Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Cầu Giấy

Qua đợt thực tập tại phòng địa chính- nhà đất Quận Cầu Gấy. Được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các chuyên viên trong cơ quan, đồng thời qua thực tế tìm hiểu em thấy được những nổi bật về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai như sau: Công tác xấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Về chinh sách, luật đất đai đang từng bước được hoàn thiện. Ngày càng vận dụng các chính sách vào lích vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách có hiệu quả hơn, sâu rộng hơn giải quyết được những vấn đề mà trước đây cho là bế tắc hoặc chưa thể giải quyết được. Công tác quản lý đã dần đi vào nề nếp thực hiện đúng pháp luật. Tổ chức của bộ máy quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tính thống nhất cao từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ địa chính cũng lớn mạnh hơn cả về lượng và chất. Các cán bộ đã được đào tạo bài bản hơn, làm việc có tính khoa học và nhanh nhậy hơn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực địa chính, đặc biệt là vận dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm cho công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm một cách nhanh chóng về thời gian và chi phí. Qua từng thời kỳ khác nhau Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đúng đắn, xác định đường lối kinh tế hợp lý, phù hợp với điều kiện đất đai, con người mỗi địa phương. Đặc biệt lầ phù hợp với từng thời kỳ phát triển đã xây dựng đất nước ta ngày một giầu mạnh và vững chắc trên con đường XHCN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt vẫnđược còn có nhiều vấn đề bất cập cần phải điều chỉnh và sửa đổi để hoàn thiện hơn công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để quản lý đất đai chặt chẽ hơn chánh làm thất thoát quỹ đất đang ngày càng ít. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung quản lý của Nhà nước nhằm quản lý đất theo một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến đị phương, tạo cơ sở pháp lý giữa người sử dụng đất và nhà nước khi thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Thấy được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bài viết này đã phân tích và nếu lên những tồn tại, hạn chế và phương án giải quyết cho công việc này. Tuy nhiên với thời gian thực tập ngắn và điều kiện tiếp xúc với thục tế còn hạn chế nên bài viết này mới chỉ nêu lên những thực trạng chung hiện đang gặp phải. Cho nên khi đi vào thực tế chắc hẳn sẽ gặp phải những khó khăn mà ở bài viết này chưa thể nêu hết. Vì thế qua bài viết này rất mong nhận được sự góp ý của của người đọc để đi sâu tìm hiểu, phân tích để tìm ra phương hướng giải quyết nhằm thúc đẩy và hoàn thiện hơn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp Chủ tịch UBND Quận thành lập Đoàn kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Bước đầu cho thấy: trên địa bàn Quận từ năm 1993 tới nay, đặc biệt là thời gian trước khi thành lập Quận có khá nhiều vụ vi phạm sử dụng đất nông nghiệp mà nổi cộm là hiện tượng tự ý chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông nghiêp làm nhà ở (231 trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, với diện tích vi phạm khoảng 3,8 ha). Kết quả này đã được tổng hợp, báo cáo Quận và thành phố. Sau khi thực hiện công tác thống kê đất đai và công tác kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì Quận tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các phường thống kê diện tích đất kẹt, đất hoang hoá đang có nguy cơ bị lấn chiếm giao cho UBND phường quản lý sử dụng vào các mục đích công cộng của các phường như: xây dựng nhà trẻ, sân chơi, trồng cây xanh…. đưa việc quản lý sử dụng đất đai vào nề nếp và tránh được hiện tượng lấn chiếm, lãng phí quỹ đất. Cụ thể việc thu hồi đất như sau: Năm 2001 theo thống kê thì toàn Quận có khoảng 10 ha đất kẹt, đất hoang hoá. UBND Quận đã chỉ đạo và ra quyết định thu hồi 4,45 ha đất kẹt, đất hoang hoá đang có nguy cơ bị lấn chiếm. Trong đó: Phường Trung hoà: 1,53 ha Phường Dịch vọng: 1,36 ha Phường Nghĩa đô: 1,12 ha Phường Yên hoà: 0,27 ha Phường Quan hoa: 0,17 ha Năm 2002, theo phân cấp và thẩm quyền, phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị đã tham mưu giúp UBND Quận ra được 8 quyết định thu hồi 25100 m2 đất kẹt, đất hoang hoá. Tổ chức đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quận Cầu Giấy. Đối tượng phải kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối tượng kê khai đăng ký đất là tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất trên địa bàn Quận Cầu Giấy theo đúng pháp luật. Những người này bao gồm: Chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền thay mặt cho hộ gia đình sử dụng đất trên địa bàn Quận. Trong mọi trường hợp thì người đứng tên trong hô sơ đăng ký vẫn là chủ hộ. Các cá nhân sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn Quận hoặc người được uỷ quyền. Các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn Quận là: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài, liên doanh giữa một bên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam với một bên là các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì người kê khai đăng ký là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng uỷ quyền nhưng người đứng tên đăng ký phải là tên của tổ chức sử dụng đất. Các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn Quận thuộc Bộ quốc phòng và Bộ công an sẽ do các đơn vị chủ quản đứng tên kê khai đăng ký. Văn phòng UBND phường. Thủ tục xét cấp giấy chứng nhận. UBND cấp phường hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; phổ biến đến từng tổ dân phố nôi dung qui định này và công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại địa phương, chuyển hồ sơ đến UBND cấp Quận thẩm định và xét duyệt. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm những giấy tờ sau: Tờ khai đăng ký quyền sử dụng đất, trong đó, sơ đồ thửa đất được chủ sử dụng đất tự vẽ và được các chủ liền kề ký vào (theo mẫu qui định). Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu qui định). Bản sao các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất. Bản sao sổ hộ khẩu. Việc tổ chức phân loại và xác nhân hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất tại cấp phường bao gồm các nội dung sau: UBND cấp phường tiến hành thành lập hội đồng đăng ký quyền sử dụng đất cấp phường bao gồm những thành phần sau: Chủ tịch Hội đồng là chủ tịch UBND cấp phường. Uỷ viên thường trực là cán bộ địa chính phường. Các uỷ viên gồm: Đại diện mặt trận tổ quốc phường, trưởng công an phường. Khi phân loại và xác nhận hô sơ của khu vực nào thì tổ trưởng hoặc cụm trưởng dân phố khu vực đó được mời tham gia hôi đồng. Hội đồng kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cấp phường có trách nhiệm giúp UBND cấp phường phân loại và xác nhận từng hồ sơ. Việc phân loại hồ sơ như sau: Hội đồng đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp phường có trách nhiệm xác nhận cho từng hồ sơ về diện tích đất, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, ranh giới và mốc giới sử dụng, tình trạng tranh chấp hoặc khiếu nại về quyền sử dụng đất. Hội đồng lập biên bản phân loại hồ sơ theo các nhóm sau: Các hồ sơ được xét cấp giấy chứng nhận: UBND phường lập danh sách kèm theo hồ sơ kê khai đăng ký và chuyển lên Sở Địa chính- Nhà đất hoặc đề nghị chủ sử dụng đất trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Địa chính- Nhà đất để thẩm định và trình UBND Thành phố xét cấp ngay giấy chứng nhận. Các hồ sơ phải xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận: Hội đồng lập hồ sơ đề nghị chủ tịch UBND cấp phường báo cáo UBND cấp Quận thẩm định và xét duyệt. Hồ sơ gồm có: Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp phường đề nghị xét duyệt cấp giấy chứng nhận. Biên bản phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cấp phường. Danh sách kèm theo hồ sơ kê khai đăng ký của các trường hợp được đề nghị xét cấp giấy chứng nhận. Các hồ sơ trước khi báo cáo UBND cấp Quận hoặc chuyển Sở Địa chính- Nhà đất UBND cấp phường phải niêm yết công khai kết quả phân loại tại trụ sở UBND phường trong thời gian 10 ngày và thông báo cho nhân dân địa phương biết. Các trường hợp khiếu nại, Hội đồng kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cấp phường phải tổ chức thẩm tra, xác minh và lập biên bản chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để sử lý. UBND cấp phường có trách nhiệm căn cứ kết quả phân loại hồ sơ của Hội đồng đăng ký cấp phường tổ chức lập sổ mục kê và sổ địa chính. Sổ mục kê và sổ địa chính được lập thành 3 bộ được UBND phường và giám đốc Sở Địa chính- Nhà đất ký duyệt. Sổ mục kê và sổ địa chính được giao cho UBND phường, UBND Quận và Sở Địa chính- Nhà đất mỗi tổ chức 1 bộ để quản lý và theo dõi trong quá trình cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp có giấy tờ hợp lệ, đủ điều kiện để được xét cấp ngay giấy chứng nhận thì được cấp đổi giấy chứng nhận thay cho giấy tờ cũ. Trong trường hợp này chủ nhà có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Địa chính- Nhà đất. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Địa chính- Nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận hoặc có thể nộp hồ sơ xin cấp đổi trực tiếp tại phòng Địa chính- Nhà đất Quận hoặc UBND phường, phòng Địa chính- Nhà đất Quận và UBND phường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận và chuyển Sở Địa chính- Nhà đất để trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận. Việc tổ chức xét duyệt hồ sơ ở cấp Quận diễn ra như sau: trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cấp phường chuyển lên, Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp Quận có trách nhiệm tổ chức xét cấp giấy chứng nhận. Hội đồng được thành lập gồm các thành viên như sau: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc phó CT UBND phụ trách nhà đất. Uỷ viên thường trực: trưởng phòng Địa chính- Nhà đất cấp Quận. Các uỷ viên: đại diện lãnh đạo MTTQQ cấp Quận; trưởng phòng xây dựng cấp Quận; đại diện Sở Địa chính- Nhà đất. Hội đồng cấp Quận có trách nhiệm giúp UBND Quận thẩm định, xét duyệt hồ sơ do UBND cấp phường chuyển lên và công bố công khai: Các trường hợp đề nghị UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận; Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, phải bổ xung hồ sơ; Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận. Sau khi xét duyệt, Chủ tịch UBND cấp Quận lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận (với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận) chuyển Sở Địa chính- Nhà đất để trình UBND Thành phố phê duyệt. Hồ sơ gồm: toàn bộ hồ sơ do cấp phường chuyển lên cấp Quận; biên bản xét duyệt của Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp Quận; tờ trình của Chủ tịch UBND cấp Quận đề nghị cấp giấy chứng nhận. Các khoản thu khi cấp giấy chứng nhận. Theo qui định thì các trường hợp sử dụng đất sau phải nộp tiền sử dụng đất: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau: hồ gia đình, cá nhân sử dụng làm nhà ở; tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó; tổ chức kinh tế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất có thu tiền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Người đang sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng từ các loại đất sau sang sử dụng vào các mục đích đã nói ở trên: đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; đất chuyên dùng và các loại đất khác trước đây khi được giao đất không phải trae tiền sử dụng đất; đất đã được Nhà nước cho thuê. Người sử dụng đất chưa có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, nhưng nay được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp pháp luật qui định khác. Người sử dụng đất được mua nhà ở đang thuê, nhà thanh ly, nhà hoá giá thuộc sở hữu Nhà nước, trừ các trường hợp pháp luật qui định khác. Cụ thể mức thu tiền sử dụng đất được qui định như sau: Mức thu tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất. Người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất sử dụng vào mục đích đã nêu trên mà không phải đền bù thiệt hại về đất cho người có đất bị thu hồi thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất; trường hợp phải đền bù thiệt hại thì được trừ số tiền thực tế đã bỏ ra đền bù thiệt hại nhưng mức trừ tối đa không vượt quá 90% tiền sử dụng phải nộp. Mức thu tiên sử dụng đất khi được chuyển mục đích sử dụng đất. - Đối với hộ gia đình, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ao, đất vườn, đất chuyên dùng nằm trong khu dân cư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang đất làm nhà ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức đất ở. Nếu là chuyển từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trông thuỷ sản, đất làm muối sang làm đất ở theo đúng quy hoạch được duyệt thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức đất ở. Cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao cho tổ chức sử dụng không phải vào mục đích làm nhà ở và không phải nộp tiền sử dụng đất nhưng các tổ chức này đã tự phân chia cho các cá nhân để làm nhà ở nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định