Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thành phố Cần Thơ

Giải pháp về vốn đầu tư cho du lịch - Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau như: xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch, cơ sở lưu trú; xây dựng sản phẩm du lịch mới, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; nâng lên qui mô và chất lượng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. - Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thông qua các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hoá,. 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu Đề tài góp phần giúp cho các doanh nghiệp du lịch TP. Cần Thơ hiểu rõ hơn về vai trò của năng lực cạnh tranh để từ đó có các biện pháp nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp ngành Du lịch để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cần thực hiện các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể mà nghiên cứu này đề xuất cho sụ phát triển du lịch của TP Cần Thơ.

pdf21 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển Đông trong tương lai sẽ là những khu du lịch sinh thái hấp dẫn mang những đặc trưng miệt vườn, sông nước mà các nơi khác không có được.  Làng du lịch Mỹ Khánh: từ chân cầu Cái Răng rẽ phải về xã Mỹ Khánh, cách thành phố Cần Thơ 10 km. Làng du lịch Mỹ Khánh “trên bến dưới thuyền” rộng trên 4 ha nằm giữa chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, có đủ các loại cây trái, hoa kiểng cùng nhiều loại động vật như: cá sấu, chim, rùa, rắn, dơi  Chợ nổi Phong Điền: thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng đến 7-8 giờ thì tan dần. Từ tờ mờ sáng, những người dân quê đã hối hả bơi chèo chở theo các loại sản phẩm từ vườn nhà ra chợ bán. Ngoài ra, còn có ghe của thương lái từ vùng trên đổ xuống, miệt dưới ngược lên đưa hàng của phố thị và đặc sản của miền xa về nhóm họp làm cho chợ nổi trên sông càng thêm tấp nập.  Chợ nổi Cái Răng: nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng. Từ tờ mờ sáng cho đến chiều tối, hàng trăm ghe xuồng ở các nơi khác tập trung buôn bán trên sông, thời gian họp chợ trên ghe xuồng đông nhất từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Trong tương lai, chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn nhất.  Bến Ninh Kiều: nơi nhìn thẳng ra ngã ba sông Hậu, sông Cần Thơ. Mỗi buổi bình minh, mặt trời mọc trên dòng sông tuyệt đẹp. Bến Ninh Kiều là nơi neo đậu, tàu thuyền đến và đi vô cùng tấp nập, sôi động.  Chợ hoa xuân bến Ninh Kiều: chợ Hoa bắt đầu từ giữa tháng chạp và kéo dài đến giao thừa. Đây là chợ hoa truyền thống có từ hàng chục năm nay. Dịp này hàng trăm loại hoa đẹp miệt vườn được các nghệ nhân đem ra trưng bày, số lượng người trong và ngoài nước đến tham quan thưởng ngoạn rất đông.  Mộ nhà thơ Phan Văn Trị: thuộc xã Nhơn Ái huyện Phong Điền. Khu tưởng niệm nhà thơ Phan Văn Trị được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991. Hiện nay dự án cải tạo mở rộng di tích có quy mô 2.400 m2 đang được khẩn trương lập thủ tục đầu tư.  Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa: thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy. Mộ xây bằng đá ong vào năm 1872. Toàn bộ khu vực mộ rộng 530 m2. Cách ngôi mộ chính về phía sau khoảng 1m là ngôi đền thờ cụ Bùi Hữu Nghĩa. Lễ giỗ của cụ tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng giêng. Khu bia mộ của nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa được xếp hạng Di tích văn hóa - lịch sử năm 1993. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 138  Vườn cò Bằng Lăng: tọa lạc tại ấp Thới An, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, do gia đình ông Nguyễn Ngọc Hiền làm chủ. Vườn cò hình thành từ năm 1983 đây là nơi hội tụ của hơn một nghìn con cò, các loại và là nơi tham quan du lịch lý thú.  Di tích Chùa Nam Nhã (tên gốc Hán là Nam Nhã Đường), ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, còn có tên là "Chùa Minh Sư". Tọa lạc tại 612 đường Cách Mạng Tháng Tám. Chùa từng là nơi liên lạc, hội họp bí mật các phong trào đấu tranh chống Pháp. Trong những năm đầu đầy khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam, các tổ chức Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã lấy nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng khác trong toàn miền. Ngày 25 tháng 01 năm 1991, Bộ Văn hóa thông tin đã ra quyết định công nhận Chùa Nam Nhã Đường là Di tích lịch sử cách mạng.  Đình Bình Thủy: thuộc quận Bình Thủy, Đình ra đời cách đây trên 150 năm. Đình Bình Thủy là cách gọi của dân gian, còn có tên chính thống là “Long Tuyền cổ miếu” với khuôn viên trên 4000 m2. Đình Bình Thủy được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 5/9/1989.  Hội Linh Cổ Tự (còn có tên gọi khác là Hội Long Tự hay Chùa Xẻo Cạn): thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy. Hội Linh Cổ Tự nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám, ngôi chùa cất năm 1907 sau đó xây dựng lại năm 1914. Chùa Hội Linh là một công trình kiến trúc có nhiều giá trị nghệ thuật. Trong những năm kháng chiến, Hội Linh Cổ Tự vừa là Tam bảo, vừa là căn cứ điểm của nhiều cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, thị xã Cần Thơ và là nơi diễn ra nhiều cuộc họp triển khai các nghị quyết quan trọng của tỉnh và thị xã. Hội Linh Cổ Tự được nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng 3” và được công nhận là Di tích Lịch sử - văn hóa ngày 21/6/1993.  Nhà cổ Bình Thủy: tọa lạc ở số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy. Ngôi nhà do gia đình họ Dương xây từ năm 1870, kiến trúc theo kiểu Pháp. Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa cũng như tiến trình phát triển dưới nhiều tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ĐBSCL. Ngôi nhà hiện trở thành địa điểm du lịch văn hóa về nguồn quen thuộc của mảnh đất phương Nam và nằm trong dự án tôn tạo của ngành Du lịch.  Chùa Munir Ansây: tọa lạc số 36 Đại lộ Hòa Bình. Chùa được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Năm 1954 cổng chùa được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (Tam Bảo) của Ăngkovat. Năm 1964 xây dựng Chánh điện, khánh thành năm 1988. Đây là một ngôi chùa Khmer lớn và lâu năm nhất tại Cần Thơ, nơi đây thường xuyên đón tiếp nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan mỗi khi đến Thành phố. Hàng năm chùa tổ chức các ngày lễ lớn như: Cholchonam Thomay (Đón năm mới, ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch), Ok-om- Book (Lễ đưa nước, tháng 10 âm lịch), Donta (Lễ cúng Ông bà, tháng 8 âm lịch), Lễ Dâng Y, của đồng bào Khmer. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 139  Bảo tàng Cần Thơ: nằm tại số 01 Đại lộ Hòa Bình. Diện tích trên 3.000 m2, là một bảo tàng tổng hợp có quy mô lớn nhất vùng. Bảo tàng trưng bày và giới thiệu về Đất nước và con người Cần Thơ qua từng thời kỳ lịch sử, các thành tựu kinh tế - văn hóa xã hội của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình dựng nước - giữ nước và phát triển đất nước. Hiện Bảo tàng đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật, di vật quý hiếm.  Bảo tàng Quân khu 9: số 6 Hòa Bình, quận Ninh Kiều. Bảo tàng Quân khu 9 là tên gọi chung cho khu vực. Trong đó gồm có các phần trưng bày: Bảo tàng các lực lượng vũ trang ĐBSCL, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh ĐBSCL (QK9), phòng trưng bày thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.  Chợ cổ Cần Thơ còn gọi là chợ Hàng Dương hay "chợ lục tỉnh": nằm trên đường Hai Bà Trưng. Chợ nay đã hơn trăm tuổi. Chợ mang một nét rất riêng, rất độc đáo của đồng bằng châu thổ. Với nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, thành phố có thêm một điểm kinh doanh theo hướng văn hóa du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan mua sắm khi đến thăm vùng đất Tây Đô.  Chùa Ông: tọa lạc số 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều. Tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán (theo đại tự ghi ở tiền điện). Chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) ở chính điện nên nhân dân địa phương quen gọi là Chùa Ông. Ngôi chùa được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và tồn tại cho đến ngày nay với kiến trúc hầu như còn nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Chùa Ông là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993.  Lộ Vòng Cung: con đường hình Vòng Cung, nằm ở phía Tây sông Hậu - Cần Thơ, dài 27 km. Tết Mậu Thân năm 1968, nơi này diễn ra những trận chiến khốc liệt giữa ta và địch. Quân, dân ta đã anh dũng kiên cường bám trụ chiến đấu giữ vùng căn cứ cách mạng để làm bàn đạp tiến công giải phóng Cần Thơ. Địa danh “ Lộ Vòng Cung” vang dội từ đó, là điểm son chói lọi của Khu ủy và Đảng bộ, nhân dân Cần Thơ trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Trung tâm hội chợ - triển lãm - quốc tế Cần Thơ: định kỳ mỗi năm có 3 lần Hội chợ (tháng 4, tháng 8, tháng 12), trong đó lớn nhất là Hội chợ chuyên đề Nông nghiệp vào tháng 12 hàng năm. Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ đã trở thành một trung tâm giao lưu trao đổi hàng hóa lớn trong ngoài nước. Đồng thời mỗi kỳ hội chợ cũng là dịp du lịch, lễ hội sôi động có rất đông đảo nhân dân mọi miền đất nước tham gia. 3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Các di tích lịch sử và kiến trúc Khi đến với thành phố Cần Thơ, có một đặc điểm sẽ làm du khách chú ý đó chính là sự đan xen hài hòa giữa những công trình kiến trúc của người Việt, Khmer, Hoa. Di tích lịch sử - nhân văn cùng những lễ hội của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và công trình kiến trúc được xem là các “giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 140 chúng phản ánh các giai đoạn, hay thời kỳ lịch sử mà con người miền đất đó đã trải qua. Chính điều này đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên kì vĩ của vùng đất Tây Đô. Từ đó tạo nên sức thu hút đến kì lạ đối với du khách từ khắp mọi miền. Các làng nghề Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của du khách. Các làng nghề thủ công của người dân ĐBSCL đã và đang khẳng định vị trí của mình trong thị trường du lịch vốn ngày càng sôi động. Với đặc điểm là vùng sông nước, các làng nghề ở Cần Thơ đã góp phần rất lớn vào việc phản ánh cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của người dân. Một nền “văn minh sông nước” được tái hiện ở làng nghề như: xóm lọp Dì Tho (xã Thới Long, quận Ô Môn) chuyên về nghề làm Lọp (một dụng cụ dùng để bắt cá, rất phổ biến ở ĐBSCL); hay xóm lưới Thơm Rơm tất bật với công việc đan lưới chuẩn bị cho mùa nước nổi hàng năm. Bên cạnh đó, do đặc điểm địa hình nhiều kênh rạch nên việc di chuyển đi lại của cư dân chủ yếu bằng ghe, xuồng hoặc tàu lớn. Chính vì vậy, việc ra đời các làng nghề chuyên đóng ghe, dầm chèolà đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người. Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống làng nghề ở Cần Thơ ngày càng thu hút nhiều du khách với các làng hoa (làng hoa Thới Nhựt, vườn Lan..) hay với các làng nghề tập trung ở Ô Môn – Thốt Nốt: lò hột vịt lộn, làng làm bánh tráng, xóm lọp Dì Tho, xóm chằm lá Thới Long, xóm đắp lò trấu bằng đất sét, trại đóng ghe, lò đường thủ công, là nấu cồn, làng đan thúng Văn hóa lễ hội Điểm du lịch lễ hội: - Lễ Kỳ Yên – Đình Bình Thủy - Lễ hội chùa Ông - Lễ hội dân tộc Khmer - Chợ hoa xuân Bến Ninh Kiều - Lễ Dâng hương đền thờ Bác Hồ Lễ hội là một phần quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của con người Việt Nam. Tùy thuộc vào lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và tín ngưỡng mà mỗi vùng miền có một vài lễ hội đặc trưng, thể hiện sâu sắc phong tục tập quán và lối sống của người dân địa phương. Do sự tác động của những điều kiện lịch sử, kinh tế mà lễ hội cổ truyền của cư dân vùng ĐBSCL có một số nét khác biệt. Ở Cần Thơ, các lễ Kỳ Yên (Kỳ Yên Thượng Điền và Kỳ Yên Hạ Điền) được tổ chức hàng năm tại các Đình, đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người, chúng gắn liền với cuộc sống của một nền “văn minh lúa nước” từ bao đời nay. 3.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh 3.3.1. Yếu tố tiềm năng du lịch Thành phố Cần Thơ có tiềm năng du lịch tự nhiên tương đối phong phú và đa dạng. Nổi bật nhất là hệ thống sông, kênh Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 141 rạch có thể được khai thác tạo thành những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn. Các điểm du lịch vườn, làng du lịch của thành phố Cần Thơ cũng đã bước đầu được đầu tư và khai thác kinh doanh có hiệu quả. Có thể kể tới vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà Ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn Thuỷ Tiên, Xuân Mai, khu du lịch Ba Láng và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển. Vườn cò Bằng Lăng cũng là một điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Cần Thơ. Bước đầu vườn cò Bằng Lăng đã được bảo vệ, chăm sóc và khai thác đạt hiệu quả. Ruộng đồng của thành phố Cần Thơ cũng là tài nguyên du lịch có giá trị, có thể đưa vào khai thác. 3.3.2. Yếu tố văn hoá - xã hội - Về hệ thống dịch vụ y tế: Là một đô thị lớn nhất của ĐBSCL, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, thành phố Cần Thơ có hệ thống dịch vụ y tế tương đối phát triển, trong đó đặc biệt công tác y tế dự phòng luôn được chú trọng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Hiện nay thành phố Cần Thơ là nơi duy nhất trong khu vực có trường đại học Y - Dược, bên cạnh đó thì thành phố Cần Thơ có Bệnh viện 121, Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Đa khoa thành phố (30-4 cũ), Mắt - RHM, Tai - Mũi Họng, Da liễu, Ung bướu, Tâm thần, Nhi đồng, Lao & Bệnh phổi, Y học cổ truyền, Trung tâm Chẩn đoán y khoa, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng; 2 bệnh viện tư nhân mới hoạt động; mỗi quận, huyện có thêm 1 bệnh viện đa khoa và các trạm y tế. Tuy nhiên ngoài các cơ sở y tế tuyến thành phố, các đơn vị cơ sở còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu - Về hệ thống giáo dục, hiện trên địa bàn thành phố có 5 trường đại học, 6 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đây là những cơ sở giáo dục đào tạo quan trọng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch. - Về hệ thống vui chơi, giải trí: vì là đô thị lớn nhất ĐBSCL nên có hệ thống các cơ sở thể thao – văn hoá tương đối phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi phục vụ thị trường khách nội địa cũng như loại hình du lịch hội nghị hội thảo. Khi hệ thống các cơ sở này đáp ứng tiêu chuẩn thì thành phố Cần Thơ còn có thể trở thành trung tâm thể dục thể thao, là nơi tổ chức các hoạt động thể thao lớn của quốc gia cũng như quốc tế. Hiện nay các cơ sở thể thao, văn hoá, vui chơi giải trí của thành phố Cần Thơ là: Nhà thi đấu đa năng, nhà biểu diễn, rạp chiếu phim, rạp hát, nhà văn hoá lao động, sân vận động thành phố Cần Thơ, công viên Văn hoá Miền Tây, công viên nước Cần Thơ, công viên Ninh Kiều, công viên Lưu Hữu Phước, bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân khu 9, Trung tâm Hội chợ triễn lãm Quốc tế Cần Thơ, trung tâm Thể dục thể thao Quân khu 9. Cùng với hệ thống siêu thị lớn nhất ĐBSCL, đó là các siêu thị Co.op Mart, BigC, Metro đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách. - Về hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng của thành phố Cần Thơ hiện nay phát triển nhất khu vực ĐBSCL, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 142 của khách du lịch, các ngân hàng cũng như các dịch vụ đi kèm (máy rút tiền tự động – ATM, máy thanh toán thẻ tín dụng) mới hầu như chỉ tập trung ở một khu vực nhỏ. Trong tương lai hệ thống này cần ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp với định hướng phát triển du lịch cũng như kinh tế - xã hội của thành phố. 3.3.3. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ hoạt động công nghiệp cho đến nông nghiệp, cho đến lĩnh vực nghệ thuật đã trở thành vấn đề thường nhật trong xã hội ngày nay. Hòa cùng dòng chảy đó, các hoạt động du lịch cùng tìm đến công nghệ mới như là một điều tất yếu để phát triển. Ngày nay trong hoạt động du lịch thì hệ thống thông tin liên lạc có một vai trò hết sức quan trọng, nó đảm nhiệm việc truyền các thông tin đi một cách nhanh chóng và kịp thời, đồng thời góp phần giao lưu giữa các vùng, miền trên cùng một lãnh thổ hay trên toàn thế giới. 3.3.4. Yếu tố an ninh – chính trị Trước tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tình hình chính trị Việt Nam ổn định, an ninh đảm bảo tạo điều kiện thu hút khách du lịch nước ngoài. Theo đánh giá của các tổ chức du lịch nước ngoài, Việt Nam là một trong những điểm đến an toàn và thân thiện của Châu Á. Trong lĩnh vực du lịch, Chính phủ đã ban hành các văn bản như Pháp lệnh về du lịch, các quy định miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN... điều này đã mang lại thuận lợi cho ngành Du lịch nước nhà. 3.3.5. Khách hàng Có thể nói rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sức tiêu thụ và sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng của ngành là: Du khách các nơi, du khách nước ngoài, dừng chân thời gian ngắn (du lịch theo tuyến), du khách trong thành phố, đòi hỏi của du khách ngày càng cao. Khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ trong những năm qua chủ yếu là khách thương nhân, quan chức, khách du lịch loại sang, khách vãng lai đến từ các khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Singapore, Malaysia; khu vực Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; khu vực Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức. Ngoài ra, còn có khách Hoa Kỳ nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguồn khách nội địa chủ yếu là quan hệ với các ngành có nguồn khách thường xuyên như các đoàn công tác, thương nhân đến thành phố Cần Thơ khảo sát tìm kiếm cơ hội làm ăn hay dự hội nghị, Công đoàn cơ sở, Hội Phụ nữ, Hội Sinh viên, học sinh, Hội liên hiệp thanh niên, các Sở Ban Ngành Đặc điểm khách du lịch nội địa và quốc tế: Thị trường khách du lịch Quốc tế: + Thị trường du lịch ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia): khách du lịch ASEAN đến thành phố Cần Thơ chủ yếu vì mục đích tham quan, thăm thân nhân, du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo nhìn chung, giá cả dịch vụ du lịch phù hợp với mức thu nhập của người dân Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 143 của nước này, dễ hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam do có văn hóa và lịch sử tương đồng. Tuy nhiên, những thị trường này đòi hỏi cao như giá rẻ nhưng dịch vụ chất lượng, hiệu quả, dịch vụ đa dạng. + Thị trường Tây Âu (Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan): có khả năng chi trả rất cao, nhưng đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, có chất lượng cao và rất đắn đo trong chi tiêu; khách Tây Âu đến thành phố Cần Thơ chủ yếu là tham quan, mục đích thương mại, thăm thân nhânĐặc biệt, họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các lễ hội, thích thưởng thức các món ăn Việt Nam, + Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông): có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây. Đối với thị trường này, họ sử dụng các dịch vụ với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp. + Thị trường khách du lịch Nhật Bản: là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao nhất, tuy nhiên, khách Nhật Bản đến các khách sạn Cần Thơ còn rất hạn chế, mục đích chính là tham quan du lịch, tiếp đến là thương mại. Khách Nhật Bản rất khó tính, thường đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn 4 – 5 sao. Để phục vụ khách du lịch Nhật Bản, các khách sạn cần phải đầu tư về tiếng Nhật cũng như trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. + Thị trường khách Đài Loan: khách du lịch Đài Loan đến nước ta chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú chất lượng cao, thích sử dụng nhiều các dịch vụ bổ sung. + Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư, có khả năng chi trả cao và sở thích giống với khách Nhật Bản. Đây là thị trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách du lịch Hàn Quốc đã được miễn thị thực vào Việt Nam. + Thị trường du lịch Bắc Mỹ: thị trường này đã có bước tăng trưởng đột biến trong các năm gần đây và có đặc điểm tương tự như thị trường Tây Âu. Thị trường khách du lịch nội địa: + Khách du lịch thương mại, công vụ: thường là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệpthường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch. Khả năng chi tiêu đối tượng này tương đối cao nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. + Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng: thường là những người lớn tuổi, buôn bán kinh doanh. Họ thường đi vào các dịp lễ hội lớn ở TP. Cần Thơ. + Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, miệt vườn: đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. + Khách du lịch cuối tuần: đối tượng khách này thường đi vào những ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận. Loại hình này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi có quy định nghỉ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 144 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh so với một số vùng ĐBSCL Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ quản lý tương đương nhau nên giữa các địa phương không tránh khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút khách, thu hút vốn đầu tư. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm TP. Cần Thơ và 12 tỉnh, chiếm trên 1/5 dân số, trên 1/8 diện tích tự nhiên của cả nước, nhưng mỗi tỉnh đều có thế mạnh, tiềm năng riêng như: Tiền Giang, Vĩnh Long có thế mạnh vượt trội về du lịch vườn, sông nước; Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre có du lịch biển, rừng; An Giang có núi Sam, chùa Bà, văn hóa Chăm; thành phố Cần Thơ cũng có thế mạnh về du lịch vườn, sông nước và có vị trí trung tâm, có cơ sở hạ tầng du lịch khá nhất vùng có thể trở thành trung tâm hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế... Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khả năng nên chỉ chọn phân tích ngành Du lịch An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch thành phố Cần Thơ và tác giả có thể thu thập tương đối đầy đủ thông tin về các đối thủ này. 3.4.1. Du lịch An Giang An Giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, là tỉnh đồng bằng có núi, là nơi có nhiều nguồn lực phát triển: nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, có tài nguyên khoáng sản, sông rạch nước ngọt quanh năm, giao thông thủy bộ thuận tiện, danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử lâu đời, lễ hội văn hóa dân tộc truyền thống, có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia là lợi thế để An Giang phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển toàn diện và tương lai An Giang sẽ là tỉnh cầu nối đồng thời, là trung tâm để quan hệ với tiểu vùng sông Mêkông gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác. So với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể nói An Giang đã và đang khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương với những loại hình du lịch hấp dẫn để thu hút nhiều du khách đến với tỉnh ngày càng đông. Riêng các tour, tuyến trên địa bàn đã được kết nối thành những tour, tuyến du lịch liên hoàn trong và ngoài tỉnh. * Điểm mạnh - Thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan đặc thù với núi rừng (An Giang có diện tích rừng khá lớn gần 12.000 ha, đặc biệt là rừng tự nhiên), sông nước. - Có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, - Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống cấp quốc gia. - Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL, có đường sông và ô tô đến thành phố Phnôm Pênh ngắn nhất. - Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng qui mô kinh doanh của đơn Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 145 vị mình, khai thác tiềm năng đặc trưng của cảnh quan môi trường sinh thái cũng như sinh hoạt văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống, sự kiện chính trị lớn của tỉnh. * Điểm yếu - Các sản phẩm du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch nói chung là phong phú và đa dạng nhưng còn bị trùng lắp và chưa được khai thác triệt để, các tuyến du lịch, các tour du lịch còn tương đối đơn điệu, không có sự mới lạ. - Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu và thiếu chưa theo kịp nhu cầu phát triển, bên cạnh các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên làm công tác phục vụ khách du lịch. - Chưa thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực du lịch do điều kiện về cơ sở hạ tầng, về cơ chế, về thủ tục hành chánh, về vị trí địa lý của An Giang... - Tại các khu, điểm tham quan du lịch còn xảy ra tình trạng cò mồi, tranh giành khách, cảnh buôn bán vô tổ chức nơi tham quan, đã làm cho môi trường du lịch thiếu văn minh, lịch sự. 3.4.2. Du lịch Tiền Giang Tiền Giang với TP. Mỹ Tho là cửa ngõ của cả vùng ĐBSCL rộng lớn đi vào trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là TP.HCM. Mỹ Tho chỉ cách TP.HCM hơn 70 km. Tiền Giang mang tất cả đặc trưng kinh tế ĐBSCL. Ruộng lúa trù phú cho lúa năng suất cao, vườn màu mỡ cho trái cây xum xuê, sông rạch... * Điểm mạnh - Tài nguyên tự nhiên phong phú, ở Tiền Giang đã hình thành nên ba vùng sinh thái rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. - Có nhiều di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ... - Nhiều điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công. * Điểm yếu - Các loại hình du lịch còn đơn điệu và còn nhiều yếu kém về cơ sở vật chất lẫn điều kiện và phương thức hoạt động. - Đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là ở khu vực tư nhân ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. - Cơ sở lưu trú chưa đảm bảo chất lượng để phục vụ khách du lịch. - Công tác xúc tiến du lịch cũng chỉ dừng lại ở việc tham gia triển lãm liên hoan du lịch trong nước. Công tác quảng Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 146 bá, tiếp thị ít được các doanh nghiệp quan tâm, ngại kinh phí. - Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiều bất cập. Đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch còn chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có. 3.4.3. Du lịch Bến Tre Là một trong những tỉnh miền Tây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. tỉnh Bến Tre có diện tích 2.321,6 km², với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 0C đến 27 0C, mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bến Tre có địa hình bằng phẳng, có nhiều cồn cát nằm rải rác cùng hệ thống sông ngòi dày đặc theo cùng là một hệ thống rừng cây ăn trái, ruộng vườn rộng khắp. Bến Tre đã và đang phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Không chỉ khách trong nước biết đến Bến Tre như một xứ sở của cây dừa, mà ngày nay, cả khách nước ngoài cũng đang quan tâm đến Bến Tre như một điểm du lịch sinh thái. * Điểm mạnh - Thiên nhiên ưu ái nhiều mặt: kênh rạch nhiều nhất miền Tây, cây trái nhiều nhất miền Tây và diện tích trồng dừa lớn nhất nước. - Có các tài nguyên đặc thù để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội. - Có thế mạnh về du lịch lịch sử vì Bến Tre có nhiều di tích lịch sử (mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản...). - Có nhiều làng thủ công mỹ nghệ sản xuất những đồ gia dụng bằng vật liệu từ cây dừa. - Cầu Rạch Miễu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và ĐBSCL. * Điểm yếu - Các điểm du lịch ở Bến Tre vẫn còn ở quy mô nhỏ, rời rạc, chưa có sự liên kết; kết cấu hạ tầng ở tỉnh chưa đồng bộ. - Hoạt động quảng bá du lịch còn yếu. - Hạ tầng giao thông còn kém do sở hữu nhiều kênh rạch nhất miền Tây nên hệ thống cầu đường ở Bến Tre còn rất khó khăn. - Hướng dẫn viên thì yếu kém về nghiệp vụ. Đa số họ không được đào tạo đúng chuyên ngành. - Cơ sở lưu trú chưa đảm bảo chất lượng để phục vụ khách du lịch, chưa phát triển mô hình resort. - Nạn rác thải trên sông, rạch từ các điểm du lịch ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại rác, ảnh hưởng mỹ quan miền sông nước, gây ô nhiễm, bệnh tật đến cuộc sống người dân. 3.4.4. Du