Chuyên đề Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai

Khách hàng của chi nhánh ngân hàng là rất phong phú và đa dạng. Bởi vậy chi nhánh cần tiến hành phân loai từng khách hàng theo nhu cầu gửi tiền của họ và để thu hút nguồn vốn từ các nhóm khách hàng khác nhau đó chi nhánh đã đưa ra những hình thức huy động vốn đa dạng, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của họ. Với nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế, để thu hút vốn của họ bên cạnh việc mở các tài khoản thanh toán truyền thống, thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai cung cấp cho doanh nghiệp các tài khoản vãng lai nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một sản phẩm mới của chi nhánh Hoàng Mai, nhưng sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn từ các doanh nghiệp. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn tạm thời về tài chính và điều này làm doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tài khoản vãng lai sẽ là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính, với doanh nghiệp mở tài khoản vãng lai thì ngân hàng cho phép Doanh nghiệp chi quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Do vậy mà tài khoản này vừa dùng để huy động vốn, vừa để sử dụng vốn với chi phí huy động nguồn vốn thấp. Thông qua việc cung cấp loại tài khoản vãng lai cho các doanh nghiệp thì cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi. Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ linh hoạt hơn, doanh nghiệp được cung cấp nguồn tài chính để kịp thời để nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Dối với ngân hàng, thì việc ngân hàng mở tài khoản vãng lai nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp sẽ thu hút được nguồn vốn của các doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên ,khi ngân hàng cung cấp tài khoản vãng lai cho doanh nghiệp cần xem xét uy tín, độ tin cậy, mối quan hệ truyền thống với doanh nghiệp. Trong nghiệp vụ nay thì ngân hàng phải thoả thuận với doanh nghiệp mức rút tiền tối đa ( vượt số dư trong tài khoản) và lãi suất với từng đối tượng khách hàng. Hoạt động thu hút nguồn vốn từ dân cư cũng là một hoạt động rất quan trọng của chi nhánh vì việc huy động nguồn vốn từ dân cư không chỉ làm tăng tổng nguồn vốn của chi nhánh mà còn góp phần vào việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Chi nhánh chú trọng mở rộng các dịch vụ thanh toán hiện đại nhằm cung cấp cho khách hàng như thanh toán qua điện thoại hay qua internet, giúp khách hàng thanh toán mà không cần đến ngân hàng rút tiền thông qua hình thưc thanh toán trực tuyến, chuyển khoản Ngân hàng cũng chú trong phát triển sản phẩm phục vụ những người có thu nhập thấp như sản phẩm : gửi tiền một lần rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần đối với các cá nhân có thu nhập thấp. Hiện nay, chi nhánh có hình thức gửi tiết kiệm bậc thang cho phép khách hàng có thể gửi một lần rút nhiều lần, áp dụng hình thức này cả chi nhánh và khách hàng đều hưởng lợi. Chi nhánh có thể huy động nguồn vốn rải rác trong dân cư có thu nhập thấp, còn khách hàng có thể chủ động về số tiền gửi, không bị giới hạn về kỳ hạn rút tiền.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp cho quá trình phân tích phát hiện nguyên nhân thiếu vốn hoặc thừa vốn của doanh nghiệp ~ Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động hoạt động của doanh nghiệp: Nếu dòng tiền nàylớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp có khả năng tự trang trải các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn của họ. Ngược lại, dòng tiền ròng nhỏ hơn 0 phản ánh doanh nghiệp cần có thêm nguồn vốn từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền ròng nhỏ hơn 0 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. ~Thặng dư tài chính và thâm hụt tài chính: thăng dư tài chính phản ánh doanh nghiệp đang thừa vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thâm hụt tài chính phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn ~ Vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp: chỉ tiêu này lớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp thiếu tiền và đang huy động vốn từ bên ngoài để bù đắp các khoản thâm hụt từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Chỉ tiêu này âm phản ánh doing nghiệp đang thừa tiền và đang tiến hành trả nợ các khoản đã vay. ~Tỷ số thanh toán bằng tiền : Công thức : Tỷ số thanh toán bằng tiền = Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán bằng tiền phản ánh khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản vay nợ càng cao và ngược lại. + Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Để đảm bảo thu hồi được nguồn vốn cho vay cũng như thu lãi từ các khoản vay thì Trước khi cho vay vốn để doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thì ngân hang thường tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư. Sau đây là các chỉ tiêu được xem xét khi đánh giá hiệu quả tài chính: - Thu nhập thuần (NPV): Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần của dự án được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án Công thức: Trong đó: CFt: Dòng tiền thuần năm thứ t. k: Lãi suất chiết khấu. n: Số năm thực hiện dự án. I: lãi xuất huy động Ý nghĩa chỉ tiêu NPV: Phản ánh giá trị tăng thêm của dự án. Nếu NPV > 0 thì việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm có nghĩa là khi thực hiện dự án không những chủ đầu thu được vốn đầu tư bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận do dự án đem lại và lợi nhuận này được theo giá trị thời gian của tiền ( hiện tại hoặc tương lai), trong trường hợp phải lựa chọn một dự án trong nhiều dự án được xem xét thì lựa chọn dự án có NPV lớn nhất. Nếu NPV < 0 đồng nghĩa với việc chủ đầu tư chịu thua lỗ do Vốn thu được từ hoạt động của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra để thực hiện dự án. Ưu điểm của việc tính toán chỉ tiêu NPV: ~ Chỉ tiêu NPV tính đến giá trị thời gian của tiền. ~ NPV gúp chủ đầu tư tính toán lọi nhuận và giúp chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận thu được từ dự án. Nhược nhiểm của chỉ tiêu NPV: ~ Chỉ tiêu NPV không phản ánh cơ hội đầu tư bởi chỉ tiêu này chỉ là con số tuyệt đối ~ NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho cả đời của dự án nhưng do sự thay đổi của các yếu tố kinh tế , xã hội nên lãi xuất này luôn thay đổi qua các năm. ~ NPV không giúp chủ đầu tư tính toán được lợi ích từ một đồng vốn đầu tư bỏ ra cho dự án. - hệ số hoàn vốn nội bộ của dự án đầu tư ( IRR) : Công thức : Trong đó: k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 > 0 và gần 0 nhất. k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 < 0 và gần 0 nhất. NPV1: Giá trị hiện tạithuần ứng với lãi suất chiết khấu k1. NPV2: Giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất chiết khấu k2. Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: Chỉ tiêu này tính cho cả đời dự án và phản ánh mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi . Nếu gọi r là lãi suất huy động vốn bình quâncủa dự án. ~ Nếu IRR< r: dự án bị loại. ~ Nếu IRR = r: dự án được lựa chọn hay bị loại tuỳ thuộc vào yêu cầu khác (giải quyết việc làm, cải tạo môi trường ...). ~ Nếu IRR> r: dự án được chấp nhận và trong trường hợp phải lựa chọn trong nhiều dự án thì chon dự án co IRR lớn nhất Ưu điểm của chỉ tiêu IRR: ~ Chỉ tiêu IRR có tính đến giá trị của tiền theo thời gian. ~ Chỉ tiêu IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm thuận tiện để có thể so sánh cơ hội đầu tư của các dự án. Nhược điểm của chỉ tiêu IRR: ~ IRR không xét đến quy mô của dự án đầu tư . ~ Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, nên việc lựa chon dự án theo chỉ tiêu IRR có thể dẫn đến tính toán sai lợi nhuận của dự án. - Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí (B/C) : Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí dùng để đánh giá dự án đầu tư, trong trường hợp B/C ≥ 1 thì dự án được chấp nhận và khi đó , tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, nếu B/C < 1 thì dự án không được chấp nhận đầu tư. -Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T) : là thời gian cần thiết cho dự án hoạt động để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Nó là khoảng thời gian để hoàn thanh số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợ nhuận và khấu hao mà dự án thu được trong thời gian này. ý nghĩa của chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: cho biết sau bao lâu thì chủ đầu tư có thể thu hồi vốn đầu tư vào dự án - Điểm hoà vốn của dự án : Là điểm mà tại đó doanh thu vưa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra để thực hiện dự án.Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu của dự án bằng tổng chi phí, khi đó dự án chưa có lãi nhưng cũng không chịu lỗ. Do vậy , chỉ tiêu điểm hòa vốn cho biết mưc doanh thu cần phải đạt được để bù đắp các khoản chi phí mà dự án bỏ ra. Ngoài ra, trong công tác thẩm định ngân hàng còn xem xét những yếu tố khác ảnh hưởng đến dự án vay vốn như: ~ Xu hướng biến đổi của thị trường liên quan đến sản phẩm của dự án ~ Các rủi ro tiềm ẩn của dự án ~ Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường xã hội, môi trường pháp lý, phong tục tập quán tiêu dùng của người dân trong khu vực dự án…. + Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh: - Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư -Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư. - Thẩm định dự án đầu tư vay vốn đầu tư : ~ Mô tả khái quát về dự án đầu tư ~ Mục đích của dự án đầu tư ~ Các căn cứ pháp lý để tiến hành đầu tư cho dự án ~ Sự cần thiết phải đầu tư dự án ~ Quy mô của nguồn vốn đầu tư ,cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án ~ Phân tích sản phẩn, phân đoạn thị trường và đánh giá thị trường mục tiêu ~ Đáng gia kỹ thuật dự án ~ Đánh giá Kinh tế xã hội của dự án ~ Lập kế hoạch vay và trả nợ của của dự án -Thẩm định hình thức bảo đảm tiền vay Tóm lại: Thẩm định dự án là khâu đầu tiên và quan trọng để đem lại hiệu quả của việc cho vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng thu hồi được các khoản tài trợ cho các dự án của mình. Làm tốt công tác thẩm định giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho các nguồn vốn tài trợ, mặt khác cũng giúp chủ đầu tư thực hiện và vân hàng dự án một cách tốt nhất. b. Hoạt động quản lý vốn sau khi cho vay Để đảm bảo an toàn cho các khoản vốn cho vay, cũng như việc thu được lãi vay thì ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc cung ứng nguồn vốn cho vay mà còn có trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản vay nợ liên quan đến dự án của chủ đầu tư, xem xét chủ đầu tư sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, tiến trình thi công của dự án có đúng kế hoạch không để có kế hoạch giải ngân vốn cho dự án . Việc quản lý vốn sau khi cho vay giúp cho ngân hàng và chủ đầu tư tránh được những rủi ro trong công tác thực hiện cũng như vận hàng dự án đầu tư để tư vấn cho chủ đầu tư và để hạn chế tối đa tình huống xấu xảy ra với dự án. c. Nguồn huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, và thời gian sử dụng vốn dài. Do đó, để tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển thì trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, nguồn vốn trung và dài hạn phải chiếm tỷ trọng cao. Điều này không những gips ngân hàng chủ động trong hoạt động tài trợ cho công cuộc đầu tư phát triển mà còn giúp ngân hàng có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai 1.2.1. về tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai Để ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn là nền tảng, là công cụ. Do vậy, huy động vốn là vốn đề mang tính chất quyết định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua. Cụ thể: Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh hoàng Mai trong các năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 916,891 1285,339 1547,835 Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006-2008. Qua bảng 1.1 ta thấy sự tăng lên của tổng vốn huy động tại Chi nhánh Hoàng Mai trong ba năm, qua đó ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh được chú trọng và cũng có nhiều cố gắng của cán bộ nhân viên. Năm 2006 tổng vốn huy động tăng 82 tỷ (tăng 13.7%), năm 2007 con số này là 369.248 tỷ (tăng 40.31%), năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái nhưng tổng vốn huy động vẫn tăng 262.489 tỷ (tăng 20.42%). Xem xét nguồn vốn huy động theo thời hạn ta có bảng sau: Để tăng cường công tác huy động vốn thì năm 2008, chi nhánh đã có 06 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Các phòng giao dịch này đã bước đầu hoạt động