Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy xương tại bệnh viện Thống Nhất

Do ưu điểm của công cụ MNA là giúp phát hiện các vấn đề có liên quan chủ yếu đến người cao tuổi như giảm lượng thức ăn ăn vào, cuộc sống phụ thuộc, có nhiều bệnh kèm theo, sử dụng nhiều loại thuốc, suy giảm khối cơ, ít vận động. Sử dụng công cụ MNA thích hợp cho việc đánh giá suy dinh dưỡng ở người cao tuổi, giúp phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng, từ đó có kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời. Một nghiên cứu của tác giả Murphy gồm 49 bệnh nhân (60-103 tuổi) bệnh viện chấn thương chỉnh hình, phát hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng lúc nhập viện theo MNA là 19%, thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân gãy xương tại bệnh viện Thống Nhất, có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng là 47%, tương đương với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. (8) Một nghiên cứu gộp gồm 36 nghiên cứu sử dụng MNA, kết quả ghi nhận suy dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi trong bệnh viện 23 ± 0,5 %, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi 52,2%, do số mẫu trong nghiên cứu lớn hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong khi đó nguy cơ suy dinh dưỡng là 46 ± 0,5%, tương đương với kết quả của chúng tôi. (4) Theo tác giả Thomas, bệnh nhân ngoại khoa trước mổ, vào thời điểm nhập viện, tỉ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng > 90%, kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi là 100%. (11)

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy xương tại bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 42 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Dương Thị Kim Loan*, Công Huyền Tôn Nữ Bảo Liên*, Nguyễn Thị Tiến* TÓM TẮT Đánh giá tình trạng dinh dưỡng rất quan trong trong bệnh viện, bởi vì suy dinh dưỡng rất thường gặp trong lâm sàng. Suy dinh dưỡng đi kèm với những hậu quả xấu như suy giảm miễn dịch, chậm lành vết thương, suy mòn khối cơ, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy xương. So sánh công cụ chẩn đoán suy dinh dưỡng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index ) và MNA (Mini Nutritional Assessment) Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang gồm 80 bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương nhập vào khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2013. Kết quả: Dựa vào công cụ MNA phát hiện 30,2% bệnh nhân gãy xương suy dinh dưỡng (điểm MNA <17); 60,4% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng (điểm MNA 17-23,5). Đặc biệt, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao 50,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng là 47,8%. Trong khi đó, BMI chỉ phát hiện được 10% bệnh nhân có suy dinh dưỡng, không phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng. Kết luận: Bệnh nhân gãy xương tại khoa Chấn thương chỉnh hình cỏ tỉ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng khá cao. MNA là công cụ hữu ích trong việc tầm soát suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng trong bệnh viện. Từ khóa: Suy dinh dưỡng, MNA, BMI ABSTRACT TO EVALUATE THE MALNUTRITIONAL STATE IN PATIENTS WITH BONE FRACTURE AT THONG NHAT HOSPITAL Dương Thi Kim Loan, Cong Huyen Ton Nu Bao Lien, Nguyen Thi Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 42-46 Background: Nutrition assessment is important in clinical medicine because malnutrition is a common clinical finding. Malnutrition is associated with negative outcomes of patients, including higher infection and complication rates, increasing muscle loss, impairing wound healing, longer length of hospital stay and increasing morbidity and mortality. Objective: Evaluate the prevalence of malnutrition in patients with bone fracture. To compare the nutrional status measured by the Body Mass Index (BMI) and the Mini Nutritional Assessment (MNA). Methods: A cross-sectional, prospective study was conducted in 80 patients