Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án phát triển tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội, chi nhánh Thanh Trì

Nền kinh tế thế giới tiềm ẩn những cơn sóng gầm dữ dội. Tình trạng bị nén lại của các quan hệ tiền tệ toàn cầu và cuộc cạnh tranh thương mại giữa các nước, sự bất ổn định của nhiều cuốc gia và khu vực, mức độ trầm trọng ngày càng một tăng lên của các thảm hoạ môi trường và các tệ nạn xã hội. sẽ đặt xu hướng tăng trưởng chung trước những trở ngại không nhỏ. Với tính toàn cầu ngày càng sâu sắc đã ràng buộc số phận các nền kinh tế với nhau chặt chẽ hơn nhưng cũng nghiệt ngã hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ nhìn thấy bức tranh kinh tế thế giới nhìn chung là tươi sáng cho những năm cuối thế kỷ này. Xu thế toàn cầu hoá đang mở ra một triển vọng phát triển thương mại thế giới, chu chuyển vốn năng động. Trước những cơ hội và thách thức đó Việt Nam phải sớm tạo cho mình một con đường đi, một nền tảng vững chắc. Để tạo ra một môi trường kinh tế phát triển và lành mạnh không con con đường nào ngắn hơn bằng con đường tạo vốn cho nền kinh tế . Với một nền kinh tế chưa có thị trường chứng khoán hoạt động, tạo vốn thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng sẽ là con đường gần nhất đưa đất nước ta tới đích. Song điều này chỉ được nếu việc sử dụng vốn thực sự có hiệu quả. Với nhưng dự án phát triển chứa đựng nhiều rủi ro vấn đề hiệu quả sẽ quyêt định đến sự thành bại trong công cuộc cải tạo đất nước. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện quy trình cho vay bằng thẩm định tốt các dự án, bằng quản lý chặt chẽ các món vay để thực sự có được "một vốn bốn lời" song nếu chỉ riêng sự nỗ lực một mình ngân hàng thì vấn đề hiệu quả trong cho vay các dự án khó có thể thực hiện được, cho nên cần phải có sự nỗlực và góp sức chung của khách hàng các cơ quan chức năng tạo nên thành công của dự án. Với mỗi sinh viên chúng ta sắp sửa bước vào thực tế trên thương trường, để có sự thành công trong mỗi quyết định cho vay của mình ngoài sự trang bị về chuyên môn, về cơ sở khoa học cần phải có nhiệt huyết với nghề nghiệp. Một lần nữa tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thu Thảo cùng các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng - Tài chính đã tận tình giúp đỡ, trang bị cho tôi nhiều kiến thức trước khi bước vào nghề.

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án phát triển tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội, chi nhánh Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu duyệt quyết toán 1994, 1995 và báo cáo quyết toán năm 1996 do doanh nghiệp cung cấp ta có được 1 số chỉ tiêu cơ bản sau đây Tình hình tài chính doanh nghiệp TT Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1. Tình hình vốn và tài sản 717 738 2105 - Vốn cố định 717 738 2105 - Vốn lưu động 739 898 1078 - Tài sản cố định 6001 8958 13366 + Ngân sách 469 503 1559 + Tự có 2866 3219 7236 + Vay và khác 2666 5236 4571 - Khấu hao TSCĐ 2618 3565 5671 - Giá trị còn lại 3383 5394 7675 - Mức thực trích khấu hao 667 1017 821 - Khấu hao đã nộp - - - - Khấu hao trả nợ 667 1017 821 2. Tình hình lợi nhuận và nghĩa vụ phải thực hiện - Lợi nhuận trước thuế (DT-CF) 453 546 521 - Các loại thuế phải nộp: 233 462 403 + Thuế doanh thu 218 429 354 + Thuế vốn 14 33 49 - Lợi nhuận trước thuế lợi tức 221 84 118 - Thuế lợi tức - - 8 - Lợi nhuận sau thuế 221 84 110 - Quỹ phúc lợi - - - - Quỹ khen thưởng 3 4 35 - Quỹ phát triển sản xuất - - 19 3 Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ 27340 29460 - Tổng giá trị sản lượng thực hiện 10100 + Trong đó sản xuất xi măng 12000 - Hiện vật 6070 10500 7756 - Giá trị 3601 6314 13172 - Tổng doanh thu 7885 11684 + Trong đó doanh thu từ xi măng 10500 - Hiện vật 5460 9300 6761 - Giá trị 2753 5592 4 Tình hình công nợ 2992 - Dư nợ ngắn hạn 703 1044 4571 - Dư nợ dài hạn 1973 4835 3258 - Các khoản phải thu 1075 2607 4602 - Các khoản phải trả 1509 3071 0 - Nợ quá hạn 0 0 0 - Nợ khó đòi 0 0 0 5 Giá thành và giá bán 0,615 - Giá thành toàn bộ một đơn vị sản phẩm 0,504 0,601 - Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm 0,550 0,650 c. Nhận xét đánh giá doanh nghiệp * Về bộ máy tổ chức: bộ máy lao động của doanh nghiệp có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm và luôn nhạy bén trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời có đội ngũ nhânviên tuổi đời tương đối trẻ (khoảng 30-40 tuổi)khoẻ, năng động. * Về chức năng, nhiệm vụ: là một doanh nghiệp đa năng tổng hợp sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: xây lắp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất mút xốp, khai thác đá, cát... lĩnh vực này có thể hỗ trợ cho lĩnh vực khác, đó là: 1 điều kiện hết sức thuận lợi góp phần đẩymạnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Về tình hình tài chính: - Tình hình vốn và tài sản qua các năm, đặc biệt là sau 2 giai đoạn đầu tư, đều có tăng trưởng phát huy hiệu quả kinh tế. - Doanh nghiệp đã thực hiện việc tính và sử dụng khấu hao cơ bản đúng chế độ. - Trong các năm qua, doanh nghiệp sản xuất luôn có tài sản thực hiện nghĩa đầy đủ với ngân sách nhà nước. - Sản lượng hàng năm có tăng trưởng, riêng sản xuất xi măng năm 1996 so với năm 1994 là 5930 tấn. Bảng tổng kết tài sản Tài sản 1994 1995 1996 A. Tài sản lưu động I/ Vốn bằng tiền mặt: 545740033 69427313 694827313 1. Tiền mặt 244206210 286184909 2. Tiền gửi ngân hàng 301534823 408642404 II. Các khoản phải thu: 4305605931 2684787537 1. Phải thu khách hàng 859484972 795296812 2. Phải thu nội bộ 1541245228 1794579417 3. Phải thu khác 1904875228 94911308 III. ứng trước trả trước 341162907 573485232 1. Tạm ứng 230868851 310645453 2. Chi trả trước 110294056 262839779 IV. Hàng tồn kho 1522507513 1524128685 1. Hàng đang đi đường - 22207422 2. Nguyên vật liệu 464492200 665142260 3. Công cụ dụng cụ 57099483 53170945 4. Sản phẩm dở dang 830196295 654979957 5. Thành phẩm 170719535 228646529 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn I. Tài sản cố định 6393346502 7694757416 1. Nguyên giá 11406725178 13365935418 2. Hao mòn 5013379126 5671178002 II. Đầu tư dài hạn 180263600 202363600 1. Góp vốn liên doanh 180263600 202363600 III. Đầu tư xây dựng cơ bản dở dang 1103071684 2097518463 Tổng tài sản 143917017720 15471868246 A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 1044072150 2992404200 2. Phải trả khách hàng 1194058897 3972146634 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 403249035 208189270 4. Phải trả CNV 54376605 105485670 5. Chi phí phải trả 375132 375132 6. Phải trả nội bộ 1940743529 2447574882 7. Phải trả phải nộp khác 278487968 1443299484 II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 4835294676 3509376490 2. Nợ dài hạn - 1062195000 B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn kinh doanh 3232471111 3232471111 1. Vốn cố định 210494915338 2104915338 - Ngân sách 656078551 656078551 - Bổ sung 1448836787 1448836787 2. Vốn lưu động 1077555773 1077555773 - Ngân sách 1043406100 1043406100 - Bổ sung 34149673 34149673 II. Quỹ 1. Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 18809192 18809192 2. Lãi chưa phân phối (116791786) 22970 3. Quỹ khen thưởng 55530381 35157381 4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 19292830 19292830 5. Dự phòng giảm giá Tổng nguồn vốn 14391707720 15471868246 - Doanh thu hàng năm có tăng trưởng, tuy nhiên nhìn trên số liệu quyết toán tỷ lệ giữa doanh thu và giá trị căn lượng thực hiện còn bất hợp lý. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp là đa năng tổng hợp doanh nghiệp vừa xây dựng lại vừa sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể là vừa sản xuất gạch lát, xi măng đồng thời lại dùng chính xi măng và gạch lát xây dựng cho công trình nên trong trường hợp này sản lượng thể hiện 2 lần còn doanh thu chỉ thể hiện một lần. - Về công nợ: do chế độ hạch toán của doanh nghiệp: tất cả các xí nghiệp thành viên đều hạch toán về công ty thể hiện trên công nợ chi tiết các khoản phải thu và phải trả thể hiện trên số liệu quyết toán chủ yếu là công nợ nội bộ giữa các xí nghiệp thành viên với công ty và chênh lệch không đáng kể. Không có nợ quá hạn khó đòi. - Tình hình dự trữ tồn kho nguyên vật liệu và thành phần không đáng kể, sản phẩm dở dang chủ yếu là các công trình xây dựng cơ bản. * Về quan hệ với ngân hàng: Doanh nghiệp từ khi mới thành lập cho đến nay chỉ quan hệ duy nhật với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì. Trong nhiều năm hoạt động tại chi nhánh, doanh nghiệp đã tham gia tất cả các loại vay. Đến 31/12/1996 dư nợ các loại vay như sau: - Ngắn hạn: 2992 triệu đồng - Nợ quá hạn: không - Trung hạn: Không - Dài hạn: 4577 triệu đồng Trong quan hệ tín dụng luân chấp hành tốt thể lệ tín dụng, thực hiện vay và trả đúng hạn, đảm bảo giữ chữ tín với ngân hàng. Chính vì vậy xét thấy việc cho vay vốn đối với doanh nghiệp nên áp dụng hình thức kết hợp giữa thế chấp và tín chấp. 2. Thẩm định dự án vay vốn 2.1. Cơ sở pháp lý của dự án - Báo cáo nghiên cứu khả thi của công ty Xây lắp công trình lâm nghiệp. - Quyết định 1203 NNĐT XD/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt dự án. Đầu tư chiều sâu nhà máy xi măng Yên Thế từ công suất 20.000T/năm lên 40.000T/năm. - Quyết định số 2150 NN-ĐTXD/QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn duyệt thiết kế kỹ thuật thi công. Tổng dự toán. - Quyết định số 2150 NN-ĐTXD/QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vệ việc giao Hội đồng quản trị Tổng công ty lâm sản Việt Nam quyết định đầu tư dự án nhóm C thuộc Tổng công ty. - Công văn số 267TCT/KTDT/CV của Tổng công ty lâm sản Việt Nam về việc đồng ý phần mua sẵm thiết bị công ty được áp dụng phương thức công suất giao thầu trực tiếp theo quy định của Nghị định 43CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ. - Công văn số 253 TCT/CV của Tổng công ty lâm sản Việt Nam đồng ý để công ty xây lắp công trình lâm nghiệp được tổ chức thi công hoàn chỉnh các hạng mục công trình như dự toán Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã duyệt. - Công văn số 957 CV-NH 14 ngày 4-2-1997 của ngân hàng nhà nước về việc điều chỉnh ngân hàng thương mại cho vay vốn đối với các dự án đầu tư theo chỉ thị của chính phủ (chuyển từ ngân hàng nông nghiệp Việt Nam sang cho ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam) - Giấy xác nhận số 281/HC - UB của UBND huyện Yên thế - Hà Bắc về diện tích đất không nằm trong quy hoạch phát triển đô thị địa phương. -Bản tính toán hiệu quả kinh tế của dự án do doanh nghiệp lập. 2.2. Phân tích dự án: a. Mục tiêu đầu tư của dự án - Đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng của đất nước ngày một tăng: chủ trương đầu tư và phát triển công nghiệp xi măng của chính phủ với mục tiêu phấn đấu tới năm 1000 phải đạt sản lượng 18 triệu đến 20 triệuT/năm. Tròng đó sản lượng xi măng lò đứng đạt 6 triệu T/năm. Đồng thời căn cứ vào dự đoán nhu cầu sử dụng xi măng tại khu vực Hà Bắc, Lạng Sơn, Bắc thái, Hà nội và các vùng phụ cận đến năm 2000 nhà máy phải có công suất đạt 6000 T/năm trở lên mới đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. - Tăng cường khả năng cạnh tranh: căn cứ vào kết quả cải tạo và mở rộng nhà máy đợt II đưa công suất từ 10.000 T/năm lên 20.000 T/năm và kết quả mở rộng của một số cơ sở xi măng lò đứng như: Thanh Ba - Vĩnh Phú: từ 60.000T/năm lên 150.000T/năm Tuyên Quang: từ 20.000T/năm lên 90.000 T/năm - Chủ trương tiếp tục cải tạo và mở rộng nhà máy lên công suất 40.000T/năm nhằm khai thác triệt để tiềm năng hiện có của nhà máy tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng xi măng tại thị trường khu vực cũng như trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Về mục tiêu xã hội: nhà máy nằm trên địa bàn Yên thế nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc rất thuận lợi cho việc cung cấp xi măng để xây dựng và phát triển kinh tế cho các đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước .Đồng thời giải quyết thêm được công ăn việc làm cho 250 người lao động. b. Phân tích về thị trường cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thuận tiện và giá rẻ. + Đất khai thác tại chỗ giá : 12.000/m3 + Đá cự ly vận chuyển gần, giá : 28.000/3 + Than được vận chuyển bằng đường thuỷ rất thuận tiện, có càng để bốc hàng vào nhà máy sản xuất, cự ly 400 m Chất lượng nguyên nhiên vật liệu hiện đang sử dụng ở mức trung bình và có trữ lượng dồi dào thừa khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cho nhà máy khi nâng công suất lên 40.000T/năm. trong thời gian dài. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nhà máy đã ra đời được 15. năm (1982) với 1 thời gian tương đối dài và bề dày hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đưa sản phẩm của xi măng PC 30 - M400 lâm nghiệp có vị trí tiêu thụ trên khắp các tỉnh miền Bắc, được thể hiện qua số lượng xi măng tiêu thụ đều tăng trưởng. Với 25 đại lý bán hàng và các điểm bán lẻ đưa các sản phẩm xi măng Yên thế đến tận chân công trình với giá rẻ. T T Năm, sản lượng và doanh thu 1994 1995 1996 1 Sản lượng xi măng thực hiện - Hiện vật 6.070 10500 12.000 - Giá trị 3.601 6.314 7756 2 Doanh thu từ xi măng - Hiện vật 5.460 9.300 10500 - Giá trị 2.753 5.592 6761. c. Phân tích nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư. Dự án vay vốn đầu tư chiều sâu nhà máy xi măng Yên thế đưa công suất từ 20.000T/năm lên 40.000T/năm đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (BNN PTNT) phê duyệt theo quyết định số 1203 NN/ĐT XD/QĐ ngày 16/7/96 với: Tổng số vốn đầu tư: 6.900 triệu VND Trong đó: + Vay theo KHNN đợt I 4000 triệu VND + Vốn tự có 1900 triệu VND - Chi tiết vốn tự có: + Lấy từ khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn tự có của doanh nghiệp là 500 triệu đ + Lấy từ quỹ liên doanh : 1200 triệu đ. d. Phân tích danh mục đầu tư sử dụng vốn vay. Ngày 22/1/1997 doanh nghiệp được NHĐT và phát triển Việt Nam thông báo về danh mục tín dụng dài hạn theo chỉ thị 12/CT với tổng số được vay là 4 tỷ đồng để đầu tư mở rộng cải tạo nhà máy xi măng Yên Thế giai đoạn III. Căn cứ vào số vốn được thông báo vay doanh nghiệp đã phân bổ chi tiết cho các hạng mục vay như sau: Danh mục đầu tư Nhà máy xi măng Yên thế trong những năm 1990 - 1992 sản xuất xi măng 1 năm làm ra chỉ được 200 -600 T/năm. Năm 1993 cải tạo giai đoạn I nâng công suất lên 10.000 T/năm với số vốn đầu tư là 1.790 triệu đồng. Sau khi cải tạo giai đoạn I dây chuyền ximăng Yên thế đã đi vào sản xuất và đạt công suất 10.000 T/năm với tổng giá trị sản lượng 4000 triệu, thu lãi là 39 triệu. Năm 1995 đầu tư giai đoạn II nâng công suất lên 20.000 T/năm, giai đoạn II kết thúc vào 30/6/96 và đưa vào sản xuất. Năm 1996 đạt doanh thu gần 7 tỷ và lãi 45 triệu đồng. Danh mục đầu tư Hạng mục Số tiền Tổng số tiền vay 4.000 triệu đồng 1. Về xây lắp 1.870 triệu đồng - Kho chứa liệu xấy 329 - - Nhà đóng bao xi măng 231 - - Xi lô chứa liệu 450 - - Xi lô chứa bọt liệu 642 - - Điện và chống sét 30 - - Cấp nước 40 - - Móng và lắp đặt 128 - 2.Về thiết bị 1.880 - - Máy kẹp hàm 152 - - Máy hút bụi 101 - Gầu tải 480 - - Cân bằng định lượng 319 - - Bunke thép 40 - - Cấp liệu vít 36 - - Băng tải 103 - - Thiết bị phi chuẩn 224 - - Thiết bị vận chuyển 300 - - Thiết bị thí nghiệm 125 - 3.Chi phí khác 250 triệu đồng Nhằm tận dụng những thiết bị và cơ sở hạ tầng của kết quả đầu tư giai đoạn trước. Công ty đã tiến hành cải tạo mở rộng nhà máy đưa công suất lên 40.000 T/năm bằng việc mua thêm các máy móc thiết bị bổ sung, nâng cấp dây truyền sản xuất bến bãi... để phù hợp với công suất sản xuất. Những danh mục đầu tư đã kể trên đã được duyệt theo quyết định số 1203 NN/ĐTXD/QĐ ngày 16/7/96 của Bộ NN và PTNT. Những công trình xây dựng của dự án do chính phủ đầu tư là công ty xây lắp công trình lâm nghiệp thực hiện, còn những thiết bị thì chủ yếu mua, của Trung quốc và các doanh nghiệp trong nước nên việc thực hiện thanh toán và kiểm tra chất lượng là dễ dàng. e. Phân tích về kỹ thuật công nghệ. - Công nghệ thiết bị chủ yếu mua từ Trung Quốc và trong nước. - Về trình độ công nghệ và thiết bị được lựa chọn căn cứ vào yêu cầu của dây chuyền sản xuất có định mức quy cách như tiêu chuẩn đã đuợc duyệt. - Về chất lượng của thiết bị sẽ được đảm bảo bởi hợp đồng mua bán giữa 2 bên, đáp ứng yêu cầu của dây chuyền công nghệ. - Giá cả hợp lý. - Các căn cứ để nhập khẩu thiết bị là đầy đủ, hợp pháp. - Về phần xây dựng và lắp đặt: việc tính toán các danh mục như trên là đúng, tính đủ và hợp lý về chi phí xây dựng và lắp đặt cho phù hợp với công suất mới 40.000T/năm. Việc xây dựng và lắp đặt được kiểm tra và theo dõi , chặt chẽ. f. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. Cách 1. Tính đều cho các năm: * Tính toán về giá thành, giá bán và lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu,nhiên liệu cho 1 tấn xi măng đạt chất lượng tốt của xi măng lò đứng, ta tính toán được về chi phí của 1 tấn xi măng, giá thành toàn bộ và lợi nhuận thu được từ 1 tấn như sau: Chi phí Đơn vị Định mức Đơn giá thành tiền 1. Đá vôi tấn 1,300 20.000 26.000 2. Đất sét tấn 0,300 12.000 3600 3.Than - 0,280 250.000 70.000 4. Thạch cao - 0,004 550.000 22.000 5. Quặng sắt - 0,025 184.000 4600 6. Phốt pho - 0,032 100.000 3200 7.Phụ gia xỉ - 0,100 150.000 15000 8. Điện năng KW 130 800 104.000 9. Bao bì cái 21 2000 42000 10. Bù đáp tấm lót kg 3 10.000 30.000 11.Gạch chịu lửa - 1 3100 3100 12.Dầu mỡ bôi trơn - 0,35 20.000 7000 13. Lương đồng 70.000 14. Bảo hiểm xã hội - 10500 15. Khấu hao cơ bản - 48.000 16. Khấu hao sửa chữa lớn - 13000 17.Lãi vay ngân hàng - 25000 * Cộng chi phí trực tiếp - 497000 18. Chi phí sản xuất chung - 23000 19. Chi phí ngoài sản xuất - 20000 * Giá thành toàn bộ - 540.000 20. Thuế doanh thu - 62.000 21. Lợi nhuận - 20.000 * Cộng giá bán - 622.000 Căn cứ vào giá xi măng lò đứng trên thị trường vào thời điểm xét dự án thấy rằng với giá bán này nhà máy sẽ bán được sản phẩm, sẽ được thị trường chấp nhận. Và với mức lãi như tren (20.000 đồng /tấn công ty có thể trả được nợ cho ngân hàng. Việc tính khấu hao là hợplý (căn cứ vào quy định 1062 của Bộ tài chính). * Tính toán nguồn để trả nợ cho 1 năm Sau khi đầu tư giai đoan III nâng công suất lên 40.000T/năm . Mỗi năm số trích khấu hao cơ bản và lợi nhuận để trả nợ vay ngân hàng là như sau: - Trích nộp khấu hao cơ bản để trả nợ vay tỷ lệ khấu hao là 12%. Nguyên giá tài sản cố định dùng vốn vay giai đoạn I: 1600 triệu. Nguyên giá tài sản cố định dùng vốn vay giai đoạn II: 4100 triệu Nguyên giá tài sản cố định dùng vốn vay giai đoạn III. 4000 triệu. Nguyên giá thiết bị thuê mua NHĐT và PTTW ở giai đoạn II: 1000 triệu. Như vậy tổng nguyên giá tài sản cố định dùng vay của công ty xây lắp công trình lâm nghiệp cho dây chuyền sản xuất xi măng Yên thế là: 1600 + 4100 + 1000 = 10.700 triệu. Trích nộp khấu hao cơ bản để trả nợ vay là: 10.700 x 12% = 1284 triệu. - Trích lợi nhuận để trả nợ vay là: Lợi nhuận làm ra 1 năm là: 40.000T/năm x 20.000đ= 800 triệu thuế lợi tức phải nộp: 800 triệu x 25% = 200 triệu Lãi sau thuế là 800 triệu - 200 triệu = 600 triệu Theo sự đồng ý của doanh nghiệp, hàng năm doanh nghiệp sẽ trích 90% số lợi nhuận thu được từ lãi suất xi măng, vì thế nguồn trả nợ từ lợi nhuận có được là: 600 triệu x 90% = 540 triệu - Trích từ nguồn khác để trả nợ ngân hàng Nguyên giá tài sản cố định từ vốn tự có là: 5414 triệu (đây là nguyên giá tài sản cố định được mua từ vốn tự có của công ty tính đến thời điểm 31/12/1996). + Trích khấu hao tài sản cố định từ vốn tự có là: 5414 triệu x 12% = 650 triệu + Trích từ các nguồn lãi và hoạt động khác của doanh nghiệp là 245 triệu. - Tổng nguồn trả nợ cho ngân hàng trong 1 năm là: 1284 + 540 + 650 + 245 = 2719 triệu + Tính toán thời gian trả nợ - Từ năm 1993 đến 1995 doanh nghiệp đã vay tổng cộng là: 6700 triệu đồng để đầu tư cho giai đoạn I và II: Đến thời điểm 31/12/1996 tổng dự nợ vay của 2 giai đoạn còn lại là 4456 triệu đồng. - Theo hợp đồng cam kết mỗi năm doanh nghiệp phải trả nợ cho giai đoạn II là 1931 triệu, như vậy số còn lại để trả nợ cho giai đoạn II sẽ là: 2719 triệu - 1831 triệu = 888 triệu Bao gồm: + Từ khâu cơ bản tài sản vay: 500 triệu + Từ lợi nhuận: 250 triệu + Từ nguồn khác: 138 triệu (khấu hao tài sản cố định từ vốn tự có của doanh nghiệp) Vậy ta tính được thời gian để trả nợ ngân hàng là: 4000 T = ---------- = 4,5 năm = 54 tháng 888 Do lãi vay được tính giá thành nên không cần phải đưa vào để tính thời gian trả nợ mà hàng tháng doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng: * Kế hoạch phát triển tiền vay và thu nợ - Tổng số tiền vay: 4.000 triệu đồng - Tốc độ phát vay: + Tháng 4/1997: 2 tỷ + Tháng 5/1997: 2 tỷ Thời gian vay vốn 60 tháng bắt đầu từ tháng 4/1997. Thời gian xây dựng, mua máy móc, lắp đặt chạy thử là 6 tháng kể từ tháng 4/1997đến hết tháng 9/1997. Thời gian trả nợ 54 tháng kể từ tháng 10/97 đến hết tháng 3/2002. Mức trả nợ hàng quý là: 888/4 = 222 triệu Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi: 0,81%/1 tháng được trả từng tháng. Cách2: Tính toán hiệu quả kinh tế, mức trả nợ, thời gian trả nợ cụ thể của từng năm. Ta lập bảng tính toán các khoản chi và thu từ dự án, sau đó tính luồng tiền hàng thu được của từng năm, từ đó có kế hoạch trả nợ cho từng năm, và cũng căn cứ vào lượng tiền thu ròng đó để xem xét thời gian trả nợ là bao nhiêu lâu. - Như vậy ta có tổng số tiền vay là 4000 triệu đồng, - Tiến độ phát vay là: + Tháng 4/1997: 2 tỷ đồng + Tháng 5/1997: 2 tỷ đồng - Thời gian xây dựng, mua sắm máy móc, lắp đặt chạy thử là 8 tháng kể từ 4-1997 đến hết tháng 12/1997. Thời gian trả nợ là 52 tháng kể từ tháng 1-1998 đến hết tháng 3-1998. Mức trả nợ hàng năm được thể hiện trong bảng tính toán sau. Mức trả nợ hàng quý sẽ được thoả thuận giữa doanh nghiệp và chi nhánh sau khi ký hợp đồng. (Bảng ngang, trang sau) 3. Nhận xét, đánh giá chung Qua việc điều tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp và dự án xin vay vốn, chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì đã có nhận xét như sau: 1) Công ty xây lắp công trình lâm nghiệp thuộc Công ty lâm sản Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, là 1 doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, đang mở tài khoản tiền vay và tiền gửi chính tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì với chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình và sản xuất các vật liệu xây dựng. Trong các năm có tăng lên, đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp cho ngân hàng nhà nước, không có nợ dây dưa kéo dài, được tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, đảm bảo trả nợ gốc và lãi đúng hạn, thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý của ngân hàng. 2) Việc đầu tư cải tạo, mở rộng nhà máy xi măng Yên Thế giai đoạn III để hoàn thiện đồng bộ dây chuyền nâng cao công suất từ 20.000T/năm lên 40.000T/năm là đúng chủ trương của nhà nước về phát triển ngành xi măng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước. Đồng thời nhà máy xi măng Yên Thế lại nằm trên địa bàn miền núi là điều kiện thuận lợi cung cấp xi măng để phát triển kinh tế miền núi, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn nộp ngân sách nhà nước. Với một dự án mang tính khả thi đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật giai đoạn III nâng công suất lên 40.000T/năm, chi nhánh Thanh trì xét thấy dự án cải tạo mở rộng nhà máy xi măng Yên Thế giai đoạn III của công ty xây lắp công trình lâm nghiệp đối với số vốn vay là 4.000 triệu đồng là đúng đắn và có hiệu quả. Chi nhánh bảo đảm thu nợ gốc và lãi theo đúng hạn như cam kết thực hiện việc cho vay đúng các quy định của ngành và nhà nước. II/ Quản lý món vay của dự án đầu tư chiều sâu giai đoạn III nhà máy xi măng Yên Thế 1. Thực hiện phát vay Hiện nay dự án vẫn đang nằm trong giai đoạn phát vay, mặc dù trong hợp đồng tín dụng thì thời hạn phát vay đã kết thúc. Tính đến ngày 10-4-1998 dư nợ vay của dự án là 2.589.150 nghìn đồng. Việc phát vay đã được thực hiện như sau: (Bảng phát vay, trang sau) 2. Kiểm tra bảo đảm nợ vay: Mỗi lần phát vay cán bộ tín dụng đều xuống doanh nghiệp kiểm tra đối chiếu tiền vay với tài sản được đầu tư cũng chính là tài sản đảm bảo nợ vay cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay hoàn toàn đúng mục đích. Tiêu chuẩn về kỹ thuật được ký kết bảo đảm trong hợp đòng mua bán giữa 2 bên. Do chưa kết thúc quá trình vay nên hiẹn nay chưa có biên bản kiểm tra bảo đảm nợ vay. 3. Thu nợ, thu lãi Đến kỳ thu lãi (hàng tháng) cán bộ tín dụng thường điện thoại cho doanh nghiệp trước 2-3 ngày để nhắc nhở doanh nghiệp nộp lãi, nếu cần thiết có thể gửi phiếu báo nhắc doanh nghiệp trả lãi. Đến hạn thu nợ gốc (dựa vào cam kết trong hợp đồng) cán bộ tín dụng lập và gửi phiếu báo nhắc nợ trước 10-15 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị trả. Theo như hợp đồng tín dụng đã được ký kết thì quý IV/1997 doanh nghiệp phải trả nợ gốc cho ngân hàng là 100 triệu đồng. Song do tình hình tiêu thụ trên thị trường là rất ít, sản phẩm sản xuất không bán được do hiện nay (trong năm 1997) cung về xi măng lớn hơn cầu cho nên mọi nha fmáy sản xuất xi măng hầu như bị đình trệ. Do đó doanh nghiệp chưa có đủ tiền để trả nợ gốc cho ngân hàng. Hơn nữa hiện nay phát huy chưa xong, công suất không đạt được như dự kiến do đó không đủ để trả nợ cho ngân hàng. Căn cứ vào nguyên nhân không trả được nợ, ngân hàng thấy rằng doanh nghiệp không trả được nợ là do yếu tố khách quan, cho nên cho phép doanh nghiệp được gia hạn nợ. Ngày 31/12/1997 doanh nghiệp và ngân hàng đã lập hợp đồng tín dụng bổ sung để điều chỉnh thời gian trả nợ vay: 100 triệu đồng phải trả vào quý IV/1997 đã được chuyển sang trả vào quý IV/1998. Và như vậy vào quý IV/1998 công ty xây lắp công trình lâm nghiệp phải trả nợ cho ngân hàng khoản tiền là 300 triệu đồng. 4. Phân tích tín dụng thường xuyên Kể từ lúc hợp đồng tín dụng được ký kết (ngày 20-6-1997) ngân hàng chưa lần nào thực hiện việc phân tích tín dụng thường xuyên. Bởi vì hiện nay việc phát huy sản xuất song chưa đầy đủ thiết bị như trong luận chứng đã được phê duyệt (tức là dủ như danh mục đầu tư đã thoả thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng). Theo như hợp đồng ký kết việc phát vay phải kết thúc vào tháng 10/1997 nhưng đến nay phải kết thúc vào tháng 10/1997 nhưng đến nay vẫn chưa xong. Dư nợ tín dụng của dự án tính đến này 15/5/1998 là 2.589.150.000đ. Còn về vấn đề phân tích doanh nghiệp thì ngân hàng cũng không thực hiện vì công ty xây lắp công trình lâm nghiệp vẫn là một bạn hàng thường xuyên vay vốn lưu động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì, do đó ngân hàng vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của công ty này. III/ Những mặt còn hạn chế trong quá trình cho vay dự án đầu tư chiều sâu nhà máy xi măng Yên Thế. Nâng