Chuyên đề Quản lý ngân quỹ tại công ty TBGDI

Công tác quản lý chỉ là một bộ phận của công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với công ty TBGD I. Công ty TBGD I là một doanh nghiệp thuộc Đảng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, với sự nhận thức và quan điểm đúng đắn của ban lãnh đạo, quản lý ngân quỹ của công ty TBGD I trong thời gian qua cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TBGD I có xu hướng giảm xút, khả năng thanh toán chưa cao, các biện pháp quản lý tài chính của công ty chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt công ty TBGD I cần phải đưa ra các giải pháp để khắc phục những nhược điểm đổi mới lại toàn bộ quản lý ngân quỹ, cần phải nhanh chóng áp dụng một mô hình quản lý ngân quỹ phù hợp và lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho từng quý kinh doanh. Công tác quản lý ngân quỹ chính là một chìa khoá để thực hiện mục tiêu này. Chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết nhưng đây cũng có thể là một tài liệu để công ty TBGD I tham khảo trong quá trình công tác quản lý ngân quỹ tại công ty mình.

doc59 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý ngân quỹ tại công ty TBGDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Công ty thiết bị trường học ( Công ty TBTH năm 1971-1985) + Công ty thiết bị giáo dục I từ tháng 8 /1996 đến nay Công ty thiết bị giáo dục I được thành lập và hoạt động kinh tế độc lập theo quyết định số 3411/GD-ĐT ngày 19/8/1996 và số 4197/GD-ĐT ngày 05/10/1996 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo (Trên cơ sở sát nhập Tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị với liên hiệp hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ). Công ty thiết bị giáo dục I có trụ sở chính đặt tại 49B-Đại Cổ Việt – Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là EDUCATIONAL EQUIPMENT COMPANY No 1(Viết tắt là ÊCo.1) Công ty thiết bị giáo dục I là doanh nghiệp nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và cung ứng các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học .Công ty có tư cách pháp nhân đâỳ đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng theo quy định của nhà nước .Công ty chịu sự quản lý của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo . Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức quản lý , tạo ra nhiều việc làm góp phần nâng cao thu nhập của ngươi lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước .Mặt hàng sản xuất của công ty là 600 loại , có khả năng đáp ứng nhu cầu của các ngành học các cấp học trong cả nước. 2.1.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty : + Về mặt nhân sự: nhìn chung cán bộ công nhân viên hoạt động ở các bộ phận khác nhau nhưng trình độ chuyên môn tương đối đồng đều . Công nhân ở các phân xưởng có tay nghề khá chiếm tỷ lệ cao . Công ty hiện nay đang có 723 cán bộ công nhân viên , về trình độ chuyên môn công ty có 8 người trình độ tiến sĩ , 235 người trìnhđộ đại học, trình độ cao đẳng trung cấp là 72 người , còn 408 người là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ khác . + Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty Ban giám đốc Phòng kế toán tài vụ Phòng dự án Phòng kinh doanh 6 trung tâm Phòng hành chính * Ban giám đốc gồm: Giám đốc , Phó giám đốc, Trưởng các đơn vị trực thuộc công ty. + Giám đốc công ty là người giữ chức vụ cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty trước Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo và trước pháp luật + Phó giám đốc giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của công ty , được giám đốc uỷ quyền phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn hoặc công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc . + Trưởng các đơn vị trực thuộc công ty là người quản lý điều hành bộ phận mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình . * Các phòng ban chức năng gồm 4 phòng + Phòng tổ chức hành chính quản trị, có nhiệm vụ tham mưu tổ chức bộ máy quản lý , bố trí sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý , thực hiện và giải quyết tốt các thủ tục , chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm y tế , bảo đảm an ninh trật tự , an toàn lao động trong công ty. Là nơi tập hợp in ấn các tài liệu , tiếp khách , lo các điều kiện vật chất cho các hoạt động của công ty . + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ Nghiên cứu nắm bắt thị trường , xác định nhu cầu cơ cấu mặt hàng cho từng quý, và cả năm . Tổ chức thực hiện bán hàng theo các kênh tiêu thụ sản phẩm , xây dựng phương hướng , đường lối chiến lược kinh doanh lâu dài . + Phòng dự án có nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch sản xuất của công ty đã được giám đốc công ty phê duyệt để lập ra kế hoạch đấu thầu và đảm bảo hàng cho các dự án thầu đúng chất lượng , giá cả hợp lý , đúng thời hạn và tín độ . + Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính , kinh tế diễn ra tại công ty theo đúng chế độ kế toán tài chính do Nhà nước quy định , xây dựng kế hoạt thu chi tiền mặt , theo kế hoạt sản xuất của công ty , thông tin kịp thời cho lãnh đạo và các phòng ban có liên quan . * Các trung tâm :gồm 6 trung tâm + Trung tâm đào tạo bồi dưỡng : Trung tâm có đội ngũ giáo viên đã qua giảng dạy lâu năm ở các trường phổ thông , cùng với sự tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp Đại học sư phạm theo các môn học . Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng nội dung trang thiết bị giáo dục cho các trường theo từng năm học . Nội dung trang thiết bị phải phù hợp với chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo . + Trung tâm công nghệ và thiết bị trường học : Với đội ngũ cán bộ giảng viên , chuyên viên kỹ thuật có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục sư phạm , thiết bị nhà trường cũng như kinh nghiệm tiếp cận các trang thiết bị và hệ thống dạy học tiên tiến của các nước phát triển . Trung tâm có khả năng hỗ trợ nhà trường từng bước hiện đại hoá cơ sở dạy học với hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ không vượt qua khả năng tài chính hiện nay . + Trung tâm sản xuất và cung ứng đồ chơi , thiết bị mầm non . Nhiệm vụ chính của trung tâm là nghiên cứu duyệt mẫu sản xuất và cung ứng các thiết bị giáo dục mầm non , tổ chức tư vấn thiết kế lắp đặt bảo hành các cụm thiết bị đồ chơi cho các trường mầm non trọng điểm , tư thục , dân lập theo mục tiêu chương trình được Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo phê duyệt . + Trung tâm chế bản và sản xuất bao bì :Với đội ngũ cán bộ của trung tâm là những hoạ sĩ mỹ thuật công nghiệp cùng các thiết bị hiện đại , trình bày bao bì trang nhã , hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi học sinh . Vừa taọ mẫu mã, vừa tách mẫu điện tử là một thế mạnh của trung tâm để cho ra đời những mẫu phim chế bản như ý . + Trung tâm sản xuất TBGD: trung tâm được giao nhiệm vụ sản xuất các thiết bị giáo dục dùng trong nhà trường tiểu học và phổ thông . Đội ngũ cán bộ có thâm niên công tác về ngành cơ khí , chế tạo máy cơ điện và sư phạm . Nhiều công nhân có trình độ bậc 7/7 nên trung tâm đã sản xuất được nhiều mặt hàng cung ứng cho các tỉnh trong cả nước. + Trung nội thất học đường : Năm học 1999 công ty chính thức đưa vào danh mục phát hành hàng năm các thiết bị nội thất học đường như bàn ,ghế , bảng , giường tủ dành cho các trường nội trú . Ngoài việc sản xuất theo kế hoạch công ty giao , thì trung tâm có thể tự khai thác tổ chức sản xuất hàng dân dụng và nộp một phần cho công ty * Các xưởng sản xuất : có 3 xưởng sản xuất . + Xưởng mô hình sinh học , xưởng có bề dày kinh nghiệm từ hơn 30 năm cùng với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao . Do đó từ công việc tạo khuôn mẫu, tạo hình, láng bóng sản phẩm điều được thực hiện ngay tại xưởng. Các sản phẩm chủ yếu của xưởng là mô hình sinh học phục vụ việc giảng dạy bằng chất dẻo . + Xưởng nhựa, xưởng chủ yếu sản xuất hàng tiểu học như: bàn tính hai hàng , bàn tính ba gióng, que tính khối chữ nhật, bộ lắp ráp kỹ thuật ... + Xưởng thuỷ tinh, năm 1998 xưởng đã thành công trong việc chế thử thuỷ tinh trung tímh, được cục đo lường chất lượng Nhà nước chứng nhận đạt tiêu chuẩn cấp I. Trong những năm qua xưởng đã đưa vào nhà trường nhiều thuỷ tinh như : ống nghiệm, chậu thuỷ tinh, đèn cồn, dụng cụ thí nghiệm hoá, thí nghiệm sinh ... 2.1.3-Kết qủa kinh sdoanh và tình hình tài chính: Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh và tình hình tài chính Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I.Tình hình kinh doanh 1.Tổng doanh thu 191.573.409 210.153.703 212.736.943 2.Lợi nhuận trước thuế 1.872.759 4.514.659 6.333.472 II. Tình hình tài chính 1. Tổng tài sản trong đó : 157.148.461 149.958.698 152.960.553 a.các khoản phải thu 42.355.778 36.959.581 40.966.039 b. Dự trữ 50.917.255 46.048.118 44.137.304 c. Tiền 21.257.351 25.646.048 22.022.468 d. Giá trị còn lại của TSCĐ 24.495.675 22.204.807 28.830.532 e. Đầu tư dài hạn 18.122.402 19.100.144 17.004.210 2. Tổng nguồn trong đó : 157.148.461 149.958.698 152.960.553 a. Vốn chủ sở hữu 46.424.159 50.925.132 51.594.724 b. Vay dài hạn 10.696.609 9.669.388 7.407.563 c. Vay ngắn hạn 33.314.659 30.131.976 44.901.813 d. Các khoản phải trả người bán 20.138.225 16.441.913 36.448.785 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Nhận xét : Qua bảng kết quả kinh doanhvà tình hình tài chính của công ty TBGDI, cho thấy lợi nhuận rất thấp so với quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty . Tuy nhiên trong tình trạng phần lớn doanh thu của công ty đều dành để trang trải các chi phí . Qua đó ta thấy , việc sử dụng vốn của công ty chưa đem lại hiệu quả cao . mặt khác , qua bảng ta thấy tổng tài sản của năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 7.189.763 triệu đồng , tức là giảm 4,57%, tuy nhiên năm 2004 tổng tài sản tăng so với năm 2003 là 3.001.855 triệu đồng, tức là tăng 2,001%. Do lượng tồn kho và các khoản phải thu tăng . Đây sẽ là một khó khăn cho công ty trong việc đáp ứng ngay những nhu cầu vốn ngắn hạn . cần phải có những biện pháp để giảm dự trữ và các khoản phải thu . Nhìn chung cơ cấu sử dụngvốn tương đối ổn định nhưng tỷ lệ vốn lưu động còn thấp so với yêu cầu của lĩnh vực kinh doanh. 2.2- Thực trạng quản lý ngân quỹ tại công ty TBGDI: 2.2.1.-Tình hình quản lý ngân quỹ tại công ty thiết bị giáo dục 1 Hiện nay, công tác quản lý tài chính của công ty Thiết Bị Giáo Dục I do phòng kế toán - tài chính đảm nhiệm . Do hạn chế về trình độ của đội ngũ cán bộ và hệ thống công nghệ thông tin nội bộ nên trong thời gian tới công ty chưa thể lập kế hoạch quản lý ngân quỹ theo từng tháng . Thực chất quản lý ngân quỹ là một hoạt động qủan lý ngắn hạn , các nhà quản lý phải lập kế hoạch cho từng tháng, từng quý, từng năm. Trên thực tế, tuỳ theo trình độ cán bộ nhân viên bộ phận tài chính, khả năng về công nghệ và trình độ qảun lý trong doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ chọn mô hình quản lý sao cho phù hợp . Chính vì những hạn chế của công ty hiện nay nên hoạt động quản lý ngân quỹ phù hợp nhất lúc này nên áp dụng tại công ty TBGDI là lập kế hoạch quản lý ngân quỹ theo quý . Bảng 2.2: Phải thu, phải trả và dự trữ năm 2004 Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Đầu năm Cuối năm Bình quân Dự trữ (Nguyên vật liệu) 46.048.118 44.137.304 45.092.711 Phải trả (Phải trả người bán, phải trả công nhân viên... không tính các khoản vay ngắn hạn và dài hạn) 16.441.913 36.448.785 26.445.349 Phải thu (Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ...) 36.959.581 40.966.039 38.962.810 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Như vậy, chu kỳ tiền mặt của công ty TBGDI chiếm khoảng 66% trong chu kỳ kinh doanh tương đương với 105 ngày , tức là phải mát tung bình khoảng 105 ngày để có thể chuyển từ tài sản thành tiền mặt . Như vậy , đòi hỏi công ty TBGDI cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ và để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty trong khoảng 105 ngày ( tương đương với khoảng thời gian hơn 3 tháng). Vậy quản lý ngân quỹ là một tất yếu khách quan đặt ra đối với công ty TBGDI do giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền có độ chênh lệch lớn. Các nhà quản lý tài chính trong công ty TBGDI cần thiết phải lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cụ thể cho từng quý để sao cho từ khi đã trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thu được tiền của khách hàng . Nếu công ty không áp dụng một biện pháp quản lý ngân quỹ thích hợp và không coi trọng việc thực hiện công tác quản lý ngân quỹ, công ty sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay tốn kém chi phí vào việc vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán , nếu không có biện pháp xử lý tiền nhàn rỗi, chi phí cơ hội sẽ cao làm giảm khả năng thu lợi nhuận của công ty . Trước tiên , để lập được kế hoạch tài trợ và sử dụng ngân quỹ , ta cần xem xét về thực trạng vận động của các khoản