admitted to the Orthopeadic department from September to November 2013. Results: The MNA assessment categorized 30.2% of group as “malnutrition” (score < 17 points), 60.4% as “at risk “ (scored 17.5-23.5 points). Especially, the prevalence of malnutrition is 50.2% in elderly patients, 60 years or older and the proportion at risk of malnutrition is 47.8%. BMI detected only 10% of malnutrition patients. Conclusions: The prevalence of malnutrition in patients at the Orthopeadic department is rather high. The results suggest that the MNA is a useful diagnostic tool in the identification of elderly patients at risk from malnutrition and those who are malnourished in this hospital setting. Key words: Malnutrition, MNA, BMI * Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BSCKII. Dương Thị Kim Loan ĐT: 0988601486 Email: dkimloantn@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 43 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng bệnh viện là vấn đề phổ biến và chiếm tỉ lệ khá cao: tỉ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện thay đổi từ 15 – 54 % tùy thuộc nhiều yếu tố: bệnh lý nền, tuổi, các chỉ số về dinh dưỡng, sử dụng công cụ tầm soát và đánh giá dinh dưỡng(10) Suy dinh dưỡng lúc nhập viện khoảng 40%, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng nhiều hơn trong thời gian nằm viện. Ngoài ra, tình trạng stress do chấn thương, gãy xương, phẫu thuậtsẽ làm tăng nhu cầu năng lượng và protein, trong khi khả năng ăn vào của bệnh nhân kém, không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng(2). Hậu quả suy dinh dưỡng làm giảm khối cơ, yếu cơ hô hấp, chậm lành vết thương, chậm liền xương, giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, tăng chi phí điều trị và kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Phạm Văn năng ghi nhận tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ngoại khoa phẫu thuật chọn lọc là 56% dựa SGA(9). Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi là 20%(3). Có nhiều công cụ tầm soát và đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng: chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index), chỉ số nhân trắc, thành phần cơ thể, sinh hóa máu (albumin, prealbumin), tế bào lympho, NRS (Nutritional Risk Screening), SGA (Subjective Global Assessment), MUST (Malnutrition Universal Screening Test), MNA (Mini Nutritional Assessment), trong đó MNA là công cụ thường được dùng đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng người cao tuổi với độ nhạy (96%) và độ đặc hiệu cao (98%)(6). Hiện tại Việt nam có rất ít nghiên cứu về suy dinh dưỡng bệnh nhân gãy xương Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy xương tại Bệnh viện Thống Nhất, với các mục tiêu sau: -Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy xương -So sánh công cụ chẩn đoán suy dinh dưỡng BMI và MNA. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Các bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương nhập khoa ngoại chấn thương chỉnh hình Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân gãy xương kèm bệnh nội khoa nặng như tai biến mạch não, suy tim nặng Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang, mô tả Mẫu Các bệnh nhân gãy xương được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2013. Các biến số - Biến số định tính Giới tính, bệnh đi kèm, loại xương gãy, cảm giác ngon miệng, tiền sử sụt cân, khả năng vận động, stress tâm lý, suy giảm nhận thức, khả năng ăn uống, tự nhận xét tình trạng dinh dưỡng hay so sánh với người khác. - Biến số định lượng: Tuổi, số lượng thức ăn, thức uống, số thuốc uống Cân nặng, chiều cao, BMI, vòng cánh tay, vòng cẵng chân Cách tiến hành(1) Hỏi cân nặng trước gãy xương Chiều cao được đo gián tiếp qua chiều dài sãi tay trái. BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao 2 (m) Đo vòng cánh tay, vòng cẵng chân (cm) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 44 Bệnh nhân được phỏng vấn theo thang điểm MNA gồm, MNA-SF (Short form of the MNA gồm 6 câu hỏi), mất 4 phút/bệnh nhân và MNA (Full MNA gồm 11 câu hỏi), mất 10 -15 phút/bệnh nhân. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả Dựa BMI (7) Suy dinh dưỡng theo BMI BMI = Cân nặng / (chiều cao)2 BMI : 17-18,49 Kg/m2 = Suy dinh dưỡng độ I BMI : 16- 16,99 Kg/m2 = Suy dinh dưỡng độ II BMI : < 16 Kg/m2 = Suy dinh dưỡng độ III Thừa cân, béo phì theo BMI (12) BMI : 23-24,9 Kg/m2 = Thừa cân BMI : 25-29,9 Kg/m2 = Béo phì độ I BMI : ≥ 30 Kg/m2 = Béo phì độ II Công cụ MNA gồm 2 bước (5) (GUIGOZ 1994) Bước 1: sử dụng MNA-SF - MNA-SF ≥ 12 : Dinh dưỡng chấp nhận được - MNA-SF < 12 : sử dụng Full MNA Bước 2: sử dụng MNA - MNA ≥ 23,5 : Dinh dưỡng tốt - MNA 17-23,5 : Nguy cơ suy dinh dưỡng - MNA < 17: Suy dinh dưỡng protein năng lượng Xử lý số liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.5 for windows Mức có ý nghĩa khi p < 0,05. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu gồm 80 bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương Tuổi trung bình 46,3 ± 21,6 (năm), nhỏ nhất là 13 tuổi và lớn nhất là 86 tuổi Nam chiếm 62,5%, nữ 37,5% Gãy cổ xương đùi, chiếm tỉ lệ cao ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi (52,2%) cao hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (8,8%) Bảng 1: Loại xương gãy Nhóm tuổi < 60 (n, %) ≥ 60 (n, %) Xương gãy Cổ xương đùi 5 (8,8) 12 (52,2) Cổ tay 4(7) 11 (47,8) Cánh tay 11(19,3) 1(4,3) Cẵng chân 15 (26,3) 6 (26,1) Xương khác 22 (38,6) 4 (17,4) Bảng 2: Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo BMI Tình trạng dinh dưỡng N Tỉ lệ % Suy dinh dưỡng 8 10 Bình thường 41 51 Dư cân 31 39 Tổng 80 100 Bảng 3: Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo MNA Tình trạng dinh dưỡng N Tỉ lệ % Suy dinh dưỡng 24 30 Nguy cơ suy dinh dưỡng 49 61 Bình thường 7 9 Tổng 80 100 Sau khi đánh giá MNA-SF, có 27 bệnh nhân dinh dưỡng chấp nhận được và 53 bệnh nhân được đánh giá tiếp bằng Full MNA đạt kết quả như sau: Tỉ lệ suy dinh dưỡng 30,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng 60,4%. Bảng 4: Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo MNA khảo sát theo nhóm tuổi < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi Nhóm tuổi < 60 (n, %) ≥ 60 (n, %) MNA < 17 4 (7,5) 12 (52,2) 17-23,5 21 (39,6) 11 (47,8) > 23,5 5 (9,4) 0 P = 0,001 Bảng 5: So sánh MNA & BMI MNA < 17 (n, %) 17-23,5 (n, %) > 23,5 (n, %) BMI (kg/m2) < 18,5 5 (31,2) 3 (7,5) 0 18,5-22,9 8 (50) 25 (62,5) 8 (33,3) 23-24,9 1 (6,25) 6 (15) 8 (33,3) ≥ 25 2 (12,5) 6 (15) 8 (33,3) Nhóm bệnh nhân ≥ 60 có tỉ lệ suy dinh dưỡng theo MNA 52,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng là 47,8% cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (7,5 % và 39,6%). Khác biệt có ý nghĩa thống kê Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 45 Kết quả BMI bình thường, vẫn có bệnh nhân suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng theo MNA (33/41 ) 70%, khác biệt p< 0,05. BÀN LUẬN Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gãy xương: theo MNA chiếm tỉ lệ khá cao 30,2% so với BMI là 10%. Điều này cho thấy, đánh giá suy dinh dưỡng chỉ dựa vào BMI sẽ bỏ sót bệnh nhân suy dinh dưỡng, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi. Ngoài ra, BMI không cho biết được nguy cơ suy dinh dưỡng, do vậy, không có chiến lược can thiệp dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân. Một lý do khác nữa là khi sử dụng BMI đối với bệnh nhân cao tuổi sẽ kém chính xác do sự thay đổi thành phần cơ thể: giảm khối nạc, tăng khối mỡ, đồng thời chiều cao cũng bị thấp đi so với người trẻ. Khi phân tích theo nhóm tuổi, suy dinh dưỡng theo MNA ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi là 52,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng là 47,8% cao hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi là 7,5% và 39,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do ưu điểm của công cụ MNA là giúp phát hiện các vấn đề có liên quan chủ yếu đến người cao tuổi như giảm lượng thức ăn ăn vào, cuộc sống phụ thuộc, có nhiều bệnh kèm