Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist

Như vậy để để hoạt động khai thác thị trường khách Thái thì những chính sách “hậu bán hàng” đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy Hanoitourist cần quan tâm nhiều hơn nữa đến những hoạt động này, đồng thời đưa nó vào chính sách thường xuyên của công ty, vì nó không chỉ giúp Hanoitourist khai thác tốt nguồn khách hiện thời mà nó còn góp phần hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của công ty, xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí du khách Thái Lan, điều kiện quyết định cho hoạt động khai thác thị trường khách trong tương lai.

doc138 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt kiều tại Thái lan, họ sẽ là cầu nối giữa công ty với đoạn thị trường trên. 3.2.4 Tăng cường hoạt động truyền thông Để hoạt động khai thác thị trường đạt hiệu quả thì chính sách truyền thông là một khâu đóng vai trò rất quan trọng, muốn có được một chính sách truyền thông phù hợp và có tính hiệu quả cao thì công việc đầu tiên trong kế hoạch truyền thông dài hạn là xác đinh đối tượng và đặc điểm của đối tượng tiếp nhận hoạt động truyền thông, trên thực tế hoạt động truyền thông của Hanoitourist cần nhằm vào 2 đối tượng cụ thể sau: * Truyền thông tác động đến thị trường sơ cấp ( khách du lịch Thái lan): Với đối tượng này chính do hạn chế về mặt địa lý cũng như hạn chế về nguồn lực nên hoạt động truyền thông cần được tiến hành trên các phương tiện như: Website, mạng Internet, truyền hình, hội trợ du lịch, các phương tiện vận chuyển (hãng hàng không, các công ty đường sắt, …) trên các tạp chí thường nhật của người dân Thái, việc phát những ấn phẩm du lịch đến tay người tiêu dùng Thái Lan là biện pháp không khả thi và tốn kém chi phí. * Truyền thông tác động đến thị trường thứ cấp (Công ty lữ hành gửi khách Thái Lan): đây là đối tượng thường xuyên phải tiến hành công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng, vì họ có thể định hướng tiêu dùng sản phẩm du lịch của người dân Thái Lan. Với đối tượng này thì các hoạt động truyền thông phù hợp là: Email, fax, Marketing trực tiếp bằng điện thoại hoặc tiếp xúc trực tiếp thông qua các hội trợ, hội thảo về du lịch Có sự tham gia của các công ty lữ hành gửi khách Thái lan có thể tại Việt nam cũng có thể tại Thái Lan. 3.2.5 Lập kế hoạch đảm bảo và kiểm soát chất lượng phục vụ khách. Việc khai thác thị trường khách phụ thuộc rất lớn vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch của công ty, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến mức độ thoả mãn của khách du lịch và là hoạt động khai thác thị trường trong tương lại với đối tượng thị trường là những khách hàng mà công ty phục vụ, giai đoạn này là một quá trình phức tạp có sự tham gia của nhiều nhân tố, nguyên nhân của sự phức tạp này là bản thân công ty không phải là người phục vụ toàn bộ các dịch vụ trong chương trình đã bán cho khách du lịch mà nó được thực hiện bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau, ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau. Với chương trình của mình, Hanoitourist phải tiến hành đảm bảo và kiểm soát được chất lượng của chương trình một cách hiệu quả, để công tác này có thể được tiến hành dễ dàng thì công ty phải thực hiện các kế hoạch sau: + Chủ đông tìm kiếm nhà cung cấp có uy tín và chất lượng, thiết lập mối quan hệ vững chắc và lâu dài đảm bảo họ có thể cung cấp các dịch vụ trong những lúc cao điểm, cũng như có sự bó hẹp về thời gian. + Để kiểm soát được chất lượng hướng dẫn của Hướng dẫn viên thì công ty phải có hình thức buộc HDV phải nộp bản báo cáo nội dung thuyết trình trước ngày khởi hành, đây xem ra có vẻ như là một công việc không cần thiết với một HDV chuyên nghiệp, tuy nhiên để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác hướng dẫn cũng như tạo cho HDV thói quen có trách nhiệm với công tác chuẩn bị nội dung hướng dẫn đoàn thì công việc này vẫn thực sự cần thiết, đối với thị trường Thái thì hoạt động này càng trở nên cần thiết hơn vì bản thân HDV phục vụ đoàn không phải là HDV của công ty mà là cộng tác viên là những người đã nhiều tuổi, lại không phải là người chuyên môn hướng dẫn như HDV của công ty, vì thế có nhiều trường hợp thông tin hướng dẫn khách không khoa học, không hấp dẫn, đôi khi khiến du khách không thật hài lòng, chính vì vậy công tác báo cáo nội dung hướng dẫn trước chuyến đi là một công việc cần được đưa vào chính sách cũng như kế hoach quản lí của công ty. + Để có thể giảm thiểu tối đa những sai sót trong quá trình phục vụ tại khách sạn cũng như nhà hàng trong hoạt động lưu trú và ăn uống của du khách đồng thời có thể kiểm soát tốt chất lượng các dịch vụ thì công ty có thể chi tiết hoá các yêu cầu về các dịch vụ ngay trong phiếu đặt dịch vụ, chẳng hạn với dịch vụ lưu trú thì trong phiếu đặt phòng khách sạn thì nhân viên điều hành phải ghi rõ các yêu cầu đặt phòng như: loại phòng,số phòng, loại dường, số dường trong phòng, cảnh quan bên ngoài phòng, các yêu cầu khác như hoa trong phòng, màu sắc trong phòng,.. điều này sẽ có ích cho công ty trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong lúc nhận phòng thực tế, cũng như có thể đáp ứng nhu cầu của một số du khách khó tính; đối với dịch vụ ăn uống thì trong phiếu đặt ăn, công ty cần ghi rõ các nội dung như các món ăn, thứ tự phục vụ, thời gian phục vụ bữa ăn, các yêu cầu đặc biệt dành cho khách ăn kiêng, khách là người già, trẻ em nhỏ tuổi,… +Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình chất lượng dịch vụ của các nhà cung ứng thông qua hướng dẫn viên, đồng thời liên tục phản ánh những tình huống bất ngờ sảy ra để có thể phối hợp giải quyết, làm thoả mãn tối đa nhu cầu của du khách. 