Chuyên đề Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi

Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Công ty đã có uy tín và vị trí khá vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà còn được khẳng định trị nhiều nước trên thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập WTO, Công ty đã và đang nỗ lực từng bước nhanh chóng tạo ra một thế và lực vững chắc sẵn sàng trước những khó khăn, thử thách đồng thời nắm bắt những cơ hội mới sẽ đến. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài khi bước vào hội nhập WTO, Công ty cần phát huy những thế mạnh của mình đồng thời hạn chế, khắc phục những mặt yếu cả trong khâu thiết kế, quản lý, marketing Mối quan tâm trước hết đối với công ty nói riêng và đối với toàn ngành dệt may nói chung đó chính là khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm Sợi. Giải quyết tốt khó khăn này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ngành dệt may phát triển, thức dậy tiềm năng vốn có để ngành công nghiệp dệt may sẽ đóng góp giá trị nhiều hơn cho đất nước.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà máy Sợi II nhìn chung tương đối đầy đủ. Hiện nay tại nhà máy Sợi I và nhà máy Sợi II đều có dây chuyền vừa sản xuất sợi chải kỹ vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy Sợi II còn có thêm dây chuyền sản xuất sợi phế OE, từ dây chuyền chải kỹ và chải thô có thể kết hợp để sản xuất sợi đơn chải thô, sợi đơn chải kỹ và sợi xe. Hầu hết các máy móc đều được sản xuất từ những năm 1979, 1980, ngoại trừ máy Scharafhort và Murata là mới được trang bị sản xuất từ những năm 1994, 1995. Bảng 2 : Máy móc thiết bị tại Nhà máy Sợi I và Nhà máy Sợi II TT Máy móc thiết bị Tổng số máy Công suất Năm sử dụng Nước sản xuất Nhà máy Sợi I Nhà máy Sợi II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Máy dây bông Máy chải Máy ghép Máy thẻ Máy sợi con Máy ống Máy đậu Máy xe Máy ống xốp Máy cuộn cúi Máy chải kỹ 4 48 42 20 176 26 3 19 2 3 13 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 1965 1972 1976 1972 1982 1982 1982 1976 1986 1989 1982 Đức Đức Đức, Ý Đức, Ý Đức, Ý Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Đức, Ý Đức,Ý 2 24 26 12 111 16 2 9 2 6 2 24 16 8 65 10 1 10 2 1 7 Tổng số 356 210 146 (Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư) Như vậy, hầu hết các máy móc thiết bị của nhà máy Sợi đều có thời gian sử dụng khá lâu . Do vậy, trong những năm gần đây, Công ty đã chú trọng đầu tư thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất để nâng cao chất lượng và tăng năng suất lao động. Công ty đã chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sợi. Trong những năm qua, Công ty đã mua thêm nhiều máy móc thiết bị, công nghệ mới để cải tiến chất lượng sợi. Ví dụ như Công ty đã mua nhiều máy chải thô CX 400 thay cho máy C40 để nâng cao chất lượng sản phẩm, mua máy ghép SH 801 và SH 802… Thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ của Công ty Tên thiết bị Địa điểm đầu tư Thời gian khởi công Thời gian hoàn thành 03 Máy chải kỹ 02 Máy ống nối về tự động 03 Máy ống nối về tự động 02 Máy lạnh 12 Máy ghép 04 Máy ống tự động 02 Máy ghép 02 Máy ống tự động 02 Máy dò tách xơ ngoại lai 02 Máy xé kiện và 06 máy thô 03 Máy chải kỹ 08 Máy thô Rlerer Scendhand 01 Máy RIB 03 Máy thêu khổ rộng 01 Máy nhuộm cao áp 04 Máy dệt lắng Đầu Jacquard Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội 1999 1999 2000 2000 2001 2001 2001 2001 2002 2001 2002 2002 2001 2001 2002 2002 1999 1999 2001 2001 2001 2001 2001 2002 2003 2002 2003 2003 2001 2001 2003 2003 (Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư) Với việc đầu tư thêm dây chuyền công nghệ ta có thể thấy rõ hiệu quả của việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sợi của Công ty bằng cách phân tích những ưu điểm của các loại máy móc thiết bị mới được đầu tư so với các loại máy móc trước đây. Máy đánh ống có ống nối tự động Schlasfhors có bộ phận nối tự động theo nguyên tắc đánh bông hai đầu sợi lên rồi soắn chúng lại với nhau, do đó sợi được sản xuất ra tránh được những lỗi thông thường mắc phải khi được nối bằng máy sợi nối, sợi thuôn không đều, không có chỗ ghồ ghề. Vì vậy, chất lượng vải sản xuất bằng loại sợi này cũng được nâng cao, vải mềm mịn, không có những nốt nổi lên bề mặt như vải sản xuất bằng các loại sợi cũ. Một số loại máy chính được trang bị tại nhà máy kéo sợi: Máy chải kỹ, máy chải thô, máy đánh ống, máy kéo sợi con, máy kéo sợi OE, máy kiểm tra chất lượng sợi (Uster Tester 3 và Uster Tensorapid 4). Do sản phẩm Sợi là mặt hàng chủ yếu, chiến lược của Công ty nên để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty đã kiên định với chiến lược “Liên tục đầu tư, đầu tư mạnh mẽ và đầu tư có hiệu quả". 10 năm qua, Công ty đã đầu tư trên 544 tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải thô CX-4000 của ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và Ý... Chính bởi vậy mà sản phẩm Sợi của Công ty không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Nhật và Mỹ. Những năm 1993-1997, thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Nhật Bản (chiếm 80-90% KNXK), từ năm 2002 đến nay, Mỹ đã trở thành thị trường chính (chiếm trên 60% KNXK của Công ty). Phần 2: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi Tầm quan trọng của việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu có những đặc điểm riêng biệt so với các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Chúng có đặc điểm sau: Hình thái vật chất ban đầu thay đổi khi tham gia vào quá trình sản xuất. Tham gia một chu kỳ sản xuất. Giá trị chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Chính vì là yếu tố đầu tiên, cơ bản cho quá trình sản xuất nên việc quản trị chất lượng nguyên vật liệu là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu đầu vào có đảm bảo chất lượng thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt được yêu cầu. Việc sản xuất sản phẩm có thể coi là một quá trình gồm nhiều quá trình nhỏ tạo nên. Các quá trình này tương tách lẫn nhau, chi phối cho nhau. Nếu có sự thay đổi ở bất kỳ quá trình nào sẽ gây ra tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất, là cho quá trình sản xuất xấu đi hoặc tốt hơn tùy vào tính chất của sự thay đổi đó. Tuy nhiên, sự biến động của nguyên vật liệu đầu vào sẽ gây ra tác động lớn nhất, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kế tiếp nó. Chính vì vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất đúng theo yêu cầu thì việc quản trị tốt chất lượng nguyên vật liệu đầu vào phải thực sự được chú trọng. Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào khong chỉ dừng lại ở việc đảm bảo chất lượng mà phải đảm bảo tốt cả quá trình cung ứng nguyên vật liệu. Việc quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chỉ thực sự đạt hiệu quả khi đảm bảo tốt các yêu cầu: Đảm bảo về chất lượng (đạt được các tiêu chuẩn đặt ra.) Đủ về số lượng. Đồng bộ về chủng loại (về cả nguyên vật liệu chính và phụ). Đạt về chi phí (giảm tối thiểu các chi phí về vận chuyển, bốc dỡ…). Đúng về thời gian (kịp thời, đúng lúc). Với phương châm của ngành chất lượng “làm đúng ngay từ đầu” và phải thực sự làm tốt, có hiệu quả công tác quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Có như vậy mới tạo được cơ sở, tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của quá trình sản xuất được đảm bảo tuần hoàn, liên tục. Quy trình quản lý nguyên vật liệu đầu vào Hình 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi . Đánh Ống Bông + Xơ PE Xé Trộn Chải Thô Cúi Chải Ghép Cúi Kéo Sợi Thô Kéo Sợi Con Đậu Xe Đánh Ống Sợi Xe Thành Phẩm Sợi Đơn Thành Phẩm Giải thích quy trình: Ở công đoạn đầu bông , xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100-150g sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi ra và loại bỏ tạp chất. Từ máy Bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây, bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải. Ghép: các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỉ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. Thô: các cúi ghép được kéo thành sợi thô ở trên máy thô. Sợi con: sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con. Đánh ống: sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống. Quả sợi là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho. 3. Thực trạng nguồn nguyên liệu Nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi là bông và xơ PE. Do tính chất và nguồn gốc của hàng bông, xơ nên hiện nay nguồn nguyên vật liệu nàyvẫn phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài. Cây bông mặc dù là loại cây rất có triển vọng và đã được trồng ở nước ta từ lâu song do yếu kém trong nhiều khâu nên cho đến nay số lượng cũng như chất lượng bông trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dệt may. Toàn quốc hiện có 33.200 ha bông với năng suất thấp như hiện nay là 11,5 tạ/ha thì chỉ cho thu hoạch 38.180 tấn bông hạt, tương đương với 14.127 tấn bông xơ. Trong khi đó, bình quân trong ba năm gần đây nhất, chúng ta không chỉ nhập khẩu trên 10 vạn tấn bông xơ/năm, mà còn nhập khẩu sợi lớn hơn gấp 2,3 lần con số đó (23 vạn tấn sợi/năm) và một lượng vải khổng lồ, bình quân là 974 triệu USD/năm, tức kim ngạch nhập khẩu vải còn lớn hơn gấp 2,44 lần tổng kim ngạch nhập khẩu cả bông lẫn sợi. Tóm lại, cây bông là thứ cây trồng quan trọng có lẽ là được xếp vào bậc nhì, chỉ sau cây lúa, nhưng trên thực tế lại là loại cây có lẽ là “đội sổ” hiện nay, bởi với tổng giá trị mà nó cung cấp (ước tính chỉ vỏn vẹn có 43 triệu USD trong vòng ba năm qua, tính theo giá bông xơ nhập khẩu bình quân trong cùng kỳ), nghề trồng bông trong nước chỉ đáp ứng được 1,04% nhu cầu nguyên liệu nhập khẩu (gồm bông, sợi và vải) của ngành công nghiệp dệt may. Thực ra, hiện nay so với nhiều cây con khác thì đầu ra của bông là lý tưởng bởi nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tiềm năng lớn nhưng cơ sở hạ tầng cho sản xuất mà trước hết là hệ thống nước tưới, xây dựng đồng ruộng chưa đầu tư đúng mức nên trồng bông vẫn chủ yếu dựa vào nước trời, chịu ảnh huởng bất lợi thời tiết. Theo tính toán của Tổng công ty Bông Việt Nam trong tổng số gần 17. 727 ha gieo trồng vào vụ mưa giờ đây đã mất trắng trên 4.000 ha, còn 6.000 ha chưa ra hoa, kết trái, tiếp tục có nguy cơ bị thiệt hại tương tự!". Bình Thuận - địa phương đầu tiên trong cả nước đã thu hoạch cây bông vải, năng suất bình quân chỉ vào khoảng 800kg/ha, giảm hơn 300kg/ha so với năm 2003. Trong số 8.000 ha đang cho thu hoạch cầm cự được là nhờ mưa rải rác nhưng năng suất dự kiến cũng chỉ còn 500 kg/ha! So với năm trước thì năng suất giảm đến gần 2/3 (năm 2003 năng suất bình quân 1,34 tấn /ha). Do đó, theo Cty Bông VN dự tính thì sản lượng bông toàn ngành thu được vụ này chỉ khoảng 10.000 tấn so với khả năng trung bình mọi năm là 25.000 tấn bông hạt. Tức là lượng bông hạt bị thất thu lên tới hơn 15.000 tấn. Nếu nhân với gía hợp đồng thu mua cho nông dân (5.500 đ/kg) thì đã bị mất trắng trên 82 tỷ. Tất cả dẫn tới năng suất bông thấp kéo theo việc giảm chất lượng dẫn tới giảm lợi nhuận xuống khiến cây bông khó cạnh tranh nổi với cây khác. Theo tính toán cụ thể của Tổng Cty Dệt may Việt Nam thì ở thời điểm hiện tại, giá bông nhập khẩu bình quân 1,2 USD/kg tương đương 18.960 đ/kg. Giá bông sản xuất trong nước bán ra đã bao gồm VAT 5% lâu nay cũng tương đương và cho lợi nhuận hơn 300đ/kg. Một tín hiệu mừng cho người trồng bông ở nước ta khi mà năm 2003 giá bông nhập khẩu tăng lên tạo tiền đề cho việc tăng giá thu mua bông của nông dân. Đó là, thay vì nằm dưới ngưỡng 1.000 USD/tấn như trong hai năm (2001 – 2002), việc giá bông nhập khẩu bình quân của nước ta trong năm 2003 vừa qua đã tăng vọt lên 1.457,22 USD/tấn (tương đương trên 46,37%). Với tiền đề này, mặc dù năng suất bông của Việt Nam vẫn còn cực kỳ thấp, nhưng việc trồng bông vẫn có lãi, khiến cho nhiều lọai cây trồng khác không thể đẩy nó ra khỏi phần diện tích gieo trồng ít ỏi đã chiếm lĩnh được. Hơn thế, bước vào năm 2004 này, theo dự báo của nhiều tổ chức và chuyên gia trên thế giới, mặc dù sản lượng bông thế giới năm nay sẽ tăng trở lại (năm 2003 giảm tới 11,5%), nhưng mức tăng còn rất thấp (tăng 5,5%), cho nên vẫn chưa phục hồi được sản lượng của năm 2002, trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục lên cao sau khi đã tăng rất mạnh trong năm 2003, dẫn tới tồn kho bông thế giới đã và sẽ còn giảm rất mạnh (giảm 19,21% trong năm 2003 và sẽ giảm tiếp 16,32% vào cuối năm nay). Hệ quả tất yếu của tình trạng này là giá bông thế giới đã nhảy vọt từ 1.021 USD/tấn (năm 2002) lên 1.335 USD/tấn trong năm 2003 (tăng 30,75%) và có khả năng còn tăng vọt lên 1.512 USD/tấn trong năm nay (tăng 13,26%). Với bước tăng mạnh này, cây bông trong nước sẽ tiếp tục được giá hơn nữa. Có thể thấy rõ xu hướng tăng giá bông trên thế giới hiện nay qua việc tham khảo giá