Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang

Vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này là Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, theo luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định hình thành công ty, mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệmhữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ, các công ty cổ phần có cách thức huy động vốn cổ phần khác nhau do các công ty cổ phần có các dạng khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia đối tác góp. Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu liên doanh.

doc64 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Điện tỉnh, xây dựng chương trình kế hoạch theo tháng , quý, năm về các nội dung được Giám đốc Bưu điện tỉnh giao Duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị toàn bộ các đơn vị sản xuất thuộc Bưu Điện tỉnh. Phòng kế hoạch đầu tư – Xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Bưu điện Tỉnh, bảo vệ kế hoạch trước Tập đoàn Xây dựng kế hoạch và giao cho các đơn vị thuộc khối sản xuất theo khả năng, tình hình thực tế của từng Bưu điện huyện, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc Lập kế hoạch về đầu tư mạng lưới, đầu tư các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc. Theo dõi việc xây dựng cơ bản của toàn Bưu điện tỉnh. Phòng Hành chính – Quản trị: Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, văn bản, tài liệu gửi đến Bưu Điện tỉnh. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác hành chính quản trị tại Văn phòng Bưu Điện Tỉnh, quản lý lưu trữ các công văn, chỉ đạo của cấp trên theo quy định. Sao, gửi các chỉ thị, văn bản, công văn , chỉ đạo của Bưu Điện tỉnh đến các đơn vị thuộc khối sản xuất, các phòng ban của Khối văn phòng Bưu Điện tỉnh. Đảm bảo công tác bảo mật theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và quy chế bảo vệ bí mật của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông trong việc quản lý các công văn, chỉ đạo theo đúng quy định bảo mật thư tín của Nhà nước. Hướng dẫn và phối hợp với các phòng liên quan tổ chức thực hiện sắp xếp , bảo quản hồ sơ lưu trữ, dữ liệu lưu trữ trên máy tính, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu. 2.1.2.2 Các đơn vị sản xuất Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình quản lý theo đúng quy định về các ngành nghề được kinh doanh theo pháp luật, quy định của Nhà nước, của ngành. Quản lý mạng lưới trên địa bàn, tài sản đã được Bưu điện tỉnh giao, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Bưu Điện tỉnh giao nhằm phát triển kinh doanh và dịch vụ. Bảo toàn, phát triển nguồn vốn và các nguồn lực khác được giao. Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin bưu chính – PHBC thống nhất của Bưu Điện Tỉnh và của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. Quản lý về lao động, đôn đốc các bộ phận thuộc đơn vị quản lý thực hiện các kế hoạch do Bưu điện tỉnh giao và các kế hoạch đơn vị đăng ký với Bưu điện Tỉnh. Thực hiện phân phối thu nhập đến người lao động theo đúng quy chế của Bưu Điện Tỉnh Thực hiện báo cáo Bưu điện tỉnh về thực hiện kế hoạch, tình hình mạng lưới, khai thác trên mạng lưới, chất lượng khai thác các thiết bị, các dịch vụ bưu chính – phát hành báo chí, các báo cáo kế toán thống kê theo quy định. Liên hệ chặt chẽ với địa phương đơn vị đóng trụ sở , nắm bắt tình hình quy hoạch của địa phương để báo cáo Bưu Điện tỉnh có hướng phát triển mạng lưới Bưu chính – Viễn thông phù hợp với sự phát triển của địa phương .Thực hiện chỉ đạo của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác trong Bưu Điện tỉnh thực hiện các mục tiêu kế hoạch chung về kinh doanh, phục vụ, hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin. Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Tổng Công ty Bưu chính và của Bưu Điện tỉnh , tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và bảo vệ trước Bưu điện tỉnh để được phê duyệt và triển khai thực hiện theo phân cấp. 2.1.3 Hoạt động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 2.1.3.1 Dịch vụ Bưu chính - Phát hành báo chí Hoạt động bưu chính được thực hiện trên toàn hệ thống các bưu cục, ki ốt, các điểm Bưu điện – Văn hoá xã, doanh thu từ hoạt động bưu chính chỉ chiếm tỷ lệ ít trên tổng doanh thu do dịch vụ này mang tính công ích, phục vụ nhiều hơn kinh doanh. Toàn tỉnh có 274 điểm phục vụ trong đó: 1 Bưu cục cấp I, 5 Bưu cục cấp II, 19 Bưu cục cấp III, 8 ki ốt, 128 đại lý, 113 điểm Bưu điện – Văn hoá xã, bình quân doanh thu đạt 1,065 triệu đồng/tháng. Bán kính điểm phục vụ 2,6km/điểm, số dân bình quân/điểm 2.664 người/Điểm. Chuyển đổi toàn bộ đường thư cấp III sang bán chuyên nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí, lao động mà vẫn đảm bảo chất lượng hành trình đường thư. Giải quyết kịp thời hơn 90 trường hợp khiếu nại của khách hàng về các dịch vụ Bưu chính. Mở dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ Bưu chính đến các Bưu Điện huyện, đến hết năm 2007, toàn bộ 5 huyện thị và Bưu Điện Thị xã đều đã mở dịch vụ khai giá và dịch vụ phát hàng thu tiền(COD), tiếp tục tham gia ký hợp đồng đại lý dịch vụ chuyển phát nhanh với Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện, mở dịch vụ chuyển phát nhanh đến các Bưu cục III, các điểm Bưu điện – văn hoá xã. Nối mạng chuyển tiền đến tất cả các Bưu điện huyện, mở dịch vụ chuyển tiền nhanh và dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến các Bưu cục III. Tổng số tiền huy động tiết kiệm Bưu Điện trong năm tăng 27,7% so với năm 2006. Về phát hành báo chí: Phát hành 4.220.000 tờ, tăng 7,6% , số đầu sách bình quân/Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, có 8 loại báo chí được cấp cho điểm Bưu điện – Văn hoá xã trong đó có 2 loại của Tập đoàn cấp là Báo văn hoá và Báo Nhân chứng và sự kiện, Bưu Điện tỉnh cấp 2 loại là báo Nhân dân và báo Bưu Điện, tỉnh cấp 4 loại là Báo Pháp luật, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tuyên Quang và Báo Tân trào. Chuẩn bị cho công tác chia tách Bưu chính – Viễn thông, đăng ký cho xây dựng và duyệt quy hoạch cấp đất để xây dựng trung tâm giao dịch bưu chính các huyện, mở rộng Bưu Điện Thị Xã để xây dựng nhà làm việc cho Bưu Điện Tỉnh mới. Doanh thu các dịch vụ cơ bản của bưu chính – Phát hành báo chí được thể hiện: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tem 1,21 1,28 1,17 Chuyển tiền 0,61 0,64 0,74 Bưu kiện 0,073 0,07 0,09 