Đặc điểm tạo nhịp tim vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Tạo nhịp thượng tâm mạc là 1 phương thức tạo nhịp hợp lý để điều trị nhịp chậm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tỷ lệ thành công cao và các thông số tạo nhịp có thể chấp nhận được trong 1 thời gian dài, với tỷ lệ biến chứng thấp. Việc sử dụng dây điện cực có tẩm steroid giúp duy trì được ngưỡng khử cực ở mức thấp trong suốt thời gian dài, giúp cho bệnh nhân có thể chờ đợi để cơ thể phát triển đầy đủ thích hợp cho tạo nhịp nội tâm mạc.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tạo nhịp tim vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 261 ĐẶC ĐIỂM TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN THƯỢNG TÂM MẠC Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Đỗ Nguyên Tín* TÓM TẮT Đặt vấn đề- mục tiêu nghiên cứu: Tạo nhịp thượng tâm mạc là 1 phương thức tạo nhịp thay thế tạo nhịp nội tâm mạc ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc có bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các đặc điểm lâm sàng, chỉ định, kỹ thuật, hiệu quả và biến chứng trong tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Tất cả trẻ đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc tại BV Nhi Đồng I trong 7 năm từ 9/2003 đến 9/2010. Kết quả nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu, có 32 bệnh nhân (15 trẻ trai và 27 trẻ gái) được tạo nhịp thượng tâm mạc. Với tuổi trung bình 1,0 ± 1.5 tuổi (5 ngày – 7 tuổi), trọng lượng cơ thể 6,2 ± 3,2 kg (2,2-16kg) là những đặc điểm không thuận tiện cho việc tạo nhịp nội tâm mạc. Tất cả bệnh nhân đều bị block nhĩ thất độ III với 90,6% do bẩm sinh và 9,4% so phẫu thuật tim, 46,9% bị tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải. Tất cả bệnh nhân đều tạo nhịp 1 buồng thất phải, mở ngực theo đường bên và cấy máy tạo nhịp ở dưới bụng. Ngưỡng khử cực ở tại thời điểm tạo nhịp 0,8 ± 0,4V. So với ngưỡng khử cực cấp tính, ngưỡng khử cực mạn tính sau 6 tuần tăng đáng kể (0,8 ± 0,4 V so với 1,6 ± 0,7V; p < 0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về ngưỡng nhận cảm (8,4 ± 2,3 mA so với 8,5 ± 2,0mA; p = 0,52) và kháng trở (629 ± 139 ohms so với 688 ± 333 ohms; p = 0,6) cấp tính và mạn tính. Với thời gian theo dõi trung bình 32,8 tháng, hư dây điện cực 9,4%, không có biến chứng đáng kể nào khác xảy ra. Kết luận: Tạo nhịp thượng tâm mạc là 1 phương thức tạo nhịp hợp lý để điều trị nhịp chậm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tỷ lệ thành công cao, giúp cho bệnh nhân có thể chờ đợi cho tạo nhịp nội tâm mạc sau này. Ngưỡng khủ cực mạn có tăng cao hơn so với cấp tính nhưng có thể chấp nhận được, tỷ lệ hư dây điện cực thấp. Từ khóa: tạo nhịp tim, thượng tâm mạc, nội tâm mạc, ngưỡng, nhận cảm, kháng trở. ABSTRACT THE CHARACTERISTICS OF PERMANENT EPICARDIAL PACING IN CHILDREN AT CHILDREN HOSPITAL I Do Nguyen Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 261- 266 Background- objectives: Epicardial pacing is an alternate method for endocardial pacing in special situations such as small infants and newborns