Chuyên đề Hiện trạng môi trường tại làng nghề Đa Sỹ

- Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi họp, các đợt tập huấn để trao đổi, tuyên truyền giáo dục những kiến thức về môi trường cũng như những buổi họp, buổi trao đổi gặp gỡ giữa các hộ tham gia sản xuất để họ không chỉ học hỏi nhau về kinh nghiệm sản xuất mà còn trao đổi với nhau về các kiến thức về môi trường làng nghề cũng như các biện pháp bảo hộ lao động. - Hình thành và phát triển quỹ hỗ trợ cho làng nghề để trợ giúp một số những cơ sở sản xuất trang bị hoặc thay đổi những trang thiết bị sản xuất lạc hậu để từ đó giảm những tác động xấu đến môi trường. - Sớm hình thành nên khu quy hoạch dành cho các làng nghề ở Hà Tây, và khi đó làng nghề Đa Sỹ cũng sẽ được di chuyển tới đó, như vây giảm những tác hại của môi trường như tiếng ồn, độ rung, bụi, mạt sắt, tới sức khoẻ cộng đồng dân cư.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiện trạng môi trường tại làng nghề Đa Sỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây, thành phố Hà Đông có các loại đất chính như sau: + Đất phù sa được bồi (Pb) + Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích là 261 ha chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các xã Biên Giang và Đồng Mai. Đất có màu nâu tươi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này có phản ứng gần trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét 12mg/100g đất), magiê thấp (<2,5mg/100g đất). Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa (cây ăn quả, rau xanh). Hiện nay mới bước đầu thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số khu vực. + Đất phù sa không được bồi (P) + Đất phù sa không được bồi (P) diện tích là 1049 ha chiếm 37,4% diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các xã Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Mỗ và các xã Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm. Đất có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất. Theo số liệu phân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dưới sau pHKCL càng tăng. Hàm lượng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao (1,58%), kali dễ tiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất). Phần lớn loại đất này có địa hình bằng, chủ yếu là trồng lúa và lúa màu, là loại đất có vị trí quan trọng nhất hiện nay, dần được sử dụng hợp lý và đầu tư cho thâm canh tăng vụ, sản xuất các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. + Đất phù sa gley (Pg) + Đất phù sa gley(Pg) diện tích 1472 ha chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp của Thành phố, phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 3 xã Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và một phần phân bố tại các xã Dương Nội, Phú Lãm, các phường Hà Cầu, Vạn Phúc. Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh. Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sâu phẫu diện, đất có phản ứng chua (pHKCL = 4,3 – 4,7). Hàm lượng mùn cao (2,5%), đạm, kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp (0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất). Trong thành phần các cation trao đổi hàm lượng can xi trung bình (6,1mg/100g đất), magiê thấp (2,5mg/100g đất), dung tích hấp thu trung bình 10meq/100g đất, độ no bazơ khá (tương đương 70%). Là loại đất chuyên lúa (2 lúa). Ở những chân tương đối cao, dễ thoát nước có thể sản xuất 3 vụ (2 lúa 1 màu). Trên đất này có mật độ dân cư cao, loại đất phù s agley phần lớn đã được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực và rau màu của thành phố. - Tài nguyên nước + Tài nguyên nước mặt. Nằm trong tổng thể hệ thống sông Nhuệ: nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua địa phận Hà Tây dài 49 km, trong đó đoạn chảy qua thành phố có chiều dài 7 km, sông Nhuệ lấy nước phù sa sông Hồng qua Cống Chèm để tưới cho khoảng 60.000 ha và tiêu nước ra sông Đáy cho 107.530 ha, trong đó tỉnh Hà Tây nói chung và thành phố Hà Đông khoảng 70.000 ha. Vì vậy tác động của sông Nhuệ đến công tác thủy lợi của Hà Đông là rất lớn. Hệ thống sông Đáy: là một phân lưu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ của Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng. Sau khi chương trình làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn thành phố có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. b. Tài nguyên nước ngầm Theo tài liệu thuyết minh địa chất thủy văn của PTS. Ngô Ngọc Cát (chủ biên – trưởng phòng nghiên cứu nước dưới đất thuộc Trung tâm địa lý Tài nguyên) thì Thành phố Hà Đông nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung nước ngầm dồi dào và ở nông, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lượng khá. 2.1.2/ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2.1/ Tăng trưởng kinh tế. Kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,8%, vượt 3,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ 17. GDP bình quân đầu người tăng: năm 2005 đạt 1.082 USD, vượt 42 USD/người/năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ 17. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng các ngành kinh tế của thành phố Hà Đông năm 2005 như sau: + Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 53,25% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 17 là 48%). + Thương mại, dịch vụ: 42% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 17 là 47%). + Nông nghiệp: 4,75% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 17 là 5%). Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cao, song một số nhân tố tiền đề cho sự bứt phá nhanh, bền vững còn chưa mạnh (yếu tố khoa học – công nghệ cao, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, liên kết kinh tế, năng lực cạnh tranh và hàm lượng “chất xám”). Tiềm lực nền kinh tế của thành phố so với kinh tế của Hà Nội liền kề còn khiêm tốn , nên chưa đủ “sức” để khai thác, tận dụng lợi thế liền kề Hà Nội để tạo thế đột phá nhanh đối với sự phát triển của thành phố, cũng như phát huy vai trò động lực đối với nền kinh tế của tỉnh Hà Tây. Chất lượng giá trị gia tăng (GDP) các ngành chưa chuyển biến mạnh, tính bền vững trong tăng trưởng còn chưa cao; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Việc liên kết kinh tế và kinh tế đối ngoại còn nhiều khó khăn hạn chế và chưa chủ động. 2.1.2.2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Đông năm 2005 thể hiện những nét đặc trưng của một đô thị với nền kinh tế phát triển, theo đó tỷ lệ của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ khá cao, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 4,75% GDP). