Đồ án Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội

Trong những năm thực hiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước ta có những biến đổi sâu sắc. Nhờ có cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động một cách có hiệu quả tức là hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả và phải liên tục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải năng động linh hoạt nhạy bén trước những biến đổi của thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, phù hợp với thị hiếu nhu cuầu của thị trường. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhu cầu tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải thực hiện.

doc114 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất liệu xenlulo – xi măng, đá tự nhiên thay cho sắt, thép giúp Công ty có thể giảm đến 25% thời gian thi công, 30% chi phí công trình so với sử dụng sắt, thép. Đồng thời, công ty cần bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển sao cho nguyên vật liệu luôn được cung cấp đầy đủ cho công trình, cho sản xuất. Rà soát kế hoạch sản xuất, bám sát nhu cầu thị trường để chủ động cân đối lượng vật tư, quản lý hàng tồn kho không gây tồn đọng nguyên vật liệu làm phát sinh nhiều chi phí: chi phí lưu kho, chi phí trông coi, chi phí bảo quản… nhằm giảm chi phí vốn lưu động. - Nghiên cứu, tìm địa chỉ liên kết, hợp tác sản xuất và sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm và cấu kiện trong nước có lợi thế và có hiệu quả để thay thế dần các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. - Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, mua sắm vật tư, định mức vật tư tiêu hao. Thực hiện giao khoán chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ nhằm khống chế giá thành ở mức hợp lý. Có quy chế về thưởng, phạt trong sử dụng nguyên, nhiên liệu. Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, cần tiến hành giao sử dụng theo định mức, đồng thời gắn trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu cho từng tổ đội sản xuất, theo từng công trình, hạng mục công trình nhằm tránh mất mát, hao hụt. - Sử dụng các giải pháp về tiết kiệm năng lượng. Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho người lao động. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm về nguyên liệu, điện, nước. 2.2.2 Đối với chi phí nhân công: Trong ngành xây lắp, chi phí nhân công là một yếu tố của chi phí trực tiếp, có liên quan trực tiếp đến kết cấu công trình, trực tiếp phục vụ cho việc hình thành công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên chi phí nhân công lại không ổn định mà thay đổi theo từng giai đoạn thi công của công trình. Do đó, để thực hiện tốt việc quản lý chi phí nhân công, VIETRACIMEX HÀ NỘI cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Phân tích kết cấu chi phí sản xuất, chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm xây lắp và nghiên cứu xu hướng thay đổi của chi phí. - Tinh giản và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý theo hướng chuyên môn hoá, tránh tình trạng bộ máy nhân sự cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo…gây lãng phí cho Công ty.Để giải quyết vấn đề này, Công ty sử dụng phương pháp đánh giá chức năng nhiệm vụ của nhân viên. Quy trình đánh giá này bao gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên, cần phải phân tích kỹ lưỡng tất cả các hoạt động của nhân viên, trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá về vai trò, tính chất công việc của nhân viên trong từng công đoạn. Bước tiếp theo là loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên, nếu chúng thực sự không mang lại giá trị gia tăng cho Công ty hoặc hiệu quả của chúng không tương xứng với chi phí mà Công ty đã đầu tư cho cá nhân đó. Tất cả các bước này đều có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cũng như chi phí quản lý nhân sự của Công ty. Càng đánh giá đúng chức năng nhiệm vụ của nhân viên, Công ty càng có cơ sở để lập ngân sách lương thưởng một cách hợp lý. - Thay đổi hệ thống lương, thưởng và áp dụng chế độ, chính sách đãi ngộ lao động theo hướng hợp lý.Thay đổi hệ thống lương, thưởng nhằm tạo ra sự phụ thuộc tối đa giữa mức thu nhập của nhân viên với kết quả làm việc của họ. Mục đích trước hết của Công ty khi sử dụng phương pháp này – đó là giảm thiểu “phần mềm” đồng thời tăng “phần cứng” cho nhân viên, vừa tiết kiệm được ngân sách cho Công ty, vừa tạo ra động lực làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó là việc chọn ra các chế độ đãi ngộ, lương thưởng có lợi cho Công ty trong một giai đoạn nhất định nào đó. - Tổ chức sản xuất một cách hợp lý trên cơ sở cơ cấu lại lao động trực tiếp, giảm lao động gián tiếp đến mức có thể, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm chi phí nhân công trong kết cấu giá thành sản phẩm. Từng bước đổi mới phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh để giảm chi phí quản lý. - Tránh tình trạng tuyển dụng những lao động bình không có năng lực và trình độ, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, chỉ để bảo đảm số lượng lao động để tiến hành thi công theo đúng kế hoạch mà không chú ý đến chất lượng lao động, dẫn đến tăng chi phí nhân công, trong khi chất lượng công trình chưa được như mong muốn. Công ty cần phải tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. - Cùng với chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực, Công ty cần tiến hành rà soát và tổ chức sắp xếp, hợp lý hóa bộ máy và công việc theo hướng quản trị hiện đại. Có các phương án đào tạo lại, trước mắt là đào tạo ngắn hạn để đáp ứng ngay các công tác đang triển khai, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất để họ có kiến thức, có hiểu biết trong khi thực hiện thi công xây lắp, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của công trình, tránh tình trạng do thiếu hiểu biết mà vi phạm quy trình kỹ thuật trong khi xây dựng gây thiệt hại về tài sản và con người trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng công trình sau này. Đồng thời có kế hoạch giải quyết lao động dôi dư một cách hợp lý, đúng chính sách của nhà nước. Tổ chức thi tuyển và ký hợp đồng trách nhiệm có thời hạn, có điều kiện đối với cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. - Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo nhân lực, tăng cường chất lượng của người lao động, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên có thể giảm tới 40% tổng chi phí xây dựng. 2.2.3. Đối với chi phí quản lý: Để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, VIETRACIMEX HÀ NỘI cần phải quan tâm tới chi phí gián tiếp, đó là những chi phí không trực tiếp gắn với cấu thành thực thể của công trình, không trực tiếp gắn với cấu thành thực thể của công trình, không có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất sản phẩm, quá trình xây lắp công trình nhưng lại rất quan trọng và cần thiết để phục vụ cho công tác xây lắp và tổ chức quản lý công trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công xây lắp. Chi phí gián tiếp gồm có: chi phí về quản lý hành chính, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công và chi phí gián tiếp khác… Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành, bởi vậy để quản lý tốt chi phí này, thông thường không xác định mức tiêu hao mà chỉ xây dựng chỉ tiêu chi trong kỳ kế hoạch. Biện pháp cụ thể là VIETRACIMEX HÀ NỘI cần phải xem xét chỉ giữ lại những cán bộ quản lý, đồng thời chỉ nên mua sắm, cải tiến trang thiết bị văn phòng, thiết bị quản lý khi thấy thật sự cần thiết và sau khi đã xem xét cân đối kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho quản lý hành chính. Cắt giảm chi phí gián tiếp với sự tham gia tích cực của các bộ phận kinh doanh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong Công ty cũng như hệ thống bảng biểu mô tả công việc. Chỉnh sửa, thay đổi hoặc hoàn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với nhiệm vụ, chiến lược của Công ty. 2.2.4. Tổ chức quản lý tốt tài chính công ty: Vai trò của tài chính ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp nói chung và của VIETRACIMEX HÀ NỘI nói riêng, tác động của nó đối với hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận ngày càng mạnh mẽ. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư sẽ giúp Công ty tránh được những tổn thất cho sản xuất như máy móc ngừng hoạt động, ngừng thi công do thiếu vật tư, công cụ dụng cụ tồn kho, từ đó có phát hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng mất mát, hao hụt vật tư, sản phẩm. Cụ thể là để sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, VIETRACIMEX HÀ NỘI cần phải xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động và sử dụng sao cho hợp lý, xác định thứ tự tài sản cần ưu tiên đầu tư, thứ tự cấp vốn đối với từng công trình. Khi sử dụng vốn, Công ty cần phải căn cứ vào kế hoạch đã lập để làm cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, nếu phát sinh nhu cầu vốn, công ty cần đáp ứng kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, nhanh chóng hoàn thành tiến độ thi công, nếu thừa vốn cần phải có biện pháp xử lý ngay không để vốn bị ứ đọng như: mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện hoạt động cho vay. Ngoài ra, vấn đề cấp vốn cho các công trình rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí vốn khi không cân đối khối lượng vốn cấp giữa các công trình, do đó Công ty cần thực hiện việc quy định rõ ràng thời gian quyết toán công trình, quy định các khoản vốn cấp cho từng công trình, chủ công trình hoặc các đội trưởng sản xuất phải tự chịu trách nhiệm, chỉ được quyết toán vào từng giai đoạn xây dựng công trình và khi hoàn thành công trình. Hiện nay vốn của công ty có 36,27% là do tổng công ty cấp, điều này cho thấy sự phụ thuộc của công ty trong cơ chế tài chính. Do đó, việc của VIETRACIMEX HÀ NỘI trong thời gian tới là phấn đấu độc lập dần về mặt tài chính, thay thế dần nguồn vốn do Tổng công ty cấp bằng nguồn vốn huy động khác với lãi suất thấp hơn. Thực chất là Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, biện pháp này mang lại nhiều lợi ích cho công ty bởi thay vì trả lãi suất sử dụng vốn cho Tổng công ty thì VIETRACIMEX HÀ NỘI lại tận dụng được nguồn vốn do chiếm dụng vốn nhà nước, chiếm dụng của khách hàng và phải tận dụng các khoản phải trả của công nhân viên, phải trả nội bộ khác nhưng chưa trả. Bên cạnh việc tận dụng nguồn vốn tự có Công ty cũng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư (như: vay Quỹ hỗ trợ phát triển, vay Ngân hàng thương mại, vay vốn của cán bộ công nhân viên, vốn tiết kiệm của Công ty) nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị hiện có nhằm giảm các hao phí về nguyên nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy mà chi phí sử dụng vốn của công ty sẽ giảm, thậm chí có khoản chi phí sử dụng bằng không. Với biện pháp kinh doanh này, Công ty vừa có thể độc lập về mặt tài chính, vừa huy động đủ nguồn vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất xây lắp được tiếp tục. - Xây dựng các định mức về vốn một cách cụ thể và khoa học dựa trên các điều kiện thực tế của Công ty và tình hình biến động của môi trường. Thực hiện kiểm tra giám sát tài chính doanh nghiệp thường xuyên để kịp thời xử lý những khó khăn, bất cập nảy sinh. - Có phương án giải tỏa những tài sản lạc hậu về kỹ thuật, kém hiệu quả để thu hồi vốn. - Chủ động ứng dụng và thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, giảm bớt các khoản chi phí ở các khâu trung gian. 2.3. Tổ chức tốt quá trình thi công công trình: Với đặc thù riêng biệt của ngành xây lắp thì việc đảm bảo đầy đủ về nội dung và các giai đoạn của quá trình sản xuất xây dựng cũng góp phần làm hạ giá thành sản phẩm . Cụ thể là để hoàn thành thi công một công trình Công ty cần đảm bảo thực hiện theo ba giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: ngay sau khi nhận được thông tin về đấu thầu hay mời thầu một công trình, Công ty phải tiến hành lập phương án tổ chức thi công công trình để tham gia đấu thầu. Sau khi thắng thầu, công ty mới thật sự bước vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng. Trong giai đoạn này, VIETRACIMEX HÀ NỘI cần thực hiện các giai đoạn như: tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng chính thức với bên giao thầu, tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức thi công và nghiên cứu khả năng hạ giá thành hơn nữa, tiến hành ký kết hợp đồng với các tổ chức nhận thầu phụ nếu cần. Chuẩn bị ký hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và máy móc xây dựng (có thể thuê máy xây dựng) có liên quan đến nhiệm vụ của nhà thầu xây dựng. Tiến hành thủ tục mở rộng công trường bao gồm việc đăng ký với cơ quan công an về công