3.2.6 Hoàn thiện chính sách “Hậu bán hàng” Chúng ta đều biết tầm quan trọng của những chính sách hậu bán hàng trong các ngành sản xuất vật chất, và nó trở nên đặc biệt quan trọng đối với các ngành dịch vụ trong đó có du lịch, đối với 1 đoàn khách, khả năng quay trở lại tiêu dùng sản phẩm du lịch một lần nữa một mặt phụ thuộc vào chất lượng phục vụ trong quá trình tiêu dùng của họ mặt khác nó còn phục thuộc rất lớn vào những hoạt động hậu bán hàng, chính vì vậy hoàn thiện chính sách “hậu bán hàng” cũng chính là một hoạt động đẩy mạnh khai thác thị trường khách trong tương lai. Đối với thị trường khách Thái thì chính sách này phải được triển khai trên nhiều phương diện, và tất nhiên phải phù hợp với nguồn lực của Hanoitourist. Các hoạt động truyền thống: + Công ty tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện các hoạt động đã triển khai với thị trường khách Thái như: sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, bảng thăm dò nhu cầu. Tuy nhiên cần hoàn thiện hoạt động này hơn nữa đặc biệt là khâu chuẩn bị và thiết kế các câu hỏi, để có thể thiết kế ra một phiếu trưng cầu ý kiến hay một phiếu thăm dò nhu cầu hiệu quả thì bản thân người thiết kế phải am hiểu rõ những đặc tính tiêu dùng của du khách Thái Lan, có kiến thức về tâm lý người tiêu dùng có khả năng sử dụng ngôn ngữ chuẩn. Việc thiết kế này phải là sự phối hợp giữa bộ phận điều hành + tổ phụ trách thị trường Thái + hướng dẫn viên Thái, nó sẽ đảm bảo tính chính sách, tính khoa học và mức độ toàn diện, tránh tình trạng đưa ra những phiếu trưng cầu ý kiến được chuẩn bị sơ sài, gấp gáp, và nội dung không sát với yêu cầu tìm kiến thông tin. +Duy trì hình thức tặng quà cho khách sau mỗi chuyến đi, yêu cầu của món quà không phải là giá trị về vật chất mà nó cần đảm bảo giá trị về văn hoá và tinh thần. Đặc biệt với những đối tác là các công ty lữ hành gửi khách thì Công ty cần có hình thức tặng quà nhân dịp ngày thành lập, nhân dịp ngày lễ - tết của họ, một mặt tận dụng món quà để giới thiệu về các sản phẩm mới cũng như các chính sách ưu đãi của công ty, mặt khác nó còn nhằm duy trì mối quan hệ kinh doanh với đối tác. Các hoạt động không truyền thống: + Nếu có thể, công ty nên có chính sách thu thập địa chỉ Email của những khách du lịch đã từng tham gia chương trình du lịch của công ty, đồng thời thường xuyên gửi mail cảm ơn vì đã tham gia chuyến đi cũng như cho họ thông báo về những chương trình du lịchmới, các hình thức ưu đãi, giảm giá kèm theo lời mời tham dự. Dưới sức mạnh của công nghệ thông tin hiện nay việc gửi mail cho cùng một lúc hàng ngàn địa chỉ là một điều đơn giản, không đòi hỏi nhiều chi phí về thời gian cũng như nhân lực, điều quan trọng là công ty ý thức được tầm quan trọng của hình thức gửi mail cho khách hàng cũ này, bởi điều này có tác động không nhỏ trong quá trình ra quyết đinh lựa chọn nơi du lich và nơi mua sản phẩm du lịch, trên thực tế đây có thể là công việc của bản thân các đối tác gửi khách Thái Lan. Tuy nhiên, để lôi kéo được sự quay trở lại của nguồn khách cũ chúng ta không chỉ quan tâm đến các chính sách hậu bán hàng với các công ty Lữ hàng gửi khách Thái mà chúng ta còn phải quan tâm đến việc tác động như thế nào đến khách du lịch Thái để Việt nam là lựa chọn lần du lịch tiếp theo của họ. Đó không phải là hình thức khai thác thị trường khách “từ xa” hay sao? + Ngoài ra với tư cách cá nhân, các nhân viên trong tổ phụ trách thị trường Thái có những hoạt động sau bán hàng nhắm tới đối tượng là các Tourleader của công ty đối tác bằng nhiều biện pháp khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau, để củng cố hơn nữa mối quan hệ bạn hàng với họ, đó cũng chính là những dịch vụ chăm sóc khách hiệu quả nằm trong các hoạt động không chính thức. Như vậy để để hoạt động khai thác thị trường khách Thái thì những chính sách “hậu bán hàng” đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy Hanoitourist cần quan tâm nhiều hơn nữa đến những hoạt động này, đồng thời đưa nó vào chính sách thường xuyên của công ty, vì nó không chỉ giúp Hanoitourist khai thác tốt nguồn khách hiện thời mà nó còn góp phần hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của công ty, xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí du khách Thái Lan, điều kiện quyết định cho hoạt động khai thác thị trường khách trong tương lai. KẾT LUẬN Sau một thời gian ngắn thực tập tại công ty Lữ hành Hanoitourist, được sự chỉ dậy hết lòng của Th.S Lê Trung Kiên em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân. Chuyên đề đã đi sâu tìm hiểu về hoạt động khai thác thị trường khác Thai Lan của Công ty, tìm hiểu những mặt được và những điều còn hạn chế trong hoạt động khai thác thị trường khách để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này. Chuyên đề đã khép lại nhưng nó như một bài học lớn của bản thân em, mở ra cho em những kiến thức thực tế mà một sinh viên ngành du lịch chuẩn bị đi làm rất cần. Những kiến thức mà em tích luỹ được trong quá trình viết khoá luận sẽ giúp em trưởng thành hơn nhiều trong cuộc sống sau này. Trong một thời gian ngắn, chắc hẳn chuyên đề không thể tránh khỏi thiếu sót và sơ sài, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kinh tế du lịch. NXB Thống kê Hà Nội 1999 2. Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch. Chủ biên: PTS - Nguyễn Văn Đính - Nguyễn Văn Mạnh. NXB Thống kê Hà Nội 1996. 3. Giáo trình quản trị Kinh Doanh lữ hành Chủ Biên: TS - Nguyễn Văn Mạnh NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2005 4. Giáo Trình Markeing căn bản Chủ biên: PGS.TS Trần Minh Đạo – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Mạng Internet Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên Du lịch k45. Phần 1: Chuẩn bị trước chuyến đi Lý do tổ chức chuyến đi Nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm nghiệm lý thuyết đã học. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lịch và khách sạn, phát triển kỹ năng thực hành Quản trị kinh doanh lữ hành và giáo dục truyền thống cho sinh viên. Ban chủ nhiệm khoa Du lịch và khách sạn đã tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K45, với sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Sau chuyến đi, mỗi sinh viên đều có những cảm nhận và nhận xét riêng, bản thân em cũng vậy, em viết báo cáo để tổng kết lại những gì thu được trong chuyến đi. Kế hoạch chuyến đi thực tế. Với kinh nghiệm tổ chức chuyến đi cho các khóa trước, các thầy cô giáo trong khoa Du lịch và Khách sạn đã lựa chọn và đưa ra tuyến hành trìnhnhư sau: Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Đà Nẵng – Đồng Hới – Quê Bác – Vinh – Hà Nội. Thời gian của chuyến đi: 06 ngày 05 đêm ( từ 06/3 đến 11/3/2007). Kinh phí: Ngoài phần hỗ trợ kinh phí tàu xe của nhà trường (100.000 VND),mỗi sinh viên phải đóng thêm 1.000.000VND cho việc ăn, ở, tham quan, giao lưư với các tổ chức, doanh nghiệp Du lịch tại các điểm tham quan trong chuyến đi. Toàn đoàn gồm có: 88 sinh viên K45 ( trong đó có 41 sinh viên lớp Du lịch A, 47sinh viên lớp Du lịch B), cùng với 5 thầy cô giáo: T.s Nguyễn Văn Mạnh- trưởng khoa- kiêm trưởng đoàn; Th.s Trương Tử Nhân; Th.s Lê Trung Kiên; Th.s Trần Thị Hạnh; và thầy Hằng. Chuẩn bị trước khi đi của Khoa QTKD Du lịch & Khách sạn. Sau khi đã thống nhất chọn tour như trên, công việc được phân công cụ thể cho từng thầy cô hoặc lớp như sau: Phụ trách