Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-2000

Tại cuộc họp lần thứ 3 của tổ công tác thống kê FDI của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức vào cuối tháng 3 vừa qua tại Hà Nội, các đại biểu đã trình bày thực trạng và những khó khăn của nước mình trong việc thu thập và xử lý thông tin về FDI, đồng thời trao đổi kinh nghiệm về phương pháp thống kê trong khu vực và bàn các biện pháp hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng số liệu thống kê, nhất là đối với các nớc mới gia nhập ASEAN như Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Theo tổ công tác Singapore, Thái Lan, Philippines và Malaysia là những nước có hệ thống thông tin kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối cao so với các thành viên khác trong khối. Việc thu thập thông tin ở các nước này được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát định kỳ hàng năm. Chẳng hạn, tại Philippines chủ trì thường xuyên lấy thông tin từ 7 cơ quan liên quan và xử lý số liệu FDI bằng phần mềm FIIS được xây dựng trên cơ sở tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. Philippines cũng đã đưa ra hệ thống thống nhất về các thuật ngữ FDI sử dụng trong thống kê. Từ tình hình thực tế trên cho thấy để đáp ứng nhu cầu thông tin về thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI thì việc nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án FDI là điều cần thiết. Đây cũng là nội dung quan trọng của cuộc hội thảo chuyên đề “Quản lý số liệu thống kê FDI” lần đầu tiên được Bộ kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào ngày 27 tháng 2 vừa qua và sự đóng góp ý kiến của Tổng cục Thống kê Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố cùng các nhà cung cấp giải pháp mạng và truyền thông số liệu VDC, FPT. Tại Việt Nam thông tin về FDI gồm hai phần: cấp Giấy phép đầu tư và thực hiện dự án. Phần thông tin về cấp phép đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư thu thập từ các Sở Kế hoạch và Đầu tư của 61 Tỉnh, Thành phố và các ban quản lý KCN- KCX nơi có dự án FDI theo chế độ báo cáo hàng tuần, hàng tháng. Phần thực hiện dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê thu thập từ các doanh nghiệp FDI và từ số liệu tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, ban quản lý KCN- KCX. Bên cạnh đó, số liệu về FDI còn thu thập từ cơ quan Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu, thị trường.từ cơ quan thuế về các khoản đóng thuế; từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các khoản vay nợ của các doanh nghiệp FDI và đánh giá FDI trong cán cân thanh toán. Với nhiều nguồn số liệu như trên, các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam phải thường xuyên trao đổi và đối chiếu thông tin về khu vực FDI để có đánh giá đúng về bức tranh tổng thể FDI. Từ đó giúp cho công tác hoạch định chính sách kịp thời, chính xác góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thu thập thông tin và thống kê tình hình doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý dự án FDI. Tuy nhiên, trong thời gian qua, điểm yếu nhất của công tác này chính là công tác phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ngành Trung Ương với các địa phương trong việc thu thập thông tin thống kê tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù Thông tư 01/ LB về chế độ báo cáo và thống kê đã có hiệu lực từ năm 1997 nhưng các báo cáo từ doanh nghiệp các ban quản lý KCN - KCX các sở về Bộ kế hoạch và đầu tư vẫn cha đầy đủ và có hiệu quả. Theo thống kê hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ có thể thu được đầy đủ thông tin của 60% trong tổng số 2.673 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước. Hơn thế nữa, việc truyền tin và tổng hợp số liệu thường thông qua phương pháp gửi biểu báo cáo bằng fax hoặc đường thư bưu điện, còn nhập tin, xử lý tin còn quá nhiều chặng, nhiều cửa. Hệ thống tổng hợp về FDI giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với ngành Thống kê còn độc lập với nhau, khiến cho số liệu thống kê và FDI ở Việt Nam nhiều khi bị vênh nhau.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các địa phương khác. Hà Nội, năm 1999 có 31 dự án với số vốn đầu tư 248,6 triệu USD đưa tổng số dự án từ năm 1988 đến tháng 20/3/2000 lên 429 dự án với số vốn đầu tư là 7,42 tỷ USD đứng vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Xu hướng chuyển dịch đầu tư từ những đô thị lớn sang các địa phương còn nhiều khó khăn, chậm phát triển là xu hướng tích cực hợp với xu hướng chủ trương đường lỗi của Đảng, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực phát triển và khu vực chưa phát triển. Tuy nhiên, việc FDI giảm mạnh tại hầu hết các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, khiến người ta nghĩ tới mức suy giảm chung trên toàn quốc trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.(thiếu) 3.3 Phân theo đối tác đầu tư : Trong những năm đầu, đối tác đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công ty môi giới, thì tính đến hết 31/12/1997 có gần 80 công ty thuộc 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có những công ty lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong khi các nước Tây Âu sớm vào Việt Nam với trọng tâm là lĩnh vực dầu khí thì các nước Châu á đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, tuy có phần xuất hiện muộn hơn nhưng tốc độ ngày càng tăng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Năm 1997, Singapore có 187 dự án với tổng vốn đăng ký là 5.686 triệu USD, đứng thứ 2 là Đài Loan với 352 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.032 triệu USD kế tiếp là Nhật Bản 255 dự án với 3.296 triệu USD, Hàn Quốc 207 dự án với 3.194 triệu USD. Nguồn vốn FDI chủ yếu từ các nước Châu á (61%), còn các nước Châu Mỹ chỉ chiếm gần 28%, chứng tỏ rằng thời kỳ này môi trường đầu tư của Việt Nam chưa hấp dẫn các chủ đầu tư ở các nước châu lục này. Bảng 7: 10 nước dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam từ 1/1/1988 đến 31/2/2001 Số thứ tự Tên nước Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư (Tr USD) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Singapore Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Hồng Kông Pháp B.V. Island Nga Hà Lan Anh 236 618 301 260 208 108 101 34 40 33 12,2 31,9 15,5 13,4 10,7 5,6 5,2 1,7 2,1 1,7 6.745 4.972 3.384 3.150 2689 1.829 1.765 1.608 1.179 1162 23,3 17,1 13,4 10,9 9,3 6,3 6,1 5,5 4,1 4,0 Tổng 1.939 100,0 28.983 100,0 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tuy nhiên, năm 1998 đã có sự thay đổi tích cực về đối tác đầu tư các nước Châu á, nơi bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, trừ Singapore, các nước ASEAN còn lại đầu tư chưa đầy 32 triệu USD, Hàn Quốc chỉ có 13 dự án với vốn đăng ký là 148,59 triệu USD. Số vốn đầu tư của các chủ đầu tư từ các nước Âu - Mỹ chiếm 55% vốn đăng ký, có vai trò quan trọng trong việc làm đầy những chỗ trống của nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu á do chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Xét từ góc độ định hướng thu hút FDI của Việt Nam, đây là hướng chuyển dịch có tính chất tích cực, hợp với chủ trương chuyển mạnh sang thu hút đầu tư từ Mỹ, Anh,Pháp, Tây Âu v.v... là những nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao và Nga, Trung Quốc là những bạn làm ăn cũ. Bảng 8: 10 nước dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam năm 1999, 2000 Số thứ tự Năm 1999 Năm 2000 Tên nước Số dự án Số vốn đăng ký (Tr USD) Tỷ lệ (%) Tên nước Số dự án Số vốn đăng ký (Tr USD) Tỷ lệ(%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Pháp Hàn Quốc Đài Loan Malaysia Singapore B.W.Indies Mỹ Nhật Bản Hồng Kông Trung Quốc 13 31 93 7 18 1 17 14 16 24 303.424 176.260 171.595 161.925 151.608 143.455 119.238 62.069 41.405 29.766 22,3 13,0 12,6 11,9 11,1 10,5 8,8 4,6 3,0 2,2 Anh ấn Độ Đài Loan B.W.Indies Nhật Bản Hàn Quốc Nga ểc Pháp Mỹ 7 1 147 19 26 43 4 6 9 14 593.660 507.000 292.410 107.799 80.594 75.383 58.409 56.900 39.250 30.446 32,2 27,5 15,9 5,9 4,4 4,1 3,2 3,1 2,1 1,6 Tổng 234 1.360.745 100,0 276 1.841.851 100,0 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Năm 1999, Pháp vượt lên dẫn đầu danh sách những nước đầu tư vào Việt Nam trong năm qua với 13 dự án và 303,4 triệu USD vốn đăng ký, Singapore nước dẫn đầu nhiều năm chỉ đứng thứ 5 với 18 dự án và 151,6 triệu USD vốn đăng ký. Nhìn tổng thể quy mô dự án của các nước Châu Âu lớn hơn các nước Châu á. Các nước Châu á chưa có nhiều dự án đầu tư lớn mà chủ yếu là vừa và nhỏ, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ ở mức trung bình. Trong khi vốn trung bình của Pháp là 23,34 triệu USD/1 dự án thì Singapore chỉ có 8,42 triệu USD/1 dự án, Đài Loan 1,88 triệu USD/1 dự án, Hàn Quốc 5,99 triệu USD/1 dự án tạo tiền đề quan trọng để đa dạng hóa đối tác, ngành nghề hoạt động FDI ở Việt Nam trong những năm tới. Điều này chứng tỏ niềm tin của các chủ đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam không những không giảm sút mà còn được tăng, tính hấp dẫn của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. 3.4 Phân theo hình thức đầu tư: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, BLT, LDO, BOS, v.v... theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các chủ đầu tư có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức như liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh và BOT (Build - Operate - Transfer - Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao). Tính đến hết ngày 31/12/1997 thì đa số các dự án hoạt động theo liên doanh chiếm 64% số dự án và 72,6% tổng số vốn đầu tư quy mô bình quân 17 triệu USD/1dự án, đây là một điểm mạnh của các dự án đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng của các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên rõ rệt:1988 - 1991 mới chỉ chiếm 6% tổng số vốn đầu tư thì đến hết năm 1997 đã chiếm 28,8% số dự án và 17,6% tổng số vốn đầu tư thì đến hết năm 1997 đã chiếm 28,8% số dự án và 17,6% số vốn đầu tư, quy mô bình quân 8,7 triệu USD/1 dự án. Có nhiều lý do giải thích tình hình này, mà khả năng góp vốn hạn chế của phía Việt Nam và mong muốn giảm thiểu các tranh chấp do hợp doanh gây ra là hai lý do chính trong số đó. Số dự án hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh đang nhận được nhiều khuyến khích từ chính phủ, mặc dù mới chỉ chiếm 0,03% số dự án và 1,63% vốn đầu tư quy mô bình quân 262,4 triệu USD/1 dự án (quy mô bình quân lớn nhất), nhưng đây là loại hình đầu tư với nhiều hứa hẹn, bởi vì đây là loại hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, vốn là một trong những yếu điểm của Việt Nam. II. Phân tích hiệu quả FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2000: Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành trung Ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút nguồn lực bên ngoài”. Với tư tưởng này việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI luôn là vấn đề hàng đầu được Đảng và nhà nước ta quan tâm thường xuyên. 1. Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng: Đối với nền kinh tế có quy mô như ở nước ta thì vốn FDI là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác - điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định. Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2000 Năm Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn trong nước (tỷ đồng) Vốn FDI Vốn nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Số lượng (Tỷ đồng) So với tổng vốn đầu tư (%) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 15.526,0 19.755,0 34.176,0 43.100,8 68.047,4 79.367,0 96.870,0 96.400,0 103.900,0 - - - - 26.047,8 35.894,4 46.570,4 51.600,0 64.000,0 - - - - 20.000 20.773 20.000 20.500 21.000 1.920 4.500 8.800 13.200 22.000 22.700 30.300 24.300 18.900 16,7 22,8 25,7 30,6 32,3 28,6 31,3 25,2 18,2 Tổng 557.142,.2 224112,6 102.273 146.620 Nguồn: Niên giám Thống kê -Tổng cục Thống kê Cấu thành nên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội là vốn nhà nước, vốn ngoài quốc doanh và vốn FDI. Trong đó, nguồn vốn nhà nước tăng mạnh cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Quan trọng hơn, đây là nguồn vốn chủ yếu hình thành nên các công trình trọng điểm của đất nước, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc không muốn làm. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong nước thuộc đầu tư tập trung của ngân sách hiện chỉ chiếm dưới 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đây cũng là nguồn vốn tồn tại một số nhược điểm mà ai cũng biết, như do bị co kéo mà dàn trải, dở dang nhiều, còn mang tính chất “xin - cho”, do việc quy hoạch, dự báo còn nhiều sai sót, mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, lại chậm được điều chỉnh. Nguồn vốn tín dụng thì lại phân bố theo quyết định hành chính, việc quản lý cũng còn những sơ hở gây thất thoát. Nguồn vốn tự do của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ nguồn vốn khấu hao để lại, nguồn lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên cả hai nguồn hình thành nên nguồn vốn này đều có những hạn chế về khấu hao, quy định thống nhất về tỷ lệ khấu hao hàng năm mà tỷ lệ này hiện còn quá thấp so với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện nay ở nước ta và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang tiến hành như vũ bão trên thế giới. Về nguồn lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp hiện còn rất hạn chế do sản phẩm hàng hoá tồn đọng lớn, tỷ lệ vay ngân hàng lớn trong khi tỷ suất lợi nhuận tiền vốn còn thấp hơn cả lãi suất tiền vay ngân hàng. Nguồn vốn ngoài quốc doanh hiện còn tồn đọng trong dân lớn, nhưng do nhiều lý do về tư tưởng, sự rủi ro, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, do giá giảm muốn gửi vào ngân hàng để hưởng lãi kép, nên trong mấy năm gần đây, về lượng tuyệt đối chỉ có vài chục nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm trên 50% nguồn vốn tồn đọng trong dân và tỷ trọng trong vốn đầu tư xã hội bị giảm sút. Trong tình hình trên, thì FDI là nguồn vốn đáng lưu ý. Theo đánh giá của Vụ quản lý dự án thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng nguồn vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội đã tăng 25,7% ở thời kỳ 1991 - 1995 lên khoảng 30% trong những năm 1996 - 2000. Vốn đầu tư xã hội từ các dự án FDI (giai đoạn 1995 - 1999 = 118.200 tỷ đồng) cao hơn hẳn số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng thời kỳ này (97.389,6 tỷ đồng). Tức là vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư chỉ bằng 82,4% vốn từ các dự án FDI. Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối hiện đại nên đã góp phần tạo ra cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm công nghệ mới cho nền kinh tế quốc dân. Về định tính, sự hoạt động của đồng vốn có nguồn vốn từ FDI như là một động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho 4 đồng vốn trong nước hoạt động theo. Tới đây, để đạt được tốc độ tăng trưởng 2001 - 2005 là 7,5%/năm như Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra thì tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2001 - 2005 phải là 60 tỷ USD (theo mặt bằng giá năm 2000), trong đó nhiệm vụ thu hút được 1/3 nguồn vốn này từ nguồn vốn bên ngoài là vấn đề không đơn giản. 2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Muốn cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh cần phải tăng nguồn lực cho sản xuất: Vốn, lao động, kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên... trong các yếu tố trên vốn trở thành bức bách hơn cả bởi lẽ, ở nước ta hiện nay ngành sản xuất nào cũng thiếu vốn một cách trầm trọng. Thành tựu rất quan trọng của công việc đổi mới đã đề ra trên đất nước ta 15 năm qua, được nhân dân trong nước ghi nhận và bè bạn trên thế giới ngợi ca là nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao vào hàng đầu trong khu vực. Trong thời kỳ 1991 - 1995, mức tăng GDP hàng năm bình quân là 8,2% trong đó cần phải kể đến sự đóng góp của FDI. Bảng 10: Tỷ lệ đóng góp FDI trong GDP Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000* Tỷ trọng trong GDP (%) Tăng GDP(%) 2,0 8,6 3,6 8,8 6,1 13,7 6,3 14,5 7,4 9,3 9,1 8,2 10,1 5,8 11,7 4,8 12,7 6,7 *Số liệu ước tính (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Các chỉ số thống kê cho thấy hệ số ICOR qua các năm từ 1996 đến nay thay đổi khá mạnh; năm 1996: 3,7; năm 1997: 4,5; năm 1998: 5,7; năm 1999: 6,9. Như vậy hiệu quả tổng hợp của đầu tư đã giảm nhanh từ 1996 và giảm tới mức thấp nhất trong năm 1999. Năm 2000 vừa qua, hiệu quả tổng hợp của đầu tư đã khá hơn, nhưng tính bình quân chung trong thời kỳ 1996 - 2000 vẫn còn ở mức 5,1 (tức là để tăng 1 đồng GDP phải cần tới 5,1 đồng vốn đầu tư phát triển). Phải chăng nguyên nhân của tình trạng này một phần là do hiệu quả đầu tư vốn FDI. 3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, đã và đang tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới có chất lượng cạnh tranh cao, nhất là ngành công nghiệp viễn thông: FDI thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam. Hai khu vực này có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nông nghiệp (năm 1996 công nghiệp tăng 14,42%, dịch vụ tăng 5,2%, nông nghiệp tăng 6,2%). Năm 1997, FDI chiếm tỷ lệ trong 28,5% giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng với tốc độ 23,2% (trong khi công nghiệp trong nước chỉ tăng 13,8%), đảm bảo cho toàn ngành vẫn tăng trưởng với nhịp độ 13,2% so với năm 1996. Bảng 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1990-1995 Đơn vị tính: % Ngành 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999* Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 38,7 22,7 38,6 38,8 23,5 37,7 37,5 24,2 37,1 3,60 25,4 37,5 34,4 26,6 38,0 27,2 28,8 44,4 27,8 28,8 44,0 27,8 29,7 42,5 25,8 32,1 42,1 25,4 34,5 40,1 * Số liệu ước tính Nguồn: Tổng cục Thống kê Khu vực kinh tế có vốn FDI luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước (năm 1995 chỉ số phát triển của khu vực kinh tế FDI là 114,98 thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,34%; năm 1997 là 120,75% và 108,15%; năm 1998 là 116,68% và 105,8%). Tới nay có 8 ngành hàng so các doanh nghiệp FDI nắm 100% sản phẩm (dầu khí, ô tô, đèn hình, tổng đài điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, máy thu băng, đầu viđeo, nguyên liệu nhựa), 7 ngành trong doanh nghiệp FDI chiếm từ 50% - 90% sản lượng (thép, kính xây dựng, xe máy, biến thế 250-1000 KVA, phân bón NPK, thuốc trừ sâu, sơn các loại) và 12 ngành hàng doanh nghiệp FDI chiếm dưới 50% sản lượng (điện, bia, đường ăn, giầy, may mặc, vải, sợi, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, xi măng, khách sạn...) Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000* Khu vực FDI (%) Cả nước (%) 45,6 10,4 40,3 17,1 13,6 12,7 12,8 13,7 8,7 14,5 21,7 14,2 23,2 13,8 23,3 12,1 20,0 11,5 17,3 15,5 * Số liệu ước tính Nguồn: Tổng cục Thống kê - Dự án VIE/97/051 Đối với ngành công nghiệp: Các doanh nghiệp có vốn FDI không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn FDI luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực này đạt được 25,1% (năm 1999) 26,73% (năm 1996); 28,9% (năm 1997) đã tăng lên 31,98% (năm 1998) và 34,73% (năm 1999). Do có lợi thế về vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ và thị trường nên nền công nghiệp khu vực này đã đứng vững trong thử thách và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (20% năm 1999) hơn hẳn khu vực nội địa: công nghiệp quốc doanh 4,5%, công nghiệp ngoài quốc doanh 8,8%. Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn FDI đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của ngành. Tiêu biểu mức tỷ trọng ở một số năm như sau 77,8% (năm 1995), 78% (năm 1996), 77,8% (năm 1997), lên 81,4% (năm 1998). Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu là do các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra, với các mức cụ thể như sau: 99,7% (năm 1995); 99,7% (năm 1996); 99,8% (năm 1997)và 99,8% (năm 1998). Ngoài xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro thực hiện theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ), mà hiện nay CHLB Nga đã kế thừa, đã sản xuất được hơn 60 triệu tấn dầu thô và hiện đang tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, nước ta đã cáp 33 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn của thế giới vào thăm dò và khai thác tại thềm lục địa Việt Nam theo hình thức phân chia theo sản phẩm. Năm 1998 Vietsovpetro đã khai thác 12,5 triệu tấn dầu thô và 1 tỷ m3 khí. Bên cạnh đó, mỏ Đại Hùng và mỏ dầu tại vùng chồng lấn với Malaysia cũng đang được khai thác. Sự quan tâm của các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực này chứng tỏ tính hấp dẫn và tiềm năng dầu khí của nước ta. Công nghiệp điện tử là một ngành tương đối mới mẻ, cho đến nay FDI trong ngành điện tử còn chưa xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển ngành kinh tế quan trọng này, do chưa có những chính sách hấp dẫn, cũng như môi trường thuận lợi để thu hút các chủ đầu tư lớn từ Mỹ, Nhật và Châu âu là những nơi có nền công nghiệp điện tử phát triển. Năm 1999, các công ty liên doanh với Nhật đã sản xuất các sản phẩm vi điện tử của hãng Fujitsu, động cơ máy MaBuchi, người máy Roze Roboted.... Trong công nghiệp ô tô và xe máy các liên doanh này có thể sản xuất mỗi năm 140.000 xe ô tô các loại nhiều hãng sản xuất ô tô nổi tiếng thế giới như Toyota, Ford, Mercedes, Benz...đã có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trên thực tế, thị trường ô tô của nước ta còn hẹp, việc mua sắm ô tô bằng ngân sách nhà nước bị hạn chế. Mặt khác, việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, cả ô tô đã qua sử dụng vẫn tiếp diễn nên các doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, chỉ duy trì sản xuất cầm chừng, thậm chí có liên doanh đã phải bỏ cuộc. Ngành công nghiệp xe máy cũng đã thu hút được những hãng xe nổi tiêng trên thế giới, mà sản phẩm của họ đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam như HonDa, Suzuki, Vmep. Hiện tại các doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất khoảng 200000 xe máy mỗi năm, với tỷ lệ nội địa hoá từ 20 - 50%. Các dự án ô tô, xe máy đã cấp giấy phép đầu tư đã có tác động dây truyền đối với các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng, do vậy đã kéo theo hàng chục chủ đầu tư lớn là bạn hàng của họ vào Việt Nam, đồng thời đã mở rộng quan hệ hợp tác chế tạo với các doanh nghiệp cơ khí sản xuất xăm lốp, ghế đệm... của Việt Nam, giải quyết những khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp này và giúp chúng phát triển lâu dài. Công nghiệp hoá chất bao giờ cũng được quan tâm, FDI trong công nghiệp hoá chất đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, bao gồm một số hoá chất cơ bản, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, dầu nhờn... thay thế một phần hàng nhập khẩu, thoả mãn yêu cầu cao hơn của người tiêu dùng. Ngoài các ngành đã nói ở trên theo số liệu thống kê, khoảng 70% sản phẩm thép, 24% của sản lượng xi măng, 18% thực phẩm chế biến của nước ta do các doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất. Trong công nghiệp chế biến tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22 % và có xu hướng ngày càng tăng, từ 18,1% (năm 1995); 20,1% (năm 1996); 22,9% (năm 1997); lên 25,3% (năm 1998). Trong đó, ở một số ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:71% trong ngành sản xuất và sửa chữa xe có động cơ (trong đó 100% trong sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy 44,3% trong ngành sản xuất sản phẩm bằng da và giả da ; 100% trong ngành sản xuất tụ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà không khí, đầu video, sản xuất sợi PE, PES; 67,6% trong ngành sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông; 31% trong ngành sản xuất kim loại; 22,2% trong ngành sản xuất thiết bị điên, điện tử; 20,1% trong ngành sản xuất hoá chất; 19,1% trong ngành may mặc; 18,6% trong ngành dệt. Đối với ngành du lịch: Hiện tại ngành du lịch Việt Nam có hơn 60.000 buồng khách sạn, trong đó khoảng 35.000 buồng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Ngành kinh doanh khách sạn và du lịch của nước ta đã thực sự làm cho đất nước thay da, đổi thịt, vui hơn, đẹp hơn lên. Thời gian gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, lượng khách nước ngoài vào kinh doanh du lịch giảm bớt, làn cho ngành khách sạn du lịch lao đao. Trong bối cảnh đó, có người cho rằng nhà nước đã cung cấp quá nhiều giấy phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. So sánh với các thành phố của các nước trong khu vực thấy rằng, mặc dù tốc độ xây dựng khách sạn ở hai thành phố lớn nhất nước ta là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là quá nhanh, nhưng số lượng khách sạn và văn phòng cho thuê còn quá ít. Hiện nay, tỷ lệ buồng giảm xuống thấp là do sự giảm sút số lượng khách nước ngoài vào để đầu tư, kinh doanh, du lịch, chứ không phải do ta đã thừa khách sạn, căn hộ, văn phòng cho thuê. Đối với ngành nông nghiệp: FDI đã góp phần nâng cao đáng kể năng lực sản xuất, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hoá vốn FDI còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế. Nếu như trước đây, FDI chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản thì những năm gần đây nhiều dự án đẫ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống trồng trọ, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi... 4. Đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu: FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt nam trên thế giới, làm lành mạnh cán cân thanh toán thương mại, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất . Bảng 13: Tỷ lệ đóng góp FDI trong kim ngạch xuất nhập khẩu Đơn vị tính: Tr USD Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000* Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng trong XNK (%) 52 - - 112 - - 257 - - 352 600 - 440 1.468 8,1 786 2.042 10,8 1.790 2.890 19,5 1.982 2.688 21,1 2.577 3.398 22,3 3.320 4.350 - *Số liệu ước tính Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các chủ đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành "cầu nối", là điều kiện tốt nhất để Việt nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới. Đối với nhưng hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI, vô hình dung đã biến các bạn hàng truyền thống của các chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với lợi thế về vốn, công nghệ và mối quan hệ với thị trường bên ngoài nên cũng hơn hẳn lợi thế trong xuất khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn tốc độ tăng trưởng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước (năm 1996) KNXK của doanh nghiệp có vốn FDI tăng 78,6% so với năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5% số liệu tương ứng của năm 1997 là:127,7% ; 26,6% và 14%; năm 1998 là: 10,7%; 2,4% và 1,8%; năm 1999 là:30,2%; 23%; và 21,1%. Về số tuyệt đối, KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI tăng một cách đáng kể qua các năm, về số tương đối tỷ trọng KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tổng KNXK của cả nước dang có xu hướng tăng lên. Về chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nếu không kể dầu thô ưu điểm hơn hẳn của hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI so với hàng hoá xuất khẩu ở doanh nghiệp trong nước ở chỗ chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó nhiều sản phẩm thuộc công nghệ cao như bảng mạch in điện tử, máy thu hình, video, người máy ... Trong 6 tháng đầu năm 2000, giá trị xuất khẩu của khu vực này (không tính xuất khẩu dầu khí) ước đạt 1.592 triệu USD, chiếm trên 24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, so với số thực hiện cả năm 1995 thì tăng gấp hơn 3 lần. Nếu tính cả xuất khẩu dầu thô thì tỷ trọng này đạt trên 47% (3.031 triệu USD). Trong số hơn 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI thu được trong vòng 10 năm trở lại đây, không kể phần xuất khẩu đầu thô của liên doanh Vietsovpetro và xuất khẩu dịch vụ, thì giá trị xuất khẩu của các chủ đầu tư công nghiệp nhẹ là lớn nhất (3 tỷ USD), tiếp đến là các chủ đầu tư công nghiệp nặng (gần 3 tỷ USD), công nghiệp thực phẩm (405 triệu USD), dầu khí 101 triệu USD và thuỷ sản (67 triệu USD). Hiện nay, khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ có dự án tham gia hàng xuất khẩu và thực hiện xuất khẩu trực tiếp mà đứng đầu là Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Pháp, Mỹ, Thái lan và Nga (Chưa kể dầu khí Vietsovpetro). Tính đến nay, mỗi nhóm dự án của Nhật Bản và Hàn Quốc đã có doanh thu xuất khẩu vượt trên 1,2 tỷ USD, còn mỗi nhóm dự án của Đài Loan và Hồng Kông cũng đã đạt gần 1 tỷ USD. Năm 1999, có 42 doanh nghiệp có vốn FDI đạt KNXK trên 5 triệu USD, trong đó có 2 doanh nghiệp đạt KNXK trên 10 triệu USD. Dẫn đầu vẫn là các chủ đầu tư Nhật Bản, có 10 doanh nghiệp với tổng KNXK là 527 triệu USD mà riêng công ty Fujitsu Việt Nam (xuất khẩu 100%) đã chiếm 450 triệu USD. Hàn quốc có 13 doanh nghiệp với tổng KNXK 321 triệu USD, tiêu biểu là công ty TaeKwang xuất khẩu 100% giầy thể thao với KNXK gần 120 triệu USD. Đài loan có 9 doanh nghiệp với tổng KNXK 157 triệu USD, trong đó công ty Vedan đã chiếm 65 triệu USD. Các chủ đầu tư Hồng Kông tuy chỉ có 2 doanh nghiệp giày, với tỷ lệ xuất khẩu 90% nhưng KNXK đạt 111 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI khá phong phú. Ngoài những sản phẩm vi tính, điện tử giày, dệt may, mì chính, còn có nguyên liệu giấy, cụm chi tiết, cơ khí ôtô, lốp ôtô xe máy, lưới đánh cá, văn phòng phẩm ... Nhiều chủ đầu tư, do nằm bắt được thị trường nên đầu tư phát triển những mặt hàng độc đáo và đạt giá trị xuất khẩu đáng kể như mặt hàng túi balô, găng tay thể thao xuất khẩu 100% của Hàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 20 triệu USD hoặc đồ nữ trang cho phụ nữ của doanh nghiệp Pháp xuất khẩu 100% tại thành phố Hồ chí Minh có KNXK trên 16,5 triệu USD, hay sản xuất bữa ăn trên máy bay của chủ đầu tư Cayman Island đạt gần 7 triệu USD, long nhãn của chủ đầu tư Bamuđa tại Hà Tây KNXK đạt 8 triệu USD, thức ăn gia súc của công ty Cargill (Mỹ) tại Đồng Nai cũng có KNXK 20 triệu USD. Tuy nhiên từ thực tế nêu trên cho thấy, quy mô xuất khẩu phần lớn phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI còn hạn chế, mới ở mức vừa và nhỏ, trừ công ty Fujitsu (Nhật Bản). Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI đạt KNXK đáng kể đều nằm ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, chỉ lác đác một số nhỏ doanh nghiệp tại các địa phương khác như công ty đèn hình Orion - Hanel (Hàn Quốc) tại Hà nội, Công ty dầu thực vật Cái lân (Singapore) tại Quảng Ninh, Công ty lốp ôtô xe máy (Đài loan) tại Tây Ninh, Công ty chế biến thuỷ sản (Nhật Bản) tại Bạc Liêu và công ty PangRim (Hàn quốc) tại Phú Thọ... Hơn nữa, hầu hết hàng hoá của các doanh nghiệp này là sản phảm gia công, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước là rất nhỏ. 5. Tạo nguồn thu ngân sách, thực hiện chuyển giao công nghệ: Tuy phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi về thuế, nhưng nguồn thu ngân sách của khu vực FDI tăng liên tục. Bảng 14: Đóng góp của FDI vào ngân sách Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000* Nộp ngân sách (Tr USD) 120 128 195 263 315 317 271 270 * Số liệu ước tính Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang phát triển saau rộng chưa từng thấy với nhưng lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn như kỹ thuật điện tử công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương học, công nghệ vũ trụ là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhưng công nghệ mới, đẩy nhanh quá trình tự động hoá. Đối với Việt Nam, FDI hiện nay là một trong những nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu. Nhìn chung, trình độ công nghệ đã chuyển giao tiến bộ hơn nhiều so với các công nghệ hiện có tại Việt Nam. Các công nghệ đang sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất ... đểu thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp phần tạo nên bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa số công nghệ sử dụng trong các ngành điên tử, hoá chất, ôtô, vật liệu xây dựng đều là những dây truyền tương đối hiện đại. Các chủ đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu. Những thiết bị, công nghệ mà họ đưa vào sử dụng tại các dự án đầu tư ở nước ta, nhưng cùng với những trang thiết bị này thường là một số lượng tiền nhất định tiền vốn bỏ ra, xuất phát từ sự gắn liền lợi ích của mình như vậy nên khi chuẩn bị, công nghệ vào nước ta bên nước ngoài cũng cần phải cân nhắc tính toán kỹ. Một trong nhưng yêu cầu của FDI là phải tiếp thu kỹ thuật tiên tiến,tránh nhập khẩu kỹ thuật “xế bóng“. Trong quá trình thực hiện dự án phía Việt Nam thường gặp phải sai lầm sau : Tiếp nhận kỹ thuật lạc hậu với giá đắt hơn giá thị trường 15 - 20%. Qua thẩm định thiết bị máy móc ở 12 doanh nghiệp có vốn FDI của ngành công nghiệp nhẹ gây thiệt hại khoảng 50 triệu USD. Trong đó 76% máy móc thuộc thế hệ nhưng năm 1950 - 1960, hơn 20% thiết bị được sản xuất từ những năm 1970, hơn 70% máy móc đã hết khấu hao, 50% máy móc được tân trang lại, cá biệt có nhưng máy móc sản xuất từ những năm 1910. Chuyển sản xuất độc haị sang Việt nam như dự án sản xuất thuốc trừ sâu hoá học, công nghệ tạo bọt PVC từ hoá chất Alkysbenzen là chất dễ gây chất ung thư, công nghệ sản xuất tấm lợp từ sợi amiăng mà thế giới không dám sử dụng đã được Việt nam đồng ý cho triển khai . Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động Việt Nam sẽ trở thành “bãi rác thải” công nghệ lạc hậu của các nước, gây nên một hiểm hoạ lâu dài về môi trường có nguy cơ gia tăng mức độ tụt hậu. 6. Góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX): Tính đến nay các KCN0KCX tại Tp.Hồ Chí Minh đã thu hút được 250 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đầu tư 2.884,9 tỷ đồng và 234 dự án FDI với tổng vốn 1.607 tr USD. Tại đây, có nhiều KCN thay đổi hàng ngày, như KCN Tân Bình cuối tháng 12 năm 2000, mới có 50% diện tích đất cho thuê thì cuối tháng 1/2000, đã cho thuê được 68% diện tích. Vậy chỉ là hơn 1 tháng KCN đã có thêm 18% diện tích đất cho thuê, tốc độ này quả là đáng mừng. Một số KCN phát triển khá khả quan đã xin mở rộng chuyển giai đoạn 2 như: KCN Tân Bình đang xin mở rộng 100 ha, KCX Linh Trung, Lê Minh Xuân đã và đang xúc tiến mở rộng giai đoạn 2. Cuối năm ngoái, có thêm 3 KCN Tân Bình, Vĩnh Lộc và Lê Minh Xuân được công nhận là thành công, cho thuê trên 50% diện tích đất. Như vậy, TP Hồ Chí Minh đang là nơi có số lượng KCX, KCN thành công nhiều nhất trong cả nước (2KCX, 5KCN). So với năm 1999, việc thu hút đầu tư trong năm 2000 vào các KCN ở TP Hồ Chí Minh tăng khá nhanh. Nếu năm 1999, các KCN thu hút được 102 dự án với vốn đăng ký là 75,35 triệu USD và 948,4 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã thu hút được 159 dự án, vốn đăng ký đầu tư là 59,52 triệu USD và 1639,4 tỷ đồng. Có ba KCN thu hút được nhiều dự án nhất là KCN Tân Tạo, Tân Bình và Lê Minh Xuân đều thu hút được 39 dự án. Ba KCN thu hút vốn đầu tư nhiều nhất và KCN Tân Tạo : 5,42 triệu USD, KCN Tân Bình : 5,52 triệu USD, KCN Vĩnh Lộc : 5,59 triệu USD. Một điều đáng chú ý nữa là nhiều dự án đầu tư vào các KCN, KCX ở TP Hồ Chí Minh qua một thời gian hoạt động có hiệu quả đã đăng vốn, mở rộng sản xuất. Trong năm 2000, có 32 giấy phép điều chỉnh tăng thêm 94,2 triệu USD và 98,49 tỷ đồng. Trong đó, KCX Tân Thuận và Linh Trung có số dự án tăng thêm vốn nhiều nhất: KCX Tân Thuận có 14 giấy phép điều chỉnh tăng 42,91 triệu USD, KCX Linh Trung có 8 giấy phép điều chỉnh tăng 48,04 triệu USD. Như vậy, nếu tính góp số vốn đăng ký của các giấy phép đầu tư và giấy phép điều chỉnh thì năm 2000 các KCX và KCN ở TP Hồ Chí Minh thu hút được nhiều hơn năm 1999 là 26,82 triệu USD và 666,35 tỷ đồng. Tuy vậy, một số doanh nghiệp còn có nhiều băn khoăn, trăn trở về tình trạng trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong KCX và nội địa quá thưa thớt và hạn chế. Năm 2000 các doanh nghiệp KCX nhập nội địa 36,24 triệu USD, chỉ chiếm 5,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Giá trị hàng gia công qua lại giữa KCX với nội địa là 4,21 triệu USD, chỉ bằng 18,9% so với năm 1999 trong đó giá trị hàng hoá do doanh nghiệp KCX gia công cho nội địa chỉ bằng 8% so với năm 1999. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do những thay đổi về chính sách thuế đối với doanh nghiệp KCX gia công hàng cho nội địa . Bảng 15: Dự án FDI các KCN tỉnh Bình Dương quý I năm 2001 Công ty Ngành sản xuất Vốn đầu tư (Tr USD) Even huge (Đài Loan) Bero Việt Nam (Đức) Dai Phuc (Đài Loan) Taigu TiIndustrial (Đài Loan) VietsunIndusttry (Đài Loan) Ciahung Iron (Đài Loan) Sea one (Đài Loan) Universal Petroleum Viet Nam (Malaysia) Tsaiyarn Int’lVN (Đài Loan) Alhonga VietNam (Đài Loan) HoChangVina (Hàn Quốc) DeNhat (Đài Loan) Sung changVN (Hàn Quốc) May mặc Chế biến cà phê Giấyvàng mã Phụ tùng ô tô xe máy Sơn phủ gỗ các lại Máy hút bụi Vải vóc các loại Kinh doanh khí hoá lỏng Phụ tùng xe máy Phụ tùng xe đạp Nón mũ các loại Xử lý và thu hồi phế liệu Túi xách 1,00 0,67 0,60 0,40 0,90 0,35 0,50 6,80 1,75 2,40 0,88 0,90 1,70 Tổng 18,85 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cùng với KCN Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi KCN khác là Quảng Phú và Tinh Phong. Trong thời gian gần đây 2 KCN này đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, chuyển mình rất đáng phấn khởi. Tại đây, hiện có 4 dự án đầu tư là nhà máy gạch Dung Quất, xi măng Vạn Tường, nhà máy sản xuất tấm lợp, nhà máy khí công nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn là 36,8 tỷ đồng. Trong năm 2000, có thêm ba dự án đầu tư khác là nhà máy khí hoá lỏng, nhà máy bê tông đúc sẵn, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và xưởng cơ khí xin đăng ký 6,32 ha ở KCN này và hiện nay các dự án này đang chờ phê duyệt và cấp phép hoạt động. Như vậy, về cơ bản KCN Tinh Phong đang hoàn thành bước một của giai đoạn hình thành và phát triển mục tiêu đã đề ra. KCN Quảng Phú được hình thành trên cơ sở 14 nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và được quy hoạch với diện tích rộng 138 ha, trong đó 56 ha giành cho giai đoạn I, với tổng vốn đầu tư giành cho xây dựng hạ tầng là 21 triệu USD. Nhờ vào ưu thế về mặt giao thông, địa hình bằng phẳng và nguồn lao động tại chỗ dồi dào, trong năm qua, KCN Quảng Phú đã thu hút thêm năm dự án đầu tư mới đó là nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu (Sở thuỷ sản Quảng Ngãi) , Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu VETEX, Công ty TNHH Phùng Hưng, nhà máy chế biến xuất khẩu Hoàn Vũ và Công ty Quảng Ngãi với tổng số vốn đầu tư là 48 tỷ đồng. Trong đó riêng Công ty đường Quảng Ngãi đã đầu tư Quảng Phú 58 tỷ đồng để mở rộng nhà máy bia Quảng Ngãi đưa công suất nhà máy này từ 12 triệu lít/năm lên 25 triệu lít/năm. Tính đến nay, 70% diện tích đất trong quy hoạch giai đoạn I KCN Quảng Phú đã được lấp đầy 4 dự án khác gồm chế biến thuỷ sản và sản xuất thức ăn nuôi tôm hiện đang chờ cấp phép. Cho đến nay, tỉnh cũng đã trích đầu tư ngân sách 6,4 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện việc cung cấp điện, nước...để thu hút các chủ đầu tư. Hải Phòng NOMURA, KCN lớn nhất miền Bắc đang hi vọng vượt qua giai đoạn khủng hoảng khi biết một số dấu hiệu hồi phục đang dần rõ nét trong những tháng đầu năm 2001. Mới đây, các cơ quan chức năng đã cấp giấy phép cho thêm hai dự án đầu tư mới vào KCN này. Mặc dù tổng vốn đầu tư kinh phí chỉ xấp xỉ 0,5 triệu USD nhưng các dự án này giúp KCN vượt qua được ngưỡng 10 dự án có mặt trong khu trong suốt 3 năm trở lại gần đây. Lần đầu tiên con số dự án tăng lên đến 11 và cùng với đó khoảng 2,5 triệu USD vốn đầu tư mới đã được thu hút vào đây bao gồm cả các dự án có tăng vốn. Được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1995, không may KCN có cơ sở hạ tầng vào bậc nhất của cả nước này gặp phải cơn bão khủng hoảng tài chính khu vực. Những khó khăn về tài chính để triển khai dự án mà các Công ty Nhật Bản gặp phải đã làm cho kế hoạch thu hút vốn đầu tư mà Công ty xây dựng hạ tầng Hải Phòng NOMURA đặt ra không trở thành hiện thực. Dù đã đầu tư, xong 100% vốn pháp định vào khoảng 137 triệu USD nhưng do số lượng dự án ít, chỉ chiếm chưa đến 10% diện tích đất có hạ tầng nên KCN bị đặt trong tình trạng cực kỳ khó khăn, thua lỗ kéo dài. Tổng số luỹ kế tính từ thời điểm bắt đầu xây dựng đến nay đã lên tới khoảng 67 triệu USD, trong đó riêng năm 2000 lỗ phát sinh là gần 18 triệu USD. Tại Hải Phong ngoài KCN NOMURA KCN Đình Vũ với các đối tác Bỉ, Mỹ...cũng đã được xây dựng từ năm 1997 KCN này được áp dụng hình thức đầu tư cuốn chiếu, theo đó việc san lấp mặt bằng và lấp đầy hạ tầng được thực hiện căn cứ vào các nhu cầu đầu tư cụ thể. Cho đến nay, vốn đầu tư vào KCN Đình Vũ đạt khoảng 25% so với vốn đăng ký, tỷ lệ đất công nghiệp được thuê chiếm 5%. Tính đến cuối năm ngoái, hai KCN của TP.Hải Phòng đã thu hút tổng cộng 13 dự án với tổng số vốn đầu tư 118,4 triệu USD. Trong quý I năm nay ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương đã cấp giấy phép đầu tư cho 13 dự án 100% FDI với tổng số vốn là 18,85 triệu USD, trong đó dự án có vốn đầu tư lớn nhất (6,8 triệu USD) thuộc Công ty Universal Pertroleum của Malaysia để xây dựng nhà máy chế biến và chiết nạp khí hoá lỏng tại KCN Sóng Thần 2. Cũng trong quý I năm nay, đã có thêm 20 doanh nghiệp đi vào hoạt động tại các KCN Bình Dương nâng tổng số lên 141 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có 86 doanh nghiệp có vốn FDI. Doanh thu của các doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm ước đạt 58,6 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2000. Tính đến nay các KCN tại Bình Dương đã thu hút 210 dự án trong đó bao gồm 128 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 536,37 triệu USD và 82 dự án đầu tư trong nước với số vốn 1.073 tỷ đồng. 7. Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động: Tính đến hết tháng 9 -2001, FDI đã và đang giải quyết việc làm cho 332.000 lao động trực tiếp và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp. Trong số đó có khoảng 600 cán bộ quản lý, 25.000 nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo và đảm nhiệm các chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp này. Số lao động có việc làm ngày nay có xu hướng tăng, điều này đã giải quyết được phần nào nạn thất nghiệp. Mặt khác, FDI góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ cả về số lượng tỷ trọng và chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội cũng như giảm các tội phạm về kinh tế, làm tăng sự ổn định xã hội, chính trị của các nước cũng như từng địa phương. ở các doanh nghiệp có vốn FDI, lao động làm việc với năng suất và cường độ lao động cao nên có thu nhập cao với mức lương trung bình tăng từ 84 USD/người/tháng năm 1994 lên 94 USD/người/tháng năm 1996, ước tính thu nhập hàng năm lên tới trên 300 triệu USD. Bảng 16: Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI Chỉ tiêu 1988-1995 1996 1997 1998 1999 2000 Số lao động (1000 người) 200 220 250 270 298 349 Lượng tăng tuyệt đối (1000 người) - 20 30 20 28 51 Tốc độ tăng (%) - 0,1 13,6 8 10,4 17,1 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư III. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và hiệu quả FDI tại Việt Nam trong thời gian tới: Vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của các chủ đầu tư điều tiết vĩ mô, đặc biệt khi sang thế kỷ 21. Vì thế, trước dấu hiệu chững lại của nguồn vốn FDI trong những năm gần đây, Chính phủ đã có những giải pháp kịp thời hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật sao cho đồng bộ nhất quán, chặt chẽ rõ ràng. Đồng thời, phải có bản dich chuẩn xác về các văn bản này do cơ quan chức năng thực hiện, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các chủ đầu tư. Vừa qua, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đã hoàn thành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi để trình tại Quốc hội kỳ họp thứ 7, khoá 10 tháng 5/2000 nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo môi trường thông thoáng hơn cho các hoạt động đầu tư. Nghiên cứu để tiến tới xây dựng một Luật đầu tư chung cho chủ đầu tư trong và ngoài nước. Ban hành những văn bản luật còn thiếu trong cơ chế thị trường như luật cạnh tranh, luật phá giá, luật độc quyền, kinh doanh bất động sản ... Chính sách đất đai cần thông thoáng hơn, đặc biệt là chính sách liên quan đến vấn đề thế chấp, cầm cố giá trị quyền sử dụng đất. Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo cho các chủ đầu tư nước ngoài có quyền tự do và dễ dàng tiếp cận nguồn ngoại tệ trong quá trình sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Nâng cao chất lượng của việc lập quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ; dự báo nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và đề ra các chính sách ưu đãi trong từng thời kỳ. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng nhà nước chỉ công bố danh mục đầu tư và danh mục đầu tư có điều kiện các chủ đầu tư nước ngoài được quyền đăng ký kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực nằm ngoài hai sách này và đồng thời tiến hành cải cách hành chính trong quản lý dự án sau khi cấp giấy phép đầu tư. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các khâu, các cấp. Chú trọng thu hút các chủ đầu tư mạnh có những ưu đãi đặc biệt thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ kỹ thuật hiện đại. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, vì đó là điều kiện phát triển kinh tế xã hội. ổn định chính trị, kinh tế, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế một chế độ giá hối đoái uyển chuyển và phù hợp, những chính sách bảo hộ thương mại hữu hiệu. Thành lập một trung tâm đầu mối để giải quyết vướng mắc có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. Đầu tư thích đáng vào giáo dục và đào tạo, cần xây dựng chương trình cách dạy và học sao cho khoa học và phù hợp ở các cấp phổ thông, đại học, đặc biệt là các trường dạy nghề, công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng lao động Việt Nam. Cần xoá bỏ dần những khác biệt về chính sách ưu đãi thuế, tiền thuê đất giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI. Tiếp tục hoàn thiện các luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ, đặc biệt theo hướng đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhưng ưu tiên khuyến khích phát triển sản xuất. Rà soát lại mức tiền thuê đất tại các địa phương để xác định tiền thuê đất cho phù hợp với thực tế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của từng địa phương. Cải tổ kinh tế để có điều kiện gia nhập WTO và APEC. IV. Thực trạng, giải pháp cho công tác thống kê FDI: 1. Thực trạng: Tại cuộc họp lần thứ 3 của tổ công tác thống kê FDI của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) được tổ chức vào cuối tháng 3 vừa qua tại Hà Nội, các đại biểu đã trình bày thực trạng và những khó khăn của nước mình trong việc thu thập và xử lý thông tin về FDI, đồng thời trao đổi kinh nghiệm về phương pháp thống kê trong khu vực và bàn các biện pháp hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng số liệu thống kê, nhất là đối với các nớc mới gia nhập ASEAN như Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Theo tổ công tác Singapore, Thái Lan, Philippines và Malaysia là những nước có hệ thống thông tin kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối cao so với các thành viên khác trong khối. Việc thu thập thông tin ở các nước này được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát định kỳ hàng năm. Chẳng hạn, tại Philippines chủ trì thường xuyên lấy thông tin từ 7 cơ quan liên quan và xử lý số liệu FDI bằng phần mềm FIIS được