trường, xuất trình giấy phép xây dựng và giấy phép đã đăng ký hành nghề xây dựng, tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công. Giai đoạn xây dựng: đây là giai đoạn cơ bản trực tiếp xây dựng lên công trình tính từ khi khởi công đến khi hoàn tất công việc xây lắp cuối cùng. Chất lượng công trình phụ thuộc vào trình độ trang thiết bị kỹ thuật và năng lực tổ chức của đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của đội ngũ công nhân, chất lượng vật tư, sự phù hợp đồng bộ của máy móc thiết bị và dụng cụ thi công, điều kiện thi công công trình (mặt bằng thiết kế). Giai đoạn này công ty phải căn cứ vào thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công để phối hợp con người với máy móc thiết bị và đối tượng lao động theo trình tự nhất định về thời gian (tiến độ thi công) và sơ đồ di chuyển theo mặt bằng thi công nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án thiết kế một cách tốt nhất. VIETRACIMEX HÀ NỘI là tổ chức nhận thầu chính, nên phải tổ chức phối hợp với các nhà thầu phụ trên công trường. Những công việc chính của công ty trong giai đoạn này là tổ chức thực hiện xây lắp, đảm bảo chất lượng xây dựng, cùng tổ chức giám sát của bên giao thầu tiến hành nghiệm thu từng phần, nhất là đối với công trình ngầm. Giai đoạn vận hành thử, nghiệm thu bàn giao công trình: sau khi hoàn tất công tác thi công xây lắp công trình, Công ty phải làm đủ thủ tục để nghiệm thu bàn giao công trình để đưa công trình vào khai thác và sử dụng. Công ty phải tiếp tục bảo hành công trình theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng, khi bàn giao công trình, công ty phải giao hồ sơ hoàn thành công trình và những vấn đề có liên quan. Hồ sơ xây dựng của công trình phải được tổ chức lưu giữ, công ty phải làm thủ tục kết thúc công trình, hoàn lại đất đai cho thuê tạm và thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của nhà nước. Mỗi loại công tác xây dựng, mỗi công trình xây dựng, tùy tính chất, đặc điểm, điều kiện thi công xây dựng mà công ty cần phải áp dụng những biện pháp, những phương pháp xây dựng thích hợp nhằm đảm bảo tính tối ưu, tính hiệu quả kinh tế, năng suất lao động và an toàn. 2.4. Sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm xây lắp càng ngày càng tăng đòi hỏi các công ty xây lắp nói chung và Vietracimnex nói riêng muốn đảm nhiệm thi công được các công trình lớn và hiện đại phải sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hiện nay. Công nghệ xây dựng hầm - Công nghệ TBM(Tunnel Boring Machine) TBM là thiết bị đào và làm đường hầm bằng phương pháp nghiền nát đá, hoàn toàn không gây nổ, công nghệ của Italy. Đầu máy có đường kính 5,5m, nặng 450 tấn được lắp 37 mũi khoan làm bằng hợp kim đặc biệt gọi là "black diamond", có thể đâm thủng những lớp đá cực cứng. Cùng với việc đào không khoan nổ và vận chuyển vật liệu đá đào ra ngoài bằng băng chuyền, thiết bị này đồng thời còn lắp dựng bê tông đúc sẵn vỏ đường hầm. Nghĩa là máy đi đến đâu đường hầm được hoàn thiện ngay đến đó. Công nghệ TBM khắc phục hoàn toàn tình trạng sang chấn địa chất dẫn đến sự cố sập hầm dễ mắc phải do áp dụng phương pháp khoan nổ trước đây. Ngoài ra, công nghệ này còn bảo đảm các vấn đề về môi sinh, môi trường. Với công nghệ TBM, việc đào hầm thi công các công trình thuỷ lợi trở nên dễ dàng, an toàn hơn rất nhiều. Công nghệ này đã được áp dụng lần đầu tiên ở nước ta tại công trình Thủy Điện Đại Ninh (Bình Thuận). - Phương pháp NATM: Phương pháp NATM là thành quả nghiên cứu của tập thể các kỹ sư người Áo qua một thời gian dài thi công hàng nghìn kilômét hầm trong nước và trên thế giới. Nó bao gồm các trình tự, biện pháp thi công và xử lý khối đá trên vòm hầm sao cho đá và đất xung quanh hầm được liên kết thành kết cấu vòm chống đỡ, do đó việc liên kết này tự bản thân nó sẽ trở thành một phần kết cấu chống đỡ hầm. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp là: kết cấu của hầm là tổ hợp của đá núi và hầm. Hầm chủ yếu được chống đỡ bằng khối đá xung quanh. Hệ thống chống đỡ của hầm phải có độ mềm dẻo, phù hợp và phải được thi công kịp thời để ngăn chặn biến dạng bất lợi và duy trì cường độ của khối đá. Mặt cắt của hầm phải có dạng tròn để tránh sự tập trung ứng suất bất lợi. Trong quá trình thi công phải thường xuyên quan trắc biến dạng của khối đá để quyết định kết cấu chống đỡ và phương pháp thi công. Kết cấu tổ hợp của khối đá với kết cấu chống đỡ phải được hình thành trước khi thi công lớp bêtông vỏ hầm. Lớp bêtông vỏ hầm chỉ làm tăng thêm hệ số an toàn cho hầm. Các nguyên tắc này được đưa ra với mục đích hạn chế sự biến dạng tối đa của đất đá xung quanh hầm, duy trì sự ổn định vốn có của nó, từ đó tận dụng được khả năng chống đỡ tự thân của khối đất đá dưới tác động của trọng lượng đất đá phía trên và trọng lượng bản thân khối đất đá trong quá trình thi công cũng như khai thác. Trong quá trình thiết kế và thi công luôn phải đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc này. Phương pháp NATM đã có những đổi mới trong thiết kế và thi công công trình hầm. Từ đó, có những cải thiện đáng kể về kết cấu vỏ hầm, phương pháp và trình tự gia cố vỏ hầm hợp lý hơn, kích thước kết cấu vỏ hầm giảm hơn so với các phương pháp thông thường và dễ điều chỉnh trong quá trình thi công. Phương pháp này đã tận dụng được thành quả của các công nghệ thi công hầm như: các công nghệ đào phá đá bằng các thiết bị khoan, phương pháp khoan nổ, bê tông phun, neo đá... Ưu điểm nổi trội của phương pháp NATM so với các phương pháp thông thường là: có thể ứng dụng trong phạm vi rộng các điều kiện địa chất, thích ứng một cách linh hoạt trong mọi loại hình địa chất, hiệu quả kinh tế cao do sử dụng các biện pháp chống đỡ thích hợp, dễ dàng phối hợp với phương pháp TBM (Tunel Boring Method), đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh. Cầu dây văng PHẦN I - Như chúng ta đã biết cầu Dây Văng là cầu có kết cấu siêu tĩnh nhiều bậc và chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố: Sơ đồ kết cấu ,mặt cắt dầm ,tác dụng của gió ,động đất,nhiệt độ ,..... và đặc biệt là phương pháp thi công. Mỗi sự thay đổi của chúng sẽ dấn tới sự thay đổi phân bố lại nội lực ,chuyển vị của kết cấu. Chính vì vậy mà khi thi công theo các phương pháp khác nhau thì sơ đồ nội lực,các chuyển vị xuất hiện trong giai đoạn thi công cũng khác nhau. Do vậy vấn đề dạt ra phải xác định phương