Đánh giá một số chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm tại Huế

Để xây dựng thêm các chương trình du lịch giáo dục với chủ đề rộng hơn, thu hút được đa dạng các nguồn khách khác nhau thì việc hoàn thiện các tour du lịch giáo dục sẽ tập trung vào việc bổ sung các thêm các điểm du lịch đặc trưng, phổ biến trong các tour du lịch đang phổ biến hiện nay, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách du lịch đến Huế, thoả mãn nhu cầu tham quan các địa điểm biểu tượng của Huế, như Đại Nội, chùa Thiên Mụ và một số lăng tẩm. Các địa điểm này phù hợp cho nhiều đối tượng khách du lịch (hiện các địa điểm này cũng thường nằm trong các chương trình du lịch tham quan một ngày hay các tour du lịch khác của Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên, khi khai thác trong loại hình du lịch giáo dục, chương trình sẽ vận dụng và cung cấp nhiều hơn cho du khách các kiến thức về văn hoá của vùng đất Cố đô dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Một số gợi ý được đề xuất như: cung cấp một phần kiến thức sâu lý thú cho khách du lịch về bộ máy nhà nước của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam trên nền tảng di tích Đại Nội; giới thiệu văn hoá đặc trưng nhà vườn trong mối liên hệ với văn hoá ẩm thực Huế trên nền tảng trao đổi với các chuyên gia văn hoá – du lịch Huế; liên kết giới thiệu về vua Gia Long và sự nghiệp xây dựng kinh thành Huế tại điểm Lăng Gia Long; hay mô hình tọa đàm, giao lưu, tổ chức lớp học nấu ăn tại địa phương,v.v. vừa bảo đảm việc cung cấp kiến thức, bảo đảm sự tương tác của du khách và cộng đồng, vừa lồng ghép yếu tố giải trí, thưởng thức khung cảnh đặc trưng và thưởng thức ẩm thực, vừa đảm bảo yếu tố “học” trong “du lịch”.

pdf17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá một số chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm tại Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6D, 2019, Tr. 241–257; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6D.5495 *Liên hệ: nguyenthithanhnga19791@gmail.com Nhận bài: 29–08–2019; Hoàn thành phản biện: 07–11–2019; Ngày nhận đăng: 30–11–2019 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH GIÁO DỤC THỬ NGHIỆM TẠI HUẾ Nguyễn Thị Thanh Nga*, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Trần Hữu Tuấn Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Du lịch giáo dục được nhắc đến nhiều hơn trong những năm gần đây. Khách du lịch muốn trải nghiệm các điểm du lịch theo một cách mới, bao gồm việc cung cấp kiến thức, sự tương tác giữa du khách và cộng đồng, vừa lồng ghép yếu tố giải trí, thưởng ngoạn, và cả yếu tố “học”. Nghiên cứu này là một phần của đề tài đặt hàng của Đại học Huế về “Nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch giáo dục ở Huế”. Trên cơ sở xây dựng ba chương trình và đưa vào thử nghiệm, đã thu hút được 522 khách tham gia thuộc ba nhóm gồm: (i) sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế, (ii) sinh viên và cán bộ giảng viên của một số trường đại học trong toàn quốc và (iii) cán bộ thư viện. Kết quả cho thấy, nhìn chung các nhóm khách tham gia khá hài lòng và có những đề xuất hữu ích làm cơ sở giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng các chương trình du lịch giáo dục trước khi giới thiệu rộng rãi cho xã hội. Từ khóa: du lịch giáo dục, chương trình thử nghiệm, Huế 1. Đặt vấn đề Du lịch cho mục đích giáo dục không phải là mới. Từ những năm 1840, giáo dục chính thức đã bắt đầu cho các nhóm tuổi khác nhau, từ trẻ đến già. Machin [1] cho rằng phương pháp này dựa trên việc đi từ các làng và thành phố đến trung tâm thành phố và thủ đô để tự cải thiện kiến thức [1, Tr. 15]. Theo Tarlow [5] du lịch giáo dục là một thuật ngữ bao gồm nhiều định dạng như các chuyến đi học, trải nghiệm du xuân, trải nghiệm du học, kỳ nghỉ hội thảo và hiểu biết về chuyên môn, kỳ nghỉ rèn luyện kỹ năng và các chuyến đi khai sáng, học tập. Bodger [3] cho rằng, ngày nay, thuật ngữ du lịch giáo dục có thể được hiểu là cơ hội du lịch với mục đích giáo dục: nó bao gồm việc học sinh đi nghỉ đến một địa điểm du lịch với một giảng viên, hoặc thậm chí là một sinh viên ngôn ngữ học tập tại Vương quốc Anh, các chuyến tham quan đào tạo giáo dục khác, và một gói tour và đào tạo học viên [3]. Ngày nay, khách du lịch giáo dục hy vọng rằng một số lượng lớn các chương trình sẽ cung cấp chỗ ở chất lượng cộng với cơ sở vật chất và giáo dục chất lượng, với sự sắp xếp du lịch giáo dục đáng tin cậy [3]. Vì vậy, du lịch giáo dục cũng bao gồm các tổ chức giáo dục, lưu trữ và lĩnh vực lưu trú, truyền thông và các ngành vận tải, các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống và lĩnh vực Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 242 nhà hàng, cơ sở giải trí, nhà hát, bảo tàng, nghệ thuật và các điểm tham quan thừa kế, thư giãn và vui chơi và các dịch vụ khác [5]. Lanegran [6] cho rằng: “Điều quan trọng ở đây là một khách du lịch tham gia chương trình du lịch giáo dục cũng khai thác các khía cạnh văn hóa và xã hội của điểm đến và không chỉ tham gia vào một số hoạt động do điểm đến cung cấp, mà còn liên quan đến người dân địa phương trong chuyến thăm của họ” [6]. Thuật ngữ du lịch giáo dục đề cập đến “bất kỳ chương trình nào trong đó người tham gia du lịch đến một địa điểm với tư cách là một nhóm với mục đích chính là tham gia vào trải nghiệm học tập liên quan trực tiếp đến điểm đến du lịch" [8, Tr. 28]. Du lịch giáo dục là một hoạt động du lịch được thực hiện bởi