sau: nếu thời điểm phân chia nhà đất trước ngày 15/10/ 1993, thì người đang sử dụng đất phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức đất ở, phải nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức đất ở. Nếu thời điểm phân chia đất từ ngày 15-10-1993 trở về sau thì người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất. - Đối với tổ chức. Các tổ chức được phép chuyển mục đích sử dụng đất theo các quy định nói trên thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Các tổ chức đang sử dụng đất thuê, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, phải nộp 100% tiền sử dụng đất; tổ chức đã nộp tiền thuê đất thì được trứ số tiền thuê còn dư; trường hợp phải đền bù thiệt hại về đất thuê thì được trừ số tiền thực tế đã đền bù nhưng không quá 90% số tiền sử dụng đất phải nộp. Thu tiền sử dụng đất khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau: trường hợp sử dụng đất ổn định trước ngày 18-12-1980 thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức đất ở. Trường hợp sử dụng đất ổn định từ ngày 18-12-1980 đến trước ngày 15-10-1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức. Trường hợp sử dụng đất ổn định từ sau ngày 15-10-1993 thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Nếu do nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó không có giấy tờ hợp lệ, chỉ có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng giữa hai bên được UBND phường xác nhận thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất. Tất cả phần diện tích đất ngoài hạn mức đều phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Thực trạng xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quận Cầu Giấy. Công tác kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là một công việc mới liên quan đến quyền lợi và chế độ chính sách phải đóng nộp cho Nhà nước của các hộ sử dụng đất. Vì vậy, việc triển khai công tác ban đầu ở các phường và Quận còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là công tác đòi hỏi sự thận trọng, đảm bảo công khai và theo đúng quy trình hướng dẫn của Sở Địa chính - Nhà đất. Nhưng Quận đã chỉ đạo các phường thực hiện nghiêm túc nghị định 60/CP và Quyết định 69/QĐ-UB và bước đầu đã dành được một số kết quả khá khả quan. Toàn Quận Cầu Giấy còn khoảng 233,68 ha đất nông nghiệp và 2,96 ha đất lâm nghiệp nhưng Quận đã ngừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hai loại đất này vì Cầu giấy là một Quận nội thành nên đất đai của Quận đã được quy hoạch cho phát triển đô thị. Trước khi thành lập Quận thì công tác cấp giấy chứng nhận mới chỉ được thực hiện ở hai phường Trung Hoà và Yên Hoà, trước là hai xã của huyện Từ Liêm. Số giấy chứng nhận đã cấp là 1.254 giấy. Nay số giấy chứng nhận này đang được tiến hành đổi giấy chứng nhận mới. Tính đến hết năm 1999 thì toàn Quận có tổng số trường hợp phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 21500 trường hợp, trong đó có khoảng 19000 trường hợp là sở hữu tư nhân, thì đã có 18651 hồ sơ kê khai đăng ký đạt 98,16%. Nhưng công tác phân loại hồ sơ ở phường còn chậm. Tuy nhiên, đây đã là một cố gắng lớn của các phường trong bước đầu tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận. Sơ dĩ như vậy vì: việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất là một công việc rất khó, trong lúc hồ sơ giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất rất ít, hồ sơ kê khai về nguồn gốc không rõ, bản đồ và sổ địa chính hợp lệ của phường lưu giữ không đầy đủ ( Phường Yên Hoà không có bản đồ năm 1987, phường Mai Dịch có Sổ Mục kê ruộng đất năm 1987 nhưng không ghi loại đất ). Bản đồ Địa chính đo vẽ năm 1994 ở các phường tới nay có nhiều thay đổi song chưa được chỉnh lý do biến động đất đai như: chia tách cho con, mua bán, chuyển nhượng... Do vậy, khi viết bản thảo Giấy chứng nhận phải đo vẽ, tách thửa mất nhiều thời gian, công sức. Cán bộ Địa chính chuyên trách ở phường bận nhiều công việc. Cán bộ địa chính làm hợp đồng chưa có kinh nghiệm, trình độ còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ , do vậy ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Do sự chậm trễ trong phân loại hồ sơ ở phường mà việc xét duyệt hồ sơ ở cấp Quận cũng bị ảnh hưởng theo tư đó làm giảm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận. Cụ thể: đến hết năm 1999 Quận mới chỉ cấp được 1173 giấy chứng nhận. Bước sang năm 2000, được sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng Địa chính- Nhà đất nên tiến độ phân loại hồ sơ ở phường đã có tiến bộ hơn. kết quả đạt được thể hiện trong bảng sau: Biểu số 6. Tiến độ xét cấp giấy chứng nhận năm 2000 Đơn vị: giấy stt Phường Hs kê khai Hs phân loại tại phường Hs xét duyệt tai Quận Hsđã chuyển tp Hs đã được cấp GCN 1. Nghĩa Đô 3.400 962 928 928 765 2. Quan Hoa 2.913 455 452 452 288 3. Mai Dịch 2.485 512 448 433 369 4. Nghĩa Tân 1.200 166 155 155 261 5. Dịch Vọng 3.385 620 582 582 561 6. Trung Hoà 2.560 663 500 494 480 7. Yên Hoà 3.086 619 530 530 477 Tổng 19.047 4.015 3.595 3.574 3.191 (Nguồn số liệu:Báo cáo năm 2000phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy) Tổng số hồ sơ kê khai là 19047 hồ sơ tăng so với năm 1999 là: 396 hồ sơ. Cấp phường đã thực hiện phân loại được 4015 hồ sơ. Các phường Nghĩa Đô, Dịch Vọng, Trung Hoà đã tập trung chỉ đạo nên kết quả đạt cao. Phường Nghĩa Tân đã chuyển gần hết hố sơ thuộc gia đình cá nhân còn lại những hồ sơ thuộc nhà cơ quan tập thể do kê khai ban đầu không đầy đủ phải bổ sung nên năm 2000 phường Nghĩa Tân có số lượng hồ sơ phân loại thấp. Năm 2000 thì các phường đã chuyển Quận được 3595 hồ sơ. Quận đã xét duyệt và chuyển Thành phố đề nghị cấp giấy chứng nhận được 3574 hồ sơ. So với kế hoạch Thành phố giao là 3000 hồ sơ thì Quận đã vượt chỉ tiêu 19% tương đương 574 hồ sơ. Số hồ sơ được cấp giấy chứng nhận là 3191 hồ sơ vượt chỉ tiêu 6,27% tức 191 giấy chứng nhận. Nếu tính cả số hồ sơ chuyển thẳng Sở Địa chính- Nhà đất không qua Quận thì số hồ sơ được cấp giấy chứng nhận là 3309 hồ sơ. Năm 2001 Thành phố giao chỉ tiêu cho Quận là 3500 hồ sơ, UBND Quận chỉ đạo phấn đấu đạt 7500 hồ sơ. Đây là một mục tiêu khá cao. Do đó để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra thì trong thời gian tới Quận cần tăng cường cán bộ chuyên môn để phân loại và chuẩn bị hồ sơ cấp phường (kể cả áp dụng chế độ hợp đồng lao động). Đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện, kiên quyết không giảm chỉ tiêu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch. UBND các phường có trách nhiệm đăng ký vào sổ Địa chính và sổ cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đã