pháp thi công tối ưư nhằm hiệu quả về kết cấu, kinh tế, độ an toàn, thời gian thi công nhanh... Ở đây giới thiệu một số biện Pháp thi công đang được sủ dụng nhiều hiện nay: I. THI CÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT DẦM CHỦ TRÊN TRỤ TẠM 1. Công nghệ đúc đẩy - Khi dầm chủ bằng BTCT,trong quá trình thi công có thể liên kết với trụ tạm để tạo ra hệ giàn giáo cố định hoặc di động để thi công dầm BTCT - Trên hệ thống dà giáo này tiến hành đổ bê tông toàn khối dầm chủ hoặc lắp liên kết các khối dầm lắp ghép được đúc sẵn hoặc đổ tại công trường. - Công tác đổ bê tông hoặc lắp ghép được thực hiện cho từng đoạn dầm để tạo thuận lợi cho việc neo và lắp DV vào dầm neo của đoạn dầm được chế tạo. - Sau khi lắp DV xong thì hạ độ cao dàn giáo rồi đẩy lên phía trước để đúc (lắp ) đoạn tiếp theo. - Phương pháp này dẫn tới khó khăn khi phải đảm bảo giao thông nơi có thông thuyền. Do đó dẫn tới khó khăn khi xây trụ tạm không đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật kinh tế. 2. Công nghệ lao kéo dầm - Khi dầm chủ sử dụng vật liệu thép, thì có thể áp dụng phương pháp lao kéo dọc trên các trụ trạm. Để giảm trọng lượng dầm làm việc theo sơ đồ ''congxon'' thì dầm chủ được gắn thêm mũi dẫn và quá trình lao kéo dọc trên trụ tạm được thực hiện như quá trình lao kéo dầm thép bình thường. - Sau khi tháp cầu được xây dựng và dầm chủ được lắp đặt thì sẽ tiến hành lắp DV và điều chỉnh nội lực cho phù hợp theo thiết kế. - DV được neo trực tiếp lên bệ neo của thép cầu và dầm neo đặt tại dầm chủ. Tuỳ theo cấu tạo của DV và hệ neo mà các dây có thể lắp đặt trên hệ dàn giáo nhẹ theo tuyến dẫn căng kéo từng tao không cần dàn giáo. - Phương pháp này đơn giản và phù hợp với CDV có khẩu độ nhịp chính không lớn và kết cấu dầm chủ nhẹ. - Tuy nhiên ở nhũng khu vực lòng sông có dòng chảy phức tạp thì phương pháp này không hiệu quả. II.THI CÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP HỆ DÂY THIÊN TUYẾN - Áp dụng để thi công ở vùng núi có nhịp nhỏ và trung bình (70 - 150m) qua các thung lũng, vực sâu hoặc sông suối chảy xiết mà sử dụng các phương pháp thi công bằng hệ nổi, trụ tạm không thực hiện được do các điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp. - Khi đó kết cấu dầm chủ được chia thành hai phần và tuần tự ở hai đầu nhờ dây thiên tuyến căng trên hai đầu tháp và neo vào 2 hố neo tạm làm đường trượt qua sông, thung lũng.. - Sau khi thi công lao xong dầm chủ từ 2 phía, tiếp tục điều chỉnh cao độ và từng bước các liên kết hợp long của 2 phần kết cấu. - DV được lắp vào trụ tháp và neo vào dầm chủ để tiến hành cang cáp và điều chỉnh nội lực. - Phương pháp này có ưu điểm là không cần trụ tạm nên không làm cản trở giao thông và giảm chi phí cũng như khối lượng công viêc khi xây dựng trụ tạm. Cầu dự ứng lực Cầu dạng này sử dụng công nghệ bê tong cốt thép dự ứng lực. Tham khảo công nghệ đó dưới đây: Hiện nay bê tông ứng lực trước tiền chế được sản xuất theo 2 phương pháp: A/ Kéo căng trước trên bệ đúc cố định thực hiện tại nhà máy có thể dài tới 120m. Các sợi cáp được tạo lực căng trước khi đổ bê tông. Sau khi bê tông đông kết và được dưỡng hộ hơi nước nóng đạt tới cường độ 70% R28 thì tiến hành cắt các sợi cáp trên, lực kéo trong dây cáp sẽ chuyển thành lực nén trong cấu kiện bê tông. B/ Kéo căng sau: Cấu kiện bê tông được chế tạo đặt sẵn các ống dẫn để luồn các sợi cáp hoặc các thanh thép cường độ cao, được gọi là thanh căng. Các thanh căng này sẽ được kéo căng sau khi bê tông đã đạt tới cường độ 70% của R 28 ngày. Ứng suất trước căng sau thường được sử dụng cho các kết cấu chế tạo tại công trường có khối lượng lớn như si lô, dàn kèo, dầm cầu hộp đúc hẫng v.v.... Đường cao tốc Sử dụng công nghệ và phương pháp thi công xây dựng đường bằng máy gia cố Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường được định nghĩa là phương pháp xây dựng đường cho phép nền đường được thi công tại chỗ bằng cách sử dụng một máy gia cố đường. Đây là loại máy có khả năng vừa nghiền và trộn cùng một lúc Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường lần đầu tiên được tiến hành theo phương pháp cho phép sử dụng gạch đá tại chỗ làm vật liệu cho lớp base sau khi đã được trộn thêm nhũ tương nhựa đường. Phương pháp này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào tốc độ thi công mặt đường đối với các con đường liên thôn. Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường sau này đã được phát triển thành phương pháp làm lại đường tại chỗ mà không cần phải sử dụng vật liệu mới. Ngày nay, được gọi là hệ thống tái chế mặt đường tại chỗ phương pháp sử dụng máy gia cố được sử dụng rộng rãi để sửa chữa đường không những với chi phí thấp mà còn có thể áp dụng cho việc phục hồi các đường vành đai và đường vòng nơi có lưu lượng giao thông lớn. Máy gia cố đường Road stabilizer là loại máy rải có khả năng vừa đập nhỏ mặt đường asphalt đã bị hỏng đồng thời tiến hành quá trình nghiền - trộn một cách đơn giản ngay tại vị trí đường. Với một động cơ khỏe cơ chế truyền động kết hợp với một hệ thống rotor có những mũi khoan hình chóp và một ống dẫn để tiến hành nghiền, trộn và một thiết bị dùng cho các phụ gia như nước và nhũ tương. Với đặc tính máy Road stabilizer bánh lốp tạo nên sự di chuyển hoàn hảo; độ sâu máy có thể nghiền, trộn tối đa là 400 mm, với các mũi cắt được bố trí theo hình chóp nhọn cho phép nghiền hỗn hợp asphalt thành những mảnh đường kính nhỏ hơn và trộn đều; Có thể đập vỡ và trộn lớp asphalt cũ có độ dày tối đa là 80 mm; trống rotor được thiết kế để di chuyển sang hai bên 50 mm so với hướng đi mà không để rơi vãi hỗn hợp, thậm chí ngay cả khi thi công ở những đường cong. Hệ thống rotor máy được lắp đặt thuận tiện đem lại cho người điều khiển một tầm nhìn tốt, dễ kiểm tra điều khiển những điều kiện trộn cho hợp lý. Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường Road stabilizer có những đặc điểm sau: Phương pháp này cải tạo được mặt đường đất và sỏi đá thành mặt đường được rải thảm tại chỗ; Phương pháp này bảo tồn được nguồn tài nguyên bằng cách tái sử dụng bề mặt đường asphalt và vật liệu lớp base cũ; Tiến hành nhanh tiến trình hỗn hợp, trộn vật liệu gia cố; Rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành hơn so với việc rải lại mặt đường mới. Đây là công nghệ rất phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Còn rất nhiều các công nghệ hiện đại khác được sử dụng trong công nghiệp xây lắp mà chúng tôi chưa giới thiệu ở đây. Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công trình, các công ty xây lắp Việt Nam nói chung và Vietracimex nói riêng cần trang bị các trang thiết bị hiện đại, cử người đi học các công nghệ mới về áp dụng ở Việt Nam. Có như vậy chúng ta mới đáp ứng yêu cầu khắt khe của sản phẩm xây lắp hiện đại và cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài, không những ở các công trình xây lắp trong nước mà còn vươn xa hơn tới các công trình xây lắp hiện đại ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhà cao tầng Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng nhiều công nghệ xây dựng đơn giản nên năng suất lao động thấp, thời gian thi công kéo dài, lãng phí nguyên nhiên liệu, xả nhiều rác, bụi ảnh hưởng môi trường. Trong xu hướng xây dựng hiện đại, nhiều công ty đang hướng tới phương pháp công nghiệp hóa xây dựng nhằm triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một trong các công nghệ mang tính cách mạng là công nghệ sàn rỗng BubbleDeck để công xưởng hóa quá trình thi công sàn, nhưng giữ nguyên ưu điểm của sàn toàn khối, giảm đến 50% trọng lượng bản thân công trình, giảm lượng tiêu thụ bê tông, giảm lao động, giảm rác thải… Đây là công nghệ được Bộ Xây dựng xem xét và khuyến khích phát triển tại Việt Nam. Công nghệ thứ hai là kết cấu tường nhẹ sản xuất công xưởng đã hoàn thiện bề mặt để giảm 70% trọng lượng bản thân so với tường xây gạch, tăng năng suất lao động, giảm lao động thủ công trên công trường, giảm bụi, rác thải… Đối với phần móng và phần ngầm, sử dụng phối hợp móng bè dạng hộp trên nền đất yếu đã gia cố bằng công nghệ Top- Base nhằm giảm thời gian thi công 60-70%, đặc biệt tăng khả năng chịu lực của nền đất yếu 30-40%. Công nghệ Top Base mặc dù đã phát triển ở Nhật Bản và Hàn Quốc hơn 20 năm nhưng Việt Nam cũng là một trong số ít các nước áp dụng công nghệ này, và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, Top-base, một công nghệ nền móng mới đã được nhiều kỹ sư Nhật Bản và Hàn Quốc thực sự quan tâm. Công nghệ được sử dụng cho nền đất yếu để tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và giảm kết cấu móng. Công nghệ top-base được tiến hành bằng cách đặt các khối bêtông top-base lèn chặt trong một lớp đá dăm trên nền đất yếu. Những kết quả đo lường cho thấy khi công nghệ top-base cho phép giảm kết cấu móng chỉ còn 1/10-1/2 (hoặc hơn nữa) và tăng khả năng chịu lực của đất nền từ 50% đến 200% (hoặc hơn nữa) so với nền đất chưa gia cố. Công nghệ top-base, vốn được coi là một bước đột phá về công nghệ xây dựng, đã được hoàn thiện và áp dụng thành công trên nền đất yếu hơn 10 năm ở Hàn Quốc. Có 2 phương pháp thi công top-base, đó là thi công tại nhà máy và thi công tại chỗ. 1. Top-block đúc sẵn (công nghệ Nhật bản) - Sắp xếp các top-block lên nền đất - Chèn đá dăm giữa các khối 2. Top-block đổ tại chỗ (công nghệ Hàn quốc) - Sắp xếp các khuôn đúc chế tạo sẵn - Đổ bê tông vào khuôn - Chèn đá dăm giữa các khối Mặc dù phương pháp thi công tại nhà máy và thi công tại chỗ có chức năng như nhau, nhưng phương pháp thi công tại chỗ dễ đạt cường độ hơn và rẻ hơn phương pháp thi công tại nhà máy. Phương pháp đổ tại chỗ được thực hiện bằng cách đặt các phễu được kết nối chặt chẽ với nhau tại vị trí thi công, sau đó, đặt hệ lưới thép dưới, đổ bêtông hoặc vữa lỏng vào phễu, lèn chặt đá dăm, đặt lưới thép trên, vv.. Trong 1 top-block, khối bêtông hình nón ở trên có góc nghiêng 45 độ có tác dụng phân phối ứng suất, khối bêtông hình trụ đỉnh chóp ở dưới có tác dụng ngăn sự biến dạng bên. Đây là một công nghệ mới có tính đột phá nhờ chi phí rất thấp bởi thời gian thi công rất ngắn cũng như sử dụng những vật liệu thi công rẻ tiền, dễ vận chuyển tới công trường và phương pháp thi công đơn giản. Cơ chế cải tạo đất bằng top-base: - Phân bố đều ứng suất trong nền- tập trung ứng suất gần đáy móng - Hạn chế biến dạng ngang - Khắc phục cơ chế phá hoại do trượt cục bộ thành phá hoại do trượt sâu. Ứng dụng hệ kết cấu cầu treo cho nhà cao tầng ở Việt Nam Kết cấu cầu treo là một trong những kết cấu được dùng phổ biến khi thiết kế cầu nhịp lớn do những ưu điểm của nó. Hệ kết cấu cầu treo điển hình gồm hai tháp cao ở hai đầu, sàn cầu  bê tông cốt thép hoặc thép, hai dây cáp lớn căng ngang nối hai đỉnh tháp và các dây cáp nhỏ treo sàn bê tông cốt thép vào hai dây cáp lớn. Dạng kết cấu này có ưu điểm là các cấu kiện chính chỉ chịu lực đơn giản: tháp chịu nén là chính, các dây cáp lớn và nhỏ chỉ chịu kéo, sàn cầu chịu mô men uốn tương đối nhỏ. Năm 1968, kiến trúc sư Gunnar Birkerts đã ứng dụng kết cấu cầu treo cho thiết kế tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minnesota ở Mỹ. Tòa nhà được xây dựng xong năm 1973, được giới kiến trúc đánh giá cao, được coi là một thành tựu kiến trúc và dành được một số giải thưởng kiến trúc uy tín năm 1974. Tòa nhà này sử dụng kết cấu hai dây cáp treo gắn vào hai tháp ở hai đầu vượt qua nhịp 100m. Tòa nhà thông hai tầng dưới cùng để cho người đi bộ qua. Bên trên là 11 tầng kết cấu khung thép. Phần ngầm bên dưới chiếm hai phần ba không gian của tòa nhà là các hầm chứa và văn phòng. Lõi thang máy gắn vào phía đông của tòa nhà. Năm 2000, tòa nhà được cải tạo lại thành 15 tầng, cao 67m và được sử dụng tốt đến ngày nay. 2.5. Giảm chi phí máy móc và thiết bị: - Tận dụng công suất máy móc thiết bị một cách hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cũng phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc để làm tăng tuổi thọ của máy móc thiết bị. - Khắc phục dần các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy móc thiết bị bằng cách sử dụng những vật liệu che chắn, bảo quản thiết bị ở những nơi khô ráo, thoáng mát. - Tận dụng máy móc thiết bị tự có của Công ty từ các công trình khác, kết hợp với việc thuê máy móc bên ngoài một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi phí điều chuyển những vật tư, máy móc ở địa điểm quá xa công trình bằng cách thuê ngoài nếu thời gian cần máy móc đó không dài. - Xử lý và giám sát chặt chẽ từ việc mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu vận hành thiết bị. - Tăng cường quản lý, kiểm tra, theo dõi lịch trình bảo dưỡng máy, thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố về cơ điện, nhanh chóng đưa thiết bị trở lại hoạt động ổn định dài ngày. - Thường