những người đang thực hiện một kỳ nghỉ qua đêm và những người đang thực hiện một chuyến tham quan mà giáo dục và học tập là một mục đích chính hoặc phụ của chuyến đi[9] với một số loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn/ nông trại và trao đổi sinh viên giữa các tổ chức giáo dục. Khái niệm du lịch cho mục đích giáo dục không phải là mới [10] và mức độ phổ biến của nó trong thị trường du lịch được dự kiến sẽ tăng [11]. Loại hình du lịch này có thể được phân loại thành các hướng sau: văn hóa/ lịch sử, du lịch sinh thái/ du lịch dựa vào thiên nhiên/ du lịch nông thôn và các chương trình du học. Với ý tưởng “Huế có tour du lịch giáo dục”, Đại học Huế đặt hàng cho Khoa Du lịch triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế: “Nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch giáo dục ở Huế”. Sau khi nhận được chủ trương của Đại học Huế, cùng với việc nhận thức một cách rõ ràng về tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế trong việc phát triển du lịch giáo dục, nhóm nghiên cứu đã triển khai xây dựng 3 chương trình/tour du lịch giáo dục (xem mô tả chi tiết các tour này ở phần 2.2) và đưa vào triển khai thử nghiệm. Kết quả khảo sát từ người tham gia chương trình du lịch giáo dục là cơ sở khách quan để nhóm nghiên cứu hoàn thiện chương trình du lịch và chuyển giao cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. 2. Dữ liệu và phương pháp 2.1. Giới thiệu về đánh giá thử nghiệm các chương trình du lịch Cũng như đối với một sản phẩm mới, một chương trình/ tour du lịch mới sau khi được xây dựng cần tiến hành thử nghiệm thị trường trên một quy mô nhỏ để đánh giá tính khả thi của nó trước khi phát triển, triển khai ở quy mô đại trà. Mục đích của đánh giá thử nghiệm chương trình du lịch giáo dục nhằm thu thập ý kiến của khách tham gia về các tour thử nghiệm để xem xét liệu việc thiết kế các tour du lịch đã phù hợp hay chưa, cần điều chỉnh yếu tố nào trong quá trình thực hiện, từ đó có cơ sở để hoàn thiện các tour du lịch. Đối tượng thử nghiệm là khách tham gia các tour du lịch giáo dục được đưa vào thử nghiệm. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 243 Thông thường, đối tượng tham gia đánh giá thử nghiệm các tour du lịch là đại diện các bên liên quan bao gồm du khách, doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia, nhà quản lý, v.v. [12]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã triển khai thử nghiệm các tour một cách linh hoạt. Cụ thể, chúng tôi đã thu hút được 3 nhóm khách tham gia các tour thử nghiệm gồm: nhóm sinh viên Khoa Du lịch, nhóm sinh viên và giảng viên một số trường đại học trong toàn quốc, và nhóm cán bộ thư viện. Nghiên cứu này là một phần thuộc đề tài khoa học cấp Đại học Huế với nguồn kinh phí và thời gian có hạn, vừa nghiên cứu xây dựng các tour, vừa triển khai thu hút khách tham gia thử nghiệm, thu thập ý kiến phản hồi của khách làm cơ sở để hoàn thiện các tour, nên không tránh được những hạn chế về đối tượng khảo sát. Sáu chỉ tiêu đánh giá được sử dụng trong đánh giá thử nghiệm này bao gồm (1) mức độ hấp dẫn của tour du lịch, (2) sự phù hợp về độ dài/ thời lượng của tour, (3) đánh giá về giá cả của tour, (4) đánh giá về hướng dẫn viên, (5) đánh giá về các điểm tham quan trong tour, (6) đánh giá chung/ mức độ hài lòng của khách tham gia về tour thử nghiệm. Các nhóm tiêu chí được sử dụng trong đánh giá thử nghiệm thường bao gồm: nhóm tiêu chí đánh giá về thị trường (qui mô, khả năng tăng trưởng thị trường, độ nhạy giá, v.v.); nhóm các chỉ tiêu về thuộc tính sản phẩm (khả năng đa dạng hóa, khả năng đổi mới, v.v.); nhóm các chỉ tiêu tài chính, v.v. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhóm tiêu chí thị trường với sáu tiêu chí trên được xem là hạn chế của nghiên cứu. Bảng hỏi cấu trúc được xây dựng để thu thập ý kiến đánh giá của khách tham gia các tour du lịch thử nghiệm. Nội dung bảng hỏi bao gồm ba phần chính: phần một là những câu hỏi về thông tin chuyến đi của khách; phần hai là những câu hỏi liên quan đến sáu tiêu chí nêu trên và câu hỏi mở về đề xuất của khách tham gia nhằm hoàn thiện các tour du lịch giáo dục; phần ba là những câu hỏi về thông tin cá nhân của khách tham gia. Đối với các câu hỏi ở phần hai, thang đo Likert năm mức được sử dụng, trong đó 1: Rất không hấp dẫn/ Rất không hài lòng/ Rất không hợp lý đến 5: Rất hấp dẫn/ Rất hài lòng/ Rất hợp lý. 2.2. Giới thiệu về ba chương trình du lịch được đưa vào thử nghiệm Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, nhóm nghiên cứu đã xây dựng ba chương trình du lịch giáo dục để đưa vào triển khai thử nghiệm bao gồm (i) Chương trình “Huế – xưa và nay” (nửa ngày), (ii) Chương trình “Về nguồn” (nửa ngày) và (iii) Chương trình: “Huế – thương nhớ ngàn năm” (một ngày). Sau gần một năm triển khai thử nghiệm, chương trình du lịch giáo dục đã thu hút được 522 khách tham gia. Thông tin cụ thể về số lượt khách tham gia đối với từng chương trình và phân bổ mẫu điều tra được trình bày ở mục 2.3. Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 244 2.2.1. Chương trình du lịch giáo dục “Huế – xưa và nay” (nửa ngày) Thông tin chi tiết về Chương trình “Huế – xưa và nay” như sau (có thể tổ chức vào buổi sáng hoặc buổi chiều): – 7g30 hoặc 13g30: Đón khách tại điểm hẹn, khởi hành tham quan chùa Thiên Mụ – một trong những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Huế được xây dựng năm 1601. Đã có nhiều câu chuyện nói về lịch sử của Chùa Thiên Mụ – nơi có sự tích gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên ở xứ Đàng Trong. – 8g00 hoặc 14g30: Nối tiếp chủ đề giáo dục, khách du lịch sẽ đến thăm Văn Thánh Miếu – nơi lưu giữ 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn từ Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Minh Mạng thứ 2 (1822) và kết thúc vào năm Khải Định thứ 4 (1919). Hướng dẫn viên thuyết minh và truyền thêm tinh thần hiếu học cho khách du lịch. – 9g30 hoặc 16g00: Đoàn đến thăm quan Trung tâm Văn hóa Huyền Trân. Chương trình du lịch chọn điểm tham quan này vì nơi đây không chỉ là điểm du lịch văn hoá – tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất nước vào thời nhà Trần vào thế kỷ 14. – 11g30 hoặc 17g30: Trả khách tại điểm hẹn ban đầu và kết thúc chương trình. 2.2.2. Chương trình “Về nguồn” (nửa ngày) Thông tin chi tiết về Chương trình “Về nguồn” như sau (có thể tổ chức vào buổi sáng hoặc buổi chiều): – 7g30 hoặc 13g30 đón khách tại điểm hẹn, chương trình du lịch giáo dục “Về nguồn” sẽ đưa du khách đến với nơi vinh danh Tiến sĩ dưới thời nhà Nguyễn cho đến những ngôi trường có truyền thống hiếu học, trong đó có ngôi trường bác Hồ đã từng theo học. Du khách sẽ tìm hiểu về tinh thần hiếu học, mài dũa qua các kỳ thi dưới thời nhà Nguyễn và được vinh danh Tiến sĩ tại Văn Thánh Miếu – nơi được ví như hình ảnh thu nhỏ của Quốc Tử Giám Hà Nội. – 8g30 hoặc 14g30: Nối mạch với truyền thống hiếu học từ xưa đến sự tiếp bước của thế hệ hiện tại, chương trình du lịch giáo dục kết hợp tham quan trường THPT Hai Bà Trưng – một ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời ở miền Trung, ngôi trường đã đi vào thơ ca và các tác phẩm âm nhạc một thời với tên cũ là trường Nữ sinh Đồng Khánh. – 9g30 hoặc 15g30: Tham quan trường THPT chuyên Quốc Học – nơi sản sinh ra rất nhiều chính trị gia nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Tổng bí thư Hà Huy Tập, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cho đến tận bây giờ, trường THPT chuyên Quốc Học vẫn là ngôi trường hàng đầu về chất lượng đào tạo của miền Trung. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 245 – 10g30 hoặc 16g30: Đoàn sẽ tham quan nhà truyền thống của Đại học Huế – nơi có truyền thống hơn 60 năm đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học với rất nhiều ngành nghề khác nhau. - 11g30 hoặc 17g30: Trả khách tại điểm hẹn ban đầu và kết thúc chương trình. 2.2.3. Chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm” (một ngày) Thông tin chi tiết về Chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm”như sau: – Buổi sáng: 7g30 Đón khách tại điểm hẹn, khởi hành tham quan Trường Quốc Tử Giám (Đốc Học Đường)– Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại đây, thuyết minh viên sẽ dẫn dắt đoàn trở về những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đoàn tiếp tục tham quan Văn Thánh Miếu. – Buổi trưa: Du khách ăn trưa tại nhà hàng Huyền Anh. – Buổi chiều: Đoàn đến tham quan Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế – một trong ba trường Đại học Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan, du khách sẽ trò chuyện với Đại diện giảng viên của Học viện để hiểu thêm về lịch sử hình thành của Viện Phật giáo Việt Nam cũng như những tinh túy của phật học. Tuy giáo dục ở Học viện Phật giáo Việt Nam có khắt khe hơn so với các cơ sở giáo dục đào tạo nhưng đều hướng đến giáo dục toàn diện cả về “tài” lẫn “đức”. Đến với Huế, du khách không thể bỏ lỡ hai ngôi trường với kiến trúc Pháp, và gắn liền với các sự kiện quan trọng trong lịch sử là trường THPT chuyên Quốc Học và trường THPT Hai Bà Trưng. Ngôi trường Quốc Học là nơi Bác Hồ đã từng học và nhận thức được rất nhiều điều và thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước. Trước khi kết thúc chương trình, du khách sẽ thăm phòng truyền thống của Đại học Huế – một trong những trường đại học có bề dày truyền thống về đào tạo và nghiên cứu khoa học. –17g00: trả khách tại điểm hẹn ban đầu và kết thúc chương trình. 2.3. Phương pháp Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu này. Bảng hỏi cấu trúc được thiết kế để thu thập ý kiến đánh giá của ba nhóm khách tham gia (xem chi tiết ở phần 2.1). Nhóm nghiên cứu phát 150 bảng hỏi khảo sát (mẫu khảo sát) và thu được 136 bảng hỏi hợp lệ. Cơ cấu mẫu khảo sát được thực hiện đối với ba chương trình du lịch giáo dục thử nhiệm cụ thể như sau: Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 246 – Chương trình “Huế – xưa và nay” đã thu hút được 59 sinh viên và cán bộ giảng viên tham dự Vòng chung khảo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học vào tháng 10 năm 2018 tham gia. Chương trình cũng thực hiện thử nghiệm đối với 50 cán bộ nhân viên ngành thư viện của các thư viện khu vực Miền Trung đến Huế tham dự tập huấn về nghiệp vụ thư viện. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của 70 sinh viên Khoa du lịch. Nhóm nghiên cứu đã phát 50 bảng hỏi và thu được 45 bảng hỏi hợp lệ được đưa vào phân tích. – Chương trình “Về nguồn” đã thu hút được 81 sinh viên và cán bộ giảng viên tham dự Vòng chung khảo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học vào tháng 10 năm 2018 tham gia, bên cạnh đó còn có 62 sinh viên Khoa Du lịch tham gia. Nhóm nghiên cứu đã phát 50 bảng hỏi và thu được 47 bảng hỏi hợp lệ. – Chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm” đã thu hút được 200 sinh viên Khoa Du lịch tham gia. Nhóm phát 50 bảng hỏi và thu được 44 bảng hỏi hợp lệ được đưa vào phân tích. Nghiên cứu này có một số hạn chế về phương pháp chọn mẫu, mẫu khảo sát cho từng nhóm khách tham gia được xác định theo phương pháp chọn mẫu hạn ngạch với quy mô là 50 mẫu cho mỗi tour như đã nêu trên (cho dù đối tượng tham gia và số lượng khách tham gia mỗi tour là không giống nhau). 