được Thành phố cấp giấy chứng nhận. Khi người sử dụng muốn thực hiện các quyền theo luật định thì phòng Địa chính- Nhà đất có trách nhiệm hướng dẫn UBND cấp phường thực hẹn đúng thủ tục. Quận cần phối hợp chặt chẽ với Sở Địa chính- Nhà đất tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện cụ thể tại các phường, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận trong năm 2001 đã dành được những tiến bộ vượt bậc. Cụ thể tính đến hết năm 2001 đã thự hiện được được thể hiện trong biểu số 7: Biểu số 7. Kết quả cấp giấy chứng nhận đến năm2001. Đơn vị: giấy Stt Phường Hs kê khai Hs phân loại tại phường Hs xét duyệt tai Quận Hs đã được cấp GCN 1. Nghĩa Đô 3.462 2.184 2.162 1.623 2. Quan Hoa 2.978 1.305 1.298 740 3. Mai Dịch 2.680 1.407 1.386 802 4. Nghĩa Tân 1.235 609 581 416 5. Dịch Vọng 3.482 1.794 1.784 1.103 6. Trung Hoà 2.590 1.522 1.492 974 7. Yên Hoà 3.181 1.638 1.593 1.007 Tổng 19.608 10.504 10.296 6.665 (Nguồn số liệu:Báo cáo năm 2001 phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy) Tính đến hết năm 2001 thì toàn Quận đã xét duyệt hồ sơ chuyển lên Thành phố đề nghị cấp giấy chứng nhận được 10296 hồ sơ; trong đó năm 2001 là 4027 hồ sơ đạt 115% kế hoạch Thành phố giao. Phường Nghĩa Tân cơ bản đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, phưòng Quan Hoa đã cấp được 80%. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở Thành phố đã ký và chuyển lại cho Quận là 6.665 giấy. Tính riêng năm 2001 thì Quận đã cấp được 3502 (tính cả số hồ sơ chuyển thẳng Sở Địa chính- Nhà đất không qua Quận)giấy chứng nhận vượt kế hoạch 3500 giấy 0,6%. Và tính từ khi bắt đầu cấp giấy chứng nhận đến hết năm 2001 toàn Quận đã cấp được khoảng 7984 giấy chứng nhận đạt 47,18% số giấy chứng nhận cần cấp. Sở dĩ có được kết quả này là nhờ một số nguyên nhân sau: - Việc cải cách hành chính trong công tác xét cấp giấy chứng nhận như giảm bớt thành viên của hội đồng xét duyệt cấp Quận, đơn giản hoá phương thức phân loại hồ sơ cấp phường…. Nhờ đó số lượng hồ sơ được xét duyệt cấp giấy chứng nhận đẫ tăng nhanh và chất lượng cũng cao hơn. - Công tác viết giấy chứng nhận đã được cải tiến, trang bị thêm máy tính. Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan. Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được Quận bước sang năm 2002 với kế hoạch Thành phố giao là 3500 hồ sơ. Đước sự chỉ đạo của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Quận và sự hướng dẫn của Sở Địa chính- Nhà đất, phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận đã triển khai thực hiện công tác, kết quả các phường đạt được như sau: Biểu số 8. Kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2002. Đơn vị: giấy Stt Phường Hồ sơ chuyển Quận so kế hoạch Hồ sơ chuyển Thành phố %hồ sơ chuyển Quận so kế hoạch 1. Nghĩa Đô 671/650 558 119 2. Quan Hoa 318/300 308 105 3. Mai Dịch 331/600 265 100 4. Nghĩa Tân 55/50 55 55 5. Dịch Vọng 835/700 623 103 6. Trung Hoà 632/600 606 106 7. Yên Hoà 600/600 551 110 8. Hồ sơ tồn và chuyển thẳng Sở ĐC-NĐ 900 Tổng 3193 3875/3500 % hồ sơ chuyển Thành phố so kế hoạch: 110 (Nguồn số liệu:Báo cáo năm 2002 phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy) Nhìn chung trong năm 2002 các phường đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu, riêng phường Nghĩa Tân đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công việc ở các phường không đồng đều giữa các tháng trong năm. Trong thời kỳ 6 tháng đầu năm, tiến độ triển khai công tác ở các phường còn rất chậm do phường bận nhiều công việc do bầu cử quốc hội, thực hiện Chỉ thị 17 nên chưa tập chung chỉ đạo. Hồ sơ kê khai chưa hoàn thiện, có nhiều vướng mắc về nguồn gốc đất, hiện trạng sử dụng đất biến động nhiều so với bản đồ, cán bộ địa chính phường phải trực tiếp đi đo vẽ từng hộ. Kết quả 6 tháng đầu năm, hồ sơ các phường chuyển Quận mới chỉ đạt 25,6% so với kế hoạch, hồ sơ Quận trình Thành phố đạt 22,8% so với kế hoạch. Trong 6 tháng cuối năm, được sự chỉ đạo của Thành phố, sự quan tâm chỉ đạo của Quận uỷ, HĐND Quận, đặc biệt được sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND Quận đã thường xuyên họp giao ban với các phường, theo dõi tiến độ thực hiện, đôn đốc các phường đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhất là 3 tháng cuối năm Phòng đã phối hợp với Sở Địa chính- Nhà đất tiến hành kiểm tra từng phường để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại. Kết quả đa số các phường đạt và vượt chỉ tiêu, riêng phường Mai Dịch do hồ sơ thức hiện theo nghị định 60CP còn rất ít và hồ sơ không đủ điều kiện để thực hiện cấp giấy chứng nhận, UBND phường đã có công văn trình bày với UBND Quận và được UBND Quận nhất trí điều chỉnh lại kế hoạch giao. Năm 2003 Quận Cầu Giấy đăng ký phấn đấu hoàn thành xong toàn bộ 1500 hồ sơ các đối tượng trong diện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo nghị định 60/CP và Quyết định 69/QĐ-UB và hết năm 2003 cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận. Đánh giá chung. Những kết quả đạt được. Từ những phân tích ở trên ta thấy: trong những năm qua, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Cầu Giấy theo Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ và Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố Hà Nội đã thu được những kết quả nhất định. Theo báo cáo của các phường và tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận của phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị và báo cáo của Sở Địa chính- Nhà đất trình UBND Thành phố thì kết quả thu được trong 3 năm gần đây như sau: Biểu số 9. Tổng hợp kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận các năm. Năm Tiêu chí 2000 2001 2002 Kế hoạch 3000 3500 3500 Thực hiện 3574 4027 3875 % thực hiện kế hoạch 119,13 115.06 110,71 (Nguồn số liệu:Báo cáo các năm phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy) Từ đồ thị trên ta thấy trong 3 năm gần đây Quận luôn vượt chỉ tiêu được giao. Năm 2000 vượt chỉ tiêu 19,13%; năm 2001 vượt chỉ tiêu15,06%; năm 2002 vượt chỉ tiêu 10,71%. Tính từ khi triển khai đến nay, tổng số hồ sơ toàn Quận đã kê khai theo nghị định 60/CP là 16.235 hồ sơ. Số hồ sơ đã trình Thành phố cấp giấy chứng nhận là 11.269 hồ sơ; số hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận là 9650 hồ sơ (tính cả số hồ sơ chuyển thẳng Sở Địa chính- Nhà đất không thông qua Quận). Do có thành tích trên nên Thành phố đã biểu dương Quận Cầu Giấy là đơn vị hoàn thành chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đầu tiên của thành phố. Những tồn tại. - Hồ sơ kê khai ban đầu không đầy đủ, không có các giấy tờ kèm theo, như nguồn gốc sử