thực thu và thực chi của công ty trong thời gian qua Bảng 2.3 - Bảng cân đối tóm tắt của công ty TBGDI Đơn vị: Triệu đồng Nội dung 2002 2003 2004 So sánh chỉ tiêu % 03/02 04/03 03/02 04/03 I. Tài sản 157.148.461 149.958.698 152.960.553 - 7.189.763 3.001.855 95,42 102,001 1. TSLĐ 114.530.384 108.653.747 107.125.811 -5.876.637 -1.527.936 94,86 98,59 Tiền 21.257.351 25.646.048 22.022.468 4.388.697 -3.623.580 20,64 14,13 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 Các khoản phải thu 42.355.778 36.959.581 40.966.039 -5.396.197 4.006.458 87,25 110,84 Dự trữ 50.917.255 46.048.118 44.137.304 -4.869.137 -1.910.814 90,43 95,85 2. TSCĐ 24.495.675 22.204.807 28.830.532 -2.290.868 6.625.725 90,64 129,83 Nguyên giá 28.356.274 25.004.255 32.112.202 -3.352.019 7.107.947 88,17 128,43 Khấu hao - 3.860.599 - 2.799.448 - 3.281.670 -1.061.151 -482.222 72,51 117,22 3. Đàu tư dài hạn 18.122.402 19.100.144 17.004.210 977.742 -2.095.934 105,39 89,02 II. Nguồn vốn 157.148.461 149.958.698 152.960.553 -7.189.763 3.001.855 95,42 102,001 1. Nợ ngắn hạn 94.419.113 82.088.302 89.365.375 -12.330.811 7.277.073 86,94 108,86 - Vay ngắn hạn 33.314.659 30.131.976 44.901.813 -3.182.683 14.769.837 90,44 149,01 - Nợ dài hạn đến hạn trả 32.996.076 28.434.494 6.532.538 -4.561.582 -21.901.956 86,17 22,97 - Các khoản phải trả người bán 20.138.255 16.441.913 36.448.785 -3.696.312 20.006.872 81,64 22,19 - Phải trả, phải nộp khác 7.970.153 7.079.919 1.482.239 -890.234 -5.597.680 88,83 20,93 2. Nợ dài hạn 10.696.609 9.669.388 7.407.563 -1.027.221 -2.261.825 90,39 76,6 3. Nợ khác 4.608.580 7.275.876 4.592.891 2.667.296 -2.682.985 57,87 36.87 4. Vốn chủ sở hữu 46.424.159 50.925.132 51.594.724 4.500.973 669.592 109,7 101,3 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Lợi nhuận sau thúê của công ty TBGDI qua các năm đều tăng : cụ thể là năm 2003 tăng 1.902.168 triệu so với năm 2002 ( 3.250.554- 1.348.386 triệu ) và sang đến năm 2004 con số này đã tăng 1.309.546 triệu so với năm 2003 ( 4.560.100 -3.250.554 triệu ). Lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự thay đổi của dòng tiền qua các năm .Từ năm 2002 đến năm 2003 dòng tiền thay đổi một mức 4.388.697 triệu ( 25.646.048-21.257.351 triệu) và năm 2004 so với năm 2003 giảm 3.623.580 triệu ( 22.022.468-25.646.048 triệu) . Từ bảng cân đối kế toán trên ta thấy các khoản phải thu của năm 2003 so với năm 2002 giảm xuống là 5.396.197 triệu tương ứng với 12,74%trong năm 2004 đã có chính sách tín dụng tốt thu được nhanh chóng các khoản nợ của khách hàng làm tăng được lượng tiền mặt tương ứng với con số giảm 5.396.197 triệu .Trong khi đó nợ khác của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng thêm 2.667.296 triệu tương ứng tăng 57,8% ,như vậy đã đi vay thêm 2.667.296 triệu . Dự trữ trong năm 2003 so với năm 2002 giảm 4.869.137triệu tương ứng giảm 9,56%, điều này có nghĩa là giảm dự trữ để có một lượng tiền là 4.869.137 triệu .Bên cạnh đó, năm 2003 công ty có tổng tài sản cố định là 25.004.255triệu so với năm 2002 con số này đạt mức 28.356.274 triệu tức là đã giảm bớt tài sản cố định do vậy đã tăng một lượng tiền là 3.352.019 triệu . Qua việc giảm bớt tài sản cố định để tăng mức tiền mặt nhằm mục đích tài trợ cho các kế hoạch của mình . Đến năm 2004 , việc huy động tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động của công ty diễn ra như thế nào? qua bảng cân đối kế toán trong năm 2003 tổng số các khoản phải trả người bán là 16.441.913 triệu và đến năm 2004 đạt mức 36.448.785 triệu như vậy đã trì hoãn được các khoản tiền phải trả cho người bán và làm tăng lượng tiền mặt là 20.006.872 triệu. Để tài trợ cho việc sử dụng nguồn của mình công ty TBGD I , trong năm 2004 số vay ngắn hạn đạt mức 44.901.813 triệu so với mức vay ngắn hạn năm 2003 là 30.131.976 triệu tức là công ty đã tăng cường vay ngắn hạn do vậy mức tiền mặt đã tăng thêm là 14.769.837 triệu tương ứng với mức tăng 49,01% so với năm 2003 .Ngoài ra , trong năm 2004 công ty đã tích cực giảm các khoản mục tài sản của mình . Mức dự trữ năm 2003 là 46.048.118 triệu nhưng đến năm 2004 mức dự trữ chỉ đạt 44.137.304 triệu làm cho lượng tiền mặt tăng thêm 1.910.814 triệu .Trong năm 2004 , lượng đầu tư dài hạn cũng đã giảm bớt 2.095.934 triệu .Mặt khác , mức trích khấu hao năm 2004 đạt 3.281.670 triệu tăng so với năm 2003 chỉ đạt 2.799.448 triệu là 482.222 triệu để có thêm một lượng tiền là 2.799.448 triệu Thông qua bảng cân đối kế toán ta có thể lập được bảng sau : Bảng 2.4: Phân tích sự biến động tăng giảm ngân quỹ 2002 -2004 Đơn vị: Triệu đồng Các nguồn 03/02 04/03 Sử dụng nguồn 03/02 04/03 Giảm các khoản phải thu 5.396.197 - Trả các khoản nợ dài hạn đến hạn 2.561.582 21.901.956 Giảm dự trữ 4.869.137 1.910.814 Giảm các khoản phải trả, phải nộp khác 890.234 5.597.680 Giảm TSCĐ (Nguyên giá) 2.290.868 - Giảm các khoản phải trả người bán 3.696.312 - Tăng các khoản nợ khác 2.667.296 - Trả nợ gốc vay dài hạn 1.027.221 2.261.825 Trì hoãn các khoản phải trả - 20.006.872 Giảm vay ngắn hạn 3.182.638 - Giảm các khoản đầu tư dài hạn - 2.095.934 Đầu tư dài hạn 977.742 - Tăng vay ngắn hạn - 14.769.837 Tăng các khoản phải thu - 4.006.458 Khấu hao 1.061.151 482.222 Giảm các khoản nợ khác - 2.682.985 Lợi nhuận sau thuế 1.902.168 1.309.546 Đầu tư TSCĐ - 6.625.725 Tổng các nguồn tiền 18.186.817 40.575.225 Tổng số sử dụng tiền mặt 14.335.774 43.076.629 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Trong năm 2003 nợ ngắn hạn là 30.131.976 triệu so với năm 2002 là 33.314.659 triệu như vậy công ty đã trả được một khoản là 3.182.683 triệu . Khoản nợ dài hạn đến hạn phaỉ trả trong năm 2002 là 32.996.076 triệu so với năm 2003 là 28.434.494 triệu tức là công ty đã trả được 4.561.582 triệu . Đồng thời cũng trả được các khoản nợ phải trả người bán và phải nộp khác với con số tương ứng là 3.696.312 triệu và 890.234 triệu . Mặt khác , trong năm 2003 công ty cũng đã thanh toán được một phần nợ dài hạn của mình , trong năm 2003 là 9.669.388 triệu so với năm 2002 là 10.696.609 triệu tức là đã trả được 1.027.221 triệu .