có hiệu quả, thực hiện những hình thức và giải pháp huy động nguồn vốn phù hợp với từng giai đoạn. Năm 2008, đã điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ mang tính cạnh tranh, phù hợp sự với chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với 03 lần điều chỉnh mức lãi suất huy động VNĐ và 05 lần điều chỉnh mức lãi xuất huy động ngoại tệ. 1.2.2. Về tình hình sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai trong giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 738.99 745.08 1124.16 Theo thời hạn vay vốn Cho vay ngắn hạn 531.65 71.94 461.24 61.90 688.622 61.256 Cho vay trung và dài hạn 207.34 28.06 283.84 38.10 435.538 38.744 Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 43.85 5.93 16.537 2.22 37.056 3.29 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 597.69 80.88 589.725 79.15 910.083 80.96 Hợp tác xã 0 - 0.2 0.03 - - Hộ gia đình và cá nhân 97.45 13.19 138.815 18.60 178.011 15.75 Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Qua bảng 1.2 ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh Hoàng Mai tăng liên tục qua các năm. Đây là một kết quả khả quan cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và có xu hướng tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Dư nợ theo các thành phần kinh tế thì đối tượng vay vốn chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng dư nợ cao nhất, năm 2006 tỷ trọng của thành phần kinh tế này là 80.88% , năm 2007 con số này là 79.15%, năm 2008 là 80,96%. Cùng với đó là tỷ trọng dư nợ của hộ gia đình, cá nhân cũng tăng lên qua các năm. Trong khi đó dư nợ của thành phần kinh tế Nhà nước lại giảm mạnh. Trong tổng dư nợ phân loại theo thời gian thì chỉ tiêu dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, trong 3 năm liên tục đều trên 50% tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn, vấn đề này này gây ra sự hạn chế trong khả năng sinh lời của nguồn vốn, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, qua bảng trên ta cũng thấy tỷ trọng của nguồn vốn trung dài hạn đang tăng dần trong tổng dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm, qua đó có thể thấy chi nhánh Hoàng Mai đã có sự quan tâm thích đáng tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn. 1.3. Thực trạng về hoạt động huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 1.3.1. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Hoàng Mai cho hoạt động đầu tư phát triển. 1.3.1.1. Vai trò của hoạt đông sử dụng vốn cho đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thường đòi hỏi nguồn tiền rất lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Vì vậy, vốn đầu tư thường nằm khê đọng và không có khả năng sinh lời và thời gian thu hồi vốn đầu tư thường kéo dài.Vì vậy, sự tham gia của ngân hàng vào quá trình cung ứng vốn cho đầu tư phát triển là hết sức quan trọng bởi trong hoạt động đầu tư phát triển thì việc tự tài trợ của doanh nghiệp là điều gân như không thể thực hiện được. Ngân hàng với tư cách là người cung ứng vốn và chủ đầu tư với tư cách là người đi vay khi tham gia vào hoạt động đầu tư phat triển đều được hưởng những lợi ích. Ngân hàng đi vay để cho vay thỏa mãn được nhu cầu cho vay vốn, con chủ đầu tư thì có được nguồn vốn lớn để thực hiện công cuộc đầu tư của mình với chi phí hợp lý. 1.3.1.2. Phân loại các hình thức cho vay của ngân hàng + Theo chỉ tiêu thời hạn cho vay : - Cho vay ngắn hạn : là hình thức cho vay có thời hạn dưới một năm chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. - Cho vay trung hạn : là hình thức cho vay có thời hạn từ trên một năm và dưới 5 năm . Hình thức cho vay này thường áp dụng với các hoạt động mua săm tài sản cố định để mở rộng sản xuất hoăc trong trường hợp cho vay để xây dựng các công trình với quy mô vốn nhỏ. - Cho vay dài hạn : là hình thức cho vay với thời hạn trên năm năm. Hình thưc này được áp dụng khi doanh nghiệp tiến hành thực hiện các dự án lớn, cải tiến hoặc mở rộng sản xuất + Theo các chỉ tiêu mục đích sử dụng : - cho vay để tiêu dùng - cho vay để mua bất động sản, - cho vay để xây dựng nhà cửa….. + Theo các chỉ tiêu khác : - cho vay bằng ngoại tệ - cho vay có bảo đảm - cho vay mua nhà trả góp….. Với hoạt động đầu tư phát triển thì hình thức cho vay trung và dài hạn là chủ yếu. Vì vậy ngân hàng cần lập các kế hoạch huy động cũng như sử dụng các nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trong từng giai đoạn. 1.3.1.3. Đặc điểm khác biệt cơ bản của hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn Những đăc điểm khác biệt của hoạt động cho vay đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn thể hiện qua các chỉ tiêu sau : Thứ nhất, xét về khía cạnh thời hạn cho vay vốn : hoạt động cho vay vốn ngắn hạn có thời hạn vay 1năm. Thứ hai, Xét về độ rủi ro với các khoản vay : cho vay vốn đầu tư phát triển có độ rủi ro lớn hơn nhiều so với cho vay vốn ngắn hạn bởi cho vay đầu tư phát triển thì thời gian cho vay vốn dài và khoản vay thương lớn trong khi cho vay ngắn hạn thì thời gian vay vốn thường ngắn và những khoản vay thường nhỏ. Thứ ba, Xét về lãi suất cho vay : lãi xuất cho vay vốn đầu tư phát triển thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn bởi độ rủi ro và thời hạn vay của các khoản vay đầu tư phát triển lớn hơn so với cho vay ngắn hạn 1.3.2. Thực trang huy động vốn cho đầu tư phát triển Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là sử dung nguồn vốn lớn và có thời gian sử dụng vốn dài.Do vậy,hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển của chi nhánh thường phải huy động các nguồn vốn có thời gian trung và dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của ngân hàng gồm có các nguồn vốn chủ yếu sau: nguồn đi vay ngân hàng nông nghiệp Việt Nam; nguồn huy động bằng giấy tờ có giá như: kỳ phiếu và trái phiếu; nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Cụ thể như sau: Bảng 1.3: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư và phát triển Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi Trung và dài hạn của Tổ chức kinh tế, Dân cư 297.536 41% 207.842 38% 321.184 43% Kì phiếu và Trái phiếu 239.482 33% 169.555 31% 216.613 29% Nhận tài trợ uỷ thác đầu tư. 130.627 18% 120.329 22% 126.98 17% Vay ngân hàng Nông nghiệp Việt nam. 58.055 8% 49.226 9% 82.163 11% Tổng 725.70 100% 546.95 100% 746.94 100% Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Biểu đồ 1.2 : Vốn huy động cho đầu tư phát triển Qua bảng 1.3 cho ta thấy rằng nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển tại chi nhánh Hoàng Mai chủ yếu được tài trợ từ nguồn tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế và dân cư ,huy động từ kỳ phiếu và tái phiếu, nhận ủy thác đầu tư (chiếm trên 90 % nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển), trong khi nguồn vốn huy động từ ủy thác đầu tư và vay của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển. Đặc điểm này là thể hiện răng ngân hàng đã ngày càng chủ động hơn trong việc tim kiếm nguồn vốn để cho vay đầu tư phát triển. + Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư Nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn lớn nhất mà ngân hàng huy động cho đầu tư phát triển . Trong giai đoạn 2006-2008 nguồn vốn này luôn dao động ở mức 40% tổng nguồn vốn dành cho đầu tư, cụ thể : năm 2006 là 297,536 tỷ chiếm 41% vốn huy động cho đầu tư, năm 2007 là 207,842 tỷ giảm 89,694 tỷ tương ứng giảm 30.145% nhưng vẫn chiếm 38% tỷ trọng vốn huy động cho đầu tư và năm 2008 nguồn vốn này tăng lên là 321,184 tỷ, tăng mạnh so với năm 2007 tăng 113,324 tỷ và chiếm tỷ trọng 43% trong cơ cấu vốn huy động cho đầu tư. Từ phân tích trên có thể khẳng định nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chính là nguồn vốn quan trọng nhất tài trợ cho hoạt động đầu tư của ngân hàng., đây là nguồn vốn lớn trong nền kinh tế và là nhân tố quyết định hoạt động đầu tư của ngân hàng, do đó cần có những chính sách nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ nguồn này như : đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho các khoản tiền gửi,linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất, tổ chức bốc thăm may mắn... + Nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng: Trên thị trường tài chính trong nước cung như quốc tế kỳ phiếu và trái phiếu là hai công cụ huy động vốn hiệu quả . Hiện nay hai công cụ này đang là công cụ quan trọng và linh hoạt cho công tác huy động vốn của ngân hàng . Theo bảng 1.3 nguồn vốn huy động bằng kì phiếu và trái phiếu cho đầu tư và phát triển của ngân hàng biến động mạnh qua các năm: năm 2006 là 239,283 tỷ đồng, thì năm 2007 giảm chỉ còn 169,55 tỷ đồng ( giảm 29.14% so với năm 2006), và đến năm 2008 tăng lên 216,613 tỷ đồng ( tăng 27,75% so với năm 2007). kỳ phiếu và trái phiếu có thời gian đáo hạn tương đối dài, tính thanh khoản chưa cao nên tạo bất tiện cho người mua kỳ phiếu và trái phiếu . Do đó để tăng huy động vốn từ trái phiếu và kỳ phiếu đòi hỏi ngân hàng phải có biện tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng mua kỳ phiếu và trái phiếu bởi vì nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu và trái phiếu là nguồn vốn dài hạn của ngân hàng, tạo tính chủ động, linh hoạt cho ngân hang nhằm phát huy nguồn lưc sẵn có lực ngân hàng để tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ nguồn vốn này. + Nhận uỷ thác đầu tư của các cá nhân và tổ chức kinh tế : Trong giai đoạn 2006-2008 nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư có sự biến động nhưng vẫn ổn định, nếu như năm 2006 vốn uỷ thác đầu tư là 130,627 tỷ đồng (chiếm 18% vốn huy động cho đàu tư) thì năm 2007 nguồn vốn này là 120,329 tỷ đồng( chiếm 22% tổng vốn huy động cho đầu tư) , giảm 10,298 tỷ đồng( tương ứng giảm 8.558%) so với năm 2006 và năm 2007 là 126,98 tỷ đồng ( chiếm 17% tổng vốn huy động cho đầu tư) , tăng 6,651 tỷ ( tưong ứng tăng 5.527%) so với năm 2007 . Nguồn vốn ủy thác đầu tư của các cá nhân và tổ chức kinh tế là nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển có chi phí thấp do ngân hàng chỉ làm đại diện cho các bên cung ứng vốn do và ngân hàng không phải trả lãi cho nguồn vốn này, ngoài ra ngân hàng còn được nhận một khoản hoa hồng . Do vậy ngân hàng cần có những biện pháp để thu hút nguồn vốn này. + Vốn vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam : Vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nguồn vốn vay trung và dài hạn để cho vay đầu tử phát triển của chi nhánh ngân hàng Hoàng Mai. Cụ thể, năm 2006 là 58,055 tỷ chiếm 8% trong tổng vốn vay dùng cho đầu tư phát triển , năm 2007 là 49,26 tỷ chiếm 9% trong tổng vốn vay dùng cho đầu tư phát triển và năm 2008 đạt 82,163 tỷ chiếm 9% trong tổng vốn vay dùng cho đầu tư phát triển, nguồn vốn này mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là nguồn vốn bổ xung quan trọng và cần thiết cho chi nhánh trong nhưng trường hợp thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của mình trong trường hợp huy động nguồn vốn có thời gian dài còn thiếu. Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng hình thức này nhiều khi không có hiệu quả bằng hình thức tự huy động, do lãi suất trả cho hình thức này cao hơn hình thức tự huy động. Do vậy, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và đem lại hiệu quả cho ngân hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng tốt các biện pháp tự huy động khác như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế ... 1.3.2. Hoạt động cho vay vốn đàu tư phát triển 1.3.2.1. Nguyên tắc sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng : + Mục đích cho vay vốn đầu tư phát triển: ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hoàng Mai cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. + Nguồn tài trợ hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển : - Tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức dân cư - Nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng - Nhận ủy thác đầu tư của các cá nhân và tổ chức kinh tế - Vốn vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam + Đối tượng vay vốn : là các doanh nghiệp cần vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ sản xuất. + Quy mô vốn cho vay đầu tư phát triển : Quy mô vốn cho vay = Tổng mức vốn đầu tư ước tính cho dự án –Vốn bỏ ra đầu tư cho dự án của chủ đầu tư – Vốn huy động từ các nguồn khác . 