Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy anh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nước ta đang trong thời kỳ đi lên CNXH, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy việc tăng cường quản lý Nhà nước về đất dai và nhà ở là quan trọng và cần thiết. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khảng định: đất đai thuộc sử hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phục vụ lợi ích toàn xã hội. Vì thế, việc quản lý sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ của toàn xã hội, trước hết là Nhà nước. Công tấc cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ đô thị là một bước ngoặt quan trọng trong việc củng cố, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, sau một thời gian dài buông lỏng. GCN QSHNƠ và QSDĐƠ có vai trò không thể thiếu cho việc xác định cơ sở pháp lý để Nhà nước thực hiện công việc quản lý của mình, đồng thời là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trước pháp luật. GCN QSHNƠ và QSDĐƠ có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn xã hội.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy anh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cấp GCN và đề xuất trình UBND thành phố các biện pháp tháo gỡ nhiều vấn đề đã tạo điều kiện giải toả nhiều hồ sơ tồn đọng tại các phòng địa chính nhà đất quận, huyện. - Công tác viết GCN đã được cải tiến trang thiết bị máy vi tính tăng thêm, đồng thời phòng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở hỗ trợcông tác viết GCN nên đã kịp thời đáp ứng được tiến độthụ lí hồ sơ của toàn thành phố. -Có sự tập trung chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghành và các cấp liên quan. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của năm 2000, UBND thành phố ra kế hoạch thực hiện công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ cho từng quận, huyện trên địa bàn thành phố với các chỉ tiêu đặt ra: Biểu số 6: Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện cấp GCN năm 2001 STT Quận, Huyện Tổng số GCN đã cấp Đã cấp đến hết năm 1999 Thực hiện năm 2000 Kế hoạch dự kiến năm 2001 1 Hoàn Kiếm 5593 603 1210 1500 2 Hai Bà Trưng 5100 710 6288 8000 3 Ba Đình 19133 1215 3225 3500 4 Đống Đa 33000 1786 5585 6000 5 Tây Hồ 20150 435 3537 3500 6 Cầu Giấy 19000 1173 3309 3500 7 Thanh Xuân 17844 733 3605 3500 8 Từ Liêm 4000 124 678 500 9 Gia Lâm 9323 295 1834 2000 10 Đông Anh 3200 175 1055 1000 11 Sóc Sơn 1000 30 226 500 12 Thanh Trì 2500 17 222 500 13 Quân đội 10000 98 425 1000 Tổng 195743 7394 31060 35000 (Nguồn số liệu: Báo cáo năm 2001-Phòng Đăng Ký Thống Kê) 3. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2001: Tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ năm 2001 trên địa bàn thành phố Hà Nộ theo nghị định 60/CP đạt kết quả như sau: Biểu số 7: Kết quả cấp GCN đến năm 2001 và dự kiến năm 2002 Quận Huyện Tổng GCN đã cấp Đã thực hiện đến hết 2000 KH 2001 Thực hiện năm 2001 %đạt so với KH 2001 Tổng số đã cấp % đạt so với tổng số cần cấp GCN Dự kiến 2002 Hoàn Kiếm 5593 1816 1500 1464 100,93% 3280 58,64% 1500 Hai Bà Trưng 51258 7003 8000 8341 104,40% 15344 29.93% 9000 Ba Đình 18011 4325 3500 3584 102.40% 7909 43.91% 3500 Đống Đa 33000 7379 6000 6701 111.68% 14080 42.67% 6000 Tây Hồ 18141 3973 3500 3640 104.00% 7613 41.95% 3500 Cầu Giấy 16924 4482 3500 3502 100.06% 7984 47.18% 3500 Thanh Xuân 17844 4339 3500 3592 102.63% 7931 44.45% 3500 Từ Liêm 2840 802 500 652 130.40% 1454 51.20% 800 Gia Lâm 9323 2129 2000 2018 100.90% 3998 42.88% 2000 Đông Anh 2445 1180 1000 773 77.30 1953 79.88% 492 Sóc Sơn 680 257 423 297 70.21% 498 73.24 182 Thanh Trì 1950 239 500 524 104.80% 763 39.13% 700 Quân đội 17000 550 1000 2218 221.80% 2768 16.28% 5000 Tổng 195014 38474 34923 37101 106.24% 75575 38.75% 39674 (Nguồn: Báo cáo kết qủa cấp giấy chứng nhận theo nghị định 60/CP và quyết định 69/QĐ-UB của các quận,huyện của thành phố Hà Nội trong năm 2001) Qua số liệu tổng hợp cho thấy công tác triển khai thực hiện Nghị định 60/CP trong tháng 9 năm 2001 còn quá chậm, không đáp ứng yêu cầu tiến độ kế hoạch đề dra của thành phố. Bình quân mới chỉ đạt 52.85% kế hoạch năm. Có những đơn vị triển khai và thực hiện cấp GCN cho các hộ vượt kế hoạch đã đề ra như quân đội, một số quận cũng chỉ đạt trên dưới 50% so với kế hoạch đề ra. Nếu tiến độ cứ diễn ra như vậy thì đến cuối năm không thể thực hiện được kế hoạch đẫ đề ra. Thực hiện thị 28/2001/CT-UB ngày 17/8/2001, sở Địa chính- Nhà đất đề nghị chủ tịch các quận, huyện tập trrung chỉ đạo: - Tăng cường cán bộ chuyên môn để phân loại và chuẩn bị hồ sơ cấp phường, thị trấn( kể cả chế độ hợp đồng lao động). Đề nghị đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện, kiên quyết không giảm chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2001 - UBND các phường, thị trấn có trách nhiệm đáp ứng kí vào sổ địa chính và sổ cấp GCN cho các trường hợp đã được thành phố cấp GCN( kể cả các trường hợp đã được cấp GCN sau khi mua nhà theo nghị định 61/CP ). Khi người sử dụng muốn thực hiên các quyền theo luật định theo yêu cầu phòng địa chính -nhà đất quận, huyện hướng dẫn UBND các phường thị trấn thực hiện thủ tục theo quy định - Thưc hiện chỉ thị 28/2001//CT-UB của chủ tịch UBND thành phốyêu cầu đến hết năm 2004 phải hoàn thành cơ bản về việc cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ tại đô thị Hà Nội, đề nghị các quận, huyện dự kiến kế họach xét duyệt hồ sơ cấp GCN năm 2002 và các năm sau gửi về Sở Đia chính Nhà đất để tổng hợp báo cáo UBND thành phố trước ngày 31/12/2001 - Đề nghị các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với sở Địa chính Nhà đất ttổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện cụ thể tại các phường, xã, thị trấn giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công tác cấp GCN nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ tại đô thị Hà Nội đến ngày 31/12/2001 đã có những tiến bộ vượt bậc vào giai đoạn cuối năm. Trong năm thực hiên cấp được 37101GCN đạt 106.24% so với kế hoạch năm 2001 được UBND giao và tăng hơn 5 lần so với năm 1999 và tăng 1.2 lần so với năm 2000. Hầu hết các quận, huyện đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, đạt cao nhất là quân đội là 221.80%. Bên cạnh đó còn một số quận ,huyện chưa đạt chỉ tiêu đề ra như Sóc S ơn, Đông Anh chỉ thực hiện được 77.30% ;70.21%. Vào giai đoạn cuối năm, công tác cấp GCN trên địa bàn thành phố có tiến bộ rõ rệt. Trong thời gian từ15/9/2001 đến31/12/2001đạt được (106.24-52.85)% kế hoạch năm, huỵện Từ Liêm trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 33.00%, tăng lên rất nhiều(130.40%-33.00%)=100.04%. Kết quả này có được là nhờ những nguyên nhân chủ yếu sau: + Thuận lợi: - việc cải cách hành chính trong công tác xét cấp GCN tại các quận, huyện như giảm bớt thành viên hội đỗng xét duyệt, đoen giản hoá phương thức phân loại hồ sơ cấp phường, giảm bớt công tác xét sduyệt cấp quận( chỉ xét những trường hợp vướng mắc)...nhờ đó số lượng hồ sơ xét cấp GCN đã tăng nhanh và chất lượng được năng cao hơn - Sở Địa chính- Nhà đất đã kịp thời tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cấp GCN và đề xuất trình UBND thành phố các biện pháp thoá gỡ kịp thời nhiều vấn đề chia tách thửa, vấn đề nhà ngoài đê, chỉ giới bảo vệ ssông Nhuệ..