3. Kết quả đánh giá của khách tham gia về các chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm 3.1. Đặc điểm của mẫu điều tra Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát khách tham gia chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm và thu được 136 bảng hỏi hợp lệ để xử lý số liệu, phân tích. Đặc điểm của các nhóm khách tham gia thử nghiệm các chương trình du lịch giáo dục được tổng hợp ở Bảng 1. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 247 Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra khách tham gia 3 chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm Chỉ tiêu Số lượng % Chỉ tiêu Số lượng % 1. Giới tính 2. Tuổi Nam 69 50,7 19 đến 30 tuổi 92 67,7 Nữ 67 49,3 31 đến 45 tuổi 31 22,8 3. Theo đối tượng 46 đến 60 tuổi 13 9,6 Sinh viên Khoa Du lịch 44 32,4 4. Trình độ học vấn Sinh viên các trường đại học 40 29,4 Phổ thông 86 63,2 Giảng viên các trường đại học 17 12,5 Cao đẳng, đại học 29 21,3 Cán bộ thư viện 35 25,7 Sau đại học 21 15,5 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2019 Tỉ lệ giữa nam và nữ là khá cân bằng. Khách tham gia chủ yếu có độ tuổi từ 19 đến 30 (67,7%); tiếp theo là nhóm có độ tuổi từ 31 đến 45 (22,8%). Sở dĩ phần lớn đối tượng điều tra có độ tuổi như vậy là do có đến 61,8% khách tham gia là sinh viên tham gia thử nghiệm chương trình du lịch giáo dục. Nếu xét theo đối tượng tham gia khảo sát, phần lớn là sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế (32.4%); sinh viên các trường khác (29,4%); cán bộ thư viện và chỉ có một số ít giảng viên của các trường đại học trong toàn quốc tham gia. Cũng chính vì điều này mà đã số du khách được khảo sát có trình độ học vấn phổ thông trở lên. 3.2. Kết quả đánh giá các chương trình du lịch giáo dục được đưa vào thử nghiệm Phần lớn khách tham gia đánh giá cao với các chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm (52,21%) và rất hài lòng (23,53%). Trong đó, khách tham gia hài lòng nhất với chương trình “Huế – xưa và nay” với 62,22% khách hài lòng và 24,44% khách rất hài lòng. Tiếp theo là chương trình “Về nguồn”với 48,94% khách hài lòng và 27,66% khách rất hài lòng. Chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm” tuy không được đánh giá cao bằng hai chương trình trước nhưng cũng nhận được đánh giá khá tốt với 45,45% khách hài lòng và 18,18% khách rất hài lòng. Những đánh giá cụ thể về từng chương trình du lịch giáo dục sẽ được trình bày ở Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4. Số liệu thống kê ở Bảng 2 cho thấy phần lớn khách tham gia đánh giá cao chương trình du lịch giáo dục: “Huế – xưa và nay”, trong đó 35,56% khách cảm thấy chương trình hấp dẫn và 24,44% cảm thấy chương trình rất hấp dẫn. Đối với độ dài thời gian tham quan của chương trình này là nửa ngày thì có đến 64,44% khách tham gia đánh giá phù hợp và 8,89% đánh giá rất phù hợp. Chính vì vậy, chương trình du lịch giáo dục có thể thực hiện trong vòng nửa ngày. Hướng dẫn viên trong chương trình thử nghiệm là sinh viên thuộc Câu lạc bộ Hướng dẫn viên của Khoa Du lịch – Đại học Huế nhưng cũng nhận được những phản hồi tương đối tốt với 31,11% khách tham gia đánh giá hài Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 248 lòng và 20,00% rất hài lòng. Đối với các điểm tham quan trong chương trình, khách tham gia cũng đánh giá khá tốt với 35,56% đánh giá hấp dẫn và 26,67% đánh giá rất hấp dẫn. Bảng 2. Kết quả đánh giá chương trình “Huế – xưa và nay” Chỉ tiêu % người trả lời Giá trị trung bình* Chỉ tiêu % người trả lời Giá trị trung bình* 1. Mức độ hấp dẫn của CTDL 4. Đánh giá về hướng dẫn viên Rất không hấp dẫn 4,44 3,622 Rất không hài lòng 8,89 3,467 Không hấp dẫn 13,33 Không hài lòng 6,67 Bình thường 22,22 Bình thường 33,33 Hấp dẫn 35,56 Hài lòng 31,11 Rất hấp dẫn 24,44 Rất hài lòng 20,00 2. Sự phù hợp về độ dài/ thời lượng của CTDL 5. Đánh giá về các điểm tham quan trong CTDL Rất không phù hợp 2,22 3,778 Rất không hấp dẫn 4,44 3,733 Không phù hợp 0,00 Không hấp dẫn 6,67 Bình thường 24,44 Bình thường 26,67 Phù hợp 64,44 Hấp dẫn 35,56 Rất phù hợp 8,89 Rất hấp dẫn 26,67 3. Đánh giá về giá của CTDL 6. Đánh giá chung về CTDL “Huế xưa và nay” Giá rất không hợp lý 6,67 3,511 Rất không hài lòng 0,00 4,067 Giá không hợp lý 8,89 Không hài lòng 2.22 Bình thường 26,67 Bình thường 11,11 Giá hợp lý 42,22 Hài lòng 62,22 Giá rất hợp lý 15,55 Rất hài lòng 24,44 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2019 Chú thích: * Thang đo likert 5 mức được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó 1: Rất không hấp dẫn/ rất không hài lòng đến 5: Rất hấp dẫn/ Rất hài lòng. Kết quả đánh giá thử nghiệm chương trình “Về nguồn” cho thấy những đánh giá khá khả quan, trong đó 36,17% khách cảm thấy chương trình hấp dẫn và 19,15% thấy chương trình rất hấp dẫn (Bảng 3). Đối với độ dài thời gian tham quan của chương trình này là nửa ngày, 46,81% khách tham gia đánh giá phù hợp và 8,51% đánh giá rất phù hợp. Hướng dẫn viên trong chương trình thử nghiệm là sinh viên thuộc Câu lạc bộ Hướng dẫn viên của Khoa Du lịch – Đại học Huế nên phản hồi về sự hài lòng đối với hướng dẫn viên chưa được cao, chiếm 34,04%. Nếu sử dụng hướng dẫn viên