1.3.2.2. Thực trạng cho vay vốn đầu tư phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Bảng 1.4: Tình hình sử dụng vốn cho ĐTPT Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Tổng nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển 716.389 100% 743.985 100% 541.381 100% Cho vay đầu tư vào các dự án mới 594.603 83% 654.707 88% 465.588 86% Cho vay đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất 121.786 17% 89.278 12% 75.793 14% 2. Tổng nguồn vốn thu nợ từ hoạt động đầu tư phát triển 577.286 100% 596.573 100% 568.962 100% Cho vay đầu tư vào các dự án 467.602 81% 513.053 86% 483.618 85% Cho vay đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất 109.684 19% 83.52 14% 85.334 15% Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Biểu đồ 1.3: Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Từ bảng số liệu 1.4 và biểu đồ 1.3 ta thấy tổng nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2008 có nhiều biến động năm 2006 cho vay đầu tư phát triển là 716,389 tỷ, năm 2007 cho vay đầu tư phát triển là 743,985 tỷ và năm 2008 con số này giảm mạnh xuống còn 541,381 tỷ đồng ( giảm 16,604 tỷ tương ứng giảm 21,86% so với năm 2007) , diễn biến này là do trong năm 2008 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên xét về cơ cấu nguồn vốn trong tổng vốn cho vay đầu tư thì cơ cấu này vẫn tương đối ổn định, nguồn vốn mà ngân hang đầu tư vào các dự án mới trong giai đoạn nay vẫn chiếm tỷ lệ trên 80%, cụ thể: năm 2006 nguồn vốn đầu tư cho các dự án 594,603 tỷ chiếm 83% tổng nguồn cho vay đầu tư , năm 2007 nguồn vốn này là 654,707 tỷ chiếm 88% tổng nguồn cho vay đầu tư và năm 2008 là 465,588 tỷ chiếm 86% tổng nguồn cho vay đầu tư , trong khi đó nguồn vốn cho vay đầu tư mở rộng sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.Điều này khẳng định ngân hàng nông nghiệp và phát triểm mông thôn luôn chú trọng tới công tác cho vay vốn đầu tư cho các dự án mới. Cho vay đầu tư phát triển ngoài mục tiêu phát triển sản xuất , đối với ngân hàng thì mục tiêu hàng đầu là thu hồi được những khoản nợ và lãi vay. Điều này quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hang. Chính vì vậy công tác thu nợ luôn được chú trọng. trong giai đoạn 2006- 2008 tình hình thu nợ đầu tư phát triển như sau: năm 2006 thu nợ là 577,286 tỷ đạt 98% kế hoạch được giao, năm 2007 thu nợ là 596,573 tỷ đạt 105% kế hoạch được giao, năm 2008 thu nợ là 568,9632 tỷ đạt 102% kế hoạch được giao. Hoạt động thu nợ hiệu quả không những phản ánh hiệu quả của nguồn vốn cho vay mà nó còn là một nguồn vốn để ngân hàng tiếp tục tái cho vay. Do vậy ngân hàng Hoàng Mai luôn chú trọng vào công tác thu nợ và các kế hoạch thu nợ hàng năm của ngân hàng luôn căn cứ vào kế hoạch thu nợ của ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho. 1.4. Đánh giá thực trạng công tác tín dụng liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 1.4.1. Đánh giá chung: Trong giai đoạn 2006-2008 nhìn chung chất lượng tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Hoàng Mai là khá tốt. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng có thể thấy chất lượng tín dụng đầu tư đạt được như vậy cũng là rất khả quan và kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng, lợi ích của khách hàng và của nền kinh tế. Đạt được những thành tựu kể trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng và nhờ sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc ngân hàng Hoàng Mai nói riêng và của ngân hang nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như sự . Trong thời gian tới ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn. 1.4.2. Đánh giá về khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Hoàng Mai Qua phân tích về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai cho thấy ngân hàng đã không ngừng cố gắng phát triển và nâng cao quy mô và chất lượng nguồn vốn huy động, tao điều kiện cho việc mở rộng đáp ứng nhu cầu phục vụ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Những thành công của công tác huy động vốn là do nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai đã thực hiện tốt các giải pháp như: -Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai đã thực hiện tốt công tác giảm dần những nguồn vốn không ổn định, tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, tăng cường các mối quan hệ với khách hàng truyên thống, đồng thời tiến hành đầu tư mạnh để tìm kiếm thêm khách hàng, các dự án mới -Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai luôn chú trọng đến việc theo dõi các biến động nguồn vốn cơ bản để có phương án điều hành, bù đắp. - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai luôn chú trọng phát triển dịch vụ hỗ trợ khai thác những nguồn vốn có chi phí rẻ và những nguồn vốn không kỳ hạn. - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai luôn chú trọng công tác huy động các nguồn vốn từ dân cư như: đa dạng hóa hình thức huy động, trang bị thêm kiến thức Maketting về huy động vốn cho cán bộ nhân viên, văn hóa giao dịch cho các cán bộ nhân viên tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch. Chính vì thực hiện có hiệu qủa các biện pháp đó mà tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai đạt được tốc độ tăng trưởng cao tăng trưởng cao, chứng tỏ khả năng huy động vốn trên địa bàn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai khá hiệu quả. Cụ thể: Năm 2006 tổng vốn huy động tăng 82 tỷ (tăng 13,7%), năm 2007 con số này là 369,248 tỷ (tăng 40,31%), năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái nhưng tổng vốn huy động vẫn tăng 262,489tỷ (tăng 20,42%). Trong đó, nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển có sự tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2008 so với những nguồn vốn huy động khác của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng trong hoạt động huy động vốn trung và dài hạn và trong giai đoạn 2006-2008, nguồn vốn này luôn ở mức cao và dao động ở mức 70% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này phản ánh nguồn vốn huy động của chi nhánh khá ổn định và giúp cho chi nhánh chủ động trong việc sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển vì các nguồn vốn huy động có kỳ hạn trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động huy động. 1.4.3. Đánh giá công tác sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển. a. Công tác thẩm định dự án cho vay vốn đầu tư phát triển : Công tác thẩm định là khâu quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả cũng như độ an toàn của hoạt động cho vay vốn. Thẩm định là sự kiểm tra, phân tích đánh giá và kết luận các mặt về khách hàng vay vốn và dự án vay vốn để đi đến quyết định có cho vay hay không. Đây