đã tạo điều kiện giải toả nhiều hồ sơ tồn đọng taih các phòng Địa chính -Nhà đất quạn,huyện. - Công tác viết GCN đã được caỉ tiến, trang bị máy vi tính tăng thêm, đồng thời phòng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ ssở hỗ trợ công tác viết GCN nên đã kịp thời đáp ứng tiến độ thụ lí hồ sơ của toàn thành phố. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của Bộ quốc phòng nên công tác cấp GCN của khu vực quân đội đã tiến bộ vượt bậc, đạt kế hoạch 211.80% kế hoạch năm 2001. Tuy nhiên trong quá trình thựch hiện vẫn còn tồn đọng các khó khăn vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đó là: + Khó khăn: Hồ sơ kê khai đăng kí tại các phường thị trấn đều được lập từ năm 1998, đến nay đã có nhiều biến đọng thay đổi khá nhiều vì vậy khi xét cần phảI sửa đổi cần phảI bổ sung lại hồ sơ, mất Nhiều thời gian trước khi xét duyệt. Giai đoạn đầu năm 2001công tác phân loại hồ sơ cấp phường, thị trấn hầu như không tiến triển do các đơn vị cơ sở còn chưa ưu tiên đúng mức cho công tác thực hiện Nghị định 60/CP. Các quận, huyện chưa bố trí đủ lực lượng cán bộ cần thiết để thực hiện công tác cấp GCN. Tại các phòng Địa chính-Nhà đất, huyện còn tham gia nhiều công tác khác đặc biệt là cong tác giảI phóng mặt bằng và giảI quyết tranh chấp nên chưa tập trung lực lượng cho việc cấp GCN. Các huyện ngoại thành vẫn tập trung thực hiệnNghị định 64/CP nên công tác thực hiện Nghị định 60/CP còn làm rất chậm; một số huyện như Sóc Sơn, Đông Anh chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. 4. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2002: Sang năm 2002 công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ theo Nghị định 60/CP: Thực hiện cảI cách hành chính đẩy mạnh công tác cấp GCN với mục tiêu quản lý, đã trỉnh UBNDthành phố phân cấp uỷ quyền cho UBND quận Hai Bà Trưng, Tây Hồ và 5 huyện ngoại thành xét duyệt cấp GCN, đồng thòi thường xuyên đôn đốc, cử cán bộ giám sát địa bàn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc Kết đến ngày 25/12/2002 tiến độ cấp GCN theo Nghị định 60/CP của các quận, huyện như sau: Biểu số 8: Kết quả cấp GCN đến năm 2002 Quận Huyện Tổng GCN đã cấp Đã thực hiện đến hết 2001 KH 2002 Sở thực hiện năm 2002 Quận, huyện thực hiện 2002 % đạt so với kế hoạch 2002 Tổng số đã cấp % đạt so với tổng cần cấp GCN Hoàn Kiếm 5593 3173 1500 1500 100.00% 4673 83.55% Hai Bà Trưng 47548 13253 9000 3711 5380 101.01% 22344 46.99% Ba Đình 18011 7625 3500 3693 105.51% 11318 62.84% Đống Đa 33000 12809 6000 6301 105.02% 19110 57.91% Tây Hồ 18146 7613 3500 1218 2310 100.80% 11141 61.40% Cầu Giấy 16924 7311 3500 3728 106.51% 11039 65.23% Thanh Xuân 17844 7045 3500 3515 100.43% 10560 59.18% Từ Liêm 2840 1039 800 417 386 100.38% 1842 64.86% Gia Lâm 9323 3260 2000 1051 1003 102.70% 5314 57.00% Đông Anh 2445 1953 492 0 383 77.85% 2336 95.54% Sóc Sơn 680 498 182 17 156 95.05% 671 98.68% Thanh Trì 1950 763 700 257 450 101.00% 1470 75.38% Quân đội 17000 2768 5000 5188 103.76% 7956 46.80% Tổng 191304 69110 39674 30596 10068 102.50% 109774 57.38% Nguồn: Sở Địa chính Nhà đất Hà nội. III Đánh giá chung về công tác cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tại đô thị Hà Nội 1. Thành tựu đã đạt được: Trong những năm qua công tác đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tại đô thị trên địa bàn Hà Nội đã đạt được những thành quả rất to lớn. Để thực hiện Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định 3564//QĐ-UB nhằm cụ thể hoá Nghị định 60/CP trên địa bàn thành phố. Trong thời gian đầu thực hiện QĐ 3564/QĐ-UB về việc lập sơ đăng ký kê khai cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện rất nhanh chóng và đạt hiệu qủa cao, tuy nhiên trong quá trình thực hiện ngày càng gặp một số khó khăn rắc rối mà QĐ 3564/QĐ-UB không giảI quyết được, trước tình hình đó UBND thành phố ra quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 thay thế QĐ 3561/QĐ-UB. Qua các biểu ta thấy rằng công tác cấp GCN bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 từ hai phường thí điểm là Kim Liên và Láng Thượng, cuối năm 1998 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cấp được 2800 GCN khu vực đô thị. Bắt đầu năm 1999 trở đI công tác cấp GCN bắt đầu được đẩy nhanh, thể hiện năm 1999 toàn thành phố cấp được 7.394 GCN năm 2000 toàn thành phố cấp được 31.060 GCN, đạt tỉ lệ 15.87% so với tổng số GCN cần cấp, tăng 4.2 lần so với năm 1999, năm 2001 toàn thành phố cấp được 37.101GCN đạt tỉ lệ 18.895% so với tổng số GCN cần cấp toàn thành phố, tăng gấp 5.01 lần so với năm 1999 và tăng gấp 1.2 lần so với năm 2000. Sang năm 2002 thành phố đã uỷ quyền cho một số quận, huyện nên công tác cấp GCN đã đạt được những thành tựu vượt bậc so với trước, trong năm 2002 sở đã cấp được 30596 GCN và các quận, huyện đã cấp được 10068 GCN. Như vậy toàn phố đã cấp được 40664 GCN, đạt 21.26% so với tổng số GCN cần cấp và tăng gấp 4.5 lần năm 1999, tăng gấp 1.3 lần so với năm 2000, tăng gấp 1.1 lần so với năm 2001. Tổng số GCN đã cấp hiện nay là 109774 GCN đạt 57.38% so với tổng số GCN cần cấp là 191304 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số GCN mà thành phố còn phảI cấp trong thời gian tới là 81530 GCN. 2.Những tồn tại vướng mắc: Công tác chỉ đạo ở một số quận huyện chưa qua tâm chú ý đúng mức tới cong tác cấp GCN, cụ thể chưa triển khai kịp thời công tác tập huấn quán triệt nhiệm vụ cho các cấp thực hiện kế hoạch của UBND và Nghị quyết của HĐND Thành phố đề ra, nhất là chưa bố trí đủ lực lượng để thực hiện công tác này từ quận tới phường. Công tác phân loại hồ sơ, xác nhận thời gian sử dụng đất, ranh giới không tranh chấp cho các hộ gia đình nộp hồ sơ tại phường, thị trấn là khâu then chốt, nhưng việc thực hiện ở nhiều phường còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra. Tổ chức bộ máy xét duyệt cấp GCN còn cồng kềnh, qua nhiều giai đoạn, đẫn đến quá trình xét cấp GCN còn mất nhiều thời gian. Hiện còn rất nhiều hồ sơ tồn đọng chưa