dụng đất không rõ, chưa tách thửa trong bản đồ, sơ đồ vẽ kích thước nhà, đất thiếu nhiều. - Chế độ chính sách phải đóng nộp cho Nhà nước còn nhiều phức tạp, số hồ sơ cần phải hoàn thiện cho đủ điều kiện xét duyệt giấy chứng nhận thì dân không hoàn thiện. Một số cơ quan có nhà tập thể kê khai không đủ nội dung, khi UBND phường mời ra để hoàn thiện hồ sơ thì không đến, nhiều hồ sơ nhà ở, đất ở chưa được hoàn thiện, vì vậy, kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tuy vượt chỉ tiêu kế hoạch Thành phố nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Tính đến nay toàn Quận vẫn còn khoảng 223 trường hợp chưa kê khai theo nghị định 60/CP. Số hồ sơ còn phải thực hiện để cấp giấy chứng nhận theo nghị định 60/CP là 4.917 hồ sơ. Trong đó số hồ sơ có khả năng cấp giấy chứng nhận là 1355 hồ sơ con lại 3562 hồ sơ bị vướng mắc ( những vướng mắc này chủ yếu là do không phù hợp với quy hoạch, đất tranh chấp, làm nhà trên đất canh tác, đất xây dựng ki ốt và đất không có giấy tờ hợp lệ). Như vậy việc triển khai cấp giấy chứng nhận năm 2003 còn lại số hồ sơ rất phức tạp. Nguyên nhân. Do trước đây, việc quản lý Nhà nước về đất đai bị buông lỏng quá lâu. Cơ quan Nhà nước thiếu hồ sơ để quản lý. Từ đó dẫn đến tình trạng đất đai bị lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra… có nhiều vụ việc xảy ra phức tạp, không có cơ sở để giải quyết. Việc buông lỏng quản lý song song với sự phát triển của thị trường bất động sản đã làm nảy sinh và phát triển hiện tượng mua bán nhà đất trái phép nên chủ nhà không có đủ giấy tờ hợp lệ. Do Quận mới được thành lập từ 7 xã chuyển thành phường nên bộ máy lãnh đạo các phường còn chưa tương sứng với tầm vóc của các đơn vị đô thị. Trỉnh độ dân trí không đồng đều. Điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng kê khai hồ sơ đăng ký. Trên địa bàn Quận có nhiều đơn vị, cơ quan có nhà tự quản hoặc tự chia đất để làm nhà ở, tự chuyển đổi mục đích sử dụng… các đối tượng này thường không muốn kê khai đăng ký hoặc chậm trễ trong việc kê khai đăng ký từ đó ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn Quận. Các qui định pháp lý về kê khai đăng ký chưa hợp lý, thoả đáng như quy định về lệ phí trước bạ, mẫu giấy chứng nhận, thủ tục còn rườm rà… nên gây cho người dân tâm lý ngại đi đăng ký. Chương III. Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao việc cấp giấy chứng nhận. Phương hướng nhằm đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận. Quan điểm. Qua quá trình nghiên cứu trên cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của đất đai cũng như vai trò quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với sự phát triển của xã hội loài người. Như ta thấy ở bất kỳ một xã hội nào, việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết lập hồ sơ địa chính đều hết sức cần thiết và bức bách, mục tiêu chủ yếu của công tác này là nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phục vụ cho việc thu thuế đất, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất. ở mỗi thời kỳ có thể áp dụng nhiều chế độ quản lý, nhiều loại hồ sơ khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, vừa tính tới mục tiêu lâu dài là xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính thống nhất. Tuy nhiên, trong các chế độ quản lý, mọi hệ thống hồ sơ thiết lập thì việc xác định chuẩn các quyền sử dụng đất luôn được coi trọng. Yêu cầu pháp lý của hệ thống hồ sơ ngày càng đầy đủ, thống nhất và chặt chẽ hơn. Hệ thống hồ sơ địa chính dưới các chế độ nhìn chung đều có nhiều chủng loại, luôn bao gồm hai nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa và nhóm lập theo thứ tự chủ sử dụng đất để tra cứu. Xu hướng chung, các hệ thống hồ sơ ngày càng nhiều tài liệu. Điều đó phản ánh lịch sử sử dụng đất rất phức tạp và tình trạng sử dụng đất đai ngày càng manh mún ở Việt Nam. Do tồn tại của lịch sử và cơ chế quản lý đất đai, nhà ở trước đây bị buông lỏng, vấn đề nhà đất tại đô thị luôn là vấn đề mang tính xã hội phức tạp và nhậy cảm, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân. Việc đòi lại đất mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc xác định quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại đô thị hiện nay là vấn đề bức súc được sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt đất đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội với các hình thức sử dụng đất và đối tượng sử dụng đất hết sức đa dạng và phức tạp. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến nhu cầu về đất tăng lên rất lớn do đó xuất hiện tình trạng mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp… nhà đất không tuân thủ các quy định của pháp luật, xây dựng nhà không phép, sai phép, vi phạm quy hoạch đô thị, lấn chiếm đất công… diễn ra rất phổ biến, hơn thế nữa công tác quản lý bị buông lỏng trong thời gian dài khiến công tác lập hồ sơ quản lý trở lên cấp bách và cần thiết. Xác định chủ sử dụng đất chính xác, quản lý chặt chẽ các chủ sử dụng đất là việc làm không thể thiếu của các cấp chính quyền. Công tác kê khai đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một công việc phức tạp, luôn đi sâu đi sát với nhân dân. Mặt khác, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, mức độ chuyển dịch về đất đai diễn ra rất mạnh mẽ như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp… tình trạng lấn chiếm đất sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà không phép, vi phạm quy hoạch đô thị xảy ra rất phổ biến. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo chưa được kịp thời, kéo dài làm tăng tính phức tạp của vụ kiện. Do đó, trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành cần phải sử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ việc tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ, gây bất bình trong nhân dân. Cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện công tác này cần quán triệt tư tưởng chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt không máy móc. Đồng thời người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các qui dịnh của Nhà nước, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Việc tổ chức chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền phải xuyên suốt, quản lý chặt chẽ đến từng cấp, từng khâu của công việc. Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác kê khai đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cấp chính quyền phải chặt chẽ, kịp thời. Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ được thuận lợi cà giải quyết cacs vướng mắc cho nhân dân. Phương hướng thực hiện. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói trung và công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội nói chung và của các chủ thể sử dụng đất nói riêng. Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu đất, tình trạng lấn chiếm, mua bán và chuyển nhượng trái phép quyền sử dụng đất vẫn là hiện tượng phổ biến. Điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến chế độ sở hữu đất đai xã hội chủ nghĩa. Quản lý đất đai là một biện pháp, cách thức quan trọng mà Nhà nước dùng để ngăn chặn hoặc hạn chế những hành vi xâm phạm, bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đất đai và người sử dụng đất. Mặt khác, công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận lại là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua nó các cơ quan Nhà nước nắm bắt được thực trạng tình hình sử dụng đất đến từng thửa đất, chủ sử dụng đất cụ thể. Do vậy việc thực hiện tốt công tác này là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, hạn chế những tiêu cực trong quá trình sử dụng đất. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt viêc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận tại Quận Cầu Giấy, phục vụ cho việc quản lý đất đai trên địa bàn Quận, Quận đã xác định cho mình phương hướng và nhiệm vụ như sau: Tiếp tục triển khai công tác cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ, phấn đấu hoàn thành việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 60/CP và quyết định 69/QĐ-UB đúng kế hoạch được giao. Đến hết năm 2003 thì cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận. Thực hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai nhằm tạo cơ sở cho công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận như: Chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ lập sổ địa chính các phường, tổng hợp diện tích các loại đất theo định kỳ hằng năm để báo cáo Quận, Thành phố. Quản lý và theo dõi việc sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị, phát hiện những vi phạm pháp luật, Luật đất đai, kiến nghị đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Tham gia các Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng Quận, cùng tháo gỡ giải quyết những tồn tại trong nhân dân. Giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất đai. Giải pháp. Về tổ chức. Mặc dù công tác cấp giấy chứng nhận trong các năm qua đều vượt chỉ tiêu được giao nhưng nhìn chung tốc độ thực hiện vẫn còn châm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là khi người sử dụng đất làm thủ tục kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận thì họ phải quá nhiều cơ quan Nhà nước và qua rất nhiều lần. Thống kê lại thì thấy rằng, theo quy trình và sự phân công trách nhiệm, hiện nay người dân muốn làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thì tối thiểu phải đến các cơ quan chức năng sau: Sở Địa chính- Nhà đất; Cục thuế; Sở Xây dựng phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị; Kho bạc Nhà nước. Nếu mỗi lần có trục trặc ( mà thường là có trục trặc) thì số lần đến các cơ quan này lại tăng lên, thậm trí tăng gấp đôi. Chính vì vậy, thời gian tối thiểu để thực hiện đủ các công đoạn này phải kéo dài từ 3 đến 5 tháng. Điều đó làm cho người dân tốn kém tiền bạc và thời gian gây ra sự bất mãn. Cũng từ đó người dân ngại đi kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, làm cho công tác này luôn gặp khó khăn và chậm trễ. Vậy giải pháp để khắc phục tình trạng này là gì? Theo em thì giả pháp để khắc phục tình trạng này là: chúng ta nên xây dựng một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ kê khai đăng ký đất đai riêng. Thành phần của cơ quan này bao gồm đại diện của Sở Địa chính- Nhà đất, đại diện của Cục thuế, đại diện của phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị, đại diện của Kho bạc Nhà nước. Nếu cơ quan này được thành lập, nó sẽ giúp cho người dân đỡ tốn kém thời gian và tiền của cho việc đi lại từ cơ quan này sang cơ quan khác. Hơn nữa nó cũng giúp cho việc phát hiện và sửa chữa các sai sót trong quá trình kê khai đăng ký được nhanh chóng và kịp thời hơn. Việc thành lập cơ quan này cũng giúp cho thời gian lưu chuyển hồ sơ giữa các công đoạn ngắn hơn. Hơn nữa, công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ đất đai lại có các đặc trưng riêng so với các công tác quản lý Nhà nước về đất đai khác. Do đó, việc thành lập một cơ quan riêng phụ trách lĩnh vực này là hoàn toàn hợp lý. Một cách khác để làm giảm thời gian, tăng tốc độ cấp giấy chứng nhận là thành lập và phát triển hệ thống hành chính công. Bộ phận này sẽ đến tận nhà những người dân giúp họ thức hiện kê khai đăng ký đất đai nếu được yêu cầu. Giải pháp về nhân sự. Chiến lược phát triển ngành địa chính đến năm 2010 là: hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ; phấn đấu hết năm 2010 đạt trình độ một ngành địa chính hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh; hệ thống đo đạc bản đồ cơ bản thống nhất; hệ thống qui hoạch sử dụng đất đai trở thành công cụ quản lý để Nhà nước tiến hành việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; hệ thống đăng ký đất đai hiện đại…. phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy cũng nằm trong hệ thống của ngành địa chính nên nó cũng có chiến lược phát triển chung như vậy. Để thực hiện được mục tiêu đó, phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận cần phải có một đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng và chất lượng, nắm vững công nghệ hiện đại của thế giới, có khả năng vận dụng và giải quyết công việc theo đúng thực tiễn. Nhưng thực tế cho thấy: đội ngũ cán bộ hiện nay của chúng ta còn xa mới đật được như vậy. Đội ngũ cán bộ của ta thiếu cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, chúng ta còn thiếu rất nhiều cán bộ địa chính đặc biệt là ở cấp phườg. Về chất lượng của cán bộ, thực tế một phần không nhỏ các cán bộ địa chính được dào tạo từ những chuyên ngành ít liên quan đến nghiệp vụ quản lý đất đai. Phần lớn cán bộ địa chính phườn chỉ mới qua các lớp tập huấn, một só ít được đào tạo trung cấp nhưng cũng chỉ đủ khả năng để thực hiện các công việc đơn giản, chưa có đủ các kiến thức về chính sách pháp luật đất đai, về nội dung quản lý, về các vấn đề trong công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận nói riêng. Do đó, để xây dựng được một đội ngũ cán bộ địa chính đủ cả về chất lượng và số lượng, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển ngành địa chính nói chung và phát triển phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận nói riêng thì trong thời gian tới Quận cần có kế hoạch tham gia đào tạo và tiến hành