or accompanied cardiovascular abnormalities. The research aimed at evaluating the clinical characteristics, indications, techniques, effectiveness and complications of epicardial pacing in children. Patients and methods: Prospective, case series. We enrolled all patients received epicardial pacing at children hospital I in the period of 7 years from Sept 2003 to Sept 2010. Results: There were 32 patients (15 male and 17 female) who received epicardial pacing in 5- year period of study. With the age of 1.0 ± 1.5 years old (from 5days to 7 years old), the body weight of 6.2 ± 3.2 kg (2.2-16kg), these patients were the unreasonable for endocardial pacing. All patients were complete AV block with 90.6% congenital and 9.4% surgical orientation, congenital heart diseases with left to right shunt were involved in 46.9%. Single chamber pacing at right ventricular site were used for all patients with chest lateral incision and * Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS BS Đỗ Nguyên Tín ĐT: 0913723437 Email: easynetvn@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 262 pacemaker pocket in abdominal wall. The pacing thresholds were 0.76 ± 2.1V (0.5-1.1V) at implatation. There were significant increase in chronic (after 6 weeks) versus acute phase of threshold (0.8 ± 0.4 V so với 1.6 ± 0.7V; p < 0.001), but no difference in acute and chronic phase of sensing (8.4 ± 2.3 mA so với 8.5 ± 2.0mA; p = 0.52) and resistance (629 ± 139 ohms so với 688 ± 333 ohms; p = 0.6). In follow-up period of 32.8 months, 9.4% lead failure and no significant complications recorded. Conclusion: Epicardial pacing is a reasonable method for treatment of bradycardia in infants and newborns with high successful rate and effective postpone for somatic growing up until received endocardial pacing. There were increment of chronic versus acute threshold but acceptable for pacing and low rate of lead failure. Key words: Cardiac pacing, Epicardial, Endocardial, Threshold, Sensing, Resisitance. ĐẶT VẤN ĐỀ Tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc là 1 đặc trưng trong tạo nhịp tim ở trẻ em. Những khó khăn về mặt kỹ thuật khi thực hiện ở trẻ nhỏ cũng như những bệnh lý tim mạch đi kèm ở trẻ em làm cho việc tạo nhịp nội tâm mạc không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được(7). Khi đó, tạo nhịp thượng tâm mạc là 1 giải pháp thay thế hợp lý. Do vẫn còn những nhược điểm nên tạo nhịp thượng tâm mạc vẫn được xem là 1 phương thức tạo nhịp thay thế tạo nhịp nội tâm mạc để chờ cho đến khi cơ thể trẻ phát triển đầy đủ để có thể thực hiện việc tạo nhịp nội tâm mạc(4). Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát về các đặc điểm lâm sàng, kỹ thuật, biến chứng và hiệu quả của phương thức tạo nhịp thượng tâm mạc ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm lâm sàng, kỹ thuật, hiệu quả của tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian 7 năm. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát đặc điểm lâm sàng, chỉ định và kỹ thuật trong tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em. Đánh giá các thông số tạo nhịp trong tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em ở các thời điểm ngay lúc đặt máy và trong thời gian theo dõi. Ghi nhận các biến chứng trong tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc ở trẻ em. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp Tiền cứu, mô tả. Đối tượng bệnh nhân Tất cả trẻ được tạo nhịp vĩnh viễn thượng tâm mạc trong thời gian 7 năm từ 9/2003 đến 9/2010 tại Bệnh Viện Nhi Đồng I. Các bước thực hiện phẫu thuật cấy máy tạo nhịp thượng tâm mạc(6) Gây mê toàn thân. Mở ngực đường bên ở khoảng liên sườn 4,5 với đường rạch bắt đầu từ phía xương ức, dài 4- 5cm. Bóc tách cân, cơ ngực để vào khoang lồng ngực. Vén màng phổi và phổi để tránh làm tổn thương màng phổi. Mở ngang màng tim ngay vùng đỉnh tim (nếu đặt điện cực ở buồng thất) khoảng 3 cm. Đặt 4 mũi chỉ treo màng tim vào thành ngực 2 bên. Khâu 2 mũi chỉ chữ U có miếng đệm vào cơ tim ở 2 bên nơi dự kiến sẽ đặt điện cực vào. Xoắn đầu điện cực vào mô cơ tim giữa 2 mũi chỉ này theo chiều kim đồng hồ. Cố định thêm đầu điện cực vào cơ tim bằng cách cột 2 sợi chỉ 5.0 vào tấm lưới đầu điện cực. Rạch da đường thứ 2 ở thành bụng, ngay dưới bờ sườn trái để tạo túi đặt máy tạo nhịp. Tạo đường hầm để đưa dây diện cực xuyên qua cơ hoành để nối với máy tạo nhịp ở ổ bụng. Khâu màng ngoài tim. Đặt dẫn lưu ngực, dẫn lưu màng phổi nếu màng phổi bị rách. Đóng ngực 2 lớp. Cố định máy tạo nhịp vào cơ thành bụng. Khâu cơ, da thành bụng 2 lớp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 263 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu, có 32 bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp thượng tâm mạc với thời gian theo dõi trung bình là 32,8 tháng (từ 3- 81 tháng). Đặc điểm lâm sàng (Bảng 1) Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng BN tạo nhịp thượng tâm mạc Đặc điểm lâm sàng Bệnh nhân (%) n=32 Giới Nam: 15 (46,9%); Nữ: 17 (53,1%) Tuổi đặt máy trung bình 1,0 ± 1,5 tuổi (5 ngy – 7 tuổi) Trẻ sơ sinh 16 (50%) Trọng lượng cơ thể 6,2 ± 3,2 kg (2,2-16kg) Trọng lượng cơ thể ≤ 10kg 25 (96,1%) Chỉ định tạo nhịp thượng tâm mạc (bảng 2) Bảng 2: Chỉ định tạo nhịp thượng tâm mạc. Đặc điểm loạn nhịp Bệnh nhân (%); n=32 ECG Block nhĩ thất hoàn toàn 32 (100%), QRS hẹp 90,6%; QRS dãn 9,4% Nhịp tim trung bình (nhịp/ phút) 46,6 ± 4,5 (40-55) Nguyên nhân block nhĩ thất Bẩm sinh: 29 (90,6%); Sau phẫu thuật tim: 3 (9,4%), Bệnh tim bẩm sinh 15 (46,9%) gồm PDA và ASD nhỏ Mức độ khuyến cáo theo AHA/ACC Class I: 17 (53,1%); Class IIa: 15 (46,9%) Đặc điểm kỹ thuật tạo nhịp thượng tâm mạc (bảng 3) Bảng 3: Đặc điểm kỹ thuật tạo nhịp thượng tâm mạc Đặc điểm kỹ thuật Bệnh nhân (%); n=32 Mở ngực đường bên 32 (100%) Vị trí dây điện cực Mõm thất phải: 21 (65,6%); Vách liên thất 11 (34,4%) Mode tạo nhịp VVI 10 (31,3%); VVIR 22 (68,7%) Dẫn lưu màng phổi 5 (15,6%) Đặc điểm các thông số dây điện cực (bảng 4) Bảng 4: Đặc điểm các thông số tạo nhịp Cc thơng số Khi tạo nhịp N= 32 Khi xuất viện N=32 6 tuần N=32 1 năm N=26 3 năm N=19 Ngưỡng khử cực (V) (0,4ms) 0,8 ± 0,4 1,4 ± 0,8 (p < 0,001) 1,6 ± 