công suất từ 20.000T/năm lên 40.000T/năm 1. Công tác thẩm định Dự án này được nằm trong kế hoạch của nhà nước, mục tiêu của nó thiên về lợi ích xã hội nhiều hơn do đó việc thẩm định dự án chưa được coi trọng và thực hiện đúng mức như cần phải có. Trong vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp: việc phân tích về định lượng chưa được chú ý nhiều. Chẳng hạn như tính toán các chỉ cố tác nghiệp chung: tính toán về các hệ số phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán... để xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp. VD: Hệ số sinh lời được đo bằng: lợi nhuận/vốn đầu tư Năm 1996 là: 110/2105 = 0,052 = 5,2% Năm 1995 là: 84/738 = 0,1138 = 11,38% Như vậy cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì lãi thu về là 5,2 đồng như vậy thì tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với ngân hàng (lãi suất 0,81%/tháng tức là 9,72%/năm) thì thấp hơn và một điểm mà ngân hàng chưa lưu ý đó là: nhìn về giá trị tuyệt đối lợi nhuận có tăng song về giá trị tương đối thì giảm mạnh: từ 11,38% xuống chỉ còn 5,2%. Và nếu hệ số phản ánh khả năng sinh lời được đo bằng lợi nhuận/tổng doanh số bán hàng thì cũng cho ta thấy được là tỷ lệ này không được cao: năm 1996 là (110/13172) x 100 = 0,83% ã Xét về tình hình công nợ cho ta thấy các khoản phải trả luôn lớn hơn các khoản phải thu, đành rằng các khoản này chủ yếu là phải trả và phải thu nội bộ nhưng căn cứ vào bảng cân đối kế toán cũng thấy được các khoản phải thu của khách hàng chứ không riêng gì của nội bộ. ã Xét về sản lượng chứ không riêng gì của nội bộ năm 1996 về số tuyệt đối: từ 9300 nghìn tấn lên 10500 nghìn tấn song về tỷ lệ tiêu thụ so với sản lượng sản xuất thì bị giảm: từ (9300/10500)x100 = 88,57% xuống còn (10500/12000) x 100 = 87,5%. Như vậy tốc độ tiêu thụ xi măng đã bị giảm. Trong điều kiện sản lượng sản xuất 12000 nghìn tấn ở năm 1996 mà tốc độ lớn bán đã bị giảm, hàng không bán hết thì liệu rằng nâng công suất lên 40.000 nghìn tấn/năm có tiêu thụ được sản phẩm hay không? ã Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, ngân hàng đã bỏ qua một chỉ tiêu quan trọng đó là hệ số về khả năng thanh toán. Tài sản có vãng lãi = Phải thu khách hàng + Tiền mặt + NVL và hàng tồn kho + + + Tài sản nợ vãng lai Phải trả người bán Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn phải trả Thuế phải nộp Các khoản phải trả Năm 1995 là: 545750 + 859485 + 464492 +170720 3945332 = = 0,89 1044072 + 119406 + 4032249 + 54377 + 375 + 2784879 4406358 Năm 1996 là: 694827 + 795297 + 94911 +665124 + 228647 2478806 = = 0,89 2992404 + 397125 + 208189 + 105486 + 375 + 1443299 5146968 Như vậy xét về khả năng thanh toán của công ty xây lắp công trình lâm nghiệp là rất thấp và bị giảm mạnh từ 1995 là 0,89 xuống còn 0,48 ở năm 1996. Đây là vấn đề lo ngại về sự mất khả năng thanh toán. Trong khi đó trên bảng tổng kết về chỉ tiêu về nợ quá hạn là không có, như vậy thì những số liệu có chính xác không. Theo tôi, ngân hàng đã bỏ qua một chỉ tiêu khá quan trọng khi phân tích tình tài chính. - Trong vấn đề phân tích dự án, ngân hàng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về các vấn đề cần phải thẩm định mà phần lớn dựa vào các tính toán, cách xem xét của bản thân chủ dự án. Chẳng hạn ở phần nghiên cứu thị trường sản phẩm sản xuất ngân hàng đã bỏ qua một chi tiết khá nhỏ song theo tôi đó lại dẫn đến một trong những nguyên nhân lớn cho sự hoạt động không hiệu quả hiện naylà: trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của bản thân chủ dự án đã nêu rõ ràng đã có một số nơi mở rộng sản xuất xi măng như Thanh Ba - Vĩnh Phú từ 60.000T/năm lên 100.000T/năm, ở nhà máy Hệ Dưỡng - Ninh Bình đã cải tạo từ 20.000T/năm lên 60.000T/năm và Tuyên Quang chỉ thấy rằng mình cũng cần phải cải tạo nâng công suất và chất lượng lên để tăng sức cạnh tranh mà không thấy được rằng mình chỉ là một cơ sở sản xuất xi măng địa phương, sức cạnh tranh kém hơn rất nhiều so với các cơ sở trung ương đã có uy tín lâu năm, thêm vào đó việc mở rộng công suất của các nhà máy trên sẽ là một sức cản lớn trong việc nhà máy xâm nhập sản phẩm của mình vào thị trường mới, trong khi thị trường cũ sản lượng sản xuất ra chưa bao giờ tiêu thụ hết. * Việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án vẫn sử dụng theo phương pháp giản đơn, tính theo cách tính bìh quân để xác định thời gian vay vốn. Bên cạnh đó trong cách tính này còn có nhiều điểm chưa sát với thực tế như: tính số lợi nhuận làm ra trong 1 năm vẫn tính là công suất của máy đạt được 40.000T/năm trong khi đó nhà máy này đã cải tạo đến giai đoạn III, vừa sản xuất vừa cải tạo, đầu tư máy mới trong bộ phận này thì máy đã được đầu tư ở bộ phận khác đã bị cũ chính vì thế không có sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất thì không bao giờ có thể đạt công suất là 40.000T/năm và như vậy nếu tính toán theo cách trên thì vô tính ngân hàng đã làm tăng thêm khả năng sinh lời của dự án lên rất nhiều., đó là chưa nói tới lợi nhuận cho 1 tấn xi măng như dự trù là một con số khó có thể đạt được. ã Việc tính 90% lợi nhuận sau thế để trả nợ ngân hàng cũng là một vấn đề cần xem xét lại, nó có cái gì đó hơi mang tính đối phó của chủ dự án để có thể vay được vốn. Với một con số lãi lớn như vậy (600 triệu đồng/năm) thì liệu rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng như cam kết hay không, và cả việc tính toàn bộ khấu hao tài sản cố định từ vốn tự có để trả nợ cho ngân hàng cũng là điều khó thực hiện. ã Tính toán hiệu quả kinh tế của dự án theo cách 2 là ít được sử dụng, hầu như là không, chính vì thế mà cán bộ tín dụg thường không tư mình xem xét mà dựa chủ yếu vào doanh nghiệp chỉ có đỏm nào quá bất hợp lý mới được xem xét và điều chính, chẳng hạn như trong mục chi phí thiếu hẳn phần chi phí quảnlý doanh nghiệp, trong bảng chỉ tính được một phần đó là khấu hao và lãi vay. Và như vậy thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên trong khi thực tế nó không thể đạt được. Trong mục nguồn trả nợ, phần khấu hao là phần trích chung bao gồm cả vốn vay và vốn tự có nhưng doanh nghiệp lại cho rằng đó chỉ là phần trích từ tài sản sử dụng vốn vay: ví dụ năm 1997, phần trích khấu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm là 50.000đ, sản lượng sản xuất là 20.000 tấn như vậy tổng số khấu hao đã được tính vào giá thành là 50.000 x 20.000 = 1 triệu đồng là bao gồm cả tài sản vốn vay và tài sản hình thành vốn tự có nhưng theo như bảng tính toán thì 1 triệu đồng này chỉ là phần khấu hao tài sản vay chứ không phải là cả 2, vậy thì 20.000 đồng ở mục khấu hao tài sản cố định ở đâu ra? Hơn thế nữa sản lượng tiêu thụ là 18.500 tấn thì phần khấu hao được trích ra để trả nợ chỉ được tính trên sản lượng tiêu thụ chứ tại sao lại tính trên sản lượng sản xuất vì thực tế là có bán được hàng đâu mà đòi phần khấu hao. Tôi thấy rằng điểm bất hợp lý rất rõ mà ngân hàng đã không nhận thấy do đó đã sợ tình trạng làm tăng nguồn trả nợ, tăng khả năng thanh toán cho dự án và dẫn đến tăng tính khả thi cho dự án. Và tất nhiên sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm và rất có thể sẽ cho vay kém hiệu quả. Đó là chưa xét đến những con số dự đoán ở trong bảng là có thể khả thi hay không? Hay chỉ là những "con số ma" để làm giảm chi phí thực tế, tăng doanh thu thực tế để có thể tăng lợi nhuận và tăng khả năng thanh toán, tăng nguồn trả nợ... nói tóm lại là mục đích để có thể vay được vốn. Bên cạnh đó những con số này còn tính toán sai phép toán: như năm 1999 lợi nhuận trước thuế là: 34.000 x (600 - 579) = 714.000 nghìn đồng nhưng trong bảng lại ghi là 735.000nghìn đồng. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề cần xem xét lại trong việc thẩm định dự án song do sự hạn chế về mặt thời gian, về thông tin, về kiến thức thị trường, kỹ thuật, xã hội nên cán bộ tín dụng đã không lường hết được mọi khả năng. Nói chung cần phải có một cái nhìn tổng quan, đây là một đòi hỏi rất lớn cho một cán bộ tín dụng. 2. Công tác quản lý món vay Nhìn chung việc quản lý khoản vay này được thực hiện khá nghiêm túc và chặt chẽ: cán bộ tín dụng thường xuyên xuống nhà máy để kiểm tra tình hình hoạt động, cho chúng ta thấy rằng được các cán bộ tín dụng ở Ngân hàng Đầu ta và Phát triển Thanh Trì là những người có trách nhiệm và thực sự là tâm huyết với nghề nghiệp. Thực hiện việc phát vay đúng với nguyên tắc, đúng chế độ, kiểm tra bảo đảm nợ vay hết sức chặt chẽ và chi tiết, việc thu nợ, thu lãi được nhắc nhở và hối thúc thường xuyên và đã không ngừng theo dõi sát sao mọi hoạt động sản xuất của chủ dự án và doanh nghiệp. Những công tác này đã làm hạn chế rất nhiều cho món vay của ngân hàng tránh được các rủi ro tiềm ẩn và có điều kiện để xử lý kịp thời mọi biến cố và bất trắc xảy ra. Chỉ có điều là việc thẩm định dự án không chính xác sẽ gây ra nhiều bất trắc và do đó dẫn đến việc quản lý món vay gặp nhiều khó khăn gây nên những sai lệnh so với dự án của ngân hàng và làm cho những điều khoản được thoả thuận như trong hợp đồng không được đảm bảo như tiến độ phát vay trong hợp đồng ghi rõ thực hiện xong trong vòng 4 tháng (tức là hết tháng 10/1997) nhưng đến nay mới chỉ có 2.589.150 nghìn đồng được phát vay. Điều này sẽ làm cho giai đoạn vận hành của dự án bị chậm lại, khoản phải trả cho quý IV/1997 đã chậm sau một năm, không hiểulà 100 triệu cam kết trả vào quý II/1997 có thực hiện được không? Vì hiện nay công suất chỉ đạt 12.000T/năm còn chưa bằng trước khi cải tạo là 20.000T/năm. Nguyên nhân chính của việc giảm công suất này là đầu tư không đồng bộ, khi mua cái này mới thì cái kia đã hao mòn một phần nên nó không đảm bảo đủ công suất; đồng thời vừa sản xuất vừa cải tạo xây dựng thì cũng làm ảnh hưởng đến công suất. Bên cạnh đó không thể không nói đến vấn đề thị trường tiêu thụ chậm, nâng công suất lên sẽ làm ứ đọng hàng dẫn đến ứ đọng vốn, như vậy chắc gì đã tốt hơn. Vấn đề chính hiện nay là không hiểu được máy không đạt được công suất cao hơn hay là muốn sản xuất với công suất cao hơn. Với tình hình này rất có thể doanh nghiệp sẽ nhận đủ sự phát vay vì công suất của máy khó có thể đạt được cao hơn và cao hơn chưa hẳn đã cải tạo được khả năng thanh toán, biết đầu càng làm cho cho nó xấu đi, chẳng hạn chúng ta ngồi đợi thời gian trả lời hay sao? Vì vậy với dự án này, theo tôi cần phải tìm hiểu rõ thêm nguyên nhân chính của việc gia hạn để có biện pháp xử lý kịp thời, đừng để cho nó quá muộn thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Chương III Những vấn đề còn tồn tại về hiệu quả cho vay dự án phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án phát triển tại NHĐT & PT Hà Nội - chi nhánh Thanh Trì I/ Những vấn đề còn tồn tại Đất nước ta đang trong quá trình chuyển hoá từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nói theo quan điểm của triết học thì chúng ta đang ở trong giai đoạn tíchluỹ vềlượng để đến một "điểm nút" nhảy vọt đưa Việt Nam trở thành một con rồng mới trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Trong giai đoạn quá độ này, cái cũ bị dập tắt nhưng chưa tắt hẳn, cái mới đang nảy sinh phát triển nhưng chưa đầy đủ, mọi giá trị dường như bị đảo lộn, đan xen vào nhau. Nói cụ thể hơn là trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội thể chếp pháp lý còn chưa đồng bộ, cụ thể hoá nếp nghĩ, cách làm, phương thức quản lý cũ còn len lỏi, thậm chí còn in đậm trong một bộ phận nào đó của con người Việt Nam. Với những người làm công tác tín dụng nói riêng, chủ ngân hàng nói chung điều tối quan trọng là phải có tầm "nhìn xa trông rộng" thâu tóm được những gì đã xảy ra ảnh hưởng của nó là nguy cơ hay cơ hội cho ngân hàng để từ đó có các biện pháp kịp thời. Nói như vậy không có nghĩa là cán bộ tín dụng có thể "tưởng tượng" ra các tình huống trong tương lai mà từ những gì hiện có, đã có và bằng tư duy sáng tạo, bằng những phương pháp luận khoa học tìm ra những hạn chế và dự đoán được những rủi ro. Cán bộ tín dụng phải thực sự là những người "miệng nói tay làm". Nhìn nhận từ Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thanh Trì trong hiệu quả cho vay các dự án phát triển, tôi thấy còn có một số hạn chế sau: 1. Trong công tác thẩm định dự án: Là một Ngân hàng đầu tư và Phát triển, nghiệp vụ cho vay các dự án phát triển đã được phát triển và chú trọng từ lâu, đặc biệt là từ năm 1995 công tác này càng được coi trọng đúng như nhiệm vụ của nó. Chính vì thế công tác thẩm định dự án ít nhiều cũng được xem xét một cách cẩn thận và có hiệu quả hơn rất nhiều so với ngân hàng thương mại khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là công tác thẩm định đã hoàn toàn tốt, không có sai sót gì mà thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được khứac phục. Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp có xem xét đến sự biến động và phát triển qua các năm song chủ yếu vẫn là sự tăng lên về tuyệt đối; chưa có sự sự sánh về sự tăng lên giữa các tỷ lệ cho nên không thếy được mọi sự tăng nhưvậy là có thực sự tăng hay không? Do đó sẽ không đánh giá chính xác sự phát triển, lớn lên của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích chưa chú ý nhiều đến việc phân tích theo chiều dọc của bảng cân đối kế toán để xem xét cơ cấu về tài sản và nguồn vốn là hợp lý hay không, các chỉ số tác nghiệp cũng chưa được tính toán nhiều đành rằng mỗi doanh nghiệp thì có một đặc trưng riêng cho nên chúng ta không cần thiết phải tính toán tất cả các chỉ tiêu mà cần tính một vài chỉ tiêu cũng phản ánh thực tế hoạt động của doanh nghiệp đó. Có nhiều doanh nghiệp mới nhìn qua bảng cân đối kế toán thì tưởng rằng làm ăn ngày một tốt, ngày càng có lãi song nếu tính toán về mức độ tăng trưởng thì có khi lại bị giảm rất nhiều. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều mới thấy hết các rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp. 2. Trong công tác quản lý món vay Vì chưa có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực kỹ thuật nên việc kiểm tra bảo đảm nợ vay chỉ là "linh nghiệm". Cán bộ ngân hàng chỉ biết căn cứ vào các hợp đồng thương mại để kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc cho nên không được chính xác vì nếu như có sự thông đồng của 2 bên mua bán thì ngân hàng không thể nào biết được. Việc kiểm tra này diễn ra rất nhiều lần, cứ mỗi lần phát vay lại thực hiện việc kiểm tra. Song chưa có biên bản cụ thể, chưa quản lý món vay. Việc phân tích tín dụng thường xuyên vẫn hết sức đơn giản và sơ sài. Quá trình xử lý tín dụng còn nhiều vướng mắc như những khoản nợ vay không thu hồi được nợ đã phải thực hiện khoan nợ, các tài sản thế chấp rất khó phát mại do giá trị thế chấp chủ yếu là những tài sản được hình thành sau khi vay vốn, nên sau khi phát mại cũng là lúc dự án không có hiệu quả, máy móc thanh lý chẳng được bao nhiêu. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng trên trước hết là do việc thẩm định dự án không chính xác nên dẫn đến dự án làm ăn không có hiệu quả mà vẫn được vay vốn. Do trình độ về mặt kỹ thuật của cán bộ ngân hàng hầu như là không có, tất cả đều dựa vào các kỹ sư của chính doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó mối quan hệ lâu năm với doanh nghiệp cũng là cái hạnchế cho việc kiểm tra bảo đảm nợ vay một cách chi tiết cụ thể. Và cũng do mối quan hệ này nên việc tính tín dụng thường xuyên là sơ sài, hình thức vì ngân hàng tin tưởng vào doanh nghiệp. Việc xác định tài sản thế chấp trong thẩm định là rất khó khăn do đến lúc xử lý tín dụng gặp nhiều trở ngại. Nhà nước chưa có một cơ quan nào hay một nguyên tắc chung nào để xác định tài sản thế chấp mà chủ yếu vẫn dựa vào thoả thuận giữa người vay và ngân hàng. Thực hiện việc cho vay các dự án phát triển là cho các doanh nghiệp nhà nước vay vốn trong khi đó bản chất của doanh nghiệp quốc doanh mang tính chậm chạp trong kinh doanh, cồng kềnh trong bộ máy quản lý, tổ chức, ỷ vao sự bù đắp che chở của nhà nước theo cơ chế cũ dẫn đến cho vay các doanh nghiệp quốc doanh kém năng động hơn, kém hiệu quả hơn. II/ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án phát triển Qua thực tế phân tích và đánh giá hoạt động cho vay của các ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội cho thấy ngân hàng đã và đang có nhiều cố gắng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay về cơ chế chính sách vẫn chưa đồng bộ và luôn thay đổi thì yêu cầu phải có biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bằng nhận thức và học hỏi của bản thân với mong muốn cùng ngân hàng giải quyết khắc phục những tồn tại trên tôi xin trình bày một số ý kiến sau: 1. Nâng cao kiến chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu tư. Một trong những yêu cầu của công tác thẩm định nhằm tiếp cận khả năng trả nợ và bảo đảm an toàn vốn vay là phải có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và dự án vay vốn. Các dữ liệu này có chính xác trung thực thì mới có thể đánh được các vấn đề một cách có chính xác. Như đã nói ở trên nguồn thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp cung cấp mà nguồn này thì không được chính xác, bởi vậy ngân hàng có thể lấy thông tin bằng các cách sau: + Phỏng vấn trực tiếp người xin vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất. + Tiến hành thu thập thông tin từ bên ngoài - Sử dụng các thông tin về doanh nghiệp xin vay vốn do bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro cung cấp (theo mẫu của ngân hàng nhà nước Việt Nam) - Sử dụng thông tin từ việc điều tra trực tiếp các đơn vị có liên quan trong hoạt động của doanh nghiệp. - Sử dụng các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. - Thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu năm. 2. Nâng cao công tác xử lý thông tin Thông tin chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩm định được chính xác. Nếu việc xử lý các thông tin này không đúng, phương pháp xử lý sai thì mọi công sức trong quá trình thu thập thông tin đều là con số không. Bởi thế, giai đoạn này không kém phần quan trọng như việc thu thập thông tin chính xác. Nâng cao công tác xử lý thông tin bằng các cách sau: + Phân tích doanh nghiệp trong mối quan hệ nhiều chiều. + Sử dụng phương pháp phân tích bằng giá trị hiện tại. + Phân tích độ nhạy của dự án. 3. Quản lý chặt chẽ, theo dõi thường xuyên, xử lý kịp thời món vay của mình. - Thông qua việc tìm hiểu các nguồn thông tin như trên đã trình bày để xem xét hoạt động của doanh nghiệp (tức chủ dự án) và dự án đang vay vốn một cách sát sao. Nếu có dấu hiệu bất ổn trong quá trình sản xuất kinh doanh thì cần phải tiến hành điều tra ngay, xuống khảo sát lại những nguồn thông tin đó tại chính cơ sở sản xuất, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng, trước tiên phải tư vấn cho doanh nghiệp phải nên làm gì và cùng với doanh nghiệp tìm phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Nếu cảm thấy không được thì tự bản thân phải có kế hoạch xử lý tín dụng ngay để bảo toàn vốn của mình. - Ngân hàng cần thiết lập được mối quan hệ với các nhân viên kỹ thuật để họ giúp đỡ trong công việc đánh giá các máy móc, thiết bị mua về là có đủ tiêu chuẩn hay không, doanh nghiệp làm việc như thế có đảm bảo công suất, định mức như hợp đồng ký kết hay không. Bản thân các cán bộ ngân hàng không một lúc có thể nắm được tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề nên cần phải có sự liên kết phối hợp này. - Trong quá trình xử lý tín dụng cần phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, với cán bộ chủ quản và các cơ quan hành pháp, tư pháp để xử lý kịp thời tránh sự đổ bể, bỏ trốn của chủ đầu tư. III/ Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả cho vay các dự án phát triển 1. Với ngành ngân hàng Phải thực sự nỗ lực, cố gắng tìm tòi suy nghĩ, mỗi cán bộ ngân hàng phải tự bản thân mình nâng cao kiến thức và trình độ học vấn để có thể tiếp cận mọi thông tin và xử lý các thông tin đó một cách nhanh nhất. - Trang bị thêm về cơ sở vật chất kỹ thuật để có thêm điều kiện thu thập và kiểm tra các thông tin. - Cán bộ ngân hàng phải luôn tận dụng mọi thời gian để làm việc. - Một trong những hạn chế khó khắc phục trong công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng là thẩm định về khía cạnh kỹ thuật. Trong khi cán bộ tín dụng nói riêng, cán bộ ngân hàng nói chung chỉ am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra khe hở cho các doanh nghiệp. 