thu tiền của sinh viên: Cô phụ trách khoa Ngô Thị Hoa Xuân Phụ trách đặt ăn, đặt phòng khách sạn, đặt xe: Thầy Nhân và thầy Kiên. Xây dựng lịch trình tour: Thầy Nhân và thầy Kiên. Trước khi đi, cán sự lớp cùng các thầy cô phụ trách có một buổi họp vào ngày 02/3/2007, để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp. Trong đó lớp Du lịch B phụ trách in băng zôn để dán lên hai xecủa đoàn. Cán sự lớp nhắc nhở sinh viên mang đầy đủ quần áo ấm, thẻ sinh viên, chứng minh thư, đồ dùng cá nhân… Sáng ngày 05/3/2007 gặp mặt toàn đoàn trước khi đi. Thầy Nhân và thầy Kiên phổ biến kế hoạch và những quy định cụ thể trong chuyến đi. Chuẩn bị trước khi đi của lớp Du lịch B. Sau khi được phổ biến và phân công công việc cụ thể vào ngày 02/3, thì ban cán sự lớp Du lịch B đã họp vào hồi 8h ngày 03/3/2007 để chuẩn bị cho chuyến đi được tốt nhất, cụ thể như sau: Làm băng zôn cho khoa: Phạm Mạnh Hùng Mua túi nilon đựng rác, chuẩn bị thuốc men, đồ dung y tế, phần thưởng cho các trò chơi, câu đố, mua hai bình nước uống cho lớp: Trần Thị Thanh Tâm Xây dựng chương trình thuyết minh gồm: Giới thiệu về các tỉnh mà đoàn sẽ đi qua, soạn các câu hỏi, câu đố, các trò chơi về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các câu chuyện cười: Trần Thị Thanh Tâm. Soạn phần thưởng cho các trò chơi: Vũ Văn Sơn. Làm băng đô cho tập thể lớp: Vũ Văn Sơn và Thanh Tâm. Sau khi chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi, đúng 5h ngày 06/3/2007 đoàn bao gồm hai xe car 45 chỗ đưa 88 sinh viên và 4 thầy cô giáo (d0 thầy Kiên có việc bận đột xuất nên không thể đi cùng đoàn) vào cuộc hành trình với những háo hức và đầy sự tò mò của những nhà Quản trị du lịch trong tương lai. Phần 2: Lịch trình chi tiết chuyến đi thực tế Mục đích chuyến đi. Với những chuẩn bị rất kỹ của thầy cô giáo khoa QTKD Du lịch & khách sạn, thầy cô giáo hy vọng sinh viên sẽ có thời gian và thực tế để kiểm nghiệm lại lý thuyết đã học, đồng thời giúp sinh viên nâng cao kỹ năng quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, và kỹ năng hướng dẫn du lịch. Đây đồng thời cũng là thời gian thực tập trong kỳ thực tập của nhà trường cho sinh viên năm cuối. Lịch trình chi tiết của chuyến đi. Ngày thứ 01 (thứ 3 ngày 06/3): Hà Nội – Quảng Bình, khoảng 530km. 5h00: Xe đón tại Nhà Văn Hóa Đai học Kinh Tế Quốc Dân, đúng 5h15 xe chạy 6h20: Cả đoàn nghỉ ăn sáng tại Phủ Lý- Hà Nam. 12h00: Xe đến thành phố Vinh- Nghệ An 13h10: Nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Bến Thủy, số 41 Nguyễn Du, thành phố Vinh; Người liên hệ: chị Phương Anh-phụ trách nhà hàng – Điện thoại: (038)855 704 – Fax: (038) 552 788. 14h00: Tiếp tục hành trình, đi Quảng Bình. 18h00: Đến Quảng Bình, làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ (khách sạn 2 sao), đường Trương Pháp, phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình – Điện thoại: (052) 822 369/828 049/828 050/828 051- Fax: (052)827 684. 19h00: Ăn tối tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ, với sự tiếp đón rất nhiệt tình của anh Dũng – giám đốc Sở du lịch tỉnh Quảng Bình. 20h00: Nghỉ ngơi, hoặc dạo phố biển tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ. Ngày thứ 02 (thứ 4 ngày 07/3): Đồng Hới – Phong Nha – Huế, khoảng 200km. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ 7h00: Làm thủ tục trả phòng khách sạn, xuất phát đi động Phong Nha - Quảng Bình. Tại đây sẽ được nghe thuyết trình của thuyết minh viên (anh Ngọc – Tel:0982 584 699). Sau đó đi thuyền trên sông Son để vào thăm các động: Tiên Sơn, Phong Nha… 12h00: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình – Điện thoại: (052)675 016 – Fax: (052)675 466. 13h00: Khởi hành đi Huế theo đường Hồ Chí Minh 15h00: Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thực hiện nghi lễ viếng và đi viếng mộ các anh hùng liệt sĩ. 16h00: Tiếp tục hành trình đi Huế 18h00: Đến Huế, làm thủ tục nhận phònh tại khách sạn Đồng Lợi, 19 đường Phạm Ngũ Lão, thành phố Huế - Điện thoại: (054) 822 296/826 234/833 865 – Fax: (054) 826 234 – Email: interser@dng.vnn.vn 19h00: Ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi 20h00: Tổ chức chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ ( 08/03). Ngày thứ 03 (thứ 5 ngày 08/3): Tham quan Huế. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi 7h30: Tham quan nhà vườn An Hiên, chùa Thiên Mụ, tham quan Đại Nội: Ngọ Môn Quan, Điện Thái Hòa, Kinh thành Huế, Cửu Đỉnh… 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi 14h00: Tham quan lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chợ Đông Ba 18h00: Ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi 22h00: Nghe hò Huế trên sông Hương. 23h15: Nghỉ tối tại khách sạn Đồng Lợi. Ngày thứ 04 (thứ 6, ngày 09/3): Huế - Đà Nẵng – Hội An, khoảng 150km. 6h00: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi, làm thủ tục trả phòng. 7h00: Khởi hành đi Mỹ Sơn, tham quan Mỹ Sơn. 13h00: Ăn trưa tại Tam Kỳ, quán Mười, Quốc lộ 1A, cầu Mống, Câu Lâu cũ, Diện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam – Điện thoại: (0510) 867 463, di động: 0914 020 719. 15h00: Đến Hội An, nhận phòng tại khách sạn Nhi Nhi, 60 đường Hùng Vương, Hội An –Giám đốc Lưu Văn Cam, di động- 0913 494 057,điện thoại:(0510)917118/211978,Fax:(0510)916718,Email:hotelnhinhiha@yahoo.com,vancamdn@yahoo.com,Web:www.hoiannhinhihotel.com 18h00: Ăn tối tại nhà hàng Kim Đô, 180 dường Trần Phú, Hội An, điện thoại: (0511)821 1846, Fax: (0511) 561 457, email: k.co@dng.vnn.vn Buổi tối, tự do tham quan phố cổ Hội An. Ngày thứ 05(thứ 7 ngày 10/3: Hội An – Đồng Hới – Vinh. 5h00: Trả phòng và xuất phát đi Đồng Hới, ăn sáng do các lớp tự chuẩn bị. 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Hữu Nghị, 22 Quách Xuân Kỳ, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, điện thoại: (052) 822 567/822 137, Fax: (052) 822 463. 13h00: Tham quan sông Nhật Lệ và tượng đài Mẹ Suốt 14h00: Xe khởi hành về Vinh 15h30: Nghỉ ngơi tại bãi biển Đá Nhảy, Quảng Bình. 18h30: Tới khách sạn Bến Thủy, số 41 Nguyễn Du- TP Vinh- diện thoại: (038) 3855 163/3855 910/ 3554 883- Fax: (038) 3552 788, làm thủ tục nhận phòng 19h00: Ăn tối tại nhà hàng Bến Thủy Buổi tối tự do. Ngày thứ 6 (chủ nhật ngày 11/3): Quê Bác – Hà Nội. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn Bêns Thủy 7h30: Trả phòng, khởi hành đi tham quê Bác 8h30: Tham quan quê ngoại, quê nội và khu tưởng niệm Bác Hồ. Tham và viếng mộ mẹ Bác, mộ bà nội Bác Hồ. 11h15: Xuất phát về Hà Nội 14h30: Ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan, số 01 phố Phan Chu Trinh, đường Điện Biên, TP Thanh Hóa. 15h30: Xuất phát về Hà Nội, trên đường đi ghé thăm đền Sòng, Thanh Hóa. 20h00: Về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi. Bảng So sánh lịch trình trên lí thuyết và lịch trình thực tế đã thực hiện Lịch trình chi tiết Lịch trình thực hiện Ngày thứ 01(thứ 3 ngày 6/3): Hà Nôi-Phong Nha (530 km) 6h00: Xe đón tại đại học KTQD. 8h00: Nghỉ tại Tam Điệp 12h00: Xe đến Vinh: nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Bến Thuỷ. 13h00: Xe tiếp tục hành trình. 18h00: Đến Quảng Bình, nhận phòng tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ 19h00: nghỉ ngơi ăn tối tại Khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ. Ngày thứ 02(thứ 4 ngày 7/3): Phong Nha- Huế(200km) 06h30: Ăn sáng tại nhà hàng KS Công Đoàn Nhật Lệ 07h00: Trả phòng, xuất phát đi động Phong Nha: + Nghe thuyết trình giới thiệu về động + Đi thuyền tham quan động 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha 12h30: Khởi hành đi Huế. 15h00: Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. 16h00: Tiếp tục hành trình. 18h00: Đến Huế nhận phòng tại khách sạn Đồng Lợi, ăn tối. Và Tổ chức hoạt động chào mừng 8/3. Ngày thứ 03( thứ 5 ngày 8/3): Tham quan Huế. 07h00: Ăn sáng tại khách sạn. 08h00: Tham quan lăng Tự Đức, Lăng Khải Định. Tham quan chùa Thiên Mụ, Nhà vườn An Hiên. 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi. 14h00: Đi tham quan Đại Nội: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Kinh thành Huế, Cửu Đỉnh…. 19h00: Nghe hò Huế trên sông Hương. 17h00: Tham quan chợ Đông Ba 22h00: Về nghỉ đêm ở khách sạn. Ngày thứ 04(thứ 6 ngày 9/3): Huế- Đà Nẵng- Hội An (150 km) 06h00: trả phòng, ăn sáng tại khách sạn 07h00: Khởi hành đi Mỹ Sơn. 13h00: Ăn trưa tại Tam Kỳ(Bà Mười)hoặc Hội An (Kim Đô) 14h30: Nhận phòng tại khách sạn tại Hội An(khách sạn Nhi Nhi) 15h00: Tham quan Hội An (có hướng dẫn) 18h00: Ăn tối tại nhà hàng Kim Đô, tối tự do thăm quan phố cổ. Ngày 05 (thứ 7 ngày 10/3): Hội An- Đồng Hới- Vinh. 06h30: trả phòng khách sạn, ăn sáng tại nhà hàng Kim Đô 7h30: Xuất phát đi Vinh. 11h30: ăn trưa tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ. 13h00: Xe khởi hành đi Vinh. 15h50: Nghỉ và chụp ảnh lưu niệm tại bãi biển Kỳ Anh- Hà Tĩnh. 19h00: Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Bến Thuỷ. Ngày thứ 06( Chủ Nhật ngày11/3)Làng Sen-Hà Nội. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn 7h30: Trả phòng, xuất phát đi quê Bác. 8h30: Tham quan quê Bác: Hoàng Trù, Làng Sen, Mộ mẹ Bác. 13h30: Nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan, Thanh Hoá. 15h00: Xuất phát về Hà Nội. 19h00: Về đến Hà Nội- Trường ĐH KTQD. Ngày thứ 01(thứ 3 ngày 6/3): Hà Nôi-Phong Nha (530 km) 5h30: Xe đón tại đại học KTQD. 7h15: Nghỉ tại Phủ Lý. 13h15: Xe đến Vinh: nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Bến Thuỷ. 14h00: Xe tiếp tục hành trình. 19h00: Đến Quảng Bình, nhận phòng tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ 20h00: nghỉ ngơi ăn tối tại Khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ. Ngày thứ 02(thứ 4 ngày 7/3): Phong Nha- Huế(200km) 06h30: Ăn sáng tại nhà hàng KS Công Đoàn Nhật Lệ 07h00: Trả phòng, xuất phát đi động Phong Nha: + Nghe thuyết trình giới thiệu về động + Đi thuyền tham quan động 13h00: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha 14h00: Khởi hành đi Huế. 16h00: Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. 17h00: Tiếp tục hành trình. 18h00: Đến Huế nhận phòng tại khách sạn Đồng Lợi, ăn tối. 22h00: Tổ chức hoạt động chào mừng 8/3. Ngày thứ 03( thứ 5 ngày 8/3): Tham quan Huế. 07h00: Ăn sáng tại khách sạn. 08h00: Tham quan chùa Thiên Mụ, Nhà vườn An Hiên, Đại Nội: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Kinh thành Huế, Cửu Đỉnh…. 12h00: Ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi. 14h00: Tham quan lăng Tự Đức, Lăng Khải Định. 19h00: Nghe hò Huế trên sông Hương. 22h00: Về nghỉ đêm ở khách sạn. Ngày thứ 04(thứ 6 ngày 9/3): Huế- Đà Nẵng- Hội An (150 km) 06h00: trả phòng, ăn sáng tại khách sạn 07h00: Khởi hành đi Mỹ Sơn. 14h30: Ăn trưa tại Tam Kỳ(Bà Mười) 15h30: Nhận phòng tại khách sạn tại Hội An(khách sạn Nhi Nhi) 19h30: Ăn tối tại nhà hàng Kim Đô, tối tự do thăm quan phố cổ. Ngày 05 (thứ 7 ngày 10/3): Hội An- Đồng Hới- Vinh. 05h00: trả phòng khách sạn Nhi Nhi. 8h30: Ăn sáng ngoài trời. 10h00: Đi chợ Đông Hà 12h30: ăn trưa tại khách sạn Hữu Nghị. 14h00: Xe khởi hành đi Vinh. 15h30: Nghỉ và chụp ảnh lưu niệm tại bãi biển Bãi nhảy. 19h00: Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Bến Thuỷ. Ngày thứ 06( Chủ Nhật ngày11/3)Làng Sen-Hà Nội. 6h30: Ăn sáng tại khách sạn 7h30: Trả phòng, xuất phát đi quê Bác. 8h30: Tham quan quê Bác: Hoàng Trù, Làng Sen, Mộ mẹ Bác. 13h30: Nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan, Thanh Hoá. 15h00: Xuất phát về Hà Nội. 16h00: Đền Sòng Thanh Hoá. 20h10: Về đến Hà Nội- Trường ĐH KTQD. Nhìn Bảng so sánh lịch trình chi tiết và lịch trình thực hiện ta thấy: Nhìn chung thực hiện thường chậm hơn lịch trình khoảng 1h. Một số điểm thay đổi: Ngày 01: 08h00: nghỉ tại Phủ Lý ăn sáng thay vì Tam Điệp. Ngày 03: Sáng: Thăm quan Đại Nội thay vì thăm quan lăng Tự Đức và Khải Định Chiều: Thăm quan Lăng Tự Đức và Khải Định. Không đi chợ Đông Ba như trong lịch trình Ngày 04: Tham quan Hội An không có hướng dẫn thay vì có hướng dẫn như trong lịch trình. Ngày 05: Đi chợ Đông Hà (không có trong lịch trình) nhưng thời gian quá ít. Ăn trưa tại nhà hàng Hữu Nghị thay vì KS Công Đoàn Nhật Lệ như trong lịch trình. Ngày 06: 16 h00: Đến Đền Sòng (Thanh Hoá )- không có trong lịch trình Như vậy: Thật tiếc vì không được đi chợ Đông Ba Thời gian lưulại Hội An quá ngắn. + Tham quan phố cổ không có hướng dẫn viên. Vì tính thời gian về Hà Nội chưa hợp lý. Sau 20h00 xe mới được vào thành phố như vậy thừa thời gian. Do đó đi đền Sòng Bảng tổng kết tài chính của toàn đoàn. Bảng tổng kết tài chính của chuyến đi Số lượng: 88SV Đơn vị tính: VND Ngày STT Nội dung chi phí Chi phí cố định FC Chi phí biến đổi VC 1 1 Thuê xe ôtô 32.000.000 2 Ăn trưa KS Bến Thủy 30.000 3 Ăn tối KS Công Đoàn Nhật Lệ 30.000 4 Khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ 40.000 2 5 Ăn sáng KS Công Đoàn Nhật Lệ 10.000 6 Vé tham quan Phong Nha 30.000 Hướng dẫn viên Phong Nha 100.000 7 Thuê thuyền 1.190.000 8 Vé vào động Tiên Sơn 20.000 9 Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha 30.000 10 Ăn tối KS Đồng Lợi – Huế 30.000 11 Khách sạn Đồng Lợi 40.000 3 12 Ăn sáng KS Đồng Lợi 