Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020

Với tiềm năng to lớn về tài nguyên đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng hiện nay là điều hết sức cần thiết, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung và của đất nước nói riêng. Trong thời gian qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đã đạt được một số kết quả đáng kể: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 150 %/ năm , tổng nộp ngân sách cho nhà nước năm 2008 lên tới 1.445,4 triệu đồng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đồng thời giải quyết tình trạng thất nghiệp cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Bên cạnh đó thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế trên thì đề tài đã phân tích, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của hạn chế và qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đến năm 2020. Trong quá trình thực hiện do hạn chế về thời gian nên đề tài vẫn còn thiếu sót. Em mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và có giá trị trên thị trường. 2.5. Về tác động môi trường và an toàn lao động Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 30 mỏ đá vôi trắng đang được khai thác, tuy nhiên dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đá tại phần lớn các cơ sở này đều cũ và lạc hậu, không được trang bị hút bụi tại nhiều công đoạn nên đã gây ô nhiễm môi trường tại khu vực lân cận. Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra gấp nhiều lần co phép, thậm chí có những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng...Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động chính cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sơ này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép do tiếng mịn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở này chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mịn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở..... Để từng bước giảm bớt nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn do các cơ sở khai thác và chế biến đá gây ra, Bộ xây dựng đã có văn bản yêu cầu các cơ sở bên cạnh việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong khai tháccũng như đầu tư lắp đặt hệ thống hút bụi tại tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, cần thực hiện một số giải pháp hạn chế sự lan toả bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quanh như tưới rửa hệ thống đường vận chuyển nội bộ, trồng cây xanh, các xe vận chuyển nguyên vật liệu phải được che kín...Bộ xây dựng cũng khuyến khích các cơ sở sử dụng thuốc nổ an toàn giảm rung động và ít phát sinh khí độc hại vào môi trường, sử dụng chất phụ gia bổ sung vào nhiên liệu xăng dầu nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường như CO, HC, SO2... Tuy nhiên, việc chỉ có văn bản yêu cầu của Bộ xây dựng có thể chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm trong các đơn vị khai thác và chế biến đá. Bộ chủ quan và đơn vị cấp phép nên chẳg quy định chỉ cấp phép cho các cơ sở dùng công nghệ loại nào, đầu tư vốn bao nhiêu để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và khói bụi. Qua kiểm tra đánh giá cho thấy các đơn vị khai thác hầu hết đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc bản kê các hoạt động có ảnh hưởng môi trường và trong báo cáo đánh giá tác động môi trường các tổ chức doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường để khống chế, phòng ngừa giảm thiểu một cách tối đa. Song việc thực hiện chỉ có công ty Liên doanh Việt Nhật là tương đối nghiêm túc còn lại các đơn vị không thực hiện chế độ giám sát, quan trắc; Một số cơ sở có giải pháp xử lý nhưng mang tính tạm thời không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xử lỹ ô nhiễm, thậm chí còn có cơ sở không có thủ tục cấp phép đã khai thác dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường, nhất là hệ sinh thái rừng. Hầu hết các cơ sở chưa ký quỹ môi trường, chưa có kế hoạch đầu tư sau khi được cấp phép khai thác mỏ, chưa làm thủ tục thuê đất hoặc có một số trường hợp huyện xã cũng cấp phép khai thác. Đối với các cơ sở chế biến: Nhìn chung các cơ sở chế biến đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường và các thủ tục cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường khá chi tiết và đầy đủ nhất là chế độ tự quan trắc, giám sát môi trường về nước thải, không khí, chất thải rắn và đều có cam kết thực hiện các điều đã đăng ký trong bản đăng ký đảm bảo môi trường. Song trong thực tế có một số đơn vị đã không thực hiện đầy đủ, đúng như đã cam kết trong bản đăng ký. Nhiều đơn vị do sản xuất trong khu dân cư đã dẫn đến nhiều đơn như như khiếu nại của nông dân nhất là khu vực Trung Đô, Bến Thuỷ của Thành phố Vinh. Hầu hết các đơn vị sản xuất bột đá chưa có hệ thống xử lý bụi đạt yêu cầu, chủ yếu vẫn là dây ống lọc bụi, có nơi không có, còn chế độ phun nước thì hầu như không có đơn vị nào làm. Về công tác đảm bảo an toàn đối với khai thác và chế biến đá vôi trắng: Hầu hết các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng chưa khai thác theo đúng thiết kế, trang bị bảo hộ lao động còn thiếu thốn, các biện pháp phòng chống cháy nổ còn yếu và nội quy an toàn lao động vẫn chưa được chấp hành một cách đầy đủ. Sau đây chúng ta có biểu đánh giá an toàn lao động của các đơn vị khai thác - chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. Bảng 8: Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 TT Tên DN KT-CB KT-CB theo thiết kế Trang bị BHLD Giảm ô nhiễm Biện pháp PCC Nội quy ATLĐ Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu Tốt TB yếu Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu 1 Cty TNHH Toàn Thắng + + + + + 2 Cty TNHH Tân Đại Thành + + + + + 3 Cty TNHH Thành Trung + + + + + 4 Cty TNHH Lam Hồng + + + + + 5 DN tư nhân Quang Phú + + + + + 6 DN tư nhân Hải Hà + + + + 7 Cty CP An Sơn + + + + 8 HTX Tứ Lộc + + + + + 9 HTX Hợp Thịnh + + + + + 10 HTX Liên Hợp + + + + + 11 HTX Thành Công + + + + + 12 HTX Đồng Tiến + + + + + 13 HTX Thanh An + + + + + 14 Cty TNHH Tân An + + + + + 15 Liên Doanh Việt Nhật + + + + + 16 Liên Doanh DMC + + + + + 17 Cty TNHH Trung Đức + + + + + Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An 2.6. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm Đá vôi trắng trong công nghiệp hiện nay là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trên thế giới. Các ngành sử dụng đá vôi trắng chủ yếu là ngành công nghiệp hoá chất ( 34% ), công nghiệp giấy ( 30% ), lĩnh vực môi trường ( 28% ), ngành xây dựng ( 8% ). Trong những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng phát triển rất ồ ạt song các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý còn ít hiểu về thị trường mặt hàng này, chủ yếu ai mua thì bán, nên dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô, bán đá khối, đá ngô, bột đá cấp thấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh tái chế xuất khẩu, nên giá trị rất thấp: Đá ngô giá chỉ 50.000 đồng/tấn bán cho các cơ sở làm đá Granito, đá xẻ giá 80.000 đồng/m2, bột đá thô giá 180000 – 300000 đồng/tấn dùng làm bột bả tường....với giá bán như vậy thấp hơn nhiều so với giá bán của bột đá trắng siêu mịn. Sản phẩm của ta chủ yếu bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.... Sản lượng xuất khẩu sản phẩm đá vôi trắng sang các nước này đạt được qua các năm như sau: Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu đá vôi trắng giai đoạn 2001 – 2008 Nguồn: Sở Thương Mại Nghệ An Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng đá vôi trắng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài ngày càng tăng. Nếu năm 2002 sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 8135 m3, đến năm 2008 sản lượng này đạt 423.607 m3. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu chủ yếu đều ở dạng chế biến thô nên giá trị không cao. Hiện nay, thị trường đá vôi trắng rất lớn kể cả trong nước và quốc tế nhưng các doanh nghiệp của ta lại chưa có thị trường ổn định và vững chắc, mà phải bán qua các khâu trung gian. III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN 1. Những kết quả đạt được Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có một vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Trong giai đoạn 2006 – 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp này chiếm khoảng 13,4 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh với tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 29,7%/năm và thu hút khoảng 18 – 20 ngàn lao động trên địa bàn. Một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng. Trong những năm qua ngành công nghiệp này đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau: Năm 2003 chế biến 60 ngàn tấn bột đá trắng siêu mịn, 78 ngàn tấn đá hộc + đá xay + đá block và 123 ngàn m2 đá ốp lát + đá xẻ, sản phẩm đá tạc tượng, đá thủ công mĩ nghệ, đạt tốc độ tăng trưởng 175 – 198 %/năm. Năm 2005 đầu tư theo chiều sâu các cơ sở hiện có và chế biến được 80 ngàn tấn bột đá trắng siêu mịn, 120 ngàn tấn đá hộc + đá xay + đá block và 160 ngàn m2 đá ốp lát + đá xẻ,3 ngàn sản phẩm đá tạc tượng, đá mỹ nghệ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 185 %/năm. Năm 2010 phấn đấu kêu gọi đầu tư chế biến đá trắng siêu mịn đạt 800 – 900 ngàn tấn, đá xẻ ốp lát đạt 600 ngàn m2 và 10 ngàn sản phẩm đá tạc tượng và đ mĩ nghệ, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 150%/năm. Với tốc độ phát triển như trên thì thời kỳ năm 2000 – 2003 đã đạt được tốc độ tăng trưởng 175 – 197 %/năm. Thời kỳ 2003 – 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 185 %/năm và thời kỳ 2006 – 2009 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 150%/năm và thời kỳ 2010 – 2015 phấn đấu thành ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh. Không những thế ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng hàng năm thu hút hơn hàng ngàn lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương. Riêng năm 2008 đã thu hút được 1337 lao động, doanh thu đạt 60.873 Tr/đồng và nộp ngân sách nhà nước 1.445,4 Tr/đồng. Chúng ta có thể tổng hợp kết quả đạt được của các đơn vị kinh doanh đá vôi trắng trong năm 2008 qua bảng số liệu sau: Bảng 9: Kết quả đạt được của các đơn vị kinh doanh đá vôi trắng năm 2008 TT Tên đơn vị Lao động sử dụng (người) Doanh thu (Tr/đồng) Nộp ngân sách (Tr/đồng) 1 Cty Bê tông đá hoa 82 900 48 2 Cty LD Việt Nhật 95 7000 350 3 Cty LD DMC 74 3000 0 4 Cty TNHH Toàn Thắng 49 450 9,6 5 Cty TNHH Tân Đại Thành 67 736 46 6 Cty TNHH Lam Hồng 50 5004 58 7 Cty TNHH Thành Trung 30 83 8,4 8 DNTN Quang Sơn 20 171 31 9 DNTN Hải Hà 14 330 22 10 DNTN Anh Tuấn 35 1600 78 11 HTX Tứ Lộc 60 600 10 12 HTX Liên Hợp 25 340 11 13 HTX Hợp Thịnh 29 228 22 14 HTX Thành Công 120 3000 21 15 HTX Đồng Tiến 58 807 67 16 HTX Thanh An 60 735 43 17 Cty CP Tân An 11 400 0 18 Cty TNHH Quang Tiến 50 0 0 19 Cty TNHH Hợp Hưng 20 163 25 20 Cty Kim Loại Màu 70 400 32 21 Cty Khoáng sản 24 13000 200 22 Cty CP Trung Đức 62 4100 0 23 Cty TNHH Quyết Thắng 8 225 12 24 HTX Quyết Thành 50 7500 120 25 Cty TNHH Thuận Thành 20 2800 60 26 Cty TNHH Vinh An 45 6000 163 27 Cty TNHH Hương Liệu 18 858 0 28 Hộc cá thể Võ Duy Trưng 6 240 8,4 29 LHSX TP Hồ Chí Minh 50 105 0 30 DNTN Lê Đình Âu 35 98 0 Cộng 1.337 60.873 1.445,4 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Như vậy, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua và có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển KTXH trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. 2. Những mặt còn tồn tại 2.1. Sản lượng khai thác còn rất khiêm tốn Mặc dù có tiềm năng to lớn về tài nguyên đá vôi trắng nhưng kết quả khai thác và chế biến đá trắng ở Nghệ An còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng đó. 2.2. Tình trạng khai thác đá vôi trắng còn diễn ra nhiều nơi Tình trạng khai thác đá vôi trắng trái phép trên địa bàn diễn ra ở nhiều nơi, bất chấp các quy định của pháp luật làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường sinh thái, gây mất trật tự trị an, an toàn xã hội... Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đá vôi trắng còn yếu kém, thiếu đồng bộ và tập trung, đồng tâm hiệp lực giữa các cơ quan quản lý, đã để xảy ra tình trạng tranh dành, lấn chiếm tài nguyên, chiếm giữ, đầu cơ quyền khai thác đá vôi trắng, buôn bán nhỏ. Các nhà đầu tư thực sự, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm khai thác không có tài nguyên để phát triển. 