lịch thành phố Cần Thơ Xuất phát từ thực trạng và dựa trên kết quả phân tích của môi trường bên trong, tác giả khái quát những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch TP. Cần Thơ. * Điểm mạnh (S) S1: Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển du lịch TP. Cần Thơ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 147 S2: Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi S3: Tài nguyên tự nhiên phong phú, thuận tiện cho việc du lịch sông nước, miệt vườn S4: Người dân địa phương thân thiện, hòa đồng, hiếu khách S5: Được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phương * Điểm yếu (W) W1: Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế W2: Đội ngũ lao động chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ du khách, nhất là khách quốc tế. W3: Cơ sở lưu trú chưa đảm bảo chất lượng W4: Các loại hình du lịch còn đơn điệu W5: Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn yếu 3.4.5. Ma trận về hình ảnh cạnh tranh của du lịch TP.Cần Thơ so với đối thủ Bảng 1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành Du lịch Cần Thơ Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Du lịch Cần Thơ Du lịch An Giang Du lịch Tiền Giang Du lịch Bến Tre Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Cơ sở hạ tầng 0,10 4 0,4 2 0,2 3 0,3 2 0,2 Vị trí địa lý 0,04 4 0,16 3 0,12 2 0,08 2 0,08 Tài nguyên thiên nhiên 0,07 2 0,14 2 0,14 2 0,14 3 0,21 Di tích lịch sử 0,09 2 0,18 3 0,27 2 0,18 2 0,18 Lễ hội truyền thống 0,07 2 0,14 4 0,28 2 0,14 2 0,14 Sản phẩm du lịch 0,20 3 0,6 3 0,6 3 0,6 2 0,4 Việc đầu tư mở rộng 0,09 4 0,36 3 0,27 3 0,27 2 0,18 Quảng bá hình ảnh 0,14 4 0,56 3 0,42 3 0,42 2 0,28 Các cơ sở lưu trú 0,08 4 0,32 2 0,16 2 0,16 2 0,16 Về nhân sự, quản lý 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24 1 0,12 Tổng cộng 1,0 3,1 2,7 2,53 1,95 (Nguồn: Số liệu điều tra nghiên cứu và ý kiến các chuyên gia) * Nhận xét: Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: ngành du lịch thành phố Cần Thơ xếp thứ 1, đứng ở vị trí thứ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 148 hai là du lịch An Giang, sau đó là du lịch Tiền Giang và du lịch Bến Tre. Tổng số điểm quan trọng của ngành du lịch thành phố Cần Thơ là 3,1 cho thấy thành phố Cần Thơ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du lịch thành phố Cần Thơ ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp * Định hướng phát triển du lịch Việt Nam Thực hiện theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó trọng tâm là: a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch. Các mục tiêu phải đạt được a) Mục tiêu tổng quát Đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển. b) Mục tiêu cụ thể - Tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2030 đạt 11,5 - 12%/năm. - Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 149 việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. - Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. - Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020. * Định hướng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ Tầm nhìn 2030 Đến năm 2030, ngành Du lịch thành phố Cần Thơ phải phát triển ngang tầm với yêu cầu của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại. Khu nội thị xây dựng hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, trung tâm văn hóa Tây Đô, trung tâm hội nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao cấp hiện đại. Mở rộng không gian du lịch ngoại thành với nhiều nhà hàng – khách sạn mới và hệ thống du lịch vườn, du lịch nông thôn phục vụ ăn uống tại chỗ. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách gần xa. Mở nhiều tuyến điểm du lịch mới, các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự. Phấn đấu để thành phố Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – thân thiện", nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mêkông”. Mục tiêu phát triển tổng quan Tăng cường đầu tư cả nhân lực, tài lực và cơ chế chính sách để thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch bền vững, theo đúng quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội nghị hội thảo, đi đôi với phát triển nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện đại hấp dẫn để thu hút du khách. Không ngừng phấn đấu để thành phố Cần Thơ sớm trở thành trung tâm du lịch của đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu trước mắt Nhiều năm trước đây, mỗi khi đến với ĐBSCL, du khách phương xa cảm nhận chỉ cần đến một điểm du lịch trong vùng sẽ biết được cả vùng có sản phẩm du lịch gì nên mất dần sức hút. Từ những cố gắng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư tôn tạo, bảo tồn cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ nói riêng hay cả vùng ĐBSCL dần thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, việc không ngừng đổi mới các loại hình nhằm thay đổi sở thích cho du khách, tạo sự thích thú để khám phá; đồng thời “nâng chất” đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề v.v.. thì mới có thể tạo đòn bẩy đưa du lịch thành phố Cần Thơ ngày càng phát Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 150 triển bền vững, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn ở khu vực ĐBSCL. Đầu tư phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP; phát triển du lịch thành phố theo hướng du lịch xanh, du lịch sinh thái với các sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông nước, trái cây bốn mùa, đặc biệt là phát triển khu du lịch quốc gia “Hệ thống cồn dọc sông Hậu”, vành đai xanh Lộ Vòng cung kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù. Phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước để khai thác tối đa vị trí trung tâm trung chuyển khách của vùng, hình thành các tuyến du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, đặc biệt phát huy du lịch nông nghiệp1, du khảo văn hóa hấp dẫn, an toàn; phát triển các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp của thành phố và các tỉnh lân cận trong kinh doanh và nghỉ ngơi giải trí. 