đào tạo lại cán bộ theo mọi cấp độ. Đào tạo đại học và sau đại học: phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường đai học, các viện nghiên cứu có liên quan tổ chức các khoa, bộ môn địa chính, tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình ngành học địa chính bậc đại học và sau đại học. Đào tạo hệ cao đẳng: từng bước tăng cường năng lực để tiến tới nâng các trường trung học địa chính thuộc Tổng cục địa chính nay là Sở Tài nguyên môi trường thành trường cao đẳng địa chính, xây dựng kế hoạch, chương trình cho ngành học địa chính hệ cao đẳng. Đào tạo trung học và đào tạo nghề: cần xây dựng, củng cố, tăng cường năng lực các khoa, bộ môn địa chính của các trường trung học chuyên nghiệp. Cần ban hành các kế hoạch đào tạo,chương trình đào tạo nhân viên địa chính. Cuối cùng là vấn đề đào tạo lại cán bộ địa chính: đây là khía cạnh mà Quận có thể trực tiếp tham gia. Quận cần xem xét, sàng lọc các cán bộ của mình để chọn ra những người có năng lực cũng như những người mà nghiệp vụ đã bị mai một gửi đi đào tạo lại để nâng cao trình độ chính trị, trình độ quản lý Nhà nước, chuyên môn. Nhình chung đào tạo và đào tạo lại nhân viên địa chính là một hướng đi mới nhằm đa dạng hoá cấp đào tạo và nâng cao hiệu quả đào tạo. Các địa phương cần phối hợp với các trường mở các lớp đào tạo phù hợp với trình độ của cán bộ cơ sở, nhanh chóng chuẩn hoá cho cán bộ địa chính cấp phường. Cải tiến quy trình cấp giấy chứng nhận. Theo quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện hành thì để được cấp giấy chứng nhận người sử dụng đất phải trải qua 5 bước, phải thông qua UBND 3 cấp: cấp phường (phân loại hồ sơ), cấp Quận (xét duyệt tại Quận), cấp Thành phố (ký giấy chứng nhận). Trong khi đó, việc ký giấy chứng nhận ở UBND các cấp rất chậm do bận nhiều việc quan trọng hơn. Do đó, nên hay chăng, việc ký giấy chứng nhận được uỷ quyền cho UBND cấp Quận, huyện. Như vậy việc cấp giấy chứng nhận sẽ giảm bớt được một giai đoạn, tiết kiệm thời gian cho nhân dân và tiến độ cấp giấy chứng nhận cũng được nhanh hơn. Mặt khác, ngay trong mỗi khâu của quy trình cũng cần được cải tiến, nâng cao chất lượng, tránh sai sót. Ví dụ như: hướng dẫn cặn kẽ cho chủ sử dụng trong việc kê khai, tránh sai sót trong kê khai hồ sơ; cải tiến phương thức đo vẽ thửa đất tránh gây tình trạng khiếu kiện do đo vẽ không chính xác…. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không thể tiến hành nếu thiếu các số liệu của đo đạc, đánh giá, phân loại đất và các bản đồ địa chính. Trong khi đó, các công việc này phải tuân theo các qui định về kĩ thuật rất phức tạp do cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các công tác này vẫn không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật. Chính vì vậy mà công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó để tăng cường hiệu quả của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận thì việc tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với công tác đo đạc, khảo sát lập bản đồ địa chính là hết sức cần thiết. Việc thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Tiến hành kiểm tra việc chỉ đạo, thực hiện kế hoạch hàng năm của công tác đo đạc, khảo sát lập bản đồ địa chính. Kiểm tra chất lượng của các sản phẩm đo đạc, khảo sát lập bản đồ. Kiểm tra các tư liệu hiện có, kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ và tư liệu đo đạc bản đồ. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong công tác đo đác lập bản đồ, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng chỉ được tiến hành khi đã có đầy đủ chứng cứ về tình trạng pháp lý của đất đai. Việc này lại do Hội đồng kê khai cấp phường thực hiện. Trong khi đó ,những thành viên của Hội đồng kê khai đăng ký cấp phường hiện nay thường không nắm bắt hết được tình trạng pháp lý của đất đai của từng hộ gia đình. Thêm vào đó, hồ sơ về quản lý đất đai lại không được cập nhập thường xuyên do có những thời gian bị buông lỏng. Do đó rất dễ phát sinh tình trạng tiêu cực, sai sót (các sai sót thường mắc là: xác đinh sai thời điểm sử dụng, sai mục đích sử dụng…) các sai sót này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác cấp giấy chứng nhận là một tất yếu và cần tập trung vào một số cội dung chủ yếu sau: Kiểm tra việc chỉ đạo đôn đốc thực hiện của UBND các cấp đối với công tác cấp giấy chứng nhận. Kiểm tra việc tuân theo các qui định về quá trình kê khai đăng ký, thủ tục đăng ký…. Kiểm tra việc thiết lập, bảo quản, lưu trư hồ sơ địa chính của cơ sở. Trên cơ sở đó chúng ta có thể bảo đảm được sự chính xác của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, đảm bảo sự công bằng, tránh phát sinh những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ứng dụng công nghệ tin học. Ngày nay, công nghệ thông tin tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội của loài người. Lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai cũng nằm trong xu thế chung đó. Hiện nay, đã có rất nhiều phần mềm được viết để phục vụ cho mục đích quản lý đất đai như: phần mềm Map-infor, Access, oracal, arc infor… đặc biệt, chúng ta đang từng bước đưa phần mềm FAMIS và CADDB vào ứng dụng trong công tác đăng ký đất ban đầu và đăng ký biến động. Qua quá trình thử nghiệm ban đầu đã thu được một số kết quả khả quan. Tiến độ cấp giấy chứng nhận đã được đẩy nhanh, nếu như trước đây 90% khối lượng công việc là làm thủ công thì nay chỉ còn khoảng 45%. Các tài liệu và hồ sơ được lập bằng công nghệ tin học có tính thông nhất cao, đầy đủ và chính xác hơn so với phương pháp thủ công. Tuy nhiên, phần mềm FAMIS và CADDB vẫn còn nhiều hạn chế. Phần mềm phải chấp nhận quản lý thủ công kết hợp với hiện đại. Do yếu tố lịch sử để lại nên một thửa đất thường có rất nhiều loại số thửa, phần mềm cũng phải chấp nhận để lưu trữ cả quá trình biến động. Mặt khác trong quá trình ứng dụng tin học vào quản lý đất đai đã cho thấy trình độ tin học của nhiều cán bọ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục chỉnh sửa và nâng cấp phần mềm này cho phù hợp với thực tế công việc đồng thời phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ sử dụng thành thạo các phần mềm tin học này. Giải pháp về tài chính. Vấn đề tài chính cũng là một trở ngại lớn trong việc thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước khi Chính phủ ban hành Quyết định cấp giấy chứng nhận ghi nợ tiền sử dụng đất thì số lượng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận là rất thấp. Sau khi có qui định cho người sử dụng đất được ghi nợ vào giấy chứng nhận thì số lượng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do giá đất tăng nhanh nên