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 49,1% năm 2001 lên 53,25% năm 2005; Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ 5,8% xuống 4,75% tương ứng và tỷ trọng của khu vực dịch vụ giảm từ 45,1% xuống còn 42,0%. Cơ cấu đầu tư trong các ngành, lĩnh vực còn chưa hợp lý. Bảng 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100 1. Công nghiệp – xây dựng 49,7 49,1 51,9 52,9 53,1 53,25 2. Nông nghiệp 5,4 5,4 4,8 3,9 5,7 4,75 3. Dịch vụ 44,9 45,5 43,3 43,2 41,2 42 2.1.3/ Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. 2.1.3.1/ Khu vực kinh tế nông nghiệp: Toàn thành phố đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 5 năm qua, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, sản lượng lương thực bình quân tăng 23,2%/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2001 đạt 7.867 tấn, năm 2006 đạt 22.165,36 tấn (sự tăng đột biến này do mở địa giới hành chính). Giá trị sản xuất trồng trọt/1ha canh tác năm 2006 đạt 37,83 triệu đồng, tăng bình quân 6,87%/năm. Bảng 3. Giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị: triệu đồng Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Giá hiện hành 2001 35.291 20.370 13.421 1.500 2002 37.257 21.463 14.394 1.400 2003 39.300 21.063 16.837 1.400 2004 85.151 49.598 32.414 3.139 2005 86.106 51.688 32.799 1.619 2006 198.841 91.483 105.119 2.239 Giá cố định 1994 2001 30.526 17.620 11.609 1.297 2002 31.952 18.563 12.235 1.154 2003 32.226 17.272 13.806 1.148 2004 70.886 43.072 25.777 2.037 2005 69.716 42.507 26.165 1.044 2006 111.383 56.128 53.762 1.493 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Đông năm 2006 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với đặc điểm kinh tế ven đô: Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản trong nông nghiệp tăng từ 38,03% năm 2001 lên 52,87% năm 2006; tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm tương ứng từ 57,72% xuống còn 46,01%. Tuy nhiên tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và thiếu tính bền vững. Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị: % Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2001 100 57,72 38,03 4,25 2002 100 57,61 38,63 3,76 2003 100 53,60 42,84 3,56 2004 100 58,25 38,07 3,69 2005 100 60,03 38,09 1,88 2006 100 46,01 52,87 1,13 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Đông năm 2006 - Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng giá trị và hiệu quả. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với đặc điểm nông nghiệp ven đô. 2.1.3.2/ Khu vực kinh tế công nghiệp: Với lợi thế là tỉnh tiếp giáp ngay với Thành phố Hà Nội đồng thời điều kiẹn về cơ sở hạ tang, giao thông vận tải do vậy nên công nghiệp cũng rất phát triển. 2.1.2/ Tổng quan về xã Kiến Hưng. Xã Kiến Hưng được chính thức thành lập vào 6 / 1949 trên cơ sở 3 thôn : Đa Sỹ, Mậu Lương và Hà Trì. Giữa lúc quân và dân địa phương đang cùng quân và dân cawnước tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1950, Kiến Hưng có thêm thôn Xa La. Sau ngày giả phóng vào tháng 4 /1955, Kiến Hưng còn lại 3 thôn là : Đa Sỹ, Mậu Lương và Xa La. Và đến tháng 4 / 1961 thì chỉ còn lại 2 thôn Đa Sỹ và Mậu Lương. Đây là những làng cổ có bề dày truyền thống lịch sử căn hoá thuộc huyện Thanh Oai xưa. Nơi đây từng nổi tiếng cả nước với “Đa Sỹ cố danh hương ” đất khoa bảng và có nghề rèn với sản phẩm dao, kéo vừa sắc, vừa bền đẹp nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Ngày nay, Kiến Hưng là một trong 12 xã, phường của Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Xã có 2 thôn là Đa Sỹ, Mậu Lương và 2 khu cơ quan dân cư ( Cầu Bươu, Đông Đường ). Theo điều tra đất đai 1 – 1 – 2000 thì toàn xã có tổng diện tích là 439,73 ha trong đó đất nông nghiệp là 302,95 ha; đất chuyên dung là 86,78 ha; đất ở là 46,88 ha; đất chưa sử dụng là 3,12 ha. Dân số tính đế thời điểm ngày 1 -4 -1999 thì toàn xã có 2540 hộ, 10275 nhân khẩu ( trong đó nữ là 5290 ), mật độ là 2334 người / km2. Địa bàn của xã Kiến Hưng nằm trải dài theo dòng sông Nhuệ. Phía Bắc giáp với khu Xa La ( phường Phúc La ) và thôn Yên Xá ( Tân Triều – Thanh Trì ). Phía Tây giáp với khu Hà Trì ( phường Hà Cầu ) và xã Văn Khê. Phía Đông giáp với thôn Hữu Lê xã Hữu Hoà ( huyện Thanh Trì – Hà Nội ). Phía Nam giáp với xã Phú Lương và xã Cự Khê ( Thanh Oai ). Địa bàn xã Kiến Hưng tuy không nằm kề bên các trục đường giao thông lớn như các phường, xã khác của Thành phố Hà Đông nhưng lại giữ vị trí rất trọng yếu về mặt quân sự với những yếu tố then chốt, có dòng sông Nhuệ chảy qua và bên kia là đường 70. Những yếu tố này tạo cho địa bàn xã Kiến Hưng như một cầu nối, một bản lề và là cơ sở để tiến vào nội Thành phố Hà Đông. Về phương diện giao thông đường bộ có: - Đường liên huyện từ nội thị (đường Bà Triệu nối với quốc lộ 6 ) qua Hà Trì xuống Kiến Hưng ( có chiều dài 3,2 km ), đi Hữu Hoà ( Thanh Trì )… - Đường 70 ( Hà Đông đi Văn Điển và nay gọi là đường 430 ) ở phía bên kia sông Nhuệ, trong đó đoạn từ cầu Hà Đông chạy song song với sông Nhuệ cho tới khu vực cầu Tó là quan trọng nhất, chi phối tới địa bàn của xã. Chẳng vậy mà năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm thị xã Hà Đông thì hướng chính của kẻ địch là từ Hà Nội qua Thanh Trì vượt sông Nhuệ qua Hữu Lê đánh vào Mậu Lương, Đa Sỹ rồi thọc vào thị xã Hà Đông. Về phía ta, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để gây cơ sở đánh địch ở thị xã Hà Đông, địa bàn xã Kiến Hưng bao giờ cũng được huyện uỷ Liên Nam, thị uỷ Hà Đông chon làm bàn đạp tạo thế xuất kích và tập kết lực lường vào nội thị. Trong cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, nhân dân Đa Sỹ, Mậu Lương sớm tiếp thu ánh sang cách mạng của Đảng, góp phần vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Tiếp đó, trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược và chiến đấu bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân xã Kiến Hưng đã tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần vào thứng lợi chung của dân tộc. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề do đế quốc Mỹ rải thảm bom B.52 song Đảng bộ và nhân dân xã Kiến Hưng hăng say lao động hàn gắn vết thương, phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt quê hương. 