Chuyên đề Thực trạng hoạt động Thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu phải có các cán bộ chuyên trách về Xuất nhập khẩu . Các cán bộ naỳ phải có trình độ nghiệp vụ ngóại thương vững chắc ,am hiểu tập quán , luật thương mại quốc tế và đặc biệt là thanh toán trong hoạt động Xuất nhập khẩu để khi ký kết các hợp đồng Xuất nhập luôn luôn đưa ra những điều khoản quy định chặt chẽ nhằm đảo bảo được khả năng hiệu quả của thương vụ mà mình kinh doanh. Thanh toán Xuất nhập khẩu là một khâu rát quan trọng trong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu ,chính vì vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ về thanh toán cho các cán bộ để khả năng thanh toán của đơn vị mình luôn luôn có lợi nhất, đặc biệt các cán bộ này phải am hiểu và nắm bắt kỹ lưỡng các phương thức thanh toán Xuất nhập khẩu để lựa chọn một phương thức thanh toán đảm bảo và có hiệu quả . Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán thường được áp dụng nhất trong các hợp đồng ngoaị thương bởi tính ưu việt về khả năng thanh toán của nó, tuy nhiên nó lại là một phương thức thanh toán khá phức tạp vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu phải có những cán bộ hiểu biết tường tận về phương thức thanh toán này để khi sử dụng làm sao đạt được hiệu quả nhất.

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động Thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhiều. Các thị trường còn lại cũng có ít nhiều tăng giảm không đáng kể. Chủng loại hàng hoá xuất khẩu trên các thị trường trên không có gì mới so với năm 2000, chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như hàng may mặc (thị trường Belgium, Denmark) hàng rau quả (USA), hàng thủ công mỹ nghệ (thị trường England) Các thị trường khác: Thị trường Đức, ý: vẫn bình thường không có gì đáng chú ý. Một số thị trường có sự biến động đặc biệt là Pakistan, bắt đầu có L/C của thị trường Kwait, Slovenska, Bratislva với số lượng ít. Thị trường Pakistan tăng đột biến do ta mở rộng được mặt hàng chè xuất khẩu. Tuy nhiên loại chè xuất đi Pakistan chỉ là chè thứ phẩm, giá rẻ, trị giá nhiều L/C thấp do khách hàng mua lượng hàng chỉ 1 container hoặc 2 container. Trong khi đó chè thứ phẩm chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 10% lượng chè chế biến, nên số lượng cung cấp chỉ có hạn. Khách hàng mua tại Pakistan rất nhiều, đa dạng. Pakistan là thi trường tiêu thụ chè lớn nhưng hiện nay chỉ tập trung mua của một số ít công ty chè trong nước như Vinatea, là chủ yếu còn lại là XNK Thái Nguyên, Bách Thuận, Thăng Long, Bắc Bộ Trading Company. Một số thị trường không có giao dịch như Switzerland, Angola, Brazil. Nhưng đã có sự phục hồi về giao dịch của thị trường Malaysia, Philippines, tuy nhiên không có biến động đặc biệt. Tình hình khách hàng trong nước tham gia thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C qua VCB: Trong những năm còn “độc quyền” về hoạt đông thanh toán quốc tế ,tất cả mọi thành phần tham gia thanh toán đều phải thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam , Tuy nhiên sau chính sách tất cả mọi Ngân hàng thương mại đều có quyền tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì VCB không còn là độc quyền nữa, và thị phần về thanh toán luôn luôn có sự cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác . Với truyền thống và thế mạnh trong thanh toán quốc tế Ngân hàng Ngoại thương vẫn là Ngân hàng thương mại được những nhà xuất khẩu trong nước chọn làm Ngân hàng để thực hiện thanh toán .Do luôn luôn có những chính sách khách hàng hợp lý mà có rất nhiều khách hàng là những khách hàng giao diịch với giá trị lớn ,và là khách hàng thường xuyên của VCB. Cụ thể một số khách hàng có mối giao dịch lớn và thường xuyên như : Công ty Vinafood I: năm 2000 thanh toán qua VCB : 64.000.000 USD Năm 2001 thanh toán qua VCB : 111.000.000 USD Công ty Petrolimex: Thanh toán qua VCB là : 18.000.000 USD Công ty Coalimex : Thanh toán đạt gần 9.000.000 USD Mặt hàng dệt may : Thanh toán gần 21.000.000 USD May 10 : Với 65 bộ L/C đạt gần 2.000.000USD Tổng công ty dệt may (51 bộ L/C ) đạt : 3.300.000USD Toconcap HCM với 100 bộ L/C đạt khoảng 2.000.000USD - Năm 2001 ngành thuỷ sản có lượng xuất khẩu rất lớn khoảng hơn 1 tỷ USD. Nhưng trị giá hàng thuỷ sản xuất khẩu thanh toán qua VCB không nhiều, tăng không đáng kể so với năm 2000. Riêng thị trường Singapore của Seaprodex Hà Nội ít hơn so với năm 2000. Có nhiều khách hàng hiện không còn giao dịch với VCB trong thị trường xuất khẩu như Intimex ( Thị trường Singapore và Malaysia) chỉ còn giao dịch với thị trường Iraq vì một số L/C xuất trong miền Nam, một số L/C chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác. Vilexim hầu như giao dịch rất ít tại VCB, đặc biệt là hàng lạc. Vilexim có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp. Ozion- Hanel có nhiều L/C trị giá lớn xuất hàng điện tử. Thời gian trước ta không thực hiện Marketing với công ty này vì họ giao dịch tại First VinaBank. Nay phần hành được biết Ozion- Hanel chuyển sang giao dịch với Ngân hàng Công thương và Citi Bank. - Năm 2001 nghành thuỷ sản có lượng xuất khẩu rất lớn khoảng 1 tỷ USD. Nhưng trị giá hàng thuỷ sản xuất khẩu thanh toán qua VCB không nhiều, tăng không đáng kể so với năm 2000. Riêng thị trường Singapore của Seaprodex Hà Nội ít hơn so với năm 2000. -Vinafimex hiện đang giao dịch với Citi Bank. - Matexim cả năm 2001 chỉ có 1 L/C hàng thiếc thỏi thị trường Singapore. Nhìn chung khối lượng khách hàng trong nước giao dịch và thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm một tỷ trọng lớn so với các Ngân hàng thương mại khác , tuy số lượng lần giao dịch tương đối lớn nhưng gía trị mỗi lần thanh toán thường là nhỏ , khả năng thu hồi và hoàn trả đang càn gặp nhiều khó khăn. Doanh số các mặt hàng Xuất khẩu có tỷ trọng lớn thanh toán qua VCB bằng phương thức TDCT: Biểu 4 Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ trọng D.Số Ttrọng (%) D.Số Ttrọng (%) D.Số Ttrọng (%) 00/99 % 01/00 % Dầu thô 969,1 44,7 1415 48.9 1924 50,3 46,0 35,97 Gạo 648,2 29,9 868,2 30,0 1056 27,6 33,9 21,6 Cà phê 130.08 6,0 118,6 4,1 126,3 3,3 -8,7 6,49 Dệt may 104,1 4,8 78,1 2,7 84,2 2,2 -25.0 7,8 Thuỷ sản 134,4 6,2 179,4 6,2 344,3 9,0 33,5 91,9 Than đá 82,3 3,8 110 3,8 130 3,4 33,6 18,18 Hàng khác 99,7 4,6 124,4 4,3 160,7 4,2 24,8 29,2 Tổng doanh số 2168 2894 3826 33,49 32,3 Theo nguồn: Phòng thanh toán xuất khẩu – VCB Hà Nội Liên hệ với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay cho thấy rằng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn được thực hịên thanh toán qua VCB bằng phương thức tín dụng chứng từ, tỷ trọng về doanh số thanh toán qua các năm vẫn tăng đều. Cơ cấu mặt hàng thanh toán xuất khẩu qua VCB cũng không có nhiều thay đổi, có một số mặt hàng mới thanh toán qua VCB nhưng với giá trị thanh toán thấp, Dầu thô vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cũng như doanh số lớn nhất trong các mặt hàng thanh toán qua VCB ( hầu như hoạt động thanh toán mặt hàng này được thực hiện ở chi nhánh VCB Vũng Tàu), mặt hàng này hàng năm đều đạt trên 45% trong tổng doanh số các mặt hàng thanh toán qua VCB (năm 1999 là 44,7%, năm 2000 là 48,9% và năm 2001 đạt 50,3% đưa doanh số thanh toán lên tới 1924 triệu USD. Các mặt hàng như gạo , thuỷ hải sản cũng tăng đều qua các năm, duy chỉ có mặt hàng Cà phê là có sự biến động do tình hình thị trường cà phê thế gới biến động tuy tỷ trọng có phần giảm xút trong tổng doanh số thanh toán nhưng trên thực tế doanh số mặt hàng này vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định , mặt hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang châu âu, và một số nước châu á . năm 2000 có tỷ trọng giảm xuống là do khó khăn trong việc cấp giấp phép và hạn nghạch hàng dệt may sang châu âu . Một số mặt hàng khi mối quan hệ của nhà xuất khẩu trong nước và Nhà nhập khẩu ở nước ngoài đã có được mối quan hệ vững chức thì họ thường chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán khác nhằm đạt hiệu quả hơn như nhờ thu hay chuyển tiền mà không dùng tới phương thức thanh toán TDCT. Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức TDCT của VCB trong những năm qua Từ một ngân hàng độc quyền về hoạt động thanh toán quốc tế, VCB đã phải vươn mình để đạt được một tỷ lệ đáng kể trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần, thương mại quốc doanh và nhất là với ngân hàng nước ngoài có đầy đủ tiềm năng và công nghệ ngân hàng phát triển cũng như bề dày kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế thị trường, chưa am hiểu về thanh toán quốc tế, hành lang pháp lý trong nước chưa hình thành hoặc chưa hoàn thiện. Hoạt động trong tình hình không mấy thuận lợi, song thanh toán quốc tế vẫn là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương mà Ngân hàng ngoại thương cần phải duy trì và phát huy. Trong mấy năm qua, Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm tỷ lệ hơn 30% trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Để duy trì và đẩy mạnh thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương, chúng ta phải thấy được mặt mạnh và yếu , khó khăn và thuận lợi và trách nhiệm của ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán thu hút khách hàng, mang lại nguồn lực đáng kể cho ngành, đất nước, động thời cũng là để tự bảo vệ lấy mình trong cơ chế thị trường đầy khó khăn . Những mặt đã đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT: Về doanh số, tỷ trọng thanh toán bằng phương thức TDCT: Có thể nói rằng VCB đã phát huy một cách có hiệu quả những tiềm năng của mình trong nghiệp vụ này như : Uy tín, kinh nghiệm , trình độ nghiệp vụ ,.. trong phương thức thanh toán này, những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định điều đó: Tỷ trọng của phương thức thanh toán TDCT tăng liên tục từ 85,6% năm 1999 tăng lên 91,9% năm 2001, Doanh số thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức nếu năm 1999 chỉ đạt 2168 triệu USD thì năm 2001 tăng lên 3826 triệu USD. Chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước về thanh toán xuất khẩu , và doanh thu từ dịch vụ thanh toán L/C xuất khẩu đạt được trong những năm qua Loại dịch vụ Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thu từ dịch vụ thanh toán L/C 160,5 157,9 223,9 Thu từ dịch vụ nhờ thu 12,1 9,8 2,1 Thu từ dịch vụ chuyển tiền 539,4 505,1 610 đơn vị : Triệu USD Về mặt quan hệ đại lý ngân hàng : VCB có hệ thống các chi nhánh rộng khắp trong cả nước , các chi nhánh đều được sự bổ trợ về vốn, tín dụng và nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế , một số chi nhánh đã đạt được doanh thu khá lớn trong hoạt động thanh toán xuất những năm qua như chi nhánh VCB Vũng Tàu, chi nhánh VCB TP HCM , hội sở Hà Nội … Ngoài ra VCB có quan hệ đại lý ngân hàng với nhiều nước trên thế giới( trên 1300 ngân hàng , trên 10 văn phòng đại diện ) đặc biệt là có rất nhiều Ngân hàng nước ngoài mở tài khoản tại VCB để tăng uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế. Về công tác nghiệp vụ trong quy trình thanh toán xuất khẩu bằng L/C: VCB luôn quan tâm đến trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các thanh toán viên , chính vì vậy các thanh toán viên luôn được nâng cao kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và đã hạn chế được tối đa các rủi ro trong xử lý chứng từ . Về cở sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng : VCB tiến hành các thao tác nghiệp vụ dựa trên hệ thống máy tính hiện đại , với các phần mềm luôn được cập nhật để phù hợp với hệ thống truyền dữ liệu quốc tế. Hoạt động về tiếp nhận L/C, truyền tin, điện đều được thực hiện trên thống mạng.qua đó rút ngắn được khá nhiều thời gian trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin. Về công tác khách hàng : So với các Ngân hàng thương mại khác hoạt động trong nước thì VCB có lượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất khẩu đặc biệt là thanh toán bằng phương thức TDCT, trong những năm gần đây VCB đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý nhằm thu hút một số lớn khách hàng mới đến giao dich như : Công ty Lê Trực, dệt may Nam Định, Đáp Cầu, TRAMACO, …thông qua các các chính sách ưu đãi về chi phí thông báo, kiểm tra sửa đổi chứng từ, L/C. Những mặt chưa đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT Về công tác khách hàng : Khách hàng thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương với số lượng khá lớn , với chủng loại hàng xuất đa dạng hơn .tuy nhiên thường với giá trị thanh toán thấp, và trong quá trình thanh toán VCB thường gặp phải một số khó khăn như : Nhiều tài khoản, chiết khấu chứng từ hàng xuất của một số khách hàng còn chưa được tất toán và gặp khó khăn trong việc truy đòi như : 02 bộ L/C trị giá 70.229 USD của Công ty giầy Hải Dương. Nhiều L/C trả chậm của một số khách hàng nước ngoài hiện đang ở tình trạng chờ báo có .Ví dụ L/C trả chậm của CuBa khoảng 20.000.000USD Một số khách hàng quen thuộc đã dần chuyển sang giao dịch ,thanh toán với các Ngân hàng thương mại khác như Vinafimex, Matexim .. Về quan hệ đại lý: Các ngân hàng đại lý, nhìn chung đều thực hiện việc thanh