Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Nhuệ đoạn từ đầu nguồn tới Cầu Chiếc

Receiving all of virtually untreated waste water of handicraft villages along river bank and wastewater from domestic sewage, hospital, industries, etc of Hanoi city, Nhue river is heavily polluted. This study provides the current status of water quality of Nhue river by water quality parameters in the years 2011-2013. The study results show that typical parameters of organic pollution, nutrients and microbial contamination are much higher compared to the permitted standards (QCVN 8/2008 B1 - water supply for agriculture). At some places, COD is 4.5 times higher than the B1 standard, ammonia concentration is ten times higher than the standard B1, and coliform concentration is 20 times higher than B1 standard. Compared to some other reports on water quality of Nhue river such as report of Vietnam Environment Administration (2010), the pollution of Nhue River has signal of redcing at all survey locations. However, the concentrations of organic matter, nutrient, total coliform . are still quite high, not enough quality for agricultural water supply. To reduce polluted level of Nhue riverwater, the regular dredging, sewage collection of residential areas, village areas, preliminary treatment before discharge into rivers and propaganda to enhance environmental protection consciousness of people are effective actions in order to improve water quality to meet clean water needs for river basin region .

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Nhuệ đoạn từ đầu nguồn tới Cầu Chiếc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
280 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 280-288 DOI: 10.15625/1859-3097/14/3/3907 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG NHUỆ ĐOẠN TỪ ĐẦU NGUỒN TỚI CẦU CHIẾC Vũ Thị Phương Thảo Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội Email: vtpthao1975@gmail.com Ngày nhận bài: 17-4-2014 TÓM TẮT: Báo cáo này nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ (đoạn từ đầu nguồn tới Cầu Chiếc - đoạn nhận nước thải chính của thành phố Hà Nội) thông qua các thông số chất lượng nước trong thời gian 2011-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và coliform đều cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn cho phép (QCVN 8/2008 loại B1 - Loại nước cấp cho nông nghiệp). Hàm lượng COD có chỗ cao gấp 4,5 lần tiêu chuẩn B1, hàm lượng amoni có nơi cao gấp chục lần tiêu chuẩn B1 còn mật độ coliform có nơi cao gấp 20 lần tiêu chuẩn B1. So với một số báo cáo khác về chất lượng nước sông Nhuệ như Báo cáo của Tổng cục môi trường (năm 2010) thì tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ đã có dấu hiệu giảm ở tất cả các điểm với hầu hết các thông số. Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ, các muối dinh dưỡng, coliform tổng số vẫn còn khá cao, không đủ điều kiện cấp nước cho nông nghiệp. Để chất lượng nước sông Nhuệ bớt ô nhiễm hơn nữa, việc nạo vét lòng sông thường xuyên, thu gom nước thải của các cụm dân cư, các khu làng nghề, xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào dòng sông, tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân là những việc làm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nước đáp ứng nhu cầu nước sạch cho vùng lưu vực sông Từ khóa: Chất lượng nước, sông Nhuệ, tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hữu cơ. MỞ ĐẦU Là phụ lưu của sông Đáy, có chiều dài 72 km, sông Nhuệ bắt đầu từ cống Liên Mạc, chảy qua 8 quận huyện của thành phố và đổ vào sông Đáy của tỉnh Hà Nam tại cầu Phủ Lý [1]. Sông Nhuệ đoạn chảy qua thành phố Hà Nội dài 64 km, chảy qua các quận Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, xưa là nguồn nước cấp quan trọng cho các hoạt động sống của cư dân vùng lưu vực, nay là nguồn cấp nước cho những cánh đồng nông nghiệp rộng lớn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho Hà Nội. Diện tích vùng lưu vực khoảng gần 7.700 km² hiện là nơi cư trú của khoảng gần 10 triệu người. Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước, hơn một triệu người/km2, cũng là vùng có sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng kèm theo tình trạng đô thị hóa mạnh mẽ. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, người dân đã phải chứng kiến hiện tượng nước sông có màu đen, bốc mùi hôi thối và cá chết hàng loạt nổi trên mặt sông. Chất lượng môi trường nước sông đã bị xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho dòng sông Nhuệ là do các nguồn nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép đổ xả trực tiếp ra sông. Đó là các dòng thải từ khoảng 40 làng nghề nằm ven sông hoặc gần sông như dệt Vạn Phúc, dệt in hoa La Nội, chả giò Ước Lễ, bún Thanh Lương, gốm sứ Bát Tràng Các dòng thải này cũng như các hoạt động sản xuất của nó mang tính tự phát với quy Đánh giá chất lượng môi trường nước 281 mô không lớn, đan xen với khu sinh hoạt, bao gồm nhiều nguồn thải phân tán trong phạm vi những khu vực rộng lớn, là những nguồn thải rất khó kiểm soát [2]. Cùng với những dòng thải mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm đó, sông Nhuệ còn “gánh” trọn vẹn 600.000 m3 nước thải/ngày đêm của Hà Nội - thành phố với khoảng hơn 8 triệu dân sinh sống, gồm rất nhiều loại hình nước thải sinh hoạt, bệnh viện, dịch vụ chưa qua xử lý đổ vào. Do đó, sông Nhuệ đậm đặc hóa chất và chất thải hữu cơ. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng nề nhưng dân cư quanh vùng vẫn dùng nước sông Nhuệ để tưới cho những cánh đồng nông nghiệp. Liệu chất lượng nước sông Nhuệ có an toàn để cung cấp cho mục đích này không? Câu trả lời nằm ở kết quả nghiên cứu về thực trạng nước sông bị ô nhiễm đã được phản ánh qua các thông số chất lượng nước được thu thập trong suốt thời gian 3 năm với 15 đợt lấy mẫu và phân tích mẫu nước sông. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vị trí, thời gian, tầng nước thu mẫu Việc lấy mẫu nước sông được thực hiện vào 5 đợt mỗi năm tại 5 vị trí trên sông Nhuệ từ đập Liên Mạc đến Cầu Chiếc (hình 1) vào các năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Tọa độ của điểm lấy mẫu được xác định bằng thiết bị định vị toàn cầu GPS (bảng 1). Tầng nước thu mẫu là tầng nước mặt. Hình 1. Các vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ Bảng 1. Vị trí và thời gian lấy mẫu nước STT Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời gian lấy mẫu Vĩ độ Kinh độ Mùa khô Mùa mưa 1 Liên Mạc 21005'18'' 105046'30'' Đợt 1 Đợt 2 Đợt 5 Đợt 3 Đợt 4 2 Phúc La 20057'24'' 105047'36'' 27-29/3 15-17/3 16-18/11 28-29/7 15-17/9 3 Cầu Tó 20 057'06'' 105048'42'' 4 Cự Đà 20056'06'' 1050 48'18'' 5 Cầu Chiếc 20052'06'' 105050'06'' Dụng cụ, phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu nước Dụng cụ lấy mẫu là can nhựa có dung tích 2 L. Phương pháp thu mẫu tuân theo quy chuẩn lấy mẫu trong “Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối - TCVN 6663-6:2008” [3]. Mẫu lấy xong được vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm, được bảo quản ở 40C và tuân theo TCVN 6663- 1995. Mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu và phương pháp theo bảng 2 [4]. Bảng 2. Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị đo Phương pháp phân tích 1 pH TCVN 6492-1999 2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) mg/l Đo nhanh bằng máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu TOA WQC - 22A 3 Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) mg/l TCVN 6625-2000 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l TCVN 6491-1999 5 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5 ở 200C) mg/l TCVN 6001-1995- Phương pháp cấy và pha loãng 6 Amoni (NH4+) (tính theo N) mg/l TCVN 5988 -1995. Phương pháp chưng cất và chuẩn độ 7 Photphat (PO43-) (tính theo P) mg/l TCVN 6494 -1999. Phương pháp xác định orthophosphate hòa tan bằng sắc ký lỏng ion 8 Coliform MPN/100ml TCVN 6187-1:1996 - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform Vũ Thị Phương Thảo 282 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Qua các đợt đi điều tra khảo sát thực tế cùng với kết quả phân tích mẫu nước trong 3 năm liên tục từ cuối tháng 3/2011 đến giữa tháng 11/2013 vào 5 đợt mỗi năm, nhận thấy chất lượng nước sông Nhuệ bị ô nhiễm khá nặng. Đoạn đầu nguồn sông Nhuệ từ Liên Mạc đến trước điểm nhập lưu với sông Tô Lịch (Cầu Tó) có chiều dài khoảng 20 km lòng sông tương đối thẳng và có chiều rộng ổn định từ 30 - 50 m. Đoạn sông này có những nhánh nhỏ là các mương, kênh đào có chiều dài từ 3 - 6 km phục vụ cho tưới tiêu, thoát nước, tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp, các loại hình dịch vụ và làng nghề trong lưu vực bao gồm huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy, quận Hà Đông. Trên đoạn sông này, mức độ ô nhiễm tăng dần theo chiều dài đoạn sông. Tại Cống Liên Mạc là đầu nguồn của sông, nơi tiếp nhận nguồn nước từ sông Hồng nên lượng nước cũng như chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào nước bổ sung từ sông Hồng, nước sông có độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và đang bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, các muối dinh dưỡng. Sự ô nhiễm tăng dần khi dòng sông tiếp nhận nước thải của thành phố Hà Nội, đặc biệt tại các điểm Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà, Cầu Chiếc, sau khi tiếp nhận nước từ các sông Cầu Ngà, Kênh Phú Đô, kênh La Khê, có mang theo nước thải từ các hoạt động sản xuất của các làng nghề như làng nghề Vạn Phúc, Dương Nội, Bún Phú Đô, các khu công nghiệp, khu đô thị Mỹ Đình, Xa La, bệnh viện 198, bệnh viện 103 và sông Tô Lịch với lượng nước thải sinh hoạt của Hà Nội khoảng 600.000 m3/ngày đêm đổ vào khiến dòng sông đen đặc, bốc mùi và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước trên sông Nhuệ tại khu vực này không đủ tiêu chuẩn nước cấp tưới cho nông nghiệp. Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu nước sông Nhuệ trong mùa khô và mùa mưa các năm 2011-2013 TT Các thông số CLN Đơn vị tính Mùa khô Mùa mưa QCVN 08:2008/BTNMT Khoảng GTTB Khoảng GTTB A1 B1 B2 1 pH 7,14÷7,75 7,32 7,0÷ 7,5 7,18 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 1,2 ÷ 5,1 2,5 2,3÷5,9 3,5 6 2 ≥2 3 TSS mg/l 27,5 ÷195 45,8 25÷ 52,5 36,7 20 50 100 4 COD mg/l 32÷ 134 88 15÷82 56 10 30 50 5 BOD5 mg/l 15÷54 30 6÷20 17 4 15 25 6 NH4+ mg/l 0,47÷3,94 2,2 0,15÷3,56 1,88 0,1 0,5 1 7 PO43- mg/l 0,08÷2,27 1,11 0,21÷ 0,75 0,6 0,1 0,3 0,5 8 Coliform MPN/ 100ml 2.200÷150.786 29.639 11.800÷71.667 58.959 2.500 7.500 10.000 Trong đó: GTGH (Giá trị giới hạn) A1- Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích A2, B1, B2; GTGH B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc mục đích B2; GTGH B2- Giao thông thủy hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp. Chất lượng nước sông Nhuệ trong mùa khô Vào các tháng mùa khô (các đợt khảo sát 1, 2, 5) nước sông đoạn đầu còn có màu xanh đen, sau chuyển thành màu đen kịt, dòng chảy thu nhỏ. Hệ sinh vật trên mặt sông quan sát được rất nghèo nàn, ngoại trừ vài ngọn rau muống và vài nhánh bèo tây thưa thớt, rất khó khăn để có thể bắt gặp được những người sống bằng nghề đánh bắt thủy sinh vật trên sông Nhuệ, ngoại trừ có vài người câu lươn, bắt ếch, nhái, gần như không có người đánh bắt cá ở khúc sông này. Hình 2. Diễn biến hàm lượng DO trên sông Nhuệ vào mùa khô (Đợt 1, 2, 5) Đánh giá chất lượng môi trường nước 283 Hình 3. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Nhuệ vào mùa khô (Đợt 1, 2, 5) Hàm lượng oxy hòa tan (DO) đo được ở sông Nhuệ rất thấp (hình 2). Ngoại trừ tại cống Liên Mạc hàm lượng DO dao động từ 4,1 đến 5,2 tại các thời điểm khảo sát, đạt quy chuẩn nước mặt Việt Nam loại nước cấp cho tưới tiêu thủy lợi (QCVN 8/2008loại B1), còn ở các điểm khác, hàm lượng DO luôn thấp hơn QCVN 8/2008 loại B1. Hàm lượng DO có xu hướng giảm dần, tại Phúc La, DO: 1,7 mg/l, Cầu Tó DO 1,5 mg/l, tại Cự Đà 1,2 mg/l. Tại Cầu Chiếc hàm lượng DO tăng, nằm trong khoảng 2,1 - 2,6 mg/l, tuy nhiên vẫn không đạt được mức QCVN 8/2008 loại B1. Hình 4. Diễn biến hàm lượngBOD5 trên sông Nhuệ vào mùa khô Các thông số COD, BOD5 đặc trưng cho các mức độ ô nhiễm hữu cơ của thủy vực ở sông Nhuệ có hàm lượng rất cao, vượt quy chuẩn QCVN 8/2008 loại B1. Cụ thể, trong các đợt khảo sát vào mùa khô, hàm lượng COD ở các điểm khảo sát luôn vượt quá ngưỡng cho phép QCVN 8/2008 loại B1 (hình 3). Hàm lượng COD cao gấp 4,5 lần tiêu chuẩn B1 tại Cự Đà, gấp 4 lần tại Phúc La, Cầu Tó, gấp 3 lần ở Cầu Chiếc, gấp đôi ở Liên Mạc. BOD5 cao nhất tại Cầu Tó, gấp 3,5 lần tiêu chuẩn B1, BOD5 gấp 3 lần giá trị giới hạn B1 tại Phúc La, Cự Đà, Cầu Chiếc. Ở Liên Mạc, BOD5 cao hơn giá trị giới hạn B1 vài mg/l (hình 4). Hàm lượng NH4+ và PO43-rất cao và vượt giá trị giới hạn B1 của QCVN8/2008 nhiều lần (hình 5, 6). Hàm lượng NH4+ cao nhất tại Cầu Tó (5,1 mg/l- gấp 10 lần giá trị giới hạn B1), tại Cự Đà NH4+ là 3,52 mg/l - gấp hơn 7 lần giá trị giới hạn B1. NH4+ thấp hơn ở các vị trí còn lại, tại Cầu Chiếc là 1,88 mg/l, tại Phúc La: 1,73 mg/l, thấp nhất tại Liên Mạc đạt 0,67 mg/l, cao gấp 1,5 lần giá trị giới hạn B1. Hình 5.Diễn biến hàm lượngNH4+ trên sông Nhuệ vào mùa khô Hình 6. Diễn biến hàm lượngPO43- trên sông Nhuệ vào mùa khô Vũ Thị Phương Thảo 284 Hàm lượng PO43- ở các vị trí quan trắc nằm trong khoảng 0,19 - 2,25 mg/l. Hàm lượng PO43- cao nhất tại Cầu Tó = 2,25 mg/l, gấp 7,5 lần giá trị giới hạn B1 PO43- thấp nhất tại Liên Mạc, dao động trong khoảng 0,19 - 1,21 mg/l. Hàm lượng PO43- tại các điểm khác nằm trong khoảng 0,52 - 2,03 mg/l, gấp đôi đến 7 lần giá trị giới hạn B1. Mật độ coliform tại sông Nhuệ cũng khá cao. Vào mùa khô, ở tất cả các điểm khảo sát, mật độ coliform cao gấp 3 đến 20 lần giá trị giới hạn B1. Mật độ coliform cao nhất tại Cầu Tó, Cự Đà là do ảnh hưởng của các dòng thải sinh hoạt từ Hà Nội đổ vào qua sông Tô Lịch (hình 7). Hình 7. Diễn biến mật độ Coliform trên sông Nhuệ vào mùa khô pH đo được trong mùa khô nằm trong khoảng 7,2 - 7,6, nước có tính kiềm yếu, luôn nằm trong giá trị giới hạn ở tất cả các điểm khảo sát. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) đo được nằm trong khoảng 17,7 - 49,5 mg/l, thấp hơn giá trị giới hạn B1 ở tất cả các vị trí khảo sát. Chất lượng nước sông Nhuệ trong mùa mưa So với mùa khô, vào mùa mưa, chất lượng nước sông Nhuệ được cải thiện đáng kể do nước mưa và nước bổ sung từ sông Hồng pha loãng nước trong sông đi rất nhiều. Trong thời điểm mùa mưa bắt gặp rất nhiều người sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá tôm cua ốc, chứng tỏ sự sống trong dòng sông Nhuệ đã phong phú hơn mùa khô. Xuôi dọc theo sông, quan sát thấy có nhiều loài động vật thủy sinh như cá, tôm và thực vật như rau muống, bèo tây phủ xanh trên nhiều khúc sông. Tuy nhiên, qua những đợt quan sát và qua kết quả phân tích mẫu nước thì sông Nhuệ vẫn còn bị ô nhiễm nặng ở đoạn chảy qua khu vực Hà Nội do dung tích và nồng độ các chất ô nhiễm có trong các dòng nước thải từ các làng nghề, các khu công nghiệp quá lớn, vượt quá khả năng tự làm sạch của dòng sông. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ở sông Nhuệ vào mùa mưa (hình 8) nhìn chung cao hơn nhiều so với mùa khô. DO mùa mưa cao hơn do dòng chảy sông được bổ sung một lượng nước mưa lớn kèm theo dòng chảy mạnh hơn làm gia tăng quá trình xáo trộn nước sông. Tại Liên Mạc DO nằm trong khoảng 5,5-5,9 mg/l xấp xỉ GTGH A1 của QCVN 8/2008. Tuy nhiên, khi dòng chảy đón nhận nước thải từ các quận huyện Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông thì hàm lượng DO giảm đi nhiều. Ở 4 điểm quan trắc còn lại hàm lượng DO thấp hơn ở Liên Mạc, thấp nhất ở Cự Đà (2,3 mg/l), Cầu Tó (2,5 mg/l), Cầu Chiếc (2,5 mg/l), ở Phúc La cao hơn (3,2 mg/l). Như vậy, ở 4 điểm này hàm lượng DO thấp và không đạt GTGH B1( hình 8). Hình 8. Diễn biến hàm lượng DO trên sông Nhuệ vào mùa mưa Các thông số chất lượng nước khác như COD, BOD5, PO43-, coliformđều thấp hơn so với mùa khô, tuy nhiên ở hầu hết các vị trí, các thông số này vẫn cao hơn GTGH B1. Hình 9 biểu diễn hàm lượng COD trên sông Nhuệ vào mùa mưa. Hàm lượng COD luôn Đánh giá chất lượng môi trường nước 285 nằm trong khoảng 31-82 mg/l, cao hơn GTGH B1. Hàm lượng COD cao nhất tại Cầu Tó (82 mg/l - gấp gần 3 lần GTGH B1), thấp nhất tại Phúc La (31-44 mg/l), ở các vị trí khác hàm lượng COD đạt cao gấp 1,5 đến gấp đôi GTGH B1 (COD tại Liên Mạc 51 mg/l, tại Cự Đà 63 mg/l, tại Cầu Chiếc 66 mg/l). Hình 9. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Nhuệ vào mùa mưa Hàm lượng BOD5 vào mùa mưa (hình 10) cũng đạt các giá trị cao hơn GTGH B1. BOD5 cao nhất tại Cầu Tó (27 mg/l - gấp gần 2 lần GTGH B1), thấp nhất tại Phúc La (11 mg/l), ở các vị trí khác hàm lượng BOD5 xấp xỉ gấp1,5 lần GTGH B1 (tại Liên Mạc BOD517 mg/l, tại Cự Đà 21 mg/l, tại Cầu Chiếc 20 mg/l). Hình 10. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Nhuệ vào mùa mưa Vào mùa mưa, hàm lượng NH4+cũng như hàm lượng PO43- thấp hơn hẳn so với mùa khô, lần lượt nằm trong khoảng từ 0,15÷3,56 và từ 0,09÷1,33 mg/l (hình 11, 12). Hàm lượng NH4+ ở Cầu Tó, Cự Đà, Cầu Chiếc khá cao vào cuối mùa mưa, gấp từ 7- 5 lần GTGH B1. Hàm lượng PO43- ở Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà cũng vẫn rất cao, đặc biệt là ở Cầu Tó là 1,33 mg/l, gấp 4 lần GTGH B1 hay Cự Đà 1,02 mg/l, gấp hơn 3 lần GTGH B1. Hàm lượng PO43- thấp nhất tại cống Liên Mạc và thấp hơn cả GTGH A1. Mật độ coliform cũng rất cao, cao hơn GTGH B1 ở tất cả các vị trí và theo chiều hướng tăng dần cho đến cuối sông, dao động từ 1,5 lần (tại Liên Mạc) đến 8 hay 9 lần (tại Cầu Tó, Cầu Chiếc) so với GTGH B1 (hình 13). pH thường thấp hơn mùa khô và mang tính kiềm yếu, nằm trong khoảng 7,1÷7,5. Hình 11. Diễn biến hàm lượng NH4+ trên sông Nhuệ vào mùa mưa Hình 12. Diễn biến mật độ coliform trên sông Nhuệ vào mùa mưa Vũ Thị Phương Thảo 286 Hình 