2.1.3/ Tổng quan về làng nghề Đa Sỹ. Vào thời Trần, làng Đa Sỹ gọi là Huyền Khuê. Huyền Khuê xưa gồm các làng nhỏ hợp thành là: làng Hoa ( di tích Quán đường Hoa ), làng Sẽ ( di tích chùa Sẽ - trụ sở hợp tác xã nông nghiệp Đa Sỹ hiện nay ), làng Trung ( di tích quán Trung quân - tức đình cũ )…sáp nhập lại mà thành. Đến thế kỷ 16, danh y Hoàng Đôn Hoà cùng vợ là công chúa Phương Anh ( còn gọi là Phương Dung công chúa ) ở quê nhà ( làng Huyền Khuê ) trồng thuốc, chuyên việc trị bệnh cứu dân. Dân chúng gần xa biết tiếng của danh y đã tấp nập kéo đến chữa bệnh mà phương tiện chủ yếu thời kỳ này là đi thuyền trên sông Nhuệ. Cũng từ đó Huyền Khuê được đổi tên thành Đan Khê ( nghĩa là Bến Thuốc ). Sau đó thì Đan khê lại được đổi tên là Đan Sỹ và cuối cùng đổi thành Đa Sỹ bởi vì trên mảnh đất này có nhiều người khoa bảng. Chỉ tính từ nhà Hậu Lê ( thời Trung Hưng ) đến triều nhà Nguyễn, làng đã có 1 trạng nguyên, 11 tiến sỹ, 2 bảng nhãn đó là chưa kể đến giám sinh. Trong số những vị đỗ Thám hoa, bảng nhãn, Tiến sỹ xưa kia ở làng Đa Sỹ người ta thường nhắc tới vị Tiến Sỹ Hoàng Trình Thanh được triều thần nhà Lê kính nể, ca ngợi là “ tử hiếu nhi thần trung ” nghĩa là người trung với nước, hiếu thảo với cha mẹ. Cụ Hoàng Trình Thanh đã phò tới 4 đời Vua, từ vua Lê Thái Tổ, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong việc trị nước yên dân. Đặc biệt đến đời Lê Thánh Tông cụ đã dâng 7 chính sách lớn để giữ vững sơn hà được vua chấp nhận. Con cháu cụ đã nối nghiệp cha ông như Tiến sỹ Hoàng Khắc Minh, trạng nguyên Hoàng nghĩa Phú đều là những đại thần nhà Lê. Đa Sỹ có 14 dòng họ chính là : 3 dòng họ Hoàng, 4 dòng họ Nguyễn, 2 dòng họ Lê ( là Lê Văn và Lê Xuân ), 2 dòng họ Trịnh ( là Trịnh Văn và Trịnh Nguyên ), họ Đinh, họ Đặng, họ Đỗ. 2.1.3.1/ Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. * Điều kiện tự nhiên. - Vị trí địa lý: Làng nghề Đa Sỹ nằm cách trung tâm thị xã Hà Đông khoảng 2 km về phía nam và giới hạn bởi: Phía Bắc giáp xã Hà Trì. Phía Nam giáp sông Nhuệ. Phía Đông giáp xã Mẫu Lương. Phía Tây giáp xã Xốm. - Đặc điểm tự nhiên + Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao từ +5,2 đến +5,6 m. Hướng dốc là Đông Bắc– Tây Nam. + Khí hậu thuộc tiểu vùng thị xã Hà Đông. Nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ. Có mùa đông lạnh hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. + Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 38,2 độ C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 5 độ C. + Mưa phân bố không đều thường tập chung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn chiếm 60% đến 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1620 mm Lượng mưa cao nhất năm là 2497 mm + Độ ẩm trung bình năm là 86%. Độ ẩm cao nhất năm là 94%. Độ ẩm thấp nhất năm là 76%. * Điều kiện kinh tế xã hội. - Điều kiện kinh tế: +. Hệ thống đường giao thông vào làng nghề Đa Sỹ tuy là đường bê tong 100% nhưng vẫn còn rất bụi và xấu đặc biệt là đoạn đường đi vào khu sản xuất của các hộ gia đình, đường đang bị đào xới lên, hai bên đường cống rãnh chứa nước thải không được đậy vào nên bốc mùi lên ( mùi phân của gia súc chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, một phần nữa là nước thải của làng nghề hỗn tạp lên ) và đặc biệt là vào mùa hè là rõ rệt nhất. +. Về hệ thống cấp nước cho làng nghề Đa Sỹ. Hiện tại nguồn nước cung cấp cho làng nghề Đa Sỹ là nước giếng khoan và nước mưa chưa có nước máy, phần lớn nước mưa là để dung cho sinh hoạt và nước giếng khoan được dùng cho sản xuất, chăn nuôi và các hoạt động trong sinh hoạt. Trong thời gian sắp tới với dự định xây dựng cụm công nghiệp tập chung thì khi đó sẽ có dự định là nguồn nước cung cấp cho điểm công nghiệp làng nghề Đa Sỹ với công suất 2.400 m3/người là nhà máy nước Hà Đông, điểm lấy nước đấu nối với đường ống D.400 trên đường Lê Hồng Phong đã có sẵn. Cấp nước cho sinh hoạt = 150 lít/người. Cấp nước cho sản xuất = 30m3/tấn sản phẩm. +. Về hệ thống điện cho làng nghề Đa Sỹ. Điện cho sinh hoạt = 230 w/người. Điện cho sản xuất = 2.264 kw/người. Điện cho công cộng dịch vụ = 10% điện cho sinh hoạt. Điện cho chiếu sáng đường = 8 kw/km. 2.1.3.2/ Lịch sử làng Đa Sỹ và nghề rèn truyền thống. Thôn Đa Sỹ thuộc xã Kiến Hưng Thị xã Hà Đông nay là Thành phố Hà Đông. Đa Sỹ là một làng Việt cổ hiến, văn hoá cổ. Trên 1000 nưm lịch sử làng có tên gọi xa xưa “ làng sẽ ” và là một làng có nền văn hiến, văn hoá cổ có nhiều nho lâm kỳ thụ, có 11 tiến sỹ và lưỡng quốc trạng nguyên “ thời Lê ” “ có trần triều thái ý Nguyễn Đăng Dũng”, “ Trần triều trung uý Nguyễn Đăng Vĩnh” thời Trần là thần hoàng làng La Thạch, có thái nội thái y viện phủ phiên lương y dược hầu phò mã Hoàng Đôn Hoà - thời Lê thế kỷ 16 cụ nay là thần hoàng làng. Về nghề rèn truyền thống của làng: theo như truyền thuyết kể lại rảng nghề rèn Đa Sỹ có từ thời Hùng Vương thứ 18. Theo tài liệu nghiên cứu của 2 giáo sư sử học là ông Trần Quốc Vượng và ông Lâm Biển thì đó là đô hồ thống tướng và tràng hoàng thống tướng đóng đinh ở làng sẽ Đa Sỹ. Nghề rèn thời bấy giờ chuyên rèn vũ khí nhằm phát triển kinh tế dân sinh. Và để nhớ ơn công lao to lớn của 2 cụ tổ nghề rèn là cụ Nguyễn Thuật và cụ Nguyễn Thuần nên dân làng Đa Sỹ đã lập lăng thờ 2 cụ vào ngày 27 -3 và ngày 25-8 ân lịch hang năm để mọi người đến cúng lễ. Sau khi hoà bình lập lại năm 1954 Đảng và chính phủ đã quan tâm xây dựng để mọi người đến cúng lễ. Cờ hồng ở nông thôn từ đầy nghề rèn thủ công Đa Sỹ đã được tập thể hoá năm 1958 Đa Sỹ thành lập cùng với tổ hợp sản xuất sau thành 4 hợp tác xã đó là : Tiền Phong – Minh Tiến – Đa Thành – Đa Tiến. Đến năm 1959 – 1960 theo yêu cầu sản xuất tập trung nên 4 hợp tác xã nhỏ đã sát nhập vào nhau thành hợp tác xã rèn Tiền Phong ngày nay. Do nhu cầu của xã hội kể cả trong dân sinh cũng như trong quốc phòng nên nghề rèn Đa Sỹ đã không ngừng được kiện toàn về nhân lực, năng lực và kỹ thuật để đáp ứng được số lượng, chất lượng phục vụ cho nền kinh tế cũng như y tế và quốc phòng. Trải dài theo thời gian làng rèn Đa Sỹ đã có được những thành tự rõ rệt đó là: Được tặng huy chương bạc ở hội chợ Giảng Võ thập kỷ 70 – 8-. Thao diễn tay nghề ở Hà Nam Ninh, 5 làng tham gia hội chợ triển lãm Vân Hồ, 1 lần tại cung văn hoá hữu nghị Việt Xô, gửi hàng vào trưng bày tại Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, rồi triển lãm bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 2 Ngọc Hà – Hà Nội. Được Sở Thương mại Hà Tây tặng danh hiệu “ Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ đã có thành tích tham gia hội chợ Xuân Hà Tây năm 2005 ”. Được UBND Tỉnh Hà Tây cấp bằng công nhận “Làng nghề rèn Đa Sỹ đạt danh hiệu làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây”. Được ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây trao tặng danh hiệu “đơn vị tham gia phiên chợ giống cây trong vật tư nông nghiệp và nông sản ” Tỉnh Hà Tây vào tháng 3 năm 2005. Được UBND Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây tặng làng nghề rèn Đa Sỹ đạt danh hiệu “ tập thể lao động xuất sắc cấp Thị xã năm 1998 ”. Được ban tổ chức “ Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ II” chào Seagame 22 tặng cờ lưu niệm. Nhìn chung sản phẩm nghề rèn của Đa Sỹ gồm có dao, kéo, tràng, bào, đục ngày càng được nâng cao về chất lượng và thẩm mỹ. Ở Đa Sỹ chiếm 80 % số hộ làm rèn, 10 % số hộ làm các nghề khác, 6 % số hộ buôn bán nguyên liệu và mua sản phẩm, 4 % làm các ngành dịch vụ khác (đây là theo như số liệu thống kê cũ ). Năm 1998 một ban lãnh đạo làng nghề được thành lập và đến năm 2000 được tỉnh Hà Tây cấp bằng công nhận lang nghề truyền thống. 2.1.3.3/ Hoạt động sản xuất và các sản phẩm chính. Làng Đa Sỹ thị xã Hà Đông có nghề rèn truyền thống đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay cùng với làng Vũ Ngoại huyện Ứng Hoà ( theo như ông chủ tịch hiệp hội làng nghề cho biết làng nghề này đã được 7 đến 8 trăm tuổi ). Trước năm 1996, cả làng chỉ có hơn 300 lò rèn, làm ra hơn 2 triệu sản phẩm một năm. Đến năm 2000 số lò rèn trong thôn đã phát triển lên đến 500 lò, đến năm 2005 đã phát triển lên 600 đến 700 lò nhưng do điều kiện kinh tế trong thời gian qua có nhiều biến đổi nên một số công nhân đã bỏ nghề rèn này theo nghề khác, do vậy nên hiện nay chỉ có khoảng 400 lò ren, tuy vậy nhưng số sản phẩm làm ra không giảm vì năng suất ngày càng được nâng cao lên do được trang bị máy móc ngày càng tăng về mặt số lượng và cũng ngày càng hiện đại hơn nữa, nhưng đó mới chỉ là so với trước đây còn đâu so với các làng nghề khác thì làng nghề Đa Sỹ mới chỉ là sản xuất nhỏ với quy mô hộ gia đình, đầu tư máy móc vẫn còn hạn chế do đặc điểm còn chật hẹp chưa có mặt bằng, do vậy mà những người làm trong nghề mong muốn và đề nghị với chính quyền, rồi phòng Công Nghiệp của Tỉnh Uỷ là hình thành nên khu công nghiệp đến khi đó có điều kiện về mặt bằng rồi mới có điều kiện để trang bị máy móc và từ đó nâng cao lên năng suất. Sản phẩm của làng chủ yếu là dao kéo, bao gồm có kéo cắt thuỷ tinh, kéo cắt tôn, kéo cắt trúc, dao cắt sáp ong, dao cắt lốp cao su, dao cắt sáp ong, dao xén giấy các tong, các loại bay xây dựng, các loại dao thái, các loại dao chặt, các loại đồ làm mộc như đục, liềm phát cỏ, liềm cắt lúa, lưỡi rìu, các loại nạo, van tháo lốp xe máy, kéo cắt vành, các loại cuốc, các loại kéo phục vụ trong may mặc - một sản phẩm có chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng, cửa sắt ( nhưng ít ) và nhiều sản phẩm khác nữa. Sản phẩm được tiêu thụ trên khắp đất nước và một phần được xuất khẩu. Thật vậy, làng nghề Đa Sỹ luôn tự hào rằng: "Từ mũi Cà Mau tới địa đầu Móng Cái đâu đâu cũng có dao, kéo của làng. Tiếng lành đồn xa, người Lào, người Campuchia cũng tìm về tận Đa Sỹ để mua hàng". Tầm 80 năm đổ về trước thì ở làng có một hợp tác xã chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của các cơ quan Nhà nước để phục vụ cho bên đường sắt, bên Quốc phòng, bên Công nghiệp, rồi điện máy kim khí của Thành phố Hà Nội và của cả tỉnh Hà Tây. Cho đến hiện nay thì sản phẩm được bán theo nhu cầu của thị trường, các thành viên trong hiệp hội của làng nghề đứng ra thu gom rồi đóng gói rồi có một chiếc xe tải to đến hang chục tấn sẽ chở những sản phẩm này phân phối đến các đại lý từ Bắc vào Nam (ở miền Bắc có tập chung lớn ở những nơi như chợ Đông Xuân, ở miện Nam như chợ Bến Thành ), ngoài ra còn xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Đức, California, sang các nước bên Châu Âu. Sản phẩm của làng nghề Đa Sỹ tuy được đảm bảo độ sắc nhưng khi sang các nước có khí hậu lạnh thì sản phẩm của làng nghề có biểu hiện một số những hạn chế về chất lượng của sản phẩm như là bị han gỉ, do vậy mà sản phẩm không có chỗ đứng ở các nước có khí hậu lạnh. Dù không quy định nhưng từ nhiều năm nay, người làng Đa Sỹ thường làm việc theo giờ... hành chính. Sáng, hơn 7 giờ các tay búa, tay bễ mới bắt đầu quai. Từ 5 giờ chiều, cả làng gần không còn tiếng đập, tiếng chát. Cả làng hầu như nhà nào cũng làm rèn, số người làm rèn chiếm đến 60 % tổng dân số của cả làng, số dân còn lại thì tham gia vào các nghề buôn bán, dịch vụ, nông nghiệp, đi học hoặc đi thoát ly làm ở ngoài. Tham gia vào làm nghề rèn này chủ yếu là nam giới, nữ giới thì không tham gia hoặc nếu có tham gia thì ít chủ yếu là làm phụ. Và đội ngũ công nhân của làng nghề hiện nay chủ yếu là người già và người trung tuổi chứ tuổi trẻ thì rất ít, chỉ có những người học hết cấp 1 hoặc học hết cấp 2 không đi học ở đâu thì mới có một số ở lại làm rèn mặc dù cùng trình độ học vấn rồi đi làm thì thu nhập của làm rèn và đi làm ở ngoài cũng không hơn nhau thậm chí là làm rèn thu nhập còn cao hơn – đó là một vấn đề rất nghiêm trọng cần phải xem xét vì làng nghề muốn tồn tại và phát triển được phải có thế hệ trẻ kế thừa và phát triển. Theo lời ông Lâu ( phó chủ tịch hiệp hội làng nghề ) cho biết, trước đây dân làng quy định không được truyền nghề cho người ngoài. Nhưng nay, công việc nhiều mà người trong làng cũng có phần nào bỏ nghề này đi theo nghề khác nên người ta phải thuê thêm thợ từ các nơi khác về, thợ từ nơi khác đến chủ yếu là ở các huyện lân cận như Hà Trì, Chương Mỹ, Thạch Khất và cũng do vậy họ buộc phải truyền bí quyết cho người lạ. Nhà nhiều nhất thuê 4 - 5 lao động thường xuyên. Những đợt cao điểm giáp Tết, họ thuê đến hàng chục lao động. Trong năm thời gian làm việc nhiều nhất đó vào những tháng giáp Tết đó là những tháng 10, tháng 11, tháng 12 do nhu cầu vào thời điểm này gia tăng và thu nhập của người công nhân trong nghề cũng được tăng lến đến 100 nghìn/ người/ ngày ( ngày thường thì chỉ tầm khoảng 50 nghìn/ người/ ngày nhưng riêng đối với những hộ gia đình có đầu tư lớn khoảng tầm 10 triệu với những thiết bị máy móc như mô tơ, máy búa, máy kéo và nguyên liệu thì thu nhập cũng phải đến 100 nghìn/ người / ngày vào những ngày thương và những tháng thường thì chỉ làm tối đa là 25 ngày, còn những tháng giáp Tết thì làm cả tháng thậm chí còn làm cả tối ). Cả làng đều được theo nghề rèn nhưng có một quy định bắt buộc đối với các thành viên là không được làm hàng dối, hàng kém chất lượng. Bù lại, các sản phẩm của họ sẽ được hiệp hội giúp quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và giúp tiêu thụ khi cần thiết. Hộ nào khó khăn, thiếu vốn sản xuất sẽ được hiệp hội đứng ra bảo lãnh để được vay vốn phát triển sản xuất. Ở đây hiệp hội chỉ đứng ra bảo lãnh để vay vốn phát triển sản xuất chứ hiệp hội chưa có quỹ hỗ trợ vốn riêng, vì vậy hy vọng trong tương lại với sự giúp đỡ của nhà nước hiệp hội sẽ có quỹ hỗ trợ vốn riêng của mình dung để hỗ trợ vốn vay, khuyến khích, khen thưởng,…. 