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 4.2.1. Giải pháp chung - Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù TP. Cần Thơ, phối hợp tổ chức triển khai đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”. 1 nong-nghiep-373731.vov - Tiếp tục hỗ trợ các quận, huyện xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương. Chú trọng du lịch đường sông gắn với tham quan di tích văn hóa lịch sử, làng nghề và du lịch sinh thái. Nghiên cứu xây dựng bổ sung các dịch vụ để tạo điều kiện cho du lịch MICE và Homestay phát triển. - Tiếp tục phát huy ẩm thực thành phố Cần Thơ gắn với du lịch, đặc biệt là ẩm thực phục vụ khách quốc tế theo quốc tịch. - Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ quận Thốt Nốt khôi phục Vườn Cò Bằng Lăng, khai thác sản phẩm du lịch tại Cù lao Tân Lộc: Nhà cổ và lễ hội vườn cây Tân Lộc; văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer tại chùa Pothysomrom (quận Ô Môn); chợ nổi, làng nghề truyền thống và du lịch Homestay tại quận Cái Răng và Huyện Phong Điền, du lịch di tích LSVH tại quận Bình Thủy; du lịch MICE và dịch vụ vui chơi, giải trí tại quận Ninh Kiều nhằm thu hút du khách. 4.2.2. Giải pháp cụ thể - Đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện đang được cung cấp phục vụ khách du lịch thông qua đánh giá sự hài lòng của du khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông qua một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách đến với sản phẩm, mức chi tiêu đối với sản phẩm Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 151 - Phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, định vị sản phẩm chủ lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực. - Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. - Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo lợi thế cạnh tranh, coi đây là sản phẩm chủ lực của thành phố như: + Tập trung hoàn thành và thực hiện đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” theo định hướng là chợ văn hóa, văn minh gắn với phát triển du lịch. + Tiếp tục tôn tạo nhà cổ Bình Thuỷ, nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy và các Chùa Nam Nhã: nằm ở 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895; Chùa Ông: nằm ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều. + Chợ đêm Tây Đô – chợ văn hóa du lịch: cách trung tâm TP. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế thành phố Cần Thơ. - Đầu tư nhiều hơn những khu phố ẩm thực, hội tụ những món ăn truyền thống của các miền Việt Nam như: Cá sông; Bánh cống Cần Thơ; Bánh xèo; Cá lóc nướng trui; Ốc nướng tiêu; Bún tôm khô – Cái Răng; Chuột nướng chao; Lẩu mắm – quán Dạ Lý trên đường 3/2; Lẩu Vịt Nấu Chao; Bánh cuốn, bánh tằm bì, Bất động sản du lịch thành phố Cần Thơ hoàn toàn có thể xảy ra nếu tạo được sự khác biệt với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương có lợi thế về thị trường khác. Các hội viên Chi hội Bất động sản du lịch Việt Nam (VnTPA) đã ký bản ghi nhớ với lãnh đạo thành phố Cần Thơ dự kiến đầu tư 1 tỉ USD vào các dự án bất động sản du lịch tại khu vực này. Động thái trên cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bất động sản du lịch thành phố Cần Thơ. Bên cạnh các khu vực đang phát triển "nóng" về bất động sản du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, thành phố Cần Thơ nổi lên là một thị trường mới, quá trình khai thác đang ở những bước khởi đầu. Ngoài hệ thống cù lao như cồn Ấu, cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Sơn, cồn Tân Lộc nằm giữa dòng sông Hậu, nhiều cảnh quan thiên nhiên sông nước miệt vườn như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, vườn cò Bằng Lăng, các khu du lịch vườn Mỹ Khánh, Thuỷ Tiên, thành phố Cần Thơ còn có 14 điểm di tích văn hoá, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia như mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Chùa Ông, làng cổ Bình Thủy, chợ cổ Cần Thơ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 152 Với thành phố Cần Thơ, để thu hút đầu tư hiệu quả vào lĩnh vực bất động sản du lịch, cần tạo sự khác biệt với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương có lợi thế khác, tránh tình trạng đầu tư theo kiểu ngành Du lịch, khách chỉ cần xuống tới Tiền Giang, Bến Tre là biết hết đặc sản du lịch của miền Tây vì đâu đâu cũng du lịch sông nước, miệt vườn, đờn ca tài tử. Tổ chức phố thơ, phố nhạc, lễ hội đường phố, tái hiện lễ hội cổ truyền, các chương trình nghệ thuật dân gian đặc sắc như trò chơi dân gian, biểu diễn tuồng, cải lương, dân ca, thường xuyên vào những ngày cuối tuần. Phát triển du lịch sinh thái bằng nhiều hình thức xâm nhập quốc tế. Có thể kết hợp với hình thức du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá, du lịch nghiên cứu, du lịch hội thảo. Xây dựng, nâng cấp những làng văn hoá, làng nghề và những khu riêng biệt như phố đi bộ để thu hút khách du lịch. Nhưng phải đảm bảo an toàn, tạo điều kiện giao tiếp với cư dân địa phương và đặc biệt tạo cho du khách sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu. Tổ chức và quảng bá các lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt - Hoa - Khơme với quy mô lớn. Nhiều quốc gia hay địa phương khác đã thành công trong việc tổ chức các lễ hội này như