Chuyển phát nhanh 0,72 0,29 Phát hành báo chí 1,27 1,47 1,56 Nguồn: Báo cáo doanh thu bưu chính - PHBC Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang năm 2005 đến năm 2007 Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy doanh thu bưu chính tuy đã mở nhiều dịch vụ nhưng doanh thu chiếm một tỷ lệ nhỏ do khai thác bưu chính phần lớn vẫn là khai thác thủ công, chi phí nhân công lớn, doanh thu chủ yếu là tem, phong bì, các dịch vụ chuyển tiền tuy năm sau có cao hơn năm trước nhưng phát triển chậm. 2.1.3.2 Dịch vụ Viễn thông Tổng dung lượng đạt hiệu suất sử dụng 95,6%, các tuyến truyền dẫn nội tỉnh được thay thế bằng cáp quang thay cho vi ba, phối hợp với Vinaphone lắp đặt trạm BTS dọc Quốc lộ 2 và tỉnh lộ 279, đến hết năm 2007 chỉ còn lại các xã vùng sâu, vùng xa thuộc hai huyện Chiêm Hoá và Na hang chưa phủ sóng Vinaphone. Cuối năm 2007 thử nghiệm và cho triển khai phát triển điện thoại cố định GPHONE đến các vùng khó khăn về việc phát triển mạng cáp, đảm bảo có hiệu quả về chất lượng dịch vụ. Phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông tập huấn nghiệp vụ cho các đại lý, cấp chứng chỉ cho 100% đại lý internet, triển khai cài đặt phần mềm quản lý đại lý internet. Triển khai dịch vụ internet công cộng đến các điểm Bưu Điện – Văn hoá xã, các bưu cục cấp III . Doanh thu viễn thông được thể hiện: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Điện thoại 51,33 56,48 57,38 Bán hàng 7,61 13,5 7,92 internet 1,21 0,92 1,25 Nguồn: Báo cáo doanh thu viễn thông Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang năm 2005 đến năm 2007 2.1.3.3Phát triển mới máy điện thoại Chú trọng phát triển mạng cáp đến các khu vực xa để kịp thời phục vụ nhu cầu sử dụng máy điện thoại của dân cư. Thực hiện phối hợp với các đơn vị chủ dịch vụ là Công ty Vinaphone, VDC1 tổ chức khuyến mại về các dịch vụ liên quan. Năm 2005 doanh thu phát triển máy mới đạt 2,911 tỷ đồng, chiếm 3% tổng doanh thu. Năm 2006 tổng doanh thu phát triểm mới đạt 3,55 tỷ, năm 2007 đạt 3,06 tỷ chiếm 3,7% tổng doanh thu, so với năm 2006 giảm do nguyên nhân thị phần bị chia sẻ, việc phát triển mạng lưới không đáp ứng. 2.1.3.4 Kết quả hoạt động chủ yếu CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Doanh thu phát sinh 0 66,96 78,58 74,18 Doanh thu phân chia BC – VT 0A 17,55 26,26 23,31 Doanh thu sau phân chia( 1=0-0A) 1 49,40 52,32 50,87 Trong đó: Doanh thu xuất khẩu 2 Các khoản giảm trừ( 3= 4+5+6+7) 3 + Chiết khấu thương mại 4 + Giảm giá 5 + Hàng bán bị trả lại 6 + Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế Xkhẩu 7 1.Doanh thu bán hàng và c.c dịch vụ 10 49,40 52,32 50,87 Doanh thu phải nộp 10A Doanh thu điều tiết 10B 31,13 26,54 36,81 Doanh thu được hưởng (10C=10-10A+10B) 10C 80,53 78,87 87,68 2. Giá vốn hàng bán 11 57,43 56,18 68,84 3. Lợi nhuận gộp( 20=10C – 11) 20 23,1 22,69 18,83 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 0,38 0,58 0,33 5. Chi phí tài chính 22 0,064 0,013 Trong đó lãi vay phải trả 22A 0,064 0,013 6. Chi phí bán hàng 24 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9,74 8,99 9,79 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 30 13,09 14,26 9,37 9. Thu nhập khác 31 0,53 0,32 0,27 10. Chi phí khác 32 0,1 0,18 0,12 11. Lợi nhuận khác( 40= 31-32) 40 0,43 0,14 0,14 12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+31-32) 50 13,13 14,4 9,52 13. Thuế TNDN phải nộp 51 3,52 4,54 3,0 Trong đó: Trực tiếp nộp ngân sách 51A - Nộp tổng công ty để nộp NS 51B 3,52 4,54 3,0 Lợi nhuận sau thuế 60 9,62 9,85 6,51 Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang năm 2005 đến 2007 Qua theo dõi bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang từ năm 2005 đến năm 2007, có thể thấy lợi nhuận sau thuế đạt cao nhất là năm 2006, năm 2007 lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2006 chủ yếu do thị phần bị chia sẻ, năm 2007 đã có 5 doanh nghiệp kinh doanh viễn thông cùng khai thác tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong khi doanh thu chủ yếu của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là doanh thu từ các dịch vụ viễn thông. Chi phí quản lý tương đối ổn định, chiếm 14,54% tổng doanh thu năm 2005, năm 2006 chiếm 11,44%, đến năm 2007 chiếm 13,19%, doanh thu năm 2007 giảm xong chi phí quản lý tăng lên, do đó Bưu Điện tỉnh phải có kế hoạch xắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp , tăng hiệu quả lao động của bộ phận quản lý. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng cao so với năm 2005 và 2006( 68,84 tỷ so với 57,43 tỷ và 56,18 tỷ), tuy nhiên đặc thù kinh doanh của Bưu Điện tỉnh đối với các mặt hàng có chi phí vốn là mang tính chất kinh doanh thương mại, nhập hàng từ các doanh nghiệp khác về bán nên giá vốn hàng bán phụ thuộc vào giá bán hàng của các doanh nghiệp cung cấp. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Bưu Điện tỉnh chủ yếu là thu từ lãi tiền gửi Ngân hàng, do đó doanh thu thu được phụ thuộc vào lượng tiền gửi Ngân hàng trong năm. 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 2.2.1 Thực trạng TSLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang Bảng 2.1 Cân đối tài sản năm 2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng A. Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ B. Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ I. TSLĐ 38,828 44,549 III. Nợ phải trả 37,904 42,405 1. Tiền mặt 24,852 14,447 1.Vay ngắn hạn 37,415 41,779 2. Phải thu 7,916 8,07 2. Vay dài hạn 0 0 3. Tồn kho 3,519 21,893 3. Phải trả 0,596 0,780 4. TSLĐ khác 2,539 0,137 4. Nợ khác 0,489 0,625 II. TSCĐ 67,622 78,036 IV. Vốn chủ sở hữu 68,546 80,181 1. TSCĐ 66,238 76,419 1. LN chưa phân phối 3,083 1,963 2. Đầu tư dài hạn 0,027 0,027 2. Vốn + quỹ 2,637 2,331 Tổng 106,451 122,586 Tổng 106,451 122,586 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007 Kết cấu tài sản nguồn vốn Theo bảng 2.1 kết cấu tài sản và nguồn vốn của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua, ta có thể thấy: * Về tài sản Trong tổng tài sản, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 là 39%, năm 2007 chiếm 36%. Trong tài sản lưu động, lượng tiền tại quỹ năm 2007 giảm so với năm 2006 là 58,13%, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của Bưu điện tỉnh kém đi. Các khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh đã giảm tương đối( từ 12,786 tỷ năm 2006 xuống 8,07 tỷ năm 2007). Đây là tín hiệu tốt vì như vậy, Bưu Điện tỉnh đã tích cực thu nợ, cần phát huy. Hàng tồn kho của Bưu Điện tỉnh tăng cuối kỳ năm 2007 so với năm 2006 là khá lớn, chiếm 17,85% tổng tài sản, trong khi đó năm 2006 hàng tồn kho chỉ chiếm 3,3%. Cơ cấu này là bất hợp lý, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dẫn đến bất hợp lý trong sử dụng vốn lưu động . Với đặc thù kinh doanh của Bưu điện tỉnh, hàng tồn kho chủ yếu là ấn phẩm, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là những mặt hàng có thể đặt mua theo quý nên không cần phải tích luỹ một số lượng lớn như vậy. * Về nguồn vốn Nợ phải trả của Bưu Điện tỉnh chiếm 35,6% tổng nguồn vốn trong năm 2006 và chiếm 34,59% trong năm 2007, đây là tỷ lệ hợp lý và ổn định, qua tỷ lệ này cho thấy Bưu Điện tỉnh có kế hoạch trả nợ tốt. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Bưu Điện tỉnh, điều này cho thấy Bưu Điện tỉnh tự chủ trong kinh doanh, tuy nhiên Bưu Điện tỉnh chưa tận dụng khai thác những nguồn vốn bên ngoài . Bảng 2.2 Kết cấu tài sản lưu động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 (+,-) 2007/2006 Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Mức % I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 38,828 36,47 44,549 36,31 5,721 14,73 1. Tiền 24,852 23,33 14,447 11,79 -10,405 -41,86 2. Các khoản phải thu 7,916 12,01 8,070 6,58 4.716 36,88 3. Hàng tồn kho 3,519 3,30 21,893 17,85 18,374 52,21 4. TSLĐ khác 2,539 2,38 0,137 0,011 -2,482 -97,75 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007 - Về dự trữ Trong hoạt động kinh doanh của Bưu Điện tỉnh, dự trữ là yếu tố cần thiết để đảm bảo sản xuất kinh doanh vì dự trữ của Bưu Điện tỉnh chủ yếu là ấn phẩm nghiệp vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó Bưu điện tỉnh phải luôn có hàng hoá dự trữ để đáp ứng sản xuất. Trong năm 2007, dự trữ tồn kho của Bưu Điện tỉnh chiếm 49,14%, tài sản lưu động , đây là tỷ trọng tương đối lớn, việc xây dựng một kế hoạch phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh để vừa đáp ứng cho sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo quản là vấn đề cần quan tâm. Bảng 2.3 Sự biến động hàng tồn kho Đơn vị: Tỷ đồng Hàng tồn kho 2006 2007 (+,-)2007/2006 Lượng % Lượng % Lượng % NVL dùng cho SXKD 3,178 90,3 3,419 15,61 241 7,58 NVL dùng cho xây dựng 0,058 0,016 4,224 19,29 4,223 72,81 NVL giao cho bên nhận thầu 0,282 8,01 14,249 65,08 13,967 495,28 Tổng 3,519 21,893 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007 Qua phân tích thực tế, hàng tồn kho của Bưu Điện tỉnh năm 2007 phần lớn là nguyên vật liệu giao cho bên nhận thầu,nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh và dùng cho xây dựng là rất nhỏ. - Về các khoản phải thu Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không tránh khỏi, hơn nữa đặc thù của Ngành là bán hàng trước thu tiền sau nên việc quản lý khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang là rất quan trọng, nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn giả tạo, dẫn đến nợ lâu khó đòi gây thất thoát vốn. Tình hình các khoản phải thu của Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang qua năm 2006 và 2007 có sự biến động qua bảng sau Bảng 2.4 Sự biến động các khoản phải thu Đơn vị: Tỷ đồng Khoản phải thu Năm 2006 Năm 2007 (+,-)2007/2006 Lượng % Lượng % Lượng % 1. Phải thu KH 7,916 80,8 8,07 87,86 -148 2,04 2. Trả trước cho người bán 0 0,598 7,41 3. Phải thu nội bộ 0,285 3,18 0,364 4,51 79 27,7 4. Phải thu khác 1,430 15,97 0,894 11,08 -536 -37,48 5. Dự phòng phải thu khó đòi 1,036 11,57 0,877 10,87 -159 15,34 Tổng số 8,952 8,068 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007 Qua bảng trên cho thấy tình hình các khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông, chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh( 80,8 và 87,6%), về số lượng thì năm 2007 có giảm so với năm 2006(7,089 tỷ năm 2007 so với 7,237 tỷ năm 2006), tuy nhiên về tỷ lệ thì năm 2007 chiếm cao hơn( 87,6%). Điều này cho thấy Bưu Điện tỉnh vẫn để khách hàng nợ đọng lớn, điều đó ảnh hưởng tới thu hồi vốn của đơn vị. Nguyên nhân khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh lớn do Bưu Điện tỉnh chưa thực sự quan tâm đến quản lý các khoản phải thu, nhất là phải thu của khách hàng, chưa bố trí nhân viên để quản lý riêng khoản phải thu mà để cho nhân viên kế toán các đơn vị sản xuất kiêm nhiệm dẫn đến quản lý chưa chặt chẽ. Trong 2 năm 2006 và 2007, Bưu Điện tỉnh đã lập dự phòng phải thu khó đòi, khoản dự phòng này là hợp lý vì các khoản thu có thể thất thoát do không thu hồi được, khoản dự phòng sẽ bù đắp thiếu hụt của nguồn vốn lưu động của đơn vị. Để đánh giá tình hình các khoản phải thu trong 2 năm 2006,2007 ta xem xét các chỉ tiêu sau - Vốn bằng tiền Bảng 2.5 sự biến động vốn bằng tiền Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 (+,-)2006/2007 Lượng % Lượng % Lượng % 1. Tiền mặt 3,782 15,21 1,220 8,44 -2,562 -67,74 2. Tiền gửi NH 20,690 83,25 13,158 91,07 -7,532 -36,4 3. Tiền đang chuyển 0,379 1,52 0,068 0,047 -0,311 -82,05 Cộng 24,852 100 14,447 100 -10,405 -41,86 Vốn bằng tiền của Bưu Điện tỉnh trong năm 2007 giảm so với năm 2006 là 10,405 tỷ, tỷ lệ giảm là 41,86%, năm 2006 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng 64% trong tổng tài sản lưu động, năm 2007 chiếm 32,42%. Vốn bằng tiền chủ yếu là tiền gửi Ngân hàng( Chiếm 83,25% và 91,07%), quản lý tiền mặt của Bưu Điện tỉnh như thế là hợp lý, vì lượng tiền mặt tại Bưu Điện tỉnh chủ yếu để chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị sản xuất và trả lương cho công nhân viên. Trong năm 2007, vốn bằng tiền của Bưu Điện tỉnh giảm do Bưu Điện tỉnh tập trung mua hàng hoá dự trữ. 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang Bảng 2.6 Nguồn hình thành TSLĐ Đơn vị: Nghìn đông STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 +/- 2006/2007 Lượng % Lượng % Lượng % 1 NVchiếm dụng 11,532 29,7 7,657 17,18 -3,875 -33,6 2 NV chủ SH 27,296 70,30 36,892 82,82 9,596 35,15 Tổng 38,828 100 44,549 100 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007 Theo bảng trên cho thấy, nguồn hình thành TSLĐ của Bưu Điện tỉnh chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và chiếm dụng, trong đó chủ yếu chiếm dụng của người bán( năm 2006 11,532 tỷ, năm 2007 là 7,657 tỷ chiếm 29,7% và 17,18%). Kết quả này cho thấy Bưu Điện tỉnh hoàn toàn tự chủ được vốn lưu động của mình, ít bị lệ thuộc vào bên ngoài. Bảng 2.7 Cơ cấu TSLĐ của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang Đơn vị: 1000đ SốTT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 (+,-))2006/2007 Lượng % Lượng % Lượng % 1 Vốn bằng tiền 24,852 64,03 14,447 32,42 -10,405 -41,86 2 Các khoản phải thu 7,916 20,38 8,070 18,11 0,154 1,94 3 Hàng tồn kho 3,519 9,06 21,893 49,14 18,374 522,13 4 TSLĐ khác 2,539 6,53 0,137 0.33 -2,402 -94,6 5 Tổng 38,828 100 44,549 100 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007 Qua bảng trên cho thấy, cơ cấu TSLĐ của Bưu Điện tỉnh năm 2006 chủ yếu ở vốn bằng tiền, chiếm 64,03% tổng tài sản lưu động. Điều này là hoàn toàn hợp lý do đặc điểm kinh doanh của Bưu Điện tỉnh là sản xuất đặc bịêt, sản phẩm của Bưu Điện tỉnh chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ bưu chính và viễn thông, vốn để kinh doanh chủ yếu là lao động và cơ sở hạ tầng về bưu chính và viễn thông. Tuy nhiên, để tồn một số lượng vốn bằng tiền tại quỹ như vậy là lãng phí, Bưu Điện tỉnh nên nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực khác để có thể tăng thêm doanh thu như đầu tư vào các hoạt động tài chính... Các khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh chiếm tỷ trọng hợp lý trong cơ cấu vốn lưu động, năm 2007 so với năm 2006 đã có chiều hướng giảm tuy ít( 18,11% so với 20,38%), điều này cho thấy Bưu Điện tỉnh đã có các biện pháp thu nợ tích cực. Hàng tồn kho của Bưu Điện tỉnh năm 2007 so với năm 2006 quá lớn( 18,374 /3,519tỷ ), tuy nhiên đối với Bưu điện tỉnh Tuyên Quang, hàng tồn kho chủ yếu là ấn phẩm nghiệp vụ, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, không phải là mặt hàng do Bưu điện tỉnh sản xuất ra, nên hàng tồn kho cao có ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn lưu động chứ không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị, Bưu Điện tỉnh nên có kế hoạch phân bổ vào sản xuất hợp lý đối với các công cụ dụng cụ, tránh để tồn kho quá lớn ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động. Đối với các loại nguyên vật liệu giao cho bên nhận thầu, Bưu điện tỉnh cần giám sát tiến độ để đảm bảo đúng thời gian quy định, tránh để kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá tình hình các khoản phải thu trong 2 năm 2006,2007 ta xem xét các chỉ tiêu sau 78,870 Vòng quay các khoản phải thu năm 2006 = = 9,96 vòng 7,916 7,916 Kỳ thu tiền trung bình năm 2006 = x 360 = 36,13 ngày 78,87 87,681 Vòng quay các khoản phải thu năm 2007 = = 10,86 vòng 8,07 8,07 Kỳ thu tiền trung bình năm 2007 = x 360 = 33,13 ngày 87,681 Qua số liệu trên cho thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2007 đã tăng lên 10,86 vòng so với năm 2006 là 9,96 vòng đã làm cho kỳ thu tiền bình quân từ 36,13 ngày giảm xuống 33,13 ngày. Nhưng đây vẫn là con số lớn đối với Bưu Điện tỉnh vì các khoản phải thu của đơn vị là phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông, PHBC nên nhỏ lẻ, hơn nữa theo quy định của Tập đoàn thì kỳ thu tiền bình quân quy định phải là nhỏ hơn 30 ngày. Bưu Điện tỉnh cần có các biện pháp thích hợp hơn nữa để thu nợ, thu hồi vốn để đảm bảo tài chính cho Bưu Điện, đảm bảo tỷ lệ quy định của Tập đoàn. * Quản lý vốn bằng tiền * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 1. Vòng quay vốn lưu động 78,87 Năm 2006 = = 2,03 38,828 87,681 Năm 2007 = = 1,96 44,549 Vòng quay vốn lưu động cho biết khả năng tạo ra doanh thu của các loại TSLĐ của doanh nghiệp.Qua số liệu thực tế năm 2006 và 2007, vòng quay vốn lưu động của Bưu Điện tỉnh có xu hướng giảm, năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 chứng tỏ khả nămg hoạt động của Bưu Điện tỉnh có xu hướng kém đi, nguyên nhân do tình hình kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong năm 2007 khó khăn hơn những năm trước. 2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động 360 Năm 2006 = = 177,33 ngày 2,03 360 Năm 2007 = = 183,67 ngày 1,96 Kỳ luân chuyển vốn lưu động cho biết sau thời gian bao lâu vốn lưu động luân chuyển được 1 vòng, theo kết quả trên ta thấy kỳ luân chuyển VLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang là khá dài, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.Trong thời gian năm 2007 thời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động là 183,67 ngày tăng so với năm 2006 là 6,34 ngày, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn. 3.Chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động 9,85 Doanh lợi vốn lưu động năm 2006 = = 0,25 38,828 6,51 Doanh lợi vốn lưu động năm 2007 = = 0,14 44,549 Như vậy trong năm 2006, 1 đồng vốn lưu động cho công ty 0,25 đồng lợi nhuận, năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn 0,14. 4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 38,828 Năm 2006 = = 0,49 78,87 44,549 Năm 2007 = = 0,50 87,681 Trong năm 2006 để đạt được 1 đồng doanh thu Bưu Điện tỉnh phải bỏ ra 0,49 đồng vốn lưu động, năm 2007 Bưu Điện tỉnh phải bỏ ra 0,50 đồng vốn lưu động để đạt được 1 đồng doanh thu. 2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Bưu Điện Tỉnh 2.3.1 Kết quả đạt được Qua chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tuyên Quang, một tỉnh miền núi xa xôi, kém phát triển. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng được cơ sở hạ tầng về Bưu chính - Viễn thông rộng khắp đến tận các xã vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người kém phát triển. Hệ thống Bưu cục, điểm Bưu điện - văn hoá xã, các trạm VSAT đã và đang hoạt động có hiệu quả, uy tín của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang ngày càng được nâng cao. Có được những thành tích đó là do Bưu Điện tỉnh đã có những cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc tiết kiệm chi phí, giao định mức vốn lưu động cho cac đơn vị sản xuất nên vốn lưu động được tận dụng triệt để, nguồn vốn kinh doanh không bị lãng phí. Trong công tác quản lý, Bưu Điện tỉnh luôn luôn quan tâm đầu tư thoả đáng các thiết bị, máy móc cho các đơn vị sản xuất, mạng tin học đã được mở đến tận cơ sở, thực hiện chế độ báo cáo theo ngày. Do đó Bưu điện tỉnh luôn nắm được tình hình biến động về nguồn vốn lưu động tại các đơn vị để điều chuyển kịp thời, hợp lý giữa các đơn vị sản xuất. Bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng được quan tâm, nên đa số cán bộ công nhân viên trong Bưu Điện tỉnh an tâm công tác , cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của toàn Bưu Điện tỉnh. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang còn bộc lộ một số hạn chế: - Cơ cấu vốn lưu động còn có chỗ chưa hợp lý, Bưu điện tỉnh chưa lập được kế hoạch cụ thể theo thời kỳ tháng, quý, năm nên chưa chủ động về vốn trong kinh doanh. - Địa bàn quản lý của Bưu Điện tỉnh rộng, trải ra tất cả các huyện, TSLĐ còn tồn tại các đơn vị cấp huyện, không điều chuyển kịp thời dẫn đến bất hợp lý về vốn giữa các đơn vị, có nơi thừa vốn lưu động nhưng không điều chuyển gây lãng phí. - Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh còn lãng phí, các ấn phẩm, nhất là ấn phẩm phục vụ cho bưu chính - phát hành báo chí. Thủ tục về sử dụng các dịch vụ còn phức tạp, rườm rà dẫn đến hạn chế hiệu quả năng lực sản xuất. - Các khoản phải thu của khách hàng còn để tồn đọng lớn gây ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, nhất là các khoản thu thuộc các đối tượng khách hàng là các cơ quan hưởng ngân sách Nhà nước. Một số khách hàng còn để nợ quá lâu, nợ nhiều chưa có các biện pháp kiên quyết để đòi nợ dứt điểm. - Công tác quản lý còn nhiều bất cập, chưa phát huy được thế chủ động của cán bộ công nhân viên, do đó chưa thu hút được đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, có tay nghề. Công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, phân phối thu nhập còn mang tính cào bằng. - Hiệu quả sử dụng TSLĐ còn thấp, hoạt động SXKD của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là kinh doanh các dịch vụ về bưu chính - PHBC và viễn thông trên địa bàn, đặc thù kinh doanh là làm đại lý bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Bưu Điện tỉnh. Tuy nhiên theo kết quả phân tích, kỳ luân chuyển vốn lưu động là quá dài(177,33 ngày năm 2006 và 183,67 ngày năm 2007), như vậy trong một niên độ tài chính, TSLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang chỉ luân chuyển được 2 vòng. Doanh lợi vốn lưu động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đạt được 0,25đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn năm 2006, năm 2007 con số này chỉ còn 0,14đồng, với kết quả như trên, ta có thể khẳng định hiệu quả sử dụng TSLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.3.2.2 Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan - Trong công tác phân công bố trí lực lượng lao động của các bộ phận quản lý ở các đơn vị sản xuất, bộ phận quản lý ở khối văn phòng chưa phù hợp, các vị trí quản lý về tài chính trong thời gian qua còn kiêm nhiệm quá nhiều công việc, dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính, do đó không phát huy được năng lực của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Việc xác định nhu cầu về TSLĐ , các chính sách về dự trữ, công tác thu nợ chưa được quan tâm, do đó chưa xác định được chính xác để có mức dự trữ phù hợp, việc thu hồi các khoản phải thu còn tồn đọng, khách hàng chiếm dụng vốn . - Trong công tác đầu tư, thời gian qua Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đã không đầu tư phát triển được mạng lưới hợp lý đến các khu dân cư, các vùng trọng điểm để phát triển dịch vụ. - Công tác quản lý nợ phải thu chưa được quan tâm đúng mức, chưa bố trí lực lượng chuyên trách quản lý nợ phải thu, điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của toàn Bưu điện tỉnh. * Nguyên nhân khách quan - Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính - Viễn thông trên thị trường thời gian qua đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang. Các doanh nghiệp mới thành lập thường có các chính sách khuyến mại, ưu đãi để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình, đồng thời các doanh nghiệp mới thành lập thường áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến hiện đại nên việc sử dụng dịch vụ sẽ tiện ích hơn, điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng sử dụng dịch vụ về Bưu chính - PHBC và Viễn thông của Bưu Điện tỉnh. - Việc quy hoạch lại các khu dân cư, xây dựng các khu tái định cư phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh làm thay đổi mật độ dân cư trong tỉnh, điều đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của Bưu Điện tỉnh, việc mở rộng mạng lưới phục vụ của Bưu Điện tỉnh không đáp ứng được kịp thời nhất là việc đáp ứng các dịch vụ có yêu cầu về khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG 3.1: Định hướng phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang kế hoạch SXKD năm 2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm2008 Doanh thu phát sinh Tỷ đồng 4,758 Doanh thu đại lý dịch vụ Tỷ đồng 1,124 Doanh thu phân chia Tỷ đồng 2,71 Bưu phẩm Cái 87.500 Bưu kiện Cái 7.240 Phát hành báo chí Tờ 2.869.953 Chuyển tiền Tỷ đồng 65,8 Huy động tiết kiệm Tỷ đồng 484 Thực hiện chủ trương chia tách Bưu Chính – Viễn thông để tách kinh doanh và phục vụ công ích, ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang chính thức chia tách thành Viễn thông Tuyên Quang và Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang. Theo quyết định số 584/QĐ - TCCB/HĐQT ngày 6 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam về việc thanh lập Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang mới chính thức được thành lập,là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính, hạch toán phục thuộc Tổng Công ty Bưu chính. Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang có cơ cấu tổ chức hoàn toàn mới: Khối văn phòng Bưu điện Tỉnh gồm 4 phòng gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế toán thống kê- Tài chính Phòng Kinh doanh Bưu chính – Viễn thông Phòng Kế hoạch đầu tư – Xây dựng cơ bản và 1 đơn vị sản xuất trực thuộc Khối văn phòng Bưu Điện tỉnh là Bưu cục trung tâm Thị xã Tuyên Quang. Khối sản xuất tại các cơ sở gồm 5 Bưu Điện huyện: Bưu Điện Huyện Sơn Dương Bưu Điện Huyện Yên Sơn Bưu Điện Huyện Hàm Yên Bưu Điện Huyện Chiêm Hoá Bưu Điện Huyện Na hang Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang hoạt động theo chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Giám đốc Bưu Điện tỉnh, trưởng các phòng chức năng. Mọi hoạt động của cơ quan Bưu điện tỉnh phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động. Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành hoạt động của Bưu Điện tỉnh , có quyền quyết định điều hành mọi hoạt động của Bưu Điện tỉnh theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng Công ty.Trưởng các phòng chức năng Khối Văn phòng Bưu điện tỉnh giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với những đề nghị của các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc Bưu Điện tỉnh, cá nhân liên quan về những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình.Giám đốc các Bưu điện huyện trực thuộc Bưu Điện tỉnh có trách nhiệm quản lý, điều hành công việc được Giám đốc Bưu điện tỉnh giao về mạng lưới, nhân sự, tài sản, nguồn vốn.Xây dựng, phân công nhiệm vụ cho cán bộ công nhân thuộc đơn vị quản lý theo đúng hợp đồng đã ký với Bưu điện Tỉnh. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang sẽ có 2 hình thức cung cấp dịch vụ, đó là: Dịch vụ bưu chính công ích: Bưu chính: Thư thường trong nước và quốc tế có khối lượng đến 2kg Phát hành báo chí: Gồm báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo chí do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản. Dịch vụ bưu chính kinh doanh: 2.1: Dịch vụ của Tổng Công ty Bưu chính 2.1.1: Dịch vụ Bưu chính: Gồm 22 dịch vụ về bưu phẩm , bưu kiện, bưu chính uỷ thác trong nước và quốc tế, các dịch vụ bưu chính khác. Tem chơi CN01 Bưu phẩm thường trong nước( Trừ thư thường công ích) Bưu phẩm thường Quốc tế( trừ thư thường công ích) Bưu phẩm ghi số trong nước, quốc tế Bưu phẩm khai giá Bưu phẩm datapost Bưu phẩm không địa chỉ Túi M, túi quân bưu Bưu kiện nội tỉnh Bưu kiện liên tỉnh Bưu kiện quốc tế Bưu kiện khai giá Bưu chính uỷ thác nội tỉnh Bưu chính uỷ thác liên tỉnh Bưu chính uỷ thác quốc tế Bưu chính uỷ thác khai giá Thuê bao hộp thư Cấp mới và đổi hộ chiếu Cước xuất trình hải quan Thu thanh toán quốc tế về bưu phẩm, bưu kiện Thu khác về bưu chính 2.1.2: Phát hành báo chí kinh doanh: - Báo chí trung ương( Trừ báo công ích) Báo chí địa phương( Trừ báo công ích) Báo chí nhập khẩu Báo chí kinh doanh khác Thu khác về phát hành báo chí kinh doanh 2.1.3: Dịch vụ tài chính Bưu chính: Có 7 dịch vụ: Thư chuyển tiền và điện chuyển tiền trong nước Thư chuyển tiền quốc tế Chuyển tiền nhanh trong nước Chuyển tiền nhanh quốc tế Điện hoa Bưu phẩm COD Bưu kiện COD Bưu chính uỷ thác COD Tiết kiệm bưu điện Thu thanh toán quốc tế về ngân vụ 2.2: Dịch vụ đại lý: Gồm 2 dịch vụ đại lý về bưu chính và viễn thông với 4 hình thức đại lý: Trong nước, quốc tế, đại lý cho VNPT và đại lý cho doanh nghiệp khác. 2.2.1: Dịch vụ Bưu chính: - Đại lý chuyển phát nhanh trong nước: + Chuyển phát nhanh nội tỉnh + Chuyển phát nhanh liên tỉnh + Chuyển phát nhanh quốc tế - Chuyển phát nhanh đại lý nước ngoài 2.2.2: Dịch vụ Viễn thông: - Đại lý cho VNPT: + Dịch vụ bán thẻ + Dịch vụ hoà mạng chuyển đổi thuê bao + Dịch vụ thu cước thuê bao + Các dịch vụ viễn thông tại Giao dịch + Các dịch vụ viễn thông khác - Đại lý viễn thông cho doanh nghiệp khác: + Dịch vụ bán thẻ + Dịch vụ hoà mạng chuyển đổi thuê bao + Dịch vụ thu cước thuê bao + Các dịch vụ viễn thông tại giao dịch + Các dịch vụ viễn thông khác 2.2.3: Dịch vụ tài chính: - Bảo hiểm nhân thọ(Prevoir) - Dịch vụ tài chính khác 2.3: Dịch vụ kinh doanh khác: có 6 dịch vụ: - Bán hàng hoá - Phát quà tặng - Đưa đón học sinh - Kinh doanh taxi bưu chính - Dịch vụ kinh doanh khác 2.4 Hoạt động tài chính Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang tập trung ở lĩnh vực kinh doanh về Bưu chính và phát hành báo chí, việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh sẽ rất khó khăn do từ năm 2007 về trước, kết quả kinh doanh chủ yếu là về dịch vụ viễn thông, bưu chính và phát hành tuy mở nhiều dịch vụ, song doanh thu từ 2 dịch vụ này chỉ chiếm 30 – 35% tổng doanh thu đạt được. Do đó để đảm bảo kết quả kinh doanh cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ, Bưu điện tỉnh Tuyên Quang cần có những kế hoạch, biện pháp hết sức thiết thực và hợp lý, cải tiến lại bộ máy quản lý, nâng cao trình độ ý thức của cán bộ nhân viên để cùng phấn đấu thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ cơ bản là công ích và kinh doanh. Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang là đơn vị hạch toán phụ thuộc, vốn hoạt động do Tổng Công ty Bưu chính cấp, do đó việc phân tích tài chính là rất quan trọng , Bưu Điện tỉnh cần quản lý, cơ cấu lại tài sản cho hoạt động kinh doanh phù hợp, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả. 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang Nguồn vốn kinh doanh của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang do Tổng Công ty Bưu chính cấp, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động * Quản lý khoản phải thu Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang vì đặc thù của hoạt động kinh doanh Bưu chính – phát hành báo chí là hoạt động chủ yếu, trong đó hoạt động phát hành báo chí của Bưu Điện tỉnh là hoạt động phức tạp, các đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, trải rộng, việc thẩm định khách hàng về năng lực tài chính, khả năng thanh khoản.... là hết sức khó khăn do kinh doanh phát hành báo chí của Bưu Điện tỉnh vừa mang tính chất kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ. Do đó Bưu Điện tỉnh cần hết sức chú trọng trong việc quản lý khoản phải thu, có chính sách hợp lý để vừa thu được tiền của khách hàng mà tiết kiệm chi phí, tăng doanh số bán hàng. Sau đây là một số giải pháp: Trước hết, Bưu Điện tỉnh cần có các biện pháp để có thể tăng cường việc thu tiền trước của khách hàng, do đặc thù của hoạt động kinh doanh báo chí là nhận nhu cầu của khách hàng trước, thu tiền và phát hàng sau, nhận nhu cầu của khách hàng cuối kỳ trước và tiến hành trả hàng cho khách hàng theo nhu cầu. Đói với các khách hàng lớn, các khách hàng trung thành, Bưu Điện tỉnh cần có các chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, việc trả chiết khấu cho khách hàng cần linh hoạt , ưu tiên những khách hàng trung thành, khách hàng có khối lượng hàng mua lớn nhiều kỳ liên tiếp để trả hoa hồng theo tỷ lệ hợp lý. Cần kiên quyết trong việc đòi nợ, tránh để khách hàng nợ đọng lâu, nợ chồng chéo nhiều kỳ liên tiếp, đối với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tư nhân nên thu tiền xong mới trả hàng, không nên để nợ. Các đối tượng là các cơ quan hành chính sự nghiệp, có thể thu tiền theo từng tháng do kinh phí các đối tượng này cấp theo định kỳ, tuy nhiên kỳ bán hàng sau phải dứt điểm được số nợ của kỳ trước. Bưu Điện tỉnh có thể kết hợp với các cơ quan cấp phát kinh phí ngân sách để thu tiền các đối tượng là cơ quan hành chính sự nghiệp. Hoạt động thu cước viễn thông tuy là hoạt động đại lý, nhưng đây cũng là hoạt động có mức doanh thu lớn, hưởng trực tiếp trên số tiền thu được nên Bưu Điện tỉnh cũng cần quan tâm