2.1.3.4/ Nguyên liệu sản xuất và sơ đồ về quy trình sản xuất. */ Nguyên liệu dung trong sản xuất. - Sắt, thép. - Than - Than - Nước ( nước thường là nước giếng khoan ) */ Sơ đồ về quy trình sản xuất có kèm theo dòng thải. 2.1.3.5/ Định hướng phát triển cho làng nghề Đa Sỹ. Để duy trì và phát triển được nghề rèn này thì hiệp hội làng nghề đã đưa ra chiến lược phát triển trong thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian lâu dài, cụ thể như sau: - Nâng cao tay nghề cho công nhân ở đây. Tham gia vào làng nghề chủ yếu là người dân trong làng và tay nghề của họ được truyền theo phương thức người đi trước phổ biến, truyền lại kinh nghiệm cho những người đi sau, và để nâng cao tay nghề thì hiệp hội đã có tổ chức những buổi gặp mặt giữa những nghệ nhân giỏi trong làng với các thợ rèn. Cụ thể trong thời gian gần đây vào sáng 20-8, Ban chấp hành Hiệp hội làng nghề rèn thôn Đa Sỹ, xã Kiến Hưng (Hà Đông) phối hợp với các nghệ nhân giỏi của làng nghề đã có buổi phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề cho 80 hội viên. Nhưng để chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn nữa, mẫu mã, hình thức sản phẩm cũng được nâng lên thì đội ngũ công nhân làng nghề cũng cần phải được đào tạo bài bản theo trường lớp, và theo như mong muốn của ông Hiến ( chủ tịch hiệp hội làng nghề ) thì trong tương lai một số công nhân thợ trẻ cần được đưa đi đào tạo ở các trường kỹ thuật chuyên nghiệp trong nước như các trường trung cấp, các trường cao đẳng công nghiệp. Và đồng thời để các hội viên nắm bắt được kinh nghiệm, trình tự, nội dung, nguyên tắc cơ bản trong sản xuất các sản phẩm truyền thống; hướng dẫn sử dụng các loại máy móc, thiết bị và kỹ thuật sử dụng, Ban chấp hành Hiệp hội làng nghề rèn Đa Sỹ đã biên soạn giáo trình giảng dạy cách thức để sản xuất các loại dao, kéo và một số đồ gia dụng rèn từ gang, thép. Sau khi nắm vững lý thuyết, kết thúc lớp bồi dưỡng các học viên sẽ được thực hành tại các xưởng sản xuất của làng nghề. - Do hiện tại sản xuất chỉ trong phạm vi hộ gia đình với quy mô nhỏ hẹp nên rất hạn chế về mặt bổ xung thêm trang thiết bị máy móc, mở rộng phạm vi sản xuất, do vậy sản phẩm làm ra vẫn chưa đạt được năng suất cao, mà môi trường cũng bị ô nhiễm. Do đó, để góp phần phát triển làng nghề thì hiên nay UBND xã Kiến Hưng đang quy hoạch một khu vực rộng 15ha để chuyển "công xưởng" của các hộ gia đình ra đó làm tập trung, khi đó vừa tạo điều kiện để cho các hộ sản xuất mở rộng quy mô, phạm vi của mình đồng thời cũng đảm bảo vệ sinh môi trường nhất là về tiếng ồn, độ rung sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến địa bàn dân cư. Hơn nữa, theo như Ông Trịnh Văn Bình - Trưởng thôn Đa Sỹ cho hay: "Mục tiêu của chúng tôi còn muốn gắn sản xuất của làng nghề với phát triển du lịch. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Du lịch, Sở Công nghiệp mở tour du lịch làng nghề, vừa để giới thiệu, quảng bá sản phẩm vừa đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, để nâng cao đời sống cho nhân dân chứ hiện tại quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đan xen nhau nên mục tiêu phát triển du lịch làng nghề vẫn chưa được thực hiện theo đúng nghĩa của nó ”. - Mặt khác đi cùng với việc nâng cao tay nghề cho các công nhân và quy hoạch khu vực của làng nghề thì làng nghề Đa Sỹ còn rất chú trọng đến khâu dịch vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm với các hình thức trực tiếp như quảng bá sản phẩm ở các hội chợ từ Bắc vào Nam, đem các sản phẩm đi chào hang ở các của hang, mở phòng trưng bày các sản phẩm để các giới buôn đến tìm hiểu và tạo lập kênh tiêu thụ cho sản phẩm. Bên cạnh các hình thức giới thiệu trực tiếp đó thì hình thức quảng bá sản phẩm thông qua Webside cũng đang manh nha được hình thành. Theo như Ông Lương Công Đoán - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề trước đây cho hay : “Để hội nhập với cơ chế thị trường, làng nghề cũng có những thay đổi cơ bản. Hiệp hội đã đưa các sản phẩm của làng đi giới thiệu tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, người dân trong làng cũng tự "vận động" đi tìm các mối tiêu thụ hàng ở trong nam, ngoài bắc và xuất tiểu ngạch sang Lào, Campuchia. Ngay trong hiệp hội đã hình thành những đầu mối thu gom hàng giao cho đại lý tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) và xuất vào thành phố Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi tháng, các đầu mối xuất vào miền nam từ 3 - 5 xe tải hang và hiện nay, chúng tôi đã cố gắng xây dựng thương hiệu và lập website giới thiệu sản phẩm của làng". - Bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn mà làng nghề gặp phải cũng không ít, nhất là vào thời kỳ đang lạm phát trong nền kinh tế như hiện nay,giá cả của hầu hết tất cả các mặt hàng trong đó có hang hoá sắt thép và đã gia tăng một lượng rất lớn lên tới gấp đôi, gấp ba trong khi đó giá của sản phẩm lại tăng không đáng kể ( theo như ông Hiến cho biết chỉ gia tăng trung bình khoảng 0,1 lần đối với mỗi sản phẩm – đó cũng là một trong những nguyên nhân để giải thích vì sao mà số hộ làng nghề giảm một lượng đáng kề từ khoảng 600 hộ xuống còn có trên 400 hộ tham gia vào sản xuất còn đâu chuyển sang những nghề khác - số liệu mới nhất. Như vậy, để phát triển được làng nghề này thì bên cạnh những cố gắng của người dân trong nghề thì cũng rất cần đến sự giúp đỡ của các tổ chức, của chính quyền địa phương như: phòng công nghiệp với mong muốn của bao người trong làng nghề là được quy hoạch thành một khu vực riêng 2.2 /Thực trạng môi trường Làng rèn Đa Sĩ cũng được đặt danh hiệu mạnh về "nghiệp” mà cũng khổ vì “ nghề ”. Thật vây, làng nghề Đa Sỹ cũng như các làng nghề khác, đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vào buổi