xuyên duy trì công tác vệ sinh, bảo dưỡng thay dầu mỡ cho máy, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật... 2.6. Giảm chi phí thầu phụ, chi phí chung: - Công ty cần có kế hoạch lựa chọn các nhà thầu phụ một cách hợp lý để đảm bảo giá thành khi thuê họ thực hiện gia công, xây lắp một số hạng mục công trình mà Công ty không có khả năng đảm nhiệm hết, sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng đồng thời giảm thời gian thi công để Công ty đầu tư xây dựng ở những hạng mục khác. - Có kế hoạch tinh giảm bộ máy nhân công gián tiếp làm việc tại công trường, để giảm bớt chi phí chung tại công trường. - Có giải pháp hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí điện, nước, điện thoại.. tại các công trường thông qua việc giao khoán định mức giá trị sử dụng mỗi tháng, nếu có nhu cầu phát sinh cần trình Chủ nhiệm công trình và lãnh đạo cấp trên để xử lý kịp thời. 2.7. Quản lý tốt các khoản phải thu. Do Công ty có mạng lưới kinh doanh xây dựng rộng lớn khắp miền Bắc và trong Thành Phố Hồ Chí Minh với nhiều đơn vị xây dựng. Do đó Công ty phải đôn đốc khách hàng thanh toán đúng quy đinh tránh tình trạng nợ nần kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nếu Công ty được khách hàng thanh toán ngay sau khi giao nhận kết quả giá trị xây lắp, Công ty sẽ không bao giờ gặp vấn đề về dòng tiền. Nhưng thật không may, điều đó khó có thể xảy ra, do vậy Công ty cần cải thiện các khoản thu thông qua việc kiểm soát tốt các khoản công nợ phải thu khách hàng. Vấn đề cơ bản là cải thiện được tốc độ từ đưa vật tư, nguyên liệu vào xây dựng, cải thiện tốc độ thi công các công trình đến tốc độ thu tiền. 2.8. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại - Trong điều kiện thiết bị và công nghệ như nhau, việc cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành xây dựng dường như rất quyết liệt. Trước yếu tố này, năng suất lao động là một trong những yếu tố hàng đầu để tăng khả năng cạnh tranh. - Trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý để tiết kiệm vật tư nguyên liệu, đáp ứng đúng nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất. Mới đây, Công ty đã áp dụng hệ thống G.PRO và IEES trong quản lý và kiểm soát sản xuất cũng như kiểm soát công nghệ. Hệ thống này cho phép thu thập thông tin, phân tích xử lý và đưa ra các phương án tối ưu, mà theo những cán bộ ở đây, quyết định quản lý xuất phát từ số liệu chính xác chứ không phải theo cảm tính. - Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng sẽ giúp nhân viên hoạt động hiệu quả hơn như trang bị máy tính hiện đại, có nơi lưu cất giữ hồ sơ, giấy tờ đúng quy định, thuận tiện cho công tác kiểm tra một cách thường xuyên. 2.9. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000. - Giao cho các đơn vị xây dựng ký kết với các đại lý, khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp, thu tiền trước khi nhập nguyên vật liệu,máy móc phải theo một hệ thống quy trình rõ ràng đã được xem xét, phê duyệt. - Ðơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. - Giữ vững ổn định và nâng cao chất lượng công tác thi công những công trình, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về những vướng mắc về chất lượng thị hiếu. - Thường xuyên nắm bắt thị trường về giá cả các nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép… tăng cường áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp. - Tăng cường áp dụng các hệ thống xử lý rác thải xây dựng. - Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các công trình thông qua việc xem xét đầy đủ toàn bộ các yêu cầu đòi hỏi về chất lượng công trình theo tiêu chuẩn ISO. Là một Công ty hàng đầu của ngành xây dựng, đang chiếm thị phần khá, lợi nhận cao, giá cả có khả năng cạnh tranh, nhưng Công ty cổ phần thương mại – xây xựng VIETRACIMEX HÀ NỘI vẫn đang chăm lo mọi mặt để chủ động hội nhập một cách đầy đủ vào thị trường khu vực và thế giới. Trong đó, giải pháp hàng đầu là tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất với công nghệ mới, tiến tiến, để tăng nhanh giá trị sản lượng xây lắp với chất lượng cao, giá thành hạ, cung ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện được toàn bộ các vấn đề trên cần có thời gian và thực hiện từng bước đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm nhân lực. Điều quan trọng nhất là cần nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty thông qua: chương trình tiết kiệm, khẩu hiệu cổ động, huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tiết kiệm, các đợt thi đua, các đề tài giải pháp, khen thưởng thành tích đạt được. - Nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên - Ban chỉ đạo tiết kiệm cần đưa ra các chương trình cụ thể hơn, giao cho các đầu mối xây dựng và thực hiện, báo cáo kết quả theo kỳ, có tổng kết khen thưởng. - Lập mạng lưới cán bộ kiêm nhiệm có trình độ kinh nghiệm, sát với từng khu vực sản xuất kinh doanh để xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả. - Việc tiết kiệm cần được tính toán thiết kế ngay từ khi xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư trên cơ sở cân đối giữa chi phí đầu tư và chi phí vận hành. Trên đây là những giải pháp tiết kiệm mà Công ty đã đang và sẽ tiếp tục được triển khai trong sản xuất phục vụ mục tiêu tiết kiệm chung nhằm tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh. Và để thực hiện được những giải pháp trên Công ty cần tập trung vào một số những vấn đề chủ chốt trước mắt sau: Rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, đưa các chỉ tiêu tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Khoán định mức tiết kiệm đối với từng đơn vị thành viên, từng công đoạn sản xuất, yêu cầu đơn vị phải tìm các biện pháp để giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên liệu, vật tư, năng lượng; Có biện pháp tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất với những khoản mục cụ thể nhằm thực hiện cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất. Giao định mức kế hoạch và chỉ tiêu tiết kiệm, hạ giá thành cho từng đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật mới ban hành. Hàng quí xét duyệt và áp dụng cơ chế thưởng, phạt về tăng, giảm giá thành từ quỹ tiền lương. Rà soát, tạm dừng các hạng mục sửa chữa lớn chưa thật sự cần thiết, kiểm soát chặt chẽ chi phí sửa chữa để hạn chế các chi phí phát sinh. Quản lý giá mua vật tư trên cơ sở các chào giá cạnh tranh. Các chủng loại vật tư có giá trị lớn đều tuân thủ chỉ đạo của Tổng Công ty. Thực hiện khoán chi phí cho các đơn vị xây dựng, trên cơ sở xây dựng chi phí xây dựng một cách cụ thể, chi tiết như: Tiết kiệm chi phí xăng, dầu, tiếp khách, hội nghị, bốc xếp, vận chuyển…, tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình thực hiện. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, rà soát cụ thể từng khoản mục tại các đơn vị trực thuộc và văn phòng Công ty; sửa đổi và ban hành mới các qui chế về tiết kiệm, như khoán chi phí điện thoại, tiếp khách, hội nghị, qui chế quản lý và sử dụng xe đi công tác… Cần phải đánh giá lại năng lực thực tế, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của đơn vị mình, có tính đến thị trường khu vực và thế giới, xây dựng chiến lược đầu tư công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2020…. Công ty phải chủ động nắm bắt và vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng cả ở trong nước và quốc tế. 2.10. Kiến nghị nhằm tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho VIETRACIMEX HÀ NỘI 2.10.1. Kiến nghị đối với Chính phủ: Kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) Từ khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành thì tốc độ đầu tư được tăng lên nhanh chóng và rõ rệt. Hàng loạt các dự án,các công trình được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nguồn vốn khác nhau. Từ đó kéo theo sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội và bộ mặt đất nước. Cùng với quá trình đó để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư XDCB trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường đổi mới, cải tiến, sửa đổi, bổ sung về quy chế, điều lệ quản lý đầu tư XDCB làm nâng cao hiệu lực quản lý. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “Đổi mới cơ chế quản lý XDCB để ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, thất thoát vốn Nhà nước, nhất là các khâu thiết kế, xác định đơn giá xây dựng, nghiệm thu công trình, sử dụng dịch vụ, thẩm định chất lượng, giá cả vật tư, thiết bị nhập khẩu và kiểm toán của các công ty trong nước và ngoài nước có uy tín trong lĩnh vực này. Mỗi công trình phải có người làm cụ thể, nếu là công trình phải thu hồi vốn đủ và đúng hạn cho Nhà nước. Khai thác mọi khả năng tiết kiệm và tự đầu tư phát triển của nhân dân, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bằng mọi hình thức sao cho mọi tiềm năng đều được huy động, mọi đồng vốn đều được sinh lợi, nâng dần tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, việc quản lý đầu tư XDCB đã hình thành một cơ chế một rõ ràng và có hệ thống, tuy nhiên nó chưa đáp ứng được những yêu cầu kịp thời và cụ thể cho từng lĩnh vực. Để hoàn thiện cơ chế quản lý XDCB, nhà nước cần quan tâm đến các vấn đề có liên quan trong cơ chế này: Một là, về thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Việc cấp giấy phép xây dựng là một vấn đề được quan tâm và mức độ quan tâm càng được tăng lên cùng với sự phát triền của kinh tế - xã hội nói chung và tốc độ tăng về đầu tư XDCB nói riêng. Việc cấp giấy phép xây dựng là một vấn đề rất phức tạp cần phải khảo sát kỹ lại các điều kiện cần thiết. Vấn đề cấp giấy phép không phải chỉ là sự quan tâm riêng của nước ta mà vấn đề này còn đang được xem xét ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc cấp giấy phép phù hợp, tin cậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc quản lý XDCB có hiệu quả và tác động trực tiếp đến chất lượng công trình và yêu cầu khác. Ờ nước ta hiện nay cũng cần rà soát lại các tổ chức xây dựng có trình độ và điều kiện thi công khác nhau để dễ dàng quản lý và đảm bảo yêu cầu thi công và chất lượng công trình. Hai là: trách nhiệm của chủ đầu tư và vấn đề tổ chức đấu thầu ký hợp đồng. Đánh giá về chủ đầu tư là một vấn đề rất khó, trên thế giới ở những nước phát triển, các chủ đầu tư thường thuê kiến trúc sư, kỹ sư và người quản lý xây dựng, sau đó họ ràng buộc trách nhiệm đối với hai bên này. Khi có vấn đề gì không đúng thì trách nhiệm thuộc về bên thiết kế xây dựng hoặc nhà quản lý xây dựng phải gánh chịu. Trong trường hợp chủ đầu tư dành lại một số việc nào đó để chủ đầu tư tự thực hiện (như chủ đầu tư tự làm hoặc chủ đầu tư thực hiện việc mua sắm thiết bị và chi khác về XDCB), trong trường hợp này, một phần trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Hiện nay, ở nước ta khi mở ra cơ chế thị trường, các hình thức thi công theo kiểu phương tây đang phát triển. Chúng ta đang chuyển dần từ việc chỉ định thầu thi công sang đấu thầu, có phần nâng cao hiệu quả quản lý bước đầu. Song việc đấu thầu hiện nay cũng phải xem xét một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với công trình thuộc vốn ngân sách. Hiện tượng dàn xếp hoặc đấu thầu một cách rất hình thức đang diễn ra, có trường hợp tổ chức đấu thầu song người trúng thầu đã thầm biết trước. Đây cũng là vấn đề cần xem xét đối với hệ thống ba bên trong quản lý XDCB, trong đó có trách nhiệm của Chủ đầu tư. Bên cạnh đó vấn đề ký kết hợp đồng kinh tế cũng rất phức tạp, giá trị hợp đồng thường bất hợp lý, nhiều khi rất khó giải thích song việc này trên thực tế vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Việc dàn xếp của một hệ thống nhiều bên từ khâu lập dự toán, xét duyệt tổng mức đầu tư, đến khi thiết kế thi công, bổ sung dự toán. Tình trạng này vẫn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Ba là: trách nhiệm của đơn vị thiết kế. Đối với việc quản lý xây dựng liên kết thành ba bên chủ yếu với một số nhà thiết kế, kỹ sư hay kiến trúc sư cũng là một vấn đề mới mẻ. Theo cách này người quản lý xây dựng chuyên nghiệp đã đảm nhiệm một số nhiệm vụ truyền thống trước đây của người thiết kế và người thiết kế cũng tham gia vào quá trình quản lý xây dựng, có như vậy mới đem lại kết quả trong quản lý. Thực tế ở nước ta, quá trình thiết kế, xác định khối lượng ban đầu có liên quan đến dự toán và chất lượng công trình. Đây là khâu đầu tiên quyết định chất lượng công trình,song cũng rất phức tạp. Đây cũng là mắt xích trong quá trình tiêu cực đã được dàn xếp của một hệ thống các bên tham gia vào quá trình quản lý xây dựng. Trong lĩnh vực này, để hạn chế tiêu cực, nên chăng phải có sự quy định chặt chẽ về trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ phận thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình, vừa