chuyên nghiệp thì kết quả chắc chắn sẽ tốt hơn. Nhìn chung, các điểm tham quan được khách tham Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 249 gia thử nghiệm đánh giá cao với 36,17% khách đánh giá hấp dẫn và 31,91% đánh giá rất hấp dẫn. Chương trình “Về nguồn” có một chủ đề xuyên suốt rất mạch lạc và có ý nghĩa, đưa du khách đi từ Văn Thánh Miếu – nơi vinh danh các tiến sĩ thời nhà Nguyễn – cho đến trường THPT Hai Bà Trưng và THPT chuyên Quốc Học – nơi rất nhiều nhà chính trị nổi tiếng của nước ta đã từng theo học như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điểm dừng chân của chương trình du lịch là nhà truyền thống của Đại học Huế nơi lưu giữ những thành tích nổi bật trong giáo dục bậc đại học ở Huế. Bảng 3. Kết quả đánh giá chương trình “Về nguồn” Chỉ tiêu % người trả lời Giá trị trung bình* Chỉ tiêu % người trả lời Giá trị trung bình* 1. Mức độ hấp dẫn của CTDL 4. Đánh giá về hướng dẫn viên Rất không hấp dẫn 6,38 3,553 Rất không hài lòng 2,13 3,255 Không hấp dẫn 6,38 Không hài lòng 14,89 Bình thường 31,91 Bình thường 48,94 Hấp dẫn 36,17 Hài lòng 23,40 Rất hấp dẫn 19,15 Rất hài lòng 10,64 2. Sự phù hợp về độ dài/ thời lượng của CTDL 5. Đánh giá về các điểm tham quan trong CTDL Rất không phù hợp 4,26 3,489 Rất không hấp dẫn 8,51 3,745 Không phù hợp 6,38 Không hấp dẫn 8,51 Bình thường 34,04 Bình thường 14,89 Phù hợp 46,81 Hấp dẫn 36,17 Rất phù hợp 8,51 Rất hấp dẫn 31,91 3. Đánh giá về giá của CTDL 6. Đánh giá chung về CTDL Giá rất không hợp lý 6.25 3,404 Rất không hài lòng 0,00 3,979 Giá không hợp lý 10.42 Không hài lòng 6.25 Bình thường 27.08 Bình thường 18.75 Giá hợp lý 47.92 Hài lòng 47.92 Giá rất hợp lý 8.33 Rất hài lòng 27.08 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2019 Chú thích: * Thang đo likert 5 mức được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó 1: Rất không hấp dẫn/ rất không hài lòng đến 5: Rất hấp dẫn/ Rất hài lòng. Kết quả thống kê ở Bảng 4 cho thấy phần lớn khách tham gia đánh giá cao chương trình du lịch giáo dục một ngày “Huế – thương nhớ ngàn năm”. Tuy nhiên, chương trình này có mức đánh Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 250 giá về mức độ hấp dẫn thấp hơn so với chương trình “Huế – xưa và nay” với 40,91% khách tham gia đánh giá hấp dẫn và 11,36% đánh giá rất hấp dẫn. Đánh giá về các điểm tham quan trong CTDL; 47,73% khách tham gia đánh giá hấp dẫn và 36,37% hài lòng về hướng dẫn viên, điều này có thể lý giải được vì hướng dẫn viên của chương trình thử nghiệm là sinh viên nên còn thiếu kinh nghiệm. Chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm” được thực hiện trong vòng một ngày và được 34,09% khách tham gia đánh giá phù hợp và 31,82% đánh giá rất phù hợp và các số liệu này cho thấy chương trình một ngày được đánh giá phù hợp hơn so với chương trình nửa ngày. Bảng 4. Kết quả đánh giá chương trình: “Huế – thương nhớ ngàn năm” Chỉ tiêu % người trả lời Giá trị trung bình* Chỉ tiêu % người trả lời Giá trị trung bình* 1. Mức độ hấp dẫn của CTDL 4. Đánh giá về hướng dẫn viên Rất không hấp dẫn 4,55 3,432 Rất không hài lòng 6,82 3,227 Không hấp dẫn 11,36 Không hài lòng 6,82 Bình thường 31,82 Bình thường 50,00 Hấp dẫn 40,91 Hài lòng 29,55 Rất hấp dẫn 11,36 Rất hài lòng 6,82 2. Sự phù hợp về độ dài/ thời lượng của CTDL 5. Đánh giá về các điểm tham quan trong CTDL Rất không phù hợp 4,55 3,750 Rất không hấp dẫn 6,82 3,296 Không phù hợp 13,64 Không hấp dẫn 9,09 Bình thường 15,91 Bình thường 34,09 Phù hợp 34,09 Hấp dẫn 47,73 Rất phù hợp 31,82 Rất hấp dẫn 2,27 3. Đánh giá về giá của CTDL 6. Đánh giá chung về CTDL Giá rất không hợp lý 2,27 3,523 Rất không hài lòng 2.27 3,727 Giá không hợp lý 11,36 Không hài lòng 4.55 Bình thường 27,27 Bình thường 29.55 Giá hợp lý 50,00 Hài lòng 45.45 Giá rất hợp lý 9,09 Rất hài lòng 18.18 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2019 Chú thích: * Thang đo likert 5 mức được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó 1: Rất không hấp dẫn/ rất không hài lòng đến 5: Rất hấp dẫn/ Rất hài lòng. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 251 3.3. Đánh giá chung về các chương trình du lịch giáo dục được đưa vào thử nghiệm Số liệu phân tích ở Bảng 5 cho thấy phần lớn các nhóm khách tham gia thử nghiệm có đánh giá khá tương đồng về các yếu tố liên quan đến chương trình du lịch giáo dục. Khách tham gia đều đánh giá khá hài lòng, trong đó hài lòng nhất là đánh giá chung về chương trình du lịch với giá trị trung bình là 3,93; tiếp theo là sự phù hợp về thời gian (3,67) và các điểm tham quan trong chương trình du lịch (3,60). Chỉ có những nhóm thuộc nghề nghiệp khác nhau thì có đánh giá khác nhau về “mức độ hấp dẫn của chương trình du lịch”; “đánh giá về các điểm tham quan trong chương trình du lịch” và “mức giá của chương trình du lịch”. Bảng 5. Đánh giá chung về các CTDL và kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học Tiêu chí Giá trị trung bình* Mức ý nghĩa theo các nhóm (giá trị P) Độ tuổi Giới tính Trình độ học vấn Nghề nghiệp 1. Mức độ hấp dẫn của CTDL 3,54 ns ns ns *** 2. Sự phù hợp về độ dài/ thời lượng của CTDL 3,67 ns ns ns ns 3. Đánh giá về hướng dẫn viên 3,32 ns ns ns ns 4. Đánh giá về các điểm tham quan trong CTDL 3,60 ns ns ns *** 5. Đánh giá mức giá của CTDL 3,48 ns ns ** ns 6. Đánh giá chung về CTDL 3,93 ns ns ns ns Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2019 Chú thích: *** p ≤ 0,01: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao; ** p ≤ 