sáng sớm - thời gian các máy đập bắt đầu hoạt động mạnh. Tuy chỉ đi ngoài đường nhưng âm thanh chát chúa vẫn xoáy vào màng tai từng hồi, từng hồi. Tiếng ồn mạnh nhất vào buổi sang tầm lúc 7h đến 10h. Có lẽ người dân ở đây đã quá quen với nó, hay như lời ông Đinh Công Đoán- nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ, "mọi thứ qua đi theo tiếng ồn của năm tháng, theo sự hiện diện, có sẵn từ trước đó rồi". Và để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ đã trang bị một số máy móc, vừa giảm sức lao động, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm. Do điều kiện về diện tích nên máy được đặt ngay trong khu vực sinh hoạt, chỉ cách nhà ở chừng vài mét, ngồi trong nhà nói chuyện phải nói thật to, từng viên gạch dưới chân cứ rung lên theo nhịp đập. Để giảm bớt mức độ ồn, cán bộ hiệp hội làng nghề đã vận động các hộ sản xuất nên vận hành máy theo giờ quy định và làm hệ thống chống rung, nhưng điều đó xem ra rất khó thực hiện bởi ai cũng muốn "tranh thủ" để tăng thu nhập. Đã không ít lần hàng xóm "lời qua tiếng lại" với nhau cũng chỉ vì tiếng ồn, rồi mọi chuyện cũng phải cho qua bởi đó là "nghiệp" của "nghề" rèn.       Cùng với ô nhiễm tiếng ồn thì nguồn nước ở đây cũng đang trong tình trạng ô nhiễm. Con đường chạy sâu vào làng nồng nặc mùi hôi thối bốc lên từ các kênh mương thoát nước. Đó là nước thải sinh hoạt, nước mài đá và váng dầu từ máy móc nhưng chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải do từ chăn nuôi gia súc như lợn. Đặc biệt là vào mùa hè, do hệ thống thoát nước ở đây đều nằm hai bên đường và không có nắp cống đậy vào, do vậy mùi hôi thối bốc lên và cũng làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan. Về vấn đề này, ông Đinh Công Đoán – nguyên chủ tịch hiệp hội làng nghề cho biết thêm: "Thực sự chúng tôi đang gặp khó khăn về nguồn nước. Các nguồn nước ở ao, ngòi, giếng đã cạn kiệt, xuất hiện nhiều đá thối. Mặt khác, hàng ngày có một lượng dầu nhất định thải ra kênh mương, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, sức khỏe người dân". Cùng với môi trường nước thì môi trường không khí cũng đang cần phải xem xét. Nói chung môi trường không khí vẫn còn trong lành và sạch nhưng vào những thời điểm tập chung sản xuất ở trong khâu rèn, luyện thì khói kèm theo luồng khí CO2 ( là chủ yếu ) và kèm theo một số khí khác nữa thải ra do đốt than, rồi cả khói dầu nữa. Bên cạnh ô nhiễm do khí CO2 thì ô nhiễm bụi từ các mạt sắt, thép trong công đoạn mài, luyện thép. Hiện trạng của các môi trường khác như môi trường đất vẫn tốt, đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Tài nguyên và môi trường.    Tuy hiện trạng môi trường ở làng nghề Đa Sỹ chưa thực sự đến mức nghiêm trọng quá nhưng với thực trạng môi trường như vậy hầu hết người dân làng Đa Sỹ đều mong chờ khu công nghiệp làng nghề. Xây dựng điểm công nghiệp làng nghề là hướng đi đúng đắn để làng nghề phát triển bền vững và đặc biệt là nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. 2.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ cộng đồng dân cư. Những năm trước do ở làng nghề Đa Sỹ người dân sinh hoạt bằng nước giếng làng (đó là những năm 80 trở về trước ), cùng với điều kiện làm việc và thiết bị bảo hộ bảo về cho người công nhân không được đảm bảo ( ví dụ như thiếu kính bảo hộ được dung để đeo vào mắt khi rèn, đập sắt và thép do đó mà không tránh được bụi, mạt sắt bay vào mắt ) cộng với trước đây sản xuất ở làng nghề là sản xuất tập chung dưới dạng hợp tác xã không như bây giờ là tách ra thành từng hộ sản xuất riêng do vậy nên mật độ bụi, mạt sắt tập chung cũng lớn. Chính vì thế số lượng người đau mắt đỏ rất nhiều hầu hết những người ở trong làng và làm trong nghề đều bị, nhưng đến nay dân làng bây giờ sinh hoạt đều bằng nước giếng khoan cùng với việc hợp tác xã của làng nghề đã giải thể và tách thành từng hộ làm riêng biệt, đồng thời điều kiện làm việc của người công nhân cũng được cải thiện nhiều hơn ( ví dụ như trang bị kính mắt trong khi rèn, đập sắt, từ đó giảm, hạn chế lượng bụi, mạt sắt tiếp xúc với mắt ). Do vậy, tỉ lệ người bị đau mắt đỏ, mắt hột cũng giảm đi một lượng đáng kể. Số lượng người bị đau mắt đỏ trong làng Đa Sỹ bây giờ chỉ chiếm khoảng 30 % trong tổng số người dân trong làng. Đối với bệnh viêm phế phản mãn tính ở làng nghề Đa Sỹ cũng vậy. Cũng do ngày trước sản xuất dưới dạng tập chung hợp tác xã, cùng với điều kiện làm việc còn gặp phải nhiều khó khăn ( ví dụ: sản xuất chỉ bằng thủ công, rèn, dũa, đập, mài chủ yếu bằng tay ) vì vậy mà mật độ bụi tập chung lớn, nhưng nay hợp tác xã giải thể, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, thiết bị phục vụ trong sản xuất cũng được nâng cao lên thành những máy móc chứ không phải thủ công như trước ( ví dụ: đã trang bị máy rèn, máy mài, công cụ đập cũng đã có sự cải thiện ) do vậy mà lượng bụi cũng giảm đã giảm đi, từ đó bệnh viêm phế quản mãn tính cũng giảm đi tương ứng rõ rệt. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh viêm phổi mãn tính trong làng Đa Sỹ chỉ chiếm 5 % Bên cạnh bệnh đau mắt đỏ và bệnh viêm phế quản mãn tính thì với đặc trưng của nghề rèn này là phải ngồi thường xuyên và ngồi trong tư thế gò bó với một khoảng thời gian dài. Do vậy họ bị mắc bệnh thoái hoá cột sống, nhưng căn bệnh này không thể nhận biết ngay được mà khi người công nhân đến tầm tuổi 50 ở họ sẽ thấy một số triệu chứng, biểu hiện như đau đốt cột sống, dáng đi khom khom và lưng bị gù. Và căn bệnh này được biểu hiện rõ vào những hôm có thời tiết chuyển mùa ( vào khoảng tháng 4 tháng 5 hoặc tháng 9 tháng 10 ). Hiện nay, số người gia tăng thêm về bệnh đau cột sống chiếm 25 %. Làng nghề rèn Đa Sỹ còn gây cho người dân mắc thêm một bệnh nữa đó là bệnh ù tai ( tiếng ồn ở đây chỉ mới đạt …trong khi đó ngưỡng nghe của tiếng ồn để làm cho con người bị điếc là…., do vậy mà tiếng ồn ở làng nghề này chưa đạt tới ngưỡng làm cho người công nhân bị điếc) và bệnh này cũng chỉ được biểu hiện khi người công nhân đến tầm tuổi 50. Nhưng đến ngày nay, do điều kiện làm việc của người công nhân đã được cải thiện cụ thể họ đã được trang bị những thiết bị để giảm sự tác động đến màng nhĩ của người công nhân như bong bịt tai, thiết bị áp tai…Do đó số người bị bệnh u tài và phải đi khám và chữa đã giảm hẳn.. Chương III: Đánh giá tình hình sức khoẻ cộng đồng ô nhiễm làng nghề và các giải pháp. 3.1/ Sử dụng phương pháp chi phí y tế để định giá thiệt hại do ô nhiễm làng