tiết kiệm vốn đầu tư. Bốn là: về khâu thanh toán cấp phát vốn. Thanh toán là một khâu quan trọng. Thanh toán kịp thời mới đảm bảo thời gian thi công công trình. Cơ chế thị trường mở cửa xuất hiện nhiều hình thức thanh toán. Thông thường việc thanh toán và cấp phát vốn đối với công trình được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải tuân theo quy định về thanh toán và cấp phát vốn. Song thực tế hiện nay, xuất phát từ nền kinh tế cạnh tranh, tìm công ăn việc làm nên nảy sinh nhiều hình thức thanh toán không theo quy định, thậm chí không những chủ đầu tư và các đơn vị cấp phát thường thanh toán chậm hoặc nhiều công trình không có vốn thanh toán. Có nhiều trường hợp đơn vị thi công phải ứng trước hoặc phải bỏ ra một khoản tiền nào đó cho bên chủ đầu tư mới được nhận công trình. Thực tế có không ít công trình mới có dự án được phê duyệt dự toán hoặc chưa có vốn thi công, để có việc và được nhận công trình, nhiều đơn vị thi công phải bỏ tiền ra thi công công trình trước rồi sau đó mới được chủ đầu tư thanh toán. Chính quá trình cạnh tranh không lành mạnh này cùng với một số trường hợp dàn xếp hoặc tổ chức đấu thầu hình thức đã làm tăng tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 2.10.2. Kiến nghị cho một triển vọng phát triển bền vững của lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp Trong hầu hết các phần việc có liên quan đến đất đai, nhà ở, công tác chuẩn bị còn chậm chễ, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng và quản lý đô thị. Vấn đề xây dựng phát triển nhà từ lâu đã được công nhận là một vấn đề hết sức cấp bách, song cho đến hiện nay vẫn chưa hình thành được một chương trình phát triển nhà ở dài hạn với một cơ quan đầu não thực sự, có đủ quyền lực và bộ máy hoàn thiện để thực hiện chương trình. Bởi vậy theo em, để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực nhà ở đô thị, thì còn có nhiều việc phải làm trên các phương diện luật pháp, kinh tế, chính sách. Tất cả đều cần phải hoàn thiện và sáng tạo thêm. Dưới đây là một số kiến nghị và hướng đi góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung và VIETRACIMEX HÀ NỘI nói riêng: Một là: khẳng định vai trò mới của nhà nước trong lĩnh vực xây lắp trong điều kiện kinh tế thị trường: định hướng can thiệp thông qua những chính sách tiếp cận chiến lược, dự án và đề xuất các chương trình đỡ đầu các dự án xây lắp quy mô lớn. Nhất quán thực hiện chính sách tiếp cận “tạo điều kiện” cho cộng đồng (khu vực bình dân) và tạo điều kiện cho thị trường (khu vực tư nhân) cùng tham gia góp vốn đầu tư xây dựng các công trình lớn. Điều hành thông qua các định chế pháp luật và hệ thống các thiết chế được phân công, phân nhiệm rõ ràng, hoạt động thống nhất và có hiệu quả. Nhà nước có thể can thiệp đến đâu,ở mức nào để vẫn có thể kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp song không gây hại đến động cơ và lợi ích của các doanh nghiệp. Một mô hình quản lý mới, năng động là cần phải được tìm kiếm và hoàn thiện không ngừng. Hai là: triển khai các quy tắc để xử lý ngay các vướng mắc về quyền sở hữu, quyền hưởng thụ đất và nhà ở. Tạo điều kiện đảm bảo quyền an toàn sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư xây dựng trên đất ở hiện nay. Cần phải xác lập và chuẩn hóa những quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật, có sử dụng các phương pháp và công cụ hiện đại như điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình, sơ thảo văn bản, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, làm thí điểm và thử nghiệm xã hội. Điều này sẽ giúp cho các văn bản được soạn thảo và ban hành phù hợp hơn, cập nhật hơn với thực tế của các hoạt động được quản lý. Ba là: nhà nước nên xem xét việc sửa đổi lại mức thuế suất đối với thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay tại hầu hết các doanh nghiệp xây lắp nói chung và VIETRACIMEX HÀ NỘI nói riêng, máy móc, thiết bị xây dựng thi công công trình đều phải nhập khẩu từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó mức thuế suất thuế nhập khẩu luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Từ thực tế tại VIETRACIMEX HÀ NỘI, tôi nhận thấy rằng thuế nhập khẩu chiếm một phần trong chi phí sản xuất kinh doanh và việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu là một biện pháp để thực hiện mục tiêu này. Với mức thuế suất hợp lý, nhà nước vừa có thể thu đúng, thu đủ mà tình trạng các doanh nghiệp tìm cách chốn thuế, “lậu thuế” cũng được giảm bớt, mức thuế suất hợp lý sẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. LỜI KẾT Trong những năm thực hiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước ta có những biến đổi sâu sắc. Nhờ có cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động một cách có hiệu quả tức là hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả và phải liên tục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải năng động linh hoạt nhạy bén trước những biến đổi của thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, phù hợp với thị hiếu nhu cuầu của thị trường. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhu cầu tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải thực hiện. Qua thời gian công tác và làm việc tại công ty VIETRACIMEX HÀ NỘI, từ thực trạng của công ty, các số liệu đã thu thập được phân tích, em đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo! Phó Giáo Sư, Tiến sỹ ĐẶNG VĂN THANH , người thầy đã hết lòng giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. MỤC LỤC Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Bảng: Bảng 1.1 : Các thành phần đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp 30 Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo trình độ học vấn. 54 Bảng 2.2 : Tình hình tài sản của Công ty 55 Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội. 58 Bảng 2.4 : Các khoản tạm thu và phải trả 59 Bảng 2.5 : Giá trị tài sản cố định 60 Bảng 2.6 : Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty 3 năm 2006→2008. 62 Bảng 2.7 : Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm 2006→2008. 68 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 : Chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm. 65 Biểu đồ 2.2 : Tốc độ tăng (giảm) doanh thu, chi phí thực hiện qua các năm 2006→2008 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31703.doc
Tài liệu liên quan