chính là khâu kiểm tra trước khi quyết điịnh cho vay của ngân hàng. Công tác kiểm tra, phân tích, đánh giá các chi tiết phải theo đúng các quy trình thẩm định do ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành. Chi nhánh ngân hàng đã xem xét trên nhiều khía cạnh, phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài chính, tư cách pháp lý của doanh nghiệp của doanh nghiệp để đưa ra được những kết luận về khả năng tài chính của chủ đầu tư và tư cách pháp lý của chủ đầu tư dự án vay vốn cũng như tính khả thi của dự án đó. Công tác thẩm định dự án về mặt tài chính được chú trọng các chỉ tiêu cơ bản như: -Thu nhập thuần của dự án(NPV) - Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư hay còn gọi là hệ số hoàn vốn của dự án đầu tư ( RR) Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí (B/C) - Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T) - Điểm hoà vốn của dự án c. Công tác quản lý nguồn vốn sau khi ngân hàng tài trợ cho dự án . Mục tiêu cho vay vốn của ngân hàng là dự án phát huy được hiệu quả , trả gốc và lãi cho ngân hàng.Dự án phát huy hiệu quả lại tuỳ thuộc vào tình hình thực hiện thi công có đúng tiến độ, đúng mục đích ban đầu, quá trình vận hành kết quả đầu tư và các điều kiện khách quan khác. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải quản lý món vay trong suốt quá trình thực hiện dự án và vận hành kết quả đầu tư dể dự án phát huy hiệu quả , trả được nợ vay vay ngân hàng. Trên thực tế, công tác này được ngân hàng thực hiện rất tốt, từ việc theo dõi tiến độ thi công công trình có đúng kế hoạch không để có kế hoạch giải ngân đúng với lịch trình đã ký kết đến việc xem xét mục đích sử dụng vốn, để có thể quản lý sát sao các mốn vay thì cán bộ tín dụng của ngân hàng đẫ xuống tận địa điểm thực hiện dự án để thu thập cácnguồn thông tin cũng như đánh giá điều kiện thuận lợi, khó khăn của việc thi công công trình để có kế hoạch tư vấn, đánh giá và dự đoán những rủi ro tiềm ẩn để có kế hoach hạn chế tối đa những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra trong mọi giai đoạn của dự án. Cán bộ tín dụng ngân hàng luôn tích cực trong hoạt động thu nợ, chủ động nhắc nhở người vay vốn về thời hạn trả nợ. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai luôn đạt vượt mức kế hoạch mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho trong công tác thu nợ, tạo nguồn vốn để tiếp tục cho vay và đảm bảo sự hiệu quả của vốn đầu tư. Công tác các quản lý món vay nợ đã được giao cho từng cán bộ tín dụng của ngân hàng, góp phần thực hiện có hiệu quả trong công tác thu nợ cũng như tư vấn cho khách hàng khi họ gặp vấn đề về sử dụng nguồn vốn. Để có tránh tổn thất của những rủi ro bất ngờ chi nhánh ngân hàng đã tiến hành lập quỹ dự phòng rủi ro. Mặt khác, tiến hành hoạt động kiểm tra thường xuyên để đánh giá hiệu quả cho vay vốn, đồng thời cũng góp phần phát hiện ra các sai sót trong công tác cho vay vốn nhằm kịp thời xử lý. 1.4.3. Kết quả đạt và những hạn chế còn tồn tại của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai 1.4.3.1. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của chi nhánh ngân hàng Hoàng Mai a. Trong công tác huy động vốn vay Trong giai đoạn 2006- 2008 ,cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng và của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, sau 3 năm hoạt động, Chi nhánh Hoàng Mai đang tìm cho mình một vị thế trên thị trường tín dụng với những kết quả khả quan trong nhiều hoạt động. Đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn được chi nhánh rất coi trọng và là một trong những mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh doanh. Cụ thể, chi nhánh Hoàng Mai đã đạt được những kết quả trong hoạt động huy động vốn như sau: + Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng liên tục, đảm bảo hoạt động của chi nhánh luôn ổn định. Năm 2006 tổng vốn huy động tăng 82 tỷ (tăng 13,7%), năm 2007 con số này là 369,248 tỷ (tăng 40,31%), năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái nhưng tổng vốn huy động vẫn tăng 262,489tỷ (tăng 20,42%). + Tiền gửi có kỳ hạn trung và dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và trong giai đoạn 2006- 2008 nguồn vốn này luôn chiếm trên 70% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Điều này cho thấy chi nhánh có nguồn vốn ổn định, để hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển + Chi nhánh đã tạo được uy tín, lòng tin đối với dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn hoạt động của mình, thể hiện qua nguồn vốn huy động của dân cư và tổ chức kinh tế của chi nhánh luôn tốc độ tăng trưởng cao trong tổng nguồn vốn huy động được, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn . Năm 2007 nguồn vốn huy động trung và dài hạn từ tiền gửi của dân cư và tổ chưc kinh tế là 207 tỷ đồng thì năm 2008 đã tăng lên là 321 tỷ đồng. + Năm 2007, 2008 chi nhánh ngân hàng còn triển khai đợt tiết kiệm dự thưởng trúng vàng và trao giải thưởng cho khách hàng trúng thưởng một cách long trọng. b. Trong hoạt động sử dụng vốn sử dụng huy động Trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động sử dụng vốn của chi nhanh ngân hàng Hoàng Mai đã đạt được nhưng kết quả khả quan. Cụ thể : + Tổng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh Hoàng Mai tăng liên tục qua các năm., năm 2006 chỉ đạt 738,99 tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên 745,08 tỷ đồng và năm 2008 tăng đên 1124,16 tỷ dồng. Đây là một kết quả khả quan cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và có xu hướng tăng mạnh trong các năm tiếp theo. + Trong hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển thì tổng nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển trong hai năm 2006 và 2007 luôn đạt mức cao, luôn đạt trên 80 % tổng nguồn vốn cho vay, còn trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nên nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển giảm mạnh và chỉ đạt khoảng 50% tổng nguồn vốn cho vay. 1.4.3.2. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, Chi nhánh ngân hàng cũng còn những hạn chế nhất định. Cụ thể : + Trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh Hoàng Mai, nguồn vốn ngắn hạn có tỷ trọng nhỏ.Nguồn vốn này là nguồn vốn có chi phí huy động thấp, chi nhánh cần có biện pháp huy động và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả để giảm chi phí huy động vốn nhằn tăng cường sưc cạnh tranh của mình + Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh tỷ trọng vốn huy động trong dân cư còn chưa cao, huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư là hoạt động cơ bản của ngân hàng vì đây là nguồn vốn trung và dài hạnmanhg tính ổn định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Trong năm 2008, hiệu quả sự dụng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh còn thấp, tỷ lệ nguồn vốn huy động được sử dụng năm 2008 chỉ đạt 48,2% tổng nguồn vốn huy động, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, nguồn vốn huy động không được sử dụng hết sẽ làm tăng chi phí vốn của Chi nhánh . + Công tác thẩm định dự án, quản lý nguồn vốn cho vay, hỗ trợ sau khi cho vay còn bộc lộ nhiều hạn chế CHƯƠNG II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Thực hiện bằng nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính hàng đầu ĐNA và Châu Á. Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; duy trì tốc độ tăng trưởng, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng , chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá,phát triển giá trị thương hiệu trên thị trường, củng cố lòng tin đối với khách hàng. + Mục tiêu tổng quát -Nỗ lực thực hiện kế hoạch tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%. -Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. -Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting - Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giải quyết triệt để vấn đề nợ quá hạn, đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng lâu nhằm mục đích giảm nợ xấu xuống dưới mức cho phép của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác nguồn vốn trên địa bàn hoạt dộng của mình, nhất là các khoản nhàn rỗi trong dân cư bằng các hình thức huy động đa dạng. +Đối với công tác huy động vốn chohoạt động đầu tư phát triển: - Chi nhánh luôn coi trọng việc nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung hạn và dài hạn của dân cư và tổ chức kinh tế, coi hoạt động này là chiến lược trong cơ cấu nguồn vốn huy động. - Sử dụng các loại nguồn vốn triệt để nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế. - Chi nhánh ngân hàng luôn gắn kết hoạt động sử dụng vốn và tạo vốn để gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động được + Đối với hoạt động sử dụng vốn để cho vay các dự án đầu tư phát triển: - Tiêu chí đầu tiên để tiến hành tài trợ cho các dự án của chi nhánh là lựa chọn các dự án phù hợp là chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, của vùng kinh tế, của địa phương. - Thông qua công tác thẩm định tài chính chủ đầu tư và thẩm định dự án để lụa chọn những dự án có tính khả thi trong các lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích phát triển,những dự án sản xuất phuc vụ nhu cầu của người dân, nhưng dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai 2.2.1. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển của chi nhánh Hoàng Mai : a. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn Khách hàng của chi nhánh ngân hàng là rất phong phú và đa dạng. Bởi vậy chi nhánh cần tiến hành phân loai từng khách hàng theo nhu cầu gửi tiền của họ và để thu hút nguồn vốn từ các nhóm khách hàng khác nhau đó chi nhánh đã đưa ra những hình thức huy động vốn đa dạng, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của họ. Với nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế, để thu hút vốn của họ bên cạnh việc mở các tài khoản thanh toán truyền thống, thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai cung cấp cho doanh nghiệp các tài khoản vãng lai nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một sản phẩm mới của chi nhánh Hoàng Mai, nhưng sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn từ các doanh nghiệp. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn tạm thời về tài chính và điều này làm doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tài khoản vãng lai sẽ là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính, với doanh nghiệp mở tài khoản vãng lai thì ngân hàng cho phép Doanh nghiệp chi quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Do vậy mà tài khoản này vừa dùng để huy động vốn, vừa để sử dụng vốn với chi phí huy động nguồn vốn thấp. Thông qua việc cung cấp loại tài khoản vãng lai cho các doanh nghiệp thì cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi. Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ linh hoạt hơn, doanh nghiệp được cung cấp nguồn tài chính để kịp thời để nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Dối với ngân hàng, thì việc ngân hàng mở tài khoản vãng lai nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp sẽ thu hút được nguồn vốn của các doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên ,khi ngân hàng cung cấp tài khoản vãng lai cho doanh nghiệp cần xem xét uy tín, độ tin cậy, mối quan hệ truyền thống với doanh nghiệp. Trong nghiệp vụ nay thì ngân hàng phải thoả thuận với doanh nghiệp mức rút tiền tối đa ( vượt số dư trong tài khoản) và lãi suất với từng đối tượng khách hàng. Hoạt động thu hút nguồn vốn từ dân cư cũng là một hoạt động rất quan trọng của chi nhánh vì việc huy động nguồn vốn từ dân cư không chỉ làm tăng tổng nguồn vốn của chi nhánh mà còn góp phần vào việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Chi nhánh chú trọng mở rộng các dịch vụ thanh toán hiện đại nhằm cung cấp cho khách hàng như thanh toán qua điện thoại hay qua internet, giúp khách hàng thanh toán mà không cần đến ngân hàng rút tiền thông qua hình thưc thanh toán trực tuyến, chuyển khoản… Ngân hàng cũng chú trong phát triển sản phẩm phục vụ những người có thu nhập thấp như sản phẩm : gửi tiền một lần rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần đối với các cá nhân có thu nhập thấp. Hiện nay, chi nhánh có hình thức gửi tiết kiệm bậc thang cho phép khách hàng có thể gửi một lần rút nhiều lần, áp dụng hình thức này cả chi nhánh và khách hàng đều hưởng lợi. Chi nhánh có thể huy động nguồn vốn rải rác trong dân cư có thu nhập thấp, còn khách hàng có thể chủ động về số tiền gửi, không bị giới hạn về kỳ hạn rút tiền. c. Giải pháp về lãi suất Để hoạt động tín dụng của chi nhánh có hiệu quả thì song song với chính sách đa dạng hoá hình thức huy động vốn chi nhánh