2.3. Công tác thăm dò, quy hoạch dài hạn chưa tốt Công tác điều tra thăm dò địa chất còn thiếu các tài liệu cần thiêt để có thể tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản theo đúng quy định của luật Khoáng sản và kỹ thuật khai thác mỏ. Chưa có một quy hoạch dài hạn thống nhất để định hướng cho các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. 2.4. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, tự phát Các cơ sở khai thác, nhất là các thành phần kinh tế tư nhân, thường phát triển tự phát, thiếu định hướng dài hạn. Thiết kế mỏ, các phương án bảo vệ môi trường.... được xây dựng chủ yếu chỉ để đối phó xin giấy phép, không được thực hiện trên thực tế Ngoài một số các cơ sở khai thác và chế biến quy mô lớn, hoạt động rên địa bàn chủ yếu là các cơ sở khai thác quy mô nhỏ và rất nhỏ, tài nguyên bị xé nhỏ, thời hạn được cấp phép ngắn từ 3- 5 năm. 2.5. Công nghệ khai thác còn thủ công Công nghệ khai thác chế biến đá vôi trắng còn lạc hậu, chủ yếu là sơ chế và tiêu thụ quặng thô. Hiệu quả kinh tế xã hội thấp. Các cơ sở này cũng là những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, tổn thất tài nguyên nhiều nhất. 2.6. Khai thác và chế biến đá vôi trắng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng thì các cơ sở khai thác đã thải ra môi trường một lượng chất độc hại rất lớn gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và phá vỡ hệ sinh thái. 2.7. Quy trình khai thác thực hiện chưa tốt Hầu như các cơ sở khai thác chưa thực hiện đúng quy trình khai khác theo quy định của luật Khoáng sản và kỹ thuật khai thác mỏ. Vì rên thực tế không có điều kiện thực hiện đầy đủ các công việc của công nghệ khai thác như thăm dò, hoàn thổ, sử dụng nước tuần hoàn, bóc và thải đất thải, xử lý nước thải, chế biến sâu, các hoạt động kiểm tra tỷ lệ thu hồi đá vôi trắng có ích, khó tổ chức sử dụng tổng hợp tài nguyên ... 3. Nguyên nhân của những tồn tại 3.1. Nguyên nhân khách quan Nghệ An có tiềm năng về đá vôi trắng lớn nhưng các mỏ đá phân bố không đều và không tập trung, trải dài trên một diện tích rộng, có địa hình phức tạp, khó có điều kiện tổ chức khai thác quy mô lớn. Mức độ điều tra về địa chất cơ bản khá thấp, không đủ điều kiện để có thể đánh giá tài nguyên chính xác và quy hoạch định hướng phát triển lâu dài. Bản thân các khoáng sản đá vôi trắng thường có điều kiện hình thành phức tạp. Vì vậy điều tra thăm dò địa chất thường chỉ có thể đạt tới cấp thăm dò C1 và C2, thậm chí có nơi chỉ cấp P ( trữ lượng dự báo ). Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới việc thiết kế khai thác và tổ chức sản xuất một cách ổn định của các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản. Vốn đầu tư thăm dò địa chất lớn. Từ khi luật khoáng sản quy định các nhà đầu tư phải bỏ vốn vào thăm dò địa chất, ít có tổ chức, cá nhân trong nước nào có đủ điều kiện để tổ chức thăm dò địa chất một cách đầy đủ và bài bản, dẫn đến tài nguyên bị xé nhỏ thành từng khu vực để chia lại cho các nhà đầu tư quy mô nhỏ. Điều kiện địa chất, địa hình mỏ phức tạp đòi hỏi phải đầu tư lớn cho các điều tra thăm dò, xây dựng hạ tầng cơ sở. Với đồng vốn hạn hẹp, các doanh nghiệp trong nước khó có điều kiện đầu tư đầy đủ các hạng mục công việc chuẩn bị khai thác và xử lý môi trường. Hệ thống giao thông của tỉnh còn yếu kém, đặc biệt là các khu vực miền núi nơi mà có nhiều mỏ đá vôi trắng, gây khó khăn cho việc đi lại trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. Sức ép của quá trình phát triển kinh tế xã hội và việc giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho lao động địa phương. Các chế tài về quản lý và xử lý các hành vi vi phạm luật Khoáng sản,luật Tài Nguyên môi trường chư đủ mạnh và có sức răn đe, giáo dục cao. 3.2. Nguyên nhân chủ quan Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa đồng bộ và đầy đủ, hiệu lực thực hiện chưa cao. Nhận thức về bảo vệ tài nguyên khoáng sản nói chung và đá vôi trắng nói riêng còn thấp.Việc quản lý tài nguyên đá vôi trắng tai nhiều địa phương còn buông lỏng, luật Khoáng Sản chưa thực sự đi vào cuộc sống. Chưa đánh giá đúng tiềm năng, vị trí vai trò của ngành khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An. Chậm xây dựng, thống nhất một quy hoạch tổng thể về các hoạt động điều tra, thăm dò địa chất, khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn để định hướng cho công tác quản lý và thu hút đầu tư phát triển mỏ ở Nghệ An. Thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý tài nguyên đá vôi trắng và bảo vệ tài nguyên môi trường .... Ngân sách đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên đá vôi trắng và bảo vệ môi trường hàng năm quá ít. Công tác tổ chức, quản lý, thanh tra, kiểm soát các hoạt động khai thác đá và an toàn môi trường còn thiếu nhiều điều kiện kể cả về trang thiết bị và phương tiện hoạt động. Công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác và chế biến đá trắng của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xúât kinh doanh còn nhiều hạn chế cầm được khắc phục... Các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng chủ yếu là quy mô nhỏ, thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ kỹ thuật mỏ, điạ chất làn nghề, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn....Tình trạng làm ăn mang tính chộp giật, ăn xổi, thiếu chuyên môn hoá còn khá phổ biến. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 1.1. Quan điểm phát triển Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm mền Trung. Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại. Phát triển nhanh các dịch vụ, du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng; các ngành công nghiệp có lợi thếtại các khu, khu nông – lâm - thuỷ sản, thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí…Xây dựng một nền nông – lâm nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Đảm bảo đạt đồng thời ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng – an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực ngoài vào tỉnh. 1.2. Mục tiêu phát triển 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đặm đà bản sắc xứ nghệ; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể GDP/ người tính theo USD giá hiện hành đạt khoảng 850 – 1000 USD vào năm 2010 và trên 3.100 USD vào năm 2020, bằng 1.1 lần mức bình quân của cả nước ( GDP/ người của cả nước năm 2020 khoảng 2850 USD theo dự báo của viện chiến lược phát triển - Bộ KH & ĐT). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) đạt bình quân khoảng 12%/ năm trong cả giai đoạn 2006 – 2020, trong đó khu vực nông – lâm – thuỷ sản tăng bình quân hàng năm khoảng 5 – 5,5 %; công nghiệp – xây dựng khoảng 15- 15,5 %, dịch vụ khoảng 12- 12,5 % trong cả giai đoạn 2006 – 2020. Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh giai đoạn sau năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông – lâm - thuỷ sản khoảng 24%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 45 – 45,5 %; 40,5 – 41% và 14 – 14,5 %. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 khoảng 350 triệu USD, năm 2020 khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20 – 21 % trong cả thời kỳ 2006 – 2020. Độ mở của nền kinh tế ( tính theo kim ngạch XK/GDP ) cải thiện đáng kể, đạt 17 – 18 % năm 2020. Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24 – 25 % trong cả thời kỳ 2006 – 2020, năm 2010 đạt khoảng 5000 – 5.5000 tỷ đồng, chiếm 11.5 % GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm 18,4 %. 2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi tắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 2.1. Quan điểm phát triển Phát triển công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này. Ưu tiên đầu tư chế biến tinh, chế biến sản phẩm cuối cùng để tăng giá trị của sản phẩm. Đây cũng là nguồn lực phát triển công nghiệp khai thác và chế biến tỉnh nhà góp phần nâng cao giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo điều kiện tăng thu ngân sách. Phấn đấu đưa ngành công nghiệp này lên ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Nghệ An Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng nhằm tạo ra một ngành nghề mới của tỉnh Nghệ An, có quy mô lớn, có trang thiết bị công nghệ hiện đại có khả năng khai thác và chế biến sản phẩm bột đá trắng siêu mịn để xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng nhưng phải bảo vệ được môi trường sinh thái, việc khai thác phải theo quy hoạch, kế hoạch phải đầu tư công nghiệp hiện đại, đồng bộ trên cơ sở đó mới chống ô nhiễm môi trường một cách có hiệu quả, tổ chức lại các cơ sở chế biến khắc phục tình trạng tổ chức chế biến tùy tiện gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường. 2.2. Mục tiêu phát triển 2.2.1. Mục tiêu dài hạn - Đưa ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Nghệ An - Đưa giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng chiếm tỷ trọng lớn trong khai thác, góp phần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh nhà. - Phân vùng khai thác và chế biến đá vôi trắng - Đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. 2.2.2. Mục tiêu ngắn hạn - Trong những năm tới cần ưu tiên khai thác quy mô lớndành những mỏ lớn cho các dự án đầu tư hiện đại, chế biến tinh, chế biến đến sản phẩm cuối cùng nhằm tăng giá trị sản phẩm với giá trị tối đa. - Lập lại trật tự khai thác chế biến theo quy hoạch và kế hoạch. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn - Phát triển thêm mặt hàng mới: đá trắng siêu mịn, đá xẻ, đá tạc tượng, đá mỹ nghệ. - Giải quyết công ăn việc làm , tăng thu nhập cho người lao động. - Tăng cường phát triển các mặt hàng đa dạng từ đá vôi trắng, kể cả việc xuất khẩu đá khối bloc, để từng bước xâm nhập vào thị trườn quốc tế. 2.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng 2.3.1. Dự báo nhu cầu thị trường 2.3.1.1. Nhu cầu thị trường nội địa - Nhu cầu cho ngành giấy: Theo quy hoạch phát triển ngành Giấy của việt Nam đến năm 2020, dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành giấy như sau: Bảng 10: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành giấy đến năm 2020 Đơn vị: 1000 tấn Danh mục 2005 2010 2015 2020 1. Tổng nhu cầu giấy 1.230 1.980 3.190 5.100 Giấy viết và in 240 385 620 1.000 Giấy báo 75 120 190 300 Giấy bao bì 700 1.150 1.850 2.980 Giấy khác 215 325 530 820 2. Nhu cầu bột đá vôi trắng 85 138 223 360 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành sơn, matít Bảng 11: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành sơn, matít đến năm 2020 Đơn vị: 1000 tấn Danh mục 2005 2010 2015 2020 Tổng nhu cầu sơn 97,3 161,3 248,1 350 Nhu cầu bột đá vôi trắng 11,676 19,356 29,772 42 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Nhu cầu bột đá vôi trắng trong công nghiệp chất dẻo Trên cơ sở mức tăng trưởng GDP và mức tiêu thụ trên đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực, nhu cầu chất dẻo được dự báo như sau: Bảng 12: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho công nghiệp chất dẻo đến năm 2020 Đơn vị: 1000 tấn Danh mục 2005 2010 2015 2020 Tổng nhu cầu chất dẻo 759 1.470 2.560 3.830 Nhu cầu bột đá vôi trắng 45,450 88,2 153,06 229,8 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Chúng ta có thể tổng hợp nhu cầu bột đá vôi trắng tại thị trường Việt Nam đến năm 2020 qua bảng sau: Bảng 13: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng tại thị trường Việt Nam đến năm 2020 Đơn vị: 1000 tấn Danh mục 2005 2010 2015 2020 Giấy 85 138 223 360 Sơn 11,767 19,356 29,772 42 Chất dẻo 45,54 88,2 153,06 229,8 Khác 2,784 4,444 9,168 13,2 Dự phòng 50 % 72,5 125 207,5 32,25 Cộng 217,5 375 622,5 967,5 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An Qua bảng số liệu ta thấy nhu cầu bột đá vôi trắng dành cho các ngành công nghiệp tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Đặc biệt là đối với ngành giấy và ngành công nghiệp chất dẻo. Chính vì vậy trong tương lai tỉnh Nghệ An cần có định hướng đúng đắn để thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng để đáp ứng được nhu cầu cho các ngành công nghiệp đó. 2.3.1.2. Nhu cầu thị trường quốc tế Dự báo nhu cầu thị trường Hoa Kỳ về các bột đá vôi trắng đến năm 2015 vào khoảng 25 – 27 triệu tấn, đến năm 2020 đạt khoảng 30 – 40 triệu tấn, tăng bình quân 2 – 3 %/năm. Thị trường Canada đến 2015 dự báo có nhu cầu tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn/năm và đến năm 2020 vào khoảng 3,5 – 5 triệu tấn với tốc độ tăng bình quân khoảng 1,5 – 2 %/năm. Nhu cầu về bột đá vôi trắng của các ngành công nghiệp ở EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng khá lớn và ngày càng tăng lên. 2.3.2. Phân vùng tài nguyên đá vôi trắng Theo điều tra đánh giá và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, vùng tài nguyên đá vôi trắng có thể được phân thành 5 vùng chính gồm: Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp có đá hoa calcít màu trắng của vùng có tiềm năng lớn và chất lượng tốt, hạ tầng giao thông thuận lợi. Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp. Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang. Đây là vùng có diện tích phân bố đá trắng lớn và chất lượng tốt. Vùng IV: Thuộc một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình. Đặc điểm vùng này có diện tích phân bố đá hoa rộng. Tại đây có hai loại đá hoa: đá hoa calcít và đá hoa dolomít. Vùng V: Thuộc khu vực huyện Tân Kỳ. Đặc điểm khu vực này có diện tích phân bố rộng, kết cấu đá có độ rỗng lớn, phù hợp cho các loại sản phẩm bột nghiền. Vùng I và vùng III có chất lượng tài nguyên đá vôi trắng tốt với trữ lượng lớn và phân bố tập trung, có thể quy hoạch khai thác để phục vụ sản xuất đá vôi trắng siêu mịn, đá ốp lát, tạc tượng chất lượng cao với quy mô công nghiệp. Vùng V có trữ lượng lớn nhưng phân bố không tập trung, nhiều điểm đá hoa đá trắng, trắng xám trữ lượng nhỏ, có thể tổ chức khai thác chọn lọc quy mô nhỏ, có kết hợp làm đá xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng với việc sản xuất đá trắng siêu mịn, các loại sản phẩm đá ốp lát, đá tạc tượng. 2.3.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng Trên cơ sở tiềm năng đá vôi trắng và dự báo nhu cầu thị trường chúng ta có thể định hướng khai thác và chế biến đá vôi trắng như sau: 2.3.3.1. Định hướng khai thác đá vôi trắng Vùng I: Gồm các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hợp. Đây là vùng đá trắng phân bố tập trung, chất lượng đá tốt có khả năng sản xuất đá trắng siêu mịn. Vùng này đã cấp 13 mỏ với diện tích 102 ha. Vùng này chỉ có Công ty Khoáng sản Nghệ An liên doanh với DMC được Bộ Công Nghiệp cấp 49 ha. Số còn lại được tỉnh Nghệ An cấp phép tận thu. Định hướng phát triển như sau: Đây là vùng tập trung, tài nguyên chất lượng tốt cần ưu tiên cho các dự án khai thác quy mô công nghiệp có trang thiết bị hiện đại để chế biến đá trăng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng cao cấp khác. Các mỏ đã được cấp phép tận thu khi hết thời hạn, chỉ cấp lại giấy phép hoặc gia hạn thêm những trường hợp thực sự đầu tư vào thăm dò dài bản, báo cáo trữ lượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức khai thác gắn với chế biến. Các điểm mỏ đã cấp phép mà không tiến hành tổ chức khai thác, sử dụng thì thu hồi lại giấy phép. Vùng II: Gồm xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình, Thọ Hợp, Thị Trấn. Vùng này có nhiều tài nguyên, nhưng phân bố không tập trung trên một diện tích hơn 1200 ha. Hiện đã cấp phép khoảng 26 ha. Tài nguyên ở đây ngoài đá vôi trắng kết tinh thô, còn có đá vôi trắng kết tinh mịn và hạt trung có thể vừa sản xuất đá trắng siêu mịn vừa sản xuất đá ốp lát, đá tạc tượng, đá xay granito... Định hướng phát triển là ưu tiên các khu vực tài nguyên quy mô lớn, tập trung, chất lượng tốt để khai thác quy mô công nghiệp, ghắn với chế biến nghiền mịn và siêu mịn đá vôi trắng. Số mỏ còn lại khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác chế biến bột đá thấp cấp tiêu dùng nội địa, đá hạt granitô, sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá xây dựng...Các khu vực chế biến cần được tổ chức tập trung nhằm tránh ô nhiễm môi trường và đảm an toàn lao động. Vùng III: Gồm các xã Châu Cường và Châu Quang. Vùng này cũng có tiềm năng tổ chức khai thác lớn, quy mô tập trung, chất lượng tài nguyên đá trắng tốt. Hiện vùng này đã được cấp phép 10 điểm mỏ có tổng diện tích 120 ha, gồm 3 mỏ lớn là mỏ liên doanh Việt Nhật 51 ha, mỏ của công ty khoáng sản ở Châu Cường 15ha và mỏ của công ty hợp tác Quân Khu 4 ở Châu Quang là 30 ha. Số còn lại là giấy phép khai thác tận thu. Định hướng phát triển vùng này như sau: Ưu tiên cho các dự án lớn khai thác công nghiệp, hiện đại gắn với chế biến đá vôi trắng siêu mịn phục vụ cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Các mỏ đã cấp tận thu cần được củng cố để đi vào khai thác có hiệu quả. Không cấp thêm các mỏ nhỏ ở vùng này. Các giấy phép khai thác tận thu khi hết hạn được xử lý tương tự như vùng I. Tâp trung phát triển khai thác công nghiệp và chế biến siêu mịn. Vùng IV: Một phần xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp, vùng này có tài nguyên , có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình, chủ yếu là mỏ tận thu, có thể dành cho đầu tư khai thác mỏ, nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Vùng V: Các mỏ đá vôi trắmg ở khu vực Tân Kỳ chủ yếu dành cho đầu tư sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá xay granito, một phần làm bột đá trắng khi có nhu cầu xuất khấu. Định hướng chung các mỏ đá vôi trắng còn lại ở Nghệ An không nằm trong quy hoạch của quốc gia và sẽ được giao cho Tỉnh quản lý, cấp phép theo quy định. 2.3.3.2. Định hướng chế biến đá vôi trắng Hiện nay đã hình thành 4 khu vực chế biến đá vôi trắng chủ yếu: Vùng khu TTCN Khung Thuộc: vùng này đã được lấp đầy bởi các dự án nhỏ của các doanh nghiệp tư nhân chế biến bột đá trắng thấp cấp, đá xẻ, đá tạc tượng. Vùng Diễn Châu: tại Cầu Bùng chế bột đá trắng siêu mịn của công ty cổ phần khoáng sản Nghệ An. Vùng Nghi Lộc có liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh công suất 80.000 tấn/năm và một số cơ sở nghiền mịn đang xây dựng tại các khu công nghiệp Nam Cấm. Công ty cổ phần Trung Đức chế biến bột đá trắng siêu mịn tại Nghi Khánh . Vùng Vinh và lân cận: Tập trung 5 doanh nghiệp tư nhân, 1 doanh nghiệp nhà nước, nằm rải rác ở 2 phường Bến Thuỷ và Trung Đô chế biến bột đá thấp cấp, đá ngô, đá ốp lát... Định hướng phát triển các khu vực chế