toán sòng phẳng, giao dịch thuận lợi, báo có kịp thời. Tuy nhiên còn một số ngân hàng có trục trặc, ngân hàng Lào mở L/C thường cho phép ta ghi nợ tài khỏan của họ khi thanh toán hoặc uỷ quyền ta đòi ngân hàng hoàn trả nhưng khi đến hạn thanh toán tài khoản tiền gửi của họ tại ta không có tiền hoặc họ chưa uỷ quyền hoàn trả nên ta phải điện nhắc dẫn đến việc thanh toán chậm. Các ngân hàng mở L/C chỉ định ngân hàng hoàn trả nhưng điều kiện đòi tiền bằng hối phiếu nên thời gian chờ báo có thường lâu hơn so với đòi tiền thanh toán ngân hàng mở L/C do gửi hối phiếu đi. Các ngân hàng tại Mỹ thời gian lâu hơn và có khi ngân hàng hoàn trả chậm điều chỉnh hối phiếu, ngân hàng mở L/C cũng chưa uỷ quyền hoàn trả nên đôi khi trả tiền bị chậm Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C : Trên thực tế Ngân hàng ngoại thương đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng các phương thức khác nhau như QD số 67/NHNT-QĐ ban hành ngày(28/03/1998)… nhưng việc áp dụng vào để thực hiện thì thực sự còn có một số điều khoản không đáp ứng được với những trường hợp cụ thể xảy ra trên thực tế , chẳng hạn như : nghiệp vụ chiết khấu chứng từ , theo yêu cầu của khách hàng thì có nhiều trường hợp ngoài sự kiểm soát của thanh toán viên, trường hợp về những bộ L/C không được khách hàng nước ngoài thanh toán, cũng như những bộ L/C trả chậm .. Những trục trặc về máy móc, thiết bị truyền dữ liệu, xử lý thông tin, những thất lạc về chứng từ .. Về khó khăn trong xử lý L/C xuất khẩu: L/C được mở bằng thư hoặc xác nhận bằng thư gần như tới 90% sai mẫu chữ ký hoậc không có chữ ký đăng ký nên phải điện yêu cầu xác nhận bằng Telex có mã. Những ngân hàng có quan hệ đại lý, việc xác nhận mẫu chữ ký không khó khăn lắm, song những ngân hàng có quan hệ đại lý phải xác nhận qua một ngân hàng thứ 3, có khi ngân hàng thứ 3 đồng ý xác nhận, có khi họ không đồng ý lại phải qua một ngân hàng khác. Có những L/C hoặc sửa đổi L/C phải sau hàng tháng mới thông báo được, khách hàng trong nước cần L/C, họ lỡ chuyến hàng , thậm chí có L/C không thông báo được phải trả lại cho ngân hàng mở, tốn kém tiền điện phí, không thu lại được của bên mở, cũng như bên người hưởng. Điện những khi bị chập, hoặc Telex những khi bị ngắt quãng, thậm chí có điện nhập sai số (ví dụ từ VCB HCM chuyển tiếp: nơi phát ghi ngày giao hàng 31.8.1999 nơi nhận ghi 1.8.1999) dẫn đến việc thông báo L/C cho khách hàng bị kéo dài. Những L/C không thông báo được cho khách hàng với lý do không đủ điều kiện để thông báo hoặc người hưởng lợi không nhận L/C, VCB đòi lại phí và điện phí giao dịch, hầu như ngân hàng mở L/C không trả. Việc kiểm tra chứng từ hiện nay có quan điểm trái nhau: có khách hàng muốn VCB không được bắt lỗi họ như vậy là gây khó dễ cho họ; có khách hàng cho rằng VCB phải kiểm tra và phải ngăn chặn mọi sai sót, phát hiện mọi bất hợp lệ trước khi gửi đi nước ngoài. Điều này làm cho cán bộ VCB cũng không biết giải thích thế nào vì UCP 500 cũng chỉ qui định ngân hàng kiểm tra một cách hợp lý chứng từ nhưng không chỉ ra hợp lý như thế nào. Nếu xảy ra tranh chấp ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì chiết khấu chứng từ, qui trình nghiệp vụ qui định " khi chứng từ phù hợp, ngân hàng mở L/C có uy tín khách hàng có tín nhiệm, cam kết hoàn trả..." những qui định này rát trừu tượng không có chỉ tiêu cụ thể. Nếu các bộ chứng từ chiết khấu đều thu được tiền thì không có vấn đề gì, nếu như không thu được tiền vì lý do nào đó, trách nhiệm lại thuộc về phòng sở tại. Việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả khác ngân hàng mở L/C, nếu chứng từ phù hợp việc đòi tiền thuận lợi song trên thực tế chứng từ hàng xuất có tới 70-80% chứng từ có sai sót phải chờ ngân hàng mở chấp nhận hàng mới được đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả trong trường hợp này dễ bị chậm, tốn kém tiền điện phí, ngoài ra chứng từ có sai sót, ngân hàng mở còn trừ phí sai sót. Có những bộ chứng từ trị gía nhỏ thanh toán xong không đủ trả các chi phí. Về kiến thức vận tải và bảo hiểm đặc biệt là vận tải còn quá ít nên lỗi trên vận tải đơn thường xảy ra nhiều hơn . Quan hệ giữa ngân hàng với ngân hàng liên quan đến nhiều phòng, nhiều nghiệp vụ khách hàng muốn thanh toán chứng từ hàng xuát tại VCB nhưng họ không vay được tại VCB mà vay ở các ngân hàng khác bắt buộc họ phải trình chứng từ tại ngân hàng họ vay . Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam - VCB I . Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu Nhìn nhận lại con đường đã đi qua trong các năm trước , Ngân hàng ngoại thương đã có được những bài học kinh nghiệm quý báu trong các hoạt động nói chung cũng như hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng . Là một ngân hàng đầu nghành trong hệ thống các ngân hàng tham gia hoạt động đối ngoại-VCB đã tạo dựng được cho mình một vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, uy tín, kinh nghiệm trong các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế đã đưa VCB trở thành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước về thị phần thanh toán quốc tế. Trong điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước mà VCB chiếm và vẫn giữ được thị phần về hoạt động thanh toán quốc tế điều đó thể hiện thế mạnh và kinh nghiệm truyền thống của mình trong lĩnh vự nghiệp vụ này, Với những thành quả mà VCB đã đạt được trong những năm qua , nhiệm vụ và phương hướng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm tới đã được VCB hoạch định và đã có những phương hướng và mục tiêu cụ thể như : Tiếp tục thực hiện định hướng phá triển theo phương châm “ An toàn - hiệu quả và phát triển “, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước trong những năm tới và nhiệm vụ chung của ngành ngân hàng . Đặc biệt trong những năm tới khi đất nước ta tham gia và hội nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới , nước ta đang tiến dần tới sự tự do cạnh tranh trên thị trường quốc tế , hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu luôn là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của đảng và nhà nước. Ngân hàng ngoại thương lại luôn phải thể hiện tốt được vai trò của mình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Duy trì thế mạnh trong thanh toán Xuất nhập khẩu, phấn đấu giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu, VCB đề ra mục tiêu cho năm 2002 đối với thị phần thanh toán xuất nhập khẩu là giữ mức thị phần 28% và có thể nâng lên cao hơn. Đối với thị phần thanh toán Xuất khẩu thì phải duy trì ở mức 29% và cố gắng nâng lên. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vẫn luôn được coi là Ngân hàng năng động và mạnh mẽ trong việc hiện đại háo công nghệ ngân hàng, VCB đã xây dựng và hoàn thịên một số phần mềm chương trình để trên cơ sở đó cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng lớn như nối mạng thanh toán với các ngân hàng khác,tại Việt nam cũng như Ngân hàng nước ngoài. VCB đã và đang xúc tiến vệc hực hiện đề án hiện đại hoá hệ thống thanh toán của Việt Nam của VCB trogn đề án tổng thể hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việ Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ . Đưa ra kiến nghị với Ngân hàng nhà nước về việc ban hành các quy định cụ thể về thanh toán xuất nhập khẩu , bổ xung và điều chỉnh phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sao cho phù hợp với mức độ phát triển và tăng trưởng của hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu, cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới. Bên cạnh việc hợp tác với một số ngân hàng nước ngoài để đầu tư vốn dưới dạng liên doanh liên kết VCB cũng có chiến lược mở rộng mạng lưới của mình ở nước ngoài, dưới hình thức văn phòng đại diện. Các văn phòng này sẽ là những chiếc cầu nối thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ hợp tác vớicác ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức thương mại quốc tế. Trong tương lai mạng lưới các văn phòng đại diện sẽ được tiếp tục mở rộng hơn nữa tới các khu vực khác của thế giới phục vụ đắc lực cho hoạt động đối ngoại nói chung của Ngân hàng cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Để phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu VCB đã và sẽ tăng cường nguồn vốn trong thanh toán , để với tiềm lực về vốn có thể làm tăng thêm uy tín của mình trên thị trường, cũng như có khả năng đáp ứng được những khoản thanh toán có giá trị lớn. Ngoài ra VCB sẽ trở thành trung tâm thanh toán quốc tế , sử dụng vốn trong thanh toán một cách linh hoạt hơn nhằm phát huy được hiệu quả, hỗ trợ về vốn, tín dụng cho các chi nhánh của ngân hàng cũng như các ngân hàng thương mại khác. Để hoàn thiện hơn nữa về nghiệp vụ thanh toán quốc tế , VCB luôn đưa ra những quy định , hướng dẫn cụ thể về quy trình ,kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán . Định hướng cho hoạt động thanh toán trong những năm tới VCB đã ban hành các quy định về kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán. ( Quy đinh số 67/NHNT-QĐ ban hành ngày 28/03/1998 sẽ được thay thế bằng QĐ số 29/2002/QĐ-NHNT ban hành ngày 16/04/2002) . Quy định về ban hành về “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán Thư tín dụng chứng từ, nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống VCB” Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 02/05/2002. II . Một số giải pháp 2.1 Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu Để ngày càng hoàn thiện hơn về hoạt động thanh toán quốc tế . Ngân hàng ngoại thương đã liên tục sửa đổi và bổ sung và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về các quy trình nghiệp vụ. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ VCB cũng đã có những quy định ban hành thành văn bản. Cụ thể Quy định số 29/2002/QĐ-NHNT ban hành ngày 16/04/2002 QĐ về việc ban hành “ Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống VCB” . Quy định này sẽ thay thế quy định số 67(ban hành 03/1998) những quy định chung như: Tuân thủ : các quy tắc do phòng thương mại quốc tế ban hành UCP-DC500 Các điều ước quốc tế liên quan đến thanh toán Phù hợp các quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, về quản lý ngoại hối, các văn bản liên quan đến thanh toán quốc tế không trái với luật pháp Việt Nam Việc Thanh toán bằng thư tín dụng phải : Hạch toán thanh toán (nội, ngoại bảng) phải tuân theo chế độ kế toán hiện hành của VCB Hồ sơ phải được lưu trữ theo chế độ hiện hành Việc nhận điện, chuyển điện, kiểm tra khoá-mã, phải được thực hiện theo quy định 342/QĐ/NHNN/QHQT ngày 03/09/99..và quy định bổ sung ngày 25/10/99 và hướng dẫn số 4752/QHQT ngày 28/10/99 của phòng QHQT -VCB Quy trình thanh toán là nhân tố trực tiếp tác động đến thanh toán tín dụng chứng từ . Bất kỳ một sai sót nào dù nhỏ trong quá trình thực hiện quy trình cũng đều có khả năng dẫn đến sự khó khăn trong thanh toán . Đối với Ngân hàng Ngoại thương , trong hoạt động thanh toán toán xuất khẩu ,với vai trò là ngân hàng của người xuất khẩu, ngân hàng thông báo L/C , ngân hàng thu hộ tiền cho người xuất khẩu .. ngân hàng ngoại thương cần phải nghiên cứu, phân tích và tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh toán để từ đó hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình thanh toán . Và quy trình nghiệp vụ trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được ngân hàng ngoại thương áp dụng gồm các bước sau : 1 Thông báo thư tín dụng , thông báo sửa đổi thư tín dụng Khi nhận L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng đại lý : Phải kiểm tra xác nhận mã đúng , xem xét các mẫu điện MT 700 ,707 (Telex hoặc SWIFT) mẫu chữ ký của Ngân hàng đại lý , nếu đúng thì lập thông báo theo mẫu gởi cho khác hàng , nếu không đúng hoặc chưa xác định được mẫu chữ ký thì phaỉ thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C mà không thông báo cho khách hàng ,nêúa có thì Ngân hàng không chiụ trách nhiệm gì về việc thông báo đó. Trường hợp từ chối thông báo thì phải báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết Trường hợp Ngân hàng mở L/C yêu cầu Ngân hàng ngoại thương xác nhận L/C thì tuỳ trường hợp cụ thể giám đốc xem xét vcà quyết định xác nhận hay không ,yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quĩ Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C thanh toán viên phải lập văn bản thông báo cho khách hàng đồng thời lập phiếu thu phí thông báo phí sửa đổi , phí xác nhận .. theo biểu phí dịch vụ của Ngân hàng Tiếp nhận , kiểm tra , gởi chứng từ và đòi tiền Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán , thanh toán viên phải kiểm tra số lượng chứng từ loaị chứng từ ,ngày giờ xuất trình và ký nhận – lập hồ sơ L/C (việc kiểm tra dựa theo những quy định và dẫn chiếu của UCP DC 500) Sau khi kiểm tra chứng từ : + Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì chứng từ được gửi đi đòi tiền theo quy định của L/C ( có thể đòi tiền bằng thư hoặc đòi tiền bằng điện – sử dụng các mẫu điện SWIFT hoặc Telex) + Nếu chứng từ không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C thì Ngân hàng ngoại thương thông báo cho Ngân hàng mở L/C và thông báo cho khách hàng kị thời sửa đổi , bổ xung bộ L/C và chứng từ . Trường hợp khách hàng yêu cầu thanh toán ngay bộ chứng từ thì Ngân hàng ngoại thương áp dụng hai hình thức sau : 1/ Chiết khấu miễn truy đòi : (Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu mọi rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài) . 