bông tại thị trường Mỹ. Bảng 4:Giá bông tại New York ngày 03-4-06 UScent/lb Kỳ hạn Giá đóng cửa  Chênh lệch May 06  52,57 -0,08 Jul 06  54,57 -0,03 Oct 06  56,60 -0,10 Dec 06  58,11  0,06 Mar 07  59,60  0,13 May 07  60,30  0,15 Jul 07  60,85  0,13 Oct 07  61,45  0,15 Dec 07  61,30 -0,20 Mar 08  62,70 -0,15 Tại Sở thương mại Niu Yoóc (Mỹ) ngày 3/4/06 cho thấy, giá bông kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên. Giá bông giao tháng 6/2006 tăng 2 xu/pound so với giá bông giao tháng 5/2006 (1 pound = 0,454 kg), giá bông giao tháng 12/2006 tăng tới 5.54xu Mỹ/pound. Hiện nay, thị trường cung cấp bông cho Việt Nam khá đa dạng song chủ yếu vẫn là một số nước phát triển mạnh về nghề trồng bông như: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Singapore. Dưới đây là là bảng số liệu về thị trường cung cấp bông cho Việt Nam năm 2005: Bảng 5:Thị trường cung cấp bông cho Việt Nam năm 2005 Thị trường                         Lượng Trị giá T12/05 So 05/04 (%) 12T/05 So 05/04 (%) T12/05 So 05/04 (%) 12T/05 So 05/04 Ấn độ 3.664 1109,2 8.618 167,3 4.113.161 1103,9 9.433.067 109,8 Anh 0 * 2.195 -30,2 0 * 2.638.081 -43,3 Bỉ 515 * 4.264 7,8 550.533 * 4.423.294 -24,2 Braxin 212 221,2 1.934 50,2 127.556 28,3 2.284.072 27,1 Đài loan 24 33,3 3.473 84,4 26.742 35,0 3.518.484 64,7 Đức 20 -88,1 1.435 -66,3 22.573 -82,3 1.271.204 -73,4 Hàn Quốc 357 93,0 3.117 -36,3 441.807 59,3 4.051.565 -18,1 Inđônêxia 400 196,3 3.306 36,9 382.484 295,2 2.586.659 -0,7 Malaixia 0 -100,0 401 -84,2 0 -100,0 322.879 -88,2 Mỹ 716 - 43,5 45.800 -2,0 815.259 -44,9 49.490.718 -25,3 Nam phi 0 * 1.160 239,2 0 * 1.409.197 183,9 Úc 99 * 1.980 47,7 127.214 * 2.415.950 37,9 Pháp 1.726 * 6.349 501,8 1.914.638 * 7.093.204 313,4 Singapore 1.405 585,4 3.422 181,9 1.577.080 568,9 3.848.492 120,9 Thái Lan 0 * 188 300,0 0 * 205.100 381,0 Thổ Nhĩ Kỳ 0 * 517 146,2 0 * 477.324 21,6 Thuỵ Sỹ 750 -60,8 22.398 32,9 833.913 -64,1 25.278.068 -1,0 Mặt hàng xơ cũng đang có nhiều biến động, do giá dầu tăng cao khiến giá polyester tăng lên bắt đầu tác hại đến các nhà sản xuất xơ nhân tạo và hàng dệt pha, và ngành đã yêu cầu giảm thuế hải quan đối với xơ polyester từ mức 20% hiện nay xuống còn 10%. Lý do là, giá trong nước đã tăng mạnh từ Rs 63 vào tháng 01/2004 lên Rs 71,50/kg từ 1/9/2004. Sau khi cộng 16% thuế hàng hoá, giá sẽ lên tới Rs 83/kg và mức giá này còn bị chồng chất thêm thuế địa phương gồm thuế doanh thu và buôn chuyến. Vấn đề của ngành là không thể áp dụng thuế hàng hoá đối với sản phẩm đầu vào (như sợi, vải và trang trí) và như vậy thuế đánh vào xơ sẽ không thể miễn trừ được. Với mức giá hiện nay, sợi pha sẽ trở nên đắt hơn sợi bông, chủ yếu do giá bông đã giảm đáng kể trong mấy tháng vừa qua. Bông chất lượng cao hiện được bán với giá Rs 50/kg, và thậm chí sau khi đưa mức tiêu hao và chi phí kéo sợi cao hơn vào thì giá sợi bông vẫn còn rẻ hơn sợi polyester spun và sợi pha. Giá polyester tăng lên chủ yếu do giá dầu cao và đây là hiện tượng toàn cầu. Giá thế giới của PSF là khoảng 1,3 USD/kg vào đầu tháng 10 nhưng các nhà máy Ấn Độ đang phải trả khoảng 1,55 USD/kg (chưa kể thuế hàng hoá và các loại thuế khác). Các nhà sản xuất sợi pha đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các loại sợi polyester filament và hiện cũng mất khả năng cạnh tranh với sợi bông. Tình hình biến động của giá bông trên thế giới cùng với khả năng đáp ứng thấp của lượng bông trong nước đã gây nhiều khó khăn cho Công ty. Do hạn chế về nguồn nguyên liệu trong nước nên hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội chủ yếu nhập khẩu nguồn nguyên liệu bông, xơ. Nguyên liệu bông: Bông Việt Nam chiếm 13,5% lượng bông sử dụng, bông Nga chiếm 69.5%. Ngoài ra còn được nhập từ nước Mỹ, Úc, Tây Phi… toàn bộ lượng bông cần dùng đều đặt mua ở Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Nguyên liệu xơ sử dụng chủ yếu từ các nguồn sau: nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Nguyên vật liệu phải nhập khẩu là một khó khăn vì khiến cho công ty khó chủ động trong hoạt động sản xuất, bị ép giá từ phía đối tác, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, giá nguyên liệu nhập khẩu bông, xơ đã tăng từ 15% - 20%. Đặc biệt các loại sợi tổng hợp-nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu-đã tăng xấp xỉ 30% (thêm 6.000 đồng/kg), làm giảm sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam so với đối thủ Trung Quốc (vì nước này có thể tự túc nguyên liệu sợi). Chi phí nguyên liệu cộng với việc tăng giá điện, xăng dầu, vận tải… đã khiến chi phí đầu vào của ngành dệt tăng trung bình 10 -15%. Bảng6: Giá mua bông xơ hiện nay của công ty Loại nguyên liệu mua sắm Đặc tính kỹ thuật Đơn vị tính Giá quí IV năm 2005 ( có VAT) Đồng NGUYÊN LIỆU Bông + Cấp 1 + Cấp 2 + Cấp 3 Kg Kg Kg 15.974 13.933 13.334 Xơ PE 38 mm x 1,4 denie Kg 13.684 (Nguồn: Phòng TC – KT) Nhu cầu một số loại vật tư như sau: Xơ PE bình quân là: 864 tấn/tháng Nhu cầu bông cần sử dụng: bình quân/tháng Cấp 1 = 200 tấn nhập ngoại (Hà Nội) Cấp 1 (Việt Nam) = 125 tấn (75t Hà Nội + 50t Vinh) Cấp 2 = 130 tấn (100t Hà Nội + 30t Vinh) Cấp 3 = 250 tấn (Vinh) Như vậy, giá nhập và nhu cầu các loại nguyên vật liệu là tương đối cao. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí sản xuất, công ty cầntiết kiệm nguyên vật liệu đặc biệt là bông Cotton và xơ PSF do chúng chiếm tỉ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm ( từ 65% - 70%). 4. Hệ thống kho Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống kho tĩnh gồm 1kho được chia làm 2 phần: kho bông và kho xơ. Diện tích kho là 18.000 m2 với sức chứa tối đa 850 tấn.Bông, xơ trong kho được sắp xếp theo, phân loại theo thời gian nhập kho và phẩm cấp chất lượng. Kho chỉ có 1 cửa ra vào để sử dụng chung: cả nhập và xuất. Đây là một hạn chế trong cách lưu kho. Việc sắp xếp nguyên vật liệu trong kho được quy định cụ thể: Nguyên vật liệu phải được sắp xếp cách tường 0,5 m, cách trần kho tối thiểu 1m, khoảng trống đi lại trong kho phải rộng 1,2m để đảm bảo thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu. Kho được trang bị hệ thống chữa cháy bằng các bình chữa cháy chuyên dụng. Ngoài ra còn có một hệ thống ống dẫn nước được lấy từ bể ngầm chuyên sử dụng cho hoạt động cứu hỏa. Mọi cán bộ, công nhân viên khi vào kho đều phải tuân thủ nội quy ra, vào kho. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động kiểm tra việc tuân thủ nội quy của kho còn chưa nghiêm, chưa được chú trọng. Do tính chất phức tạp của kho chứa bông, xơ nên trong thời gian tới Công ty cần thực hiện chặt trẽ hơn việc tuân thủ nội quy của kho. 5. Hoạt động kiểm tra. Đây là một hoạt động được công ty tổ chức thường xuyên. Chất lượng nguyên vật liệu bông, xơ trước khi nhập kho sẽ được Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm lấy mẫu và tiến hành đánh giá chất lượng trên máy kiểm tra. Tiêu chuẩn kiểm tra theo TCVN hiện hành. Hoạt động kiểm tra nguyên vật liệu được tiến hành mỗi khi có lô hàng được nhập về và được kiểm tra một lần nữa trước khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Hiện nay, ngoài Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm thì ngay tại từng nhà máy thành viên đều có các phòng KCS cùng tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Đồng thời Công ty cũng tổ chức thực hiện các đợt kiểm tra, đánh giá nội bộ trong Công ty, giữa các phòng ban. Điều này cho thấy ban lãnh đạo của Công ty rất coi trọng đến vấn đề chất lượng không chỉ ở chất lượng sản phẩm mà còn thực hiện nâng cao chất lượng trong tổ chức. 6. Hệ thống các chỉ tiêu và phương tiện kiểm tra đánh giá chất lượng Hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội đã xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu tương đối đầy đủ về các đặc tính cơ, lý của bông, xơ. Cùng với đó, công ty cũng đã quy định rõ quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng bông xơ nhập về qua việc thực hiện thí nghiệm trên các mẫu thử. Tiêu chuẩn cơ lý của bông xơ gồm có 5 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn về độ dài Tiêu chuẩn về độ nhỏ Tiêu chuẩn về độ bền kéo đứt Tiêu chuẩn về độ chín Tiêu chuẩn về tỷ lệ tạp chất và khuyết tật của bông, xơ. Đối với từng tiêu chuẩn Công ty ban hành văn bản quy định từng bước của quy trình thử nghiệm mẫu của lô hàng, trong đó nói rõ về cách lấy mẫu, phương tiện thử, cách thức tiến hành thử và các chỉ tiêu tính toán. Dưới đây là quy định việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của bông, xơ. 6.1. Quy định về tiêu chuẩn độ dài của bông xơ. a) .Độ dài bông xơ theo khối lượng là độ dài được xác định gián tiếp qua khối lượng, biểu thị bằng các chỉ tiêu sau: a.1.Độ dài chủ thể (lcl) là độ dài trung bình của những xơ nằm trong nhóm có khối lượng lớn nhất. a.2.Độ dài phẩm chất (lpc) là độ dài trung bình của những xơ có độ dài lớn hơn độ dài chủ thể. a.3.Độ dài trung bình khối lượng (lm) là tỷ số của tổng các tích số giữa độ dài trung bình mỗi nhóm với khối lượng của chúng trên tổng khối lượng của các nhóm xơ. a.4.Cơ số (S) là một đại lượng biểu thị độ đều của xơ bông, cơ số cang cao xơ càng đều và ngược lại. Cơ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với khối lượng chung của mẫu trên cơ sở khối lượng 3 nhóm xơ có khối lượng lớn nhất kề nhau. a.5.Độ đều (R) – là tích số giữa độ dài chủ thể và cơ số. a.6. Tỷ lệ xơ ngắn (X) – là tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của những xơ có độ dài nhỏ hơn 16,5mm đối với bông xơ trong bình và nhỏ hơn 20,5mm đối với xơ mảnh, so với khối lượng chung của mẫu. b). Phương tiện thử Hộp dụng cụ Jucôp, bao gồm: - Dụng cụ phân nhóm độ dài - Bảng nhung gập - Kẹp số 1, kẹp số 2 - Lược kim loại thưa có mật độ 10 kim / 1cm, cái gắp xơ - Thước tính tròn Cân xoắn có độ chính xác đến 0.1 mg Các cặp kính tải. Chú thích: các dụng cụ trên phải được kiểm tra hiệu chỉnh theo quy định về thời gian và phương pháp để đảm bảo độ chính xác. c). Tiến hành thử Trước khi thử đặt mẫu trong điều kiện khí hậu quy định và tiến hành thử trong điều kiện này. Từ cúi thử đã chuẩn bị tách theo chiều dọc cúi một dải xơ có khối lượng quy định trong bảng 8, nếu thiếu hoặc thừa lấy thêm hoặc bớt đi theo chiều dọc cúi. Dùng tay rút mẫu xơ từ hai đến ba lần cho các xơ duỗi thẳng, song song với nhau và có một đầu tương đối bằng. Dùng kẹp số 1, bảng nhung gập rút từ hai đến bốn lần để tạo thành chùm xơ một đầu bằng. Chùm xơ một đầu bằng phải đạt các yêu cầu sau: Các xơ được duỗi thẳng và song song Một đầu chùm xơ phải thật bằng Chiều rộng chùm xơ khoảng 32mm Xơ được xếp đều đặn, xơ dài phía dưới xơ ngắn phía trên, chùm xơ dầy đều trên toàn bộ chiều rộng. Bảng 7: Quy định khối lượng mẫu thử Độ dài rút tay của xơ Đến 25/26 Từ 26/27 đến 31/32 Từ 32/33 đến 44/45 45/46 và lớn hơn Khối lượng mẫu thử (mg) 28 30 32 35 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) Phân nhóm xơ theo độ dài bằng hộp dụng cụ Jucop Sau khi được phân nhóm, những nhóm xơ được rút ra đều được góp lại, đặt thứ tự vào giữa hai tấm kính tải. Mang cặp kính tải chứa đựng các nhóm xơ để vào bình hút ẩm, sau 2 giờ đem cân riêng từng nhóm xơ trên cân xoắn với độ chính xác đến 0,1mg. Kết quả được ghi vào bảng 9. Sai số giữa tổng khối lượng cân được của các nhóm xơ với khối lượng mẫu ban đầu không được vượt quá 0,5 mg, nếu sai số lớn hơn sai số cho phép, phải làm lại mẫu khác. Bảng 8: Quy định ghi kết quả Số thứ tự (j) của các nhóm xơ Số chỉ trên bánh răng Độ dài trung bình của nhóm xơ (mm) Giới hạn độ dài của nhóm (mm) Khối lượng cân được của từng nhóm xơ mj (mg) Khối lượng thực của từng nhóm xơ Mj (mg) Mc+i iMc+i a a-Mj a2Mj 1 2 3 4 5 - 10 12 14 16 7,5 9,5 11,5 13,5 15,5 Từ 8,5 đến 10,5 10,5 - 12,5 12,5 - 14,5 14,5 - 16,5 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) d).Yêu cầu Sau khi xơ bông được tiến hành thử, cán bộ kiểm tra sẽ tính toán các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lô hàng. Độ dài chủ thể (lct) tính bằng mm Độ dài phẩm chất (lpc) tính bằng mm Cơ số (S) tính bằng % Độ đều (R) tính theo công thức: R = lct x S Tỷ lệ xơ ngắn (X) tính bằng % Các chỉ tiêu về độ dài chủ thể, độ dài phẩm chất, độ dài trung bình khối lượng được tính chính xác đến 0,01 mm và quy tròn kết quả đến 0,1 mm Cơ số được tính chính xác đến 0,1% và quy tròn kết quả đến 1%. Độ đều được tính chính xác đến hàng đơn vị và quy tròn kết quả đến 10. Tỷ lệ xơ ngắn, hệ số biến sai được tính chính xác đến 0,01% và quy tròn kết quả đến 0,1% Tiến hành thí nghiệm trên hai mẫu thử, sai số giữa độ dài phẩm chất của hai kết quả không được vượt quá 2%. Nếu sai số lớn hơn sai số cho phép thì tiến hành thí nghiệm lại lần thứ ba. Kết quả thử là giá trị trung bình của hai kết quả gần nhau nhất (nằm trong giới hạn sai số cho phép). 