Chuyên đề Hợp đồng gia công phần mềm và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Sao Mai

Việt Nam không thể cạnh tranh về vị trí với Ấn Độ và Trung Quốc vì quy mô thị trường nhỏ, nguồn lực, cơ sở hạ tầng thiếu. Nhưng thay vào đó, Việt Nam nên trở thành một mắt xích trong mô hình gia công toàn cầu. Từ đây, có thể đưa ra chiến lược cho Việt Nam: Một là, phục vụ tốt các khách hàng hiện tại, từ đó thu nhận năng lực, kỹ năng cần thiết, đồng thời cần dự đoán xem thị trường sẽ theo hướng nào. Hai là, tham gia vào mô hình gia công toàn cầu mở rộng, tức là gia công phụ cho các công ty của Ấn Độ, Trung Quốc. (vì những nước này đã có trình độ khá cao và đang tham gia các thị trường có giá trị gia tăng cao hơn). Đây cũng là hướng quan trọng, giúp mang lại kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về gia công, từ đó có thể tiến tới gia công quốc tế. Thêm vào đó, thị trường đang dần xuất hiện những dịch vụ gia công mới, nếu đi trước sẽ nắm bắt được. Chẳng hạn, VN có thể nắm bắt cơ hội gia công cho các nước và vùng tương đồng về thị trường, địa lý, văn hóa, như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông. Kết hợp cả 2 hướng nêu trên, đồng thời nâng cao, phát triển kỹ năng CNTT lẫn kiến thức chuyên ngành, năng lực nghiên cứu triển khai, Việt Nam sẽ là một trong những điểm gia công tốt nhất thế giới.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hợp đồng gia công phần mềm và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các cấp trên địa bàn lãnh thổ công ty hoạt động. III_VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.Việc quản lí chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển đã và đang là một trong những động lực chính góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trước hoàn cảnh đó, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt nam nếu không bắt kịp xu hướng mới sẽ bị loại ra khỏi thương trường cạnh tranh đầy quyết liệt này. Để tồn tại được trong môi trường này, các doanh nghiệp cần phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp Việt sản xuất trong những năm gần đây ngày càng được được nâng cao. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp được chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000, một số được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14.000 và các hệ thống quản lý chất lượng khác. Rất quan tâm đến vấn đề này, Công ty Cổ phần Sao Mai cũng đã đăng kí CMM III _ tiêu chuẩn quốc tế về quản lí chất lượng phần mềm, góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Quốc gia. 2.Việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp Hiện nay, Việt Nam và Zimbabwe là 2 quốc gia đứng đầu bảng vi phạm bản quyền phần mềm với tỷ lệ là 90% (tỷ lệ vi phạm chung toàn thế giới 30-40%), sau đó là Indonexia 87%, Trung Quốc và Pakistan là 86%.. với giá trị thiệt hại tài chính khoảng 38 triệu USD. Vì gia công phần mềm là hoạt động chủ yếu của Công ty nên các Quyền Sở hữu công nghiệp của Khách hàng luôn được Công ty coi trọng hàng đầu Đối với các nước đang phát triển, việc phổ cập CNTT(công nghệ thông tin) còn gặp nhiều khó khăn do chi phí cho các phần mềm thương mại vẫn tương đối cao so với thu nhập bình quân đầu người. Việc sử dụng các phần mềm miễn phí hoặc có chi phí thấp sẽ làm giảm đáng kể tổng chi phí đầu tư để phát triển các ứng dụng CNTT..Nắm bắt được cơ hội đó, Công ty Cổ phần Sao Mai đã nhanh chóng đăng kí sử dụng CMNM - Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ các sản phẩm phần mềm công khai mã nguồn. Người dùng không phải trả một khoản chi phí nào, hơn thế nữa họ có quyền xem, sửa đổi, cải tiến, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép phần mềm nguồn mở General Public Licence - GPL. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở này, Công ty Sao Mai sẽ từ chỗ là người sử dụng phần mềm thành người phát triển và sáng tạo ra các phần mềm mới, thúc đẩy phát triển CNTT, giảm được tỷ lệ vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ PMNM nên việc phát triển PMNM ở Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định. Đối với các doanh nghiệp, số liệu điều tra cho thấy mặc dù các doanh nghiệp có hạ tầng CNTT tương đối tốt, nhưng chí có 33% là có ứng dụng PMNM, còn lại là chưa có quyết định và không có ý định dùng Trong nghiên cứu của Bộ Khoa học công nghệ cũng cho thấy, lý do khiến cho các doanh nghiệp chưa mặn mà với PMNM do nhiều nguyên nhân, trong đó chưa hiểu biết về PMNM chỉ chiếm 15%, trong khi 37% cho rằng chưa được giới thiệu và đề xuất sử dụng, 33% hiểu biết nhưng chưa thựuc sự tin tưởng. Riêng Công ty Sao Mai tin tưởng PNMN sử dụng an toàn và ổn định, tiết kiệm chi phí và tránh vi phạm bản quyền. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ PMNM như Quyết định 169/2006/QĐ-TTg quy định về đầu tư mua sắm CNTT dung nguồn vốn ngân sách, Kế hoách ứng dụng và phát triển PMNM theo Quyết định 235/2004 của Thủ tướng, Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số… Bây giờ là lúc các doanh nghiệp nên sử dụng PMNM phát huy ưu thế của mình trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. 3. Việc áp dụng các luật thuế tại Công ty Hoạt động của Công ty được chia thành 2 lĩnh vực rõ rệt là : phần cứng và phần mềm. Phần cứng có từ khi Công ty mới thành lập, là hoạt động thường xuyên của Công ty, do đó Công ty phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp Phần mềm mới được đi vào hoạt động từ năm 2004, nên được hưởng chế độ ưu đãi miễn thuế trong vòng 4 năm từ 2005-2009. Bởi vậy, Công ty có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt nam: Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm - Thuế Giá Trị Gia Tăng, Công ty phải nộp thuế GTGT cho Nhà nước = VAT đầu ra – VAT đầu vào - Thuế môn bài cho hai địa điểm : trụ sở chính và Chi nhánh, mỗi địa điểm là 1 triệu đồng. Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. Hàng năm, Công ty áp dụng thể lệ quyết toán , trả cổ tức và lập quỹ như sau: Năm quyết toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm , riêng năm đầu tiên hoạt động bắt đầu từ ngày ra hoạt động và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính , Công ty gửi báo cáo tài chính đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Tóm tắt nội dung báo các tài chính hàng năm được thông báo đến tất cả các cổ đông. Việc lập quỹ theo quy định của pháp luật do Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định . Hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận được phân bổ như sau: Quỹ dự trữ bắt buộc 5% Quỹ phúc lợi tập thể 5% Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 10% Quỹ khen thưởng 5% IV_KHÍA CẠNH PHÁP LÍ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 1. Tình hình chung về lao động, nhân sự trong Công ty Khi mới thành lập Công ty Cổ phần Sao Mai mới chỉ có 5 thành viên, sau một năm hoạt động, số lượng tăng lên 10 người, rồi 15, 27 và tại thời điểm này là 47 thành viên. Cơ cấu nhân sự hiện nay của Công ty Sao Mai Cơ cấu nhân sự hiện nay của Công ty Sao Mai Nguồn : hồ sơ nhân sự Công ty Sao Mai Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Sao Mai hiện nay ta thấy nhân viên Phòng phần mềm chiếm số lượng nhiều nhất : 27 thành viên tương ứng với 57,45% tổng thành viên . Điều này tương ứng với kết quả kinh doanh lĩnh vực phần mềm của Công ty đạt hiệu quả cao nhất, mang về hầu như toàn bộ doanh thu cho Công ty. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty Sao Mai đang kinh doanh phần mềm rất có hiệu quả. Đặc biệt làm việc trong phòng Phần mềm hầu hết các nhân viên đều có trình độ đại học, có chuyên môn và kinh nghiệm.Có được điều này không chỉ do bản thân mỗi nhân viên cố gắng trong học tập mà còn nhờ Công ty Sao Mai đã nỗ lực đào tạo họ thành những lập trình viên giỏi. Hàng tháng, ngoài việc tự đào tạo trong Công ty, Công ty còn tạo điều kiện cho các lập trình viên tham gia các khóa học cập nhật liên tục các chương trình phần mềm mới do VINASA - Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đào tạo.Hơn nữa, hàng năm, Công ty còn cấp học bổng toàn phần cho những lập trình viên ưu tú sang Nhật Bản học tập. Cơ cấu phòng kinh doanh của Công ty Sao Mai chưa được lớn do vẫn trong giai đoạn phát triển thị trường. Lĩnh vực Công nghệ thông tin tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng đã không ít các tập đoàn, các Công ty lớn nhảy vào khai thác như tập đoàn FPT (đã có thâm niên 18 năm hoạt động hiệu quả). Bởi vậy, muốn tạo dựng mình thành một Công ty có thương hiệu, kinh doanh đạt hiệu quả cao Sao Mai cũng gặp không ít khó khăn. Hiện nay, trong Sao Mai phòng kĩ thuật và phòng kinh doanh đang kết hợp để vẫn tiếp tục phát triển mảng phần cứng - vốn là truyền thống của Công ty. Mục tiêu của hai phòng này trong năm 2007 là mở rộng số lượng nhân sự, để đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của khách hàng với những dịch vụ cung cấp, bảo trì thiết bị máy tính. Trình độ của nhân viên luôn được chú trọng nâng cao, với nhiều loại hình đào tạo phong phú,Nhiều nhân viên có hai bằng Đại học chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ, .Công ty vẫn không ngừng xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân viên ngày càng vững mạnh, có trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu và ứng dụng được khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong giai đoạn mới. 2. Việc áp dụng các chế định của Luật Lao Động 2.1 Thời giờ làm việc Công ty Cổ phần Sao Mai quy định: Ngày làm việc 8 tiếng, tuần làm việc 48 tiếng.Nghỉ trưa 1 tiếng và có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc. Công ty tuân theo quy định của Nhà nước về các ngày nghỉ trong năm như nghỉ Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, ngày giải phóng đất nước, ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh. Những ngày nghỉ phép, nghỉ cưới, nghỉ tang, nghỉ ốm cũng được Công ty quy định rất có lợi cho nhân viên. Đối với việc làm thêm giờ, làm ngoài giờ, Công ty lấy 30’ làm đơn vị tính giờ làm thêm.1 giờ làm thêm sẽ được tính 150% giờ lương cơ bản.Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ được tính 150%-200% ngày lương cơ bản.Riêng công việc phòng phần mềm, do đặc thù của công việc nên làm thêm không tính theo thời gian mà sẽ tính theo kết quả thành tích công việc thực tế. 2.2. Tiền lương Công ty trả thù lao, tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. Thành viên hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị quyết định. Thù lao của thành viên hội đồng quản trị và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Thù lao đối với nhân viên Công ty được thoả thuận trực tiếp, phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm thực tế và sự cống hiến cho Công ty.Hàng năm nhân viên Công ty được tăng lương từ 10%-15% phụ thuộc vào năng lực thực tế.Ngoài ra những nhân viên có sự cống hiến đặc biệt cho Công ty, hay có thành tích cao trong khi đảm nhiệm công việc sẽ được xét tăng lương tại thời điểm đó. 2.3. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải một biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.Trong cuộc sống hàng ngày, người lao động phải đối mặt với sự bất ổn định do hàng loạt các cố có thể xảy ra như bệnh tật, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn, lụt lội, cướp giật, trộm cắp….Bằng cách hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, BHXH bảo đảm sự an toàn đời sống cho người lao động và gia đình của họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.Ý thức vai trò của Bảo hiểm xã hội, Công ty Sao Mai thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng quy định của Luật Lao Động.Sau khi nhân viên kí hợp đồng chính thức sẽ được Công ty đóng Bảo hiểm xã hội.Mức đóng bảo hiểm là 20% tổng lương cơ bản.Trong đó Công ty chịu 15%, nhân viên chịu 5%. Công ty cũng tiến hành đóng Bảo hiểm y tế cho nhân viên với mức đóng là 3% lương cơ bản, trong đó, Công ty chịu 2%, nhân viên chịu 1%. 2.4. Bảo hộ lao động An toàn và sức khỏe cho người lao động là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào.Nhân viên Công ty Sao Mai là chủ yếu làm việc trong văn nên không phải đối mặt với những nguy cơ mà các doanh nghiệp sản xuất thường gặp phải như tai nạn lao động, môi trường làm việc ô nhiễm, hóa chất độc hại...Tuy nhiên, đặc thù công việc phòng phần mềm của Công ty Sao Mai là gia công phần mềm nên môi trường làm việc có đôi khi khá căng thẳng.Nhận thức được sức khỏe tinh thần của người lao động cũng quan trọng không kém sức khỏe cơ thể của họ, Ban Giám Đốc đã có những biện pháp bảo hộ lao động, ngăn ngừa những bệnh về tinh thần như sự nhàm chán trong công việc, sự lo lắng, phiền muộn nhất là khi phải đối mặt với những căng thẳng kéo dài.Mặc dù sức khỏe tinh thần không được đạo luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bảo về như sức khỏe cơ thể, nhưng Công ty Sao Mai đã có những biện pháp giảm sự căng thẳng trong công việc cho nhân viên như : bảo đảm giờ giấc làm việc cho nhân