2. Về phía doanh nghiệp - Cần phải trung thực trong khi báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sự trung thực của doanh nghiệp sẽ giúp cho ngân hàng nhìn nhận được các vấn đề một cách chính xác và sẽ có được giải pháp, tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp (DN). - Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của mình, có biện pháp quản lýdự án một cách chặt chẽ, nếu có sự bất trắc xảy ra phải xử lý kịp thời, tránh sự làm liều có thể báo với ngân hàng cùng nhau giải quyết. 3. Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng khác. Đất nước ta đang trong giai đoạn quá độ, còn quá nhiều việc cần phải làm. Trước mắt, để có thể tạo điều kiện cho ngân hàng, ngân hàng và các cơ quan cần phải: - Tạo cho ngân hàng một hành lang rộng hơn để hoạt động như khung lãi suất, các dự án chủ yếu do nhà nước chỉ định. - Cần cho phép Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì có một số quyền hạn nhất định tránh sự rườm rà về thủ tục hành chính xét duyệt cho vay. - Cần trang bị thêm cho ngành ngân hàng các cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng hoạt động, thu thập thông tin. - Các cơ quan chính quyền, các cơ quan có liên quan nên tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong quá trình thu thập thông tin, giúp đỡ về vấn đề kỹ thuật, giúp đỡ trong quá trình xử lý tín dụng. - Toà án kinh tế cần phải nghiêm minh trong quá trình xử lý tín dụng, giúp đỡ ngân hàng thu hồi được vốn. - Các bộ chủ quản khi xét duyệt về luận chứng kinh tế kỹ thuật phải làm việc thực sự nghiêm túc, không nên ký duyệt một cách vô trách nhiệm. - Cần tạo điều kiện cho các cán bộ mở thêm các kiến thức về chuyên môn. - Cần sớm ban han hành các chính sách cụ thể về việc thuê đất đai, cầm cố bảo lãnh tài sản, có kế hoạch rõ về quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, ngân hàng yên tâm bỏ vốn. Nói tóm lại, để có thể nâng cao hiệu quả cho vay các dự án phát triển, một mình ngân hàng không thể thực hiện được các giải pháp của mình mà cần phải có sự giúp đỡ của các cơ quan, của nhà nước, của doanh nghiệp để tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện. kết luận Nền kinh tế thế giới tiềm ẩn những cơn sóng gầm dữ dội. Tình trạng bị nén lại của các quan hệ tiền tệ toàn cầu và cuộc cạnh tranh thương mại giữa các nước, sự bất ổn định của nhiều cuốc gia và khu vực, mức độ trầm trọng ngày càng một tăng lên của các thảm hoạ môi trường và các tệ nạn xã hội... sẽ đặt xu hướng tăng trưởng chung trước những trở ngại không nhỏ. Với tính toàn cầu ngày càng sâu sắc đã ràng buộc số phận các nền kinh tế với nhau chặt chẽ hơn nhưng cũng nghiệt ngã hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ nhìn thấy bức tranh kinh tế thế giới nhìn chung là tươi sáng cho những năm cuối thế kỷ này. Xu thế toàn cầu hoá đang mở ra một triển vọng phát triển thương mại thế giới, chu chuyển vốn năng động. Trước những cơ hội và thách thức đó Việt Nam phải sớm tạo cho mình một con đường đi, một nền tảng vững chắc. Để tạo ra một môi trường kinh tế phát triển và lành mạnh không con con đường nào ngắn hơn bằng con đường tạo vốn cho nền kinh tế . Với một nền kinh tế chưa có thị trường chứng khoán hoạt động, tạo vốn thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng sẽ là con đường gần nhất đưa đất nước ta tới đích. Song điều này chỉ được nếu việc sử dụng vốn thực sự có hiệu quả. Với nhưng dự án phát triển chứa đựng nhiều rủi ro vấn đề hiệu quả sẽ quyêt định đến sự thành bại trong công cuộc cải tạo đất nước. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện quy trình cho vay bằng thẩm định tốt các dự án, bằng quản lý chặt chẽ các món vay để thực sự có được "một vốn bốn lời" song nếu chỉ riêng sự nỗ lực một mình ngân hàng thì vấn đề hiệu quả trong cho vay các dự án khó có thể thực hiện được, cho nên cần phải có sự nỗlực và góp sức chung của khách hàng các cơ quan chức năng tạo nên thành công của dự án. Với mỗi sinh viên chúng ta sắp sửa bước vào thực tế trên thương trường, để có sự thành công trong mỗi quyết định cho vay của mình ngoài sự trang bị về chuyên môn, về cơ sở khoa học cần phải có nhiệt huyết với nghề nghiệp. Một lần nữa tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thu Thảo cùng các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng - Tài chính đã tận tình giúp đỡ, trang bị cho tôi nhiều kiến thức trước khi bước vào nghề. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Một số vấn đề cơ bản về cho vay dự án phát triển NHĐT & PT 3 1. Vai trò của dự án phát triển 3 a. Khái niệm dự án phát triển b. Vai trò của dự án phát triển 2. NHĐT & PT với vai trò tài trợ cho dự án phát triển 7 II/ Một vài chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả cho vay dự án phát triển 9 1. Thực hiện tốt quy trình thẩm định dự án phát triển 9 a. Vì sao phải thẩm định dự án phát triển trong ngân hàng b. Nội dung thẩm định dự án phát triển + Nguyên tắc thẩm định + Qui trình thẩm định + Phương pháp thẩm định 2. Lãi suất, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay 27 a. Lãi suất b. Hạn mức vay vốn c. Thời hạn vay vốn 3. Quản lý món vay 30 a. Vai trò quản lý món vay b. Quy trình quản lý Chương II: Hiệu quả cho vay dự án phát triển tại NHĐT & PT Hà Nội - chi nhánh Thanh Trì 37 A. Một số nét đặc trưng của NHĐT & PT Hà Nội- chi nhánh Thanh Trì 37 I/ Giới thiệu chung 37 II/ Tình hình huy động và sử dụng vốn 39 B. Quá trình cho vay và thực trạng cho vay đối với dự án cải tạo nhà máy xi măng Yên Thế 41 I. Thẩm định dự án đầu tư chiều sâu nhà máy xi măng Yên Thế từ công suất 20.000T/năm 41 1. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn 41 1.1. Về tổ chức sản xuất kinh doanh 41 1.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 42 2. Thẩm định dự án vay vốn 47 2.1. Cơ sở pháp lý của dự án 47 2.2. Phân tích dự án 48 3. Nhận xét đánh giá chung 56 II. Quản lý món vay của dự án 57 1. Thực hiện phát vay 57 2. Kiểm tra đảm bảo nợ vay 58 3. Thu nợ, thu lãi 58 4. Phân tích tín dụng thường xuyên 58 III. Những mặt còn hạn chế trong quá trình cho vay dự án đầu tư chiều sâu nhà máy Yên Thế nâng công suất từ 20.000T/năm lên 40.000T/năm 59 1. Công tác thẩm định 59 2. Công tác quản lý món vay 63 Chương III: Những vấn đề còn tồn tại về hiệu quả cho vay dự án phát triển tại NH ĐT và PT Thanh Trì 64 I. Định hướng hoạt động của ngân hàng 64 II. Giải pháp 66 III. Kiến nghị nâng cao hiệu quả cho vay 68 Kết luận 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0110.doc
Tài liệu liên quan