đến hoạt động này. Trong hợp đồng đại lý với Viễn thông Tuyên Quang, thời hạn để Bưu Điện thu tiền khách hàng và tính tỷ lệ hoa hồng là 75 ngày, và tỷ lệ thu được phải đạt 99% tính trên số tiền nhận thu.Trên thực tế qua những năm qua, việc chậm trả cước của các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông chủ yếu là các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng tư nhân, việc nộp cước thường đáp ứng chỉ tiêu trong tháng. Năm 2007 về trước, việc quản lý cước viễn thông của Bưu điện tỉnh chưa có người phụ trách riêng mà giao cho kế toán các đơn vị kiêm nhiệm, việc thu cước hợp đồng với các đối tượng thuê thu là người ngoài, trả hoa hồng theo số lượng hoá đơn thu được. Chính vì điều đó đã làm giảm khả năng đốn đốc thu hồi các khoản phải thu của đơn vị dẫn đến các đối tượng khách hàng để nợ đọng kéo dài, thậm chí dẫn đến nợ khó đòi. Để quản lý tốt hơn và thu nợ có hiệu quả, trước tiên, Bưu Điện tỉnh cần quan tâm bố trí nhân lực quản lý thu cước của các đơn vị sản xuất là những người có trình độ về quản lý tài chính để có thể quản lý tốt khách hàng, tránh thất thoát hoá đơn của khách dẫn đến thất thoát doanh thu. Bưu Điện tỉnh cần bố trí, tổ chức cho cán bộ nhân viên đi thu cước là những đối tượng am hiểu về thể lệ thủ tục, có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Đối với nhân viên quản lý cước, Bưu Điện tỉnh nên tuyển chọn những người có nghiệp vụ về quản lý, am hiểu, có thái độ trách nhiệm tốt đối với công việc. Có các chính sách khuyến khích cũng như xử phạt về chế độ lương, thưởng đối với các nhân viên quản lý và thu cước theo tỷ lệ thu được, quan tâm đãi ngộ thoả đáng về các chính sách đối với người lao động. * Quản lý tiền mặt Trong những năm qua, khoản mục tiền mặt của Bưu Điện tỉnh có nhiều biến động, tiền mặt phản ánh khả năng thanh toán tức thời của Bưu Điện tỉnh. Thực tế trong quá trình hoạt động kinh doanh của Bưu Điện tỉnh, thu tiền hoạt động kinh doanh bằng tiền mặt là chủ yếu, các khoản thu lại nằm rải rác ở các đơn vị sản xuất. Bưu Điện tỉnh đã có phân tích tình hình thu chi tiền mặt tại các đơn vị sản xuất và lập kế hoạch thu chi tiền mặt, từ đó đã có định mức tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị sản xuất trên cơ sở đảm bảo chi phí . Tuy nhiên, trên thực tế rất ít đơn vị sản xuất thực hiện được đúng định mức Bưu Điện tỉnh đã đề ra do đặc thù kinh doanh của Bưu điện tỉnh, các hoạt động kinh doanh phần nào liên quan đến các khoản tiền vãng lai của khách hàng như: Hoạt động chuyển tiền, hoạt động tiết kiệm . Các đơn vị sản xuất nhiều khi đã sử dụng nguồn tiền mặt từ vốn lưu động của đơn vị để đáp ứng phục vụ khách hàng vãng lai của mình. Điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Bưu Điện tỉnh, thực tế tiền mặt có số dư lớn nhưng lại nằm rải rác ở các đơn vị sản xuất. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng đối với tiền mặt, Bưu Điện tỉnh nên quan tâm hơn nữa đến tình hình tồn quỹ tại các đơn vị sản xuất, có kế hoạch cụ thể hơn nữa về lưu chuyển tiền mặt giữa các đơn vị trong toàn Bưu Điện tỉnh, đồng thời đối với các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền vãng lai của khách hàng, Bưu Điện tỉnh cần điều chuyển tiền nhanh hơn khi các đơn vị có nhu cầu. Đối với các đơn vị sản xuất có số dư giữa vốn kinh doanh và các nguồn vốn vãng lai trái ngược nhau, Bưu Điện tỉnh nên cho phép tự điều chuyển giữa các nguồn vốn với nhau, biện pháp này vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo số dư các nguồn vốn hợp lý. * Quản lý dự trữ Xem xét số dư hàng tồn kho tại Bưu Điện tỉnh trong năm 2006 và năm 2007, ta thấy số dư hàng tồn kho năm 2007 có tỷ lệ tăng khá cao so với tổng vốn lưu động( chiếm 49% so với tổng tài sản lưu động) nhưng thực tế số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh so với năm 2006 có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ( 3,419 tỷ so với 3,178 tỷ năm 2006). Tỷ lệ này tương đối hợp lý vì tuy có tăng hơn năm 2006, nhưng để đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trong năm 2008, Bưu Điện tỉnh cần dự trữ nhiều mặt hàng hơn để phục vụ cho những nghiệp vụ mới. Trong thực tế, hàng tồn kho của Bưu Điện tỉnh gồm các loại ấn phẩm, sổ sách nghiệp vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, về số lượng và chủng loại rất lớn nhưng giá trị thì rất nhỏ, lặt vặt. Do đó để quản lý tốt hàng tồn kho, có kế hoạch dự trữ hợp lý thì Bưu Điện tỉnh cần có kế hoạch cụ thể, sát thực tế từ khảo sát chi phí về nguyên vật liệu từ những năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2008 để lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, ấn phẩm vật tư cho sản xuất phù hợp. Cần cử cán bộ quản lý chuyên trách về nguyên vật liệu trong kho, quản lý chặt chẽ đối với các loại nguyên vật liệu , cấp phát cho các đơn vị sản xuất theo nhu cầu thực tế của các đơn vị căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đối với các loại hàng hoá mà Bưu Điện tỉnh làm đại lý, trên thực tế các doanh nghiệp cung cấp thường có các chính sách chiết khấu thương mại cho các đợt mua hàng có khối lượng lớn. Để có thể được hưởng mức hoa hồng cao hơn thì Bưu Điện tỉnh nên có các khảo sát, phân tích tình hình cụ thể, sát với thực tế để đặt hàng với các nhà cung cấp theo quý, để được hưởng các chính sách chiết khấu nhằm tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ. 3.2.2: Xác định vốn lưu động phù hợp đối với các đơn vị sản xuất Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang quản lý 5 Bưu điện huyện, có sự phân cấp về kinh doanh, quản lý nguồn vốn. Để thật sự phát huy hiệu quả vốn lưu động, tiết kiệm chi phí vốn, Bưu Điện tỉnh cần có chính sách quản lý vốn lưu động hợp lý, nắm được kế hoạch sử dụng vốn lưu động của các đơn vị để đưa ra định mức vốn lưu động phù hợp với khả năng, năng lực sản xuất của từng Bưu Điện huyện. Bưu Điện tỉnh cần có chính sách thưởng, phạt rõ ràng trong việc điều chuyển vốn giữa các Bưu điện huyện với Bưu điện tỉnh, quy định về điều chuyển vốn không nên cứng nhắc theo các ngày cố định mà theo định mức vốn lưu động đã xây dựng. Có thể cho phép các đơn vị được vay các quỹ với nhau, cuối tháng Bưu điện tỉnh xác định và cho phép kết chuyển giữa các nguồn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Tăng cường kiểm tra công tác quản lý tài chính. Hiện nay, các huyện thị toàn Bưu Điện tỉnh đều có xe chuyên dụng để vận chuyển thư báo đến trong ngày, Bưu Điện tỉnh nên nghiên cứu xây dựng phương án điều chuyển tiền của các dịch vụ tài chính Bưu điện như: Quỹ chuyển tiền, quỹ tiết kiệm giữa các Bưu Điện huyện với Bưu Điện tỉnh bằng xe chuyên dụng trong các trường hợp cấp thiết điều chuyển phục vụ nhu cầu khách sử dụng các dịch vụ này trong ngày. 3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý Xây dựng quy chế đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý phù hợp với sự phát triển của Ngành, của thời đại, có chính sách thoả đáng đối với những cán bộ công nhân có năng lực, trả lương theo năng lực, công việc sẽ phát huy được khả năng, điểm mạnh của cán bộ quản lý. Đổi mới bộ máy quản lý phù hợp với tình hình thực tế công việc, mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ có năng lực, có tâm với ngành, đối với những cán bộ quản lý năng lực hạn chế, nên có kế hoạch cho đi đào tạo để nâng cao năng lực. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình năng động, có tay nghề chuyên môn cao, đủ năng lực để đáp ứng công việc. 3.3: Kiến nghị: 3.3.1: Kiến nghị với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam Trong những năm qua, để phù hợp với cơ chế thị trường, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông đã có những cải tiến cải tiến về quy trình khai thác các nghiệp vụ bưu chính, có đầu tư phát triển các dịch vụ mới... Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam mới được thành lập, trực thuộc Tập Đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, các hoạt động kinh doanh chủ yếu là kinh doanh về các dịch vụ về Bưu chính - PHBC. Các dịch vụ này là các dịch vụ truyền thống của Tập đoàn, nhưng những năm qua, mảng dịch vụ bưu chính - PHBC chưa được sự quan tâm đúng mức nên sự tiến bộ, cải tiến của các dịch vụ này còn hạn chế. Để Tổng Công ty Bưu chính thực sự kinh doanh có hiệu quả, có thể tự trang trải chi phí và làm ăn có lãi, Tổng Công ty Bưu chính cần có những cải tiến thực sự mang tính cách mạng. Sau đây là một số kiến nghị: - Tổng Công ty sớm có các văn bản, quy định về cơ chế hoạt động của các đơn vị thành viên, có sự đầu tư thoả đáng về cơ sở hạ tầng, sớm ổn định về mặt bằng kinh doanh cho Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang và các Bưu Điện huyện thị vì hiện nay các Bưu Điện huyện thị vẫn chung cơ sở hạ tầng với các Trung tâm Viễn thông. - Các dịch vụ truyền thống về Bưu chính những năm qua đã có những cải tiến phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhưng ở nhiều dịch vụ, thủ tục vẫn còn phức tạp gây phiền hà cho khách hàng, đồng thời cũng lãng phí lao động. Tổng Công ty nên nghiên cứu cắt bớt các thủ tục không cần thiết trong khai thác các dịch vụ. - Có chính sách đầu tư thoả đáng về máy móc thiết bị khai thác phù hợp, hạn chế tối đa các khai thác dịch vụ mang tính thủ công, từ đó nâng cao năng suất lao động. 3.3.2 Kiến nghị với Tập Đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt nam - Các dịch vụ Bưu chính trong nhiều năm qua mang tính phục vụ hơn là kinh doanh, do đó qua rất nhiều biến động về giá cả, tỷ giá....Mức cước của các dịch vụ Bưu chính vẫn không thay đỏi, dẫn đến thu về các dịch vụ về Bưu chính nhìn chung là thấp hơn chi phí bỏ ra rất nhiều. Để có mức cước phù hợp, có thể bù đắp chi phí và có lãi, Tập đoàn nên trình Nhà Nước thay đổi các mức cước về Bưu chính cho phù hợp với thị trường, các dịch vụ liên quan đến vận chuyển Tập Đoàn nên có các quy định phụ thu về cước vận chuyển để có thể điều chỉnh tăng giảm theo giá nhiên liệu vận chuyển. - Tách mảng bưu chính - PHBC phục vụ công ích ra khỏi kinh doanh để từ đó xác định được sự thiếu hụt về chi phí ở các dịch vụ mang tính công ích, từ đó có cơ sở để đề nghị với Nhà nước bù lõ hoặc có chính sách riêng cho mảng này. KẾT LUẬN Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, mạng lưới Bưu chính – Viễn thông Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đã phát triển mạnh mẽ đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính – Viễn thông của đông đảo tầng lớp nhân dân cũng như phục vụ các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Cơ sở hạ tầng Bưu chính Viễn thông được xây dựng vững chắc, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông luôn luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Đời sống cán bộ nhân viên được cải thiện, cán bộ nhân viên yên tâm công tác phục vụ ngành. Năm 2008, nhiệm vụ kinh doanh của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang sẽ hết sức nặng nề , từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, hoạt động kinh doanh của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang chỉ đơn thuần là Bưu chính và phát hành báo chí, 2 dịch vụ đòi hỏi có sự đầu tư vốn rất cao, dịch vụ nhỏ lẻ, không tập trung. Hơn nữa tác động của hội nhập, sức ép của việc giảm giá các dịch vụ Bưu chính, thị phần bị chia sẻsẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh Bưu chính Phát hành báo chí. Bên cạnh đó, nhiệm vụ phục vụ công ích cũng gây khó khăn trong việc bố trí nhân lực, sắp xếp lại sản xuất nâng cao năng sất lao động của Bưu Điện tỉnh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2008, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang cần đặc biệt quan tâm đến công tác đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động hợp lý, khoa học, sắp xếp, bố trí nhân lực trong các bộ phận hợp lý để sử dụng cao nhất khả năng của người lao động. Sớm quy chuẩn hoá các sản phẩm bưu chính để có thể ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác bưu chính, giảm thiểu khai thác thủ công. Cải tiến , rút ngắn những thủ tục không cần thiết để tạo thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ đồng thời rút ngắn thời gian khai thác toàn trình, quan tâm đến khách hàng đặc biệt khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, có chính sách chăm sóc khách hàng. Đầu tư máy móc thiết bị cho dịch vụ bưu chính trên cơ sở điều tra thực tế lượng sản phẩm phát sinh để đầu tư đúng nhu cầu tránh lãng phí. Tăng cường công tác đại lý với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp, kinh doanh các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin tại các Điểm bưu điện – Văn hoá xã, Bưu cục, ki ốt. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân , khuyến khích cán bộ nhân viên tự học trong quá trình làm việc, có chính sách khuyến khích thích hợp cho cán bộ nhân viên tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7883.doc
Tài liệu liên quan