6.2 Quy định về độ nhỏ của bông a). Độ nhỏ của bông được biểu thị bằng khối lượng dài, đơn vị là mtex b). Phương tiện thử Dụng cụ trong hộp Jucôp: kẹp số 1, bảng nhung gập, cái gắp xơ; Lược kim loại thưa có mật độ 10 kim / 1cm, lược kim loại mau có mật độ 20 kim / 1cm Dao cắt xơ có khoảng cách giữa hai lưỡi cắt 10 mm Kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 đến 300 lần Các cặp kính tải c). Tiến hành thử Trước khi thử đặt mẫu trong điều kiện khí hậu quy định và tiến hành thử trong điều kiện này. Từ cúi thử đã chuẩn bị tách theo chiều dọc một mẫu nhỏ có khối lượng quy định trong bảng 9, sao cho tổng số xơ đếm được trong các cặp kính khoảng 2500 đến 3000 xơ. Bảng 9: Quy định khối lượng mẫu thử Độ dài rút tay (mm) Khối lượng mẫu nhỏ (mg) Đến 34/35 Từ 35/36 đến 44/45 45/46 15 – 20 20 – 25 25 - 30 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) Từ mẫu nhỏ trên, chuẩn bị một chùm xơ có một đầu bằng, kẹp chùm xơ theo đúng quy định trong bảng 10 Bảng 10: Quy định cách giữ mẫu Độ dài rút tay Phần xơ ngắn chải bỏ đi Khoảng cách từ đầu bằng chùm xơ đến một bên dọc cắt Đến 34/35 Từ 35/36 đến 44/45 45/46 và lớn hơn 16 20 26 5 7 9 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) Sau đó tiến hành thử trên kính hiển vi. Kết quả tính toán sẽ được thực hiện sau quá trình thử d). Yêu cầu: Độ nhỏ của xơ (T) tính bằng mtex Trong trường hợp cần tính độ bền xơ tính số xơ (m) trong 1 mg Độ nhỏ của xơ được tính chính xác đến 0,1 mtex và quy đến 1mtex. Tiến hành thí nghiêm trên hai mẫu thử, sai số giữa hai kết quả không được vượt quá 2%. Nếu sai số lơn hơn sai số cho phép thì tiến hành thí nghiệm lại lần thứ ba. Kết quả thử là giá trị trung bình của hai kết quả gần nhau nhất (nằm trong giới hạn sai số cho phép). 6.3.Quy định về độ bền kéo đứt a). Độ bền kéo đứt là lực lớn nhất mà chùm xơ chịu được khi kéo đứt. b). Phương tiện thử Máy kéo đứt chùm xơ дш – 3M – 2 có hàm kẹp kiểu pressley hoặc máy kéo đứt chùm xơ дш – 3M Cân xoắn có độ chính xác 0,1 m Các dụng cụ trong hộp Jucôp: Kẹp số 1, bảng nhung gập, lược kim loại thưa có mật độ 10 kim / 1cm, lược kim loại mau có mật độ 20 kim / 1cm. c). Tiến hành thử Mẫu lấy phải được đặt trong điều kiện khí hậu quy định Từ cúi con đã được chuẩn bị tách theo chiều dọc một mẫu nhỏ có khối lượng quy định trong bảng 11 Bảng 11: Quy định khối lượng mẫu thử Độ dài rút tay (mm) Khối lượng mẫu nhỏ để xác định độ bền đứt (mg) Đến 34/35 Từ 35/36 đến 44/45 45/46 và lớn hơn 50 – 60 60 – 70 70 – 80 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) Chuẩn bị một chùm xơ một đầu bằng, dùng kẹp, kẹp chùm xơ theo quy định trong bảng 12 Bảng 12: Quy định cách giữ mẫu thử Độ dài rút tay Phần xơ ngắn chải bỏ đi Khoảng cách từ đầu bằng chùm xơ đến mép dưới miệng kẹp trên Đến 34/35 Từ 35/36 đến 44/45 45/46 và lớn hơn 16 20 26 8 10 13 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) Sau quy trình chuẩn bị mẫu ta tiến hành thử kéo đứt trên máy kéo đứt дш – 3M – 2 hoặc máy kéo đứt дш – 3M Tiếp đó, đặt kính tải mang các chùm xơ đã kéo đứt vào bình hút ẩm, sau 2 giờ đem cân riêng từng nhóm xơ trên cân xoắn với độ chính xác đến 0,1mg, ghi khối lượng từng chùm xơ tương ứng với lực kéo đứt của chính chùm xơ đó. d). Yêu cầu: Độ bền kéo đứt thí nghiệm (Ptn) của một xơ, tính bằng CN trong từng chùm xơ. Độ bền kéo đứt thí nghiệm trung bình của một xơ (Ptn), tính bằng CN. Độ bền đứt thực tế của xơ đơn (P) tính bằng CN Độ bền kéo đứt của xơ được tính chính xác đến 0,01CN và quy tròn kết quả đến 0,1 CN Tiến hành thí nghiêm trên 2 mẫu thử, sai số giữa hai kết quả không được vượt quá 0,3 CN. Nếu sai số lơn hơn sai số cho phép thì tiến hành thí nghiệm lại lần thứ ba. Kết quả thử là giá trị trung bình của hai kết quả gần nhau nhất (nằm trong giới hạn sai số cho phép). 6.4.Quy định về độ chín. a). Độ chín của bông biểu thị mức độ tích lũy xenlulô ở trong xơ nhiều hay ít. Xơ càng chín thì xenlulô tích lũy trong xơ càng nhiều thành xơ càng dầy và rãnh xơ càng hẹp. Độ chín của xơ bông được thể hiện bằng hệ số chín là đại lượng được lập ra căn cứ vào tỷ số giữa bề rộng rãnh xơ (e) và bề dầy thành xơ (d) trong bảng sau Bảng 13: Các chỉ tiêu về độ chín của bông. Tỷ số e/d 30 - 22 21 - 13 12 - 9 8 - 6 5 4 3 2,5 2,0 Hệ số chín 0,00 0,25 0,50 0,75 1,00 1,25 1,50 1,75 2,00 Tỷ số e/d’ 1,50 1,00 0,75 0,5 0,33 0,20 0 Không xác định Hệ số chín 2,25 2,50 2,75 3,00 3,25 3,50 2,75 4,00 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) b). Phương tiện thử Kính hiển vi có bàn kính di động, độ phóng đại 300 ÷ 400 lần Các dụng cụ của hộp Jucốp: kẹp số 1, kẹp số 2, bảng nhung gập, các cặp xơ, lược kim loại Các cặp kính tải c). Tiến hành thử Lấy mẫu thử đặt trong điều kiện khí hậu quy định, từ con cúi đã chuẩn bị lấy theo chiều dọc cúi một dải xơ có khối lượng 25 – 30 mg Dùng kẹp rút xơ, xếp xơ song song và đặt lên các cặp kính tải sao cho tổng số xơ trên các cặp kính không ít hơn 250 xơ, tiến hành thí nghiệm trên kính hiển vi và ghi kết quả lại theo bảng 14. Bảng 14: Mẫu ghi kết quả thí nghiệm độ chín của bông Hệ số chín Zi Lần thứ nhất Lần thứ hai ni Zini ni Zini 1 2 3 4 5 6 7 3,75 3,50 3,25 3,00 2,75 2,50 2,25 2,00 1,75 1,50 1,25 1,00 0,75 0,50 0,25 (Nguồn: TCVN 4180 – 86) d). Yêu cầu: Hệ số chín của bông, xơ (z) được tính chính xác đến 0,001 và quy tròn kết quả đến 0,1. Tiến hành thí nghiêm trên 2 mẫu thử, sai số giữa hai kết quả không được vượt quá 0,05. Nếu sai số lơn hơn sai số cho phép thì tiến hành thí nghiệm lại lần thứ ba. Kết quả thử là giá trị trung bình của hai kết quả gần nhau nhất (nằm trong giới hạn sai số cho phép). 6.5.Quy định về tỷ lệ tạp chất và khuyết tật. a). Tạp chất và khuyết tật của xơ bông bao gồm những chùm xơ bết, chùm xơ bết phức hợp, những mảng xơ chưa chín, bông vón, vỏ hạt vỡ mang xơ, hạt vỡ, hạt bông kết, tạp chất vô cơ và hữu cơ (cành lá, thân, vỏ quả, đất, cát…). b). Phương tiện thử Cân kỹ thuật Cân phân tích có độ chính xác đến 0,1mg Cái gắp xơ Miếng gỗ dán được đánh bóng có kích thước lớn hơn 50 x 50 cm Chén nhựa c). Tiến hành thử Lấy mẫu thử đặt trong điều kiện khí hậu quy định sau đó rải đều lên miếng gỗ dán, dùng cái gắp xơ tiến hành tách tạp chất và khuyết tật 3 lần. Tính toán kết quả sau khi tiến hành thử Tỷ lệ tạp chất và khuyết tật (Tc) tính bằng %, theo công thức: Tc = Tc0 + Tc1 + Tc2 + Tc3 Trong đó: Tc0 là tỷ lệ tạp chất rơi ra trong quá trình lẫy mẫu và chuẩn bị mẫu. Tc1 là tỷ lệ tạp chất và khuyết tật của lần tách thứ nhất. Tc2 là tỷ lệ tạp chất và khuyết tật của lần tách thứ hai Tc3 là tỷ lệ tạp chất và khuyết tật của lần tách thứ ba d). Yêu cầu: Tỷ lệ tạp chất và khuyết tật được tính chính xác đến 0,01% và quy tròn kết quả đến 0,1% Tiến hành thí nghiêm trên 2 mẫu thử, sai số giữa hai kết quả đối với bông xơ cấp thấp không được vượt quá 0,8%, đối với bông cấp cao không được vượt quá 0,4%. Nếu sai số lơn hơn sai số cho phép thì tiến hành thí nghiệm lại lần thứ ba. Kết quả thử là giá trị trung bình của hai kết quả gần nhau nhất (nằm trong giới hạn sai số cho phép). 