Singapore, Thái Lan Do đó cần cử các chuyên gia du lịch học hỏi và nghiên cứu các mô hình thành công, từ đó tạo ra mô hình đặc thù cho thành phố Cần Thơ về tổ chức lễ hội truyền thống. Tổ chức lại khu phố mua sắm, phố ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu du khách lưu trú. Loại hình này đã tổ chức nhưng không duy trì, hiệu quả không cao do sản phẩm quá nghèo nàn, trùng lặp, chất lượng thấp và giá cả quá cao. Nâng cao chất lượng biển nhân tạo Cần Thơ, tiếp tục xây dựng các bãi tắm du lịch kiểu mẫu. Phát triển sản phẩm mới Ngành Du lịch thành phố Cần thơ cần xây dựng thêm một số sản phẩm du lịch mới như chương trình văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer tại chùa Pothysomrom (quận Ô Môn); hệ thống nhà cổ, lễ hội trái cây Tân Lộc (quận Thốt Nốt); khôi phục vườn cò Bằng Lăng (quận Thốt Nốt) và làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy); du lịch trải nghiệm ở các nông trường Phát triển các tuyến du lịch - Nâng cấp, tu duy một số tuyến điểm tham quan quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ Bình Thủy - Lộ Vòng Cung, Vườn Du lịch ven quốc lộ - Nâng cấp và trang bị các tiện nghi sinh hoạt phù hợp (đủ các cấp độ) nhằm tạo cho khách cảm giác thoải mái và an toàn. - Xây dựng một số khách sạn quy mô lớn, hiện đại để phát triển hình thức du lịch hội nghị, du lịch thương mại. Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch Phối hợp với báo, đài truyền hình có chuyên mục định kỳ về du lịch, thực hiện các bài viết tuyên truyền, quảng bá hình Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 153 ảnh du lịch thành phố Cần Thơ, với tạp chí Du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam và một số báo, tạp chí khác. Giải pháp về nguồn nhân lực - Đầu tư xây dựng Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ và mở rộng các trung tâm đào tạo phục vụ việc học tập và trao đổi kinh nghiệm của các cán bộ quản lý cũng như nhân viên trong ngành thành phố cũng như các địa phương khác. - Phối hợp với các trường, viện thường xuyên tổ chức các khóa học chuyên đề về quản lý du lịch. - Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về du lịch cho cán bộ quận, huyện. - Tổ chức lớp Thuyết minh viên tại điểm du lịch. Giải pháp về vốn đầu tư cho du lịch - Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau như: xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch, cơ sở lưu trú; xây dựng sản phẩm du lịch mới, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; nâng lên qui mô và chất lượng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. - Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thông qua các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hoá,... 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu Đề tài góp phần giúp cho các doanh nghiệp du lịch TP. Cần Thơ hiểu rõ hơn về vai trò của năng lực cạnh tranh để từ đó có các biện pháp nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp ngành Du lịch để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cần thực hiện các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể mà nghiên cứu này đề xuất cho sụ phát triển du lịch của TP Cần Thơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Xuân Ngọc, 2013. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ của các khu du lịch tại thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ, Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. 2. Hoàng Anh, 2005. Luật Du lịch Việt Nam 2005, Nxb Tổng Hợp Đồng Nai. 3. Lưu Thanh Đức Hải, 2012. Nghiên cứu nâng cao chất lượng du lịch trên địa bàn Cần Thơ, tạp chí khoa học Cần Thơ, số 22b 231-241. 4. Michael E.Porter, 2008. Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ. 5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. Giáo trình nghiên cứu thị trường, Nxb Lao Động. 6. Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh, 2014. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, Luận Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 154 văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế TP. HCM. 7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2004. Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao Động – Xã Hội, Hà Nội. 8. Võ Xuân Hưởng, 2013. Một số giải pháp marketing góp phần phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ, Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. COMPETITIVE EVALUATION OF TOURISM SECTOR IN CAN THO CITY Nguyen Nang Phuc, Huynh Thi Kieu Thu, Nguyen Tuong Lai Faculty of Business Administration, Tay Do University (Email: nguyentuonglai.tdu@gmail.com) ABSTRACT The aim of this study was to determine factors affecting the competetiveness of tourism sector in Can Tho city and to propose sollutions to improve it. Data in the study was collected via report literature review and expert interviews. Descriptive statistics, deduction and induction approach and competetive image matrix research methods were used to analysize the data. The results showed that Can Tho city was ranked the first, An Giang the second and Ben Tre the third in term of the tourism comprtetiveness. The total points of importance of Can Tho city was 3.1 which meaned that this city has a very strong competiveness point comopared with others. Some solutions were suggested as to deversify tourist products, enhance advertising, improve human resources quality and management, increase investment, decrease cost, improve infrastructure quality and develop cooperation with related parties. Keywords: Can Tho tourism, competetiveness, solutions.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_du_lich_thanh_pho_can.pdf
Tài liệu liên quan