triển trung bình. Về môi trường mềm, cùng với việc coi trọng phát triển cơ sở hạ tầng (môi trường cứng), Trung Quốc còn rất tích cực tạo dựng môi trường mềm cho việc thực hiện chiến lược biển như: Xây dựng hành lang pháp lỹ, thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học về biển, đào tạo nguồn nhân lực, xuất bản sách báo chuyên về biển,,, Về mặt pháp luật, từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay Trung Quốc đã ban hành khoảng 20 văn bản pháp quy về biển, tạo hành lang pháp lý cho việc sử dụng, quản lý bảo vệ biển. Về mặt nghiên cứu khoa học, Trung Quốc đã thành lập một loại trương đại học và nghiên cứu về hải dương. Riêng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về biển, tính đến nay Trung Quốc có khoảng 10.000 người. Những kết quản bước đầu Nhờ quán triệt thực hiện các giải pháp được nêu trong các văn bản pháp quy nêu trên, việc khai thác biển ở Trung Quốc đã thu được những kết quả rõ rệt. Theo thống kê, trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ X ( 2001 – 2005), giá trị tổng sản lượng của các sản nghiệp chủ yếu của Trung Quốc đã đạt 5.749,9 tỷ NDT, tăng gấp đôi thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ Ĩ (1996 – 2000) . Riêng năm 2005, giá trị gia tăng của cac sản nghiệp hải dưong chủ yếu đạt 720,2 tỷ NDT tương đương với 4% GDP của năm này. Bước sang thời kỳ thực hiện quy hoạch 5 năm lần thứ XI (2006 – 2010) thực hiện phương châmm “tăng cường ý thức hải dương, bảo vệ quyền lợi lợii ích hải dương, bảo vệ sinh thái hải dương, khai thác tài nguyên hải dương, thực hiện quản lý tổng hợp hải dương, thúc đẩy phát triển kinh tế hải dương”, kinh tế hải Dương ở Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới.Năm 2006, năm mở đầu của thời kỳ này, theo tính toán sơ bộ giá trị tổng sản xuất hải dương đạt 2.095,8 tỷ NDT, chiếm 10.01% GDP, tăng 13,97% so với năm 2005, cso hơn 3,3% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng năm. Trong đó, giá trị gia tăng của sản nghiệp hải dương đạt 1.236,5 tỷ NDT, còn các giá trị gia tăng của các sản nghiệp hải dương có lien quan 859,3 tỷ NDT. Trong đó các ngành nghề chủ yếu, các ngành như tàu bè hải dương, dầu khí hải dương, xây dựng công trình hải dương, du lịch bờ biển pphát triển nhanh hơn. Năm 2006 mức tăng trưởng của ngành tàu bè hải dương đạt 32,4%, dầu khí hải dương đạt 29,2%, xây dựng công trình hải dương đạt 20,4% và du lịch bờ biển đạt 17,6%. Năm 2006 số người làm việc liên quan đến biển là 29,6 triệu người, tăng 1,8 triệu so với năm 2005. Kinh tế hải dương và các khu vực ven biển phát triển nhanh chóng, giá trị tổng sản xuất của khu kinh tế vụnh Bội Hải và khu kinh tế tam giác châu Trường Giang đèu vượt mức 650 tỷ NDT, tổng cộng cả hai khu chiếm 2/3 giá trị tổng sản xuất hải dương của cả nước. Tóm lại, với ý thức coi trọng thực sự và một tầm nhìn xa, Trung Quốc đã và đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những cường quốc hải dương trong thế kỷ 21. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế biển có giá trị tham khảo tốt cho các nước khác, trong đó có nước ta. Bài học kinh nghiệm khác. Chuẩn bị khai thác biển Khai thác biển là công việc dài hơi, điều quan trọng hàng đầu trước khi khai thcá biển là phải có sự chuẩn bị đầy đủ ba nhiệm vụ: (1) Điều tra đánh giá các quá trình hải dương học, các tai biến các giá trị chức năng, các dạng tài nguyên, nguòn lợi và môi trường; (2) Phát triển các dạng dịch vụ công ích và tư vấn; (3) Xây dựng công trình biển, cơ sở hạ tầng thiết yếu. Vấn đề đầu tư kỹ thuật và công nghệ Phải tập trung đầu tư có lựa chọn lựa vào 5 chỉ tiêu sau : Kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật cần cho nhiều lĩnh vực và lĩnh vực ưu tiên phát triển; kỹ thuật đem lại hiệu quả lớn; kỹ thuật đảm bảo thực hiện các kế hoạch khai thác; kỹ thuật đòi hỏi đầu tư ít nhưng hiệu quả lớn. Xây dựng chiến lược và quy hoạch biển Chiến lược là một nghệ thuật dẫn đến thành công của lãnh đạo theo trình tự: chiến lược, quy hoạch rồi kế hoạch. Định hướng của Việt Nam là hiện đại hóa kinh tế biển, hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa vào khoa học, công nghệ làm động lực, vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý khai thác các tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bả vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực của biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao. Xácn định đúng mục tiêu quản lý kinh tế biển. - Mục tiêu của phát triển kinh tế biển là làm cho nền kinh tế biển tốt hơn, có năng lực cạnh tranh, có vị thế trong hệ thống cạnh tranh, đem lại nhiều nguồn lợi vật chất hơn, tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn hiện nay. - Quản lý quy hoạch phát triển vùng biển khơi, vùng thềm lục địa, hải đảo và vùng ven bờ. - Sinh thái hóa nền kinh tế: quản lý phát triển kinh tế công nghệ cao, than thiện với môi trường. - Đề xuất các giải pháp hạn chế, ngăn chặn các hạn chế gắn liền với bộ máy quản lý nhà nước; giảm bớt khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường để tạo sự phồn vinh thật sự cho vùng. Kết luận. Theo nguyên tắc phát triển “có lựa chọn”, “không đồng đều”, “mang tính đột phá”, nên chăng, trong những năm tới tập trung khai thác thế mạnh về sinh thái kinh tế tiếp cận cải tiến các giải pháp quản lý phát triển để thúc đẩy một số ngành kinh tế biển quan trọng như cảng biển, hải sản, du lịch… CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ. Thực trạng toàn ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 1. Đánh giá quy mô phát triển vùng Duyên hải Bắc bộ. Loại ngành công nghiệp biển hiện có - Công nghiệp sản xuất muối: Bao gồm muối ăn và muối công nghiệp, hàng năm vùng Duyên hải Bắc bộ cung cấp 50 – 60% sản lượng muối cả nước, muối được sản xuất ra không những phục vụ cho người dân trong vùng, trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước bạn, mang về nguồn thu nhập lớn cho người dân. - Công nghiệp chế biến thủy sản: Là một ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm qua, kinh tế thủy sản của vùng đã đạt được một số kết quả khá quan trọng. Trong giai đoạn 2001- 2007, sản lượng của ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 8%/năm; giá trị sản xuất có tốc độ tăng trưởng bình quân 12,34%/năm (khai thác tăng 10,35%/năm, nuôi trồng tăng 15,34%/năm); kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 đạt gần 70 triệu USD. Đây là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, cần được chú trọng, nâng cấp, hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp biển mĩu nhọn của vùng. - Công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển: có thể nói đây được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu ở vùng Duyên hải Bắc bộ đã gặt hái nhiều thành công và từng bước khẳng định mình. Đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu hay nội địa. Đội ngũ lao động Tìm hiểu về đội ngũ lao động ở các tỉnh thành vùng duyên hải Bắc bộ ta thấy: tiêu biểu là Hải Phòng có dân số trẻ khoảng 1,7 triệu người. Số người ở độ tuổi lao động là 936.000 người, trong đó: số người tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 25.000 người, công nhân kỹ thuật cao 120.000 người. Con người Hải Phòng có truyền thống năng động, sáng tạo, có tác phong công nghiệp.. Bên cạnh đó cái tỉnh còn lại là Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình cũng có đội ngũ lao động dồi dào, năng động, là nguồn lực lao động lớn phục vụ các ngành công nghiệp biển Cơ sở vật chất kỹ thuật Vùng duyên hải Bắc bộ có nguồn lực phục vụ phát triển công nghiệp biển rất lớn, xét trên từng tỉnh ta thấy: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình được nối với nhau qua các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Quốc lộ 5 dài 105 km gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam.Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh và với vùng nông nghiệp trù phú của các tỉnh đồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Quốc lộ 10 cũng nối cảng Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với đường quốc lộ 1 Bắc – Nam Nhờ vậy việc lưu thông giữa các tỉnh thành trong vùng rất thuận tiện và nối các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển Hải Phòng hiện nay gồm 3 khu cảng chính có tổng chiều dài các cầu cảng là 2 257 m phục vụ bốc xếp các hàng hóa với năng lực thông qua khoảng 8 triệu tấn /năm và có thể tăng lên tới 12 triệu tấn/ năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tầu có trọng tải 8000 tấn ra vào thường xuyên. Chính phủ đang đầu tư nâng cấp và mở rộng vào cảng, cho phép tầu trên 10 000 tấn có thể ra vào cảng. Bổ sung vào hệ thống cảng Hải Phòng hiện nay, một cảng nước sâu tiêu chuẩn quốc tế hiện đại cho phép tầu 30 000 tấn có thể ra vào, với năng lực thông qua 12 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại khu kinh tế Đình Vũ. Ở Quảng Ninh có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp biển, nhất là ở khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, Yên Hưng. Mặt khác, Quảng Ninh còn tập trung nhiều đầu mối giao thông (thuỷ, bộ và đường sắt), có cảng Cái Lân và Cửa Ông là cảng biển nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam Thực trạng phát triển của một số sản phẩm chủ yếu Công nghiệp sản xuất muối . Vùng duyên hải Bắc bộ cung cấp 50 – 60% sản lượng muối cả nước điển hình là Hải Phòng, Nam Định. Nhìn chung sản xuất muối ở một số địa phương vẫn tiếp tục giữ được ổn định. Cụ thể, diện tích sản xuất muối của Hải Phòng vẫn duy trì ở mức của năm 2007, đạt hơn 176 ha và sản lượng đạt 6.150 tấn. Với mức giá hiện nay dao động từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, thì giá trị sản lượng diêm nghiệp của Hải Phòng ước đạt gần 11 tỷ đồng. Còn tại Nam Định diện tích muối của tỉnh vẫn tăng hơn năm 2007i, đạt 856 ha (bằng 100,7 % kế hoạch) và đạt sản lượng 70.000 tấn (bằng 78% kế hoạch), giá muối đạt 1.600 đồng – 1.700 đồng/kg. Năm 2004, tổng diện tích sản xuất muối của Hải Phòng là 192,2 ha, giảm so với năm 2003 là 1,5 ha. Năng suất muối bình quân toàn thành phố 67 tấn/ha - giảm 14% so với năm 2003, tăng 3,2% so với năm 2001. Năm 2005 toàn thành phố có 192,2 ha sản xuất muối, bằng 100% so với năm 2004. Sản lượng 7.839 tấn, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2004, đạt 56% kế hoạch năm 2005. Bên cạnh đó tỉnh Nam Định từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã chuyển 125 ha muối sang nuôi trồng thủy sản. Do diện tích giảm, cho nên dù năng suất  muối tăng 5 tấn/ha so với năm 2006, nhưng sản lượng muối năm 2007 vẫn giảm 2.500 tấn. Nguyên nhân của việc giảm diện tích sản xuất muối là do giá muối thấp, người dân đã chuyển sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản, cùng với sự giảm mạnh về diện tích, năng suất là sự xuống cấp đồng loạt của cơ sở vật chất phục vụ sản xuất muối: Hệ thống thủy lợi, cống đập điều tiết đều bị bồi lắng nông cạn, ách tắc dòng chảy. Hệ thống sân cát chai cứng, mão dẫn kém, hệ thống chạt lọc, bể chứa máng dẫn bị hỏng nhiều nhưng diêm dân không có kinh phí để đầu tư sửa chữa nên năng suất, sản lượng và chất lượng muối đều giảm. Do vậy năm 2008 nước chúng ta phải nhập khẩu 430.000 tấn, tính ra riêng nhập khẩu muối đã góp trên 3 triệu USD vào mức nhập siêu. Vậy việc nâng cao sản lượng muối vùng Duyên hải Bắc bộ là rất cần thiết. Công nghiệp chế biến thủy hải sản Năm 2007 là năm thứ hai ngành thủy sản các tỉnh duyên hải Bắc Bộ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn (2006-2010), định hướng đến 2020, trong đó nhiệm vụ trọng tâm mà các địa phương này hướng đến là phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững.Tuy nhiên, trên thực tế, thực trạng của 3 lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến mà ngành thủy sản của từng địa phương đang phải đối mặt hiện nay, thì mới thấy rằng để đến được cái đích bền vững quả không dễ dàng. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phải đứng trước rất nhiều thách thức, trong đó cơ bản là diện tích nuôi trồng, chất lượng con giống và chất lượng nguồn thức ăn. Năm 2006 vừa qua, mặc dù vùng duyên hải Bắc Bộ không bị ảnh hưởng lớn của thiên tai, nhưng theo thống kê của ngành thuỷ sản các địa phương, thì sản lượng thủy sản nuôi trồng đều tăng rất thấp. Chất lượng con giống không đảm bảo là một vấn đề. Tại tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, việc sản xuất và cung cấp con giống có chất lượng cho toàn tỉnh chỉ đáp ứng được 30%, dẫn đến tình trạng người nuôi mặc sức mua con giống trôi nổi trên thị trường không qua kiểm dịch, trong đó có 70% lượng là tôm nhập lậu. Do đó, chỉ tính riêng năm 2006 vừa qua, toàn tỉnh có đến 200 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng, vàng mang và bệnh Vibrio, trong đó tôm chết nhiều nhất là ở giai đoạn từ 1,5-2 tháng tuổi. Một vấn đề nữa là nguồn thức ăn, thuốc thú y chế phẩm sinh học, các chất xử lý môi trường nuôi không đảm bảo chất lượng. Mặc dù nước ta đã gia nhập WTO, thế nhưng cho đến nay, việc nuôi thủy sản của người dân Quảng Ninh cũng như các tỉnh, thành trong cả nước vẫn theo tư duy cũ là dựa vào kinh nghiệm và tùy tiện, dễ dãi trong khâu lựa chọn thức ăn trong nuôi trồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng một số sản phẩm thủy sản chưa đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Ngoài ra, diện tích nuôi trồng ngoài vòng kiểm soát, không theo quy hoạch cụ thể, cũng là lý do làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng của các địa phương trong vùng duyên hải Bắc Bộ luôn trong tình trạng bấp bênh. Cùng với những hạn chế tương tự như Hải Phòng, Quảng Ninh, thì hiện nay, cơ cấu nuôi trồng thủy sản của các địa phương vùng duyên hải Bắc Bộ chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến. Chương trình phát triển những vùng nuôi thủy sản công nghiệp và cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thủy sản triển khai chậm, đầu tư vốn còn dàn trải, chậm tiến độ. Theo đó, đến 2007, phần lớn các dự án trọng điểm của cả vùng vẫn chưa hoàn thành và phát huy tác dụng. Mặt khác, chế biến xuất khẩu còn quá nhiều bất cập. Những năm gần đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của các tỉnh, thành phố duyên hải Bắc Bộ đều đạt tốc độ tăng khá. Trong đó, riêng năm 2006 vừa qua, nhiều địa phương trong vùng đã thu được kết quả vượt bậc. Trong đó nổi bật là Hải Phòng thu 80 triệu USD, tăng 14,3% so với 2005, Thái Bình đạt 506 tỷ đồng tăng 11,5%, Quảng Ninh đạt 16 triệu USD, tăng 12,3% so với 2005... Kết quả đó đã góp phần tích cực làm cho kinh tế thủy sản vùng duyên hải Bắc Bộ khởi sắc. Thế nhưng, có đi vào tìm hiểu thực tế hoạt động của từng công ty, nhà máy chế biến thủy sản mới hay, trong 5 năm liên tiếp gần đây, phần lớn các đơn vị chế biến thủy sản hiện có trong vùng luôn trong tình trạng hoạt động chỉ với 50% công suất. Các sở thuỷ sản Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng... cho biết thời gian qua, các đơn vị chế biến thủy sản trên địa bàn chỉ mới thu mua được khoảng 40% số nguyên liệu từ nuôi trồng và khai thác, còn lại phần lớn nguyên liệu được bà con ngư dân bán trực tiếp sang Trung Quốc và cho các doanh nghiệp tỉnh ngoài. Không chỉ vậy, thời gian qua, các đơn vị xuất khẩu thuỷ sản trong vùng chưa thực sự năng động đổi mới, tìm kiếm thị trường, cộng thêm nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng và chế biến không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm đang được các nước áp dụng gắt gao nên các đơn vị chế biến thủy sản ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Từ những thực tế trên cho thấy đã đến lúc mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân phải tự chủ động, đổi mới cho mình về mọi phương diện mới mong thích ứng được với thời kỳ hội nhập, cũng như tiến đến được mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng chiếm tỷ trọng 46,7% , Quảng Ninh là 6,2%, Nam Định là 6,1% giá trị sản xuất công nghiệp đóng tàu của cảc nước. Năm 2006 Nhờ chuyển hướng đầu tư, đẩy mạnh đóng tàu xuất khẩu, các DN đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng đã đưa kim ngạch xuất khẩu tàu biển từ vị trí "khiêm tốn" vươn lên đứng hàng thứ hai với giá trị đạt hơn 311 triệu USD, góp phần đáng kể đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trong Năm 2006 công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đã sở hữu nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn nhất của VINASHIN cho các hãng tàu danh tiếng của thế giới, như: GRAIG (Anh), MPC (Đức), ITOCHU (Nhật Bản),... Ký thêm hợp đồng đóng 4 tàu chở hàng đa năng trị giá 12 triệu Euro cho hãng RENSEN (Hà Lan); hợp đồng chế tạo hàng loạt tàu chuyên dụng chở ôtô cho hãng HOEGH AUTOLIER (Hà Lan), sức chở 6.900 ôtô / tàu có tính năng kỹ thuật hiện đại với tổng giá trị lớn nhất từ trước đến nay (khoảng 2 tỷ USD).Từ cơ sở chuyên sửa chữa tàu biển, công ty đóng tàu Phà Rừng đã vươn lên đóng mới các tàu có sức lớn. Ngoài việc đóng thành công nhiều tàu chở hàng 6.300 đến 6.500 tấn phục vụ nhu cầu vận tải trong nước, công ty còn đang tiến tới thực hiện các đơn hàng đóng tàu biển xuất khẩu ra nước ngoài với hàng loạt tàu trọng tải 34.000 tấn vỏ kép cho một hãng tàu thuộc Anh. Hiện, công ty đã hiện hợp đồng đóng 5 tàu chở dầu trọng tải 6.500 DWT xuất khẩu cho hãng FORTUNE MARINE (Hàn Quốc) với trị giá 11 triệu USD.Công ty đóng tàu Bạch Đằng, nơi khai sinh các con tàu có sức chở lớn nhất nước trước đây cũng đẩy mạnh nhịp độ thi công, lần lượt hoàn thiện việc chế tạo các tàu các sức chở 6.300 tấn, 11.500 tấn xuất khẩu cho hãng NOMA (Nhật Bản).Tuy không chế tạo các tàu có sức chở lớn, nhưng, công ty đóng tàu Sông Cấm và công ty đóng tàu Bến Kiền là hai đơn vị đầu tiên của VINASHIN tại Hải Phòng đi đầu trong việc đóng tàu xuất khẩu có tính đặc chủng, đòi hỏi tính năng, kỹ thuật cao. Sau khi đóng thành công một loạt tàu tìm kiếm cứu nạn SAR 411 và SAR 271 xuất khẩu tại chỗ cho hãng DAMEN (Hà Lan), Công ty đóng tàu Sông Cấm