được giảI quyết, gây khó khăn cho người sử dụng. Phương thức giao GCN cho người sử dụng chậm chạp không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nhiều phương, thị trấn còn buông lỏng công tác tổ đăng ký kê khai cấp GCN. Đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu đến hiện tượng làm đI làm lại nhiều lần trong quá trình cấp GCN . Hệ thống bản đồ chi tiết các loại tỷ lệ còn thiếu, hoặc không chính xác với thực trạng cũng gây nhiều khó khăn cho công tác cấp GCN. 3. Nguyên nhân chủ yếu: Thực trạng hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở, đất ở trên toàn thành phố rất phức tạp, biến động, nhiều qúa trình làm thất lạc giấy tờ, mua bán trao tay, thay đổi chủ, chia tách thửa, hiện tượng nhảy dù, lấn chiếm đất công, vi phạm quy hoạch, đèn bù giải phóng mặt bằng… diễn ra khá phổ biến. Nên khi xét duyệt phải kiểm tra lại từng trường hợp do vậy mất nhiều công sức và thời gian. Mặt khác do nhân dân chưa thực sự quan ttâmvà chưa chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục đăng ký bổ sung hồ sơ do đã thay đổi trong qua trình sử dụng cũng làm ảnh hưởng đến tién độ thực hiện. Công tác chỉ đạo ở một số quận, huỵện chưa thực sự quan tâm chú ý tới công tác cấp GCN, cụ thể chưa triển khai kịp thời công tác tập huấn quán triệt nhiệm vụ cho các cấp thực hiện kế hoạch của UBND và Nghị quyết của HĐND Thành phố đề ra, nhất là chưa bố trí đủ lực lượng để thực hiện công tác này từ quận tới phường. Trong nhiều năm qua công tác quản lý nhà đất bị buông lỏng hiện tượng mua bán nhà diễn ra khá phổ biến không qua cơ quan quản lý đất đai. Do vậy có rất nhiều chủ nhà không có giấy tờ hợp lệ họ không đăng ký cấp GCN vì khi đăng kí họ phảI nộp một khoản tiền khá lớn. Việc tổ chức kê khai đăng ký lập hồ sơ nhà đất và xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ khu vực đô thị theo Nghị định 60/CP có liên quan đến nhiều nhành như xây dựng, Địa chính, Nhà đất, Tài chính, nhưng xác định trách nhiệm của từng nhành trong tổ chức kê khai, cấp GCN chưa được xác định rõ ràng. Việc phối hợp chưa được dám định chặt chẽ. Cơ sở trang thiết bị để thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ còn lạc hậu thiếu thốn. Việc ban hành các văn bản để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ còn chậmn, hệ thống văn bản còn chưa đồng bộ. Công tác chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn chưa tập trung và chuyên sâu. Chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố về các biện pháp tăng cường quản lý đất đai, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất là kiên quyết, nhưng ở một số địa phương và dơn vị, kể cả một số cơ quan chủ quản vẫn chưa thông suốt, còn nể nang gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm triển khai trên diện tích rộng. Sự quan tâm chỉ đạo của cấp phường của cấp phường còn chưa thường xuyên và sâu sát, công tác quản lý và hiệu lực của chính quyềncác cấp ở một số nơi còn yếu và chưa chặt chẽ, đội ngũ cán bộ Địa chính- Nhà đất ở cấp phường còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu về số lượng cũng là nguyên nhân khong nhỏ, gây khó khăn cho công tác kê khai đăng ký . Tổ chức phòng địa chính nhà đất của cấp quận có thay đổi, sáp nhập thành phòng Địa chính Nhà đất-Đô thị, nhiều quận huỵên thay đổi lãnh đạo phòng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng các công tác đăng ký thống kê và cấp GCN. Chương III: Quan điểm và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ trên địa bàn thành phố Hà Nội. I. Quan điểm: Năm 2001 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Đảngbộ thành phố lần thứ XIII. Cùng với kết quả đạt được khá toàn diện: “ Kinh tế đô thị tăng trưởng khá,văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo”. Thực hiện kế hoạch 19/KH-UB về tăng cường quản lí Nhà nước về đất đai và nhà ở trên nguyên tắc: 1. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước: Đất đai là tài sản quốc gia, là lãnh thổ bất khả xâm phạm của cả dân tộc. Vì vậy không thể có bất kỳ một cá nhân nào, hay một nhóm người nào, có thể chiếm hữu tài sản chung thành của riêng và tự ý áp đặt quyền định đoạt cá nhân đối với tài sản chung đó. Chỉ có Nhà nước- người đại diện hợp pháp duy nhất của mọi tầng lớp nhân dân mới được giao quyền quản lí tối cao về đất đai. Trên phương diện này chúng ta có thể thấy tất cả các quốc gia trên thế giới từ xưa đến nay, nhà nước đều thực hiện quản lí. Đối với nước ta, đất đai do nhà nước thống nhất quản lý. Điều 1, luật Đất đai năm 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “ Đất đai là sử hữu của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lí”. Mặt khác, đất đai là yếu tố đầu voà của các ngành sản xuất của cá doanh nghiệp, là cơ sở, nền tảng của các tổ chức chính trị xã hội khác, được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng với mục tiêu là tăng cường quản lý chặt chẽ và sử dụng đất phải trong khuôn khổ pháp luật và quản lý thống nhất của nhà nước. Đối với nhà ở, hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã khẳng định việc đảm bảo quyền có nhà ở của mọi công dân, cho nên vấn đề nhà ở cũng phải được nhà nước thống nhất quản lý. Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo đúng pháp luật và được thể hiện trên nhiều mặt như: đại diện chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, quyền giao đất sử dụng lâu dài cho các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân, quyền cho các tổ chức nước ngoài thuê đất, quyền xác định khung giá đất, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhà ở... Để thự hiện quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước,trước hết phải nắm vững và sử dụng tốt các công cụ quản lý cơ bản ccủa mình như: vấn đề quy hoạch đất đai, nhà ở; kế hoạch sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở, các công cụ tài chính và đặc biệt là công cụ pháp luật và các chính sách vĩ mô khác.Cùng với các công cụ quản lý, việc nhà nước nắm và sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp cũng là điều kiện để duy trì việc đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai và nhà ở. Thực tế cho thấy: Nếu nhà nước sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất về đất đai và nhà ở được duy trì và bảo đảm ở mức độ cao. Ngược lại, nếu có những thời điểm nào đó, các công cụ quản lý không tốt không đồng bộ, các phương pháp quản lý không mềm dẻo thì quyền quản lý tập trung thống nhất đất đai, nhà cửa có phần giảm đi, trình trạng tranh chấp lẫn chiếm, cấp phát sử dụng đất, nhà ở bừa bãi sẽ tăng lên tất nhiều . Những tồn tại trên đây có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt đối với nhiều vấn đề về trật tự và an toàn xã hội, hiệu quả sử dụng đấ đai, nhà ở, làm suy gtiảm quền quản lý tập trung thống nhất về đất đai và nhà ở. 2. Đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai và nhà ở Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai đã được ghi rõ trong luật đất đai. Điều 1, chương I ghi: “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trinh xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài..” Như vậy, ở nước ta quyền sử dụng đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đất đai là tài sản chung của tất cả mọi người và nhà nước là người đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Sở hữu nhà ở nước ta có phần đa dạng hơn, theo nghị định 60/CP thì sử hữu nhà ở hiện nay có ba hình thức: sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội và sở hữu nhân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là bất kỳ hình thức sở hữu nào cũng cần kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sở dụng. Kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng chính là sự gắn bó thống nhất giữa hai quyền này, từ đó cho phép nâng cao trách nhiênm của chủ sở hữu và nưâng cao hiệu quả sử dụng của tất cả các đối tượng sử dụng. Muốn kết hợp tốt quyền ssở hữu và quyền sử dụng phải có cơ chế kết hơp, trong đó trách nhiệm và quyền của người sử dụng phải được công nhận và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật và mọi đối tượng sử dụng phải là chủ đích thực của nó. Thực tế cho chúng ta thấy, vấn đề sở hữu và sử dụng là những vấn đề rất phức tạp, có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau( nhất là vấn đề sở hữu và sử dụng ruộng đất). Tuy nhiên,trong những năm vừa qua Đảng và nhà nước đã đề ra và thực hiện thành công cơ chế kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai. Thành công của sự kết hợp này là ở chỗ: quyền sở hữu toàn dân về đất đai vẫn không hề thay đổi bằng cơ chế khoán dử dụng lâu dài cho các hộ, cũng như các tẻ chức kinh tế,chính trị xã hội khác. Việc công nhạn quyền và nghĩa vụ của các tổ chức sử dụng đất nhất là các hộ nông dân, thực sự đã tạo ra động lực lớn thúc đẩy qua trình sử dụng đất đai hợp lý hơn và đặc biệt là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển với mức độ cao hơn trước rất nhiều. 3. Đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích Nhà ở là yếu tố liên quan đến tất cả mọi người, bởi vì ai cũng cần phải có nhà ở để tồn tại và phát triển, nhằm thoả mãn đầy đủ hơn nhu cầu cá nhân và gia đình họ. Như vậy, nhà ở có liên quan xhặt chẽ đến từng cá nhân. Nhà ở không chỉ liên quan đến lợi ích trực tiếp của từng cá nhân, mà còn liên quan chặt chẽ đến lợi ích của mọi tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, đến lợi ích chung của toàn xã hội. Đất đai cũng phản ánh mỗi quan hệ về lợi ích của cá nhân, tập thể và của cộng đồng xã hội. Đối với các tổ chức kinh tế, đất đai là yếu tố sản xuất, càn các tổ chức chính trị xã hội, đất đai là cơ sở, là nền móng để tồn tại và phát triển. Do vậy chú ý đến lợi ích của con người là phát huy đầy đủ tính tích cực chủ động, sáng tạo của con người. Lợi ích không chỉ động lực, mà quan trọng hơn nó phương tiện của quản lý dùng để động viên con người. Tuy nhỉên, lợi ích về đất đai và nhà ở không chỉ liên quan dến lợi ích cá nhân mà nó còn liên quan đến lợi ích tập thể, lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy phải kết hợp hài hoà ba lợi ích đó, không để lợi ích này lẫn át hoặc triệt tiêu lợi ích khác. Để xây dựng hài hoà ba lợi ích, cần thực hiện các vấn đề cơ bản sau: - Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở vận dạng các quy luật khách quan và phù hợp với đặc điểm của đất nước. Chiến lược đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của toàn xã hội và lợi ích của toàn thành viên trong xã hội. -Xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch và kế hoạch về đất đai và nhà ở. Các loại quy hoạch và kế hoạch đó phải quy tụ được lợi ích của toàn xã hộivà lợi ích của các thành viên trong xã hội. - Thực hiện đầy đủ chế độ thu thuế đất và nhà ở. Xem đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi cá nhân đối với nhà nước, đối với toàn xã hội. Nghĩa vụ thuế là công cụ để điều hào lợi ích và công bằng xã hội. - Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế và các đòn bẩy kinh tế nhằm thúc đẩy các tổ chức và cá nhan quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và nhà, nhằm duy trì đảm bảo các lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. -Sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lí, không chỉ là các phương pgháp hành chính, phương pháp kinh tế mà cả phương pháp giáo dục. Trong nhiều trường hợp, phương pháp giáo dục là phương pháp có hiệu quả để kết hợp hài hoà ba lợi ích trên. -Thực hiện tốt công cụ luật pháp. Kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm lợi ích các nhân. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm lợi ích tạp thể và lợi ích của xã hội, nhằm tạo ra những hành lang pháp lýcho sự kết hợp ba lợi ích về đất đai và nhà ở. Trong vấn đề cần lưu ý khi xem xét mối quan hệ về lợi ích là lợi ích vật chất bao giờ cũng gắn với lợi ích tinh thần. Vì vậy, khi xem xét giải quyết lợi ích vật chất về đất đai và nhà ở, khía cạnh tinh thần lớn nhất là vấn đề công bằng xã hội. 4.Tiết kiệm và hiệu quả. Đây là một trong những nguyên tắc quản lí cơ bản, bởi vì bất cứ một hạt động nào dù là kimh tế, chính trị hay xã hội đều phải được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên tiết kiệm và hiệu quả là một khái niệm phức tạp cho đến nay vẫn còn những ý kiến khác nhau. Theo ý kiến củab nhiều nhà kính tế: Tiết kiệm = tổng thu nhập- tiêu dùng Khái niệm này gắn với tích luỹ. Như vậy, tiết kiệm có liên quan đến khâu sản xuất, xây dựng và khâu tiêu dùng. Tiết kiệm trong sản xuất, với ý nghĩa tích cực của nó là một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra nhiều đồng sản phẩm. Tiết kiệm trong tiêu dùng là mức chi tiêu hợp lý, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, không xa hoa lãng phí. Tiết kiẹm, như vậy là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Vì hiệu quả là khả năng thực hiện có kết quả cao các nhiệm vụ, với chí nhỏ nhất. Đất đai và nhà ởe là hai loại tư liệu sản xuất và tiêu dùng, là điều kiện tồn tại cơ bản gắn liền vơi hạot động của con người, của các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội vàcủa nhà nước. Mặt khác, chúng ta đều biết đất đai có giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó dân số tăng lên ngày càng nhiều, do đó đất đai và nhà ở ngày càng trở nên khó khăn và hạn hẹp hơn. Điều này càng cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đất đai và nhà ở. Hơn nữa đất đai và nhà ở là những loại bất động sản có lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Mọi sự lãng phí trong đầu tư và sử dụng chúng đều có thể dẫn đến thảm hoạ phá sản. Bài học về sự bất ổn kinh tế ở Châu á cuối những năm 90 của thế kỷ trước, mà một trong những nguyên nhân của nó là vấn đề đầu tư về đất đai và nhà ở cho chúng ta thấy vấn đề này. Như vậy, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đất đai và nhà ở rõ ràng là một nguyên tắc quan trọng. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này là công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trong việc sử dụng đất và nhà ở với chi phí thấp nhất. Để thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cần -phải giải quyết tốt các vấn đề sau: - Xây dựng và thực hiện tốt các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với yêu cầu của quy luật khách quan. - Xây dưng và thực hiện tốt các quy hoạch và kế hoạch về đất đai và nhà ở, phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phí, tránh phô trương hình thức, tránh phá đi làm lại. - Giảm chi phí vật tư đối với các công trình xây dựng cơ bản về đất đai và nhà ở. Đẩy nhanh tiến độ thi công để nhanh đưa các công trình cơ bản vào sử dụng. - Sử dụng tối đa năng lực sản xuất của các công trình. Công tác kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ là một nội dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở, do đó khi thực hiện cần phải đảm bảo được các nguyên tắc trên. Nền kinh tế nước ta đang trong qua trình chuyển đỏi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy việc thúc đẩy hợp pháp hoá quyền sở hữu, sử dụng bất động sản và thiết lập thể chế cần thiết trong nền kinh tế nước ta. Việc cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản nước ta thành thị trường chính thức. Thông qua công tác kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ thì nhà mước có thể nắm chắc tình hình sở hữu, sử dụng nhà, đất, phục vụ cho việc thu thuế đất, là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu, sử dụng đất nhà,. ở mỗi thời kỳ có thể áp dụng nhiều chế độ quản lí, nhiều loại hồ sơ khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, vừa tiến tới mục tiêu lâu dài xây dựng một hồ sơ địa chính thống nhất. Tuy nhiên, trong các chế độ quản lý mọi hệ thống hồ sơ thiết lập thì việc xác dịnh quyền sở hữu và quyền sử dụng luôn được coi trọng. Yêu cầu pháp lý của hệ thống hồ sơ ngày càng đầy đủ, thống nhất, chặt chẽ hơn. Hệ thống hồ sơ dưới các chế độ nhìn chung đều có nhiều chủng loại, luôn bao gồm hai nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa và nhóm lập theo thứ tử dụng đất để tra cứu. Xu hướng chung của các hệ thống hồ sơ ngày càng nhiều tài liệu. Điều đó phản ánh lịch sử sở hữu, sử dụng nhà, đất rất phức tạp và tình trạng sở hữu nhà , đất ngày càng manh mún ở Việt Nam. Do tồn tại lịch sử và cơ chế quản lý, nhà trước đây bị buông lỏng và vấn đề nhà, đất tại đô thị luôn là vấn đề mang tính xã hội phức tạp và nhảy cảm, liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân. Việc nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở, đất ở mà nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo XHCN về nhà, đất đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện chính sách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước CHXHCN Việt Nam thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là vấn đề bức xúc được sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt nhà ở, đất ở tại đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội với các hình thức sử dụng đất và đôi tượng sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp. Tốc độ đô thị hoá rất nhanh dẫn đến nhu cầu nhà ở đất ở tăng lên rất nhanh do đó xuất hiện tình trạng mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp...nhà đất không tuân thủ theo các quy định của pháp luật, xây dựng nhà không phép, sai phép vi phạm quy hoạch đô thị, lấn chiếm đất công... diễn ra khá phổ biến, hơn thế nữa, công tác quản lý nhà bị buông lỏng trong thời gian dài khiến công tác lập hồ sơ quản lý trở nên cấp bách và cần thiết xác định chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất chính xác, quản lý chặt chẽ các chủ sử dụng chu sở hữu nhà, đất là việc không thể thiếu của các cấp chính quyền. Công tác kê khai đăng kí, xét cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ là một công việc hết sức phức tạp, luôn đi sâu đi sát với nhân dân. Mặt khác, với tốc đô thị hoá như hiện nay, mức độ chuyển dịch về nhà , đất rất mạnh mẽ như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế thế chấp, trình trạng lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà không phép, trái phép, vi phạm quy hoạch đô thị xảy ra rất phổ biến. Viêc giải quyết tranh chấp, tố cáo khiếu nại dài chưa được chưaq được kịp thời, kéo dài vụ việc làm tăng tính phức tạp của vụ việc. Do đó trong quá trình thực hiện các cấp các ngành cần xử lí nghiêm minh , dứt điểm các vụ việc tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ gây bất bình đẳng trong nhân dân. Cán bộ được giao nhiệm vu thực hiện công tác này cần quán triệt tư tưởng chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt, không máy móc. Đồng thời người sử dụng phải thực hiện đầy đử các quy định của nhà nước, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Việc tổ chứcviệc chỉ đạo của các cơ quan có thảm quyền phải xuyên suốt, quản lý chặt chẽ đến từng cấp, từng khâu của công việc. Công tác thanh tra kiểm tra,đôn đốc việc thực hiện công tác kê khai đăng kí, xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ của các cấp chính quyền phải chặt chẽ, kịp thời. Nhà nước cần có những văn bản hướng đãn cho các bnộ thực hiện nhiệm vụ được thuận lợi và giải quyết các vướng mắc cho nhân dân. II.Một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và SDĐƠ Việc tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang đặt ra yêu cầu phải có chuyển biến tích cực vừ đạt hiệu quả cao của quản lý nhà nướcđối với đất đai và nhà ở. Để quản lý chặt chẽ quỹ đất, nà trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật, mục tiêu quản lí đến từng thửa đất , từng ngôi nhà thông qua công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ. Đồng thời theo dõi cập nhật thường xuyên biến động về nhà, đất và chủ sử dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà, đất hiện nay. Qua theo dõi công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm tới để đảm bảo cho cồng tác này thực hiện được