0,7 (p = 0,023) 1,6 ± 0,6 (p = 0,13) 1,5 ± 0,5 (p = 0,33) Ngưỡng khử cực > 1,5V (0,4ms), 1 (3,1%) 5 (15,6%) 7 (21,9%) 7 (26,9%) 3 (15,8%) Ngưỡng nhận cảm (mA) 8,4 ± 2,3 8,6 ± 2,2 (p = 0,83) 8,5 ± 2,0 (p = 0,52) 8,7 ± 2,1 (p = 0,62) 8,5 ± 1,8 (p = 0,47) Kháng trở (ohms) 688 ± 186 700 ± 398 (p = 0,86) 688 ± 333 (p = 0,6) 654 ± 227 (p = 0,71) 658 ± 190 (p = 0,78) Các biến chứng trong tạo nhịp thượng tâm mạc (bảng 5) Bảng 5: Biến chứng trong tạo nhịp thượng tâm mạc Biến chứng Bệnh nhân (%) Phụ thuộc máy tạo nhịp 100% Nhiễm trùng Sớm: 1 (3.1%); Muộn: 0 Gãy dây điện cực 1 (3.1%) Tăng ngưỡng quá mức > 2.5V 2 (6.2%) Hư dây điện cực 3 (9.4%) BÀN LUẬN Lý do để lựa chọn phương thức tạo nhịp thượng tâm mạc ở trẻ em là cơ thể trẻ quá nhỏ không thích hợp cho thực hiện thủ thuật nội tâm mạc. Trong các báo cáo ghi nhận có khác biệt đôi chút về tiêu chuẩn lứa tuổi cũng như trọng lượng cơ thể trong việc chọn phương thức tạo nhịp thượng tâm mạc, tuỳ theo từng trung tâm và tùy theo từng phẫu thuật viên (Bảng 4). Mặc dù có 1 số tác giả(10,14,15) có thể tạo nhịp nội tâm mạc cho trẻ nhỏ (8kg), nhưng đều là những báo cáo trên các ca lẻ tẻ, chưa có 1 thống kê nào so sánh giữa lợi ích và nguy cơ khi đặt máy tạo nhịp nội tâm mạc cho trẻ quá nhỏ. Vì vậy, đa số tác giả đồng thuận rằng nên đặt máy thượng tâm mạc cho những trẻ có trọng lượng cơ thể < 10kg(7,15). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 264 Tương tự, trong nghiên cứu của chúng tôi 96,9% l trẻ nhũ nhi, có trọng lượng cơ thể < 10kg (chỉ có 1 BN 16kg), trong đó, trẻ sơ sinh chiếm 50%. Bảng 6: So sánh các đặc điểm bệnh nhân trong tạo nhịp thượng tâm mạc Tác giả, năm Bệnh nhn Tuổi Trọng lượng cơ thể J,S, Sachweh; 2000(9) 49 BN 4,5 ± 4,2 tuổi (9 ngày – 6,2 tuổi) 15 ± 11,2kg (1,8-49kg) Noiseux et al; 2004(11) 122 BN 5,4 tuổi (1 ngày- 18 tháng) MS Silvetti; 2006(13) 37 BN 3,4+3,7 tháng (<12 tháng, trung vị 2 tháng) Aellig; 2007(1) 22 BN 35 ngày (1–300 ngày) 3,2 kg (1–7,3 kg) Odim; 2008(12) 98 BN 5,5 ± 5,3 tuổi 19,7 ± 17,6kg Chng tơi 2010 32 BN 1,0 ± 1,5 tuổi (5 ngày – 7 tuổi) 6,2 ± 3,2 kg (2,2-16kg) Theo ghi nhận nhiều trung tâm cho thấy đa số chỉ định tạo nhịp thượng tâm mạc ở trẻ em là block nhĩ- thất độ III baåm sinh hoaëc mắc phải sau phẫu thuật tim. Những trung tâm phát triển mạnh phẫu thuật tim hở, tỷ lệ block nhĩ thất sau phẫu thuật tim cao hơn. Chúng tôi cũng ghi nhận tương tự, 100% là block nhĩ thất, trong đó 90,6% là block nhĩ thất bẩm sinh (Bảng 7). Bảng 7: Đặc điểm các chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn ở trẻ em Tác giả, năm Bệnh nhânn Loại loạn nhịp Noiseux; (2004)(11) 122 BN 5,4 tuổi Block nhĩ thất sau phẫu thuật: 41%, block nhĩ thất bẩm sinh: 26%, suy nút xoang 21%, khác 12%, MS Silvetti; (2006)(13) 292 BN ≤ 18 tuổi Block nhĩ thất sau phẫu thuật 22%, block nhĩ thất bẩm sinh 43%, suy nút xoang 31%, khác 4% Petar L Stojanov (2008)(15) 105 BN 1 ngày - 15 tuổi Block nhĩ thất sau phẫu thuật 11,3%, block nhĩ thất bẩm sinh 66,7%, suy nút xoang 23% Jonah Odim (2008)(12) 148 BN 7,4 ± 5,5 tuổi Block nhĩ thất sau phẫu thuật 48%, block nhĩ thất