đang tiếp tục thực hiện các đơn hàng đóng tàu kéo biển, công suất 1.000 CV cho hãng tàu này. Ngoài ra, Cty còn đóng thành công du thuyền Bảo Ngọc theo hợp đồng của chủ tàu Pháp.Tương tự, việc chế tạo, xuất khẩu một loạt tàu công trình hút xén thổi công suất từ 1.000 đến 1.500 m3/giờ cho I-rắc trước đây đang tạo đà cho Cty Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền tiếp tục thực hiện đầu tư chiều sâu, lần lượt thực thi việc đóng mới 4 tàu chuyên chở gỗ trọng tải 8.700 tấn cho Tập đoàn KANEMASU (Nhật Bản)... Ở Nam Định giai đoạn 2006 - 2007 là giai đoạn bùng phát mạnh mẽ nhất, hàng loạt các doanh nghiệp đóng tàu ra đời. Rầm rộ nhất là tại Xuân Trường với 30 doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy, 32 doanh nghiệp kinh doanh vận tải tàu thủy nằm dọc trên tuyến sông Ninh Cơ và sông Hồng. Các doanh nghiệp đóng tàu tại đây đã phải sử dụng đến 3.600 lao động làm việc. Đó là chưa kể đến hàng nghìn lao động thời vụ tại địa phương cũng thường xuyên có công ăn việc làm. Cùng giai đoạn này nổi bật ở Quảng Ninh là nhà máy đóng tàu Cái Lân, trong 2 năm 2005-2006 nhà máy đã thi công được 5 chiếc tàu có trọng tải từ 1.200 đến 55.000 tấn. Đồng thời Nhà máy đưa công trình nhà xưởng lắp ráp rộng 40.000 m2 chế tạo được các tổng đoạn thân tàu nặng đến 80 tấn. Năm 2007, tỷ trọng Hải Phòng tăng lên 47,5%. Năm 2007 ngành công nghiệp đóng tàu Quảng Ninh đã tiến tới đóng các tàu có trọng tải lớn tăng tỷ trọng là hơn 7%, Nam Định gần 7%. Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong các năm 2000 – 2005, tăng mạnh nhất là đóng tàu và sửa chữa tàu ở Nam Định ( 80%/năm ), tiếp đến là Quảng Ninh ( 55,5%/năm ), Hải Phòng ( 48%/năm ) Từ chỗ chỉ đóng mới và sửa chữa được tàu chở hàng đến 3.850 DWT đến nay các cơ sở trong ngành đã đóng thành công một loại tàu cỡ lớn, có tính năng phức tạp. Đó là : - Tàu vận tải các loại : Tàu chở hàng 6.500 DWT ác loại; tàu chở hàng rời 11.500 DWT, 34.000 DWT, 53.000 DWT. - Tàu chuyên dụng: Tàu kéo, tàu hút bùn, tàu chở container đến 1.016TEU, tàu chở cao tốc, tàu tuần tra, tàu nghiên cứu biển, sà lan Lash 200 DWT, sà lan chở dầu 15.000 DWT, tàu chở dầu 100.000 DWT… Nhìn chung ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ đang trên đà phát triển, điểm sang ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Đóng góp của các ngành công nghiệp biển cho phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Duyên hải Bắc bộ. 1. Công suất và số lượng tàu thuyền Theo kết quả thống kê về số lượng tàu thuyền ở vùng duyên hải Bắc Bộ ta có tổng số tàu thuyền năm 2006 có 18.570 chiếc, trong đó, tàu thuyền máy có 15.471 chiếc với tổng công suất 468.933 cv. Công suất trung bình là30,31 cv/tàu, tăng 8,69 cv/tàu so với năm 2000. Giai đoạn 2000 - 2006 số lượng tàu thuyền máy tăng trung bình 4,29%/năm, tổng công suất tăng 9,03%/năm. Trong giai đoạn này tỷ lệ tăng tổng công suất nhanh hơn tỷ lệ tăng số lượng tàu thuyền máy rất nhiều, điều này chứng tỏ số lượng tàu thuyền máy có công suất lớn tăng khá nhanh (công suất trung bình tăng từ 21,62 cv/tàu năm 2000 lên 30,31 cv/tàu năm 2006). Số lượng tàu thuyền thủ công trong giai đoạn 2000 - 2006 có sự biến động không đồng đều theo quy luật và có xu hướng tăng, giảm không rõ ràng. Tuy nhiên số lượng tàu thuyền thủ công năm 2006 có xu hướng giảm nhẹ so với vài năm trước.Cũng tương tự như vậy, số lượng tàu thuyền máy cũng có sự biến động không đều qua từng năm nhưng vẫn có xu hướng tăng dần trong giai đoạn này. - Nhóm tàu có công suất máy < 20 cv có xu hướng giảm nhẹ so với tổng số tàu thuyền hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2006. Năm 2000, số lượng tàu có công suất máy < 20 cv chiếm 75,20% trong tổng số tàu thuyền máy, đến năm 2006, số tàu này đã giảm xuống còn 62,40% so với tổng số tàu thuyền. - Nhóm tàu có công suất 20 - 49 cv, 50 - 89 cv và > 90 cv cũng có xu hướng tăng nhẹ về tỷ lệ tàu thuyền hàng năm. Hình 1: Diễn biến số lượng và công suất máy của tàu thuyền 5 tỉnh giai đoạn 2000 – 2006 Sản lượng khai thác hải sản Tổng sản lượng khai thác hải sản của 5 tỉnh điều tra tính đến hết năm 2006 đạt 132.838 tấn, chiếm 7.3% trong tổng sản lượng khai thác hải sản trên toàn quốc. Trong đó Quảng Ninh đạt 34.978 tấn (chiếm 18,56%) và thấp nhất là Ninh Bình đạt 3.141 tấn, chiếm 1,67% sản lượng khai thác.Trong giai đoạn từ 2000 đến 2006 tổng sản lượng khai thác hải sản tăng bình quân hàng năm là 6,65%. Tuy nhiên, xu hướng tăng của sản lượng khai thác không đồng đều hàng năm và có chiều hướng đi xuống. Năm 2002, sản lượng khai thác tăng 8,99% nhưng đến năm 2006 sản lượng khai thác chỉ tăng 2,83%. Điều này cho thấy nguồn lợi hải sản đang ngày càng bị khai thác quá mức.Theo các kết quả điều tra, tỷ trọng sản lượng khai thác một số loài hải sản cho thấy: Cá là đối tượng khai thác chính của 6 tỉnh điều tra, tuy nhiên do sự giảm sút về chất lượng nguồn lợi nên hiệu quả thu được không cao. Phần lớn cá thu được là các loài cá tạp có giá trị kinh tế thấp như cá trích, cá nục ... Hình 2. Biến động về sản lượng khai thác của 6 tỉnh giai đoạn 2000 – 2006 Tình hình sản xuất chế biến và lưu thông muối Xét trên thành phố Hải Phòng : Muối Hải Phòng sản xuất theo phương pháp phơi cát truyền thống, đồng thời bị ảnh hưởng bởi các cửa sông Nam Triệu, Văn Úc, Lạch Tray, Cửa Cấm và do nuôi trồng thuỷ sản xen kẽ làm muối nên chất lượng rất thấp, chỉ đạt loại II theo tiêu chuẩn của ngành muối Việt Nam; muối sản xuất tại Bàng La có lượng tạp chất cao hơn muối sản xuất tại Cát Hải.Diêm dân tiêu thụ hết 1.475 tấn muối tồn từ năm 2003 chuyển sang và bán ra 11.853 tấn sản xuất năm 2004 (bằng 92% tổng sản lượng), trong đó:Công ty Muối Hải Phòng thông qua các hợp tác xã, các thành phần kinh tế khác và mua trực tiếp của diêm dân được 700 tấn muối thô, tập trung ở Cát Hải (bằng 71,4% so với năm 2003).Bình quân cả năm giá muối thô do diêm dân bán ra khoảng từ 370 đến 380 đồng/kg, luôn cao hơn giá muối từ phía Nam chuyển ra.Hiện nay lượng muối qua chế biến và