10.000 11 Vé tham quan Đại Nội 35.000 12 Nhà vườn An Hiên 100.000 13 Ăn trưa KS Đồng Lợi 30.000 14 Vé tham quan Lăng Tự Đức 30.000 15 Vé tham quan Lăng Khải Định 30.000 16 Hướng dẫn viên Huế 200.000 17 Thuê thuyền trên sông Hương 1.920.000 18 Ăn tối KS Đồng Lợi 30.000 19 Khách sạn Đồng Lợi 40.000 4 20 Ăn sáng KS Đồng Lợi 10.000 21 Hướng dẫn viên Mỹ Sơn 100.000 22 Thuê xe ôtô vào Mỹ Sơn 10.000 23 Ăn trưa tại Bà Mười 30.000 24 Ăn tối NH Kim Đô 30.000 25 KS Nhi Nhi 50.000 5 26 Ăn sáng 10.000 27 Ăn trưa KS Hữu Nghị 30.000 28 Ăn tối Bến Thủy 30.000 29 KS Bến Thủy 40.000 6 30 Ăn sáng KS Bến Thủy 10.000 31 Hướng dẫn viên 100.000 Ăn trưa NH Dạ Lan 2 - TH 30.000 31 Chi phí khác Quà + băng zôn Hương hoa 880.000 340.000 Tổng 36.930.000 745.000 Tính giá thành cho 1 khách Z/khách = Vc + = 745.000 + 36.930.000/ 88 = 1.164.660 VND Tính tổng chi phí cho cả đoàn khách Tc = Vc*Q + Fc = 745.000*88 + 36.930.000 =102.490.000 VND Trên đây là giá tour áp dụng cho sinh viên khoa DL, trường DH KTQD. Nếu tour này được sử dụng để làm chương trình bán cho khách du lịch thì ta không thể bán với mức giá này được mà mức giá bán cần phải được tính theo công thức sau: G = Z + T + Cb + Ck + P + VAT Trong đó: G là giá bán Z là giá thành T là khoản thuế phải nộp Cb là chi phí bán Ck là chi phí khác P là lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp Giả sử T =10% Z Cb =10% Z Ck =20% Z P = 5 % Z Đặt Gdn = Z + Cb + Ck + P + T = (1 + 0.1 + 0.1 + 0.2 + 0.05)*Z = 1.45*Z = 1.45*1.164.660 = 1.688.657 VND VAT = 10% Gdn  G = Gdn+ VAT = 1.688.657 * 1.1 = 1.857.632,7 = 1.857.633 VND Như vậy Đứng trên vai trò một nhà kinh doanh lữ hànhthì Tour du lịch trên sẽ được bán cho khách du lịch với giá 1.875.633VND. Đánh giá nhận xét về chyến đi và một vài cảm tưởng cá nhân 5.1 Nhận xét về các dịch vụ lưu trú và ăn uống * Dịch vụ ăn uống: Bữa trưa đầu tiên đoàn dừng chân tại nhà hàng Bến Thuỷ để ăn, ở đây đồ ăn ngon nhưng một số món gia vị cho hơi cay mang hương vị miền trung nhưng sinh viên ở các vùng khác nhau nên có nhiều người không ăn cay được. Các bũa ăn tiếp theo tại khách sạn Nhật Lệ của tỉnh Quảng Bình, nhà hàng Phong Nha, khách sạn Đồng Lợi ở thành phố Huế, Nhà Hàng Kim Đô ở Hội An, quán cô Mười ở tỉnh Đà Nẵng, nhà hàng Dạ Lan ở thành phố Thanh Hoá. Nhìn chung với mức giá là 30 000 đồng cho các hai bữa ăn chính và 10 000 đồng cho bữa sáng thì mọi người cũng đã được thưởng thứccác món đặc sản của vùng đó như canh hến Huế, phở bò Huế, và nhiều mónăn khác. Đồ ăn ở các điểm này có đặc điểm chung là có ít nhất một món hải sản của địa phương khai thác. Các mon ăn rất hợp với khẩu vị mọi người, hầu như là không có ai là bị dị ứng hay không ăn được, món ăn đưa ra không còn thừa nhiều vì sau những giờ đi chơi thì các bạn sinh viên đều rất mệt và đói nhiều khi nhà hàng còn không mang cơm ra kịp nữa. Riêng ở khách sạn Đồng Lợi của Huế sinh viên kêu nhiều về món bột lọc bọc tôm không hề ngon chut nào, nhiều người con nói đó là tôm từ hôm trước còn họ đem chế biến lại. Nhìn chung là do đi đường mệt, giờ ăn lại tương đối muộn nên hầu như không có tình trạng thừa thãi thức ăn nhiều. về phần ăn uống em vẫn cảm thấy ấn tượng nhất là ở nhà hàng Kim Đô ở Hội An, ấn tượng đầu tiên khi bước vao nhà hàng là đội ngũ nhân viên phục vụ quá ổn. Những cô gái với chiếc áo bà ba đặc trưng của vùng sông nước, tuổi khoản từ dưới 30. Món ăn được bày và bố trí tương đối đẹp mắt. Tiếp đền là nhà hàng Hoàng Lan ở Thanh Hoá, khách sạn Hữu Nghị ở Quảng Bình, đồ ăn ở đây rất ngon. Em đánh giá thấp nhất là công tác phục vụ tại nhà hàng Đồng Lợi ở Huế, đồ ăn thì cũng được nhưng tổ chức phục vụ thì quá kém. bữa trưa ngày 8/3 trong khi sinh viên đang rất đói mới hết một tô com thì phải ngồi đợi đến 10 phút sau vẫn chưa có cơm mang tới, bởi vậy đã có những bạn phải đứng dậy mặc dù vẫn còn đói. *Dịch vụ lưu trú Với tiêu chuẩn ở tại khách sạn 1-2* nếu nói là tuyệt vời thì không được, nhưng nhìn chung là phòng ngủ tương đối đẹp, trang thiết bị cũng tương đối đầy đủ, phòng nào cũng có điều hoà, mini bar, tivi, dịch vụ giặt là trong khách sạn, bình nước nóng lạnh, sà bông tắm cho mỗi người, kem và bàn chải đánh răng cho từng người nhưng vẫn còn một số điều em chưa ưng lắm. Ngày đầu tiên khi đến khách sạn Nhật lệ đã có sự sáo trộn phòng so với sắp xếp ban đầu là 4 người một phòng, nhưng khách sạn lại phân vào phòng có 3 giường đơn và phải ở tới 6 người một phòng nên phải ghép phòng này với phòng khác. Khăn trải giường và chăn đắp cũng chưa đạt tiêu chuẩn. khăn trải giường màu trắng đã ngả màu trông cũ, riêng ở khách sạn Bến Thuỷ thì màu của rèm cửa và màu của khăn trải giường, chăn đắp không đồng nhất và hài hoà với nhau; rèm cửa màu xanh thẫm, trải giường màu trắng, chăn màu nõn chuối. Sự kết hợp không hoà này không toát nên tính không chuyên nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ. Phòng tắm: phòng tắm trong các khách sạn không có bồn tắm mà chỉ tắm bằng vòi hoa sen trừ khách sạn Nhi Nhi ở Hội An là có bồn tắm. Còn phòng tắm ở khách sạn bến thuỷ thì đã quácũ (phòng em ở còn các phòng khác thì tốt hơn), bình nóng lạnh không hoạt động, nền đá trong phòng màu sẫm có vẻ làm từ khá lâu nên khi bước vào có cảm giác không thoải mái, khăn trong phòng tắm thì đã chuyển mau hết khiến khách không dám sủ dụng. Vị trí của khách sạn cũng tương đối thuận lợi, nằm ngay tung tâm của thành phố rất gần với các điểm du lịch. Có bãi để xe gần với khách sạn và đường đi vào khách sạn cũng rộng rãi trừ khách sạn Đồng Lợi ở Huế là đường vào hơi nhỏ rất khó quay đầu xe và không thể dừng lại lâu được vì sẽ làm ách tắc giao thông. 