13. Diễn biến hàm lượng PO43- trên sông Nhuệ vào mùa mưa Đánh giá chung hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ Kết quả phân tích chất lượng nước trong 3 năm trở lại đây cho thấy tại hầu hết các vị trí khảo sát lấy mẫu phân tích, các thông số chỉ mức độ ô nhiễm hữu cơ cũng như dinh dưỡng và vi sinh đều không đạt GTGH B1 của Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, thậm chí ở một số vị trí như Phúc La, Cầu Tó, Cự Đà nước cũng không đủ tiêu chuẩn để dùng làm nước giao thông thủy. Hàm lượng các thông số chất lượng nước thường cao gấp đôi đến vài lần, đặc biệt là hàm lượng amoni, mật độ coliform có thể gấp đến chục lần GTGH theo quy chuẩn chất lượng nước mặt. Từ đầu nguồn là cống Liên Mạc, ô nhiễm nước sông Nhuệ tăng dần theo chiều dài đoạn sông, đặc biệt sau khi nhận nước thải của quận Hà Đông ở Phúc La và nước từ sông Tô lịch ở Cầu Tó. Điều này thể hiện rõ qua hàm lượng các thông số chất lượng nước. Hàm lượng DO ở Liên Mạc vào cả hai mùa khô và mưa đều đạt QCVN loại B1 (4,1 - 5,9 mg/l) nhưng khi đến Phúc La chỉ là 1,7 mg/l vào mùa khô và 3,2 mg/l vào mùa mưa, rất thấp ở Cầu Tó (1,5 mg/l vào mùa khô và 2,5 mg/l vào mùa mưa) và Cự Đà (1,2 mg/l vào mùa khô và 2,3 mg/l vào mùa mưa), Cầu Chiếc (2,5 mg/l). Hàm lượng BOD5, COD, amoni, cũng có xu hướng tương tự, xấp xỉ hoặc đạt chuẩn ở Liên Mạc, không đạt chuẩn từ Phúc La, cao gấp 2-3 lần ở Cầu Tó, Cự Đà, Điều này chứng tỏ những ảnh hưởng rõ rệt của các dòng thải từ các làng nghề, từ dòng sông Tô Lịch mang theo dòng thải của thành phố Hà Nội Những dòng thải này chính là nguyên nhân khiến cho dòng sông vốn trong xanh xưa kia nay trở nên đen đặc bởi lượng thải đã vượt quá khả năng tự làm sạch của dòng sông. Mức độ nhiễm có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa (khoảng từ tháng 6 đến tháng 10), mực nước sông Nhuệ lên cao do được bổ sung nước mưa và nước từ sông Hồng nên nước sông Nhuệ ít bị ô nhiễm hơn. Mùa khô là các tháng còn lại, (từ tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau), sông Nhuệ chỉ được bổ sung một lượng nước rất ít ỏi từ sông Hồng cũng như nước mưa. Mặc dù chính quyền đã có một số biện pháp tích cực như bơm nước sông Nhuệ ra sông Hồng (ở trạm Yên Sở) vào mùa khô để giảm bớt tải trọng ô nhiễm, 1/3 dung tích dòng sông vẫn là nước thải đổ vào nên chất lượng nước sông vẫn bị ô nhiễm nặng nề, nước đen đặc và luôn bốc mùi hôi thối. Hàm lượng các chất hữu cơ, các muối dinh dưỡng, coliform tăng dần theo suốt chiều dài đoạn sông, càng chứng tỏ hậu quả của những dòng nước thải chưa được xử lý từ các hoạt động dân sinh cũng như từ các hoạt động công nông nghiệp, dịch vụ của vùng lưu vực tới chất lượng nước sông Nhuệ là rất nghiêm trọng. So sánh các kết quả phân tích trên với các báo cáo công bố trước đây về chất lượng nước sông Nhuệ vào các năm 2005 [1], hoặc chất lượng nước sông Nhuệ năm 2012 [2] nhận thấy: mặc dù chất lượng nước sông Nhuệ đã được cải thiện nhưng thực sự thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng làm mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp. Cụ thể, so với năm 2006, thì hàm lượng DO, COD, BOD5, PO43-, amoni, trên sông Nhuệ đều được cải thiện đáng kể. Năm 2005, hàm lượng BOD5cao gấp gần 8 lần GTGH theo quy chuẩn QCVN 8/2008 loại B1 thì trong giai đoạn 2011- 2013, BOD5 cao nhất cũng chỉ gấp gần 4 lần tại Cự Đà. Hàm lượng NH4+ năm 2012 có thể gấp tới hơn chục lần QCVN 8/2008 loại B1 [2] thì trong các năm 2011- 2013 NH4+ cao nhất tại Cầu Tó cũng chỉ gấp 10 lần QCVN 8/2008 loại B1. Theo Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự [2], mật độ coliform năm 2012 có chỗ vượt đến gần 30 lần QCVN 8/2008 loại B1 thì trong giai đoạn Đánh giá chất lượng môi trường nước 287 2011- 2013, coliform cao nhất cũng chỉ gấp đến 20 lần QCVN 8/2008 loại B1 tại Cầu Tó. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ Nguồn nước sông Nhuệ sạch, đáp ứng tiêu chuẩn cho tưới tiêu là nhu cầu của người dân. Nhưng ngày nay, do sự xả thải nước ô nhiễm quá nhiều vào dòng sông nên nước sông Nhuệ không còn đủ sạch để đáp ứng cho nhu cầu này nữa. Để bảo vệ và nâng cao chất lượng nước sông Nhuệ, bên cạnh việc duy trì hoạt động thường xuyên, xây dựng và phát triển những công cụ giám sát, kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn nước thải ô nhiễm để dần dần giảm thiểu được các nguồn thải không đạt chuẩn vào sông để nước sông không bị ô nhiễm thêm nữa. Nhìn vào thực tế, từ khi Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đi vào thực hiện (từ năm 2010), ta thấy chất lượng nước sông Nhuệ đã được cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn và những tồn tại đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp, các ngành.Việc nạo vét bùn đáy thường xuyên, thu gom nước thải của các khu dân cự, làng nghề rồi xử lý sơ bộ, tăng cường các chương trình giáo dục tuyên truyền để người dân lựa chọn phát triển kinh tế theo hướng đi đôi với bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững cũng cần được đẩy mạnh. Tình trạng ô nhiễm này cũng có thể được cải thiện đáng kể nếu áp dụng một số phương pháp sinh học như cánh đồng lọc, bãi lọc ven sông đã được nghiên cứu và áp dụng để xử lý nước ô nhiễm ở Việt Nam [5] và nhiều nước trên thế giới như sau: Bãi lọc trồng cây: Nước thải sinh hoạt được thu gom rồi cho chảy qua các bãi lọc trồng cây sau đó mới xả vào sông. Thực vật trồng trong bãi lọc thường là các loại thực vật thủy sinh thân thảo sống nổi trên bề mặt nước hoặc ngập hẳn trong nước, thường trồng cỏ nến, sậy, bèo tây, bèo cái, sen, sung Nhờ quá trình sinh trưởng của hệ thực vật, vi sinh vật và các quá trình vật lý như: lắng, lọc, bốc hơi ... mà các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý với hiệu quả cao. Bãi lọc cũng có khả năng lưu giữ tốt một số kim loại nặng, khử vi trùng bởi bức xạ tử ngoại [6]. Hồ sinh học: là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo, với quy mô nhỏ sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa các chất bẩn. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư sẽ được dẫn vào các hồ sinh học rồi mới thoát vào sông. Quá trình này tương tự như quá trình tự làm sạch trong các sông hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các loài vi khuẩn và tảo. Hệ thống hồ sinh học có thể loại bỏ được 80% nitơ. Phốt pho được loại bỏ khỏi nước trong hồ ổn định bằng cách hấp thụ vào sinh khối của tảo, hô hấp và lắng đọng [7]. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy chất lượng nước sông Nhuệ đoạn từ Liên Mạc đến Cầu Chiếc vẫn bị ô nhiễm nặng. Điều này thể hiện qua hàm lượng các thông số chỉ mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh không đạt GTGH B1 củaQuy chuẩn QCVN 08:2008/ BTNMT, nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Sự ô nhiễm nhẹ ở đầu nguồn (vị trí cống Liên Mạc), các thông số chất lượng nước chỉ xấp xỉ hoặc vượt quá chút ít so với GTGH B1, nhưng sau đó sự ô nhiễm nước sông Nhuệ tăng dần theo chiều dài đoạn sông, đặc biệt sau khi nhận nước thải của quận Hà Đông ở Phúc La và nước từ sông Tô lịch ở Cầu Tó. Hàm lượng các thông số chất lượng nước đoạn từ Phúc La đến Cầu Chiếc thường cao gấp đôi đến vài