Đồng thời trong năm 2003 công ty cũng đã tích cực đầu tư dài hạn , năm 2003 đạt 19.100.144 triệu so với năm 2002 đạt 18.122.402 triệu tức là đã tăng lên 977.742 triệu , điều này có nghĩa là công ty đã dùng lượng tiền mặt của mình để tài trợ đầu tư dài hạn với số tiền tăng thêm là 977.742 triệu . Trong năm 2004 , việc sử dụng tiền mặt chủ yếu trả các khoản nợ khác là 2.682.985 triệu và trả nợ dài hạn đến hạn là 21.901.956 triệu , trả nợ dài hạn là 2.261.825 triệu. Đồng thời việc sử dụng tiền mặt cũng tập trung chủ yếu vào hai khoản mục là tăng các khoản phaỉ thu ( năm 2003 các khoản phải thu đạt 36.959.581 triệu so với năm 2004 đạt 40.966.039 triệu tức là đã cho khách hàng của mình được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng , do vậy công ty đã phải dùng nguồn tiền mặt của mình để bù đắp là 4.006.458 triệu đây là một mức khá lớn ) và khoản mục phải trả phải nộp khác( năm 2004 công ty đã trả cho các chủ nợ của mình khoản tiền lên tới 5.597.680 triệu từ con số phải trả khác năm 2003 là 7.079.919 triệu xuống còn 1.482.239 triệu năm 2004) .Tài sản cố định năm 2003 là 22.204.807 triệu so với năm 2004 là 28.830.532 triệu nghĩa là tăng 6.625.725 triệu . Qua việc phân tích bảng cân đối kế toán ta cũng đã phân tích đươc sự biến động tăng giảm ngân quỹ năm 2002-2004 đã cho ta biết được trong ba năm qua công ty đã sử dụng nguồn như thế nào ? có những nguồn tài trợ nào ? và mức tồn quỹ biến động qua các năm ra sao? Qua sự phân tích này chưa cho ta câu trả lời về tình hình thực hiện quản lý ngân quỹ cũng như hiệu quả của quản lý ngân quỹ tại công ty TBGD I . Vậy ta đi phân tích các hệ thống các chỉ tiêu sau: 2.2.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty thiết bị giáo dục 1: a. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu quả quản lý ngân quỹ . Vòng quay tiền: Bảng 2.5: Vòng quay tiền Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Công thức Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Vòng quay tiền DT tiêu thụ năm Tiền+ CK ngắn hạn 7.24 5.58 6.18 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Phân tích bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ có chiều hướng tăng lên trong thời gian tới . Vòng quay tiền cao nhất trong năm 2002 là 7,24 vòng và thấp nhất tại năm 2003 là 5,58 vòng , sang năm 2004 thì tăng lên đạt mức 6,18 vòng . b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp: Bảng 2.6- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả Chỉ tiêu Công thức Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Khả năng TT nhanh TSLĐ- TS dự trữ Nợ ngắn hạn 0,673 0,744 0,766 Khả năng TT hiện hành TSLĐ Nợ ngắn hạn 1,213 1,316 1,249 Khả năng TT tức thời Ngân quỹ Nợ đến hạn 0,187 0,276 0,310 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Thông qua tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện hành , ta có thể thấy được các chỉ tiêu này đều lớn hơn một .Vì vậy ,khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là không cao mà chỉ đạt ở mức trung bình . Tuy các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo nhưng với mức độ không chắc chắn. Khi xét đến khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời , ta thấy mức độ đảm bảo cho các khoản nợ là rất thấp . Bảng 2.7- Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Vốn lưu động ròng 20.111.271 26.565.445 17.760.436 Nợ ngắn hạn 94.419.113 82.088.302 89.365.375 Nhu cầu VLĐR -1.146.080 919.397 - 4.262.032 Dự trữ và các khoản PT 93.273.033 83.007.699 85.103.343 Ngân quỹ 21.257.351 25.646.048 22.022.468 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2003 vốn lưu động ròng là cao nhất chiếm 24% và năm 2004 là thấp nhất chiếm 17% .Vậy vốn lưu động ròng của công ty chỉ chiếm khoảng từ 17 đến 24% tổng tài sản .Tỷ lệ trên cho thấy tài sản cố định được tài trợ bởi nguồn ổn định .Ngoài ra nguồn vốn ổn định có thể tài trợ cho một phần tài sản lưu động . Nhu cầu vốn lưu động ròng : từ năm 2002 đến 2003 là dương tức là đảm bảo giữa nguồn vốn của doanh nghiệp cân đối . Nhưng năm 2004 lại âm nghĩa là phần còn lại của nợ ngắn hạn được sử dụng tài trợ cho ngân quỹ, toàn bộ phần dự trữ và các khoản phải thu được tài trợ bởi nợ ngắn hạn . vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cuả công ty phụ thuộc rất nhiều vào tiêu thụ hàng dự trữ và thu hồi các khoản phải thu. * Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng : Bảng 2.8- Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng Nội dung Công thức Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tỷ lệ dự trữ trên VLĐR Dự trữ VLĐR 2,53 1,733 2,9 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Qua bảng ta thấy việc thanh toán nợ ngắn hạn được đảm bảo ở mức trung bình. Tuy nhiên nếu giá trị hàng dự trữ càng giảm thì tổn thất sẽ lớn. c. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường Bảng 2.9- Các khoản dự phòng qua ba năm 2002-2004 Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Quỹ dự phòng tài chính 9.525.105 11.248.105 9.863.125 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 4.650.322 3.520.405 4.506.121 Quỹ trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.253.500 1.020.317 1.428.252 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Để đảm bảo khả năng thanh toán khi gặp rủi ro, hiện nay công ty TBGD I đã thực hiện trích lập các khoản dự phòng cho các khoản mục có khả năng rủi ro cao như : Dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho . Qua bảng trên ta thấy quỹ dự phòng tài chình được trích lập nhiều nhất , chiếm hơn 65% tổng các khoản dự phòng trong công ty, còn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại rất ít chiếm 1.8% tổng các quỹ dự phòng . Với mức dự phòng trên không thể bù đắp những tổn thất do giảm giá hàng tồn kho và rất nguy hiểm trong trường hợp thị trường biến động mạnh gây ruỉ ro cao cho hàng dự trữ .Bên cạnh đó việc sử dụng các khoản dự phòng trên chưa hợp lý .Quỹ dự phòng tài chính hàng năm được trích lập rất lớn tuy nhiên chỉ sử dụng được khoảng 20%, tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm còn ít hơn nữa chỉ đạt 14% .Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi trong công ty hiện nay chưa cao .Vì, phần quỹ dự phòng tài chính và qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện nay còn nhàn rỗi quá nhiều, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn đang rất thiếu vốn 2.2.3-Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty thiết bị giáo dục 1 2.2.3.1-Những kết qủa đạt được trong việc quản lý ngân quỹ a. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TBGDI Bảng 2.10: Biến động của lợi nhuận qua 3 năm 2002-2004 Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận trước thuế 1.872.759 4.514.659 6.333.472 Lợi nhuận sau thuế 1.348.386 3.250.554 4.560.100 Tốc độ tăng trưởng của LNST 141,06% 40,28% Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 Phân tích sự biến động của lợi nhuận qua 3 năm ta thấy, lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua 3 năm, do nâng cao hiệu quả kinh doanh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng được cải thiện và mức lợi nhuận sau thuế tăng liên tục, năm 2003 tăng 141,06% so với năm 2002, năm 2004 tăng 40,28% so với năm 2003. Chính vì vậy, công tác quản lý ngân quỹ không chỉ đóng góp một vai trò lớn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. b. Đảm bảo được khả năng thanh toán hiện thời Khi nhìn vaò các chỉ tiêu tính toán phản ánh khả năng hanh toán hiện hành đạt mức thấp, chỉ đạt trên dưới một chút, năm2003 được gọi là khá nhất cũng chỉ đạt trên dưới 1,316. Điều này cho thấy tuy các khoản nợ được dảm bảo nhưng với mức độ không chắc chắn . Khi tính đến chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh ta thấy mức độ đảm bảo cho các khoản nợ là rất thấp, cao nhất tại năm 2004 cũng chỉ đạt 0,766. Nói chung các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty TBGDI ta có thể thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ nguồn tài trợ cho tài sản lưu động .Trong đó dự trữ luôn chiếm 44,4% tổng tài sản lưu đọng . Như vậy, nợ ngắn hạn của công ty TBGDI được đảm bảo chủ yếu bằng dự trữ và các khoản phải thu . Song những tài khoản này lại là những tài khoản có tính lỏng thấp hơn tiền, do vậy chúng không thể đáp ứng một cách tốt nhất khi công ty cần chi trả nợ ngắn hạn . Điều này càng được thể hiện rõ qua tỷ lệ về khả năng thanh toán tức thời . Tóm lại , khả năng của công ty TBGDI hiện nay mặc dù ở mức trung bình nhưng trong thời gian tới nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu dùng các tài sản có tính thanh toán không cao ( dự trữ , các khoản phải thu ) để đảm bảo thanh toán cho nợ ngắn hạn thì quả thật khả năng thanh toán là điều đáng lo ngại, đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty TBGDI . c. Đa dạng hoá nguồn tài trợ cho ngân quỹ Các biện pháp tài trợ cho ngân quỹ hiện nay được công ty sử dụng là vay ngắn hạn ngân hàng, trì hoãn các khoản phải trả . Nguồn tài trợ cho ngân quỹ rẻ nhất phải kể đến nguồn từ ngân sách . Đây là nguồn mà công ty phải nộp thu sử dụnh vốn nhà nước, tuy nhiên nếu so sánh với việc sử dụng vốn vay để tài trợ thì nguồn này có chi phí rẻ hơn rất nhiều . Qua bảng cân đối kế toán và tăng giảm ngân quỹ ta thấy bên cạnh nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước, đó là nguồn chi phí rẻ việc trì hoãn các khoản phải trả và các khoản phải nộp cụ thể , từ năm 2002- 2003 trì hoãn các khoản phải trả nhà cung cấp là 3.696.312 triệu và sang năm 2004 thì con số đã đạt 36.448.785 triệu tức là làm tăng lượng tiền mặt 20.006.872 triệu . Đồng thời năm 2002- 2003 cũng trì hoãn các khoản phải trả , phải nộp khác tương đương là 4.586.546 triệu , sang năm 2004 con số trì hoãn tương đương là 14.409.192 triệu . Các khoản phải trả phải nộp khác là nguồn thu khá lớn để tài trợ cho ngân quỹ của công ty . Nguồn tài trợ đắt nhất trong cả ba nguồn là đi vay ngắn hạn từ ngân hàng .Số vay trong năm 2003 là 30.131.976 triệu đến năm 2004 là 44.901.813 triệu tức là đã tăng cường vay ngắn hạn do vậy mức tiền mặt đã tăng lên 14.769.837 triệu . Cùng với nhà nước, các ngân hàng thương mại đóng góp một phần không nhỏ giúp công ty có thể đa dạng hoá các nguồn tài trợ ngắn hạn. Công ty thực hiện các khoản tín dụng theo hạn mức, trong các năm qua , các ngân hàng đã gia tăng hạn mức tín dụng, giảm các mức phí áp dụng đối với công ty . 2.2.3.2-Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế : * Khả năng dự phòng cho hàng dự trữ thấp: Thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy khoản mục hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản lưu động thì khoản dự phòng giảm giá cho các khoản này lại nhỏ nhất trong số các khoản dự phòng và chiếm chưa đến 1% tổng hàng dự trữ .Do đó , khả năng thanh tóan cuả công ty rất thấp và phụ thuộc nhiều vào hàng dự trữ, nếu hàng dự trữ bị giảm giá thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tổng tài sản và khả năng thanh toán .Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động hiện nay còn chưa có hiệu quả , đặc biệt, việc quản lý ngân quỹ chưa được chú ý đúng mức. * Khả năng thanh toán thấp : Trong tổng tài sản lưu động , hàng dự trữ chiếm tỷ lệ 44.4%. Vì vậy nếu xét đến khả năng thanh toán nhanh thì ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn phụ thuộc quá lớn vào hàng dự trữ. Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh chỉ dao động trong khoảng từ 0,673 đến 0,766 .Mặt khác, khi xét đến khả năng thanh toán hiện hành thì tỷ lệ chỉ dao động trong khoảng từ 1,213 đến 1,316. Ngoài ra, khả năng thanh toán tức thời lại cực kì yếu kém tỷ lệ chỉ dao động trong khoảng từ 0,187 đến 0,310 chứng tỏ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn là rất kém . Hơn thế nữa , ngân quỹ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. Trong khi đó, nợ ngắn hạn lại là một khoản lớn trong tổng các khoản nợ của công ty.Tóm lại, khả năng sử dụng ngân quỹ thanh toán cho các khoản nợ đến hạn của công ty trên thực tế là rất thấp. * Các quỹ nhàn rỗi chưa được sử dụng một cách có hiệu quả : Việc trích lập quỹ của công ty diễn ra tương đối suôn sẻ . Hàng năm , quỹ đều được trích lập tương đối đầy đủ . Nhưng các quỹ này lại chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Hiện nay, tiền mặt của công ty hầu hết được gửi tại các tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, đây là một khoản tiền khá lớn vì là tiền gửi không có kỳ hạn nên được tính theo lãi suất không kỳ hạn . Trong khoảng thời gian chờ thanh toán thì tiền mặt tại tài khoản đựơc để nhàn rỗi, nếu được chuyển sang tài sản tiền gửi có kỳ hạn thì sẽ có được khoản lãi lớn hơn . Hơn nữa, các quỹ nhàn rỗi của công ty được tập hợp khá lớn bao gồm quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khấu hao của công ty là rất lớn . Nhưng các quỹ này không được tận dụng mà để nhàn rỗi . Mặt khác, ta có thể ký hợp đồng với các ngân hàng để họ thực hiện nghiệp vụ quản lý tài sản , tức là khi khoản tiền gửi của công ty dư thừa thì ngân hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn phù hợp với thời gian , còn khi tài sản bị thiếu hụt thì ngân hàng sẽ cho vay để bù đắp khoản thiếu hụt đó mà không cần phải lập hồ sơ vay vốn . Tóm lại , hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn rất yếu kém, các quỹ nhàn rỗi nằm chết một chỗ trong khi công ty lại phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho ngân quỹ .Qua đó, công ty cần phải phát huy được thế mạnh của các quỹ nhàn rỗi để nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ, nếu không sẽ lãng phí rất lớn Bảng 2.11- Các quỹ nhàn rỗi qua ba năm 2002-2004 Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Khấu hao 3.860.599 2.799.448 3.281.670 Khen thưởng phúc lợi 2.835.112 3.105.550 3.560.450 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính công ty thiết bị giáo dục 1 b- Nguyên nhân : Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho việc quản lý ngân quỹ trong công ty TBGD I chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong mục này những nguyên nhân đựơc phân tích chỉ là những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty TBGD I * Nguyên nhân chủ quan. - Chiến lựơc sản xuất kinh doanh chưa được thực hiện triệt để: Trong năm 2002 là một bài học cho việc đưa ra các chiến lược kinh doanh chưa phù hợp . Trước khi công ty TBGD I đưa ra các chiến lựơc sản xuất kinh doanh thì phải dự báo được nhu câù tiêu thụ đồ dùng học tập trong năm tới và đưa ra được những phương hướng cho việc sản xuất và tiêu thụ đồ dùng học tập , tránh trường hợp bị động trước sự hàng nhập lậu từ Trung Quốc tràn lan vào thị trường Việt Nam trong năm 2003 . Trong năm 2004, công ty đã đề ra được chiến lược khả thi hơn, do sự nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường trong nước .Để đáp ứng cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty cần rất nhiều vốn lưu động để tài trợ cho ngân quỹ. - Mô hình quản lý ngân quỹ chưa được cụ thể và phù hợp Trong những năm vừa qua công ty TBGDI đã chú trọng hơn trong công tác quản lý ngân quỹ . Kết quả đem lại cũng đáng khích lệ song hiệu quả đạt được cụ thể kà khả năng thanh toán chỉ ở mức trung bình, nếu không muốn nòi là yếu kém . Qua đây cho thấy các biện pháp quản lý lại được aps dụng một cách không thường xuyên và chưa có kế hoạch quản lý ngân quỹ cho từng kỳ kinh doanh . Việc quyết định có tài trợ cho ngân quỹ hay có thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi hay không thường được thực hiện tại một thời điểm khi mà tại đó nhà quản lý tài chính của công ty theo cảm tính thấy mức tồn quỹ hiện thời là lớn hay nhỏ . - Trình độ và nhận thức của đội ngũ cán bộ , nhân viên trong công ty: Hiện nay, nhiệm vụ quản lý của công ty TBGDI được giao cho ban kế toán thống kê tài chính đảm nhiệm . Quản lý ngân quỹ là một hoạt động mới mẻ và mới được thực hiện trong một vài năm trở lại đây . Vì vậy công ty cần phải đào tạo và nâng cao trình độ năng lực nghiệp vụ quản lý ngân quỹ, để cán bộ tài chính hiểu sâu về lĩnh vực quản lý ngân quỹ . - Cơ chế quản lý tài chính của công ty Theo quy định của thông tư 64/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 hướng dẫn chế dộ phân phối lợi nhuận sau thúê và quản lý các quỹ trong doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp phải sử dụng các qũy trong doanh nghiệp bao gồm : quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, qũy khen thưởng phúc lợi... vào đúng như tên gọi của chúng. Nghĩa là chỉ cho phép sử dụng các quỹ nhàn rỗi ấy theo một mục đích duy nhất mà chưa có sự linh hoạt trong việc sử dụng các quỹ nhàn rỗi tài trợ tạm thời cho ngân quỹ trong một thời gian ngắn. Trong quy chế tài chính của công ty hiện nay đang còn thiếu những quy định cụ thể về việc sử dụng ngân quỹ nhàn rỗi như thế nào . Mặc dù hoạt động này diễn ra thường xuyên trong quản lý ngân quỹ hàng ngày của công ty nhưng hiện thời vẫn chưa có những quy định nào trong quy chế của công ty quy định. Chưa có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ : Hiện nay, tại công ty chưa có một hệ thống cụ thể các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ mà chỉ có các chỉ tiêu tổng hợp chung về khả năng thanh toán của công ty . Điều này sẽ gây bất lợi cho công ty trong việc phát hiện ra những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý ngân quỹ . * Nguyên nhân khách quan: - Những quy định của nhà nước về việc trích lập và sử dụng các qũy nhàn rỗi trong các doanh nghiệp nhà nước Hiện nay, theo thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ được trích lập trong doanh nghiệp chỉ được sử dụng theo đúng mục đích đã được quy định trong thông tư, ngoài ra không được sử dụng vào mục đích khác kể cả khi các quỹ này tạm thời nhàn rỗi . Chính vì vậy, quy chế tài chính của công ty cũng không cho phép sử dụng các quỹ trên sai với quy định của thông tư 64. - Sự biến động của môi trường kinh doanh: Sự cạnh tranh diễn ra trong môi trường kinh doanh ngày càng quyết liệt , đặc biệt hàng nhập lậu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam , với mẫu mã đa dạng và phong phú, giá thành rẻ . Trong khi đó sự nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng của công ty còn rất yếu kém, thị trương tài chính chưa phát triển, vừa thiếu thông tin, vừa thiếu công cụ đầu tư, tồn tại nhiều rủi ro . Điều đó cản trở công ty tìm kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn cũng như sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường. CHƯƠNG III: MộT Số GIảI PHáP Và KIếN NGHị NHằM NâNG CAO HIệU QUả QUảN Lý NGÂN QUỹ 3.1 -MộT số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty TBDG I Để đảm bảo thực hiện mục tiêu trong thời gian tới là tăng lợi nhuận , tăng thu nhập cho người lao động , công ty phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp . Nhưng với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công tác quản lý ngân quỹ có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính của công ty vì thế đây là vấn đề công ty cần quan tâm giải quyết hàng đầu , trước mắt để khắc phục những nhược điểm đã nêu, đảm bảo công tác quản lý ngân quỹ phát huy vai trò tích cực trong hoạt động quản lý tài chính của công ty . 3.1.1- Hoàn thiện hơn nữa chiến lựơc sản xuất kinh doanh và cố gắng thực hiện triệt để những nội dung của chiến lựơc đã đề ra . Trong môi trường kinh doanh sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt dẫn đến thị trường đồ dùng học tập luôn biến động . Nhà nứơc cần phải có những biện pháp quản lý và nghiêm cấm hàng nhập lậu đặc biệt là từ Trung Quốc tràn sang làm ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hoá trong nước và đặc biệt là với công ty TBGD I .Mặt khác những chiến lược mà công ty TBGD I đề ra trong tổng sơ đồ chỉ cho biết những phương hướng mà công ty cần thực hiện trong những năm dự báo. Do vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý tài chính trong công ty là phải lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở những định hướng chiến lược . Ngoài ra, cần bổ xung thêm những dự báo về sự biến động của ngân quỹ trong thời gian tới để tạo điều kiện cho nhà quản lý tài chính lập được những kế hoạch quản lý ngân quỹ đúng với định hướng phát triển của toàn công ty TBGD I . 