5.2. Nhận xét về dịch vụ vận chuyển Ôtô được trang bị điều hoà, quạt thông gió nên mặc dù thơì tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh nhưng trong xe thì mọi người luôn có cảm giác như thời tiết mùa thu mát mẻ. Ngoài ra trên xe con lắp một hệ thống dàn âm thanh rất hiện đại với những đĩa hat rất sôi động tao không khí vui vẻ tre khoẻ cho cả đoàn. 5.3 Đội ngũ hướng dẫn viên Rất tuyệt vời, đây không phải là lần đầu tiên em được nghe hướng dẫn viên thuyết trình nhưng trong chuyến đi này em phải công nhận một điều là thầy cô đã liên hệ được với một ngũ hướng dẫn viên thuyết trình rất có hồn lôi cuốn người nghe bởi cách dẫn dắt câu chuyện dí dỏm của chị Quỳnh Hương hướng dẫn viên ở Đại nội của Huế, lăng Khải Định, Lăng Tự Đức và chùa Thiên Mụ bằng giọng nói nhẹ nhàng của sứ Huế chị đã làm cho mọi người cảm thấy rất hứng thú trong suốt chuyến đi làm tan đi không khí mệt mỏi của hai ngày đường đến Huế, cứ mỗi khi đi qua một địa điểm nào của Huế chị lại giới thiệu qua về điểm đó, lúc đó mọi người đều hướng tất cả vể phía hướng tay chị để được quan sát. Trên dọc đường đi chị lần lượt hát các bài về Huế, kể chuyện tình của các đôi trai gái Huế trên đồi Vọng Cảnh, trên dòng sông Hương. Đến Thánh địa Mỹ Sơn ta lại bắt gặp một phong cách thuyết trình mới của chú hướng dẫn viên nơi đây đó là cách giải thích những điều kì lạ làm nên một Thánh Địa tồn tại mấy nghìn năm và được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bằng những hiểu biết khoa học về tự nhiên, vật lý, kiến trúc, và hoá học. phong cách hướng dẫn tự tin cộng với một niềm say mê về công trình kiến trúc tuyệt vời này. Ngày cuối cùng đoàn về đến làng Sen quê Bác thăm căn nhà của ông bà ngoại.Tại quê ngoại của Bác mọi người lại xúc động nghẹn ngào trước những lời kể chứa chan tình yêu thương và thành kính của chị hướng dẫn viện nơi đây về hoàn cảnh gia đình Bác, cha bác đã được ông bà ngoại đón về nuôi như thế nào và sau đó lại gả con gái cho. Mẹ bác là một người phụ nữ tần tảo thương chồng thương con đã chấp nhận dời xa quê hương để đến Huế sinh sống, ngày đêm dệt vải để nuôi chồng nuôi con rồi bà lâm bệnh qua đời ở Huế khi tuổi mới có ngoài 30. Rồi cảnh Bác phải bế em đi khắp nơi xin sữa. Lời kể của chị hướng dân viên như nức nở, tình cảm như ứa đọng nơi cổ họng không nói thành lời, mắt chị nhoè đi như sắp khóc. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe . Đó là cái tài của người hướng dẫn, với một chất giọng sứ Nghệ cộng với một tình cảm thật chị đã truyềnhết cảm xúc của minh cho người nghe và dẫn dắt người nghe theo lời kể của mình. 5.4 Các danh lam thắng cảnh Trên đoạn hành trình từ Hà Nội vào tới Đà nẵng, dọc đường là những hàng cây xanh biếc, những dãy Trường sơn trập trùng với những dải đèo nối tiếp nhau, những cánh rừng cao su, rừng thông bạt ngàn, ngững bãi cát trắng của thành phố quảng trị nổi tiếng về khí hậu khắc nghiệt. Đến mỗi nơi chúng ta lại được cảm nhận một điều mới mẻ mang đậm đặc tính của vùng đó. Được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp làm sao lòng du khách trong nước và quốc tế, đó là cácdi sản thiên nhiên và văn hoá đã được thế giới công nhận. Động phong nha với các hang động có những tảng nhũ được thiên nhiên tạo dựng nên từ những vận động địa chất của tự nhiên đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật mà con người không thể làm đựơc. Đến với sứ Huế mộng mơ, suôi dòng trên dòng sông Hương và nghe hò Huế để ngắm cảnh Huế vào ban đêm thật yên bình và dịu dàng như những cô gái Huế, thăm những công trình kiến trúc lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn đã xây dựng để làm nơi an nghỉ cuối cùng. Đến Thánh Địa để được chứng kiến công trình kiến trúc kì diệu do chính bàn tay con người tạo ra từ các đây mấy nghìn năm trước con người đã làm nên được sự kì diệu mà ngày nay vẫn chưa giải thích hết đựơc. Tại phố cổ Hội An chúng ta lại đựơc chứng kiến khu phố với những ngôi nhà gỗ lim cổ, những chiếc đèn lồng mang phong cách Trung Quốc vẫn tồn tại giữa những khu phố hiện đại của đất nước, một khung cảnh trái ngược hoàn toàn giữa một bên là cổ kính và một bên là hiện đại. 5.5 Hàng hoá: Dịch vụ hàng lưu niệm phục vu du khách thăm quan cũng tương đố đa dạng. Tại mỗi một điểm khách du lịch có thể mua cho mình những món hàng lưu niệm của riêng nơi đó như; mắm tôm chua của Huế, nón Huế, đèn lồng Hội An, các bức ảnh về khung cảnh nơi đến. các cuốn sách giới thiệu về điểm du lịch như; sách giới thiệu về Huế, các triều đại nhà Nguyễn, về Thánh Địa, Động Phong Nha, Về cuộc đời và gia đình Bác, huyền thoại về một người mẹi đã sinh ra người con vĩ đại của đất nước, những chiếc nón Huế dịu dàng, Những bộ quần áo làm từ chất lụa…Nhìn chung là các dịch vụ tương đối là đa dạng 5.6 Một vài cảm tưởng cá nhân về chuyến đi Đối với mỗi sinh viên khoa QTKD Du lịch và khách sạn nói chung và cá nhân em nói riêng, niềm say mê du lịch đã ngấm sâu vào máu. Chính vì vậy mà chuyến đi thực tế được em chờ đợi từ những ngày đầu tiên bước vào khoa. Tuy nhiên thời gian càng gần đến chuyến đi thì những cảm muốn thời gian trôi chậm lai cứ lớn dần. Chẳng phải vì chuyến đi không còn hấp dẫn mà bởi cái cảm giác sắp phải xa bạn, xa thầy cô càng tăng lên. Nhưng nào cuộc sống vô cùng thú vị: “Rồi chúng ta sẽ lại gặp nhau”. Tất cả những điều ghi lại dưới đây đều là những cảm xúc thực. Với khả năng diễn đạt còn hạn chế, có lẽ nhiều lúc không thể “gọi tên” được những cảm xúc “không tên”. Thật ra lúc đầu em chỉ định ghi lại cảm xúc chuyến hành trình cho riêng mình. Nhưng chia sẻ cũng là một điều khá thú vị. Vì thế trong bài thu hoạch này, em muốn đem những cảm xúc của mình đến với thầy cô và các bạn. “Trời đất! Có 1 triệu mà đi nhiều vậy. Sao mình không được đi ké chứ”. Câu nói của cô bạn thân từ hồi nhỏ - là sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại ngữ làm cho tôi thêm tự hào bởi chuyến đi Hội An vừa qua. Thông tin thêm về cô bạn này. Nó tiếp xúc với nền văn hoá hiện đại của các giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam nhưng có xu hướng Tây hoá. Sở thích đặc biệt: Ta ba lô. Nó đã từng xách hành lý đi Tây Bắc, Sa Pa, Điện Biên…,Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt, Cần Thơ… Những chuyến đi có một không 2 cùng vài người bạn khác khiến không chỉ tôi mà bất kì sinh viên nào cũng thèm muốn. Nghỉ ngơi, du lịch theo đúng nghĩa của nó. Lang thang ở khách sạn mình thích, thưởng thức những đồ uống ở những quán view đẹp trên đường và những món ăn đặc sản ngon nổi tiếng. Vậy mà nó phải thốt lên: Hay thật, những vùng tôi đi rồi thì Ôngchưa đi bao giờ và những vùng Ông đi là những vùng tôi còn thiếu. Tôi chỉ còn thiếu giải miền Trung cho đủ bộ sưu tập. Nhưng công bằng mà nói, các Ông đi như “ăn cướp” vậy, vừa mới nhắn tin ở đây song lại thấy nhắn tin ở chỗ khác rồi. Tôi cũng phải công nhận thật. Nào, hãy cùng tôi lên đường: Điều đầu tiên phải kể đến là: Say xe. Trời đất. Tôi say khủng khiếp đến nỗi anh lái xe phải thốt lên: Em đùa phải không? Chưa ai đi xe này mà say cả. Thầy trưởng khoa: “Say thì chịu rồi”-đầy vẻ thông cảm và lo lắng. Các bạn ngồi dưới cứ mỗi lần nghỉ lại hỏi thăm. Ngại ghê! Bữa trưa tại Nhà hàng Bến Thuỷ- Vinh, khó ăn ghê nhưng thôi phải cố gắng. Cả chuyến đi hơn 500km từ Hà Nội vào Quảng Bình quả là khủng khiếp không chỉ đối với tôi mà còn đối với cô bạn ngồi bên. Chiều, cảm giác say xe dường như giảm bớt. dễ chịu hơn. Thiu thiu ngủ. Tôi choàng tỉnh đúng lúc có tiếng kêu: “bờ biển kìa”. Cảnh biển hiện ra trước mắt “Tuyệt đẹp” Sóng biển từng đợt xô bờ cát trắng, rặng cây ven bờ xanh ngắt, mưa lất phất. Tôi xuống khỏi xe bước tới bờ biển. Biển miền Trung… “tuyệt đẹp”… 7h00: Cuối cùng thì cũng đến khách sạn. Nghỉ cùng phòng là Hùng -anh bạn khá thân cùng lớp và 2 anh chàng cùng lớp. Bữa tối tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ được sự đón tiếp của sở du lịch Quảng Bình đầy tính hiếu khách. Cả đoàn vui vẻ còn tôi cố gắng “hết xuất ăn” của mình. Nói vậy chứ hình như tôi thích món canh chua - rất dễ ăn. Nấu rất lạ: có rau ngổ và bầu thái mỏng(cả vỏ và ruột). Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thưởng thức món ăn kiểu này. Buổi tối trời lạnh. Gió biển thổi vào khiến người ta có cảm giác lẫn lộn. Nửa như đẩy người ta vào cảm giác thèm muốn ở trong phòng chui vào chăn, chìm vào giấc ngủ yên ấm an lành. Nửa như quyến rũ người ta đón gió bên bờ biển cát trắng, rì rào tiếng gió, đu đưa ngọn phi lao, cát trắng khô cù bàn chân trần… Cảm giác tuyệt diệu, tuyệt đối an lành…Đêm mượt như nhung! Đêm mà có cảm giác như sáng sớm vậy. Chuyến đi dạo trên bờ biển cùng vài người bạn khá thú vị. “Chúc xinh lớp tôi có thêm một tên mới: Nhà moi quật học khi hắn cứ cố tìm xem những dấu vết trên cát là của ai: người, dã tràng hay milu…” Về phòng chơi bài. Hình như ngôi sao may mắn treo lơ lửng trên đầu khiến tôi chơi hay thắng không phải xếp bài, không phải chia và chỉ phải “quì” rất ít. Tiếng cười giòn tan khiến mọi người không thể tin nổi tôi say khủng khiếp trên xe. “Giờ đi ngủ. Muộn rùi mà” Ngày thứ 02: Bữa sáng ở khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ vui vẻ nhộn nhịp bởi đoàn chúng tôi gần 100 người. Ăn kiểu buffe. Có nhiều món. Tôi lựa chọn cho mình món bún bò khá nóng và dễ ăn. Ngồi cùng bàn với tôi có một anh bạn Huy và thế là có cơ hội thưởng thức thêm hai loại bánh: bánh bột lọc và bánh gì? Tôi không nhớ. Trà lipton, dứa và dưa hấu tráng miệng. Bữa sáng diễn ra rất nhanh chỉ 30 phút. Mọi người kéo nhau ra bãi biển chụp ảnh lưu niệm. Tôi chụp ảnh với nhóm Scobydoo. Lên xe….. Các bạn lo cho tôi phải không????? Tuyệt thật ! cảm giác say xe biến mất từ hồi nào. Tập trung tại nhà đón tiếp nghe anh hướng dẫn viên giới thiệu qua trước khi xuống thuyền. Thuyền đi trên sông. Sóng. Gió. Mát rượi. Lạnh. Nhưng dễ chịu. Chẳng hiểu sao trong đầu tôi văng vẳng tiếng thơ Đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp- Cảm giác gần như đi thuyền trên suối Yến- Không hẳn. Đường vào động hơi xa. Đi cùng tôi có thêm 2 cô bạn cùng tên- 3 chúng tôi cùng tên mà. Mới đầu thì không quen lắm nhưng now thì thấy thú vị đấy chứ. Cô Hạnh- giáo viên của khoa. Hơn chúng tôi 9 tuổi- K36 đi cùng Nhung có vẻ mệt. Tôi thì không hề gì. Động Phong Nha: “Gấm thêu trần thạch nhũ. chỉ thiếu “Ngọc nhuốm hương trầm rơi”. Xin phép được dùng hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp miêu tả động chùa Hương để miêu tả. Thuyền đi vào trong động, có gì lạnh rơi xuống người: “ nước”- mát quá. Hai cậu bạn ngồi trên thuyền bật nhạc, hát… Trước mặt tôi, một cồn cát hiện lên. Thật khó tin, cát trong động- trắng và khô. Xuống thuyền ra khỏi động, theo con sông cũ, nhìn thấy “ Hà đăng” . Tạm biệt nha! 13h00: Chúng tôi dừng chân ăn trưa tại nhà hàng của khách sạn Phong Nha Quảng Bình. Bữa trưa trôi qua nhanh chóng. Bữa ăn không ngon nhưng dễ chịu. Vườn cây đẹp quá. Chúng tôi ngồi uống nước tại bàn ghế ngoài vườn- khung cảnh thiên nhiên dịu mát. 14h00: Cả đoàn khởi hành đi Huế. Chẳng hiểu sao rời Phong Nha đi Huế, trong đầu tôi luôn nghĩ về một người mà tôi luôn có cảm giác muốn chia sẻ cảm xúc về chuyến đi này- chuyến đi vào Động Phong Nha… Thế nhưng thật buồn cười có một cậu bạn lại đọc thơ thế này: “ Chưa đi chưa biết Phong Nha Đi rồi mới biết hoá ra bình thường” Tôi thì không thấy “thường” chút nào. Cả một vùng trời mây sông nước, nhũ đá xung quanh. Thật hùng vĩ và thanh bình. Đường đến Huế quanh co phải qua nhiều đèo. Thu hút tôi vẫn là cảnh hai bên đường. Tuyệt đẹp. Một bên là vực trông như thung lũng “ngủ quên”, một bên là rừng thông, xanh mát với những chùm hoa đỏ. Mọi người trên xe chìm vào giấc ngủ trưa. Riêng tôi thích thú ngắm cảnh hai bên đường. Hoàn toàn tận hưởng cảm giác lắc lư rập rình của xe với những khúc ngoặt trên đèo. Sắp đến đèo Hải Vân, mới nhớ ra: “Phải báo tin cho MaMa biết mình không say chútnào cả”- chẳng là MaMa luôn lo tôi bị say mà. Chuông điện thoại, hình MaMa hiện lên: “Dạ”. “Sơn hả, con nhắn tin không say thì tốt rồi……………. …………………………………………………………… Đi chơi cho vui, đừng nghĩ gì cả.” Tôi tự hỏi: “Mình đang nghĩ gì ?” Hầm đèo Hải Vân rực sáng ánh đèn. Xe chạy chậm theo tốc độ qui định. Mọi người trên xe đã tỉnh. Cười. Nói. 16h00: Dừng chân tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Cả đoàn vào làm lễ dâng hương rồi ngồi xung quanh nghe người trong ban quản trang nói chuyện. Chẳng hiểu sao tôi không ngồi im một chỗ mà cứ dạo xung quanh ngắm cảnh. Hình như với tôi chỗ nào có cây đều đẹp. Một con đường dốc với những hàng thông xanh mướt dẫn chúng tôi đến nghĩa trang nơi có những ngôi mộ của các liệt sĩ. Mọi nguời thắp hương thành kính. 17h00: Chiều xuống. Mặt trời phủ ánh đỏ quạch lên những hàng thông, chúng tôi lên xe đến Huế. 18h00: Chúng tôi nghỉ chân tại một khách sạn nhỏ nhắn có tên: “Đồng Lợi”. Đây có lẽ là một trong những khách sạn mà chúng tôi lưu lại lâu nhất. 18h30: ăn tối. Hình như với chúng tôi lúc nào bữa ăn cũng diễn ra nhanh chóng. Có lẽ là sau một ngày đi nhiều, đói… Có lẽ là thức ăn với tôi lúc này hoàn toàn không hề tệ như tôi tưởng. Ngon nữa là khác. Món rau sống đặc biệt có lá bạc hà, rau dấp cá, và cải mầm… Hình như tôi ăn được mỗi lá bạc hà thì phải. 22h00: Chúng tôi xuống phòng ăn và các bạn trai đã tổ chức kỉ niệm ngày 8/3. Không khí vui thân thiện. Đêm buông xuống quyến rũ. Có lẽ cái cảm giác này xuất hiện bởi tôi đang ở trên đất Huế chăng? Anh bạn cùng phòng Biên chẳng muốn ra ngoài. Còn với tôi thì: “Ai có thể đi ngủ sớm giữa bầu trời đêm thanh bình trên một mảnh đất cổ kính, trầm mặc và thơ mộng thế này chứ.” Chiếc xích lô đưa chúng tôi qua cầu Trường Tiền, xuyên màn đêm yên tĩnh. Anh chở xích lô vui tính với giọng Huế giới thiệu cho chúng tôi cảnh Huế. Huế chìm vào giấc ngủ sớm chứ không như ngoài Hà Nội. Nơi chúng tôi dừng chân không phải là quán ăn lề đường mà là một cửa hiệu áo dài nổi tiểng: Tiệm áo dài “Chi” trên đường Xuân 68(Cho cô bạn của tôi thử áo dài) Mân mê một hồi áo dài xong, những chiếc xích lô lại đưa chúng tôi đến với một cửa hàng bán đồ đặc sản Huế. Chúng tôi được