biến như sau: Vùng Quỳ Hợp: có thể hình thành 3 khu vực chế biến. Trong đó có 1 cụm công nghiệp và 2 tiểu khu công nghiệp: Khu I ( khu vực Châu Quang ): lấy Công ty Hợp tác quân khu 4 làm nòng cốt thành lập 1 cụm công nghiệp chế biến bột đá trắng siêu mịn. Vùng này lấy nguyên liệu chủ yếu ở Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Quang. Phấn đấu sản lượng chế biến bột siêu mịn đến năm 2010 đạt sản lượng 100 – 150.000 tấn/năm. Khu II: ( khu Khung Thuộc ): Đây là khu TTCN tập trung của huyện Quỳ Hợp đã được lấp đầy với các sản phẩm chế biến bột đá vôi trắng siêu mịn, bột đa trắng cấp thấp, đá ngô, đá xẻ, đá tạc tượng đối với vùng này cần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, điện nước, thoát nước và khu xử lý nước thải. Khu III: Để tập hợp các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng quy mô nhỏ như sản xúât đá xẻ, đá ngô, tạc tượng...cần xây dựng 1 khu TTCN tập trung ở khu vực Nghĩa Xuân. Không để các doanh nghiệp chế biến đan xen trong khu dân cư như hiện nay. Khu vực này chủ yếu sử dụng nguyên liệu nguyên liệu của vùng IV và vùng II. Tuỳ theo tốc độ phát triển, vùng Quỳ Hợp có thể phát triển xuống khu vực các khu công nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn. Vùng Diễn Châu: Đối với vùng này lấy Công ty cổ phần khoáng sản Nghệ An làm nòng cốt đã có dự án chế biến siêu mịn công suất 60.000 tấn/năm. Có thể phát triển ở đây thêm 2 – 3 doanh nghiệp chế biến bột đá siêu mịn hình thành cụm công nghiệp đá trắng, đưa công suất chế biến cụm công nghiệp này đến năm 2010 lên 100 – 150.000 tấn/năm. Định hướng chung là hạn chế dần phát triển các cơ sở nghiền bột đá khu vực này. Vùng Nghi Lộc: Hiện tại vùng này có 2 doanh nghiệp chế biến đá trắng siêu mịn là Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh với công suất 80.000 tấn/ năm và công ty cổ phần Trung Đức 20.000 – 40.000 tấn / năm. Hiện nay Tập đoàn OMYA, tổng công ty xây dựng và thương mại Hà Nội đang xây dựng cơ sở chế biến công suất 100.000 tấn/năm và 80.000 tấn/năm. Dự kiến khu công nghiệp Nam Cấm sẽ thu hút chế biến khoảng 200 – 300.000 tấn/năm bột đá trắng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng khác và sẽ hạn chế phát triển các cơ sở chế biến đá vôi trắng ở khu vực này. Vì lý do cảnh quan môi trường và tiết kiệm diện tích đất công nghiệp. Định hướng trong những năm tới phát triển ra khu vực khu công nghiệp Hoàng Mai. Vùng Vinh: Hiện sản phẩm chủ yếu chỉ là bột đá trắng cấp thấp. Có 6 đơn vị hoạt động liên quan đến chế biến đá trắng, đã và đang được sắp xếp, di dời sản xuất ra khu TTCN Nghi Phú và các vùng lân cận của thành phố Vinh để tránh ô nhiễm môi trường. Cần có chính sách ưu đãi cho các cơ sở sản xuất di dời và có quy hoạch xây dựng TTCN chi tiết, phù hợp với loại hình snả xuất này. Không mở rộng và phát triển công nghiệp chế biến đá vôi trắng vùng này. Vùng Tân kỳ: Hiện nay đã có một số doanh nghiệp tiến hành công tác thăm dò đá trắng tại khu vực huyện Tân Kỳ. Nhìn chung đá trắng tại khu vực này kết tinh thô, phù hợp với công nghệ nghiền bột mịn và siêu mịn. Định hướng đến năm 2015 sẽ hình thành khu vực chế biến bột mịn và siêu mịn tại các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện với công suất 200.000 tấn/năm. II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 1. Giải pháp hạ tầng cơ sở 1.1. Phát triển hạ tầng cơ sở phần cứng Điều kiện hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp điện nước, phát triển các dịch vụ sản xuất và sinh hoạt là hạ tầng cơ sở phần cứng, chiếm một vai trò quan trọng trong việc phát triển mỏ đá .Nhằm hỗ trợ cho việc khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn như đối với một ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, Nghệ An cần tăng cường phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, để tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào phát triển mỏ đá nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở địa phương. Trong điều kiện khai thác mỏ nhỏ, phân tán, không có đủ điều kiện để xử lý môi trường một cách triệt để ở từng khu vực sản xuất, nhà nước cần hỗ trợ các địa phương có nhiều địa điểm khai thác nhỏ, tổ chức đắp đập, xử lý nước thải, lắng bùn một cách tập trung. Giải phóng mặt bằng nhanh chóng những diện tích đã được nhà nước cấp phép hoạt động khoáng sản, nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các nhà đầu tư phát triển các mỏ đá. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp cho hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường đúng tầm của một địa phương có tiềm năng về đá vôi trắng và có nhiều cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng. Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các khu cụm công nghiệp để tập hợp thu hút vốn đầu tư vào chế biến đá vôi trắng. 1.2. Phát triển hạ tầng cơ sở phần mềm Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về địa chất, hỗ trợ lãi suất vốn vay và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành công tác thăm dò địa chất một cách đồng bộ để có cơ sở tài nguyên vững chắc cho các hoạt động thiết kế mỏ và quản lý tài nguyên Xây dựng đồng bộ quy hoạch, phê duyệt, công bố quy hoạch tổng thể về tài nguyên khoáng sản để có căn cứ định hướng phát triển các hoạt động điều tra thăm dò, khai thác, vàc chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. Hoàn thiện, đồng bộ và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm cơ sở cho công tác quản lý trên địa bàn. Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, thanh tra giám sát các hoạt động tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn như: Xây dựng và đưa vào vận hành nề nếp quy chế phối hợp công tác giữa các sở, ban ngành và UBND trong việc quản lý, cấp phép, thanh tra giám sát các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. Đào tạo và bổ sung cán bộ quản lý khoáng sản có trình độ chuyên môn phù hợp cho cấp tỉnh và cấp huyện, đảm bảo các huyện đều có kỹ mỏ hoặc địa chất chuyên quản về đá vôi trắng và bảo vệ môi trường. Cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính công khai, công bằng và nhất quán trong việc cấp phép khai thác, chế biến đá vôi trắng. Phân định rõ trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cấp. Phân cấp quản lý tài nguyên và giám sát, thanh tra môi trường cho cấp huyện, nhất là những huyện có nhiều cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng. Tành lập hội đồng xét duyệt, đánh giá trữ lượng tài nguyên ở cấp tỉnh để đánh giá những tài nguyên thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Thực hiện tốt việc tuyên truyền và phổ biến luật khoáng sản và luật môi trường để nâng cao nhận thức của nhân dân và các cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. 