xây dựng trên cơ sở tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. Philippines cũng đã đưa ra hệ thống thống nhất về các thuật ngữ FDI sử dụng trong thống kê. Từ tình hình thực tế trên cho thấy để đáp ứng nhu cầu thông tin về thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI thì việc nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án FDI là điều cần thiết. Đây cũng là nội dung quan trọng của cuộc hội thảo chuyên đề “Quản lý số liệu thống kê FDI” lần đầu tiên được Bộ kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào ngày 27 tháng 2 vừa qua và sự đóng góp ý kiến của Tổng cục Thống kê Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố cùng các nhà cung cấp giải pháp mạng và truyền thông số liệu VDC, FPT... Tại Việt Nam thông tin về FDI gồm hai phần: cấp Giấy phép đầu tư và thực hiện dự án. Phần thông tin về cấp phép đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư thu thập từ các Sở Kế hoạch và Đầu tư của 61 Tỉnh, Thành phố và các ban quản lý KCN- KCX nơi có dự án FDI theo chế độ báo cáo hàng tuần, hàng tháng. Phần thực hiện dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê thu thập từ các doanh nghiệp FDI và từ số liệu tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, ban quản lý KCN- KCX. Bên cạnh đó, số liệu về FDI còn thu thập từ cơ quan Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu, thị trường...từ cơ quan thuế về các khoản đóng thuế; từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các khoản vay nợ của các doanh nghiệp FDI và đánh giá FDI trong cán cân thanh toán. Với nhiều nguồn số liệu như trên, các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam phải thường xuyên trao đổi và đối chiếu thông tin về khu vực FDI để có đánh giá đúng về bức tranh tổng thể FDI. Từ đó giúp cho công tác hoạch định chính sách kịp thời, chính xác góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thu thập thông tin và thống kê tình hình doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý dự án FDI. Tuy nhiên, trong thời gian qua, điểm yếu nhất của công tác này chính là công tác phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ngành Trung Ương với các địa phương trong việc thu thập thông tin thống kê tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù Thông tư 01/ LB về chế độ báo cáo và thống kê đã có hiệu lực từ năm 1997 nhưng các báo cáo từ doanh nghiệp các ban quản lý KCN - KCX các sở về Bộ kế hoạch và đầu tư vẫn cha đầy đủ và có hiệu quả. Theo thống kê hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ có thể thu được đầy đủ thông tin của 60% trong tổng số 2.673 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước. Hơn thế nữa, việc truyền tin và tổng hợp số liệu thường thông qua phương pháp gửi biểu báo cáo bằng fax hoặc đường thư bưu điện, còn nhập tin, xử lý tin còn quá nhiều chặng, nhiều cửa. Hệ thống tổng hợp về FDI giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với ngành Thống kê còn độc lập với nhau, khiến cho số liệu thống kê và FDI ở Việt Nam nhiều khi bị vênh nhau. 2. Giải pháp: Để số liệu thống kê bảo đảm được tính chính xác, không bị thổi phồng hoặc bị thu hẹp do ý định của người làm báo cáo và để số liệu được thống nhất giữa các cơ quan quản lý, giữa các cấp quản lý cần: Thống nhất quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương với Tổng cục thống kê về chế độ thông tin và báo cáo thống kê tình hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê cần đầu tư nhiều hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể xây dựng dự án nối mạng giữa các doanh nghiệp FDI với Ban quản lý các KCN - KCX, Tổng cục thống kê có nhiệm vụ phối hợp với Bộ KH và ĐT thực hiện dự án này. Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thực trạng và hiệu quả FDI thống nhất từ Trung Ương đến địa phương. Xây dựng một môi trường pháp lý thống kê thống nhất và có hiệu lực, tiến tới xây dựng một chuyên luật về thống kê. Nâng cao kỷ cương báo cáo từ các cấp hành chính địa phương và bộ ngành. Cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân báo cáo thiếu xử phạt khiển trách hoặc kỷ luật. Có kế hoạch đào tạo cán bộ thống kê phù hợp với yêu cầu và thực tiễn, có kiến thức kinh tế xã hội, giỏi về phương pháp thống kê, đồng thời biết sử dụng thành thạo máy vi tính, đặc biệt trong phân tích thống kê. Kết luận Q uốc tế hoá đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Xu hướng này đã lôi kéo tất cả các nước trên thế giới muốn hay không cũng phải từng bước hội nhập vào quĩ đạo của nền kinh tế thế giới. Trong quá trình quốc tế hoá đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng quan trọng nó đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển các quan hệ quốc tế. Những năm gần đây, đặc biệt từ tháng7/1997 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, cuộc khủng hoảng của các nước Đông Nam á và Đông á cũng như nhiều nước trên thế giới đã có ảnh hưởng dến đầu tư và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ này là một thách thức lớn, nhưng cũng là một cơ hội để đánh giá khó khăn và tiềm năng của môi trường đầu tư. Nhiều lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam đã bão hoà, mà nguyên nhân là do cơ cấu phân bổ đầu tư không hợp lý cộng với phần đánh giá có phần quá lạc quan của các chủ đầu tư. Điều này cho thấy, tình hình thu hút và sử dụng FDI sẽ không khả quan trong một thời gian ngắn nữa. Trong công cuộc xây dựng đất nước, trong tình trạng thiếu vốn của nước ta hiện nay, vai trò FDI là rất quan trọng. Nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý, ngành Thống kê cần tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ số liệu về tình hình thu hút và hiệu quả FDI. Có như vậy,Việt Nam mới trở thành một thị trường hấp dẫn và có nhiều cơ hội đầu trong khu vực và trên thế giới. Trong đó có việc hướng về xuất khẩu những mặt hàng chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế với nhãn hiệu "Made in Việt Nam". Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí: Kinh tế phát triển (1999 - 2001) Con số sự kiện (1999 - 2001) Phát triển kinh tế (1999 - 2001) Nghiên cứu kinh tế (1999 - 2001) Việt Nam Đông Nam á (1999 - 2001) Những vấn đề kinh tế thế giới (1999 - 2001) Viet Nam Economic Times (1999 - 2001) Viet Nam Economic Review (1999 - 2001) 2. Báo : Thời báo kinh tế (1999 - 2001) Đầu tư (1999 - 2001) 3. Sách: Phân tích kết quả điều tra công nghiệp Việt nam 1999 - NXB Thống kê 2000. Vốn nước ngoài với chiến lược phát triển kinh tế Việt nam - NXB Chính trị quốc gia - 1996. Đầu tư nước ngoài vào Việt nam cơ sở, hiện trạng - NXB Thống kê 1997 4. Giáo trình : Lý thuyết thống kê - NXB giáo dục 1998 Thống kê kinh tế - NXB Thống kê - 1999 Kinh tế đầu tư - NXB Giáo dục 1998 Đầu tư nước ngoài - NXB Giáo dục 1997 5. Các báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29796.doc
Tài liệu liên quan