bẩm sinh 28%, suy nút xoang 24% Chúng tôi; 2010 32 BN Block nhĩ thất sau phẫu thuật 9,4%, block nhĩ thất bẩm sinh 90,6%, Theo khuyến cáo của AHA/ACC(2), chỉ định tạo nhịp tim ở trẻ em tùy thuộc vào nhịp tim, bệnh tim bẩm sinh đi kèm và phẫu thuật tim trước đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần số tim trung bình của BN rất thấp 46,6 ± 4,5 lần/ phút (40-55), trong đó bệnh tim bẩm sinh chiếm 46,9%. Tất cả bệnh nhân được áp dụng đúng chỉ định ACC/AHA với 76,9% chỉ định tạo nhịp thuộc Class I vaø 23,1% thuộc Class IIa. Các đường vào để cấy dây điện cực thượng tâm mạc vào cơ tim gồm: (1) mở ngực đường giữa bằng cách xẻ xương ức; (2) mở ngực đường bên ở khoảng liên sườn; (3) đường dưới mũi ức. Lựa chọn cách tiếp cận tùy thuộc vào tư thế giải phẫu tim, những phẫu thuật lồng ngực trước đó hoặc những phẫu thuật khác mà dự định thực hiện cùng lúc với tạo nhịp thượng tâm mạc(4). Mitchell I. Cohen và cộng sự(4) báo cáo trên 123 ca đặt thượng tâm mạc cho thấy đường dưới mũi ức 14%, mở ngực ở đường bên 29% và mở xương ức 57%. Trong khi đó, Jưrg S. Sachweh(13) đã thực hiện phương pháp mở xương ức theo đường giữa và đường dưới mũi ức trong đa số các trường hợp (86%). Tại BV Nhi đồng I, chúng tôi mở ngực bằng đường bên để cấy dây điện cực ở tất cả bệnh nhân. Đa số các trường hợp tạo nhịp thượng tâm mạc đều chọn thất phải là nơi đặt dây điện cực vì thất phải dễ tiếp cận hơn. Hơn nữa, quan điểm tạo nhịp thượng tâm mạc chỉ là phương thức tạo nhịp tạm thời chờ cho trẻ phát triển đủ để có thể tạo nhịp nội tâm mạc, do đó đa số tác giả lựa chọn phương thức tạo nhịp 1 buồng thất. Tất cả bệnh nhân của chúng tôi chỉ được tạo nhịp 1 buồng thất vì chưa cần đến tạo nhịp đồng bộ nhĩ- thất. Trong số bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh (46,9%), với các dị tật nhẹ, chưa ảnh hưởng đến huyết động đáng kể. Tổn thương màng phổi khi mở ngực cũng là biến chứng hay gặp. Theo Mitchell I. Cohen(4) ghi nhận 58/123 ca cần đặt dẫn lưu màng phổi với thời gian dẫn lưu trung bình không kéo dài, khoảng 1.5 ngày. Chúng tôi ghi nhận có 5/32 ca (15,6%) bị rách màng phổi cần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 265 dẫn lưu màng phổi. Tuy nhiên, biến chứng này nhẹ và thoáng qua. Tương tự các tác giả khác, chúng tôi ghi nhận các thông số tạo nhịp ngay lúc cấy máy thượng tâm mạc đều chấp nhận được (Bảng 8). Đa số bệnh nhân đều có ngưỡng khử cực thấp ở thời điểm ngay sau khi đặt máy. Chỉ có 1 BN (3,1%) có ngưỡng khử cực ngay lúc đặt máy cao hơn 1,5V. Bảng 8: Các thông số cấp tính trong tạo nhịp thượng tâm mạc Tác giả, năm Bệnh nhân Ngưỡng khử cực (0,5ms) Ngưỡng nhận cảm (mV) Kháng trở (ohms) Villain; 2000(18) 34 BN 0,7 ± 0,3 V 10,6 ± 4,5 825 ± 94 Horenstein; 2003(8) 35 BN 1,2 ± 0,9 µJ 11,8 ± 3,3 443 ± 109 Noiseux; 2004(11) 122 BN 1,2 ± 0,9 V 12,9 ± 5,4 623 ± 289 Aellig; 2007(1) 22 BN 0,95 ± 0,65 14,4 ± 6,9 906 ± 337 Chúng tôi 32 BN 0,8 ± 0,4 8,4 ± 2,3 688 ± 186 Việc tăng ngưỡng khử cực trong tạo nhịp thượng tâm mạc ở giai đoạn sau đó là điều đáng lo ngại. Hậu quả sẽ gây hao mòn pin nhanh và hư dây điện cực. Các