việc nộp tiền sử dụng đất, thuế trước bạ… đã trở thành một gánh nặng cho chủ sử dụng đất, có trường hợp phải nộp 20-30 triệu thậm trí hàng trăm triệu đối với các trường hợp ở thành phố lớn. Trong khi đó, thời gian trả nợ lại chỉ có 1 năm. Điều này đã làm cho các chủ sử dụng đất không đến làm nghĩa vụ tài chính. Để khắc phục vấn đề này Nhà nước cần phải có các chính sách về tài chính thích hợp hơn như: giảm thuế trước bạ, giảm tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng tăng thời gian ghi nợ…. Giải pháp về thuế. Thực tế cho thấy: thuế được thu rất lâu và phức tạp nhất là đối với các trường hợp đã có chủ quyền tạm hoặc trích do trước đây có sự thay đổi diện tích đất. Do phòng thuế trước bạ có ít nhân viên lại phải thu nhiều loại sắc thuế nên việc thu thuế đất bị chậm trễ. Mặt khác, khi đã có tờ khai ở phường rồi thì Cục thuế vẫn không thể căn cứ ngay vào đó để tính thuế được mà phải cử người xuống thực tế kiểm tra sau đó mang hồ sơ về cục để trưởng phòng đóng dấu. Giải pháp khắc phục tình trạng này là: ngành thuế xem xét bỏ tính thuế đối với các trường hợp đã có chủ quyền tạm nay phải đổi lại. Ngành thuế nên uỷ quyền cho 1 cán bộ tính thuế mà không nhất thiết phải mang về Cục kiểm tra và đóng dấu. Một số giải pháp khác. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho chủ sử dụng đất các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các kế hoạch của địa phương về công tác quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua đó, làm cho người sử dụng đất hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất, từ đó họ tự nguyện và tích cực hơn trong việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua trong công tác cấp giấy chứng nhận giữa các cán bộ, và có những phần thưởng khuến khích những cán bộ có thành tích tốt. Kết luận Qua đợt thực tập tại phòng địa chính- nhà đất Quận Cầu Gấy. Được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các chuyên viên trong cơ quan, đồng thời qua thực tế tìm hiểu em thấy được những nổi bật về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai như sau: Công tác xấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Về chinh sách, luật đất đai đang từng bước được hoàn thiện. Ngày càng vận dụng các chính sách vào lích vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách có hiệu quả hơn, sâu rộng hơn giải quyết được những vấn đề mà trước đây cho là bế tắc hoặc chưa thể giải quyết được. Công tác quản lý đã dần đi vào nề nếp thực hiện đúng pháp luật. Tổ chức của bộ máy quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tính thống nhất cao từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ địa chính cũng lớn mạnh hơn cả về lượng và chất. Các cán bộ đã được đào tạo bài bản hơn, làm việc có tính khoa học và nhanh nhậy hơn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực địa chính, đặc biệt là vận dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm cho công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm một cách nhanh chóng về thời gian và chi phí. Qua từng thời kỳ khác nhau Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đúng đắn, xác định đường lối kinh tế hợp lý, phù hợp với điều kiện đất đai, con người mỗi địa phương. Đặc biệt lầ phù hợp với từng thời kỳ phát triển đã xây dựng đất nước ta ngày một giầu mạnh và vững chắc trên con đường XHCN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt vẫnđược còn có nhiều vấn đề bất cập cần phải điều chỉnh và sửa đổi để hoàn thiện hơn công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để quản lý đất đai chặt chẽ hơn chánh làm thất thoát quỹ đất đang ngày càng ít. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung quản lý của Nhà nước nhằm quản lý đất theo một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến đị phương, tạo cơ sở pháp lý giữa người sử dụng đất và nhà nước khi thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Thấy được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bài viết này đã phân tích và nếu lên những tồn tại, hạn chế và phương án giải quyết cho công việc này. Tuy nhiên với thời gian thực tập ngắn và điều kiện tiếp xúc với thục tế còn hạn chế nên bài viết này mới chỉ nêu lên những thực trạng chung hiện đang gặp phải. Cho nên khi đi vào thực tế chắc hẳn sẽ gặp phải những khó khăn mà ở bài viết này chưa thể nêu hết. Vì thế qua bài viết này rất mong nhận được sự góp ý của của người đọc để đi sâu tìm hiểu, phân tích để tìm ra phương hướng giải quyết nhằm thúc đẩy và hoàn thiện hơn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với suy nghĩ chân thành trên đây em xin phép khép lại bài viết: “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận Cầu Giấy”. Do kiến thức lý luận còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn và khó khăn trong việc tìm hiểu và tiếp cận với các tài liệu. Chắc chắn bài viết còn chưa sâu sắc và hoàn thiên, để có được sự hiểu biết sâu rộng hơn em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chỉ bảo của các thầy cô và những ai đã và đang quan tâm đến vấn đề này. Tài liệu tham khảo. Sách và giáo trình: Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở- PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên. Giáo trình kinh tế tài nguyên đất- PGS,TS Ngô Đức Cát chủ biên. Giáo trình đăng ký- thống kê đất đai- PGS,TSKH Lê Đình Thắng và Ths Đỗ Đức Đôi chủ biên. Văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý và sử dụng đất- nhà xuất bản Xây dựng. Mác- Ănghen toàn tập- tập 25- nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Adam Smith- của cải của các dân tộc- nhà xuất bản Giáo dục. Tạp trí địa chính các số: Số 1-2002 bài: phát triển đất đo thị và một số vấn đề cần tập trung nghiên cứu. Số 11-2002 bài: vấn đề tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai cấp huyện trong giai đoạn hiện nay. Số 10-2002 bài: quản lý và sử dụng đất đai cần tiết kiệm và hiệu quả. Số 6- 2001 bài: nguyên nhân và giải pháp khắc phục việc cấp giấy chứng nhận chậm. Số 1-2001 bài: một số vấn đề chủ yếu để tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai và thị trường bất động sản. Số 12-2000 bài: quản lý đất ở Việt Nam qua các giai đoạn. Số 9-2000 bài: những phương pháp luận trong quản lý sử dụng đất. Số 7-2000 bài: đào tạo nhân viên địa chính một hướng đi mới nâng cao chất lượng cán bộ địa chính cơ sở. Số 8-1999 bài: tổng cục địa chính tiếp tục đưa ra một số biện pháp giúp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và các số: số 2,3,7,8 năm 2002, số 8 năm 2001…. Luận văn các khoá trước. Mục lục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29728.doc
Tài liệu liên quan