viên; tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoái mái; thiết lập Quỹ vui chơi giải trí cho nhân viên…Chế độ làm việc đã bảo đảm được sức khoẻ cho người lao động.Riêng đối với nhân viên kĩ thuật, phải lắp đặt, bảo trì máy tính cho Khách hàng nên được công ty trang bị đầy đủ dụng cụ, trang phục bảo hộ… 2.5. Chế độ khen thưởng trong công ty Công ty xét duyệt thưởng hàng tháng, hàng quý, cuối năm cho những nhân viên có thành tích cao, cố gắng nhiệt tình mang lại lợi ích cho công ty. Thưởng thêm ngày nghỉ vào dịp nghỉ tết Âm lịch. Thưởng cho toàn thể nhân viên Công ty đi thăm quan du lịch tối thiểu 1lần/1năm (phụ thuộc khả năng, tình hình kinh doanh của công ty). Thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích phát minh sáng chế(xét vào dịp cuối năm). Xét thưởng hàng tháng cho nhân viên nào không đi muộn về sớm, không xin nghỉ việc riêng, nghỉ ốm… 2.6. Kỉ luật lao động Mục tiêu của kỉ luật lao động là làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó Công ty luôn quan niệm, kỉ luật tốt nhất chính là sự tự giữ kỉ luật.Tuy nhiên, ngoài những quy định của Luật Lao Động, công ty nào cũng cần phải có những quy định riêng về kỉ luật của Công ty mình để đảm bảo trật tự trong công việc cũng như môi trường làm việc.Công ty Sao Mai quy định kỉ luật đối với những các nhân, tập thể: Làm rủi ro, cản trở Công ty Không năng động, cố gắng trong thực hiện công việc Kết hợp, cấu kết với bên ngoài lam tổn hại đến uy tín, tài chính của Công ty. Hay đi muộn, về sớm. Không tự giác làm việc, chây lười trong giờ làm việc. Không tuân thủ đường lối, chính sách của công ty Không tuân thủ sự chỉ đạo của cấp trên. Có hành vi phá hoại Công ty dưới mọi hình thức. 3. Tình hình giải quyết tranh chấp lao động Trong năm năm hoạt động, Công ty Sao Mai cũng gặp một số tranh chấp về lao động nhưng đều tự giải quyết, thỏa thuận, không có trường hợp nào phải đưa ra Cơ quan pháp luật. Tất cả các vấn đề tranh chấp đều liên quan đến sự vi phạm hợp đồng lao động mà người lao động xin thôi việc trước thời hạn hợp đồng. V_VẤN ĐỀ KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Các chủng loại hợp đồng Công ty Cổ phần Sao Mai đã kí kết: 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng cung cấp máy tính, linh kiện máy tính Công ty Cổ phần Sao Mai cung cấp các lọai máy tính, linh kiện máy tính theo yêu cầu của Khách hàng.Thi công, lắp đặt hoàn thiện, giao hàng đúng quy định, chịu trách nhiệm bảo hành cho khách hàng nếu xảy ra hỏng hóc 2. Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng bảo trì mạng và máy tính Công ty Cổ phần Sao Mai có trách nhiệm bảo trì hệ thống mạng, máy tính cho Khách hàng.Bảo trì định kì 1lần/tháng bao gồm việc chỉnh sửa, kiểm tra, diệt virut…liên quan đến các lỗi xung đột phần cứng, phần mềm).Công ty còn khắc phục sự cố phần mềm, vệ sinh công nghiệp, Tư vấn sử dụng phần mềm, sao lưu dữ liệu.Chậm nhất 2 giờ sau thông báo, Công ty Sao Mai có trách nhiệm đến sửa chữa ngay cho Khách hàng Hợp đồng cho thuê máy photocopy Công ty Sao Mai kinh doanh dịch vụ cho thuê máy photocopy.Với các công ty nhỏ, lẻ, chưa đủ điều kiện tài chính để đầu tư thiết bị, công ty Sao Mai đã cho những Công ty đó thuê máy photocopy để hoạt động cũng như mang lại một phần lợi ích cho công ty mình. Hợp đồng dịch vụ đào tạo kĩ thuật Phòng phần mềm của Công ty Sao Mai với đội ngũ 30 nhân viên giỏi, có trình độ kĩ thuật cao, giúp Công ty thực hiện những dịch vụ đào tạo kĩ thuật cho những Công ty khác Chương trình đào tạo về một số phần mềm ứng dụng tin học, phần mềm quản lí xưởng in, quản lí kế toán, phần mềm thể dục dụng cụ… Hợp đồng đào tạo định hướng ngoại ngữ Năm 2006, Công ty Sao Mai thành lập trung tâm ngoại ngữ Sao Mai và đã kí kết được một số hợp đồng đào tạo định hướng ngoại ngữ như với Công ty TNHH TECHNICA VIệt Nam.Với các chương trình đào tạo như sau: Ngôn ngữ tiếng Nhật cơ bản Phong tục tập quán Nhật Phương pháp học và làm việc Tiếng Nhật trong công việc Tiếng Nhật trong giao tiếp Phong cách làm việc sử dụng tiếng Nhật Kinh nghiệm thực tế khi sử dụng tiếng Nhật Tất cả những hợp này đều được Công ty thanh lý đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Hợp đồng gia công phần mềm Gia công phần mềm là hoạt động chủ yếu của Công ty hiện nay.Với khả năng ngoại giao và ngoại ngữ, Ban Giám đốc đã mang lại cho Công ty Sao Mai những hợp đồng Gia công phần mềm lớn, đối tác chủ yếu là Nhật Bản.Công ty đã gia công phần mềm cho công ty lớn của Nhật như: BACK UP CO.,Ltd; BANK OF TOKYO-MITSUBISHI; Dynamic Ventures, Inc/Custom Software Development; FPT DISTRIBUTIONFUJITA; PLANING CO.,LTD; GINZA YAMAGATAYA CO.LTD; JAPAN ENGINEER CO.,LTD; SHINKO ENGINEERING & MAINYENANCE CO., LTD… Khi thực hiện hợp đồng gia công phần mềm, Công ty Cổ phần Sao Mai có trách nhiệm nhận các tài liệu thiết kế cơ bản do Khách hàng cung cấp.Sử dụng các tài liệu đó thực hiện đúng phần việc được giao.Công ty có trách nhiệm bảo quản và giữ bí mật các tài liệu liên quan đến dự án của Khách hàng, không sử dụng các modul sour vào việc riêng 4. Hợp đồng giao việc thực hiện nhiệm vụ trong đề tài Nghiên cứu khoa học / dự án Phát triển công nghệ Công ty Cổ phần Sao Mai đã kí hợp đồng với Công ty Cổ phần nghiên cứu phát triển KHCN INOVA thực hiện những nhiệm vụ sau: Tiến hành phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm tra, nghiệm thu việ xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ quản lí đô thị tại thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (gọi tắt là VTGIS) Tiến hành xây dựng VTGIS phiên bản 1.0 trong dự án “Xây dựng hệ thống thông tin GIS phục vụ quản lí đô thị tại thành phố Vũng Tàu. Tổ chức thiết kế, xây dựng VTGIS đáp ứng các yêu cầu được thống nhất trong bản đặc tả yêu cầu của người sử dụng hệ thống Cùng CT INOVA thực hiện việc kiểm tra thông qua và thử nghiệm VTGIS Tiến hành cài đặt và triển khai thí điểm ứng dụng chương trình VTGIS tại văn phòng CT INOVA Chuyển giao công nghệ, bàn giao các tài liệu và báo cáo nghiệm thu VTGIS Đào tạo người quản lí sử dụng VTGIS cho CT INOVA Phối hợp với CT INOVA trong việc cài đặt, vận hành và đưa VTGIS vào hoạt động Bảo hành VTGIS Trong khi thực hiện hợp đồng, Công ty cổ phần Sao Mai đã thực hiện đúng nội dung hợp đồng cũng như đảm bảo bản quyền phần mềm và bí mật thông tin cho Khách hàng.Toàn bộ chương trình phần mềm, thông tin, tài liệu và hồ sơ kĩ thuật liên quan hoàn toàn được Công ty giữ bí mật.Công ty không tiết lộ nội dung dưới bất cứ hình thức nào hoặc sử dụng làm sản phẩm chuyển giao cho