những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra chúng ta cần tìnm ra những nguyên nhân và những giải pháp. Giải pháp vĩ mô. a. Hoàn thiện chính sách nhà nước Cơ sở pháp lí của công tac xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ là luật đất đai, và cụ thể hơn là nghị định 60/CP và một sốnghị định khác có liên quan. Các văn bản hướng dẫn việc thưch hiện chính sách, các biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo nhsf đất ta9j Hà Nội của chính phủ, các bộ ngành có liên quan vẫn đảm bảo nguyên tắc chung là tôn trọng các chính sách cũ đã tiến hanhf vào năm 1958-1964 không rũ rối xem xét lại, đảm bảo ổn đing\hj kinh tế xã hội. Nhưng trên thực tế tren 80% thắc mắc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết thoả đáng đều có nội dung liên quan đến nhà ở, đất ở và giải quyết những thắc mắc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về nhà ở, đất ở trên địa ban thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nguyên nhân chính là do thiếu hồ sơ. Nhị định 60/CP của Chính phủ vè cấp GCNQSHNƠ vàaQSD ĐƠ tại đô thị ra đời là mp\ột bước ngoặt trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở đất ở tại đô tạo cơ sở pháp lý giúp người dân thực hiện được các quyền cơ bản theo luật dất đai quy định. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách của TW và của thànhvphố trước đây còn khó cạp nhật, còn khó thực hiện. Sau khi chỉ thị số18/1999/CT/TTDngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủvề một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ , UBND thành phố đã ban hành quyết định69/QĐ-UB ngày 18/8/9/1999, thay thế quyết định 3564 tháo gỡ về cơ bản các vướng mắc tồn tại trước đây trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn nảy sinh nhiều vấn đè bát cập, Nhà nước vẫn có những văn bản, chính sách hướng dẫn để áp dụng thực hiện công tác cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tiến hành nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của nhà nước về quản lý đất đai và nhà ở. - Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai: một hệ thống chính sách pháp luật đất đai hoàn thiện không những tạo ra động lực phát huy được nguồn phát triển mà còn tạo ra môi trườn xã hộin ổn định để phát triển bền vững. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền và tổ chức thi hành luật đất đai soa cho có hiệu lực và hiệu quả. - Khi cấp xét GCN thì phải có phù hợ với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hay không. Do đó cần khẳng định vai trò của ngành -cơ quan đất đai nói chung và kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ nói riêng ở các địa phương đối vơi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Khuyến khích, nghiên cứu xây dựng một mô hình quy hoạch sử dụng đất phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội của thành phố. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở các cấp hành chính là không thể thiếu cần triển khai thực hiện đề án quy hoạch sử dụgn đất một cách tỏng hợp nhất của quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Công tác quy hoạch phải đi trước trong việc xây dựng cho các công trình phúc lợi và mtj bằng khu dân cư. Bản đồ quy hoạch phải được công khai, lộ giới phải được cắm mốc một cách rõ ràng, chỗ nào được xây dựng chỗ nào không được xây dựng để nhân dân biết được mà tránh tình trạng xây trức đập sau, gây lãng phí. Trong quy hoạchta nên nghien cứu để hạn chế tối đa tình trạng giải toả cacá khu dân cư. - Lập quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố cho giai đoạnđến năm 2020 cấp quận, huyện đến năm 2010 và cấp phường xã, thị trấn, đến năm 2005. - Xây dựng chế độ thanh trả thường xuyên từ cấp phường, xã. Tổ chức công tác tỏng kiểm kê đo đặc bản đồ. Hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện chỉ thị thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất ở cấp xã, phường, quận, huyện, của các tổ chức b. Về tổ chức thực hiện Để công tác quản lýnhà, đất được tăng cường đồng bộ phát huy quyền lam chủ của nhân dân. Hệ thống hồ sơ quản lý nhà đất từg bướcđược hoàn thiện thì công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ gắn với chính quyền các cấp trong quá trình thực hiẹn đểđưa các chủ trương, củab dảng và nhà nước voà thực tiến cuộc sống và thực tiến tiếp tục đề xuất hoàn thiện các chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của nhànước và nguyệnvọng chính đáng của nhân dân. Để thực hiện tốt cong tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ tren địa bàn thành phố Hà NộI thì chúng ta cần phải coi trọng côg tác tổ chức lực lượng, chuẩn bịvật tư, kinh phí, tài liệu, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đến từng người thực hiện. Đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ ra những sai sót trong quá trình chỉ đạo, thực hiện. Kịp thời phát hiện những nhân tố mới để nhân ra diện rộng. Cải cách thủ tục hành chính : mạnh dạn giao việc cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ cho cơ quan chuyên trách: hầu hết các nưởctên thế giới đều có cơ quan chuyên trách về đăng ký bất động sản. Việc phân cấp này góp phần làm tăng tráchnhiệm cho ngành địa chính, đồng thời đẩy nhanh tốc độ cấp GCN đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính , giản nhẹ khối lượng cong việc của chủ tịch UBND các cấp. Hiện nay thủ tục hành chính còn quá cồng kềnh, quy định trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành trong công tác phân loại hò sơ và xét cấp gGCN QSHNƠ và QSD ĐƠ chưa được cụ thể còn nhièu điểm chồng chéo và phụ thuộc vào nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhiều thành phần than gia không phát huy được hiệu quả. Nhà nước cần xem xét giảm bớt thủ tục hành chính , quy định rõ trách nhiệm của từng cấp. Giảm thiểu các thủ tục, đối với công dân và các tổ chức, tổ chức tốt cơ chế một cửa, công khai các thủ tục quy trình và thời gian giải quyết bước đầu tạo niềm tin cho cảc tổ chức và công dân. Giảm thiểu và cong khai các thủ tục quy trình và thời gian giải quyết từng khâu công việc, chống phiền hà, phân cấp mạnh và phát huy trách nhiệm quản lý trách nhiệm cho các cơ sở thực hiện tốt hức nămg, bước đầu tạo niềm tin của các tổ chức và nhân dân trong quan hệ giải quyết công việc. Tiến hành rà soát và điều chỉnh các quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, đảm bảo các cơ sở pháp lý, tránh phiền hà. Thành lập tổ công tác liên ngành Địa chính, Xây dựng, Thuế đến từng khóm để làm thủ tục GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ. Các mẫu khai phát đủ cho cả ba ngành và khai nộp một lần và chỉ đến kho bạc nộp một