2. Giải pháp, chính sách về thu hút vốn đầu tư Các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng thường có vốn đầu tư lớn và có nhiều rủi ro nên cần có những cơ chế đặc biệt để khuyến khích thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước chỉ thực hiện cho các mục đích quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay dể thực hiện công tác thăm dò địa chất hoặc xử lý môi trường tập trung. Như vậy để thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng cần phải: Tạo dựng môi trường quản lý đầu tư sản xuất kinh doanh thân thiện và công bằng với các doanh nghiệp của mọi thàng phần kinh tế, lấy mục tiêu phục vụ doanh nghiệp làm đầu. Hoàn thiện các hướng dẫn về trình tự và thủ tục thẩm định cấp phép tài nguyên theo hướng tập trung, thống nhất, rõ ràng và có thời hạn giải quyết đối với nhà đầu tư. Có chính sách đặc biệt để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Ưu tiên cấp phép hoạt động khoáng sản cho các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ để xây dựng, phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng. Các mỏ đá vôi trắng không nằm trong danh mục quy hoạch ở quy mô quốc gia được giao về cho cấp tỉnh quản lý và cấp phép khai thác, nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động trong việc thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác và tạo dựng một môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Không cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực tài chính, không đủ các quy định bắt buộc của luật Khoáng sản như không có giám đốc điều hành mỏ... Không xé nhỏ các mỏ đá vôi trắng thành từng khối nhỏ để cấp phép khai thác tận thu quy mô nhỏ. Kiên quyết xử lý triệt để các tình trạng khai thác trái phép trên địa bàn. Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở các khu vực đã cấp phép khai thác đá vôi trắng. Tăng cường công tác chuẩn bị nhân lực: đào tạo các bộ kỹ thuật có chuyên môn về ngành mỏ - địa chất, đào tạo đội ngũ công nhân khai thác, tuyển khoáng có tay nghề cao. Thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao tham gia vào các hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn. Đặc biệt trong điều kiện công tác điều tra địa chất ở Nghệ An còn rất sơ lược, tỉnh cần huy động và sử dụng cán bộ có trình độ cao ở trong nước về địa chất, nhất là cán bộ địa chất chuyên sâu để có thể diễn giải, cập nhật tình hình tài nguyên và có thể tư vấn kịp thời cho quá trình phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Công bố, công khai các điểm mỏ đá vôi trắmg đã phát hiện, các khu vực đã cấp phép khai thác và quản lý cũng như các khu vực cấm hoạt động khoáng sản để các tổ chức cá nhân có quan tâm chủ động đánh giá khả năng tham gia phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Chủ động xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng đá vôi trắng trên địa bàn với các đối tác tiềm năng để thúc đẩy phát triển các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng. Xây dựng một số dự án đầu tư phát triển các hoạt động khoáng sản bằng vốn ngân sách để giới thiệu, tư vấn cho các đối tác quan tâm tham gia đầu tư khai thác và chế biến đá vôi trắng ở Nghệ An. Có giải pháp nghiêm cấm việc mua bán, sang nhượng quyền được khai thác đá vôi trắng cho các tổ chức, cá nhân không có năng lực tổ chức khai thác mỏ theo đúng kỹ thuật, ngay sau khi được cấp phép khai thác, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ quyền được tổ chức khai thác và bảo vệ tài nguyên không bị tàn phá. Hạn chế việc cấp phép ngắn hạn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến đá vôi trắng. Có hình thức ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có quy mô lớn hiện có trên địa bàn và có đầu ra xuất khẩu. 3. Giải pháp về thiết bị công nghệ Để nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến, thế hệ mới ( không sử dụng thiết bị thải loại của các nước khác....) . Vì vậy các nhà đầu tư phải làm rõ danh mục các thiết bị công nghệ sử dụng, nguồn gốc thiết bị, thế hệ thiết bị trong dự án đầu tư khi trình duyệt. 4. Giải pháp về đào tạo nghề Hiện nay, hầu hết công nhân làm việc trong các đơn vị khai thác và chế biến đá trắng đều không có tay nghề và trình độ , nên dẫn đến năng suất lao động thấp, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng còn kém. Chính vì vậy để nâng cao năng suất lao động thì các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cần có các chính sách để đào tạo nghề cho công nhân. Cụ thể là các nhà đầu tư cần tổ chức đào tạo nghề tại chỗ hoặc gửi công nhân đi đào tạo nhất là công nhân kỹ thuật khai thác công nghiệp: nổ mìn, bảo quản kho mìn... Công nhân chế biến như: cấp liệu, vận hành các thiết bị nghiền, sàng tuyển, đóng gói..., đào tạo lao động chế tác đá mỹ nghệ. 5. Giải pháp bảo vệ môi trường Xây dựng quy chế ký quỹ môi trường bắt buộc đối với các cơ sở khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. Có những chế tài mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp quỹ theo đúng quy định, không có ngoại lệ. Hỗ trợ một phần vốn ngân sách Trung ương và Địa phương cho việc xây dựng một số công trình trọng điểm xử lý nước thải, hoàn khổ khai trường, phục hồi đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách, có đầy đủ trang thiết bị và nhân lực để theo dõi và quản lý môi trường. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm các giải pháp xử lý môi trường đã đăng ký và được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp. Không cấp phép hoặc gia hạn cấp phép hoạt động cho các cơ sở khai thác không thực hiện thết kế mỏ đã được phê duyệt khi cấp phép. Hình thành quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hoặc hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường với mức 1% chi ngân sách trên địa bàn. 6. Giải pháp về thị trường Quảng bá, giới thiệu tiềm năng đá vôi trắng tỉnh Nghệ An với các ngành đầu tư nước ngoài. Chỉ cấp mới tài nguyên đá vôi trắng để làm bột nghiền cho các nhà đầu tư chứng minh được đầu ra xuất khẩu của mình. Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu: Đây là giải pháp khó nhưng quyết định toàn bộ quá trình đầu tư phát triển. Vì vậy Sở Thương Mại cần có chương trình cụ thể để tiếp cận thị trường, các tổ chức doanh nghiệp cần tổ chức tham quan, hội chợ, cử các đoàn cán bộ đi các nước có tiêu thụ sản phẩm của ta để xúc tiến thị trường. 7. Giải pháp tổ chức thực hiện 7.1. UBND tỉnh Phê duyệt và công bố quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ban hành kịp thời các quy định về hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp, UBND huyện thị trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên đá vôi trắng, bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản Có giải pháp củng cố cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động quản lý tài nguyên đá vôi trắng và bảo vệ môi trường. Thành lập hội đồng đánh giá trữ lượng tài nguyên đá vôi trắng ở cấp tỉnh. 7.2. Sở tài nguyên môi trường Củng cố và hoàn thiện tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước và thanh tra nhà nước về tài nguyên đá vôi trắng và bảo vệ môi trường. Phối hợp với các sở: Công Thương, xây dựng soạn thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế quản lý các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. Chấn chỉnh lại việc cấp phép khai thác tài nguyên theo luật định và theo định hướng của cơ quan nhà nước 7.3. Sở công thương Tổ chức và hoàn thiện công tác quản ký khai thác đá vôi trắng trên địa bàn trong phạm vi quản lý của mình. Chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc thiết kế và thực hiện thiết kế khai thác mỏ, các quy trình, quy phạm trong khai thác mỏ và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở kế Hoạch và Đầu tư làm công tác xúc tiến đầu tư. Tham gia thẩm định các dự án, thiết kế khai thác và chế biến đá vôi trắng, các báo cáo tác động môi trường của các dự án khai thác và chế biến đá vôi trắng. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh xây dựng các chính sác ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoáng sản bằng nguồn vốn ngân sách. 7.4. Sở kế hoạch và đầu tư Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đến hoạt động khoáng sảnthực hiện công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến đá vôi trắng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng phần cứng cho các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng. 7.5. Công an tỉnh Giúp UBND tỉnh giám sát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn; phát hiện, báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý về các vấn đề liên quan về hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng với các cơ quan quản lý nhà nước. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về mô trường của các đơn vị hoạt động khoáng sản. 7.6. UBND cấp huyện Tổ chức tốt việc bảo vệ tài nguyên đá vôi trắng chưa được đưa vào khai thác trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường đến quần chúng nhân dân. Tích cực hỗ trợ các tổ chức và cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn. Giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật pháp về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý. 7.7. UBND cấp xã Trực tiếp tổ chức các buổi họp mặt để tuyên truyền cho nhân dân về luật khoáng sản và môi trường. Hỗ trợ cho UBND cấp huyện trong việc giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN Với tiềm năng to lớn về tài nguyên đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng hiện nay là điều hết sức cần thiết, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung và của đất nước nói riêng. Trong thời gian qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đã đạt được một số kết quả đáng kể: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 150 %/ năm , tổng nộp ngân sách cho nhà nước năm 2008 lên tới 1.445,4 triệu đồng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đồng thời giải quyết tình trạng thất nghiệp cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Bên cạnh đó thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế trên thì đề tài đã phân tích, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của hạn chế và qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đến năm 2020. Trong quá trình thực hiện do hạn chế về thời gian nên đề tài vẫn còn thiếu sót. Em mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Bùi Thị Lan cùng với các anh chị thuộc phòng KH Công nghiệp & Dịch vụ - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất Lao động – xã hội. 2. Bộ Công Nghiệp, (2006), Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2020. 3. UBND tỉnh Nghệ An, (2004), Đề án quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An đến năm 2015. 4. UBND tỉnh Nghệ An, (2009), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2020. 5. UBND tỉnh Nghệ An, (2009), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009. 6. Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2000. 7. Website: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – www..mpi.gov.vn Bộ Công nghiệp Việt Nam – www..moi.gov.vn Tổng cục thống kê – www.GSO.gov.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: Biểu đánh giá trình độ an toàn lao động Tiêu chí đánh giá: Tốt: trên 60 % Trung bình: 40 – 60 % Yếu: Dưới 40 % Nội quy an toàn: Tốt: Có nội quy và thực hiện tốt TB: Có nội quy nhưng chưa thự hiện đầy đủ Yếu: Chưa có nội quy Kết quả khảo sát 17 doanh nghiệp: 1. Khai thác - Chế biến theo thiết kế: Tốt: 1 TB: 5 Yếu: 8 2. Trang bị BHLĐ Tốt: 3 TB: 6 Yếu: 9 3. Giảm ô nhiếm môi trường Tốt: 3 TB: 10 Yếu: 3 4. Biện pháp phòng cháy chữa cháy Tốt: 2 TB: 5 Yếu: 7 5. Nội quy an toàn lao động Tốt: 3 TB: 0 Yếu: 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25701.doc
Tài liệu liên quan