cũng thực hiện chính sách lãi suất huy động thích ứng với các biến động của thị trường thông qua việc cập nhật thông tin về lãi xuất từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để điều chỉnh phù hợp. Để tăng cương mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi cao và gửi trong thời gian dài thì ngân hàng áp chính sách lãi suất ưu đãi. Ngoai ra, trong những trường hợp khách hàng có nhu cầu về vốn ngay trong khi tiền gửi cua họ chưa đến ky hạn thì chi nhánh xem xét mức lãi suất phù hợp để trả cho họ, tránh trường hợp khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Thông qua công tác này, ngân hàng ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng, điều này khẳng định tiêu chí của ngân hàng là khách hàng và ngân hàng cùng có lợi trong quan hệ tín dụng. Chính sách lãi suất linh hoạt của chi nhánh là chiến lược huy động quan trọng trong việc huy động nguồn vốn trên thị trường, cũng như việc gia tăng sức cạnh tranhcủa chi nhánh trên thị trường tín dụng. Do đócó thể khẳng định, chính sách lãi suất linh hoạt là một công cụ quan trọng giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. 2.2.2. Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của chi nhánh Hoàng Mai a. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án của chi nhánh Thẩm định là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cho vay các dự án đầu tư của ngân hàng. Hoàn thành tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vốn vay, giảm rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản suất kinh doanh phát triển. Công tác thẩm định dự án là việc xem xét, đánh giá các yếu tố như : tư cách pháp lý và năng lực tài chính của chủ đầu tư, cũng như việc xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư. Thông qua công tác thẩm định dự án thì ngân hàng nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư và dự án vay vốn để thông qua quyết đinh cho vay vốn cũng như việc hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. Do vậy để nâng hiệu quả của công tác thẩm định dự án chi nhánh phải thực hiện tốt các khâu : + Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư + Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư thông qua các nhóm chỉ tiêu về tài chính doanh nghiệp : Khả năng thanh toán của chủ đầu tư, Tính ổn định và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, Khả năng thanh toán của chủ đầu tư, Tính ổn định và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời + Thẩm định tính khả thi của dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính của dự án : Thu nhập thuần của dự án (NPV),tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư hay còn gọi là hệ số hoàn vốn của dự án đầu tư ( RR) ,chỉ tiêu lợi ích trên chi phí (B/C) ,thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T), điểm hoà vốn của dự án( T) b. Quản lý vốn sau khi cho vay đầu tư phát triển Để đảm bảo an toàn cho các khoản vốn cho vay và thu được lãi vay thì ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc cung ứng nguồn vốn cho vay mà còn theo dõi, quản lý các khoản vay nợ liên quan đến dự án của chủ đầu tư, xem xét chủ đầu tư sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, tiến trình thi công của dự án có đúng kế hoạch không. Việc quản lý vốn sau khi cho vay giúp cho ngân hàng và chủ đầu tư tránh được những rủi ro trong công tác thực hiện cũng như vận hàng dự án đầu tư để tư vấn cho chủ đầu tư và để hạn chế tối đa tình huống xấu xảy ra với dự án. c. Xây dựng cơ cấu vốn cho vay đẩu tư Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là sử dung nguồn vốn lớn và có thời gian sử dụng vốn dài.Do vậy,chi nhánh cần Xây dựng cơ cấu vốn cho vay đầu tư từ nguồn tài trợ của các nguồn vốn trung và dài hạn. Để xây dựng cơ cấu cho vay đâu tư thì ngân hàng cần có kế hoạch dài hạn cho hoạt động cho vay đầu tư phát triển như chú trọng cho vay vốn các dự án sản xuất mới phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, các dự án nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng … KẾT LUẬN Huy động vốn và sử dụng cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của mọi ngân hàng thương mại trong điều kiện đất nước đang phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển đang là vấn đề cần được quan tâm dậc biệt và là đòi hỏi cấp bách đối với công cuộc đầu tư phát triển đất nước. Để có thể thực hiện tốt công tác này thì hệ thống tài chính tín dụng và hệ thống pháp luật phải hoàn thiện thống nhất, đồng bộ . Đồng thời phải có sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ của các ngân hàng trong nền kinh tế nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai nói riêng nhằm góp phần tích cực cho hoạt động đầu tư phát triển nên kinh tế. Kết thúc đợt thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai với sự tìm tòi của mình và với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thu Hà cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Với Kiến thúc còn hạn chế nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thu Hà và sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ nhân viên tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2006,2007,2008 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoang Mai 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006,2007,2008 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoang Mai 3. Báo cáo thu nhập- chi phí – lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 4. Sổ tay tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam( hướng dẫn công tác thẩm định dự án đầu tư) 5. Giáo trình Quản lý kinh tế - Trường đại học kinh tế quốc dân 6. Giáo trình lập dự án - Trường đại học kinh tế quốc dân 7. Giáo trình kinh tế đầu tư - Trường đại học kinh tế quốc dân 8. Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường đại học kinh tế quốc dân 9. Trang wed của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 10. Trang web bách khoa toàn thư: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Tên em là : Nguyễn Văn Trường Lớp : Kinh tế đầu tư 47B MSSV : CQ473600 Em xin cam đoan với nhà trường đề tài nghiên cứu ”Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai” là công trình nghiên cứu của em, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Ký Tên Nguyễn Văn Trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21670.doc
Tài liệu liên quan