0,05: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình; * p ≤ 0,1: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp; ns: p > 0,1: Không có ý nghĩa thống kê. * Thang đo likert 5 mức được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó 1: Rất không hấp dẫn/ rất không hài lòng đến 5: Rất hấp dẫn/ Rất hài lòng. Đối với tiêu chí “Mức độ hấp dẫn của chương trình du lịch”, trung bình có 55,9% khách tham gia đánh giá hấp dẫn và rất hấp dẫn. Cụ thể, 54,8% sinh viên và 71,4% cán bộ thư viện đánh giá chương trình hấp dẫn và rất hấp dẫn thì nhóm cán bộ giảng viên đánh giá thấp hơn với 29,4%. Tương tự, đối với tiêu chí: “Đánh giá các điểm tham quan trong CTDL”, 58,3% sinh viên và 77,1% cán bộ thư viện đánh giá hấp dẫn và rất hấp dẫn trong khi chỉ 35,3% giảng viên của các trường đại học có cùng đánh giá trên. Có thể thấy, cán bộ thư viện có đánh giá tích cực nhất về chương trình du lịch giáo dục so với đối tượng là sinh viên và giảng viên các trường đại học. Một trong những lý giải có thể là do các cán bộ thư viện rất đam mê đọc sách, tìm tòi và học hỏi nên đối với họ chương trình du lịch giáo dục mang đến nhiều kiến thức hay và ý nghĩa giáo dục cao nên họ thể hiện mức độ hài lòng cao hơn so với các nhóm khách tham gia thử nghiệm khác là hợp lý. Giảng viên có đánh giá Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 252 múc độ hấp dẫn của chương trình không cao bằng các nhóm khác vì họ đã có những kiến thức liên quan và một số người đã tìm hiểu trước nên sự hấp dẫn bị giảm đi sau khi nghe thuyết minh từ hướng dẫn viên du lịch. Có thể thấy chương trình du lịch giáo dục rất phù hợp với các đối tượng khách chưa biết nhiều về giáo dục xưa và nay ở Huế và phù hợp với những khách có nhu cầu tìm tòi học hỏi và tiếp nhận thêm kiến thức mới. Chương trình du lịch nửa ngày như “Huế – xưa và nay” và “Về nguồn” có mức giá 220.000 đ; chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm” (một ngày) có mức giá từ 280.000 đến 290.000 đ/khách tùy theo số lượng đoàn khách. Đối với mức giá nói trên, khách tham gia khá hài lòng chiếm 63,1%. Trong đó, giảng viên là đối tượng hài lòng nhất, chiếm 58,8%; tiếp theo là sinh viên với 58,3% và cán bộ thư viện với 54,3%. Đối với đối tượng là sinh viên thì có thể xin miễn giảm giá vé từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khi đến tham quan các điểm du lịch tại Huế nên giá thực tế đối với đoàn sinh viên có thể thấp hơn so với các đoàn khách khác nên sinh viên khá hài lòng về mức giá của chương trình du lịch giáo dục. Vì vậy, chương trình du lịch giáo dục nếu đưa vào thương mại hóa thì có thể tham khảo mức giá này. Kết quả trên cho thấy khách tham gia thử nghiệm đánh giá khá tích cực về sự hấp dẫn của chương trình du lịch và các điểm tham quan. Biểu đồ 1 trình bày sự hấp dẫn của từng điểm tham quan trong chương trình du lịch giáo dục. Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2019 Biểu đồ 1. Đánh giá sự hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch giáo dục Phần lớn khách tham gia đánh giá khá cao về sự hấp dẫn của các điểm tham quan có tính giáo dục trong chương trình du lịch. Đặc biệt, họ thích nhất là tham quan trường THPT Quốc học nơi mà Bác Hồ đã từng học; tiếp theo là Văn Thánh, ở vị trí thứ ba là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. đến đây du khách được trò chuyện với Đại diện giảng viên của Học viện về Phật giáo và các hoạt động của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Chính vì hoạt động ý nghĩa này mà du khách đánh Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 253 giá cao khi đến thăm Học viện Phật giáo Việt Nam. Nhà truyền thống Đại học Huế, tuy không được đánh giá cao bằng các điểm tham quan khác nhưng là điểm tham quan cực kỳ có ý nghĩa đối với đối tượng là học sinh, sinh viên. 3.4. Mức độ hài lòng của khách tham gia các chương trình du lịch giáo dục Biểu đồ 2 cho thấy đánh giá về mức độ hài lòng của khách tham gia thử nghiệm đối với các chương trình du lịch giáo dục. Phần lớn khách tham gia khá hài lòng với các chương trình, chiếm 52,21% và rất hài lòng chiếm 14,0%. Trong đó, khách hài lòng nhất với chương trình “Huế – xưa và nay” với 55,6% khách hài lòng và 22,2% khách rất hài lòng. Tiếp theo là chương trình “Về nguồn”, với 55,3% khách hài lòng và 10,6% khách rất hài lòng. Chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm”, tuy không được đánh giá cao bằng hai chương trình trước nhưng cũng nhận được đánh giá khá tốt với 45,5% khách hài lòng và 9,1% khách rất hài lòng. (Đơn vị: phần trăm) Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2019 Biểu đồ 2. Mức độ hài lòng về các chương trình giáo dục đã thực hiện thử nghiệm 3.5. Một số góp ý của khách tham gia để hoàn thiện các chương trình du lịch thử nghiệm Nhằm hoàn thiện chương trình du lịch giáo dục đã thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các ý kiến đề xuất của khách tham gia và thu được kết quả ở Bảng 6. Khách tham gia đã đóng góp những ý kiến như: thêm các điểm tham quan đặc trưng vào chương trình du lịch; đa dạng hóa các chủ đề; các hoạt động trải nghiệm cho khách tham gia và các ý kiến liên quan hướng dẫn viên và bài thuyết minh. Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 254 Bảng 6. Ý kiến của khách tham gia đề xuất hoàn thiện các chương trình du lịch giáo dục đã thử nghiệm STT Ý kiến đề xuất Số lượt người trả lời Tỷ lệ, % 1 Đa dạng hóa các hoạt động trong CTDL 37 27,21 2 Lồng ghép các điểm tham quan đặc trưng của Huế 30 22,06 3 Đa dạng hóa các chủ đề trong CTDL Giáo dục 25 18,38 4 Xây dựng bài thuyết minh theo chủ đề 20 14,71 5 Sử dụng hướng dẫn viên chuyên nghiệp 15 11,03 6 Không có ý kiến 9 6,62 Tổnglượt người tham gia khảo sát 136 100 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2019 Số liệu thống kê cho thấy mong muốn lớn nhất của khách tham gia là đa dạng hóa các hoạt động trong chương trình du lịch giáo dục, chiếm tỷ lệ 27,21%. Các chương trình đã được thử nghiệm chủ yếu là hoạt động giới thiệu, thuyết minh và cung cấp kiến thức cho khách tham gia chứ chưa có nhiều các hoạt động trải nghiệm khác. Vì vậy, Chương trình du lịch giáo dục nên có thêm những hoạt động trải nghiệm hoặc tăng cường tương tác giữa những khách với người dân địa phương hoặc giữa khách với nhau như: mô hình tọa đàm; giao lưu; tổ chức lớp học nấu ăn tại cộng đồng địa phương. Ngoài việc đa dạng hóa các hoạt động trong chương trình, 18,38% khách tham gia đề xuất cần đa dạng hóa các chủ đề của chương trình du lịch giáo dục để phát triển nhiều chương trình du lịch giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập khác nhau của các nhóm khách du lịch. Một số chủ đề được đề xuất như: “Tìm hiểu bộ máy nhà nước của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam trên nền tảng di tích Đại Nội”, “Gia Long và sự nghiệp xây dựng kinh thành Huế”, “Văn hoá đặc trưng nhà vườn trong mối liên hệ với văn hoá ẩm thực Huế”, v.v. “Lồng ghép các điểm tham quan đặc trưng của Huế vào chương trình du lịch giáo dục” được 22,06% khách tham gia đề xuất. Hiện tại, chương trình thử nghiệm đang tập trung khai thác đối tượng là học sinh, sinh viên tại Huế nên việc không đưa các điểm tham quan đặc trưng của Huế (Đại Nội, lăng tẩm, chùa chiền, nhà vườn, làng nghề, v.v.) vào chương trình là hợp lý, nhưng để chương trình này giới thiệu rộng rãi đến khách du lịch thì cần lồng ghép các điểm tham quan đặc trưng của Huế vào chương trình du lịch giáo dục. Với những chủ đề đề xuất trên, chương trình du lịch giáo dục có thể thêm các điểm tham quan gắn với chủ đề đó như Đại Nội, Lăng Gia Long, Cầu Ngói Thanh Toàn, nhà vườn Huế, v.v. Khách tham gia thử nghiệm có ý kiến về việc xây dựng bài thuyết minh theo chủ đề của chương trình du lịch giáo dục. Tương ứng với các chủ đề của từng chương trình du lịch giáo dục, cần có bài thuyết minh với nội dung phân tích sâu và làm rõ được chủ đề của chương trình du lịch. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đang tiến hành xây dựng bộ thuyết minh cho các điểm du lịch giáo dục. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 255 Hướng dẫn viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải kiến thức, làm rõ chủ đề của chương trình và mang lại giá trị giáo dục cho khách; vì thế, cần sử dụng hướng dẫn viên chuyên nghiệp thực hiện chương trình du lịch giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm với hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhóm nghiên cứu cần trao đổi với hướng dẫn viên trong việc làm thế nào để làm nổi bật được chủ đề và sự khác biệt của chương trình du lịch giáo dục với các tour du lịch khác. 4. Kết luận Huế là vùng đất, cái nôi của giáo dục nên việc xây dựng các chương trình du lịch giáo dục sẽ góp phần thu hút học sinh, sinh viên và du khách trong và ngoài nước đến với Cố đô để tìm hiểu vùng đất học nổi tiếng này, vừa góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch cho tỉnh nhà. Dựa trên một đề tài nghiên cứu khoa học đặt hàng của Đại học Huế, nhóm nghiên cứu đã bước đầu xây dựng và đưa vào thử nghiệm ba chương trình du lịch giáo dụcđược đặt tên và có chủ đề riêng gồm: “Huế – xưa và nay”, “Về nguồn” và “Huế – thương nhớ ngàn năm”. Mỗi chương trình đều tạo cho khách tham gia những trải nghiệm riêng theo chủ đề, và một chủ đề xuyên suốt đó là giáo dục qua việc tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, các bảo tàng, các ngôi trường có lịch sử hàng trăm năm tuổi để khơi dậy truyền thống hiếu học trong chính bản thân khách tham gia. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm khách tham gia cho thấy phần lớn khách khá hài lòng với cả ba chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm. Trong đó, khách tham gia hài lòng nhất với chương trình “Huế – xưa và nay”, tiếp đến là chương trình “Về nguồn” và cuối cùng là chương trình “Huế – thương nhớ ngàn năm”. Mặc dù có mức độ hài lòng khác nhau giữa ba chương trình thử nghiệm, nhưng nhìn chung khách tham gia đều đánh giá tích cực đối với các yếu tố thuộc chương trình du lịch giáo dục như: mức độ hấp dẫn, các điểm tham quan, độ dài thời gian tham quan hướng dẫn viên và mức giá của chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm. Dựa trên những đánh giá tích cực trên, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các chương trình đang có cũng như xây dựng thêm một số chương trình mới trong đó hướng đến đối tượng là du khách trong nước và quốc tế đến Huế hoặc các nhóm học sinh, sinh viên các trường đóng trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Để các chương trình du lịch giáo dục có thể thu hút khách du lịch, chúng ta cần kết hợp các điểm tham quan đặc trưng của Huế để đưa vào chương trình du lịch giáo dục. Cần lưu ý về bài thuyết minh của các điểm tham quan phải được xâu chuỗi và liền mạch với nhau theo các chủ đề. Bên cạnh đó, các chương trình du lịch giáo dục mà nhóm nghiên cứu và thử nghiệm chủ yếu tập trung vào chủ đề về truyền thống hiếu học và bề dày phát triển của nền giáo