2/ Chiết khấu truy đòi : ( Ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ , nếu nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng truy đòi khách hàng) ; (Trên thực tế Ngân hàng ngoại thương Việt nam chủ yếu thực hiện hình thức chiết khấu truy đòi vì theo hình thức chiết khấu miễn truy đòi mang tính tính chất thị trường và rất dễ chịu nhiều rủi ro ) Trường hợp Ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng phải xác minh lại lý do đồng thời thông báo ngay cho khách hàng . phản đối lại những lý do nếu như không xác đáng của Ngân hàng nước ngoài Nếu chứng từ được chấp nhận thanh toán : Ngân hàng nhận được thông báo Có của Ngân hàng nước ngoài , thanh toán viên hạch toán tiền hàng và thu phí theo biểu phí hiện hành của Ngân hàng ngoaị thương Việt Nam Để hoàn thiện hơn về quy trình các nghiệp vụ trên , Ngân hàng Ngoại thương cần phải có một cơ cấu tổ chức nhằm chuyên môn hoá hơn về các công việc cụ thể như: Tại phòng thanh toán Xuất khẩu cần phân chia các công việc theo năng lực và chuyên môn của từng thanh toán viên để từ đó phát huy được tính năng động của từng cá nhân. Ví dụ như mỗi một thanh toán viên phụ trách về một mảng công việc nhất định , người phụ trách về công việc nhận điện tín từ trên mạng , người phụ trách về xem xét đối chiếu L/C và bộ chứng từ , mỗi một thanh toán viên phụ trách về một mảng thị trường , một mảng nhóm các khách hàng trong nước để từ đó tăng được mối quan hệ cũng như tăng hiệu quả công việc lên. Tuy nhiên để quy trình thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được ngày một hoàn thiện hơn Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) cần phải có một hệ thống các thiết bị công nghệ hiện đại ,một đội ngũ thanh toán viên nhanh nhẹn , tinh thông và có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, luôn có khả năng xử lý mọi tình huống phức tạp và hạn chế được tới mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra Đổi mới và hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong môi trường có cạnh tranh đề phải xây dựng cho mình một chính sách khách hàng phù hợp, mà trong đóchủ động tìm đến khách hàng và gây được lòng tin đối với khách hàng là hoạt động không thể thiếu được đặc biệt là hoạt động mở rộng , nâng cao cố lượng khách hàng đến với mình . Vấn đề được các nhà quản lý Ngân hàng quan tâm nhiều là làm thế nào để tạo ra được sự tin tưởng và uy tín đối với khách hàng, lôi kéo được họ đến giao dịch với Ngân hàng dồng thời xây dựng và thiết lập được mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng của của mình. Đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế (một thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.). Để đảm bảo được chắc chắn về khả năng thanh toán các khách hànglà những người kinh doanh XNK thường chọn cho mình những Ngân hàng có uy tín, có nghiệp vụ thanh toán hoàn hảo, chính xác và xử lý các sai sót trong quá quá trình thanh toán nhằm đảm bảo được lợi ích của mình . Trong môi trường phát triển kinh tế của nước ta hiện nay: Đảng và nhà nước đề cao vai trò, chiến lược của hoạt động xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ (Trong định hướng kinh tế “Công nghiệp hoá -hiện đại hoá hướng tới xuất khẩu ‘’). Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi , khuyến khích các hoạt động xuất kinh doanh hàng hoá - dịch vụ xuất khẩu như: cấp vốn, cấp tín dụng , giảm thuế , tăng kim ngạch .... và đồng thời điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Trước tình hình kinh tế đất nước như vậy . Với vai trò là người trung gian trong trong hoạt động kinh doanh XNK, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán, tong hoạt động thanh toán xuất khẩu Ngân hàng với tư cách là Ngân hàng của người xuất khẩu (Ngân hàng của người hưởng lợi trong nước) dùng uy tín và nghiệp vụ chuyên môn cuả mình đứng ra đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán (thu hộ tiền) cho người xuất khẩu trong nước bằng các phương thức thanh toán thông dụng như : phương thức nhờ thu; phương thức chuyển tiền và đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ . Tuy nhiên trong sự lựa chọn Ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán cho mình Ngân hàng Ngoại thương đứng trước sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác . Chính vì vậy , Ngân hàng Ngoại thương cần phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với khách hàng và một trong những chính sách đó gồm : a)- Cấp tín dụng cho người bán ( người xuất khẩu ) : Ngân hàng Ngoại thương với tư cách là Ngân hàng của người bán (người xuất khẩu ) ,là Ngân hàng thông báo L/C cho người bán , là Ngân hàng nhờ thu, là Ngân hàng xác nhận. . . . Để giúp đỡ cho người bán trong quá trình sản xuất , thu gom và chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài. Ngân hàng sẽ đứng ra ứng trước cho người bán bằng một khoản tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và sẽ chiết khấu dần các khoản thanh toán của người bán (người XK ) khi người người mua (người Nhập khẩu) ở nước ngoài thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu ở trong nước. Với khoản tín dụng này Ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, và thường thấp hơn so với các Ngân hàng khác. Ngoài ra Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng là người xuất khẩu trong nước bằng cách mua chọn bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu và chịu mọi rủi ro về khả năng thanh toán của người mua (người NK) ở nước ngoài . b) Cố vấn và nâng cao nghiệp vụ của khách hàng tham gia thanh toán XK bằng phương thức L/C : Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (TDCT) là một phương thức thanh toán tương đối phức tạp nhưng nó lại đảm bảo được khả năng thanh toán tiền hàng xuất khẩu cho người bán (trong các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thì phương thức TDCT chiếm tới trên 80%) .Vì vậy với tư cách là Ngân hàng thông báo L/C , Ngân hàng Ngoại thương cần phải giúp đỡ các đơn vị xuất khẩu nghiên cứu và nắm vững bản chất , nghiệp vụ và quy trình của phương thức TDCT. cụ thể những vấn đề như : + Ngân hàng Ngoại thương cố vấn và giúp đỡ để các đơn vị xuất khẩu trong việc lập và hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung yêu cầu của L/C để đảm bảo