bên thứ 3, không sử dụng chương trình để phục vụ lợi ích riêng cho mình như quảng cáo cho sản phẩm… VI_THỰC TIỄN KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG PHẦN MỀM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI 1. Kí kết hợp đồng gia công phần mềm 1.1. Đàm phán Đàm phán là quá trình thương lượng, thảo thuận với nhau các vấn đề có liên quan đến hợp đồng.Hợp đồng chỉ được kí kết khi hai bên đã đạt được sự thảo thuận hợp ý. Đàm phán có thể thực hiện bởi nhiều phương thức khác nhau song chia làm hai loại rõ rệt là Đàm phán trực tiếp và đàm phán gián tiếp. Hiện nay Công ty Cổ phần Sao Mai đang sử dụng cả hai hình thức đàm phán trên.Tuỳ từng đối tượng khách hàng mà công ty có thể áp dụng một trong hai hình thức: đàm phán trực tiếp, đàm phán gián tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức này Đàm phán trực tiếp là hình thức hai bên gặp gỡ nhau để trực tiếp trao đổi, thảo luận. Ưu điểm của hình thức này là có thể tìm hiểu trực tiếp tâm lí và phản ứng của đối tác qua dấu hiệu như vẻ mặt, cử chỉ... và có thể tác động đến quan điểm và mong muốn của đối tác qua nhiều cách thức khác nhau.Từ đó tạo điều kiện cho các bên có thể giải thích cặn kẽ quan điểm của mình và hiểu được quan điểm của đối tác, trên cơ sở đó có thể giải pháp tối ưu dung hoà lợi ích của hai bên. Tuy nhiên đàm phán trực tiếp thường tốn kém về chi phí đi lại, đón tiếp. Nó đòi hỏi nhà đàm phán phải nắm vững nghiệp vụ, chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết, linh hoạt trong ứng xử tình huống...Nói chung, đàm phán trực tiếp đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc và thời gian của hai bên.Do vậy, hình thức này được công ty chủ yếu áp dụng với những đối tác mới, đối tác có văn phòng đại diện ở Việt Nam, những hợp đồng lớn, có tính chất phức tạp. Đàm phán gián tiếp: là hình thức đàm phán thông qua điện tín, fax, email...So với đàm phán trực tiếp thì hình thức này tiết kiệm được chi phí hơn, có thể giao dịch đồng thời với nhiều khách hàng, quyết định đưa ra thường được cân nhắc kĩ càng và tranh thủ được nhiều ý kiến tập thể. Tuy nhiên sử dụng hình thức này có nhược điểm là khó biết được ý đồ thực của khách hàng, không ứng xử được linh hoạt, không thảo luận chi tiết được mọi vấn đề.Do đó, đàm phán gián tiếp thường được công ty áp dụng với những đối tác cũ, đối với những hợp đồng kế tiếp sau khi đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên mà đối tác muốn kí tiếp hợp đồng; đối với những hợp đồng cần được thoả thuận mà không đóng vai trò quan trọng. Như vậy tuỳ từng khách hàng cụ thể mà Công ty sử dụng các hình thức đàm phán khác nhau. Song dù là sử dụng hình thức nào đối với khách hàng nào Công ty cũng luôn có thái độ thiện chí hợp tác. Sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục... là những điểm mà công ty hết sức lưu ý trong quá trình đàm phán để hạn chế tối đa những bất lợi cho Công ty mình. 1.2. Nội dung của hợp đồng gia công phần mềm Phần đầu gồm tên hợp đồng, số hợp đồng, nơi kí kết, bên đặt gia công, bên nhận gia công…(địa chỉ, fax, điện thoại, số tài khoản) Ví dụ: Bên A: Niphon Software Engineering Co., ltd Người đại diện: SAKAMOTO KAZUYUKI Địa chỉ: 1-12-14 Koishikawa, Bunkyo, Tokyo, Japan Tel: 03-5800 2240, 2242 Fax: 03 5800 2250 Phần nội dung bao gồm các điều khoản: Điều khoản liên quan đến đối tượng hàng hoá: ghi rõ tên, số lượng, chất lượng sản phẩm gia công. Tuy nhiên, sản phẩm gia công phần mềm là sản phẩm đặc biệt nên ở phần này, Công ty và đối tác đã phải làm một hợp đồng triển khai trước khi kí hợp đồng chính thức. Ở phần triển khai, Công ty đối tác gửi một phần tài liệu gia công qua e-mail cho Công ty Sao Mai xem xét trước. Đọc phân tích tài liệu đầu vào, nếu như Công ty nhận thấy có khả năng triển khai thì gửi lại cho đối tác lời chấp thuận kèm theo báo giá. Bên đối tác chấp nhận giá cả thì hai bên mới bắt tay vào kí kết hợp đồng chính thức. Điều khoản về nguên phụ liệu cung cấp cho việc gia công của Công ty: Quy định về cung cấp tài liệu của Bên A cho bên B Bên A có trách nhiệm cung cấp tài liệu thiết kế cơ bản cho bên B thông qua E- mail. Bên A cung cấp các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ công việc, môi trường phát triển và các tài liệu khác nếu có. Bên B xác nhận lại các tài liệu mà bên A cung cấp, gửi thư E-mail xác nhận lại cho bên B trong thời gian sớm nhất. Bên B Không được Copy các tài liệu liên quan đến dự án của bên A ra bên ngoài khi chưa được sự cho phép của bên A. Tài liệu gửi cho bên B sử dụng ngoại ngữ tiếng Nhật. Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán: Giá cả do hai bên thoả thuận, phương thức thanh toán có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần V í d ụ: trong hợp đồng lấy ví dụ ở trên: Nội dung công việc: Gia công phần mềm Quảng lý Nông nghiệp Nhật Bản Akitaja – RPG. Giá cả và phương thức thanh toán như sau: Modul ( Part ) Ngày giao hàng Ngày cài đặt & sửa chữa Số tiền (USD) 1 25/05/2005 trong vòng 07 ngày kể từ ngày giao hàng 2,000.00 2 25/06/2005 Trong vòng 07 ngày kể từ ngày giao hàng 4,000.00 3 25/07/2005 Trong vòng 07 ngày kể từ ngày giao hàng 4,000.00 4 25/08/2005 Trong vòng 07 ngày kể từ ngày giao hàng 2,400.00 Tổng cộng 12,400.00 Thanh toán: Thanh toán trước khi giao hàng trong vòng 7 ngày bằng chuyển khoản qua Ngân hàng. Trong trường hợp yêu cầu chuyển bằng USD sẽ chuyển từ Yên Nhật theo tỷ giá ngày hôm đó. Điều khoản về điều kiện và thời hạn giao hàng : đặc thù của gia công phần mềm là giao hàng qua E_mail. Và Nhà nước quản lí hoạt động này qua sự thanh toán của các bên ở ngân hàng Vai trò của các bên: Vai trò trách nhiệm của bên A và bên B Bên B phải có trách nhiệm bảo quản và giữ bí mật các tài liệu có lên quan đến dự án của bên A. Không được phát tán ra bên ngoài. Bên B phải thực hiện đúng phần việc được bên A uỷ thác, không sử dụng modul sour vào việc riêng. Khi chưa nhận được sự cho phép của bên A. Bên A có trách nhiệm xác nhận công việc thường xuyên cùng với bên B. Thông báo cho bên B biết về sự thay đổi thiết kế nếu có, các lỗi liên quan đến nghiệp vụ của dự án. Bên B có trách nhiệm hoàn thành đúng hạn giao nộp đã ký kết. Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số tiền gia công uỷ thác đúng thời hạn sau khi nghiệm thu công việc. Phần cuối quy định về hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyền đòi bồi thường: Hai bên có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại khi một bên vi phạm các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu có vấn đề phát sinh 2 bên cùng hợp tác bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác lẫn nhau. Nếu không giải quyết được, mỗi bên có quyền yêu cầu toà án kinh tế Quốc tế làm trọng tài để giải quyết vấn đề. Hợp đồng được lập thành 02 bộ mỗi bên giữ 01 bộ có giá trị pháp lý như nhau. Việc thực hiện hợp đồng gia công phần mềm ở Công ty Nhận nguyên vật liệu Do đặc thù của việc gia công phần mềm, các nguyên liệu thường được bên đặt hàng gửi qua E-mail. Đó là các công nghệ để thực hiện gia công.Vídụ như: Programming Languages •  ASP, ASP.NET, ADO.NET •  Java Script, VB Script •  Visual Basic, VB.NET •  HTML, DHTML, XML •  Visual C++ / MFC/ALT •  PHP •  Java •  CGI •  Jsp/Servelet/Struts. •  SQL(SQL92,SQL,RDBMS) •  Microsoft Visual J++ Technologies •  Windows DNA / .Net •  XML/XSL, XSLT •  Win32 API •  SAX, SOAP,Web Services •  COM/DCOM,ActiveX, OLE,MTS •  WML, WMLT •  MSMQ •  Crystal Reports,Active Report. •  ODBC, DAO, OLE DB •  MAPI, TAPI, SAPI •  J2SE (JDK 1.2) •  TCP/IP, sockets •  J2EE •  Embedded SQL •  EJB (Enterprise Java Beans) •  WAP •  RMI / CORBA Databases / RDBMS •  MS SQL Server •  IBM DB2 •  Microsoft Access •  XML SQL •  Oracle (PL/SQL, OCI) •  MySQL •  PostgreSQL Operating Systems / Platforms •  Windows NT/98/2000/XP •  Linux •  Win32 API •  SAX, SOAP, Web Services •  UNIX •  SUN Solaris Application / Web Servers •  Microsoft IIS •  Oracle 9i AS •  Microsoft SharePoint Server •  IBM WebSphere •  MS Exchange Server 2000 •  Apache Tomcat Software Engineering Tools •  Microsoft Visual Interdev •  Norton Ghost •  Microsoft Visual Studio.NET •  Developer/Designer 2000 •  Microsoft .NET Mobile Web SDK •  InstallShield •  Microsoft Visual SourceSafe •  IBM VisualAge •  Microsoft Project •  J Builder •  ErWin •  Oracle JDeveloper. •  Enterprise Architect •  MS Office. 1.3. Tổ chức thực hiện Nguồn: hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Sao Mai 1.4. Thanh lí, thanh khoản hợp đồng Thanh lí hợp đồng được tiến hành khi các bên đã kết thúc một phần hoặc toàn bộ hợp đồng gia công.Biên bản thanh lí nêu rõ kết quả thực hiện hợp đồng, số lượng sản phẩm đã giao, phần thanh toán giữa các bên. Công ty Sao Mai lập Biên bản thanh lí với khách hàng sau khi đã thực hiện xong hợp đồng, hoặc kí giấy xác nhận đã giao hàng. III_ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG PHẦN MỀM Ở CÔNG TY 1. Kết quả đạt được 1.1. Đối tác của Công ty Không chỉ hợp tác với các đối tác trong nước mà Công ty còn tìm kiếm, phát triển, hợp tác với các đối tác nước ngoài để góp phần phát triển nền CNTT Việt Nam. Công ty luôn nỗ lực trong việc tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Hợp tác chặt chẽ với các công ty phần mềm Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất, gia công phần mềm và hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cũng như cung cấp nguồn nhân lực CNTT cho Nhật Bản và Việt Nam. Hợp tác với công ty phần mềm Nhật Bản (Japan Software Co.Ltd (NSE-Japan) trong lĩnh vực gia công và xuất khẩu phần mềm cho thị trường Nhật. Tham gia các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, gửi các kỹ sư sang đào tạo tại Nhật Bản (Từ 10/2002 đến nay) trong các chương trình do hiệp hội AOTS của chính phủ Nhật hỗ trợ. 1.2. Kết quả đạt được: Công ty đã thực hiện được rất nhiều dự án. Một số dự án điển hình như: Cung cấp giải pháp phần mềm Quản lí khách sạn - Hotel Software Solution. Tư vấn xây dựng các phần mềm ứng dụng công nghệ GIS.. -3- Tư vấn, xây dựng giải pháp phần mềm: Quản lí môi trường – Trung tâm chuyển giao Công nghệ và môi trường Hà nội. Giải pháp phần mềm quản lí Container áp dụng công nghệ GIS - Northern Shipping Company – Viet Nam national Shipping line Giải pháp Quản lý hệ thống thông tin đô thị dựa trên nền công nghệ GIS. Tư vấn, xây dựng website cho BGD và ĐT (www.hed.edu.vn, www.fltpc.com, www.quatang123.com, www.precious.com.vn, www.alumax.vn,. . .) Hệ thống quản lý trượt tuyết Sky Ver1.0 (Language: VB & VC++). Hệ thống quản lý, xử lý tín hiệu độ ồn sân bay (Language: VB & VC++) Hệ thống xử lý tính điểm thể thao, thể dục dụng cụ. Gymnastic 2.0 (VB & VC++) Hệ thống quản lý sản suất mực in cho công ty Mitsubishi Dic 1.0 (VB.Net) Hệ thống Quản lý thực hiện dự án bán hàng SALE MANAGE (WebApp ASP.Net) Hệ thống xử lý Olympic Bơi lội Nhật Bản SWIM 1.0 (WebApp, Postgresql, JavaServlet) Hệ thống tính điểm Bóng chày Nhật Bản BaseBall 1.5. Hệ thống hỗ trợ kinh doanh lẫn nhau trong hiệp hội PonPon Nhật Bản. (WebApp & WinApp, Language: C++ in Linux, CGI, PHP). Dự án chính phủ nông nghiệp tỉnh Akita Nhật Bản. IBM AS400, RPG/400. Cung cấp thiết bị và xây dựng hệ thống mạng cho công ty SÔNG ĐÀ No09 Cung cấp thiết bị máy tính và xây dựng hệ thống mạng cho trung tâm EIKOH Education Centre (Japan) Tư vấn, cung cấp, xây dựng mạng máy tính cho Seagame VIETNAM 2003 (Hợp tác với công ty phần mềm Nhật Bản - NSE) Tư vấn cung cấp máy tính và mạng cho một số công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt nam. 2. Những thuận lợi và khó khăn Thị trường phần mềm Nhật Bản đạt 140 tỉ USD/năm, trong đó giá trị gia công phần mềm ở nước ngoài khoảng 3 tỉ USD/năm. Theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường VN có khả năng chiếm được 10%, tức 300 triệu USD/năm giá trị gia công phần mềm cho Nhật. Theo Hiệp hội Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản, Việt Nam đang nổi lên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp (DN) CNTT Nhật Bản về gia công phần mềm. Đối tác chủ yếu là Nhật Bản, Công ty Cổ phần Sao Mai gặp nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn. Liệu Sao Mai cũng như các Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam có đáp ứng được những đòi hỏi của một thị trường vốn “khó tính” như Nhật Bản? Sau đây là một số vấn đề còn tồn tại ở Công ty Sao Mai: Gia nhập WTO trong ngành CNTT, Việt Nam có lợi thế về vấn đề nhân lực. Nhưng trong CNTT lợi thế không phải là nhân lực giá rẻ, mà là nhân lực có chất lượng cao, khả năng sáng tạo trong công việc.