lần. Hệ thống thông tin: Sự ra đời và phát triển của hệ thống thông tin đã dẫn đến cuộc cách mạng lần thứ ba: cuộc cách mạng thôg tin. Cuộc cách mạng này đã tác động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội tạo nên sự chuyển biến về chất của nên văn minh công nghiệp tiên tiến sang nền văn minh thông tin và trí tuệ, từ nền công nghiệp truyền thống sang nền KT thông tin. Ngành quản lý đất đai của Việt Nam cũng bị tác đọng sâu sắc của cuộc cách mạng đó. Hệ thống thông tin đất đai(LIS) được xây dẹng trên cơ sở hai khối lượng thông tinlớn là bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính nhằm phục vụ các yêu cầu của 7 nội dụng quản lý nhà nướcvề đất đai và nhà ở. Ngoài ra để chuẩn bị cho sự hình thanh thị trường bất động sản, hệ thống thông tin sẽ ảnh hưởng đến mực độ thành cong và khả năng quản lý, điều tiết tình hình bất động sản. Tập trung chỉ đạo mở rộng kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất, nhà, nhằm mục tiêu phấn đấ: Tành phố Hà NộI là mọt trong những tỉnh đầu tiên của cả nước về cơ bản hoàn thành hệ thống bản đồ số, có cơ sở dữ liệu của hệ thống công nghệ theo công nghệ thông tin hiện đại GIS để áp dụng vào nhiệm vụ Địa chính - Nhà đất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời phục vụ cho ông tác lãnh đạo quản lý được thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố, đòng thời đáp ứng được yêu cầu thông tin về đất, nhà của tổ chức và cá nhân. Do đó cần áp dụng công nghệ hai bước: thành lập bản đồ ảnh cơ sở( do tổng cục địa chính thực hiện ) và thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ ảnh cơ sở(do địa phương quản lý). c.Giải pháp về thuế Việc thu tiền sử dụng đất khi hợp thức hoá, cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ cho người đang sử dụng đất không do nhà nước giao đất theo giá đất của nhà nước như nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày23/8/2000 của Chính phủ đã quy định. Luật đất đai chỉ quy định giá, thực tế cho thấy tỉ lệ cấp GCN QSHNƠ vàQSD ĐƠ trong các trường hợp không có nguôgn gốc do nhà nước giao nhiều hơn các trường hợp được nhà nước giao đất mới có thu tiền sử dụng đất theo luật đất đai. Chính phủ đã sửa đổi mức thu tiền sử dụng đất để đẩy mạnh tiến độ hợp thức hoá, lấy mục tiêu quản lý là chính, thu ngân sách là phụ. Tuy nhiên, cần phải sửa đổi tiếp, theo hướng giảm mức thu,phân định rõ mức ngưỡng giảm phạt... cho phù hợp với thực tế, để sơmd hoàn thành bước một - bước cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ làm cơ sở cho một thị trường đất đai phát triển. Về thu lệ phí trước bạ: Luật đất đai quy định nghĩa vụ của người sử dụng đất phải nọp lệ phí địa chính, được hiểu là những chi phí cho công tác quản lý nhà nước về công tác địa chính như cấp GCN, như trích lục bản đồ, lập hồ sơ... thực tế, thời gian qua, gia tính lệ phí trước bạ, mức thu lệ phí trước bạ đã cản trở, làm chậm tiến đọ cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ và quá trình xử lý các trường hợp vi phạm khác. Thuế và các khoản thu tài chính:tăng cường áp dụng sơ chế miễn giảm hoặc cho nợ tiền sử dụng đất cho đến khi thực hiện giao dịch chuyển dịch quyền sử dụng đất ở. . Hỗ trợ về tài chính Để phục vụ công tác kê khai đăng ký, cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ nhằm phục vụ công tác quản lý cần phải đưa công nghệ thôg toin vào quá trình kê khai đăng ký cấp và quản lý GCN phải tiến hành trên quy mô lớn, khối lượng hồ sơ sẽ tăng lên rất nhiều và việc quản lý hồ sơ cũng gặo nhiều khó khăn. Do đó việc đầu tư vào côg tác này là rất cần thiết, nó vừa đáp ứng được khối lượng quản lý của côg việc vànhu cầu quản lý được nhanh gọn, dễ quản lý và tránh bỏ sót thông tin, thông tin được lưu giữ một cách an toàn, cập nhật bổ sung kịp thời mọi tình huốngxảy ra. Đồng thời phải tổ chức đào tạo lực lượng kỹ thuật viên có trình độ để áp dụng những thành tưuh khoa học tiên tiến vào công tác kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ, thiết kế bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, quản lý hồ sơ trên hệ thống máy tính. Muốn vậy cần có một quỹ đầu tư đủ lớn để phục vụ cho những hoạt động trên nhằm thúc đẩy, hoàn thiện công tác kê khai đăng ký, xét cấp GCN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2 Giải pháp vi mô a. Về chủ trương : Phải quán triệt sâu sắc nộ i dung, tinh thần, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Xác định công tác lập hồ sơ địa chính và công tác cấp GCNQSHNƠ và QSD ĐƠ là nhiệm vụ quan trọng của cấp Uỷ và chính quyền các cấp. Tỉnh uỷ UBND các thành phố cần tập trong chỉ đạo sâu sát, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Các ban nghành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, đẩy nhanh tiến độ theo đúng quy hoạch. Do việc đẩy mạnh công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ tại đô thị là một trong những nội dung của cồg tác quản lí nhà đất, có ý nghĩa quan trọng và tích cực trong điều kiện hiện nay. Tạo điều kiện cho mội hoạt động vè xây dựng , các hoạt đọng vè bất động sản và nhieu flĩnh vực khác trong hoạt động kinh tế xã hội. Có một số vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là công tác cấp GCN QSHNƠ vadf QSD ĐƠ taih dô thị nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sátư tình trạng sử dụng đất tạo điiêù kiện cho thị trường bất dộng sản haoạt động một các tích cựctheo đúng quy luật phát triển của thị trường tránh mộik hình thức hoạt động đan xen, ngầm không công khai, trao tay gây lãng phí , diến ra một cách tự phát thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Muốn quản lý tốt được quỹ đất, quỹ nhà thì các cơ quan quản lý phải nắm chắc được quỹ đất, nhà thông qua công tác cấp GCN cùng cấp thông tin dầy đủ, chính xác thực trạng tình hình sử đụng đất để xây dựng và ban hành các văn bản chính sách đất đai ,nhà cửa, lập hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển nhà, phân hạng và địng giá nhà, đất, thanh tra cử lý vi phạm , giải quyết tranh chấp đất, nhà. Qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng ứng các quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Để thực hiện những điều nêu trên cần phải: - Quán triệt phương châm: “ dễ làm trước khó làm sau”. chon khâu đột phá để tổ chức thực hiện. Cố gắng hoàn thiện dứt điểm một số khu vực được lựa chọn, nhất là một số phường thị trấn còn ít khối lượng. - Tiến hành cải cách hành chính thường xuyên nhằm giảm bớt các thủ tục thừa. Giải quyết kịp thời các vướng mắc của cơ sở. Đồng thơi phải thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ thực hiện nhất là ở cấp cơ sở trong qua trình thực hịên nhiệm