báo cáo trước đây đều ghi nhận ngưỡng khử cực trong tạo nhịp thượng tâm mạc tăng cao hơn và nhanh hơn so với tạo nhịp nội tâm mạc(11,12) ở giai đoạn cấp tính và cả mãn tính. Chúng tôi cũng ghi nhận tương tự với tác giả Aellig(1), ngưỡng khử cực tăng nhanh trong vòng 6 tuần đầu, sau đó ổn định ở ngưỡng khử cực mạn tính (Bảng 9). Mức độ tăng ngưỡng này vẫn còn ở trong giới hạn cho phép tạo nhịp an toàn với biên độ khử cực 3.6V- 4.8V. Chỉ có 2 BN (6,2%) có ngưỡng khử cực tăng cao (>3V) với nguy cơ hao mòn pin nhanh. Bảng 9: Thay đổi ngưỡng khử cực trong tạo nhịp thượng tâm mạc ở trẻ em (V) Tác giả Lúc đặt máy 6 tuần 1 năm 3 năm p Aellig; 2007(1) 0,95 ± 0,65 1,33 ± 0,60 1,08 ± 0,74 1,32 ± 0,75 P < 0,001 Chúng tôi 0,8 ± 0,4 1,6 ± 0,7 1,6 ± 0,6 1,5 ± 0,5 P < 0,001 Các thông số tạo nhịp khác của dây điện như kháng trở và độ nhận cảm ghi nhận không thay đổi đáng kể. Kết quả này tương tự với Tomaske M(17), Dodge-Khatami A(5) và đa số tác giả khác. Hư dây điện cực được định nghĩa là khi có tình trạng gãy hoặc vở vỏ bao dây điện cực, tăng ngưỡng khử cực và/ hoặc nhận cảm, kích thích cơ hoành hoặc cơ thành ngực. Tomaske M và cộng sự(17) ghi nhận ở thời điểm sau 2 năm và 5 năm tỷ lệ dây điện cực thượng tâm mạc còn hoạt động hiệu quả là 96% và 85%, tỷ lệ thất bại do dây điện cực không dẫn là 8%. Mitchell I. Cohen(4) ghi nhận tỷ lệ dây điện cực hoạt động tốt ở các thời điểm sau đặt máy 1, 2 và 5 năm là 96%, 90% và 74%. Tỷ lệ hư dây điện cực 16%. Thời gian trung bình xảy ra hiện tượng hư dây điện cực là 2,4 ± 2,3 năm. Theo Beder SD(3), đối với dây điện cực thượng tâm mạc không tẩm steroid, 45% bệnh nhân có nguy cơ bị block lối thoát khi ngưỡng khử cực ở thời điểm đặt máy > 0,9V với độ rộng xung 0,5ms. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hư dây điện cực trong thời gian theo dõi trung bình 32,8 tháng l 3/32 bệnh nhân (9,4%). Kết quả này cũng tương tự các tác giả khác, tuy nhiên cần theo dõi thêm thời gian và cần số lượng bệnh lớn hơn để đánh giá chính xác tỷ lệ hư dây điện cực. Tất cả bệnh nhân đều dung nạp tốt, tỷ lệ biến chứng ít xảy ra, chỉ 1 ca nhiễm trùng vết mổ, đáp ứng tốt với kháng sinh. Kết quả này tương tự với các báo cáo khác(4). KẾT LUẬN Tạo nhịp thượng tâm mạc là 1 phương thức tạo nhịp hợp lý để điều trị nhịp chậm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tỷ lệ thành công cao và các thông số tạo nhịp có thể chấp nhận được trong 1 thời gian dài, với tỷ lệ biến chứng thấp. Việc sử dụng dây điện cực có tẩm steroid giúp duy trì được ngưỡng khử cực ở mức thấp trong suốt thời gian dài, giúp cho bệnh nhân có thể chờ đợi để cơ thể phát triển đầy đủ thích hợp cho tạo nhịp nội tâm mạc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 266 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aellig et al (2007). “Long-Term Follow-Up After Pacemaker Implantation in Neonates and Infants”. Ann Thorac Surg 2007;83:1420–4). 2. Andrew E. Epstein (2008). “ACC/AHA/HRS 2008 Guidelines for Device-Based Therapy of Cardiac Rhythm Abnormalities. A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the ACC/AHA/NASPE 2002 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices)”. J Am Coll Cardiol, 2008; 51:1-62. 