dục tại vùng đất kinh kỳ xưa, nơi có nhiều danh nhân, trí thức và các nhà khoa học nổi tiếng xuất thân, lồng ghép tôn vinh đức tính chăm học và giá trị của sự chăm học. Các chương trình này khá phù hợp cho các đối tượng là học sinh, sinh viên và gia đình có con cái trong độ tuổi đi học. Nguyễn Thị Thanh Nga và cs Tập 128, Số 6D, 2019 256 Để xây dựng thêm các chương trình du lịch giáo dục với chủ đề rộng hơn, thu hút được đa dạng các nguồn khách khác nhau thì việc hoàn thiện các tour du lịch giáo dục sẽ tập trung vào việc bổ sung các thêm các điểm du lịch đặc trưng, phổ biến trong các tour du lịch đang phổ biến hiện nay, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách du lịch đến Huế, thoả mãn nhu cầu tham quan các địa điểm biểu tượng của Huế, như Đại Nội, chùa Thiên Mụ và một số lăng tẩm. Các địa điểm này phù hợp cho nhiều đối tượng khách du lịch (hiện các địa điểm này cũng thường nằm trong các chương trình du lịch tham quan một ngày hay các tour du lịch khác của Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên, khi khai thác trong loại hình du lịch giáo dục, chương trình sẽ vận dụng và cung cấp nhiều hơn cho du khách các kiến thức về văn hoá của vùng đất Cố đô dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Một số gợi ý được đề xuất như: cung cấp một phần kiến thức sâu lý thú cho khách du lịch về bộ máy nhà nước của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam trên nền tảng di tích Đại Nội; giới thiệu văn hoá đặc trưng nhà vườn trong mối liên hệ với văn hoá ẩm thực Huế trên nền tảng trao đổi với các chuyên gia văn hoá – du lịch Huế; liên kết giới thiệu về vua Gia Long và sự nghiệp xây dựng kinh thành Huế tại điểm Lăng Gia Long; hay mô hình tọa đàm, giao lưu, tổ chức lớp học nấu ăn tại địa phương,v.v. vừa bảo đảm việc cung cấp kiến thức, bảo đảm sự tương tác của du khách và cộng đồng, vừa lồng ghép yếu tố giải trí, thưởng thức khung cảnh đặc trưng và thưởng thức ẩm thực, vừa đảm bảo yếu tố “học” trong “du lịch”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gunay Aliyeva (2015).), Impacts of Educational Tourism on Local Community: The Case of Gazimagusa, North Cyprus, Eastern Mediterranean University, North Cyprus. 2. Weiler, B. & Hall, C. M. (1992), Special Interest Tourism.Nxb. Belhaven Press, London. 3. Bodger, D. (1998), Leisure, learning, and travel. Journal of Physical Education, (Nxb. Recreation & Dance), 69(4), 28–31. 4. Ankomah, P. & Larson, R. T. (2000), Education Tourism: A Strategy to Sustainable Tourism Development in Sub-Saharan Africa, Journal of Sustainable Tourism, 79(1), 19–24. 5. Tarlow, P. (2008), Educational Tourism Comes in Many Forms. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018 tại 6. Lanegran, D. (2005), Discussion on Question: What Makes a Good Field Trip? With B. Hecht. St. Paul, Minn. 7. Besculides, A., Lee, M. E. & McCormick, P. J. (2002), Residents and Perceptions of the Cultural Benefits of Tourism. Annals of Tourism Research, 29(2), 303–319. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6D, 2019 257 8. Rodger, D. (1998), Leisure, learning, and travel. Journal of Physical Education, (Nxb. Recreation & Dance), 69(4), 28–31. 9. Ritchie, B. W. (2009), School excursion management in national capital cities. In R. Maitland & B. W. Ritchie (Eds.), City tourism: National Capital Perspectives. Nxb. Oxfordshire. 185–200. 10. Gibson, H. (1998), The educational tourist. Journal of Physical Education, (Nxb. Recreation & Dance), 69(4), 32–34. 11. Holdnak, A., & Holland, S. (1996).), Edutourism: Vacationing to learn. Scientific Research (Nxb. Parks and Recreation), 72–75. 12. Tourismed project (2018), Pilot Testing Methodological Guidelines, corse.com/wp-content/uploads/2018/09/2_TOURISMED_D3.1.4_Pilot-Testing-Methodological- Guidelines.pdf EVALUATION OF PILOT PROGRAMS OF EDUCATION TOURISM IN HUE Nguyen Thi Thanh Nga*, Nguyen Thi Ngoc Cam, Tran Huu Tuan School of Hospitality and Tourism, Hue University, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam Abstract: Education tourism is one of the trends that have been mentioned more frequently in recent years. Tourists want to experience tourism destinations in a new way, including knowledge acquisition, visitor- community interaction while incorporating entertainment, sightseeing, cuisine, and study elements in tourism as well. This study is one component of a scientific research project of Hue University on "Investigation and designing the education tourism program in Hue". The research team designed three pilot education tourism programs and tested them with different participant groups. After the pilot period, we attracted 522 participants from three groups, including (i) students of the School of Hospitality and Tourism – Hue University, (ii) students and lecturers from different universities nationwide, and (iii) librarians of the central region libraries. The results show that, in general, all groups of participants are quite satisfied and have positive evaluations regarding the related elements of the pilot education tourism programs. Besides, participants also have useful suggestions and recommendations that are important for improving and expanding education tourism programs before being widely introduced to society. Keywords: education tourism, pilot program, Hue

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_mot_so_chuong_trinh_du_lich_giao_duc_thu_nghiem_tai.pdf
Tài liệu liên quan