chắc chắn sản xuấtược khả năng thanh toán. + Cố vấn cho các đơn vị xuất khẩu trong việc yêu cầu bên Nhập khẩu (người mua) ở nước ngoài mở cho mình bộ L/C hoàn hảo nhất , và Ngân hàng phát hành L/C phải là Ngân hàng có uy tín trên thị trường hoặc không thì phải có Ngân hàng khác xác nhận . + Cố vấn cho các đơn vị xuất khẩu cân nhắc các điều khoản bất lợi yêu cầu trong L/C mà người nhập khẩu ở nước ngoài đưa ra ,nhằm đảm bảo cho việc giao hàng chắc chắn sẽ được thanh toán . Trong trường hợp bộ chứng từ thanh toán và các điều khoản yêu cầu của L/C không đồng nhất thì Ngân hàng cần thông báo cho người xuất khẩu và có thể thay mặt người xuất khẩu sửa chữa , bổ sung vào bộ chứng từ thanh toán . Trong phương thức thanh toán TDCT Ngân hàng hoạt động hoàn toàn theo nội dung của L/C mà không quan tâm nhiều hoặc không quan tâm tới hợp đồng ngoại thương .chính vì vậy Ngân hàng cần có sự tham khảo về hợp đồng thông qua người hưởng lợi (người XK ) để từ đó lập bộ chứng từ đòi tiền phù hợp. Đối với người Nhập khẩu khi chuyển và thông báo bộ L/C cho Ngân hàng , nếu nội dung cuả L/C bị sai sót thì Ngân hàng có thể trực tiếp thay mặt người nhập ở nước ngoài sửa đổi , bổ xung nội dung của L/C sao cho phù hợp với yêu cầu của các chứng từ về hàng hoá , để từ đó tạo điều kiện cho việc nhận hàng được đễ dàng hơn. c). Các chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng nhóm khách hàng : Ngân hàng Ngoại thương cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng nhóm khách hàng , phân loại từng nhóm khách hàng : như khách hàng có uy tín giao dịch thanh toán thường xuyên, có giá trị thanh toán lớn qua Ngân hàng thì sẽ được hưởng các mức ưu đãi đặc biệt như được hưởng các mức lãi suất cho vay thấp (lãi suất tín dụng), giảm mức phí dịch vụ thông báo L/C , sửa đổi hồ sơ L/C ; trợ giúp các khách hàng này về thông báo , sưả đổi bổ sung hay lập các chứng từ cho bộ chứng từ thanh toán . Còn đối với các khách hàng là khách hàng mới , khách hàng đột xuất thì Ngân hàng cần đưa ra những khuyến khích , hướng dẫn giúp đỡ họ thực hiện các quy trình thanh toán xuất bằng phương thức tín dụng chứng từ , và có thể giảm các mức phí dịch vụ xuống thấp hơn so với các Ngân hàng khác, để từ đó nhằm thu hút tạo lòng tin và duy trì mối quan hệ dài lâu với họ. và cuối cùng là cuốn họ trở thành khách hàng tin tưởng và khả năng thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương .Để tiến hành được các chính sách trên Phòng thanh toán Xuất của Ngân hàng Ngoại thương cần phải thường xuyên lập những báo cáo về các đối tượng khách hàng lên ban lãnh đạo để từ đó ban lãnh đạo có những chính sách khách hàng phù hợp. Ngoài các khách hàng là các công ty và các cá nhân ,Ngân hàng Ngoại thương cũng cần quan tâm tới các đối tượng khách hàng là các tổ chức tín dụng ,tổ chức tài chính khác ,bên cạnh vai trò tích cực chủ đạo và có thể nói là “Độc quyền” trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu . Ngân hàng cũng cần có các chính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng khác, thông qua các hình thức như hợp tác, trực tiếp cấp vốn cho họ khi họ thiếu vốn , sửa đổi các mức thấu chi , hiệp đồng tài trợ , đồng bảo lãnh , đặc biệt là với thế mạnh về thanh toán quốc tế Ngân hàng Ngoại thương cần trợ giúp các Ngân hàng khác trong lĩnh vực thanh toán quốc tế như: mở tài khoản taih Ngân hàng Ngoại thương bằng cách ký quỹ , đặt cược dựa và coi Ngân hàng Ngoại thương như một trung tâm thanh toán bù trừ đối với các giao dịch quốc tế . Đặc biệt Ngân hàng cần trợ giúp các Ngân hàng bạn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế Phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng đại lý ở khắp cả nước và đặc biệt đã có nhiều chi nhánh Ngân hàng đại diện ở khắp các châu lục trên thế giới . Sự phát triển và mở rộng các chi nhánh Ngân hàng ở các tỉnh thành trong cả nước chính là một trrong những hướng mở rộng và phát triển quy mô của Ngân hàng Ngoại thương nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh toán được dễ dàng và thuận tiện . Đối với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế Ngân hàng Ngoại thương cần phải thường xuyên tổ chắc các cuộc họp ,hội nghị nhằm đưa ra những phương hướng hoạt động cho từng chi nhánh. Cụ thể là tiến hành truyền đạt tất cả mọi thông tin và và kịp thời phổ biến đến các Ngân hàng đại lý cuả mình những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thanh toán: như hướng dẫn ,trợ giúp và nâng cao nghiệp vụ thanh toán , dưa ra các quy định chung về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế (N0 67/ NHNT – QĐ) ; tiến hành nầng cấp cải tạo hệ thống thanh toán qua mạng bằng việc lắp đặt các thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế để từ đó tạo được sự quản lý của Ngân hàng Ngoại thương đối với các chi nhánh cũng như trao đổi thường xuyên được các thông tin về nghiệp vụ tanh toán ( ví như lắp đặt và kết nối các chi nhánh Ngân hàng bằng hệ thống mạng vi tính với các phần mềm công nghệ Ngân hàng như SWIFT , ..) Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương cũng có thể hỗ trợ cho các Ngân hàng đại lý về vốn ,tài chính tín dụng để các Ngân hàng đại lý hoạt động có hiệu quả trong nghiệp vụ thanh toán Xuất khẩu và nhập khẩu Có thể nói rằng việc phát triển , mở rộng và nâng cao chất lượng trong mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương chính là hoạt động khẩn thiết đáp ứng ngày các rộng rãi hơn về nhu cầu thanh toán trong hoạt động XNK của cả nước. Tăng cường công tác tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên Có thể nói rằng hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và là Ngân hàng có lượng khách hàng giao dịch ,thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất trong tất cả các Ngân hàng thương mại khác . Có được thế mạnh đó chính là nhờ vào những ưu điểm mà các Ngân hàng khác không có được như : cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hệ thống công nghệ hiện đại , và đặc biệt là trình độ nghiệp vụ thanh toán của các thanh toán viên . Trong hoạt động thanh toán XNK Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được cho mình một cơ cấu tổ chức khá hợp lý , chặt chẽ và phát huy được hết khả năng của mình. Ngân hàng đã tách biệt được hai nghiệp vụ thanh toán cơ bản, riêng biệt đó là nhiệp vụ thanh toán XK và nghiệp vụ thanh toán NK . Chính vì vậy nghiệp vụ luôn được chuyên môn hoá một cách sâu sắc. Trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên là một trong những vấn đề quyết định đảm bảo cho việc thanh toán có hiệu quả, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất ,tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng , phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp , từ đó quyết định đến sự thành công của Ngân hàng . Chính vì vậy việc khai thác và phát huy được trình độ , khả năng về nghiệp vụ của các thanh toán viên của chính là nhờ vào công tác đào tạo và không ngừng bồi dưỡng bổ sung kiến thức. Ngân hàng Ngoại thương luôn có một sự đàu tư không nhỏ trong việc lập ra các khoá đào tạo , bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thanh toán viên , cho họ được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoạt động có hiệu quả nhất, cho các thanh toán viên đi nghiên cứu, khảo sát ở nhiều Ngân hàng trên thế giới, các thanh toán viên luôn được cập nhật các tài liệu mới nhất liên quan đến hoạt động thanh toán như UCP-DC 500; URC 522;. . . và luôn được hướng dẫn sử dụng các công nghệ phần mềm áp dụng trong thanh toán như hệ thống mạng SWIFT , Silverlake... Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức TDCT , một phương thức thanh toán có thể được coi là sử dụng rộng dãi nhất nhưng đồng thời lại cũng được xem là phức tạp nhất trong các phương thức thanh toán. Ngân hàng Ngoại thương đã có những khoá tham luận và đào tạo riêng nhằm hoàn thiện và nâng khả năng hiểu biết sâu sắc về quy trình thanh toán bằng phương thức này . Cụ thể Ngân hàng đã đưa ra những quyết định và những quy định cụ thể về quy trình nghiệp vụ thanh toán và áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Theo QĐ số 67/ NHNT – QĐ và mới đây nhất là bản dự thảo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ bắt đàu được áp dụng vào ngày 10\05\2002) . Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn , Ngân hàng Ngoại thương cần phải khuyến khích và hỗ trợ các thanh toán viên trong việc mở ra các khoá học về ngoại ngữ , tin học để từ đó bổ trợ cho nghiệp vụ của mình khi quan hệ giao dịch với các đối tác nước ngoài ,đặc biệt đối với phương thức thanh toán TDCT – một phương thức được sử dụng bằng một ngôn ngữ chung trên trường quốc tế. Nâng cấp, đổi mới công nghệ Ngân hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán Sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cung ứng dịch vụ của mình cho khách hàng . Trong tình hình hiện nay , các phương thức thanh toán truyền thống cũ đã và đang được thay thế bằng các hình thức thanh toán mới – thanh toán điện tử , thông qua hệ thống mạng điện tử được kết nối với nhau, hình thức này thực sự phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay . Bên cạnh các chính sách khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ, Ngân hàng Ngoại thương luôn quan tâm đến tăng cường đổi mới công nghệ nhằm xây dựng hệ thống Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại có tính tự động hoá cao để phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn . Đổi mới công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua đã tập trung vào những chương trình như : Hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT : Là hệ thống truyền tin điện tử của Ngân hàng bằng phần mềm SWIFT ALLIANCE , thông tin qua mạng được mã hoá theo quy định của Swift . với hệ thống này có khả năng xử lý trung bình 2000 bức điện đi và đến mỗi ngày – thực sự phục vụ đắc lực cho cac giao dịch quốc tế của Ngân hàng . Quy trình sử lý được tự động hoá đến mức tối đa cho cả hai chiều , qua hệ thống này thông tin được chuyển tiếp rất nhanh trong ngày , đảm bảo được an toàn , không cần chứng từ , chi phí và giá thành rất thấp. Ngân hàng Ngoại thương đã tự phát triển các chương trình Swift dựa trên các số liệu thanh toán quốc tế và nhờ chương trình này 90% được đối chiếu tự động. Hệ thống Ngân hàng điện tử : Là Ngân hàng đàu tiên đưa máy ATM vào hoạt động , mọi giao dịch được sử dụng qua hệ thống máy tính như thanh toán điện tử giữa các Ngân hàng cả trong và ngoài nước . Trong hoạt động thanh toán XK tại Ngân hàng Ngoại thương : với vai trò là Ngân hàng thông báo L/C , Ngân hàng thu hộ tiền người xuất khẩu trong nước từ đối tác nước ngoài ; VCB đã áp dụng kỹ thuật truyền tin trên mạng điện tử để nhận L/C , để chuyển L/C ,.. mà không phải qua các dịch vụ vận chuyển trung gian khác . Đối với phương thức thanh toán TDCT nhờ hệ thống các thiết bị và công nghệ hiện đại mà VCB trực tiếp xử lý được một cách nhanh chóng mọi số liệu và các chứng từ có liên quan Chính vì vậy để ngày một hoàn thiện hơn hạot động thanh toán tiền hàng XK Ngân hàng Ngoại thương cần phải luôn luôn đổi mới và áp dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của hệ thống công nghệ Ngân hàng trên thế giới cũng như từ đó tạo ra được lòng tin đối với khách hàng III . Một số kiến nghị Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước Trong xu hướng quốc tế hoá hiện nay, mở cửa nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế Thế giới . Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những yếu tố tích cực còn tồn tại một nhiều nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội đặt ra, chính vì vậy các chính sách của Nhà nước phải luôn kịp thời , đúng hướng phù hợp , nhằm tạo được điều kiện phát huy mọi tiềm năng , thế manh của các thành phần kinh tế . Trong những năm tới , để giải quyết những tồn tại và phát huy được vai trò của hoạt động Xuất nhập khẩu nền kinh tế quốc dân , Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm và đưa ra những chính sách cụ thể như : Có chính sách kinh tế thương mại rõ ràng, ổn định và đồng bộ : Bên cạnh các văn bản về luật thương mại, Ngân hàng , các tổ chức tài chính, tín dụng .. . phải có những văn bản dưới luật kèm theo nhằm hướng dẫn thực hiện. Tránh tình trạng như sử dụng những bộ luật trong thời gian dài mà không có sửa đổi ,bổ sung .. điiêù đó dẫn đến những văn bản không còn phù hợp vcới xu hướng ngày nay : chẳng hạn như Luật Ngân hàng .. còn nhiều vướng mắc và thiếu những căn cứ pháp lý . Chính vì vậy sự rõ ràng về mặt chính sách nói chung cần gắn liền với sự ổn định tương đối của chúng, tránh những thay đổi đột ngột . Nước ta đã và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế cho nên sự điều chỉnh về mặt chính sách để đáp ứng các vấn đề mới nảy sinh là một tất yếu và điều quan trọng là những điều chỉnh ấy không gây nên sự hoang mang đối với các nhà kinh doanh trong nước cũng như đối tác nước ngoài . Vì vậy khi ban hành sửa đổi, hay bbổ sung một văn bản pháp lý nào đó Nhà nước cần nêu lên rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn trong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu Nhà nước đã ban hành các chế định pháp lý như : NĐ64/CP ;NĐ114/HĐBT ; NĐ59/CP Đặc biệt NĐ57 .. .