vụ. - Tổ chức theo dõi và đôn đốc thường xuyên tình hình thực hiện tại cấp cơ sở, kịp thơi đề xuất các biện pháp tháo gỡ trình UBND thành phố và các cơ quanchỉ đạo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo thực hiện, không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. - Tổ chức thí điểm phân cấp cho quận huyện cấp GCN . Trong thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế cũng không nên trông chờ vào sự hoàn hảo ngay từ đầu, nôn nóng để đạt được thành tích. Trong khichờ đợi để hoàn chỉnh các thủ tục nhà, đất để nắm được quyền sử hữu quyền sử dụng chính thức , một công việc phải được thực hiện trong nhiều năm tới là có nên chăng có một hình thức sở hữu đất, quyến sở hữu nhà tạm thời để tạo điều kiện công khai hóa việc chuyển dịch đất đai và nhà ở, đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai,nhà ở dần đi vào nè nếp. b. Nâng cao năng lực cán bộ Cần tập trung đủ lực lương cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có tinh thần trách nhiêm cao tham gia vào công tác kê akhai đăng ký, xét, cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp phường xã, thị trấn. Cần có sự chỉ đạo sats sao của các cấp chính quyền trong qua triònh thực hiện, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan. Thường xuyên tổ chức các chính sách mớicủa nhà nước cho cán bộ để nâng cao trình độ, góp phần đẩy nhanh công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ làm cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý Nhà nướcvề đất đai và nhà ở. Kê khai đăng ký, xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ là việc làm thường xuyên và rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về nhà đất. Nhịp độ của nó tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hôị của đất nước, tổb chức tốt công tác này chính là tạo điều kiện cho sự ổn định về mọi mặt đặc biệt là lĩnh vực nhà đất. Để phát huy vai trò tích cực của mình, nàh nước cần tổ chức lực lượng kê khai đăng ký nhà, đất, đồng thời phải có chính sách cụ thể để giải quyết những tồn đọng lịch sử do có liên quan đến chế độ sở hữu, sử dụng đất và xử lý nhà đấtở không phù hợp với quy hoạch phát triển, bảo tồn những giá trị văn hoá lịch sử trong qúa trình đô thị hoá như hiện nay. c.Tăng cường hệ thống tuyên truyền Cần làm tốt côngtác tuyên truyền vận đọng làm cho quá trình sử dụng đất quán triệt đâỳ đủ chủ trương, chính sachs của Đảng và Nhà nước cũng như kế hoạch của địa phương về công tác cấp quản lý đất đai và cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ. Thông qua tuyên truyền làm cho mọingười nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện QSD Đ theo luật định, tích cực hưởng ứng và chấp hành đầy đủ mọi quya định trong công tác cấp GCN và lập hồ sơ địa chính. Để làm tốt công tác thong tin tuyên truyền các cấp chính quyền cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành báo, đài phát thành, đài truyền hình. và bằng mọi hình thức để đưa các thông tin về chính sách của nhà nước về nhà, đất đến từng người dân, giúp đỡ dân thực nắm chắc được những quy định của nhà nước. . Kêt luận Nước ta đang trong thời kỳ đi lên CNXH, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy việc tăng cường quản lý Nhà nước về đất dai và nhà ở là quan trọng và cần thiết. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khảng định: đất đai thuộc sử hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phục vụ lợi ích toàn xã hội. Vì thế, việc quản lý sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ của toàn xã hội, trước hết là Nhà nước. Công tấc cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ đô thị là một bước ngoặt quan trọng trong việc củng cố, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, sau một thời gian dài buông lỏng. GCN QSHNƠ và QSDĐƠ có vai trò không thể thiếu cho việc xác định cơ sở pháp lý để Nhà nước thực hiện công việc quản lý của mình, đồng thời là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trước pháp luật. GCN QSHNƠ và QSDĐƠ có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn xã hội. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tá cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ, việc tìm ra những giải pháp cho vẫn đề này đã trở thành một nhu cầu tất yếu không chỉ đối với Thành phố Hà Nội mà còn với cả nước. Mục lục Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về cấp Giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ đô thị. 3 I. Vai trò của đất đai và nhà ở. 3 1.Vị trí của đất đai trong sản xuất và đời sống xã hội 3 2 .Vị trí và vai trò của nhà ở. 6 II. Sự cần thiết cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ. 10 1. Sự cần thiết phải quản lí đất và nhà ở 10 2. Bản chất và sự cần thiết cấp GCN. 15 III. Quy định pháp lý của cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ 20 1. Căn cứ để cấp Giấy Chứng Nhận 20 2. Các đối tượng chịu trách nhiệm chịu kê khai 20 3. Hồ sơ xin cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 21 IV. Quy trình tổ chức cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ tại đô thị. 22 1. Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt 22 2. Nội dung các bước tiến hành đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ . 23 ChươngII: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ tại đô thị Hà Nội 30 I . Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội. 30 1. Điều kiện tự nhiên: 30 2. Điều kiện kinh tế 31 3. Điều kiện xã hội. 32 4. Quỹ đất của Hà Nội 33. 5. Những ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ. 34 II. Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội 35 1. Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 1999 34 2. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2000: 45 3. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2001: 49 4. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2002: 53 III Đánh giá chung về công tác cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tại đô thị Hà Nội 55 1. Thành tựu đã đạt được 55 2.Những tồn tại vướng mắc 56 3. Nguyên nhân chủ yếu 57 Chương III: Quan điểm và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ trên địa bàn thành phố Hà Nội .60 I. Quan điểm 60 1. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước 60 2. Đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai và nhà ở 62 3. Đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích 63 4.Tiết kiệm và hiệu quả. 64 II.Một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và SDĐƠ 68 1. Giải pháp vĩ mô. 69 2 Giải pháp vi mô 74 Kêt luận 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29669.doc
Tài liệu liên quan