3. Beder SD, Kuehl KS, Hopkins RA, et al (1997). ”Precipitous exit block with epicardial steroid-eluting leads”. Pacing Clin Electrophysiol. 1997;20(pt 2):2954–2957. 4. Cohen MI, Bush DM, Vetter VL, et al (2001), “Permanent epicardial pacing in pediatric patients: Seventeen years of experience and 1200 outpatient visits”. Circulation 2001; 103: 2585-2590. 5. Dodge-Khatami A, Johnsrude CL, Backer CL, Deal BJ, Strasberger J, Mavroudis C (2000). “A comparison of steroid- eluting epicardial versus transvenous pacing leads in children”. J Card Surg. 2000 Sep-Oct;15(5):323-9 6. Gillette PC. (1995). “Implantation technique for pediatric cardiac pacing”. Pediatric cardiac pacing. Futura Publishing 1995; 4: 37-61. 7. Herwig Antretter, Joshua Colvin, Ulli Schweigmann, Herbert Hangler, Daniel Hofer, Karin Dunst, Josef Margreiter, Guenther Laufer, (2003). “Special Problems Of Pacing In Children”. Indian Pacing and Electrophysiology Journal; 3(1): 23-33 (2003) 8. Horenstein MS, Hakimi M, Walters H 3rd, Karpawich PP (2003). “Chronic performance of steroid-eluting epicardial leads in a growing pediatric population: a 10-year comparison”. Pacing Clin Electrophysiol. 2003 Jul;26(7 Pt 1):1467-71. 9. Jưrg S. Sachweh et al (2000). ”Twenty years experience with pediatric pacing: epicardial and transvenous stimulation”. Eur J Cardiothorac Surg 2000;17:455-461. 10. Kammeraad JAE, Rosenthal E, Bostok J, Rogers J, Sreeram N (2004). “Endocardial pacemaker implantation in infants weighing < 10 kilograms”. Pacing Clin Electrophysiol 2004; 11:1466–1474. 11. Noiseux et al (2004). “Thirty years of experience with epicardial pacing in children”. Cardiol Young 2004; 14: 512– 519. 12. Odim et al (2008). “Equivalent Performance of Epicardial Versus Endocardial Permanent Pacing in Children: A Single Institution and Manufacturer Experience”. Ann Thorac Surg 2008;85:1412– 6. 13. Silvetti M.S. et al (2006). ”Twenty years of paediatric cardiac pacing: 515 pacemakers and 480 leads implanted in 292 patient”. Europace (2006) 8, 530–536. 14. Stojanov P, Vranes M, Velimirovic D, Zivkovic M, Kocica MJ, Davidovic L, Neskovic V, et al. (2005). “Prevalence of venous obstruction in permanent endovenous pacing in newborns and infants: Follow-up study”. Pacing Clin Electrophysiol 2005; 28:361–365. 15. Stojanov, et al (2008). “Permanent endovenous pediatric pacing”. PACE 2008; 31:1100–1107. 16. Till JA, Jones S, Rowland E, et al (1990). ”Endocardial pacing in infants and children 15 kg or less in weight: Medium term follow-up”. PACE 1990; 13: 1385-1392. 17. Tomaske M. A (2008). “12-year experience of bipolar steroid- eluting epicardial pacing leads in children”. Ann Thorac Surg. 2008 May;85(5):1704-11. 18. Villain. et al (2000). “Characteristics and Results of Epicardial Pacing in Neonates and Infants”. PACE 2000;23:2052-2056.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_tao_nhip_tim_vinh_vien_thuong_tam_mac_o_tre_em_tai.pdf
Tài liệu liên quan