Đây là điều khiến Sao Mai không khỏi trăn trở. Tuy hầu hết các lập trình viên trong Công ty đều có trình độ Đại học và chuyên môn cao, nhưng để có được những thành viên xuất sắc ấy Công ty cũng phải trải qua không ít khó khăn. Cơ chế thị trường từ những năm đổi mới rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động. Nhưng nó đồng thời cũng là con dao hai lưỡi nếu không biết nắm bắt tốt thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại. Bởi ý tưởng so sánh luôn xuất hiện trong đầu mỗi con người. Nơi nào tốt hơn, thu nhập cao hơn chúng ta sẽ làm việc ở nơi đó. Điều tất yếu này sẽ dẫn đến những Công ty nhỏ, mới thành lập sẽ rất khó khăn trong việc tuyển chọn nhân lực. Ngay từ đầu, nếu muốn tuyển nhân lực có chất lượng cao, có kinh nghiệm lâu năm thì phải có nguồn tài chính dồi dào. Nhưng không chỉ Sao Mai mà ngay cả rất nhiều doanh nghiệp khác muốn làm vậy mà lực bất tòng tâm bởi có quá nhiều chi phí phát sinh cho một Công ty mới đi vào hoạt động. Nên những nhân viên mới Công ty đều phải đào tạo từ 6 tháng đến một năm, do đó khoảng cách về trình độ giữa các nhân viên cũ và mới chưa gần nhau; chất lượng nhân sự vì vậy mà chưa đồng đều và làm thế nào sau khi đào tạo, họ ở lại phục vụ Công ty cũng là điều bức xúc. Nếu như những sinh viên mới ra trường thường làm việc trong một Công ty nhỏ, sau vài năm có kinh nghiệm, họ lại ra đi để khẳng định mình ở một Công ty lớn, thì những Công ty vốn đã nhỏ làm sao có điều kiện để phát triển ngày lớn mạnh hơn??? Theo báo cáo Thương mại điện tử 2005 do bộ Thương mại công bố chiều qua, nhân lực trong lĩnh vực phần mềm trong nước là 15.000 người, năng suất lao động đạt 10.000 USD/năm. Giá trị xuất khẩu của ngành ước tính là 45 triệu USD trong năm qua.Việt Nam hiện được xếp vào số 20 nước có tiềm năng cao về gia công phần mềm và dịch vụ. Sau một thời gian dài tìm kiếm thị trường tại Bắc Mỹ, Tây Âu..., đến năm 2005, một số doanh nghiệp trong nước đã xác định Nhật Bản là thị trường gia công phần mềm trọng điểm. Các công ty như FPT Software, Tân Thế Kỷ, PSV v à Công ty Cổ phần Sao Mai đều có doanh thu chủ yếu từ gia công phần mềm cho xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, Bộ Thương mại đánh giá quy mô của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn nhỏ, nhân lực phần mềm thiếu về số lượng và chưa có những chuyên gia phân tích trình độ cao. Con số 50.000 chuyên gia phần mềm chuyên nghiệp vẫn là một chỉ tiêu lâu dài. Những hạn chế đó làm cho năng lực cạnh tranh và khả năng thu nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn yếu. Để phát triển công nghiệp phần mềm trong thời gian tới, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã đề ra một số giải pháp trong đó trọng điểm là việc phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường gia công cho nước ngoài đi đôi với mở rộng thị trường nội địa. Dự kiến, gia công phần mềm cho nước ngoài vẫn là nguồn thu chủ yếu của xuất khẩu phần mềm trong giai đoạn tới với các thị trường trọng điểm là Nhật Bản và Mỹ. Thế Giới Vi Tính sê-ri B số ra ngày 1/8/2006 đã có bài "Gia công phần mềm Việt Nam: 6 năm nhìn lại" phản ánh thực trạng bế tắc trong phát triển ngành gia công phần mềm Việt Nam (GCPMVN). Câu hỏi lớn được đặt ra là vì sao ngành công nghiệp này được cả Nhà Nước và doanh nghiệp ủng hộ nhưng phát triển vẫn chưa xứng tầm? Mặc dù được kỳ vọng rất nhiều nhưng sau hơn 6 năm, các chỉ số phát triển của ngành GCPMVN vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu ở Ấn Độ và Trung Quốc, 2 cường quốc lớn về GCPM mà VN muốn noi theo, chỉ sau 5 năm phát triển, số các doanh nghiệp (DN) GC đi từ 0 đến 5000 lập trình viên (LTV) là 5-10 công ty với tốc độ tăng trưởng vài trăm phần trăm mỗi năm thì tại VN gần đây mới có duy nhất công ty FPT đạt 1500 LTV. Tốc độ tăng trưởng chung của hầu hết các công ty GC ở VN rất chậm. Số các công ty đạt hơn 500 LTV chỉ đếm trên đầu ngón tay, hầu hết là những DN quen thuộc có vốn đầu tư nước ngoài hoặc của Việt kiều, tập trung tại Tp.HCM, như PSV, TMA, Global CyberSoft... Phần lớn các công ty GCPMVN còn lại chấp nhận tình trạng hợp đồng nhỏ giọt và có thể "đứt gánh" bất cứ lúc nào. Lý giải sự phát triển chậm chạp của ngành công nghiệp này tại Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Lệ, chủ tịch hội đồng quản trị TMA đã chỉ ra 3 yếu tố hạn chế từ phía DN là: có rất ít DN VN tạo được bản sắc GC riêng, phần lớn chỉ lựa chọn những công nghệ và lĩnh vực phổ biến mà ai làm cũng được. Vấn đề muôn thuở khác là do các DN VN thiếu vốn nên thiếu khả năng đầu tư (hoặc đầu tư chưa đúng mức) vào tiếp thị nên chưa tiếp cận được các khách hàng lớn và không tạo được nguồn công việc ổn định. Cuối cùng là vấn đề nhân lực quản lý cấp cao. Theo ông Lệ, một công ty muốn phát triển cần phải có một bộ máy quản lý chứ không thể chỉ dựa vào một vài chuyên gia kỹ thuật như hầu hết các công ty nhỏ hiện nay. Kinh nghiệm từ các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc cho thấy, muốn GCPM thành công không thể thiếu vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà Nước (NN). Ở VN, không hẳn NN không quan tâm và đầu tư cho ngành PM nói chung và GCPM nói riêng. Cho đến nay, khá nhiều công ty CNTT và PM đã nhận được sự hỗ trợ của NN, chủ yếu là hỗ trợ mặt bằng, đất đai với giá ưu đãi. NN cũng đã có chủ trương xây dựng một loạt các trung tâm PM tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, kết quả ngành CNPM VN nói chung và GCPM nói riêng vẫn yếu và thiếu về nhiều mặt: nhân lực, công nghệ, quản lý và tiềm lực tài chính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có một phần quan trọng là sự hỗ trợ chưa thực sự phát huy tác dụng. Theo một nghiên cứu của dự án "Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam" do VNCI (thuộc Cơ Quan Hỗ Trợ Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ) thực hiện năm 2005, các chính sách hỗ trợ của NN đối với DNPMVN hiện nay tỏ ra ít hiệu quả, chưa đúng hướng. Thậm chí, do cơ chế kiểm soát đầu tư không chặt chẽ nên một số công ty đã dùng lợi thế được hỗ trợ mặt bằng của NN để kinh doanh bất động sản, hoặc chuyển nhượng cho các công ty khác thuê mà không đầu tư phát triển tiềm lực CNTT . Trong khi đó, việc xây dựng các khu công nghiệp PM của NN, ngoài thế mạnh tập trung, hầu như không tạo ra ưu đãi đặc biệt gì cho DN. Như chúng ta đã biết, Tập đoàn CNTT khổng lồ Intel đã có một quyết định khiến cả thế giới chú ý: chỉ sau 9 tháng kể từ khi được cấp phép đầu tư đã nâng tổng vốn từ 605 triệu USD lên 1 tỉ USD để xây dựng Nhà máy lắp ráp và kiểm thử chip (ATM) tại Khu công nghệ cao TP. HCM. Sự kiện này, cùng với hình ảnh Bill Gates – Chủ tịch kiêm Kiến trúc sư trưởng Microsoft – đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 22/4/2006 và các cam kết đầu tư gần 1 tỉ USD của các doanh nghiệp điện tử – công nghệ cao Nhật Bản vào tỉnh Hà Tây và một số tỉnh khác, đã khẳng định: Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và rất đáng tin cậy đối