người chủ mời thưởng thức trà “Cung đình” và một số loại kẹo của Huế. Buồn cười thật. Khi được giới thiệu trên nhãn gói trà có hình người chủ hiệu thế là tôi cứ nhìn… nhưng không thấy giống. Và:… “Ơ, sao cháu chẳng thấy giống gì cả”. “À, không. Là chú này cơ” Chuyến ghé vào hiệu này giúp tôi khám phá ra một điều vô cùng thú vị. Trước đây, tôi cứ nghĩ nón Huế là những chiếc nón trắng, mỏng. Nhẹ tênh. Không ngờ “nón bài thơ mới thật sự đặc trưng của Huê-rất Huế”. Người chủ hiệu nhiệt tình chỉ cho tôi biết, nón bài thơ được làm thủ công tỷ mỉ, mặc dù nón không dày những những chiếc lá nón được người thợ sắp xếp tài hoa đến nỗi có múc vào nước thì cũng không rớt giọt nào. Ngày hôm sau là ngày chúng tôi đi thăm Đại Nội và Lăng Khải Định, Minh Mạng nhưng thật đáng tiếc tôi không thể gượng dậy mà đi được, hix thế là toi một ngày tuyệt đẹp!! Thế là từ hôm sau tôi cũng chẳng còn hứng mà ngồi thơ thẩn với mấy câu văn bay bổng, chỉ suốt ngày ngồi trên xe “ngủ” và “ngủ” Tôi chỉ nhớ ngày thứ 4 trong chuyến đi đối với tôi thật là “khủng khiếp” 14h 30 chiều chúng tôi mới được “Have lunch” hix! Đói ! thêm vào đó cả bữa chưa hôm ấy ( hình như là bữa chiều mới đúng) chỉ ăn một món “bê thui Bà Mười”, 10phút (chắc là hơn thế) choáng váng tôi đứng dậy khỏi bàn ăn, xuống dưới tầng 1, đang bực mình lại có “ông cụ” bán vé số cứ mời mọc lên - xuống, hả giận tôi ngồi một lúc mua những 30 cái vé cào trúng ngay để giải khuây. Hix ! thua hết rồi, vừa đói vừa mất tiền . 15h 30 nhận khoá phòng của khách sạn Nhi Nhi (TX Hội An) tôi chỉ muốn ngủ một giấc thật dài cho thoả cơn mệt mỏi, đói khát ( tất nhiên là tôi không quên, lượm một ít “fast food” tại cửa hàng gần đó để “vừa ăn”, “vừa ngủ” trên chiếc dường “êm ái” trong khi mấy anh chàng cùng phòng háo hức đi chơi biển Hội An. 17h Tôi choàng tỉnh giấc mộng vì tiếng sóng nước từ “bể bơi” trong khách san cùng tiến hò reo cổ vũ của mấy anh chàng cùng phòng cho hai cô bạn “Miss world” đang “trẫm” mình dưới bể bơi ( vừa ngủ dậy văn từ của tôi cũng không dễ chịu cho lắm). 15phút trong nhà tắm, tôi thấy mình nhẹ nhỏm hẳn đi, bước suống Đại sảnh của khách sạn, chúng tôi chuẩn bị đi ăn tối tại nhà Hàng kim Đô “gần đó” thầy Mạnh bảo thế, sau 30 phút đi bộ qua 5 ngã rẽ, 4 con đường nhỏ và 1 chiếc cầu chúng tôi đến được nhà hàng Kim Đô, mờ mắt vì “walking” tôi không còn hơi mà tận hưởng khung cảnh “ cổ kính” “đậm đà’ trong cách bố trí nội thất tại nhà hàng. “ăn đi thôi các ông” tên Trinh “trứng cá” dục tôi, suốt bữa ăn tôi chỉ lo chụp ảnh quanh nhà hàng (thực ra không phải là vì tôi quan tâm đến kiến trúc bên trong nhà Hàng mà tại tôi bị hút bởi nụ cười “ái tình” của mấy cô waitress, HU!) Finish bữa ăn, chúng tôi ùa ra mấy ngả đường yên tĩnh, một cảnh tượng mà tơi chưa từng chứng kiến ở Hà nội, một không gian nhẹ nhàng, yên bình và cổ kính. Thơ thẩn trên mấy con phố cổ, tôi cùng với mấy “chị em” tung tăng tận hưởng cái thú “shopping” bấy lâu bị kìm nén. “15 ngàn thôi” đó là lời “kỳ kèo’ bà chị Nhung (vốn là một tay “mua sắm” thượng hạng ma tôi từng biết đến) khiến “cuộc ngã giá” càng thêm gay cấn, “phù” cuối cùng thì cuộc ngã giá cũng kết thúc. Tôi phải chạy ngay vào quán “cao lầu” để giúp Bà chị ‘hạ hoả”, Oh ! quả là không chê vào đâu được, lần đầu tiên thưởng thức “cao lầu” với mấy chị em trong 1 khung cảnh cổ kính khiến tôi như muốn dừng lại ở đây lâu hơn để ….. “lân la” bắt chuyện với cô phục vụ hàng “quá xinh”. Còn quá nhiều cảm xúc mà tôi không thể nhớ hết được trong buổi tối hôm đó, về đến gần khách sạn, tôi đinh ninh là sẽ về “phone” cho “cô em họ” ở Hà Nội cho “đỡ nhó” thì bắt gặp Thầy Mạnh trong quán bia tươi, thế là tất cả những lời nói ngọt ngào mà tôi định dành tặng cho “cô em họ” đều bay vào mấy cốc bia tươi “ngon lành” (không biết lúc ấy tôi có còn biết mùi vị của mấy cốc bia cuối cùng nữa không? Hay chỉ thấy mấy thằng “quỷ nhỏ” cứ lượn quanh đầu xua đuổi những “thiên thần” ra xa để chúng mặc sức “tung hoành” ) Mêt ! tôi ngủ thiếp đi trên chiếc dường cho đến tận sáng hôm sau, thưởng thức bữa sáng trên bãi cỏ ven đường thay vì ăn Buffe trong khách sạn cho “tinh thần thoải mái” thầy Mạnh bảo thế, nhưng mà cái bánh mì “dai ngoách” trong miệng tôi cứ kêu ca suốt, nó nhất quyết không chịu trôi vào “bao tử” của tôi. Cả ngày hôm đó tôi cũng không nhớ được gì nhiều ngoài bữa ăn “thân thiện” tại khách sạn Hữu Nghị (Quảng Bình) có sự góp mặt của ông Giám Đốc sở Du lịch Quảng Bình, và tiếng sóng vỗ tại bãi biển Kỳ Anh, xe đưa chúng tôi về khách sạn Bến Thuỷ lúc ấy là 6h 30, vôi vàng chui vào nhà tắm để “thư giãn”, vào ngồi trong phòng “than vãn” vì chiếc khoá phòng “Việt Tiệp” mà khách sạn “Ưu tiên” giành cho phòng của tôi. Nhanh chóng kết thúc bữa tối để đến nhà cô bạn cùng lớp ở Vinh, trước khi đi “mụ ta” hứa sẽ dẫn chúng tôi thả sức hưởng thụ tại “chiến trường” Vinh City, đợi “mỏi răng” chẳng thấy mụ ta đâu, chắc là “mụ ta” đang ôm MaMa của “mụ” và vòi vĩnh “xin lệ phí” vì trong chuyến đi mụ lỡ tiêu “quá tay”, vừa nghĩ vừa bước đi trên con đường phủ đầy những hạt mưa xuân dài. Buổi tối cuối cùng trôi qua khá bình lặng. Ngày cuối cùng, xe đưa chúng tôi trở về Hà Nội trên đường về có ghé qua thăm Làng sen quê Bác, nhưng thật tiếc tôi không kịp ghi lại những cảm xúc của mình. 8h tối ngày 11 tháng 3 chúng tôi trở về Hà Nội trong cảm giác hẫng hụt, như vừa mất đi cái gì đó mà mình vẫn chưa cảm nhận được, chúng tôi chia tay nhau, cũng là buổi chia tay cuối cùng của thời sinh viên, tôi lặng lẽ bước trên con đường nhỏ, mưa vẫn rơi trên những hàng cây rì rào tiếng gió, tôi nghe thoáng đâu đây tiếng thì thầm của ngọn gió “tạm biệt”, tôi nhắm mắt lại và nghĩ về một tương lai trước mắt. Nó mới chỉ “Bắt đầu”. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Thang bậc nhu cầu của A. Maslow 15 Sơ đồ 2: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 22 Sơ đồ 3: Bảng Tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp qua hãng lữ hành 33 Sơ đồ 4: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói 35 Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức của Công ty Lữ hành Hanoitourist 38 Sơ đồ 6: Quy trình hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan của công ty 75 Sơ đồ 7: Kênh phân phối sản phẩm của Công ty 79 Biểu đồ 1: Tổng lượt khách qua các năm 71 Mô hình 2: Nghiên cứu thị trường sơ cấp hay thị trường là khách du lịch Thái Lan: 79 Mô hình 3: Nghiên cứu thị trường thứ cấp (công ty gửi khách Thái Lan) 79 Mô hình 4: Mô hình lợi thế 2 chiều 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31846.doc
Tài liệu liên quan