theo, sử dụng nhiều loại thuốc, suy giảm khối cơ, ít vận động. Sử dụng công cụ MNA thích hợp cho việc đánh giá suy dinh dưỡng ở người cao tuổi, giúp phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng, từ đó có kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời. Một nghiên cứu của tác giả Murphy gồm 49 bệnh nhân (60-103 tuổi) bệnh viện chấn thương chỉnh hình, phát hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng lúc nhập viện theo MNA là 19%, thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân gãy xương tại bệnh viện Thống Nhất, có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng là 47%, tương đương với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. (8) Một nghiên cứu gộp gồm 36 nghiên cứu sử dụng MNA, kết quả ghi nhận suy dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi trong bệnh viện 23 ± 0,5 %, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi 52,2%, do số mẫu trong nghiên cứu lớn hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong khi đó nguy cơ suy dinh dưỡng là 46 ± 0,5%, tương đương với kết quả của chúng tôi. (4) Theo tác giả Thomas, bệnh nhân ngoại khoa trước mổ, vào thời điểm nhập viện, tỉ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng > 90%, kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi là 100%. (11) KẾT LUẬN Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân nằm viện là rất quan trọng, đặc biệt là nhóm bệnh nhân cao tuổi, bị stress chấn thương (gãy xương), giúp phát hiện sớm bệnh nhân suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng, từ đó có kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời, giúp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, giảm biến chứng và giảm chi phí điều trị. Công cụ MNA thật sự hữu ích trong việc đánh giá suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi, cần thực hiện một cách thường quy việc đánh giá dinh dưỡng bệnh nhân nhập viện bằng công cụ này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “ A Guide to Completing the Mini Nutritional Assessment – MNA”, (2008) mna_guide.pdf 2. Barke LA., Gout BS. et al (2011), Hospital Malnutrition, Prevalence Identification and Impact on Patients and Healthcare System, Int. J. Environ. Public Health, 8, 514-527. 3. Chong CPW et al, (2009), Medical Problem in Hip Fracture Patients, Atch Orthop Trauma Surg. 4. Guigoz Y (2006) The Mini Nutritional Assessment (Mna®) Review Of The Literature – What Does It Tell Us?, The Journal of Nutrition, Health Aging, Volum 10, Number 6. 5. Guigoz Y, Vallas B and Garry PJ, (1994), Mini Nutritional Assessment: Apractical assessment tool for grading the nutritiopnal state of elderly patient. Facts and Research in Gerontolory. Subplement #2: 15-59. 6. Guigoz Y, Vellas B (1995), Test d'évaluation de l'etat nutritionnel de la personne âgee : le Mini Nutritional Assessment (MNA) (Test to assess the nutritional status of the elderly: The Mini Nutritional Assessment (MNA). Med Hyg; 53:1965-1969. 7. International Arteriosclerosis Society XIII th International Symposium on Artherosclerosis- September 28- October 2, 2003 - Kyoto. 8. Murphy MC, Brooks CN, et al (2000), The use of the Mini- Nutritional Assessment (MNA) tool in elderly orthopaedic patients. Eur J Clin Nutr; 54:555-562. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 46 9. Pham N V, Cox-Reijvenb PLM, et al (2006), Application of subjective global assessment as a screening tool for malnutrition in surgical patients in Vietnam. Clin Nutr; 25:102-108. 10. Pirlich M, Schutz T, Norman K et al (2006): The German hospital malnutrition study. Clin Nutr; 25:563-572. 11. Thomas DR, Zdrowski CD, et al, (2002), Malnutrition in subacute care. Am J Clin Nutr; 75:308-313. 12. Word Health Organization. Physical status (1995): The use and interpretation of Anthropometry. Report of a WHO Expert Committee geneva. Ngày nhận bài báo: 03-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tinh_trang_suy_dinh_duong_o_benh_nhan_gay_xuong_tai.pdf
Tài liệu liên quan