3.1.2- Cơ chế quản lý tài chính của công ty thiết bị giáo dục 1 Theo như quy định của nhà nước về việc sử dụng ngân quỹ và quản lý lợi nhuận , phân phối lợi nhuận sau thuế, quy chế tài chính có quy định các quỹ phải được sử dụng theo đúng mục đích đã quy định mà chưa có điều khoản nào quy định việc sử dụng các quỹ trên cho việc tài trợ ngân quỹ khi chúng tạm thời nhàn rỗi . Mặt khác, trong quy định nguồn vốn của công ty có thể hình thành từ: giao nhận vốn và huy động vốn . Nguồn huy động của công ty có thể từ vay vốn ngắn hạn, vay vốn trung hạn và dài hạn và bảo lãnh . Theo như quy định này nguồn taì trợ cho ngân quỹ của công ty chỉ có vay ngắn hạn mà chưa có quy định về việc trì hoãn các khoản nợ và sử dụng các quỹ nhàn rỗi của công ty . Trong khi quản lý ngân quỹ là một hoạt động không thể thiếu đối với công ty thì hiện nay công ty lại cho có điều khoản nào quy định trong quy chế tài chính của công ty quy định cụ thể về cơ chế quản lý ngân quỹ .Cho nên, trong những năm tới đây cần phải có một cơ chế điều chỉnh để hoạt động quản lý thực sự có hiệu quả . Mặt khác, để có thể tận dụng đựơc nguồn nhàn rỗi lớn này của công ty , trong thời gian tới công ty cần ra văn bản hoặc bổ xung trực tiếp vào quy chế điều khoản quy định cụ thể về việc sử dụng các quỹ tạm thời nhàn rỗi tài trợ cho ngân quỹ . 3.1.3- Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ công nhân viên : Về trình độ chuyên môn , công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công ty. Vì yếu tố con người bao giờ cũng là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu . Có hoàn thiện con người mới có thể giải quyết tốt các vẫn đề khác .Như chúng ta đã biết, nhận thức và trình độ của đội ngũ nhân viên thực hiện công tác tài chính trong công ty còn thấp dẫn đến hiêụ quả làm việc chưa cao .Bên cạnh đó, công ty cần phải nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa chế độ báo cáo sổ sách , quy định cụ thể loại thông tin , độ chính xác và thời hạn nộp của các thông tin cần thiết cho công ty.Đồng thời cần phải áp dụng chặt chẽ chế độ kế toán thống kê hiện hành trong công ty và đưa ra các biện pháp thưởng phạt rõ ràng. Do vậy, công ty cần có ngay kế hoạch đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên phụ trách tài chính trong công ty nhưng việc cần thiết nhất vẫn là nâng cao nhận thức của họ về vai trò công tác quản lý ngân quỹ đối với công ty mình . Hoàn thiện vấn đề tiền lương , biên chế sẽ khiến các nhân viên tài chính tự nâng cao trình độ và có trách nhiệm với công việc hơn. 3.1.4- áp dụng mô hình quản lý thích hợp: Mô hình quản lý ngân quỹ hiện nay đang đựơc áp dụng tại công ty TBGD I còn rất nhiều nhược điểm và việc tổ chức thực hiện mang nặng tính tự phát , máy móc và không khoa học. Qua việc phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất khiến hiệu quả quản lý ngân quỹ tại công ty TBGD I hiện nay vẫn chưa cao là vì thực tế các khoản thực thu và thực chi của công ty rất khó có thể đoán trước một cách chính xác . Do vậy, công ty có thể sử dụng mô hình Miller-orr để áp dụng vào quản lý ngân quỹ. Để lập được kế hoạch quản lý ngân quỹ cho kỳ kinh doanh tiếp theo, công ty cần thực hiện những nội dung sau : * Lập dự toán nhu cầu tiền của năm 2005 : Hoạt động diễn ra thường xuyên của công ty TBGD I là phải chi trả rất nhiều cho các loại chi phí và các khoản chi khác . Vì vậy, muốn lập được dự toán nhu cầu tiền chỉ có thể đựơc thực hiện khi ta dự toán được tiền thu vào , chi ra khỏi ngân qũy . Như vậy, ta phải dự toán được doanh thu, chi phí trong năm 2005, tức là phaỉ lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty, từ đó sẽ có được bảng dự toán báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 . Việc dự toán trước giúp công ty chủ động hơn và chuẩn bị kế hoạch chi trả . Thông qua công tác thóng kê nhà quản lý tài chính có thể biết được có bao nhiêu loại chi, gồm những loại chi nào, tỷ lệ của các loại chi đó, những loại chi nào có số lượng lớn và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi...chẳng hạn, các khoản chi trả lãi vay chi lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên, chi mua nguyên vật liệu chiếm khoảng 76% tông các khoản chi. Đồng thời, ta sẽ lập dự báo các khoản thu ngân quỹ trên cơ sở xác định nguồn thu chủ yếu của công ty.Do mặt hàng kinh doanh của công ty TBGDI chủ yếu là cung cấp các thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ cho ngành giáo dục, do vậy nguồn lợi nhuận thu được cho công ty chủ yếu là kinh doanh mặt hàng này đem lại. Do công ty luôn nắm bắt thị trường để tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nên dã nâng cao chất lượng sản phẩm mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng nên đã nhận được nhiều hợp đồng của các trường học trung tâm ... giáo dục trong cả nước , doanh thu từ hoạt động này chiếm đến 75% doanh thu của công ty . Thông thường trung bình khi bán hàng cho các khách hàng chịu khoảng 30% để trả vào quý sau và khi mua hàng thì các đơn vị này chỉ được chịu 20% trả vào quý sau còn 80% phải trả ngay khi mua hàng. Từ đó ta có thể dự toán được thực thu bằng tiền trong quý chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với doanh thu. Nhìn vào những con số này chúng ta sẽ thấy được tương đối chính xác chu kỳ thu và số lượng mỗi lần thu trong quý tới . Từ đó giíup nhà quản lý ngân quỹ đánh giá, phán đoán được tình hình thu trong quý tới, có biện pháp cân đối ngân quỹ và các biện pháp ứng phó với sự bất lợi của ngân quỹ . * Các biện pháp sử lý ngân quỹ : Khi dự đoán hay khi theo dõi ngân quỹ, công ty luôn phải tìm các biện pháp xử lý khi ngân qũy không đạt trạng thái tối ưu .Em xin đề xuất một số biện pháp thích hợp và khả thi sau : - Vay ngắn hạn ngân hàng theo hạn mức: tức là khi trường hợp ngân quỹ bị thiếu hụt cần phải có biện pháp tài trợ , là hình thức rẻ hơn nhiều so với những hình thức tín dụng khác cuả ngân hàng . Với hình thức tài trợ này, công ty có thể giảm bớt được các chi phí lập hồ sơ vay vốn và các chi phí khác . - Khi lượng tiền nhàn rỗi : công ty có thể gửi vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng với các thời kỳ ví dụ: 3 tháng , 6 tháng, 12 tháng... để kiếm mức sinh lợi cao . Nhờ đó công ty có thể bảo toàn được vốn theo thời gian , khai