nghề cho người dân. Như phương pháp luận về phương pháp chi phí y tế đã nêu ở chương I: thông qua số tiền khám chữa bệnh của bệnh nhân phải chi do mắc phải những căn bệnh đo ô nhiễm ở làng nghề gây ra để ta định giá nên những thiệt hại do ô nhiễm làng nghề gây ra. Vì ở trạm y tế xã miễn phí đối với tiền khám bệnh do vậy mà bệnh nhân không mất tiền khám bệnh chỉ khi người dân phải tiến hành chữa bệnh và mua thuốc thì mới phải bỏ ra chi phí. Do vậy chi phí y tế ở đây chỉ bao gồm phần chi phí là tiền của bệnh nhân phải bỏ ra để mua thuốc chữa bệnh. Với bệnh đau mắt đỏ người dân ở đây thường hay điều trị với những loại thuốc sau: STT Tên thuốc Chi phí (nghìn đồng) 1 Chloramphemcol 7.000 2 Naclrit 90/00 1.500 3 Mỡ tetraxylin 2.000 4 Mỡ Cloroxit - H 3.000 Với căn bệnh đau mắt đỏ này cần phải điều trị trong vòng 1 tuần và tương ứng hết: 2 lọ Chloramphemcol, 2 lọ Naclrit 90/00, 3 tuýt Mỡ tetraxylin , 3 tuýt Mỡ Cloroxit – H. Như vậy, tổng chi phí mà người bệnh ở đây phải chi trả cho một lần điều trị căn bệnh đau mắt đỏ là: TC1= 2 * 7.000 + 2 * 1.500 + 3 * 2.000 + 3 * 3.000 = 53.000 ( nghìn đồng ) Với bệnh viêm phổi bệnh nhân ở làng nghề Đa Sỹ thường hay dung những loại thuốc sau để điều trị STT Tên thuốc Chi phí (nghìn đồng ) 1 Thuốc kháng sinh Caricin 500 mg 6.000 2 Thuốc kháng sinh Augmentin 625 mg 5.000 3 Thuốc kháng sinh Zinat 500 mg 5.500 4 Thuốc kháng viêm Lchoay 5.000 5 Thuốc kháng viêm Medrol 4 mg 4.000 6 Thuốc giảm ho Toplixil 6.000 7 Thuốc giảm ho Terrpincoaem 3.000 Với căn bệnh viêm phế quản mãn tính này thì người dân ở làng Đa Sỹ phải điều trị trong vòng 1 tháng và như vậy tương ứng sẽ hết : 2 vỉ Thuốc kháng sinh Caricin 500 mg, 2 vỉ Thuốc kháng sinh Augmentin 625 mg, 2 vỉ Thuốc kháng sinh Zinat 500 mg, 2 vỉ Thuốc kháng viêm Lchoay, 2 vỉ Thuốc kháng viêm Medrol 4 mg, 1 lọ Thuốc giảm ho Toplixil, 1 lọ Thuốc giảm ho Terrpincoaem. Như vậy tổng chi phí bằng tiền mà người bệnh ở làng nghề này phải chi trả cho căn bệnh viêm phổi này là: TC2 = 2 * 6.000 + 2 * 5.000 + 2 * 5.500 + 2 * 5.000 + 2 * 4.000 + 1 * 6.000 + 1 * 3.000 = 60.000 ( nghìn đồng ) Với bệnh đau cột sống người bệnh ở làng Đa Sỹ đây không thường hay dung những loại thuốc Tây để điều trị mà họ thường chữa theo phương pháp đông y như là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thuỷ tram rồi dung mốt số thuốc của đông y ( ví dụ như thuốc sắc hành khí dưỡng huyết ) để tác động vào với tác dụng là giảm đau. Với căn bệnh này không thể chữa khỏi được, mỗi lần đi chữa thì chỉ có tác dụng giảm đau ngay tức thì và một khoảng thời gian và một thời gian sau căn bệnh lại trở lại đau lại nhất là vào những hôm thời tiết trở trời. Thường người bệnh sẽ điều trị trong vòng 10 ngày với chi phí bằng tiền là 200 nghìn đồng. Như vậy ta có: TC3 = 200.000 ( nghìn đồng ) STT Loại bệnh Chi phí ( nghìn đồng ) 1 Bệnh đau mắt đỏ 53.000 2 Bệnh viêm phổi 60.000 3 Bệnh đau cột sống 200.000 4 Tổng chi phí 313.000 Trong một năm số người dân mắc bệnh đau mắt đỏ và phải đi chữa chiếm 30 % tổng số dân trong làng , số người mắc bệnh viêm phổi và phải đi chữa chiếm 5 % tổng số dân trong làng, số người mắc bệnh viêm cột sống và phải đi chữa chiếm 20 % tổng số dân trong làng. Với số dân ở làng nghề Đa Sỹ theo thống kê hiện nay là 6.000 người dân, như vậy ta có tổng chi phí bằng tiền mà bệnh nhân phải trả cho việc chữa trị những căn bệnh chủ yếu do ô nhiễm làng nghề gây ra trong vòng 1 năm là : ( chủ yếu vì ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây nên những căn bệnh này, ví dụ: như bệnh đau mắt đỏ còn có nguyên nhân là do nhiễm khuẩn). Áp dụng công thức : TC = ( 30% * TC1+ 5% * TC2 + 20% * TC3 ) * 6.000 = (30% * 53.000 + 5% * 60.000 + 20 % 200.000 ) * 6.000 = 353.400.000 ( nghìn đồng ) 3.2/ Giải pháp và kiến nghị đối với việc quản lý ở làng nghề Đa Sỹ. 3.2.1/ Giải pháp đối với việc quản lý ở làng nghề Đa Sỹ Hầu hết người dân trong làng Đa Sỹ đều làm nghề rèn ( chiếm đên 90% trong tổng số dân ) do vậy nghề rèn có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến kinh tế làng nghề Đa Sỹ. Tuy nhiên cũng giống như những làng nghề khác, vấn đề môi trường là một bài toán nan giải và cần phải giải quyết. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề này em xin đưa ra một số giải pháp như sauSy 3.2.1.1/ Giải pháp về tuyên truyền giáo dục. Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho người dân. Có thể nói đây là biện pháp được đánh giá là có tính yếu tố quyết định nhất trong các biện pháp được đưa ra. Nếu công tác tuyên truyền giáo dục đối với cộng đồng người dân đẩy mạnh thì hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề được dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua tuyên truyền giáo dục về môi trường cho người dân thì họ hiểu được những tac hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất tại lang nghề gây ra và qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó họ có ý thức bảo vệ môi trường của mình ( môi trường làng nghề ) hơn. Tuyên truyền giáo dục về môi trường nên tiến hành thường xuyên đối với mọi người, từ các cấp lãnh đạo địa phương cho đến các chủ cơ sở sản xuất, người lao động trực tiếp rồi đến những người dân. Hoạt động tuyên truyền giáo dục có thể tiến hành dưới các hình thức như: đưa trên loa đài phát thanh của làng, của xã, rồi đưa chương trình giáo dục về môi trường vào trong trường học, các hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường do phòng tài nguyên môi trường cùng các ban ngành tổ chức, rồi tổ chức các lớp tập huấn với những nội dung có liên quan đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường cho nhiều đối tượng khác nhau, khuyến khích cán bộ môi trường nghiên cứu tìm hiểu và nâng cao kiến thức chuyên môn. Đồng thời cũng cần phải đôn đốc và bắt buộc các chủ các cơ sở sản xuất cũng như bản than người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh cũng như bảo vệ môi trường. Và kinh phí cung cấp cho các hoạt động về tuyên truyền giáo dục này có thể huy động từ ngân sách nhà nước, các quỹ hỗ trợ trong và ngoài nước, rồi bản than người sản xuất kinh doanh cũng như những người dân. Và đối với làng nghề rèn Đa Sỹ ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã có và ngày càng một được nâng cao, điều đó được thể hiện đó là người dân đã tiến hành đổ rác đúng nơi quy định để đến giờ người đi thu gom rác đến vận chuyển rác đến nơi tập kết, trong năm vào những dịp như ngày quốc tế môi trường 1 – 5 nhân dân trong làng có tổ chức đi vệ sinh môi trường xung quanh nhưng do trình độ dân trí của người dân trong làng cũng như người công nhân còn hạn chế nên việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vẫn luôn là cần thiết. 