7. Về đội ngũ cán bộ chất lượng. Hiện tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm có 18 cán bộ công nhân viên có trình độ và được đào tạo căn bản. Các cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm luôn được tiếp cận với những kiến thức mới, những công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng. Việc tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện hoàn toàn trên máy đòi hỏi các cán bộ trong phòng luôn phải có kỹ năng tốt, hiểu công việc đồng thời luôn phải nắm vững những tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định. Hàng năm, Trung tâm cử các cán bộ đi học tập, nghiên cứu, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước để tiếp cận với nguồn thông tin mới, tìm hiểu các tài liệu mới nhằm nâng cao trình độ của cán bộ trong Trung tâm. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả của hoạt động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi Sản phẩm sợi là sản phẩm chủ yếu của nhà máy sợi, nó là sản phẩm đồng thời cũng là đầu vào cho nhà máy dệt. Sợi có chất lượng sẽ là bước đầu tiên cơ bản tạo điều kiện nâng cao chất lượng các loại vải dệt kim, vải Denim, khăn. Muốn có sản phẩm sợi đủ tiêu chuẩn phải đảm bảo được đầu vào là bông và xơ PSF có chất lượng, muốn giảm giá thành sản phẩm sợi phải hợp lý hoá hoạt động quản trị nguồn nguyên liệu đầu vào này. 1.Giải pháp về nguồn nguyên liệu. Trước hết Công ty cần nhận thức rõ về tầm quan trọng cần phải có một nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài. Do là thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam nên chiến lược phát triển bông, xơ của Công ty Dệt may Hà Nội sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu chung của toàn ngành dệt may. Hiện tại, diện tích trồng bông trong cả nước mới dừng ở con số khoảng 35.000ha; trong đó khu vực Tây Nguyên có diện tích trồng lớn nhất, tiếp đến là vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Miền Trung. Hàng năm, ngành Bông Việt Nam mới cho sản lượng trên dưới 37.000 tấn bông hạt; sau khi chế biến, chỉ còn 13.000 tấn bông xơ, mới đáp ứng được 10% nguyên liệu cho các nhà máy dệt. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ bông xơ của các DN dệt nước ta hiện đã lên tới trên 120.000 tấn/năm. Vì vậy, 90 % sản lượng nguyên liệu còn lại đều phải nhập khẩu từ Mỹ, Udơbênistan, Mexico, Thuỵ Sỹ, úc và Tây Phi... Vì vậy, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài, ngành dệt may cần thực hiện một số biện pháp sau: Hoàn chỉnh quy hoạch các vùng phát triển cây nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích sản xuất lúa 1, 2 vụ hiệu quả thấp và một số cây trồng không có thị trường tiêu thụ ổn định sang trồng cây nguyên liệu để ổn định diện tích lâu dài đem lại hiệu quả. Đầu tư theo quy hoạch và các dự án cụ thể. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi) cùng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư giống, kỹ thuật và đào tạo nhân lực: Đầu tư về giống: Đầu tư cho công tác du nhập, tuyển chọn sản xuất thử, phấn đấu trên 90% giống các cây nông nghiệp được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật và đẩy nhanh việc ứng dụng giống ưu thế lai để tạo ra năng suất vượt trội góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật để bố trí từng giống cây nguyên liệu trên từng chân đất, thời vụ và công thức luân canh trên vùng sản xuất cây nguyên liệu cho phù hợp; thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại CBKT, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân để họ tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Có chính sách đồng bộ và phù hợp như: Ưu tiên đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng nguyên liệu như: Giao thông nội vùng và thủy lợi. Hợp đồng sản xuất, thu mua, bảo hiểm giá và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở ổn định vùng nguyên liệu. Đề ra các mục tiêu phát triển của ngành bông phấn đấu đến năm 2005 phải đạt 60.000ha (tương đương với 30.000 tấn bông xơ), đáp ứng 30 % nhu cầu của ngành dệt. Đến năm 2010, diện tích trồng bông công nghiệp sẽ tăng lên 150.000 ha (tương đương 95.000 tấn bông xơ), đáp ứng 70 % nhu cầu ngành dệt. Theo đó, sẽ quy hoạch thêm một số vùng trồng bông mới ở Sơn La-Thanh Hóa, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Miền Trung. Diện tích trồng bông mở rộng, năng suất bông hạt cũng phải tăng bằng cách lai tạo các giống bông cho năng suất cao, sử dụng các giống bông có năng suất chất lượng xơ đạt yêu cầu của công nghiệp dệt như: VN 15, VN01-2, VN 02-2, VN 01-4, GL 03, áp dụng các phương pháp phòng trừ sâu bệnh mới; nghiên cứu về chất đất, môi trường sinh thái để cây bông dồn sự phát triển vào hạt bông; nghiên cứu để kéo mùa thu hoạch bông về mùa khô, vừa cho năng suất bông hạt, vừa đảm bảo chất lượng. Ngoài ra cũng phải đầu tư các hệ thống cán và chế biến bông hiện đại; nghiên cứu giống bông cho xơ dài, chất lượng cao ; áp dụng phương pháp phân cấp mới để đảm bảo chất lượng đồng đều và ổn định. Bên cạnh đó, đầu tư hệ thống kho bảo quản hạt bông để tránh bị hư hỏng do thời tiết. Có như vậy, mới nâng cao năng suất và chất lượng bông xơ. 2.Giải pháp về lưu trữ kho Do tính chất và đặc điểm của bông, xơ dễ hút ẩm, dễ cháy nên hoạt động lưu kho phải được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ từ cách bố trí kho, vận chuyển nguyên vật liệu vào kho và đặc biệt phải tuân thủ nghiêm nội quy ra vào kho. Khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần phân loại theo từng phẩm cấp chất lượng, phải ghi rõ thời gian nhập về của lô hàng và đặt đúng vị trí đảm bảo có đủ không gian để đi lại vận chuyển lấy hàng trong kho. Phải đảm bảo tuân thủ nội quy ra vào kho. Do đặc tính dê bắt lửa nên việc bố trí các phương tiên cứu hỏa phải được đảm bảo thường xuyên và luôn sẵn sàng cho mọi tình huống. Công ty cần cử riêng cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ nội quy của mọi đối tượng ra vào kho đảm bảo đến mức tối đa nguy cơ xẩy ra cháy. Do đặc tính khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao do đó Công ty cần hạn chế việc lưu kho tránh gây hiện tượng ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng bông, xơ khi đưa vào chế biến. Công ty cần giảm việc nhập nguyên vật liệu xuống 2 tuần 1 lần đối với nguyên vật liệu bông, xơ thường dùng. Một yếu điểm nữa là hiện nay kho của công ty chỉ có một cửa ra vào gây hạn chế trong việc luân chuyển nguyên vật liệu. Đối với bông, xơ việc xuất nhập kho công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để đảm bảo bông tồn kho không quá lâu. Lô hàng nhập trước sẽ được vận chuyển đến ca sản xuất bằng cửa thứ hai của kho, khi đó việc luân chuyển sẽ đơn giản hơn, hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Kho Cửa vào Cửa ra Lô nhập trước Lô nhập sau 3.Tăng cường hoạt động kiểm tra, gắn kiểm tra với kiểm soát hoạt động quản trị nguồn nguyên liệu bông, xơ. Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là rất quan trọng để đảm bảo một nguồn nguyên liệu tốt, chất lượng cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, kiểm tra là một hoạt động bị động chỉ mang tính trước mắt. Nếu lô hàng nhập về mới bắt đầu kiểm tra sẽ gây ra tình trạng thiếu đầu vào cho sản xuất khi phát hiện lô hàng không đạt chất lượng, khi đó lô hàng sẽ phải trả lại người cung ứng không chỉ làm mất thời gian mà còn làm cho hoạt động sản xuất bị ngừng trệ đồng thời gây lãng phí do hoạt động kiểm tra phải lặp lại cho lần sau. Chính bởi vậy, để giảm thời gian lãng phí đồng thời tiết kiệm chi phí cho Công ty thì hoạt động kiểm tra phải được tiến hành kết hợp với kiểm soát chất lượng đầu vào. Kiểm soát ở đây có thể bắt đầu từ kiểm soát chất lượng giống cây bông, kiểm soát quá trình trồng bông theo đúng quy định của người nông dân. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là Công ty phải luôn tiến hành đánh giá chất lượng nhà cung ứng không phải đánh giá theo từng năm mà phải theo từng quý, từng tháng, từng lô hàng nhập về. Công việc đánh giá phải được tiến hành lâu dài theo dõi qua nhiều đơn hàng để có thể đánh giá chính xác chất lượng của nhà cung ứng. Công ty nên cử cán bộ chất lượng đến cơ sở của nhà cung ứng để xem xét, đánh giá quá trình cung ứng, máy móc thiết bị cũng như quy trình công nghệ để có được những báo cáo chính xác, khách quan về nhà cung ứng. 4. Đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng của công tác đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị là rất cần thiết song do lượng vốn đầu tư không cao nên Công ty cần đầu tư có trọng điểm, đầu tư vào những khâu quan trọng trước như khâu tách bông, xơ chế bông…tránh đầu tư không đúng trọng điểm hoặc đầu tư máy quá hiện đại dẫn tới không đồng bộ, lãng phí, kém hiệu quả. Công ty có thể tham gia tại các Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ngành công nghiệp dệt may để lựa chọn những máy móc, phương tiện phù hợp của các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Có thể kể đến ở đây một số các nhà cung cấp thiết bị hàng dệt may nổi tiếng của nước ngoài như: Công ty C.illies & CO. (Đức) chuyên cung cấp các thiết bị ngành dệt, lắp đặt các nhà máy theo hình thức chìa khoá trao tay và các thiết bị đơn lẻ (máy kéo sợi, máy dệt và dệt nhãn, máy dệt kim phẳng, dệt kim tròn, dệt kim dọc, may thêu, máy nhuộm, máy in hoa, các thiết bị sản xuất vải không dệt; Công ty Coveret (Asia) AG (Đức) chuyên cung cấp các máy dệt của Picanol, Jakob Mueller, Liba, Lonati... phụ tùng máy kéo sợi của Suessen, máy đánh ống của Fadis, thiết bị thí nghiệm của Uster Technologies và SDL Atlas, máy tách xơ của của Loptex; Công ty Diethelm & Co., Công ty Lakshmi Machine Works Ltd (Ấn Độ) - một trong ba nhà sản xuất thiết bị kéo sợi đồng bộ lớn nhất thế giới, sản xuất toàn bộ dây chuyền kéo sợi của ngành dệt từ phòng cung bông đến máy sợi con kiểu nổi khuyên, phù hợp với dây chuyền kéo sợi ngắn trên cơ sở công nghệ tiên tiến Murata Machinery Ltd. (Nhật Bản): với máy đánh ống tự động Muratec "No. 21 Process Corner/loại Magazine" được mệnh danh là máy đánh ống "chất lượng của thế kỷ 21", sẽ tạo ra những búp sợi hoàn hảo là thành quả cuối trên hệ thống giảm xù lông;Công ty Selen - một tập đoàn công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc, độc quyền phân phối và sản xuất dây chuyển xơ sợi nhân tạo và máy móc trang thiết bị, cung cấp toàn bộ trang thiết bị, cung cấp toàn bộ trang thiết bị, nhà xưởng và công nghệ sản xuất dành cho các loại xơ polymerization, xơ ngắn FDY, POY, các loại xơ không dệt, sợi bicompenent microdenier và da nhận tạo. 5.Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chất lượng, Phải liên tục cập nhật các thông tin, kiến thức mới trên thế giới nhằm bổ sung kiến thức mới cho cán bộ chất lượng. Công ty cần cử các cán bộ có trình độ đi đào tạo tại nước ngoài, tham quan, xem xét học tập việc thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng ở các công ty nước ngoài để học hỏi những kinh nghiệm, cách thức thực hiện việc quản trị nguyên vật liệu bông, xơ của họ để có thể áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Ngoài ra, cán bộ chất lượng trong Công ty phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng bông, xơ đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, phải liên tục xem xét, tìm hiểu các tiêu chuẩn của thế giới để thực hiện cải tiến hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn cũ, không còn phù hợp. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ chất lượng nhằm đưa sản phẩm của Công ty đảm bảo được các yêu cầu, quy định trên thế giới từ đó nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Công ty trong quá trình hội nhập sắp tới. 6.Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới Trong những năm qua bằng nỗ lực hết mình của mọi nguồn lực trong Công ty, sản phẩm và uy tín của Công ty ngày càng được nâng lên. Căn cứ vào khả năng và những cơ hội trên thị trường Công ty đã đưa ra phương hướng phát triển cho riêng mình. Với mục tiêu “chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, Công ty đã và đang cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp và sử dụng lao động một cách hợp lý, thực hiện quá trình quản lý và sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9002 để thâm nhập thị trường quốc tế và tạo niềm tin cho khách hàng. Xác định các mặt hàng chủ lực là sợi, dệt kim, vải Denim, khai thác triệt để thế mạnh của sản phẩm sợi, tăng công suất sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm sợi trong giai đoạn 2005 – 2010 từ 5% - 7% với công suất trung bình của các nhà máy sẽ tăng lên khoảng 4500 tấn/năm. Các mục tiêu đặt ra cho Công ty trong năm 2006 là: Bảng15: Mục tiêu của Công ty năm 2006 Nội dung Đvt Năm 2006 Doanh thu Lợi nhuận Thu nhập bình quân SL sợi SL dệt kim Khăn Tỷ đồng Tỷ đồng Triệu đồng/người/tháng Tấn Triệu SP Triệu SP 1170 8,5 1,5 19700 9,5 15 (Nguồn: Phòng kế toán) Với các chủng loại sợi đạt tiêu chuẩn quốc tế, mẫu mã hàng dệt kim phong phú hơn để tạo điều kiện tốt cho việc chiếm lĩnh thị trường trong nước đang bỏ ngỏ và thị trường xuất khẩu. Để thực hiện tốt những mục tiêu trên buộc Công ty phải có chiến lược ngay từ bây giờ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tận dụng mọi nguồn lực của minh. Mục tiêu của Công ty Dệt may Hà Nội năm 2003 là: Chi phí sản xuất may thấp giảm từ 500 – 1000 đ/1sp may Đổi mới công nghệ may (mua thêm 300 đầu máy may) Giảm lượng bông, xơ tồn kho (nhập nguyên vật liệu hàng tháng xuống 2 tuần 1 lần đối với bông, xơ thường dùng) Tận dụng vải thừa may quần áo trẻ em, mũ, khăn. Giảm tỷ lệ tái chế (giảm 2% so với các mức hiện tại, tái chế sau may từ 6% xuống 4%, trước bao gói từ 11,2% xuống 9%, sau bao gói từ 4,5% xuống 3%) Phân phối thay đổi dự tính tăng lợi nhuận lên 500 triệu trong năm 2006 Tăng kênh trực tiếp đối với bạn hàng truyền thống, người bán lẻ. Tăng kênh gián tiếp đối với hàng dệt kim tới các khu vực miền Trung và miền Nam. Phân phối qua Tổng công ty và Việt kiều nước ngoài. Dự tính lợi nhuận tăng do tăng chất lượng sản phẩm từ 1 – 1,5 tỷ đồng Thiết kế nhiều loại sản phẩm dệt kim, sợi. Cải tiến kiểu dáng các sản phẩm dệt kim đa dạng. Giảm tỷ lệ lỗi ở các lô hàng theo đơn hàng. Chiến lược đối với từng khách hàng nhằm thu hút 2% thị phần (đối với cả sản phẩm dệt kim và sản phẩm sợi). Thu nhập cao: Thiên về kiểu dáng thời trang. Thu nhập trung bình: Thiên về độ bền của vải và đa dạng mẫu mã. Thu nhập thấp: Giá rẻ, chất lượng bình thường. Với mục tiêu cụ thể trên, Công ty Dệt may Hà Nội mong muốn trong năm 2006 tới sẽ có những bước chuyển mới nhiều triển vọng để khắc phục dần những nhược điểm còn tồn tại tạo cơ sở phát triển vững chắc cho tương lai. Tăng cường uy tín và vị thế của Công ty từ đó tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi hội nhâp. Kết luận Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Công ty đã có uy tín và vị trí khá vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà còn được khẳng định trị nhiều nước trên thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập WTO, Công ty đã và đang nỗ lực từng bước nhanh chóng tạo ra một thế và lực vững chắc sẵn sàng trước những khó khăn, thử thách đồng thời nắm bắt những cơ hội mới sẽ đến. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài khi bước vào hội nhập WTO, Công ty cần phát huy những thế mạnh của mình đồng thời hạn chế, khắc phục những mặt yếu cả trong khâu thiết kế, quản lý, marketing… Mối quan tâm trước hết đối với công ty nói riêng và đối với toàn ngành dệt may nói chung đó chính là khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm Sợi. Giải quyết tốt khó khăn này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ngành dệt may phát triển, thức dậy tiềm năng vốn có để ngành công nghiệp dệt may sẽ đóng góp giá trị nhiều hơn cho đất nước. Qua những ý kiến được trình bầy trong báo cao thực tập chuyên đề, em mong góp phần để hoạt động quản trị nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm Sợi ngày càng có hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của Công ty Dệt may Hà Nội nói riêng và với ngành công nghiệp dệt may của nước ta nói chung. Để hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ths.Vũ Anh Trọng, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị cô chú tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty Dệt may Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Tài liệu tham khảo Ngô Trần Ánh (chủ biên), Kinh tế & Quản lý Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng, Quản trị Marketting căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực, Hà Nội Giáo trình Quản trị thương mại Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức Mục lục Lời mở đầu 1 Phần 1: Tổng quan về công ty Dệt may Hà Nội – Hanosimex 3 I.Nét khái quát chung về doanh nghiệp 3 1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3 2.Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 9 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 10 4.Cơ cấu sản xuất và quy trình công nghệ 15 5.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp 16 5.1Đặc điểm về sản phẩm 16 5.2Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 17 5.3Hệ thống phân phối 17 5.4Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng 20 5.5Đối thủ cạnh tranh của công ty 20 5.6Đặc điểm về lao động và tiền lương 22 6.Tình hình quản lý vật tư tài sản cố định 28 6.1Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh 28 6.2Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 28 6.3Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 28 6.4Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu 29 II.Đặc điểm chung của nhà máy kéo sợi 30 Phần 2: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi 34 1.Tầm quan trọng của việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào 34 2.Quy trình quản lý nguyên vật liệu đầu vào 34 3.Thực trạng nguồn nguyên liệu 36 4.Hệ thống kho 41 5.Hoạt động kiểm tra 42 6.Hệ thống các chỉ tiêu và phương tiện kiểm tra đánh giá chất lượng 42 6.1Quy định tiêu chuẩn độ dài của bông xơ 43 6.2Quy định về độ nhỏ của bông 46 6.3Quy định về độ bền kéo đứt 47 6.4Quy định về độ chín 49 6.5Quy định về tỷ lệ tạp chất và khuyết tật 51 7.Về đội ngũ cán bộ chất lượng 52 Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả của hoạt động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi 53 1.Giải pháp về nguồn nguyên liệu 53 2.Giải pháp về lưu trữ kho 54 3.Tăng cường hoạt động kiểm tra, găn kiểm tra với kiểm soát hoạt động quản trị nguồn nguyên liệu bông, xơ 55 4.Đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng của công tác đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 56 5.Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chất lượng 57 6.Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 57 Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 61 Mục lục 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32328.doc
Tài liệu liên quan