với cộng đồng các nhà đầu tư CNTT-TT nước ngoài.Tuy sự kiện này chưa trực tiếp tác động đến công việc của Công ty Sao Mai, nhưng nó cho thấy xu hướng của Việt Nam và Thế giới hiện nay.Bước theo con đường khoa học công nghệ, tiếp tục hoàn thiện chính mình, Sao Mai hoàn toàn có cơ hội tỏa sáng trên thị trường Việt Nam và Thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (IT) để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Giám đốc Công ty Sao Mai – ông Nguyễn Văn Tuyến cũng đã khẳng định “ phát triển Sao Mai thành một doanh nghiệp công nghệ cao là chiến lược lâu dài của Công ty. Hiện nay, chúng tôi sẽ đi sâu vào gia công phần mềm cho Nhật Bản để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như nâng cao doanh thu; sau đó mở rộng cung ứng cả các phần mềm hệ thống nghiệp vụ, phần mềm nhúng, phần mềm đóng gói…để cung cấp cho thị trường Việt Nam”. CHƯƠNG III_MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIA CÔNG PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI I_ TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ Thị trường phần mềm khổng lồ đang mở ra cơ hội cho cả thế giới. Các nước càng phát triển, nhu cầu về phần mềm và dịch vụ càng lớn, vượt quá khả năng cung cấp và nguồn nhân lực của chính họ. Trong những năm 1980, các nước công nghiệp chiếm doanh thu chủ yếu về phần mềm như Mỹ, Nhật..., tuy nhiên từ những năm 1990 đã có sự chuyển dịch gia công sang các nước đang phát triển tăng nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Âu và gần đây là các nước ASEAN. Lần đầu tiên Việt Nam có tên trên bản đồ phần mềm thế giới khi năm 2004, tập đoàn tư vấn quốc tế Kearrney đã xếp Việt nam vào thứ hạng 20/25 quốc gia có khả năng thu hút gia công dịch vụ tốt nhất. Đây cũng là tiêu chí tham khảo để các công ty nước ngoài lựa chọn địa điểm gia công dựa trên các chỉ tiêu xếp hạng về môi trường kinh doanh, nhân lực và tài chính. Năm 2005, Việt Nam có khoảng 650 doanh nghiệp tham gia gia công phần mềm với khoảng 20.000 nhân sự, năng suất của kỹ sư phần mềm Việt Nam xấp xỉ 10.000 đô-la/người/năm. Nhìn chung, quy mô này còn quá nhỏ trong khi ngành gia công lại đòi hỏi có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng nguồn lực để có thể thực hiện những dự án ngày càng lớn cả về quy mô và độ phức tạp. Doanh thu của ngành này hiện chủ yếu từ khối doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư của Việt kiều như TMA, PSV, GlobalCyberSoft, SilkRoad, GlassEgg, PSD, Tân Thiên Niên Kỷ, GHP... Nhóm doanh nghiệp trong nước nổi bật là FPT, tuy nhiên những doanh nghiệp này còn rất hiếm. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp "đầu đàn" phát triển sản phẩm cho thị trường trong nước như Lạc Việt, HPT, VietSoftware, AZ Solutions, CMS, Hài Hòa... những năm gần đây cũng nỗ lực khai thác nguồn lực gia công xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho quy trình quản lý chất lượng để tạo dựng uy tín, vươn ra thế giới như PSV, FPT với chứng nhận quy trình CMMi5, GlobalCyberSoft với CMMi4, SilkRoad với CMM3... cùng với khoảng 50 doanh nghiệp đã xây dựng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001. Nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm hướng khai thác thị trường Nhật Bản. Mỹ vẫn đang là thị trường gia công lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, vài năm nay đã có sự quan tâm rất lớn của các công ty Nhật với các nhà đầu tư trực tiếp hoặc tìm kiếm đối tác Việt Nam. Hàng loạt các doanh nghiệp Nhật xuất hiện như Unico Vietnam, Ichi Corporarion, Individual Systems, Aplis Vietnam, Fusione... Những nỗ lực của họ đầu tư vào Việt Nam hứa hẹn góp phần vào sự khởi sắc của ngành gia công phần mềm trong giai đoạn tới. II_NHỨNG KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG PHẦN MỀM 1. Xu hướng phát triển gia công phần mềm ở Việt Nam Trong thời gian gần đây, Ấn Độ đang gặp khó khăn khi cung cấp các phần mềm điện toán cho công ty Âu Mỹ. Khó khăn của Ấn Độ là một cơ hội tốt cho các công ty gia công phần mềm của Việt Nam. Năm ngoái, các công ty gia công phần mềm điện toán (Business Process Outsourcing –BPO) của Ấn Độ thu về 2 tỉ đôla, chiếm 2 phần 3 thu nhập trong ngành gia công phần mềm của cả thế giới. Sở dĩ Ấn Độ đạt được mức này là nhờ chính phủ họ có phương hướng đầu tư đứng đắn, nhắm vào các dịch vụ công nghệ cao, thay vì nhắm vào những công việc lao động sản xuất tay chân. Có thể ví khu Bangalore của Ấn Độ bây giờ như là khu Silicon Valley của miền Bắc California vào đầu thập niên 1990. Các công ty Âu Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là các công ty Mỹ, sau khi đưa những công việc tay chân (blue collar) ra nước ngoài; trong những năm qua đã từ từ đưa những công việc lao động trí óc (white collar) ra nước ngoài. Họ có cái lý của họ: tại sao phải thuê một lập trình viên tại Mỹ với mức lương từ 60 - 80 ngàn đôla một năm, trong khi ta có thể thuê một lập trình viên tại Ấn Độ vơi giá chỉ bằng 1/3 hoặc 1/4. Trong kỷ nguyên của Internet, Instant Messenger, điện thoại di động, G-mail, PDA, vệ tinh viễn thông… một phần mềm được biên soạn tại Ấn Độ có thể cài đặt và chạy một cách thoải mái nơi một công ty tại California. Ấn Độ là nước hưởng lợi nhiều nhất qua dịch vụ gia công này, vì đã có “công trường” Bangalore, đội ngũ lập trình viên trẻ tuổi, và nhất là họ nói tiếng Anh giỏi, có lẽ vì nước này là cựu thuộc địa của Anh. Theo dự báo, đến năm 2007, các công ty Âu Mỹ và Nhật Bản sẽ phải chi 27 tỉ đôla để gia công phần mềm trên khắp thế giới. Và cũng theo dự báo, Ấn Độ sẽ bị “bội thực”, không thể đáp ứng được nhu cầu, giỏi lắm là chỉ thu hoạch được phân nửa số này, thay vì 2 phần 3 giống như bây giờ. Ấn Độ huấn luyện không đủ tay nghề để kịp đáp ứng số cầu. Nhiều sinh viên  chưa ra trường đã có công ty đến gạ mướn. Có công ty còn mướn cả sinh viên  tốt nghiệp mới 2 năm cao đẳng, thay vì 4 năm đại học. Lập trình viên có kinh nghiệm nhảy hãng như đi chợ, vì hãng mới trả lương gấp đôi hãng cũ. Các công ty Âu Mỹ và Nhật Bản đang cần gia công cũng nhìn thấy vấn đề này, bắt đầu âu lo, và đang tìm những nơi khác. Tình trạng bội thực của Ấn Độ sẽ có lợi cho những nước như Việt Nam, ngoài trở ngại về tiếng Anh, trình độ của các lập trình viên trể tuổi của Việt Nam không thua bất kỳ nước nào. Trời phú cho dân Việt Nam trí tuệ rất tốt. Các lập trình viên Việt Nam hiện nay có tay nghề cao, chẳng những có thể tham gia các chương trình gia công bình thường, mà còn có thể tham gia các chương trình nghiên cứu và triển khai (R & D), đòi hỏi mức độ trí tuệ cao hơn bình thường. Các chương trình giáo dục về công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay rất tốt, nhất là những sinh viên tốt nghiệp tại các  đại học có uy tín, như  bách khoa hoặc khoa học tự nhiên.Hiện thời, các công ty gia công phần mềm ở Việt Nam rất cần sự tiếp tay của Việt Kiều trên thế giới để có thể chớp lấy thời cơ bị Ấn Độ bỏ lỡ: Các chuyên gia người Việt ở nước ngoài có thể hợp tác với các công ty gia công phần mềm lớn nhỏ ở Việt Nam qua những kinh nghiệm về tiếp thị, giao tiếp, và tổ chức. Họ có thể giúp các công ty Việt Nam nắm bắt được những mối hàng, đặc biệt là những mối hàng đang lo âu về thị trường Ấn Độ. ((1 ) Website quantrimang.com.vn ) 2. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và quy mô Công ty Cổ phần Sao Mai trong lĩnh vực gia công phần mềm . Ngành gia công phần mềm năm 2006 đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh khi mà tiếng nói của các nhà đầu tư như IDG, Intel, Microsoft... đang giúp quảng bá ngành công nghệ thông tin Việt Nam ra thế giới..Xu hướng của thế giới là gia công những công việc phức tạp hơn có giá trị cao và quy mô lớn hơn. Vì thế việc đào tạo để phát huy năng lực kỹ sư Việt Nam phải gia tăng hơn nữa thì mới có thể tạo ra nguồn lực theo kịp trình độ thế giới. Cơ hội thì nhiều nhưng các chuyên gia đều cho rằng để tìm kiếm "lãnh địa", Việt Nam cần một chính sách cân bằng cho cả ngành gia công phần mềm, trong đó nguồn lực đáp ứng cho từng thị trường mục tiêu đang là thách thức lớn. Ngành gia công phần mềm phải được đầu tư từ thương hiệu quốc gia, và không thể chỉ để doanh nghiệp "tự thân vận động" mà phải có chiến dịch tiếp thị quốc gia, các hội thảo quốc tế về phần mềm, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thị trường và khuyến khích xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng. Nếu tạo dựng được một nền tảng, việc bứt phá sẽ nhanh chóng vì thị trường đang mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp quan tâm đến ngành gia công phần mềm. Khuyến nghị cho Công ty Cổ phần Sao Mai: Sau thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, các Doanh Nghiệp Nhật đang quan tâm tới việc chuyển các đơn đặt hàng gia công phần mềm đến thị trường Việt Nam. Mục tiêu của Công ty là hợp tác với thị trường Nhật Công ty nên đưa kỹ sư tin học của VN sang Nhật để đào tạo tiếng Nhật, làm việc tại các công ty Nhật trong vòng sáu tháng đ ến một năm nhằm học kinh nghiệm. Sau đó họ sẽ trở về Công ty để phụ trách các dự án làm phần mềm cho thị trường Nhật. Hiện nay các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tập trung nhiều vào lĩnh vực lập trình, nhưng lĩnh vực thiết kế hệ thống đòi hỏi trình độ cao hơn lại rất ít người có kinh nghiệm. Điều này khiến Việt Nam rất khó thực hiện các dự án phần mềm qui mô lớn. Nhận ra vấn đề cốt lõi là nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm, công ty Sao Mai cần tranh thủ nhiều hợp đồng từ các Doanh Nghiệp nước ngoài và qua đó dần dần đội ngũ nhân lực kỹ sư sẽ có kinh nghiệm. Và cũng từ đó sẽ thu hút được các dự án có qui mô lớn hơn Xét về năng lực và trình độ CNTT, nguồn nhân lực của Ấn Độ được coi là “có giá”. Kế đến là Trung Quốc. Nguồn nhân lực của Singapore và Hàn Quốc đều rất tốt. Tuy nhiên, nguồn gia công phần mềm của Nhật chuyển sang các nước này không nhiều lắm.Từ trước đến nay nhiều DN Nhật chuyển những hợp đồng gia công phần mềm sang thị trường Trung Quốc là vì rất nhiều người Trung Quốc biết tiếng Nhật. Đây là điều các Doanh Nghiệp ở các quốc gia cần quan tâm khi muốn hợp tác kinh tế với Nhật. Công ty liên tục đào tạo để ngày càng có nhiều nhân viên quan tâm và học tiếng Nhật, có thể làm việc bằng tiếng Nhật è Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam: ngành gia công phần mềm ở Việt Nam cần phải có một chiến lược mới chiến lược mới: Hiện nay, Việt Nam ở vị trí thứ 19 trong số 25 nước nhận gia công hàng đầu thế giới, nhưng 2 chỉ số quan trọng là môi trường kinh doanh và con người ở Việt Nam còn chưa được đánh giá cao. Do đó, cần cải tạo môi trường kinh doanh, đào tạo và nâng cao nguồn lực (số lượng và đặc biệt là chất lượng). Yếu tố quan trọng thứ 3 là cơ sở hạ tầng về viễn thông ở Việt Nam đang ở cấp thấp, chủ yếu phục vụ người dùng cá nhân, cần nâng cấp hơn nữa. Việt Nam không thể cạnh tranh về vị trí với Ấn Độ và Trung Quốc vì quy mô thị trường nhỏ, nguồn lực, cơ sở hạ tầng thiếu... Nhưng thay vào đó, Việt Nam nên trở thành một mắt xích trong mô hình gia công toàn cầu. Từ đây, có thể đưa ra chiến lược cho Việt Nam: Một là, phục vụ tốt các khách hàng hiện tại, từ đó thu nhận năng lực, kỹ năng cần thiết, đồng thời cần dự đoán xem thị trường sẽ theo hướng nào. Hai là, tham gia vào mô hình gia công toàn cầu mở rộng, tức là gia công phụ cho các công ty của Ấn Độ, Trung Quốc... (vì những nước này đã có trình độ khá cao và đang tham gia các thị trường có giá trị gia tăng cao hơn). Đây cũng là hướng quan trọng, giúp mang lại kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về gia công, từ đó có thể tiến tới gia công quốc tế. Thêm vào đó, thị trường đang dần xuất hiện những dịch vụ gia công mới, nếu đi trước sẽ nắm bắt được. Chẳng hạn, VN có thể nắm bắt cơ hội gia công cho các nước và vùng tương đồng về thị trường, địa lý, văn hóa, như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông... Kết hợp cả 2 hướng nêu trên, đồng thời nâng cao, phát triển kỹ năng CNTT lẫn kiến thức chuyên ngành, năng lực nghiên cứu triển khai, Việt Nam sẽ là một trong những điểm gia công tốt nhất thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I_Tài liệu trong phạm vi Công ty cổ phần Sao Mai: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ; Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh ; Điều lệ Công ty ; Nội quy Công ty ; Hợp đồng lao động ; Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ ; Hợp đồng gia công phần mềm ; Báo cáo tài chính 3 năm 2003,2004, 2005 II_Các văn bản và giáo trình: Luật doanh nghiệp 1999 ; Luật thương mại 1997; Luật Bảo hiểm Xã hội; Luật lao động ; Những văn bản pháp luật về Luật kinh tế ; Giáo trình Quản trị nhân lực ; Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ; Giáo trình địa lí kinh tế Việt Nam ; Giáo trình Xã hội học III_Các tài liệu khác: www.toquoc.gov.vn www.luatsuhanoi.org.vn Tạp chí hoạt động khoa học số 10/2006 Website www.quantrimang.com.vn www.aptech.edu.vn www.dnlaw.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31979.doc
Tài liệu liên quan