sản phẩm từ muối được chế biến tại Hải Phòng chủ yếu của Công ty Muối Hải Phòng với dây chuyền PABA công suất 22.000 tấn/năm - chế biến muối tinh đạt chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, đời sống dân sinh không chỉ cho nhân dân Hải Phòng mà còn cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên năm 2004 mới chỉ chế biến được 5.526 tấn muối (bằng 25,1% tổng công suất dây chuyền PABA nhưng đã tăng 96% so với năm 2003, đạt sản lượng chế biến cao nhất từ khi đưa dây chuyền vào sản xuất). Trong đó muối tinh trộn i ốt 3.505 tấn, bột canh trộn i ốt 22 tấn, muối tinh 1.188 tấn.Ngoài ra còn có các cơ sở khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Khánh Vinh, Hợp tác xã Duyên Hải, Cơ sở Bình Minh, Công ty cổ phần Đông Á, Công ty chế biến thực phẩm Phương Long và một số cơ sở nhỏ khác cùng tham gia chế biến sản phẩm muối góp phần đảm bảo nhu cầu về muối qua chế biến của nhân dân, tuy nhiên chất lượng sản phẩm cần được thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.Theo đánh giá của Bộ Y tế, mức độ phủ muối i ốt tại Hải Phòng đạt khá cao, khoảng 99,9%, tỷ lệ dùng muối i ốt là 99,8%. Trong khi tỷ lệ chung của cả vùng đồng bằng Bắc bộ tỷ lệ tương ứng là 93,9% và 88,5%. Tỉnh Nam Định và các tỉnh còn lại hiện giá muối vẫn ổn định ở mức cao từ 1.460 - 2.000 đ/kg, dao động theo từng địa phương (từ 1.500 đồng – 2.000 đồng/kg tại Hải Phòng và 1.600 đồng – 1.700 đồng/kg ). Tóm lại ta thấy các ngành công nghiệp đã đóng góp rất lớn vào trong việc tăng thu nhập của vùng, đóng góp 5 – 6% vào GDP của cả nước. Ở Quảng Ninh tỉnh đã có những bước tiến bộ, chuyển biến căn bản, từ một địa phương chủ yếu dựa vào trợ cấp của Trung ương nay đã tự cân đối và có đóng góp chung với cả nước. Nhiều dự án lớn, quan trọng đang được triển khai. Công tác xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đạt tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là ở cơ sở. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng chú ý. Mức tăng trưởng GDP trung bình năm thời kỳ 1996 – 2000 là 7,54%, trong 2 năm 2001-2002 là 12%, năm 2003 tăng 12,65%. Trong 5 năm (2001-2005), giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng bình quân hàng năm 12,4%. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng đã có sự chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. Nền kinh tế đang từng bước bắt kịp với yêu cầu của thị trường bao gồm cả thị trường trong các tỉnh trong vùng, thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ không ngừng được nâng cao. Quy mô sản xuất ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục thay đổi nhằm phát huy các thế mạnh kinh tế và thích ứng yêu cầu của thị trường và xã hội. Tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân. Cải thiện đời sống của nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong vùng làm cho đời sống người dân ngày càng phát triển. Đánh giá thực trạng của các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 4.1. Mặt đạt được - Hoạt động của ngành công nghiệp biển có bước phát triển khá, góp phần tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp của vùng nói riêng, của cả nước nói chung trong cơ cấu GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu. - Tạo việc làm cho người dân lao động, góp phần xóa bỏ đói nghèo trong vùng. - Đã dần hình thành các kinh tế, khu, cụm công nghiệp ven biển ( Quảng Ninh – Hải phòng kết hợp với Hà Nội là khu trọng điểm kinh tế của miền Bắc), góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp biển. 4.2. Mặt hạn chế - Mức tăng trưởng của các ngành công nghiệp chưa xứng với tiềm năng của vùng, các ngành phụ trợ phục vụ cho cơ khí đóng tàu biển còn chưa phát triển. Thiếu sự phân công, hợp tác sản xuất trong ngành. - Nguồn nguyên liệu chế biến hải sản gần cạn kiệt, các tàu thuyền đánh bắt xa bờ có số lượng không nhiều, công nghệ còn lạc hậu; nguồn nuôi trồng đã gần đến mức không phát triển mạnh do ảnh hưởng đến môi trường. Tỷ lệ các sản phẩm thô chưa qua chế biến còn cao (trong các ngành chế biển hải sản, khai thác sa khoáng biển..) - Thu hút đầu tư nước ngoài còn chưa nhiều, nguồn lao động có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp (nhất là ngành cơ khí chế tạo) chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều cơ sở sản xuất, chế biến hải sản còn gây ô nhiễm môi trường. 4.3. Nguyên nhân - Đã có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngành công nghiệp phụ trợ ở vùng không tồn tại, hoặc chỉ ở mức độ sơ khai. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ ở vùng Duyên hải Bắc bộ hiện nay đang được thai nghén và bắt đầu phát triển. Nhận định này được đưa ra dựa trên những ba bằng chứng, đó là (i) luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên; (ii)việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng; và (iii) sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân. - Không gian biển chưa được tổ chức hợp lý cho phát triển kinh tế bền vững. Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển rộng mở, tiềm năng không gian biển cho phát triển còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng không gian: không gian vùng bờ  (ven biển và ven bờ); không gian biển; không gian đảo; và không gian đại dương. Mỗi vùng không gian có một thế mạnh khác nhau, việc tổ chức quy hoạch hợp lý sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng biển hiệu quả hơn. - Nguồn lao động kỹ thuật tuy rất dồi dào nhưng nguồn lao động có kỹ thuật cao đáp ứng được công nghệ hiện đại thì vẫn còn hạn chế. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ I. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp biển. - Phát triển công nghiệp biển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững. - Phát triển công nghiệp theo biển hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế biển. - Phát triển ngành công nghiệp biển phải hướng tới hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. - Phát triển các công nghiệp biển phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. - Công nghiệp biển sẽ được Nhà nước hỗ trợ tài chính bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. - Phát triển các công nghiệp biển phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. II : Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ Tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế bền vững. (quy hoạch CN biển Không gian biển và tổ chức không gian biển cho phát triển kinh tế. Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển rộng mở, khá đa dạng và luôn tác động tương hỗ nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển. Từ quan niệm như vật sẽ thấy tiềm năng không gian biển cho phát triển biển còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng không gian: (1) không gian vùng bờ, (2) không gian biển (3) không gian đảo và (4) không gian đại dương. Đối với kinh tế biển nói chung, và công nghiệp biển nó riêng cả 4 mảng không gian này rất quan trọng vì nó cung cấp những tiềm năng , lợi thế khác nhau cho phát triển kinh tế. - Phát triển vùng ven biển nhằm tạo động lực lan tỏa hỗ trợ phát triển các vùng lân cận, đồng thời tạo cơ sở cho phát triển một nền kinh tế biển lâu dài, đặc biệt cần chú ý đến phát triển dịch vụ cảng. Vùng ven biển là bàn đạp tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động trên biển thông qua các trung tâm kinh tế đảo. - Vùng bờ cũng là mảng không gian cực kỳ quan trọng đối với phát triển thủy sản bền vững. Đây là nơi cư trú tự nhiên, nơi sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vao theo mùa ( 90% các loài thủy hải sản sống ở vùng ven biển xa có tập tính gắn bó với vùng nước ven bờ). Các hệ sinh thái quan trọng (rặn san hô, thảm cở biển, rừng ngập mặn…) đều tập trung ở vùng này đã cung cấp tiềm năng bảo tồn sinh học đa dạng biển và các nguồn giống tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Chúng có tính liên kết sinh thái mật thiết với nhau, và tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng đối với toàn vùng biển, mà một trong những mắt xíh bị tác động sẽ ảnh hưởng đến mắt xích khác. - Vùng biển rộng lớn phía ngoài là không gian phát triển các hoạt động hàng hải, đồng thời sẽ là nơi diễn ra các hoạt động hợp tác kinh tế để giao lưu quốc tế, nhưng vẫn cần chủ động mở của để hội nhập quốc tế trên biển. Sự cần thiết phải tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế và công nghiệp ven biển. Vị thế và giá trị không gian biển, ven biển sẽ ở dạng tiềm năng chỉ khi chúng ta đưa tiềm năng này vào một biểu đồ phát triển cụ thể (tổ chức không gian) thì tiềm năng này sẽ trở thành tài nguyên vị thế, các giá trị mới được phát huy. Sự phát triển vùng duyên hải Bắc Bộ thành khu vực kinh tế năng động, có sức thúc đẩy cả vùng Bắc Bộ và trở thành động lực trong hợp tác phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với Trung Quốc và các nước ASEAN, đồng thời kết nối với các khu vực ven biển khác trong cả nước tạo thành một vành đai kinh tế ven biển phát triển nhanh, thúc đẩy và gắn kết với các vùng khác trong nội địa cùng phát triển. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong vành đai kinh tế, đặc biệt là tuyến trục chính ven biển từ Móng Cái đến Đồ Sơn và các cảng biển, sân bay... để nối kết với hai hành lang kinh tế Việt - Trung và khu vực ven biển Nam Trung Quốc thuộc vành đai kinh tế, tạo điều kiện mở rộng giao thương và hợp tác phát triển với Trung Quốc và ASEAN một cách chủ động, hiệu quả. Tập trung phát triển vùng động lực và các đô thị trung tâm dọc vành đai kinh tế, tạo sự bứt phá thúc đẩy toàn vành đai kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với vùng ven biển Nam Trung Quốc.     Chính sách và giải pháp tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế công nghiệp biển. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống giao thông nòng cốt Tập trung xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hóa tuyến trục giao thông ven biển Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng - Ninh Bình, tạo điều kiện giao thông thuận tiện và thông suốt giữa Việt Nam với các tỉnh vùng Hoa Nam của Trung Quốc qua vành đai kinh tế. Giai đoạn 2009 - 2010, đầu tư nâng cấp đoạn Cẩm Phả - Móng Cái đạt cấp III đường đồng bằng và đường qua đảo Cái Bầu quy mô 4 - 6 làn xe (cùng với xây dựng cầu Vân Tiên) nối với đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái. Triển khai xây dựng một số đường cao tốc quan trọng: Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long để đưa vào sử dụng trước năm 2015. Giai đoạn sau năm 2015, xây dựng tiếp đoạn Hạ Long - Móng Cái. Xem xét việc xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình để kết nối Quảng Ninh với Hải Phòng và kết nối vành đai kinh tế với các tỉnh phía Nam, mạng cao tốc trong cả nước cũng như hệ thống đường cao tốc ven biển Nam Trung Quốc. Phát triển vùng động lực Tập trung phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp quan trọng, liên kết với các đô thị lớn tạo thành một dải vùng động lực, các khu vực trọng điểm mang tính đột phá dọc vành đai kinh tế. Triển khai xây dựng các tuyến đường xuyên đảo, đường quanh đảo Cái Bầu và đường trên các đảo quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của Khu kinh tế. Xúc tiến các công việc chuẩn bị để triển khai xây dựng sân bay Vân Đồn sau năm 2010. Xây dựng cảng Vạn Hoa; cải tạo cảng Cái Rồng thành cảng hành khách phục vụ du lịch. Đầu tư hoàn thiện bến cập tầu trên các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Bản Sen... phục vụ du lịch. Quy hoạch sắp xếp lại các khu dân cư; xây dựng đô thị trung tâm tại Cái Bầu với kiến trúc đẹp, hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) thành một trong những trung tâm kinh tế giao thương quốc tế hiện đại của Vùng Bắc Bộ và cả nước, đồng thời là cửa mở ra biển chủ yếu của hai hành lang, một vành đai kinh tế. Khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực trong Khu kinh tế gồm: đóng tầu, nhiệt điện; cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; hóa dầu; công nghiệp cảng và các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng; sản xuất các thiết bị tin học, thiết bị tự động hóa; sản xuất vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật cao; lắp ráp, chế tạo thiết bị nặng; sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp, các chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, du lịch... Xây dựng khu phi thuế quan với các chính sách ưu đãi nhất. Xây dựng các khu đô thị và các khu dịch vụ công cộng hiện đại trong Khu kinh tế. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế; nâng cấp cảng Hải Phòng, xây dựng mới các cảng tại khu vực Đình Vũ. Triển khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Nâng cấp sân bay quốc tế Cát Bi. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường trong Khu kinh tế, đường ra cảng và hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước... đáp ứng yêu cầu phát triển của Khu kinh tế. Phát triển Khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh) thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, thu hút mạnh đầu tư với các chức năng: Trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của Vùng Bắc Bộ và cả nước; Trung tâm dịch vụ cảng và vận tải biển; đồng thời, là cửa mở lớn của cả vùng, tạo điều kiện phát triển hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc, khai thác thị trường Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Nam Trung Quốc thông qua vành đai kinh tế này. Trước mắt, khẩn trương hình thành khu công nghiệp; triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng đối ngoại, đặc biệt là cảng biển, nhà máy đóng tầu và các trục giao thông chính (Quốc lộ 18, Quốc lộ 4B, đường cao tốc đi Móng Cái); xây dựng các khu đô thị, dịch vụ liên quan và một số công trình công nghiệp chính. Đến năm 2020 cơ bản xây dựng hoàn chỉnh Khu công nghiệp, cảng biển Hải Hà gắn với thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái thành trung tâm công nghiệp, cảng biển, trung tâm tài chính, khu mậu dịch tự do lớn và hiện đại trong khu vực. Phát triển Khu công nghiệp - dịch vụ Đầm Nhà Mạc (Quảng Ninh) thành khu công nghiệp - dịch vụ đa năng gắn với thành phố Hải Phòng, cảng Lạch Huyện và khu vực Đình Vũ. Từ nay đến năm 2010 hình thành khu công nghiệp - dịch vụ Đầm Nhà Mạc. Sau năm 2010 triển khai xây dựng cảng biển và các trục giao thông kết nối với Hải Phòng, Quốc lộ 18 và thành phố Hạ Long; xây dựng một số công trình công nghiệp, khu đô thị, khu trung tâm hành chính, khu dịch vụ và thương mại... Sau năm 2015 đầu tư xây dựng cầu (hoặc đường hầm) qua sông Bạch Đằng nối với Đình Vũ, tuyến đường sắt nối với đường sắt Yên Viên - Bãi Cháy và đồng bộ hệ thống giao thông trong khu công nghiệp. Đến năm 2025 cơ bản xây dựng hoàn chỉnh Khu công nghiệp - dịch vụ này. Trước hết, đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18A đoạn Mông Dương - Móng Cái và kéo dài đến Trà Cổ - Mũi Ngọc đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Xây dựng tuyến đường biên Móng Cái - Bắc Phong Sinh - Hoành Mô - Bắc Cương và các đường xương cá nối vào nội địa. Xây dựng đường trên đảo Vĩnh Thực phục vụ du lịch. Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước của thành phố. Đầu tư xây dựng cảng Vạn Gia công suất từ 3 - 5 triệu tấn/năm (giai đoạn đầu khoảng 1 triệu tấn/năm), đáp ứng yêu cầu phát triển giao thương hàng hóa trong nước và quốc tế.       Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Quan niệm về ngành công nghiệp phụ trợ của các cơ quan Chính phủ . Công nghiệp phụ trợ được xem như ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hóa trung gian khác. Công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp nước nhà. Đối với một số ngành, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào công nghiệp phụ trợ tới 40-95%. Công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn hết sức giản đơn, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các chi tiết giản đơn có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng hầu hết quan chức của các Bộ và cơ quan chính phủ vẫn mơ hồ về khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ.Một phần của nguyên nhân này là người ta đã quá quen với cách sản xuất tích hợp theo chiều dọc của doanh nghiệp nhà nước – từng là trụ cột của nền kinh tế - là mọi linh phụ kiện đều được sản xuất và chế tạo trong nội bộ doanh nghiệp đó. Một nguyên nhân khác là do không có đầy đủ khái niệm mang tính pháp lý đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, và vì thế mà việc thực thi một cách có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy các ngành này vẫn còn hạn chế. Bản thân chính phủ Việt nam vẫn không biết làm thế nào để xác định đúng các ngành này Giải pháp Theo đánh giá của một số chuyên gia, công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung, vùng Duyên hải Bắc bộ nói riêng hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm... đều của nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ tại vùng Duyên hải Bắc bộ sẽ quyết định sự sinh tồn của ngành công nghiệp biển của vùng. Để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp biển trong vùng cần xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp, việc đầu tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về các ngành công nghiệp phụ trợ. Tiếp đến, chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Theo xu thế chuyển giao công nghệ và phân công quốc tế, nền công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch, định hướng phát triển. Trong đó công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu được lựa chọn công nghệ, sản phẩm để xây dựng các dự án đầu tư thích hợp, hiệu quả.  