lần, đặc biệt là hàm lượng amoni, mật độ coliform có thể gấp đến chục lần GTGH B1. Nguyên nhân là do các dòng thải từ các làng nghề hai bên bờ sông, từ dòng sông Tô lịch mang theo dòng thải của thành phố Hà Nội vốn chứa các chấtcos hàm lượng rất cao đổ vào sông. So sánh các kết quả phân tích trên với các báo cáo công bố trước đây về chất lượng nước sông Nhuệ nhận thấy: mặc dù chất lượng nước sông Nhuệ đã được cải thiện là do kết quả của các biện pháp và việc làm hạn chế các nguồn thải ô nhiễm nhưng thực sự thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng làm mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp. Để chất lượng nước sông Nhuệ bớt ô nhiễm hơn nữa, việc nạo vét lòng sông thường xuyên, thu gom nước thải của các cụm dân cư, các khu làng nghề, xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào dòng sông, tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân là những việc làm mang lại hiệu quả. Vũ Thị Phương Thảo 288 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. Báo cáo Môi trường Quốc gia 2006. 2. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thùy Linh, Chu Anh Đào, Phạm Mạnh Cổn, Nguyễn Thị Nga, 2012. “Nghiên cứu chất lượng nước sông Nhuệ khu vực Hà Nội”. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và công nghệ, Tập 28, số 4S. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối - TCVN 6663-6:2008. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. QCVN 08/2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 5. Trần Đức Hạ, 2002. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 6. D. Xanthoulis, Lều Thọ Bách, Wang Cheng Duan, Hans Brix, 2008. Xử lý nước thải chi phí thấp. Nxb. Xây dựng. 7. MaraDuncan, 2005.Domestic wastewater treatment in developing countries. Earthscan Publisher, London. ASSESSING WATER QUALITY OF NHUE RIVER FROM HEADWATERS TO CAU CHIEC Vu Thi Phuong Thao Hanoi University of Maning and Geology ABSTRACTS: Receiving all of virtually untreated waste water of handicraft villages along river bank and wastewater from domestic sewage, hospital, industries, etc of Hanoi city, Nhue river is heavily polluted. This study provides the current status of water quality of Nhue river by water quality parameters in the years 2011-2013. The study results show that typical parameters of organic pollution, nutrients and microbial contamination are much higher compared to the permitted standards (QCVN 8/2008 B1 - water supply for agriculture). At some places, COD is 4.5 times higher than the B1 standard, ammonia concentration is ten times higher than the standard B1, and coliform concentration is 20 times higher than B1 standard. Compared to some other reports on water quality of Nhue river such as report of Vietnam Environment Administration (2010), the pollution of Nhue River has signal of redcing at all survey locations. However, the concentrations of organic matter, nutrient, total coliform ... are still quite high, not enough quality for agricultural water supply. To reduce polluted level of Nhue riverwater, the regular dredging, sewage collection of residential areas, village areas, preliminary treatment before discharge into rivers and propaganda to enhance environmental protection consciousness of people are effective actions in order to improve water quality to meet clean water needs for river basin region ... Keywords: Water quality, Nhue river, permitted standard, organic pollution, microbial contamination.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3907_20921_1_pb_3642_2079614.pdf
Tài liệu liên quan