thác tối đa khả năng sinh lợi của vốn bằng tiền mà vẫn đảm bảo được tính lỏng , khả năng tài trợ của ngân quỹ - Tín dụng thương mại : đây là vấn đề liên quan tới quản lý các khoản phải thu , phải trả nhưng do chúng có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn tới ngân quỹ của công ty . Thông qua dự báo ngân quỹ công ty có thể thấy được thời điểm nào thì ngân quỹ thiếu hụt hay dư thừa để từ đó có thể lập đựơc kế hoạch về chính sách tín dụng thương mai, cũng như trì hoãn các khoản phải trả . Nếu trường hợp dự báo thấy có hiện tượng thiếu hụt thì công ty cần có biện pháp giảm các khoản phải thu đồng thời cố gắng đàm phán để được kéo dài thời gian trả các khoản tín dụng đối với nhà cung cấp. - Mua bán chứng khoán : hiện nay thị trường chứng khoán ( sàn giao dịch tại TP.HCM, thị trường không tập trung) đang hoạt động khá suôn sẻ , tuy chưa sôi động nhưng là nơi có thể đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Khi dư thừa tiền, công ty có thể đâù tư vào một số loại chứng khoán, khi cần thiết để đáp ứng khả năng thanh toán công ty có thể bán ngay chứng khoán tương đối dễ dàng . Hiện có trái phiếu chính phủ, một số loại cổ phiếu được niêm yết tại sàn giao dịch tương đối tin cậy cho công ty đầu tư . Ngoài ra trên thị trường phi tập trung còn có khá nhiều loại trái phiếu, cổ phiếu của các ngân hàng, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước . Việc đầu tư vào chứng khoán không quá mạo hiểm nếu công ty đầu tư vào nhiều chứng khoán ( điều công ty nên làm vì khả năng lượng tiền trong công ty đáp ứng được), công ty không những thu lợi nhiều từ lợi tức mà các loại chi phí giao dịch( khi mua, bán chứng khoán) cũng không lớn. Việc tham gia thị trường chứng khoán cũng thuận tiện đối với công ty, chẳng hạn công ty có thể tham gia qua công ty chứng khoán Bảo Việt nơi công ty có rất nhiều đơn bảo hiểm. 3.2-Một số kiến nghị Ngoài việc áp dụng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty TBGD I, một môi trường kinh doanh thuận lợi cũng góp phần đáng kể vào việc đưa công tác quản lý ngân quỹ tại công ty trở thành một công cụ quản lý hiệu quả, phát huy hết vai trò quan trọng của nó .Em xin nêu ra một số kiến nghị sau : 3.2.1 –Tăng cừơng công tác quản lý thị trừơng của Nhà Nứơc : Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt : “ thương trường như chiến trường”.Chính trong môi trường biến động và thay đổi này các tổ chức ngày càng phải quan tâm đến hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra cho mình một hướng đi đúng đắn , tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác, hưởng tới sự tồn tại và phát triển bền vững. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TBGD I trong thời gian tới, nhà nước cần xem xét giải quyết một số vấn đề sau : Thị trường tiêu thụ thiết bị trường học trong nước có nhiều triển vọng nhưng chưa xác định được chuẩn xác tiến độ và mối quan hệ ràng buộc giữa các công ty TBGD I và các công ty tư nhân sản xuất cùng ngành với nhau. Do mặt hàng chính của công ty là sản xuất thiết bị trường học, nên đề nghị nhà nứơc giám sát chặt chẽ và có biện pháp sử lý nghiêm minh đối với hàng nhập lậu đặc biệt là từ Trung Quốc tràn sang có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hóa trong nước đặc biệt là của công ty TBGD I . Đề nghị nhà nước có cơ chế điều tiết giá đồ dùng học tập trong nước sao cho hợp lý hơn . Nhà nứơc cần phải quyết định giá trần cho tất cả các công ty , các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành trong cả nứơc . Đề nghị trong năm 2005 chính phủ xem xét tăng dần giá bán thiết bị đồ dùng học tập sao cho phù hợp . 3.2.2 – Những quy định của nhà nứơc về việc trích lập và sử dụng các quỹ nhàn rỗi trong các doanh nghiệp nhà nứơc. Theo quy định của thông tư 64 /1999/ TT-BTC ngày 07/06/1999 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp phải sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp bao gồm : quỹ trợ cấp việc làm , quỹ khen thưởng phúc lợi , quỹ dự phòng tài chính.... vào đúng mục đích như tên gọi của chúng .Quy định như vậy còn quá cứng nhắc chưa phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, chưa đảm bảo sự luân chuyển liên tục của vốn trong sản xuất và kinh doanh, vi phạm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn . Để linh hoạt hơn trong quy định về trích lập và sử dụng các quỹ, nên chăng nhà nứơc cần bổ xung thêm những quy định cho phép các doanh nghiệp nhà nước đươc sử dụng các quỹ vào mục đích tài trợ tạm thời cho thanh toán với nguyên tắc có hoàn trả . 3.2.3- Ngân hàng cần thay đổi hạn mức tín dụng áp dụng cho công ty Hiện nay công ty TBGD I đang có quan hệ chủ yếu với ngân hàng Đống Đa là một ngân hàng có uy tín ( với hạn mức 105 tỷ đồng ) ngân hàng này chủ yếu là cho vay tiền đồng . Tuy nhiên , để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty trong những năm tới nên chăng ngân hàng cần xem xét để tăng mức hạn ngạch cho công ty TBGD I .Đồng thời về đề xuất lãi suất, ngân hàng cần thay đổi về chính sách lãi xuất áp dụng cho các công ty nói chung và cho công ty TBGD I noí riêng sao cho phù hợp với lãi suất thị trường, vừa phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty TBGD I . Trong năm 2005, các ngân hàng nên áp dụng cho công ty mức lãi suất từ 0,65% đến 0,75% /tháng thay cho mức lãi suất 0,85%/tháng như hiện nay. KếT LUậN C ông tác quản lý chỉ là một bộ phận của công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với công ty TBGD I. Công ty TBGD I là một doanh nghiệp thuộc Đảng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, với sự nhận thức và quan điểm đúng đắn của ban lãnh đạo, quản lý ngân quỹ của công ty TBGD I trong thời gian qua cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TBGD I có xu hướng giảm xút, khả năng thanh toán chưa cao, các biện pháp quản lý tài chính của công ty chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt công ty TBGD I cần phải đưa ra các giải pháp để khắc phục những nhược điểm đổi mới lại toàn bộ quản lý ngân quỹ, cần phải nhanh chóng áp dụng một mô hình quản lý ngân quỹ phù hợp và lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho từng quý kinh doanh. Công tác quản lý ngân quỹ chính là một chìa khoá để thực hiện mục tiêu này. Chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết nhưng đây cũng có thể là một tài liệu để công ty TBGD I tham khảo trong quá trình công tác quản lý ngân quỹ tại công ty mình .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH274.doc
Tài liệu liên quan