Theo Quyết định số 34/2009/QĐ-TTG ngày 02/3/2009 thì sau năm 2010 sẽ xây dựng khu công nghiệp phụ trợ tại khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải sẽ tạo đà rất lớn cho phát triển công nghiệp biển cũng như phát triển kinh tế của vùng. Vấn dề tái sinh nguồn lực. Phát triển các ngành công nghiệp biển đồng thời chúng ta cũng gây các tác động tới các nguồn lực của biển, việc khai thác sử dụng phải đi đôi với chăm sóc bảo vệ, tái tạo. Trong khi phát triển ngành chế biến thủy hải sản cần chú ý bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng đối với phát triển thủy sản lâu dài. Bảo tồn và phục hồi các loài thủy sản quý hiếm và các hệ sinh thái thủy vực quan trọng đối với đa dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản. Đưa các cân nhắc/vấn đề môi trường vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển thủy sản (giai đoạn quy hoạch), xúc tiến quản lý tổng hợp nghề cá và tăng cường ý thức trách nhiệm của các ngành khác tác động vào thủy sản. Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn trong các hoạt động sản xuất thủy sản: sản phẩm thủy sản sạch, giống thủy sản sạch bệnh, vùng nuôi an toàn (truy nguồn sản phẩm), quota cho vùng khai thác hải sản… Áp dụng các công cụ giám kiểm môi trường trong các hoạt động thủy sản (quan trắc - cảnh báo môi trường và dịch bệnh, đánh giá tác động môi trường, đánh giá tính bền vững…). Các hoạt động khai thác sử dụng vẫn đảm bảo cho nguồn lực được tái sinh, duy trì cho thế hệ sau. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của vùng Duyên hải bắc bộ tới năm 2020, kinh tế đối ngoại được xác định là lĩnh vực kinh tế động lực của vùng. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy các ngành công nghiệp biển phát triển mạnh. Một trong những mục đích của đầu tư nước ngoài là khai thác các điều kiện thuận lợi nhất có được để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên các ngành công nghiệp biển của vùng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng và phát triển. Thu nhập của một bộ phận dân cư được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào việc giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình thuê nhân công vô hình chung là việc đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp mới mẻ và tiến bộ. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho các ngành kinh tế Việt Nam. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn Việt Nam cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các lãnh vự kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài được xem là nhân tố tác động mạnh đến quá trình sử dụng nguồn nhân lực giàu có của vùng. Việc thu hút đầu tư nước ngoài về công nghệ, kỹ năng quản lý… đã nêu trên thì kinh nghiệm quan sát có được từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp vùng có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Chính vì thế đầu tư nước ngoài đã có tác động trên nhiều phương diện đối với phát triển các ngành công nghiệp của vùng, bao gồm: sự gia tăng năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, cũng như mở rộng thị trường. Các chủ đầu tư ở nước ngoài luôn tìm kiếm những giải pháp mới về quản lý công nghệ sử dụng sao cho hiệu quả đầu tư đạt mức cao nhất. Vì vậy tăng thêm cơ hội tiếp nhận vốn và công nghệ mới cho doanh nghiệp trong vùng. Vì vậy, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp biển là một trong những giải pháp giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp biển trong vùng. Giải pháp về nguồn lực. Đội ngũ lao động phục vụ các ngành công nghiệp biển hiện nay đang còn thiếu, vì vậy việc mở các lớp dạy nghề trong vùng là việc cần thiết để cung cấp thêm lao động cho ngành. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực. Nhu cầu về lực lượng lao động và cán bộ quản lý là rất cao. Nhằm giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp bổ sung và nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật cao cho ngành.. Bên cạnh đó, để tạo nguồn nhân lực phù hợp với tính đặc thù của ngành, Tập đoàn tiếp tục phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho CBCNV như: Phối hợp Trường Đại học Hàng hải VN mở các lớp đại học tại chức vừa học vừa làm tại khu vực Hà Nội với các ngành. Đóng mới và sửa chữa tàu thủy; Máy tàu thủy; Quản trị Tài chính Kế toán, phối hợp với DNV - Na Uy tổ chức lớp học nghiệp vụ Tài chính, Xây dựng, Đầu tư...Thiếu nhân công là vậy nhưng chất lượng lao động trong ngành công nghiệp biển cũng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Vì vậy việc mở các lớp đào tạo là hết sức cần thiết để đạt mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp biển của vùng. KẾT LUẬN Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, Đảng và Chính phủ đã chú trọng khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Khai thác thủy, hải sản, đóng tàu…đã trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng trưởng mạnh. Thực tế đó chứng tỏ tiềm năng và triển vọng phát triển dựa vào biển rất to lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ nói riêng và nước ta nói chung. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng biển to lớn để phát triển kinh tế của vùng cho đến nay còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng càng chưa đáp ứng được yêu cầu đưa đất nước phát triển. Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2008. Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là một định hướng hết sức quan trọng, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài: “Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ” góp phần vào công cuộc đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo điện tử Vietnamnet.vn Báo điện tử vietbao.vn Báo điện tử thành phố Hải Phòng Báo điện tử tỉnh Quảng Ninh Báo điện tử tỉnh Nam Định Báo điện tử tỉnh Thái Bình Báo điện tử tỉnh Ninh Bình Bài viết : “ÐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÐÓNG TÀU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM” của GVC.ThS. Võ Trọng Cang Báo cáo đề tài “nghiên cứu luận cứ và giải pháp phát triển công nghiệp ven biển Việt Nam” chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Phan Đăng Tuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21789.doc
Tài liệu liên quan