3.2.1.2/ Giải pháp về bộ máy quản lý. Cũng giống như một số làng nghề khác, nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực môi trường được qua các trường lớp đào tạo còn rất hạn chế, hạn chế cả về mặt số lượng cũng như kiến thức chuyên môn về môi trường. Hiện tại về công tác quản lý môi trường ở làng nghề Đa Sỹ nằm dưới sự quản lý của cán bộ huyện Kiến Hưng, nhưng ở huyện Kiến Hưng chưa có cán bộ chuyên phụ trách trong lĩnh vực môi trường mà chỉ có cán bộ chuyên phụ trách trong lĩnh vực đất đai và có kèm theo thêm về mảng môi trường. Chính vì vậy để góp phần nâng cao công tác quản lý môi trường ở làng nghề này thì việc bổ xung và đào tạo thêm, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách về lĩnh vực môi trường là rất cần thiết. 3.2.1.3/ Giải pháp về quy hoạch làng nghề. Ngày trước vào khoảng những năm 80 thì ở làng nghề này sản xuất theo quy mô hợp tác xã tập chung. Sau đó, hợp tác xã này giải thể và sản xuất theo quy mô hộ gia đình, các lò rèn được đặt ngày trong khu gia đình đó sinh sống, như vậy bản than người công nhân cùng với những người trong gia đình đều phải chịu những tác động của ô nhiễm do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra. Hơn nữa việc không quy hoạch tách riêng làng nghề ra khỏi khu dân cư sẽ gây khó khăn cho việc quản lý cũng như xử lý chất thải. Chính vì vậy việc quy hoạch nên một làng nghề riêng, tách ra khỏi khu dân cư là điều bức thiết và hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì cần phải tiến hành quy hoạch môi trường bao gồm quy hoạch nhà xưởng sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom rác thải, nước thải và khí thải. Theo như đề xuất của bản than những người công nhân trong làng nghề Đa Sỹ cũng như trong các làng nghề khác đó là hình thành, xây dựng nên một khu công nghiệp để tập chung một số làng nghề ở Hà Tây lại để giảm những tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư xung quanh. Và làng nghề Đa Sỹ cũng đưa ra kiến nghị của mình là mong muốn được vào khu quy hoạch đó từ năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện và theo dự định kế hoạch được duyệt vào năm 2010. Và khi đó nhờ có khu sản xuất tập chung sẽ đảm bảo được công tác quản lý môi trường được thuận tiện, dễ dàng hơn, từ đó sẽ đảm bảo cho sức khoẻ cho cộng đồng dân cư xung quanh cũng như bản than người công nhân làm trong nghề rèn. 3.2.1.4/ Giải pháp về vốn. Để có thể thực hiện được các hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề Đa Sỹ thì một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là vấn đề về vốn hay nguồn kinh phí. Để tạo được nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường thì ngoài những nguồn có được từ ngân sách nhà nước thì cần phải huy động mọi sự đóng góp của nhân dân ( có thể dưới hình thức đóng góp hoặc dưới hình thức thu phí về các dịch vụ môi trường tại làng nghề từ các hộ gia đình – cũng như các cơ sở sản xuất làm nghề rèn. Hiện tại, mức thu phí môi trường ở làng nghề Đa Sỹ tính cho từng người, mỗi người đóng 2.000 đồng/ 1 tháng. Ta có thể thấy với mức phí như vậy là quá ít so với những vấn đề môi trường hiện tại ở làng nghề Đa Sỹ cần phải giải quyết ), rồi thu hút sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường ở làng nghề nói chung và đặc biệt là đối với làng nghề Đa Sỹ ( vì hiện tại môi trường ở làng nghề Đa Sỹ mới được hình thành nên có rất ít, trong khi đó vấn đề môi trường như môi trường nước, tiếng ồn, bụi, mạt sắt ở làng nghề Đa Sỹ đang rất nóng cần phải giải quyết ). 3.2.1.5/ Giải pháp về sản xuất. Ở làng nghề Đa Sỹ thiết bị máy móc sản xuất tuy đã được cơ giới hoá hơn so với những năm trước đây nhưng vẫn còn mang tính lạc hậu thủ công, nhà xưởng sản xuất lại năm rải rác trong khu dân cư nên đã làm ô nhiễm môi trường. Vì bản than người sản xuất tự trang bị thêm hoặc thay thế máy móc thì còn gặp khó khăn trong vấn đề về vốn, do vậy hỗ trợ về vốn giúp các chủ sản xuất thay thế hoặc trang bị thêm máy móc hiện đại hơn là rất cần thiết, như vậy không những chỉ nâng cao năng suất của quá trình sản xuất mà còn giúp giảm lượng chất thải thải ra môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu. Còn về nguồn vốn có thể nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân sách nhà nước dành cho các hộ sản xuất trong làng nghề, từ các tổ chức cá nhân khác và của tự bản than các hộ sản xuất. 3.2.2/ Một số kiến nghị đối với làng nghề Đa Sỹ. Với thực trạng môi trường ở làng nghề Đa Sỹ, và những thiệt hại do ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của người dân ở làng nghề này như đã được định giá ở trên đã cho ta thấy thiệt hại do ô nhiễm gây ra không phải là nhỏ đối với một làng sản xuất thủ công là chủ yếu với mức thu nhập trung bình của người công nhân là 50.000 (đồng / ngày ). Do vậy để giảm được những thiệt hại của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư em đưa ra một số kiến nghị sau: Trạm y tế xã tổ chức các đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người dân trong làng để nắm bắt được tình hình sức khoẻ của người dân dưới sự tác động của ô nhiễm ở làng nghề này. Các công nhân tham gia trực tiếp sản xuất nên đâu tư trang thiết bị bảo hộ lao động để góp phần giảm những tác động xấu của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của bản than họ. Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi họp, các đợt tập huấn để trao đổi, tuyên truyền giáo dục những kiến thức về môi trường cũng như những buổi họp, buổi trao đổi gặp gỡ giữa các hộ tham gia sản xuất để họ không chỉ học hỏi nhau về kinh nghiệm sản xuất mà còn trao đổi với nhau về các kiến thức về môi trường làng nghề cũng như các biện pháp bảo hộ lao động. Hình thành và phát triển quỹ hỗ trợ cho làng nghề để trợ giúp một số những cơ sở sản xuất trang bị hoặc thay đổi những trang thiết bị sản xuất lạc hậu để từ đó giảm những tác động xấu đến môi trường. Sớm hình thành nên khu quy hoạch dành cho các làng nghề ở Hà Tây, và khi đó làng nghề Đa Sỹ cũng sẽ được di chuyển tới đó, như vây giảm những tác hại của môi trường như tiếng ồn, độ rung, bụi, mạt sắt,…tới sức khoẻ cộng đồng dân cư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34831.doc
Tài liệu liên quan