đồng thời ban hành các quy chế, chính sách nhằm khuyến khích các hoạt động kinh doanh XNK như: thực hiện chính sách đầu tư , cấp vốn với mức lãi suất ưu đãi , hoàn thiện hệ thống thuế XNK linh hoạt . ..Quy định và khuyến khích các mặt hàng Xuất khẩu bằng các danh mục .. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng : Luật Ngân hàng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1999 song đến nay vẫn còn thiếu và nhiều điểm còn chưa được nhất thống , như còn thiếu nhiều nghị định , thông tư hướng dẫn thi hành luật ( Nhất là trong các tổ chức tín dụng ), vậy để các hoạt động tín dụng có thể đi vào hoạt động ổn định và có hiệu qủa . Ngân hàng Ngoại thương đã đề nghị chính phủ , Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn luật Ngân hàng . Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương cần đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành các quy chế thống nhất cho các nghiệp vụ ngân hàng cụ thể như : Các thông tư , thông báo , chỉ thị hướng dẫn cụ thể các Ngân hàng thương mại về hoạt động thanh toán quốc tế , hoạt động tín dụng .. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung pháp lý trong giao dịch- thanh toán quốc tế : Hoạt động giao dịch và thanh toán quốc tế chủ yếu được diễn ra trong hệ thống các Ngân hàng thương mại , là một hoạt động không chỉ đơn thuần là mối quan hệ mang tính nội bộ trong nước mà còn là mối quan hệ mang tính chất quốc tế , hoạt động giao dịch thanh toán quốc tế là một hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục bởi vì nó chính là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Với vai trò quan trọng như vậy yêu cầu được đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước cụ thể là Ngân hàng Nhà nước cânf phải xây dựng một hệ thống khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động thanh toán quốc tế , và dựa trên cơ sở đó các Ngân hàng thương mại có thể hoạt động một cách chặt chẽ , có quy tắc và đạt được hiệu quả hơn . Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt nam trong hoạt động thanh toán quốc tế thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đặc biệt là trong hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu bơỉ tính phổ dụng và ưu việt của nó. Và khung pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán này chính là các quy tắc được lập ra theo các điều ước quốc tế :(Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ UCP-DC 500), và mọi nội hoạt động của phương thức này đều phải tuân thủ và được dẫn chiếu bởi UCP-500 . Trong khi hầu hết các quốc gia đều có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định và hướng dẫn về giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế (UCP500) mà có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế , tập quán của họ .Thì chúng ta hiện nay chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định., hướng dẫn thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ để các Ngân hàng thương mại làm cơ sở áp dụng vào hoạt động thực tiễn , và chúng ta vẫn chỉ sử dụng UCP500 như một cơ sở pháp lý để điều . Có thể nói rằng các văn bản như vậy là hết sức cần thiết không chỉ đối với các Ngân hàng thương mại mà còn là cơ sở để cơ quan quản lý , trọng tài kinh tế .. áp dụng và giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ . Các cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa vào bản điều lệ UCP-DC500 để xét sử các vụ tranh chấp trong thanh toán TDCT bởi rằng UCP500 chỉ có những hạn chế nhất định mà không có thể bao quát được hết tất cả các trường hợp phát sinh trong thực tiễn -Nó thực tế không thể thay thế nguồn luật củat một quốc gia bởi việc áp dụng nó một cách máy móc,cứng nhắc mà không có sự linh hoạt sẽ dễ dẫn đến những sai lầm nhất định . Về bản chất ,phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán do Ngân hàng tiến hành thực hiện - nó được hình thành dựa trên hợp đồng ngoại thương giữa người XK và người NK nhưng khi thực hiện lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng đó. Chính vì vậy khi có sự tranh chấp về hợp đồng kinh tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán , cũng như khi có sự tranh chấp về thanh toán thì lại ảnh hưởng đến các điều khoản trong hợp đồng. .Chính vì các lý do trên mà các Ngân hàng thương mại và đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương cần có những kiến nghị và đề xuất với cấp quản lý ban hành các quy chế , các văn bản pháp lý cho hoạt động giao dịch-thanh toán quốc tế để từ đó tạo nên được mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế . Đối với VCB , trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ với vai trò là Ngân hàng thông báo L/C , Ngân hàng thu hộ tiền cho người hưởng lợi trong nước , cần phải có những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ,đặc biệt Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy chế về chiết khấu , tái chiết khấu thương , hối phiếu,.. và các quy chế quy định rõ ràng nghĩa vụ và quyền lợi của Ngân hàng đối với người hưởng lợi để tránh các tranh chấp có thể xảy ra hoặc để làm cơ sở cho việc giải quyết và xét xử khi có tranh chấp xảy ra. Kiến nghị đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu phải có các cán bộ chuyên trách về Xuất nhập khẩu . Các cán bộ naỳ phải có trình độ nghiệp vụ ngóại thương vững chắc ,am hiểu tập quán , luật thương mại quốc tế và đặc biệt là thanh toán trong hoạt động Xuất nhập khẩu để khi ký kết các hợp đồng Xuất nhập luôn luôn đưa ra những điều khoản quy định chặt chẽ nhằm đảo bảo được khả năng hiệu quả của thương vụ mà mình kinh doanh. Thanh toán Xuất nhập khẩu là một khâu rát quan trọng trong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu ,chính vì vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ về thanh toán cho các cán bộ để khả năng thanh toán của đơn vị mình luôn luôn có lợi nhất, đặc biệt các cán bộ này phải am hiểu và nắm bắt kỹ lưỡng các phương thức thanh toán Xuất nhập khẩu để lựa chọn một phương thức thanh toán đảm bảo và có hiệu quả . Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán thường được áp dụng nhất trong các hợp đồng ngoaị thương bởi tính ưu việt về khả năng thanh toán của nó, tuy nhiên nó lại là một phương thức thanh toán khá phức tạp vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu phải có những cán bộ hiểu biết tường tận về phương thức thanh toán này để khi sử dụng làm sao đạt được hiệu quả nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0075.doc
Tài liệu liên quan